Phải nói thần thoại và lịch sử Việt Nam đọc rất chán. Có lẽ là học cách viết của Tàu nhưng chưa đến nơi. Tôi không hiểu trẻ con ngày nay sẽ đọc Sử như thế nào. Mấy đứa con tôi đều thích sử Tây và chưa hề đọc sử Việt. Tôi cũng không dám bắt chúng đọc Toàn thư và Cương Mục, mặc dù lên 6-7 tuổi tôi đã đọc gần như thuộc Cương Mục. Thời đó không có sách để đọc, làm gì có quyền kén chọn.
Có người nói sử Việt không hay, không phong phú như sử Tàu. Điều đó đúng một phần thôi. Tất nhiên nhiều chuyện bịa không mượt, gượng ép, mượn trộm sử Tàu sử Tráng cũng có. Nhưng sử thời Lê, Mạc khá phong phú và hay, chỉ tội cách viết không hay, lộn xộn.
Thần thoại cũng vậy. Muốn biết thần thoại Việt Nam thì phải biết chút ít về thần thoại Tàu, chút đạo Phật, không thì không hiểu gì cả. Cao nhất là Tam tòa Thánh Mẫu. Thánh Mẫu cao nhất lại là con của Ngọc Hoàng. Có mười ông Hoàng, nhưng không biết các ông có đẳng cấp và quyền lực thế nào trong hệ thống đa thần của Việt Nam. Chắc khó có ai kể hết được 10 ông. Thậm chí ông hoàng Cả, ông Đôi, ông Ba là ai cũng không biết. Chuyện về các ông cũng lỗ mỗ. Các ông Hoàng với các Thánh quan hệ thế nào? Thánh trong tứ bất tử có Thánh Gióng, Thánh Tản. Chử Đồng tử không thấy ai gọi là Thánh, chúa Liễu Hạnh lại là mẫu. Ngoài ra còn các Chầu, các Quan, các cô, các cậu. Bà Chúa Sơn Trang có lẽ là của người Mường. Câu chuyện của các nhân vật này cũng không rõ ràng hệ thống gì rất mơ hồ.
Có lẽ viết lại Sử có phần nào dễ hơn viết lại thần thoại.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)
Nguyen Binhduong: Cách dạy LS của họ rất hay và truyền cảm xúc cho người học. Vì thế mới tạo đc sự yêu mến tự hào về đất nước, con người họ.
ReplyDeleteNguyễn Minh Tuấn: Thần thoại chỉ là chuyện bịa có mục đích. Lịch sử cũng còn có việc bịa có lợi cho giới cầm quyền mà.
ReplyDeleteNguyễn Thành Nam: Ủng hộ anh Việt khoa học hóa hệ thống tâm linh Việt nam :-)
ReplyDelete