Tôi vẫn tin rằng chỉ có điều đáng làm nhất là xây dựng kho sách quốc gia. Ngoài chuyện này ra mọi việc khác đều nhảm nhí hết.
Nói ứng dụng CNTT, minh bạch thể chế, san bằng khoảng cách số, giữ
an toàn an ninh quốc gia, chỉ là thuyết minh để các ông công nghệ kiếm
tiền. Sách giáo khoa, toán học đỉnh cao, cũng là để thỏa mãn cái tôi của
một số người và nuôi con nhang đệ tử của họ để vỗ tay. Cải cách giáo
dục, stem, khởi nghiệp cũng là để tuyển sinh, bán sách và chém gió. Vì
có thấy ông nào tuyên truyền ủng hộ nhiệt tình cho người khác đâu.
Kho sách nếu có, nếu chưa có ai đọc, hẵng cứ để đấy, sớm muộn cũng có
người đọc. Cũng như đường cao tốc Seoul-Pusan xây xong sẽ có người đi.
Có nhiều phụ huynh phàn nàn với tôi mua có mấy cuốn sách mà con chẳng
chịu đọc. Tôi nói thử mua vài ngàn cuốn xem sao. Tôi có anh bạn nghe tôi
kể chuyện đọc sách hồi bé, mua hàng trăm cuốn sách về chất trong nhà.
Lúc đầu bọn trẻ không đọc, nhưng khi đã bén mùi thì say, đều trở thành
uyên bác. Tất nhiên uyên bác là một khái niệm viển vông, tôi sẽ không
bàn ở đây. Coi như tôi không có duyên với những người thích đặt câu hỏi
thực tế kiểu đó.
Nói đến kho sách quốc gia thì phức tạp hơn một
chút. Quan trọng nhất là số lượng. Sách ít, người ta lười đọc là hiển
nhiên vì tìm không ra cái mình muốn tìm. Viết không kịp, dịch là tốt
nhất. Cũng không cần cầu toàn quá. Văn mình vợ người, 10 năm dịch một
cuốn chẳng giải quyết chuyện gì. Dịch ào ạt như thác, cấm bịa, cứ dịch
cho trung thành thoát ý là được. Dùng công nghệ mà dịch thật nhiều, giá
thành rất phải chăng thuê thêm người hiệu đính. Lại có nhiều bản dịch
cạnh tranh, cứ đào thải tự nhiên lo gì chất lượng. Mấy ông tháp ngà, chê
vừa thôi, làm đi xem có được như người ta không. Sẵn sách rồi sẽ có
người đọc. Tuyên truyền đọc sách mà không có sách cho người ta chọn khác
nào vác rìu bổ vào đá.
Thứ hai là cơ hội. Việt Nam có một cơ
hội lớn, sắp đi qua. Số người Việt trình độ cao biết ngoại ngữ như bản
ngữ và thông thạo tiếng Việt có thể chuyển ngữ rất lớn. Đó là cơ hội có
một không hai trong lịch sử. Trước đây chưa bao giờ có, sau này sẽ không
có (cầu trời là như thế). Lúc này không tận dụng thì thật là phí hoài.
Mỗi người dịch một cuốn thôi, có hàng triệu cuốn như chơi.
Thứ
ba là chất lượng sách. Viết được một cuốn sách cho chất lượng khó và lâu
lắm. Dịch ngon hơn nhiều, dịch giả có thể chưa hiểu hết vẫn dịch được
nếu chịu khó tra cứu một chút, để độc giả luận tiếp ra ý nghĩa. Nên có
các tổ chức Mạnh Thường Quân, quỹ của nhà nước tài trợ cho việc dịch các
tác phẩm cổ điển. Rất nhiều tác phẩm nổi tiếng, nhưng người Việt mới
nghe tên qua hơi nồi chõ.
Đọc tác phẩm cổ điển mới đỡ phải cãi cọ
tranh luận nhăng cuội những vấn đề hiển nhiên. Và nhất là phải biết xấu
hổ khi nói những điều không hợp đạo lý, tự rút trong cái đầu đất hoặc
bụng thối của mình ra.
Thứ tư là phải có hệ thống thư viện. Tủ
sách trong nhà là để trang trí, coi như chỗ thờ phụng văn hóa đọc thôi.
Không đủ đáp ứng nhu cầu đọc đâu. Phải có hệ thống thư viện liên thông.
Các sách mới, loại tra cứu, cổ điển nhiều người đọc thư viện nào cũng
có. Sách hiếm hơn, chuyên khảo phải có hệ thống tra cứu và chuyển liên
thư viện có thể mượn từ bất cứ làng nào. Thư viện nhiều thì nhà làm
sách, nếu có sách tốt sẽ có thị trường đảm bảo, không phải ngụy biện lòe
bịp cốt bán sách "sách điện tử không tốt".... Còn một nguồn nữa để có
sách, đặc biệt là tiếng Anh. Ở các trường đại học các giáo sư già,
thường muốn tặng lại các tủ sách của mình, số lượng này cực khủng. Có
thể lập một quỹ, chỉ cần lo tiền ship về VN. Bán một số sách best seller
để tái đầu tư, còn lại cho vào các thư viện. Thậm chí có thể đến các
garage sale mua 10 cent một cuốn. Nhiều sách khá hay. Chỉ shipping là
đắt. Hồi tôi ở Mỹ có đề nghị một số thư viện, kể cả thư viện quốc gia để
được làm thế, họ cũng không mặn mà.
