Thursday, April 30, 2020

Chuyện ấn tượng nhất về 30/4

Ngày 30/4 quân giải phóng chưa kịp ra ra Côn Đảo, tù chính trị ở Côn Đảo nổi dậy khởi nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ tù nhân Côn Đảo, giành chính quyền. Tất nhiên với sự ủng hộ của lính gác và chúa đảo, nên chuyển giao quyền lực không có đổ máu gì.
     Bí thư Đảng uỷ là một tù nhân rất trung kiên, được tập thể tù nhân kính trọng. Ông ổn định đời sống trên đảo, đợi ban quân quản ra đảo để bàn giao chính quyền. Mọi người tưởng rằng ông sẽ được tôn vinh công lao và là tấm gương bất khuất trong tù. Sau này ông về quê sống một cuộc đời bình thường.
     Lý do chính là ông đã ra lệnh đốt toàn bộ kho tài liệu về tù nhân, những ca hỏi cung, tra tấn có từ thời Pháp. Khi hỏi tại sao quyết định làm vậy, ông chỉ nói đại loại: hãy để cho quá khứ ngủ yên, những người tù ra đến Côn Đảo đều là những anh hùng. Người ta coi đây là một sai phạm, vô nguyên tắc và đáng bị kỷ luật.
      Đoàn công tác ra Côn Đảo có những nhà nghiên cứu lịch sử, nhà báo, nhà văn. Các nhà nghiên cứu phẫn nộ vì đã mất đi nguồn sử liệu quý báu từ thời cụ Phan, bác Tôn, bác Duẩn, Ngô Gia Tự,.... Các nhà báo ghi nhận sự kiện như một sự ngu dốt. Riêng một nhà thơ lẩm bẩm "Phúc đức quá. Sau này phải dựng tượng ông bí thư Đảng uỷ này mà thờ." Có lẽ nếu để ông bí thư Đảng uỷ đó lãnh đạo việc "cải tạo" "nguỵ quân nguỵ quyền" năm 1975, chúng ta ngày nay sẽ không phải nói chuyện "hoà giải dân tộc". Trí năng không có lương năng thì không thể minh triết, lương năng phải được tích luỹ nhờ kinh nghiệm bằng cùm kẹp trên da thịt, để minh triết thành sự bác ái khoan dung. Thực ra có rất nhiều người trước năm 1975 tuy không ở phía VC nhưng không hề căm ghét VC như sau này.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

Chi tiết tình báo quan trọng bị cắt trong "X6 - Điệp viên Hoàn hảo - Perfect Spy”


Một trong những cuốn sách gian truân nhất của First News - Trí Việt là cuốn ”X6 - Điệp viên hoàn hảo - Perfect Spy” vì điều kiện tiên quyết trong lần ký bản quyển xuất bản Perfect Spy giữa tác giả GS Sử học Mỹ Larry Berman và First News do Larry Berman đặt ra là: Phải thể hiện tinh thần tác phẩm, dịch trung thực, chính xác với bản gốc tiếng Anh (do Larry Berman trực tiếp ghi âm lời kể của vị tướng tình báo chiến lược tài năng Phạm Xuân Ẩn - nhà tình báo lỗi lạc nhất thế giới sau Đại chiến Thế giới lần thứ 2, do giới tình báo và thông tấn quốc tế thừa nhận) và phải bảo đảm 17 chi tiết quan trọng không bị cắt xén, kiểm duyệt khi xuất bản trong ấn bản tiếng Việt.





Trong lần xuất bản này có nhiều phần, nhiều chi tiết được cho là nhạy cảm lần đầu công bố nên đích thân nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng và Vụ Trưởng BTGTW phía Nam Đào Văn Lừng (người viết LGT Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử) đã viết lời mở đầu và lời giới thiệu để bảo đảm sự ra đời cho cuốn sách đặc biệt này. Larry Berman đã thực hiện đúng ba điều qui ước, căn dặn của Phạm Xuân Ẩn trước khi chết:

1. Chỉ được xuất bản sau khi tôi đã chết. 2. In đúng những gì tôi đã kể, không thêm bớt - và 3. Không để các thành viên bất cứ ai của gia đình tôi liên can gì đến cuốn sách này.

"Nói về tình báo, mật vụ, điệp viên thì cả thế giới ai cũng phải ngả mũ ngưỡng mộ tướng tình báo chiến lược tài hoa Phạm Xuân Ẩn. Chính Trần Kim Tuyến - Chỉ huy hệ thống An ninh Mật vụ Sài Gòn đã kể lại rằng trong suốt quá trình làm Tư lệnh mạng lưới An ninh Mật vụ, có hai người mà ông và CIA tin tưởng hơn bất kỳ ai hết: Đó là Phạm Xuân Ẩn và Đại tá Phạm Ngọc Thảo. Sau này khi được biết cả hai đều là điệp viên Cộng sản, Trần Kim Tuyến đã vô cùng sửng sốt, kinh ngạc và bảo rằng nếu nhìn lại quá khứ, ông có thể lý giải được Phạm Ngọc Thảo, nhưng ko bao giờ có thể tin được rằng Phạm Xuân Ẩn chính là tình báo Cộng sản; vì chưa bao giờ có một manh mối hay bất kỳ một ngờ vực nào, dù là mảy may nhỏ nhất... Phạm Xuân Ẩn đã hoá thân hoà nhập vai điệp viên xuất sắc hơn bất kỳ ai. Đến cuối đời, Trần Kim Tuyến cũng ko thể nào quên được khoảnh khắc Phạm Xuân Ẩn đã quyết cứu mình kịp di tản 30/4/75 khi trực tiếp lái xe phóng như bay đến cánh cổng toà nhà nơi có chiếc máy bay trực thăng cuối cùng đang chuẩn bị cất cánh di tản khỏi Sài Gòn. Vừa phanh xe sát cổng, Phạm Xuân Ẩn đã chạy nhanh đến cánh cửa đang khép lại và dùng hết sức cánh tay cản cửa trong gang tấc để Trần Kim Tuyến vừa kịp chui qua và quát to: "Chạy thật nhanh đi ! Chần chừ làm gì nữa !" – Trần Kim Tuyến đến cuối đời - đã ko bao giờ quên được Phạm Xuân Ẩn – nếu ko muốn nói chính xác - là đã mang ơn cứu mạng suốt đời.”

Ông đã cứu Trần Kim Tuyến vì hiểu sau công việc là con người, nếu Trần Kim Tuyến không thoát được thời khắc đó sẽ khó bảo toàn tính mạng. Nhưng cũng chính hành động nghĩa hiệp tình người này của Phạm Xuân Ẩn đã làm khổ ông suốt một thời gian dài sau đó... Và ông không thể lý giải cho tất cả mọi người hiểu vì sao ông đã làm như vậy. Hành động này có thể đã làm lu mờ những gì lớn lao mà ông đã đánh đổi cả mạng sống của mình để thu thập nhiều tin tức tình báo tối mật, giá trị, cống hiến nhiều năm, đã giúp giảm bớt bao hy sinh xương máu cho những người lính Việt Nam rất nhiều. Và ông đã im lặng chấp nhận mọi chuyện đã xảy ra...

