Nếu là bây giờ thì chắc chắn không dám.
Một buổi trưa khoảng cuối
năm 1976, nghe ngoài ngõ có người hỏi thăm chị Cúc, mình chạy ra, thấy
một thanh niên đậm người, da ngăm ngăm, trong dáng hiền lành. Nghe mình
xưng là Cúc, anh ta mừng rỡ: “Chào dì, tui là Chiến, chồng của Danh”.
Vừa nghe thế, mình cũng mừng rỡ, mời vào nhà.
Hôm ấy bà nội cu Minh
đang ở đó. Anh chàng xưng là chồng của Danh nói: “Tui ra họp, Danh nói
kiểu chi cũng tìm đến Viện Sử gặp dì, cho biết mặt nhau”.
Cô bạn
thân thiết, gắn bó suốt 3 năm học phổ thông, rồi từ hè năm 1966 đến lúc
đó, biền biệt 10 năm không gặp lại. Danh học khoa Toán ĐHSP Vinh, mình
học khoa Sử Tổng hợp Hà Nội. Trường Danh sơ tán ở Thạch Thành (Thanh
Hóa), trường mình đi tận Đại Từ (Thái Nguyên). Thỉnh thoảng cũng có viết
cho nhau ít dòng, gửi qua hộp thư T-104, G. Mình luôn giữ hình ảnh Danh
với nét mặt lúc nào cũng buồn. Rất nhiều lần, chiều thứ bảy, từ nhà
trọ, hai đứa cùng về nhà Danh ở Diễn Nguyên, rồi nếu tối quá, mình vốn
sợ ma, ngủ lại, sáng hôm sau mới dám đi qua bãi tha ma để về Diễn Thái.
Đã dặn mẹ chuyện đó, nên mẹ cũng không lo lắng gì. Mình nhận thấy mỗi
lần Danh về, mẹ Danh, bị tâm thần ngay sau khi sinh Danh, thỉnh thoảng
nhòm vào cười cười, không hề nói một lời. Suốt mấy năm đi về cùng Danh
mà mình chưa một lần nào nghe giọng của bà. Mình hiểu vì sao nét mặt
Danh buồn đến thế, và cứ thấy thương Danh vô cùng. Danh chỉ có tình
thương của cha và các anh chị, không hề được mẹ chăm sóc ngày nào.
Chiến tranh kết thúc, rời nơi sơ tán, rồi đứa nào cũng lấy chồng, sinh
con, rồi bận bịu với cuộc sống quá gian khó, chưa thu xếp nổi một lần
gặp lại. Gặp chồng Danh, tự nhiên trong đầu lóe ra ý nghĩ đi thăm Danh.
Mình hỏi bà nội: “Mự có thể trông cháu cho con đêm nay, con cùng anh
Chiến đi thăm Danh được không?”. Bà bảo đi đi, cu Minh đã có bà lo. Cu
Minh cũng đồng ý cho mẹ đi một hôm. Thế là vội vã đi bộ từ Hàng Chuối
đến ga Hàng Cỏ. Chiến nói: “Dì đứng đây, tui đi kiếm vé”. Chắc kiếm từ
mấy chị “phe”. Đến Nam Định, Chiến lại bảo mình chờ, rồi vào nhà ai đó
lấy xe đạp (hôm trước đã gửi). Chiến chở mình, gò lưng đạp xe qua quãng
đường khá dài (từ Nam Định về Trực Ninh, không biết bao nhiêu cây số),
vừa đi vừa thở vừa kể chuyện yêu và lấy Danh ra sao, nghe câu được câu
chăng.
Đến nhà thì trời đã tối từ lâu. Dãy nhà tập thể của cấp 3
Trực Ninh (Trực Ninh hay Nam Trực?) nằm giữa cánh đồng, xung quanh là
những ruộng ngô, cây cao bằng người. Chiến kêu: “Danh, ra nhận quà!”.
Danh không thể ngờ món quà chồng mang từ Hà Nội về là mình. Hai đứa cứ
đứng ôm chặt lấy nhau, không hề khóc, mà cũng chẳng nói được lời nào.
Mười năm có lẻ mấy tháng!