Thứ năm phải có hệ thống
truy cập đọc cho mọi người, giá phải chăng. Trẻ em nghèo thì sẽ có các
quỹ hỗ trợ miễn phí. Làm sao nhịn ăn sáng hai ba buổi là đủ tiền mua một
cuốn sách. Xu thế của thế giới là "đọc như một dịch vụ" (RAaS) là cơ
hội cho ta. Sách điện tử, thư viện điện tử, bán sách điện tử sẽ hạ giá
thành của sách. Tất nhiên sách giấy, thậm chí bìa da dê, chữ khảm vàng,
đóng hộp gỗ trầm hương vẫn là đồ tặng, thậm chí đố trang trí đắt tiền
cho mấy sếp ít đọc, thích khoe, đảm bảo doanh thu cho các nhà làm sách
trong phân khúc thị trường này.
Thứ sáu là tổ chức các đợt đọc
thi, nghiên cứu ngoại khóa cho học sinh. Người lớn coi như bó tay rồi,
để yên cho họ uống bia, đọc báo hàng ngày và tán nhảm.
Cuối
cùng là hệ thống khối liệu, phục vụ giảng dạy nghiên cứu, ít ra cũng
được như Bách khoa, tra một từ sẽ đưa tất cả các tác phẩm có sử dụng từ
đó.
Lo gì ta không thông minh. Thông minh lo gì không hạnh phúc không giàu. Dù là viển vông như thế.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)
Nguyễn Thành Nam: ý tưởng của anh có giống Google Book ko?
ReplyDeleteNguyen Ai Viet: Chắc không giống vì có chữ Quốc gia.
DeleteNguyen Chuong: Ồ lại làm dự án ư?
DeleteNguyen Ai Viet: Nguyen Chuong, Làm cái gì mà không làm dự án? Dự án xấu mới đáng trách.
DeleteNguyễn Trọng Dũng: Em nghĩ ý tưởng của anh Việt đúng ngày xưa thôi. Nhà xếp đầy sách, trẻ con ngồi buồn lục lọi trước sau gì cũng lân la đọc. Bây giờ buồn tình chúng nó có game, internet, face; sách khó cạnh tranh lắm. Thời khác rồi
ReplyDeleteNguyễn Minh Tuấn: Vấn đề ở ta là có nhiều "học giả" quá, ông nào cũng vỗ ngực chìa ra đủ các loại bằng cấp, thêm vào đó là muốn có ăn chia thì phải bịa ra việc gì đó để lấy tiền ngân sách. Thế là năm nào cũng cải cách giáo dục, biên soạn sách giáo khoa. Tại sao không học theo cách đưa đất nước từ nghèo đói, đi làm thuê thành đất nước phát triển, người khác phải đến làm thuê cho mình, như cách Hàn Quốc đã làm từ những năm 1960. Họ chỉ nghĩ rất đơn giàn: Người Nhật mất cả trăm năm mới phát triển được như ngày nay, tại sao mình không học theo sách của họ. Thế là Hàn Quốc bê nguyên si cả bộ sách giáo khoa của Nhật (trừ sách về địa lý, lịch sử) mang về dịch và dạy cho học sinh nước mình.
ReplyDeleteNguyen Ai Viet: Vấn đề của VN hiện nay là: ai được quyền "bê". Bây giờ thả nổi, làm ào ạt, thầy trò tha hồ chọn. Hết thương quyền là hết họp, hết học giả rởm.
DeleteNguyễn Minh Tuấn: Cái này phải do Quốc hội quyết định.
DeleteDo Xuan Phuong: Ý tưởng tủ sách quốc gia của anh Việt rất phù hợp với xu thế tự do hóa hay tạo dựng không gian đa chiều cho tư tưởng (chaos dynamic). Còn thực hiên thế nào thì quả thật phải xét người cầm chịch, mà ở VN ta thì vấn đề kiểm soát được xã hội là một ưu tiên quan trọng nhất.
ReplyDeleteLại dựa vào toán lý để phỏng đoán hiện tượng cũng như quá trình thì sự ổn định là một "nhân hút lạ" (strange attractor) của các quỹ đạo kỳ vọng lẫn thực tế, gồm cả tự do hóa. Phổ biến sách, đọc sách thì OK, nhưng hậu quả của chúng sẽ gồm cả động lực đưa quốc gia tới mất ổn định. Nôm na là đọc sách xong thấy lãnh đạo sao ngu thế (dù chưa chắc đã ngu thật) rồi muốn lật đi cho thoáng. :D
Do Xuan Phuong: Chung quy là vì đời ta có Đảng ạ. Nước mà có nhiều đảng thì khác.
ReplyDeleteBxchung Vuong: Ngày xưa em xin con trai Bác Bửu thẻ thư viện Tạ Quang Bửu vì khi đọc đề án thấy đấy là các nguồn tài nguyên số gốc trước khi chia sẻ cho các trường và thư viện khác. Sau giảng MBA cho 1 trường cảu Hoa kỳ được tra cứu tài liệu trường cảu Hoa Kỳ thấy kỳ diệu thật.
ReplyDelete