Phạm Xuân Ẩn sau cùng tiết lộ lúc đầu tham gia tình báo vì yêu nước - cũng như nhiều người khác - và quí bác Mười Hương, chứ không hiểu nhiều về cộng sản. Ranh giới giữa yêu nước và làm cách mạng lúc đó mong manh, ko phân biệt rõ ràng. Ông chống Mỹ vì yêu dân tộc Việt ghét ngoại bang nhưng rất yêu, tin người Mỹ, và hơn ai hết, do quan hệ rất nhiều với nhà báo kỳ cựu các hãng thông tấn thế giới và các điệp viên đủ thành phần, nên ông hiểu đây là bàn cờ và cuộc chiến giữa hai xu thế, thái cực lúc bấy giờ, rất hiểu con người cả hai bên - và đó cũng là lý do ông chọn Larry Berman - người Mỹ - chứ ko phải người Việt - để viết cuốn sách cuối đời quan trọng nhất này. Với cam kết rất chặt chẽ. Sau này mọi người mới nhận ra sự lựa chọn Larry Berman là tầm nhìn bậc thầy cực sáng suốt của Phạm Xuân Ẩn.

Ông về sau cất tất cả các bằng khen, huân chương ko treo trong nhà và rất ít khi mặc bộ quân phục cấp tướng. Tất cả là áo sơ mi trắng đơn giản và trầm lặng đi dạo chơi với con chó của mình.

First News đã thực hiện rất tốt trên cả lời hứa với Larry Berman khi ấn bản X6 - Điệp Viên hoàn hảo được cập nhật đầy đủ hơn nhiều so với bản gốc khi phỏng vấn xếp trực tiếp của Phạm Xuân Ẩn là ông Trần Quốc Hương (tức bác Mười Hương, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Nội chính Trung ương), Đại tá tình báo Tư Cang chỉ huy mạng lưới tình báo H63, Đại tá Mười Nho, cô Tám Thảo... là những đồng đội Phạm Xuân Ẩn, và tổ chức một chuỗi nhưng hoạt động ý nghĩa sau khi ra mắt sách như tổ chức đám giỗ Phạm Xuân Ẩn, dựng bảng đồng ghi dấu ấn hoạt động bí mật của Phạm Xuân Ẩn tại phòng 307 KS Continental Saigon, đúc tượng Phạm Xuân Ẩn, vận động đặt tên đường mang tên Phạm Xuân Ẩn khu Công trường Lam Sơn trước tiệm bánh Grival Coffee trên đường Tự Do (nay là Đồng Khởi), triển khai thực hiện suốt 5 năm bộ phim truyền hình nhiều tập và bộ film nhựa đặc biệt 120 phút mang tên X6 - Perfect với dự định trình chiếu ở Hollywood và dự thi Canne.

GS Larry Berman là người Công giáo nhưng lại rất am hiểu cõi tâm linh phương Đông, trước khi First News nộp bản thảo cho Nhà Xuất bản ở Việt Nam xin cấp giấy phép. Ông đã cùng tôi và các đồng đội Phạm Xuân Ẩn lên nghĩa trang đứng trước mộ Phạm Xuân Ẩn đốt (hoá) bản thảo và khấn để Phạm Xuân Ẩn đọc duyệt bản thảo xem đã hoàn chỉnh chưa và có gì cần chỉnh sửa về báo mộng cho ông biết (!).

Và ngay sau buổi họp báo ra mắt sách, ông đã cùng tôi mời bác Mười Hương, chú Tư Cang, cô Tám Thảo, chú Mười Nho cùng các nhà báo lên mộ Phạm Xuân Ẩn để hoá đốt cuốn sách này cho Phạm Xuân Ẩn đọc. Nhìn cách ông khấn và sự thành tâm khi dâng sách cho Phạm Xuân Ẩn, mọi người mới hiểu ông quí trọng Phạm Xuân Ẩn đến chừng nào. Thật hiếm có người Mỹ nào lại yêu quí một kẻ thù từng gây ra sự thiệt mạng cho rất nhiều binh lính Mỹ và góp phần lớn làm người Mỹ, quân đội Mỹ thất bại ở Việt Nam đến như vậy.

Phải nói Phạm Xuân Ẩn quả rất có tầm nhìn khi chọn Larry Berman trong số hàng trăm ứng viên trong nước ngoài nước muốn thực hiện cuốn sách cuối đời của ông. Cuốn sách này do Đỗ Hùng và First News dịch và thực hiện.

Larry Berman yêu quí Phạm Xuân Ẩn đến mức đi đến đâu ông cũng kể về Phạm Xuân Ẩn, và sáng nay ông vừa thiết kế xong Namecard đặc biệt của Giáo sư có hình Phạm Xuân Ẩn đang ngậm điếu thuốc toả khói và cuốn sách cùng website về cuốn sách Phạm Xuân Ẩn do ông lập nên và đích thân quản lý nhiều năm nay.

Ngay sau khi xuất bản ấn bản tiếng Việt, GS Larry Berman đang mang cuốn sách về Mỹ, nhờ chuyên viên tiếng Việt tại Georgia University dịch ngược lại ra tiếng Anh để đối chiếu với bản gốc và Giáo sư phát hiện ra một chi tiết được Larry Berman cho là rất quan trọng bị thiếu trong ấn bản tiếng Việt.

Đó là trong băng ghi âm khi phỏng vấn Phạm Xuân Ẩn của giáo sư có phần kể vào năm 1968, khi Phạm Xuân Ẩn gửi tin tình báo mật về Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã rất sáng suốt và có tầm nhìn khẳng định rằng: “... Cuộc đấu tranh chống Mỹ là trước mắt và có thời gian, nhưng kẻ thù nguy hiểm và lâu dài nhất sau này của Việt Nam chính là Trung Quốc - chứ không phải là Mỹ”.

Cần nhớ rằng vào thời điểm đó Trung Quốc và Liên Xô (Nga) đang nhiệt tình viện trợ vũ khí và lương thực giúp Việt Nam chống Mỹ.

Nguyễn Văn Phước
 is with 
Larry Berman

Tặng các bạn bản dịch Pdf cuốn sách Death By China:

https://thanhnien.vn/van-hoa/cau-chuyen-pham-xuan-an-nhu-moi-hom-qua-363040.html

[Từ điển chậm] Dân chủ và Cộng hoà

Dân chủ và Cộng hoà là các hình thức nhà nước phổ biến. Tuy vậy người ta thường ít để ý đến nghĩa và khác biệt giữa chúng. Đó là điều các hoạt đầu chính trị lợi dụng hàng ngàn năm nay.
    Dân chủ theo định nghĩa là quyền quyết định các vấn đề xã hội thuộc về đám đông có thể thông qua các đại diện của họ để bảo vệ quyền lợi cho đám đông. Dân chủ trong đời sống được hiểu là tốt, đảm bảo bình đẳng, công bằng và tôn trọng con người (bác ái)
       Thực ra khái niệm dân chủ theo đúng định nghĩa của nó có rất nhiều vấn đề, dễ bị lợi dụng và khó lòng được như mơ ước.
      Nếu xem xét lại định nghĩa chúng ta sẽ thấy 4 cấu phần quan trọng 1) Đám đông thường được đồng nhất với Nhân dân, là một từ đẹp đẽ hơn, nhưng thực tế là Đa số. 2) Đại diện 3) Quyền quyết định 4) Quyền lợi. Cả 4 cấu phần phối hợp rất khó đảm bảo đồng thời công bằng, bình đẳng và bác ái.
     Trước hết Đám đông trong đa số các xã hội đương đại, nhất là các xã hội Á Đông hoặc/và kém phát triển là một quần thể không có lý tính, thay đổi nhận thức xoành xoạch, rất dễ bị chi phối bởi bọn dân tuý, và đặc biệt không biết quyền lợi lâu dài của mình là gì để ảnh hưởng lên khâu ra quyết định. Thực tế cho thấy những quốc gia tàn phá triển vọng tương lai của mình bằng sự phấn khích của đám đông. Mặt khác đám đông có thể dày xéo lên sự bác ái, rất cần thiết cho những thiểu  số kém may mắn hoặc những tư tưởng gia bừng sáng. Đừng bao giờ quên nền Dân chủ Athens đã dung dưỡng chế độ nô lệ và bức tử Socrates.
     Vấn đề của Đại diện là liệu họ có đại diện thực sự cho đám đông hay không. Tất nhiên có người nhận thức rằng Đại diện là một trò chơi tu từ học vì không rõ nội hàm. Cũng có người cho rằng Đám đông vốn không có chủ kiến gì, Đại diện là hình thức không liên quan gì đến hành động cụ thể, nên tự cho mình hành động theo ý muốn, và luôn có cách để đám đông tuân phục. Một số người lý tưởng thề tận tuỵ với Đám đông sớm muộn cũng vỡ mộng với những cảm tính bất nhất của đám đông.
       Quyết định chính là quyền lực chính trị tối thượng trong xã hội, được sử dụng phục vụ cho nhóm lợi ích cầm quyền. Trong chính thể dân chủ phục vụ đám đông trên danh nghĩa, do đám đông không có ý thức về lợi ích ổn định của chính họ, sớm muốn cũng sinh ra những nhóm lợi ích nặc danh, giống như mafia nấp sau đám đông.
       Nói trắng ra thì Dân chủ là cơ chế phổ thông đầu phiếu. Có những ngoại lệ nó có thể hoạt động chấp nhận được, nhưng trong đa số trường hợp nó giống như một tập thể có Andrew Wiles và 1000 ông chưa học hết trung học cần quyết định về định lý Fermat. Như vậy Dân chủ là một ước mơ lý tưởng đẹp, nhưng trong thực thi nó có khoảng 4 nghìn phiêb bản nghiêm chỉnh chưa kể dị bản quái thai, và thường bị lợi dụng.
    Cộng hoà là một khái niệm có vẻ ít mập mờ hơn dân chủ. Bản chất của nó là tôn trọng các cá thể công dân, nhưng không nhấn mạnh việc bầu cử phổ thông. Quan niệm có từ thời Platon là chỉ có một số ít đủ năng lực và tư cách mới có thể tham gia vào việc ra quyết định là ý tưởng cốt lõi của Cộng hoà. Bình đẳng đối với Cộng hoà là bình đẳng về cơ hội, chứ kg có nghĩa là ý kiến của một người thao thức nghiền ngẫm hàng chục năm phải bình đẳng với một ông mới biết 15 phút.
    Tham chiếu cho những nhà minh triết ra quyết định chính là Hiến pháp, được thiết kế để đảm bảo những triết lý ổn định vừa bảo vệ cho những nhóm người thiểu số. Nói một cách khác thể chế cộng hoà về nguyên tắc là để một số người chuyên nghiệp ưu tú, không kể xuất thân thuộc giai tầng nào hay nhóm sắc tộc nào, vì thế đảm bảo công bằng về cơ hội cho mọi người, ra quyết định. Thực tế đã chỉ ra, tuy đa số các nhà minh triết xuất thân từ tầng lớp trên của xã hội, nhưng họ thường có ý thức chín mùi hơn về sự công bằng và việc cần thiết chăm lo cho những thiểu số bất lợi, vì hệ thống giá trị tinh thần về bình đẳng bác ái là lý tưởng của họ, khiến họ có thể hy sinh quyền lợi cá nhân và gia tộc. Ngược lại, có khá nhiều người xuất thân bần hàn khi gặp vận luôn luôn muốn bám trụ lại giai tầng mình may mắn lạc vào lại không hề đếm xỉa tới những người khốn khổ và luôn phủ nhận nguồn cội. Bảo hoàng hơn vua là như thế. Nói trắng ra, nền cộng hoà lý tưởng phải được vận hành bởi các chính trị gia minh triết, biết dâng hiến và quả cảm phụng sự các giá trị của Hiến pháp. Nhưng thực tế các nước chậm phát triển, đặc biệt ở Á Đông bị đè nặng bởi giáo điều, không phải là môi trường để các nhà minh triết thảng hoặc xuất hiện, bộc lộ.
    Vì thế Cộng hoà cũng như Dân chủ cũng bị biến nghĩa và bị lợi dụng, để những người không thực sự minh triết nắm quyền, dù thông qua hình thức tuyển cử thế nào. Trong thực tế, người ta quy giản Cộng hoà thành việc không có vua. Cá nhân tôi cho rằng giữa Cộng hoà và Dân Chủ, Cộng hoà sẽ là thực sự “dân chủ” hơn theo nghĩa quyền lợi lâu dài của đa số được đảm bảo bằng câc hành động minh triết, vừa tiến tới công bằng, bác ái và bình đẳng đúng nghĩa. Tuy nhiên tôi cũng cho rằng phải có trình độ phát triển nhất định mới có thể thực thi Cộng hoà hay Dân chủ đúng nghĩa. Tôi cũng cho rằng hai khái niệm này sẽ tiệm cận với nhau, nếu hâu hết các cá nhân đều đủ minh triết. Nhưng có vẻ con đường đến đó đi qua Cộng hoà có vẻ ít chông gai và dễ kiểm soát hơn.
Thêm nữa các sự kiện chính trị diễn ra ở Việt Nam gây bất lợi cho việc hiểu ý nghĩa chữ Cộng hoà. Ngô Đình Diệm, người sáng lập Đệ nhất Cộng hoà Việt Nam hẳn là muốn sử dụng chữ Cộng hoà với hàm ý “không vua” để có ưu thế với cựu hoàng Bảo Đại, người cố gắng giương cao khẩu hiệu Quốc gia.
      Về mặt ngữ nghĩa Cộng hoà có nhiều bất lợi so với Cộng hoà Dân chủ, là một hình thức cải tiến của Cộng hoà nhằm khắc phục yếu kém của nền Cộng hoà. Chính thể Mỹ là một chính thể Cộng hoà ( có tính) Dân chủ. Một mặt Quốc Hội thể hiện quyền lực phổ thông đầu phiếu, Thượng viện lại là nơi thể hiện ý chí của những bang ít dân, và của những người có tố chất chọn lọc tinh hoa. Những người phê phán chế độ bầu cử Tổng thống qua đại cử tri không dân chủ bằng đầu phiếu phổ thông không hề chú ý tới nỗ lực của những người thiết kể ra chính thể này đã phải dày công nghiền ngẫm để ý chí của thiểu số không bị bóp chết bởi đám đông. Con đường bảo vệ quyền lợi của người Da Đỏ ở Mỹ hay người Chàm ở Việt Nam là phải thông qua Hiến pháp, với những điều khoản được xây dựng cách li với quyền lợi và đám đông, tốt nhất là bởi những người tinh hoa, dấn thân vì công bằng, binh đẳng bác ái, nên trở nên minh triết.
    Tôi nghĩ Hồ Chí Minh đặt tên nước VNDCCH là muốn theo mô hình Mỹ. Nhưng trớ trêu của lịch sử đã đưa hai luồng ý tưởng tương đồng về chính thể vào xung đột. Ở đây cũng có trò chơi rồ dại của tu từ học tham gia. VNDCCH có thể cắt nghĩa theo hai cách Việt và Hán-Việt ( đều là ngôn ngữ Việt Nam) Theo cách thứ nhất VN là danh từ chính dân chủ và cộng hoà là hai bổ tính chất bình đẳng tuy vậy dân chủ được nhấn mạnh hơn. Theo cách thứ hai Cộng hoà là danh từ chính dân chủ là tính từ cho Cộng hoà trở thành cụm danh từ democratic republic là thể chế của Mỹ và Việt Nam là tính từ bao trùm.  Do đó về ý tưởng VNDCCH có tầm nhin có ưu thế  hơn từ thiết kế. Vì vậy chọn Cộng hoà là một chiêu bài sắc về chính trị, nhưng cùn về ý thức.
    Quốc hiệu hiện tại của Việt Nam là CHXHCNVN chỉ có một nghĩa duy nhất là Cộng hoà là danh từ chính và vì thế cũng không tiến về ý tưởng so với VNDCCH.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