Anh chàng Chiến, kém vợ 1 tuổi, tỏ ra rất
đảm đang: nấu cơm, lo cho con ăn, ngủ, để Danh hoàn toàn cho riêng mình.
Ăn tối xong, hai đứa xách ghế ra đầu luống ngô, ngồi kể mọi chuyện,
không đi ngủ. Một đêm không ngủ sau 10 năm không thấy mặt nhau. Chiến
đạp xe ra phố huyện mua bánh cuốn, khoảng 4 giờ sáng ăn sáng xong lại
vội vã lên xe đạp đưa mình ra ga Nam Định, lại “kiếm” cái vé cho mình về
Hà Nội, rồi vội vã đạp về trường: “Bữa ni tui có tiết đầu, đi mau mới
kịp”.
Sau này, mình hay nghĩ đến cái lần gặp lại Danh sau 10 năm đó.
Cũng buồn cười, mình đã tin ngay cái anh chàng xưng là chồng Danh, rồi
theo anh ta đến một nơi lạ hoắc để gặp bạn.Ngay cả bà nội cu Minh cũng
tin, cho con dâu theo anh ta đi!
Hồi đó sao con người dễ tin nhau.
Nếu là xã hội bây giờ thì không bao giờ! Không thể!
Cũng may là ít nhất mình cũng từng được sống một thời mà con người đang còn có thể tin nhau.
from FB/Nghia Doan (Thu Cuc Dinh's post)
Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90): Chuyện thật hay và cảm động về niềm tin thời xã hội công xã nguyên thuỷ!
ReplyDeleteVũ Văn Thân: Cúc Dinh ơi mấy chục năm rồi xã hội biển đổi lấy đâu ra cái thời ấy nữa chữ nghĩa còn đảo ngược huống chi con người, cách đây năm chục năm nếu nghe nói gần có rồi thì ta chuẩn bị nhận ba chục năm trước thì phải chờ đợi một thời gian không biết là bao lâu và bây giờ đồng nghĩa với không bao giờ có
ReplyDeleteTrải qua một cuộc bể dâu
DeleteNhững điều trông thấy... không biết viết thế nào nữa !!!???
Ca Vu Thanh: Cao Binh Nguyen, Bây giờ người ta có điện thoại, sao còn có thể tin nhau mù mờ như thế được.
DeleteTôi thì vẫn tin tình người vẫn thế thôi, có điều là hoàn cảnh khác thì biểu hiện của nó khác đi.
Cũng có nhiều giá trị bị đảo lộn và nhận thức của con người khác trước, nhưng sâu xa thì những giá trị từ xưa vẫn giữ nguyên thôi.
Cuộc sống "mỳ ăn liền" và những nguyên tắc "yêu/sống là không chờ đợi" chuyển biến quá nhanh hiện nay không cho con người có lúc "tĩnh lặng" để nhìn lại... ngày càng ít người sống như ngày xưa, tình xưa, kiểu xưa. Muốn hội nhập thời đại mới mà không có 1 giá trị nào cả tất dẫn đến hỗn loạn và hỗn độn, không cần phải bom đạn hủy hoại như trong chiến tranh trước kia.
DeleteVũ Văn Thân: Nếu chiều sâu mà cũng mất nốt thì bây giờ ai hình dung được xã hội sẽ ra sao
DeleteVũ Văn Thân, bác nói đến cái chiều sâu cao cả của con người thì buồn lắm, vì bây giờ đâu cũng thấy chuyện trái tai gai mắt (ngày càng nhiều). Nếu trước đây 1 thời ở miền Bắc sống bằng ảo vọng, dân chúng không sống bởi thực tại, tinh thần/tư tưởng của con người dù không thật (hoàn toàn được tạo ra bởi bộ máy tuyên truyền) nhưng vẫn tác động phần nào đến đạo đức và tư cách thể hiện với nhau.
DeleteNếu nói rằng "tư tưởng phải ở trên tất cả" thì ngày trước xã hội duy trì được giá trị của cuộc sống cao hơn, còn bây giờ, khi mà chẳng ai nghĩ nhiều đến nhân cách và phẩm giá, tư tưởng nằm dưới cái váy đàn bà thì lấy đâu ra giá trị từ nhận thức.
Lê Minh (Debrecen,VIDI69): Dau roi thoi gian dep de ?
ReplyDelete