[Từ điển chậm] Từ Dữ liệu đến Minh Triết

Trong đời sống chúng ta hay sử dụng nhập nhằng Dữ liệu với Thông tin, Thông tin và Tri Thức, Tri thức và Minh Triết. Tuy vậy ít khi nhầm lẫn Minh Triết với Thông tin hay Dữ liệu với Tri thức, càng ít khi lẫn Dữ liệu với Minh Triết. Tuy vậy do nhầm lẫn từng bước nên đôi khi chúng ta đột ngột giật mình trước sự ngu xuẩn của Con người, vốn bắt đầu bằng dễ dãi vô hại hoặc hồn nhiên thôi.
        Bộ 4 Dữ liệu- Thông tin - Tri thức- Minh Triết là các tập hợp lồng vào nhau theo thứ tự nhỏ dần và nhiều tính chất hơn. Dữ liệu là những dãy số có thể biểu diễn bằng bit, byte theo nhị phân, thập phân, hex. Máy tính dùng để thu thập, lưu trữ và xử lý dữ liệu. Thông tin là các dữ liệu được gắn với văn cảnh (context) vì vậy có nội dung.
Tri thức là tập hợp các thông tin cho phép ta suy luận, lập luận, rút ra kết luận mới độc lập với dữ liệu. Chẳng hạn các hình vẽ có chữ Hán tìm được là dữ liệu. Khi chúng ta biết đó là các bản đồ sao do các nhà thiên văn TQ lập nên, đó sẽ là thông tin về vị trí các ngôi sao thời cổ. Tri thứ có thể là định luật Kepler hoặc định luật hấp dẫn của Newton giúp chúng ta suy luận ra các bản đồ sao ngày nay và tương lai.
   Theo nghĩa đó Thiên văn học chưa đến mức Tri thức, chưa có Khoa học như chúng ta biết ngày nay. Tuy vậy nếu hạn chế ở Mặt Trăng, Mặt Trời và một số hành tinh gần, Thiên Văn Trung Quốc đã biết Hoàng đạo, suy ra các tiết khí, lập được lịch, tính được nhật/ nguyệt thực nên cũng có thể coi là có chút tri thức.
     Minh triết là tri thức cộng với lương năng, biết phải trái thị phi, dựa trên kinh nghiệm áp dụng trong thực tiễn. Chẳng hạn biết được cách tính Tử vi có thể coi là có tri thức do có thể suy luận ra số mạng ( đúng sai chưa bàn) Nhưng biết “đức năng thắng số” thì mới là minh triết.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

Ba tôi, Bùi Văn Tùng: Chuyện chưa kể sau ngày 30/4/1975

Câu chuyện về những việc ba tôi làm trưa ngày 30/4 tại Dinh Độc Lập và đài phát thanh Sài Gòn, đã được báo đài đưa tin, làm phim tài liệu và ngay cả viết thành sách (ủng hộ và phủ nhận) cứ mỗi dịp tháng Tư về, ròng rã suốt 45 năm qua.

Chính ủy Bùi Văn Tùng (phải) cùng bạn chiến đấu Lữ trưởng lữ thiết giáp 203 Nguyễn Tất Tài, Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975

Nhưng ở đây tôi muốn kể những câu chuyện bên ngoài của cuộc đời ba, chưa bao giờ được kể, có liên quan đến những người trong cuộc.

Năm 2001, khi tổng thống Việt Nam Cộng hòa, đại tướng Dương Văn Minh qua đời tại Mỹ, thì ba tôi nhận được cuộc gọi của phóng viên một đài tiếng Việt ở nước ngoài. Chi tiết đài nào ba kể lâu quá, tôi không còn nhớ rõ.

Họ gọi cho ba báo tin: "Ông Dương Văn Minh, cựu thù của ông đã qua đời hôm nay tại Mỹ, ông cho biết cảm tưởng của mình?"

Ba trả lời: "Ông tướng Dương Văn Minh chỉ là đối thủ của tôi trước năm 75, sau 75 ông cũng là công dân của nước CHXHCN Việt Nam, là đồng bào của tôi. Nay ông mất đi, cho tôi xin được thay mặt gia đình chia buồn với toàn thể gia quyến của ông Minh."

Nhà báo, đại tá Bùi Tín (báo Quân Đội Nhân Dân) ngay sau 30/4/1975 đã tìm gặp ba tôi để nghe kể lại toàn bộ sự việc xảy ra trong buổi trưa lịch sử đó.

Cũng trong năm đó ông xuất bản cuốn sách" Sài Gòn trong ánh chớp chói lọi của lịch sử " với bút danh Thành Tín.

Cũng chính ông tặng ba tôi bức hình chụp ba được thay mặt cho QĐNDVN để chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ôm hôn trong buổi họp báo cáo thành tích của năm cánh quân tiến vào Sài Gòn tại Dinh Độc Lập, với lời bình luận: "Đôi dép cao su của bộ đội cụ Hồ đã đạp lên thảm đỏ của Phủ đầu rồng". Quả là ba là người to cao, chân quá khổ vào loại nhất toàn quân, nên giày vải Trung Quốc cung cấp cho quân đội, ba không mặc vừa, đành phải đi vội đôi dép râu quen thuộc của suốt chiến dịch đến Dinh Độc Lập dự lễ báo cáo chiến công.

Sau này sang tị nạn chính trị tại Pháp, có dịp gặp gỡ với giới báo chí nước ngoài, ông Bùi Tín đem hết câu chuyện ba tôi đã kể cho ông nghe, thành việc làm của chính ông để đem nói chuyện cho báo chí thế giới.

Biết chuyện này, ba tôi chỉ phẩy tay, chắc họ lầm Bùi Tùng thành Bùi Tín, chứ ông Bùi Tín con nhà danh giá, rất quí ba, không thể làm vậy được đâu.

Sau này sang Mỹ, đọc sách "Vietnam: A history" của Stanley Karnow tôi mới thấy chắc rằng ông Bùi Tín đã kể như vậy cho nhà sử học, nhà báo Karnow nghe. Kể ra ông Stanley Karnow cũng ngây thơ khi tin rằng một nhà báo quân đội lại có thể buộc một ông Tổng thống, đại tướng quân đội VNCH chấp nhận đầu hàng, chứ không phải là một vị chỉ huy của chiến dịch.

Ông Phạm Xuân Thệ, đại úy, trung đoàn phó trung đoàn 66 bộ binh, cũng có mặt trong dinh "bắt nội các tổng thống". Sau một thời gian dài im lặng, bỗng ông ấy tự nhận hết những việc ba tôi làm trưa ngày 30/4/1975 về làm thành tích cho ông. Ông Thệ sau lên hàm trung tướng QĐNDVN.

Năm 2006, khi biết Phạm Xuân Thệ phủ nhận việc ba- chính ủy lữ đoàn tăng thiết giáp 203 có mặt tại dinh- mà bỗng đột ngột xuất hiện tại đài phát thanh Sài Gòn, và cho rằng ông ta, một đại uý bộ binh đã giao lại nội các Dương Văn Minh, rồi cùng ngồi soạn thảo văn kiện đầu hàng với trung tá chính ủy Bùi Văn Tùng, ba chỉ nói nhẹ nhàng, tay này tầm bậy.

Ba hiểu rằng cuộc chiến đấu này có biết bao nhiêu chiến sĩ quên mình ngã xuống cho đất nước hoà bình, thống nhất.

Tôi muốn đi kiện, viết báo đính chính, thì ba bảo để ba viết đơn báo cáo cho cấp trên của ba khiển trách Phạm Xuân Thệ chứ không nên vạch áo cho người xem lưng. Ba tin rằng những con người xấu trong quân ngũ, tranh công, đổ lỗi chỉ là thiểu số, còn quân đội ta là quân đội anh hùng, chiến sĩ ta rất dũng cảm và trung thực.

Lúc còn ở trong quân ngũ, ba đã góp ý với cấp trên là quân đội không được làm kinh tế mà chỉ nên học tập hiểu biết khí tài, vũ khí, rèn luyện thể lực thật tốt để luôn sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Ngoài ra 90% chiến sĩ QĐNDVN xuất thân từ nhà nông nên tổ chức cho làm nông, thúc đẩy công nghiệp hoá nông nghiệp cho bằng các nước tiên tiến, cho người dân được nhờ, vì đất nước ta là nước mạnh về nông nghiệp.

Với sĩ quan và lính VNCH thì chỉ cần tập trung học tập chính sách của nhà nước mới, rồi cho về ai làm việc nấy.

Nếu ai có nhiều khả năng kiến thức quân sự thì sẽ cho phục vụ quân đội vì hoà bình rồi ai cũng là con dân nước Việt, chịu đau khổ vì chiến tranh quá nhiều, đều được quyền làm việc góp phần tái thiết lại đất nước. Bản thân ba lúc đó cũng thấy vũ khí, khí tài của Mỹ để lại trong tổng kho Long bình là rất hiện đại, rất hay để nghiên cứu, học hỏi sử dụng.

Và kết quả của những lần đóng góp ý kiến rất thẳng thắn của ba đã không hợp với ý kiến của một số cấp trên, nên ba được cho về nghỉ hưu, khi tuổi đời là 53.

Ba không những nghiêm khắc với bản thân trong học tập hiểu biết quân sự, chính trị, ba còn là người rất gương mẫu trong cuộc sống cá nhân, trong từng lời ăn tiếng nói để làm gương cho chiến sĩ.

Ba nói sao thì ba làm vậy. Sau ngày thống nhất, ông nội về lại quê Đà Nẵng, mang theo bản chứng thực từ thời thực dân cho mảnh đất căn nhà của ông bà lúc đi tản cư, sau đó ông đi tập kết luôn, quên không để lại cho bà, nên đã có nhiều hộ gia đình dọn đến sinh sống trên đó nhiều năm rồi.

Ông nội muốn đòi lại - lúc đó mà đòi là được ngay- phe chiến thắng mà.

Nhưng ba bảo : "Mình đi làm cách mạng để cho nhân dân có cơm ăn, áo mặc, nhà cửa ở, nay cách mạng thành công rồi mình không thể đuổi họ ra khỏi căn nhà họ đang sống được; con là con trai trưởng, con không cần, nên cậu đừng đòi".

Thế là ông nội về ở nhà cô Ba với bà nội, ba thì về doanh trại quân đội, mẹ và các con thì có ông bà Ngoại cưu mang ở Sài Gòn.

Ba tôi còn đã từng bị sập hầm, bị đất vùi ở Quảng Trị trong mùa hè đỏ lửa năm 1972, may mà anh em chiến sĩ moi được lên. Bốn người mới khiêng nổi ba.

Vết thương phạt ngang gan bàn chân giờ vẫn còn sẹo, sau này có người bảo ba khai thương binh để lấy tiêu chuẩn, ba bảo, mình còn sống, đi lại được là may mắn lắm rồi, để tiêu chuẩn dành cho những gia đình có người đã hy sinh, hoặc tàn tật, đất nước mình còn nhiều hoàn cảnh như thế lắm.

Lời nói và việc làm

Ba tôi là người có lời nói và việc làm đi đôi với lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản. Chính vì thế mà năm 2013, lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi đưa được ba tôi về thăm quê Đà Nẵng sau hơn chục năm nằm liệt giường do tai biến mạch máu não. Những tai biến nhỏ có lẽ do những nỗi đau lòng hậu chiến tranh không nói ra được, đã khiến ba từ từ mất đi khả năng vận động và nói lưu loát.

Họ hàng chở chiếc xe lăn của ba và cả đại gia đình đi xung quanh hết thành phố Đà Nẵng cho ba thăm lại những con đường tuổi thơ êm đềm xưa kia. Ba giải thích cho tôi cái tên Tourane ngày xưa của thành phố là ghép từ hai từ Tour- ane (ý nói thành phố hẹp, quan thuộc điạ chỉ đi một vài vòng trên lưng con lừa là hết thành phố).

Họ hàng nhà tôi bảo đây là biệt thự của ông Bá Thanh, khách sạn, siêu thị này của bà nọ ông kia, chị em của ổng, ba đã rất tỉnh táo phát biểu: "Nếu tay Bá Thanh thấy phát triển tư bản tốt cho dân cho nước thì phải tuyên bố đảng Cộng sản đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đi, để đưa đất nước ta phát triển theo tư bản với luật lệ của nó, chứ để tư hữu kiểu như thế này mang tiếng những người vô sản, suốt đời vì dân vì nước như tau."

Mà quả thật, chính ông ngoại tôi đã thương yêu , dặn dò mẹ tôi lúc ông còn sống: "Ba mua nhà cho các con, giữ lấy mà cho thuê cho mướn lấy tiền nuôi con học hành, đừng nghe theo người ta mà bán đi đầu tư này nọ, tụi bay xa ba đi theo cộng sản lâu rồi, không biết buôn bán gì rồi người ta lừa cho mất hết tiền đó".

Những năm tháng ba về hưu lúc tuổi đời còn khoẻ, ba chăm chỉ nuôi gia cầm, gà, vit, ngan, thỏ cho mẹ đem ra chợ bán lấy tiền sinh sống thêm.

Rồi không muốn để ba tôi quanh quẩn trong nhà bí bức, mẹ tôi đề nghị ba ra phụ giúp phường, quận, giúp cho giáo dục thế hệ trẻ, góp ý coi sóc an ninh phường khóm.

Ba đã được anh em và nhân dân trong phường, quận, rồi thành phố yêu thương vì sự công bằng, chính trực, giúp đỡ cho những gia đình có những khúc mắc trong chính trị và kinh tế. Mọi người còn yêu quí kính trọng ba hơn khi biết ba là nhân vật đã góp phần chấm dứt sớm cuộc chiến, giảm tổn thương vong và tàn phá.

Những năm bệnh tật ngồi nhà không ra ngoài sinh hoạt được nữa, thấy mẹ hay đi sinh hoạt văn nghệ ở Nhà văn hoá lao động, có một số bạn bè đến chơi nói ra nói vào về mẹ với ba. Ba bảo bà nhà mình có năng khiếu văn nghệ từ nhỏ, những năm chiến tranh khổ quá, không thực hiện được, nay hoà bình rồi để bà ca múa cho vui. Và thế là mẹ tôi vừa làm chủ nhiệm câu lạc bộ, kiêm kế toán trưởng vừa kiêm diễn viên múa và ca sĩ cho đến năm 83 tuổi. Phát hiện ra bệnh ung thư mẹ mới nghỉ làm và ra đi thanh thản ở tuổi 85.

Tại sao Mỹ lại đánh nhau?

Sau khi tôi đã sang sinh sống ở nước ngoài, mỗi lần về Việt Nam thăm ba, những lúc tinh thần minh mẫn ba đều hỏi thăm tôi người Việt mình sống ở bên đó thế nào, có thành công và thích nghi với nước sở tại hay không?

Và cuối câu chuyện bao giờ ba cũng thắc mắc hỏi tôi mỗi một câu: "Tại sao Mỹ lại đánh nhau với mình thế hả con?" Tôi nghe xong chỉ biết rơi nước mắt thương ba và thương cho cả thế hệ cha anh.

Năm nay đánh dấu 45 năm nước Việt Nam được sống trong hoà bình, nhưng đâu đó mỗi gia đình Việt Nam đều có câu chuyện đau thương để kể.

Có những nỗi niềm vẫn cứ gợn lên trong lòng, dù bạn ở phía bên nào.

Tôi may mắn được gặp gỡ và trò chuyện với các chú, các anh tham gia cuộc chiến ở cả hai bên. Tất cả những người lính đó đều có nhận định như nhau, chiến tranh là tàn khốc và chết chóc, là con người phải suy nghĩ và hành động khác với nhân tính của mình để sống còn.

Gia đình tôi cũng như hàng triệu gia đình người Việt khác chịu những hậu quả của chiến tranh và chia cắt. Tôi kể câu chuyện của gia đình mình ra đây chẳng mong mỏi điều gì hơn ngoài việc làm sáng tỏ một vài sự kiện trong lịch sử.

Mong sao cho chính phủ và cộng đồng người Việt trong và ngoài nước luôn đoàn kết, hàn gắn những đau thương mất mát, để dân tộc và đất nước Việt Nam mãi mãi trường tồn và phát triển.

Quỳnh Hoa
Gửi cho BBC News Tiếng Việt (28.4.2020)

Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả, bà Quỳnh Hoa, con gái đại tá quân đội Nhân dân Việt Nam Bùi Văn Tùng. Bà tốt nghiệp Đại học Y dược thành phố HCM, hiện đang sống ở nước ngoài. BBC sẽ tiếp tục đăng các góc nhìn khác nhau về lịch sử Việt Nam giai đoạn này.

PHẠM XUÂN ẨN, HƠN CẢ MỘT ĐIỆP VIÊN


Khi bắt đầu bài viết này, tôi tự hỏi sẽ viết như thế nào để có thể đưa vị tướng tình báo này đến với các bạn. Khi Phạm Xuân Ẩn vốn dĩ là một hình tượng đã quá quen thuộc suốt một thập kỷ qua. Tên tuổi ông, chiến công của ông đã đến với mọi người qua 5 cuốn sách và 1 bộ phim tư liệu dài kỳ của đài HTV. Bản bi hùng ca của dân tộc này không chỉ ở những người mẹ , người lính.

Đầu tiên, nếu các bạn thích chủ đề về Chiến tranh thế giới thứ 2, hẳn bạn sẽ biết về một trong những điệp viên tình báo giỏi nhất của thế kỷ XX: siêu điệp viên Richard Sorge – người được coi là điệp viên vĩ đại nhất lịch sử Liên Xô. Lý do mà ông được tôn vinh bởi một thông tin và phân tích có giá trị lớn khủng khiếp: Cuối năm 1941, Richard Sorge thông báo cho Bộ chỉ huy tối cao Liên Xô rằng Nhật Bản sẽ không mở mặt trận phía đông trong tương lai gần. Điều này đã khiến cho Liên Xô chuyển 18 sư đoàn, 1.700 xe tăng và 1.500 máy bay từ Viễn Đông về mặt trận phía Tây chống phát xít Đức, tham gia trận đánh bảo vệ thủ đô Matxcơva mà không lo bị quân Nhật tấn công. Thông tin tình báo ấy đã giúp Liên Xô lật ngược được thế cờ tại Stalingrad và đưa chiến tranh thế giới thứ hai sang một bước ngoặt mới.

Và ở Việt Nam, Phạm Xuân Ẩn cũng có một thông tin tình báo tương tự như thế trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Năm 1973, hiệp định Paris được ký kết, qua đó chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam. Mỹ sẽ rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam. Tổng thống miền Nam Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu rất tức giận, bởi ông biết rằng Lê Đức Thọ đã thắng Kissinger trong cuộc thương lượng này. Với một khía cạnh có 4 chữ “ngừng bắn tại chỗ”. Vấn đề là quân đội miền Bắc lúc đó đã nằm ở miền Nam. Thiệu vừa lo lắng vừa tức giận vì điều đó có nghĩa Mỹ đã bỏ rơi miền Nam và gián tiếp cho phép quân đội miền Bắc được ở lại miền Nam. Để động viên đồng minh, Nixon hứa với Thiệu nếu có bất kỳ sự tấn công nào từ phía Bắc Việt, B52 lập tức được điều động. Nhưng rồi, giống như số phận đã chết, vụ bê bối Watergate khiến Nixon từ chức. Gerald Ford lên thay và đảm bảo “những cam kết với Nam Việt Nam vẫn được đảm bảo”. Nhưng rất ít người tin điều này. Bởi đảng dân chủ đã thắng thêm 40 ghế.

Phạm Xuân Ẩn đã theo sát tất cả các diễn biến ấy. Ngưng lại một chút để chúng ta nói thêm về “ông tướng Givral” (biệt danh của Phạm Xuân Ẩn): Phạm Xuân Ẩn không chỉ là một nhà tình báo thông tin, ông còn là một nhà tình báo phân tích chiến lược, một bộ óc sắc sảo và đôi mắt cú vọ, bằng các mối quan hệ và sự thông minh của mình. Phạm Xuân Ẩn không chỉ báo cáo thông tin một cách bình thường, ông còn thực hiện việc phân tích nó, tổng hợp xâu chuỗi logic các sự kiện và cho ra kết luận cuối cùng để Bộ chính trị miền Bắc quyết định sách lược. Ví dụ khi thấy Mỹ thực hiện một hành động. Người bình thường sẽ báo cáo “Mỹ hành động”. Nhưng Phạm Xuân Ẩn sẽ phân tích hành động đó và viết “Mỹ dự định”. Tôi cần lưu ý điều ấy cho các bạn, để hiểu rằng sự xuất sắc đặc biệt của điệp viên tình báo này không phải theo suy nghĩ thông thường là đưa tin.

Quay lại câu chuyện, khi đảng cộng hòa mất đa số ghế ở Hạ Viện và Thượng Viên. Một báo cáo được gửi về trung ương cục do Phạm Xuân Ẩn ký tên: “Mỹ sẽ không còn quay lại miền Nam Việt Nam nữa”. Bộ chính trị - vốn trước giờ đã mặc định X6 là người xuất sắc nhất mà họ có, cũng rất dè dặt trước 11 chữ đó. Và Miền Bắc quyết định thử nghiệm xem nhận định của Phạm Xuân Ẩn có chính xác hay không? Cách Sài Gòn 120km là Phước Long. Trần Văn Trà – vị tướng mang gươm báu về Nam nhận quyết định tấn công Phước Long. 13/12/1974, Phước Long thất thủ. Miền Bắc ăn mừng trong sự chờ đợi hồi hộp. Vì 2 điểm:

1/ SaiGon không cứu được Phước Long, còn Phước Long thất thủ quá dễ dàng. Điều này cho thấy quân đội miền Nam không thể chống lại được sức mạnh của miền Bắc.

2/ Vấn đề là Mỹ có can thiệp hay không?

Sư đoàn thủy quân lục chiến tại Okinawa được báo động. Miền Bắc Việt Nam chờ đợi. Nhưng không có hành động nào xảy ra. Và Đại tướng Võ Nguyên Giáp biết Phạm Xuân Ẩn đã đúng. Ông quyết định tổng tấn công mùa xuân 1975. Phần còn lại tất cả chúng ta đều đã biết. Phạm Xuân Ẩn được thưởng huân chương quân công nhờ bản báo cáo ngày ấy. Có thể nói rằng, lịch sử ngày 30/4/1975 được bắt đầu từ nhận định của một con người nhỏ bé ngày hôm ấy.

Âm vang hôm nay, báo cáo ngày đó, bao người đã lãng quên ?

Phạm Xuân Ẩn mang một sức quyến rũ của con người đầy hiểu biết và sắc sảo trong các vấn đề. Hơn cả một điệp viên, ông còn là một nhà báo giỏi và có uy tín của cả miền Nam Sài Gòn trước 1975, được coi là người thạo tin nhất SaiGon và có nhiều mối quan hệ ở các cấp tướng lĩnh, sở hữu các nguồn tin “độc”. Phạm Xuân Ẩn là nhà báo Việt Nam mà tạp chí Time xem như báu vật. McCulloch nguyên trưởng văn phòng Time ở châu Á đã nói “Ẩn đáp ứng mọi điều tôi trông đợi. Ông ấy rất am tường về sự xoay chuyển tình hình. Sau khi đã nhìn lại mọi chuyện, tôi có thể nói rằng vai trò điệp viên đã không hề làm cong vênh nghề báo của ông ấy.” Phạm Xuân Ẩn hào phóng với những lời khuyên và các câu chuyện của mình. Và ông nói chuyện với cả SaiGon từ tướng lĩnh, đại sứ đến người lái xích lô. Không bao giờ từ chối sự giúp đỡ.

Dù nghề báo là vỏ bọc cho nghề điệp viên của mình, nhưng không vì thế mà Phạm Xuân Ẩn xem nhẹ nó, nghề báo cho ông các mối quan hệ, các nguồn tin, và nó bảo vệ được ông. Ông có quan điểm thế này: “Nếu anh coi vỏ bọc chỉ là một nghề giả, một nghề mà anh không thực sự thông thạo, một công việc mà anh không thực sự làm, thì anh sẽ chết, bởi như vậy anh chẳng có vỏ bọc nào cả.” Một trong những lý do cho cái tên Phạm Xuân Ẩn là số ít điệp viên hoàn hảo nhất của thế kỷ XX chính là vì vỏ bọc tuyệt vời đến như thế. Một nhà báo Việt Nam được người Mỹ kính nể và được người Việt tôn sùng. Jon Larsen – trưởng phòng Time từ cuối năm 1970 đã xác nhận điều đó “Ẩn là phóng viên, biên dịch viên là nhân viên đảm trách mọi thứ của chúng tôi. Bạn sẽ luôn nhận được một bản tóm tắt tình hình tuyệt vời của ông ấy”.

Phạm Xuân Ẩn: một nhà báo giỏi, một điệp viên hoàn hảo, một nhà tình báo chiến lược. Đúng nhưng chưa đủ. Vị tướng này còn hơn cả một nhà tình báo. Chúng ta đang nói đến trận Ấp Bắc.

Một lần nữa. Tôi dành tặng cho các bạn thêm một thông tin. Ấp Bắc, hẳn chúng ta không lạ gì 2 chữ này. Một trong những chiến công vang dội nhất làm thất bại chiến lược chiến tranh đặc biệt và kế hoạch Stanley - Taylor. Trận đấu giáp lá cà trực tiếp trên quy mô tiểu đoàn đầu tiên giữa hai phe tham chiến. Nhưng ai là đạo diễn cho chiến thắng ấy? Đó là Phạm Xuân Ẩn. Hãy cất lại những lời ngợi ca giết được bao tên địch sang một bên. Nhìn xoáy vào cốt lõi của Ấp Bắc ta sẽ thấy vấn đề. Ngày 2/1/1963, trận Ấp Bắc nổ ra. Một sư đoàn bộ binh của VNCH với 1300 lính, được sự yểm trợ của trực thăng, xe bọc thép và máy bay tiêm kích tấn công Ấp Bắc. Nhưng kinh khủng. Chỉ trong vài phút tấn công đầu tiên. 14 trong 15 trực thăng bị trúng đạn, 5 chiếc rơi. Kết thúc trận chiến, quân lực VNCH thua tan nát. Không phải là đòn tự vệ của mặt trận trước đòn tấn công bất ngờ. Ấp Bắc mang dấu ấn của một cái bẫy được chờ sẵn. Và chỉ đợi quân của VNCH tới để nã đạn. Turner - trưởng phòng Reuters nói rằng "Ẩn đủ kiến thức về chiến thuật trên chiến trường, quy tắc tham chiến, hậu cần và mức độ chiến đấu của cả VNCH lẫn Mỹ."

Ông Mười Nho, khi trực tiếp mở các nội dung văn bản mà Ẩn gửi về đã run lên và nói "Có đến cả một tỷ đô chúng tôi cũng không thể mua được những tài liệu như vậy"

Chỉ có hai Huân chương quân công được trao sau chiến công Ấp Bắc. Một được trao cho chỉ huy trưởng của cuộc chiến Ấp Bắc: Nguyễn Bảy. Và tấm còn lại là của Phạm Xuân Ẩn.

Hơn cả một điệp viên. Hai Trung còn là tướng quân vạch kế hoạch trên chiến trường.

Kẻ thù tuyệt vời của nước Mỹ !

Phạm Xuân Ẩn là người yêu nước Mỹ, ông trưởng thành bằng văn hoá Mỹ. Khi hoà bình trở lại, những năm tháng cô đơn, ông rất nhớ bạn bè người Mỹ.

Phạm Xuân Ẩn đã làm cho Time bằng cái tâm lớn nhất của một nhà báo, Ẩn luôn nhắc đi nhắc lại một điều “Phải khách quan, nhà báo không được tư biện. Đưa tin chính xác theo những gì anh thấy và anh hiểu điều đó là đúng”. Tướng Ẩn được người Mỹ rất tôn trọng và đến giờ họ vẫn gọi ông là “kẻ thù tuyệt vời”. Bởi Ẩn đã chơi rất quân tử, trong cả cuộc đời. Phút cuối của ngày 30/4. Phạm Xuân Ẩn đã làm một hành động mà ông biết mình sẽ gặp rắc rối sau ngày hoà bình. Tướng Ẩn cứu bác sĩ Tuyến – trùm mật vụ của SaiGon. Với đôi mắt ngập lệ và hét lên "Chạy đi".

Tuy nhiên, trên tình yêu với những người Mỹ, ông yêu đất nước Việt Nam nhiều hơn. Tướng Ẩn nói với Larry Berman, người viết tự truyện cho ông: "Nước Mỹ không có vai trò gì ở đất nước chúng tôi hết. Quyền tự quyết của dân tộc thuộc về chính nhân dân Việt Nam". Đó là lý do cho việc ông chiến đấu cho dân tộc này được quyền tự quyết, cho chính dân tộc này không bị chia đôi và phải nhìn nhau qua hai đầu biên giới. Phạm Xuân Ẩn cũng như Lê Duẩn, như Hồ Chí Minh, như Võ Nguyên Giáp, hay thậm chí như anh em Ngô Đình và một số con người khác của VNCH. Đó là những con người đầy tính dân tộc. Trong cuốn “Điệp viên Z21”, Thomas Bass từng hỏi liệu Việt Nam có thể như Hàn Quốc và Triều Tiên hôm nay, Phạm Xuân Ẩn đã trả lời “Không thể, vì người Hàn Quốc tàn nhẫn hơn người Việt Nam”. Người Việt Nam không chấp nhận được cảnh phải chứng kiến dân tộc chỉ là con tốt trong bàn cờ chia lại thế giới của Liên Xô và Mỹ. Để rồi phải ngậm đắng nuốt cay nhìn đồng bào mình ở phía kia biên giới. Lê Duẩn từng nói “Muốn thống nhất đất nước chúng ta không sợ Mỹ là đương nhiên. Mà còn không được sợ Liên Xô và Trung Quốc”.

Vấn đề buồn nhất Phạm Xuân Ẩn những năm tháng cuối đời cũng chính là cái buồn của rất nhiều người có tâm với dân tộc, một lòng mong đất nước phát triển và đi lên. Đấy là sự phủ nhận những thành quả, những cuốn sách y học, khoa học của trí thức miền Nam cũ. Và đấy là sự bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam. Phạm Xuân Ẩn luôn mong một ngày ông về lại thăm Mỹ. Sau này người con của ông là Phạm Xuân Hoàng Ân đã làm được điều ấy. Mong ước của tướng Ẩn là sự phản ánh lớn lao hơn của mong ước mà tôi luôn mong, của rất nhiều người khác: hoà giải dân tộc. Ta bắt tay được với Mỹ, sao không thể bắt tay được với chính đồng bào của chúng ta?

Nhưng dù có nhiều điều không vừa lòng trong những năm tháng sau 1975, trên tất cả. Vị tướng tình báo tài năng của chúng ta, đã dùng bộ óc phân tích sắc sảo và trí tuệ của mình cố vấn cho tổng cục 2 (tình báo Việt Nam), để chống lại những âm mưu đến từ phương Bắc.

Ngày 20/9/2006. Tướng Ẩn mất sau một thời gian lâm bệnh nặng với lá phổi chỉ còn hoạt động 1/3. Ngày ông ra đi, xung quanh ông vẫn là một tấm màn bí mật. Ông nghĩ gì? Ông làm gì? Chúng ta chỉ bảng lảng qua các mảnh ghép. Con người vĩ đại này đã hoàn hảo theo cách của riêng minh.

Sau đám tang. Mộ thiếu tướng Ẩn được đặt tại nghĩa trang thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh những chiến sĩ tình báo xuất sắc khác của dân tộc, là Vũ Ngọc Nhạ, là đại tá Phạm Ngọc Thảo. Những con người sống trong biển giáo rừng gươm, trong áp lực, trong thầm lặng, trong hy sinh cho một nền độc lập của Việt Nam.
Nếu có cơ hội, hãy một lần đến thăm.

PS:
Các bạn có biết tại sao hôm nay tôi dành bài viết về tướng Ẩn cho các bạn. Bởi chiều mai, 23/1, 16h, trên đường sách Nguyễn Văn Bình - Q.1 - TPHCM. Larry Berman_ tác giả của cuốn sách "Điệp viê hoàn hảo X6". Sẽ ký tặng sách về tướng Ẩn cho các bạn. Một người Mỹ khâm phục thiếu tướng, viết cho thiếu tướng. Hãy mua, hãy đọc, hãy cảm nhận bằng những lăng kính, và hãy nhớ về dân tộc đau thương mà anh hùng này, đã từng có những con người vĩ đại trong thầm lặng. Những điệp viên tình báo trí tuệ xuất chúng. Người đã dạy cho chúng ta không chỉ cách phân tích, nhìn sự việc, cách làm một nhà báo được nể trọng, mà còn cả phong thái quân tử trong cuộc chơi với cả kẻ thù.

Hơn cả một điệp viên, ông là Phạm Xuân Ẩn.

© Dũng Phan
Saigon / 2016
from X-File

Tổng thống Abraham Lincoln và cuộc nội chiến Bắc-Nam

Wednesday, April 29, 2020

Thơ đắng

NGHỊCH CẢNH NƯỚC TA - 22
2
Xem lý lịch lãnh đạo
Thấy thật hoành tá tràng.
Toàn tiến sĩ về đảng
Vĩ đại và vinh quang.

Xây dựng đảng vững mạnh.
Còn đất nước thì sao?
Chưa thấy có luận án
Chăm lo cho đồng bào.

3
Nếu muốn sống lương thiện,
Tâm hồn không xạm đen,
Thì hãy cố mà tránh
Cái bộ máy công quyền.

Là vì bộ máy ấy,
Như máy làm bích qui.
Ai đã chui vào đấy
Đều giống nhau y xì.

Và rằng dẫu không muốn,
Bạn sẽ bị nhuốm dần
Thòi lươn lẹo, vô cảm,
Giả dối và tham ăn.

Nhuốm dần từng tí một
Các thói xấu nhiễu nhương.
Cho đến khi tự bạn
Cho là điều bình thường.

Buồn lắm, tôi đang nói
Về công quyền nước ta.
Đó là một thực tế.
Một nghịch cảnh xót xa.

4
Phải bốn năm vật lộn,
Cây tre mới vươn cao
Được ba xăng-ti-met.
Vất vả biết chừng nào.

Nhưng từ năm sau đó,
Nó cao thêm mỗi ngày
Ba mươi xăng-ti-met.
Thật kỳ diệu điều này.

Suốt bốn năm lặng lẽ
Chịu đau đớn, hy sinh,
Cây tre dồn dinh dưỡng
Nuôi bộ rễ của mình.

Khổng tử xưa đã dạy
Phải Tu Thân, Tề Gia,
Mới đến lo Trị Quốc.
Còn các quan nước ta

Không thèm nuôi gốc rễ,
Tức không lo tu thân,
Mà nhảy ra Trị Quốc
Để ăn cướp của dân.

Thực tế là như vậy.
Thật buồn cho nước nhà.
Lại thêm một nghịch cảnh
Nhỡn tiền và xót xa.

5
Ta có đủ các loại
Huân Chương và Huy Chương
Cho những người chiến đấu,
Ngã xuống ở chiến trường.

Thế mà không hề có,
Thật buồn và thật đau,
Huân, Huy Chương công trạng
Cho những người chống Tàu.

Tủi linh hồn chiến sĩ
Đã vì nước hy sinh.
Sao như thế được nhỉ?
Thật lạ cái nước mình.

*

NGHỊCH CẢNH NƯỚC TA - 23

*
Ngoài ta ra, chưa thấy
Có nước nào đổi vàng,
Vàng thật, cầm nằng nặng,
Lấy vàng giấy ngân hàng.

Có ai muốn không nhỉ,
Đổi con chim trong tay,
Con chim quí, có thật,
Lấy con chim đang bay?

*
Ở Hậu Lộc, Thanh Hóa,
Có cháu bé ra đời,
Khai sinh còn chưa có,
Vậy mà đã có người

Đến thu tiền đóng góp
Xây nghĩa trang, ái chà,
Cái sự này kỳ cục
Chỉ có ở nước ta!

*
Quân đội làm kinh tế,
Thủ tướng giao đồng bào
Việc bảo vệ biển đảo.
Đố ai hiểu thế nào.

Càng khó hiểu - cảnh sát
Săn bắt người biểu tình.
Còn việc săn bắt cướp
Lại giao cho dân tình.

*
Xưa đảng và nhà nước
Lấy đất của người giàu
Chia cho người nghèo khổ.
Nhưng sáu mươi năm sau

Chính đảng và nhà nước
Lấy đất của dân cày
Chia cho người giàu có.
Đúng là lạ lắm thay.

*
Cái thân phận đầy tớ
Là việc của thằng bần.
Thế mà ai cũng muốn
Làm đầy tớ cho dân.

Thường đầy tớ mà láo,
Chủ đuổi ra khỏi nhà.
Ta - đầy tớ đuổi chủ.
Thật lạ cái nước ta.

*
Ở ta, thành lãnh đạo
Chỉ cần cái đảng viên.
Cái đảng viên chưa đủ
Thì bù thêm ít tiền.

Trong khi người tử tế,
Có học, có lương tâm
Lại trở thành “phản động”,
Bị tống vào nhà giam.

*
Ta, nghịch cảnh nhiều lắm,
Kể ra còn dài dài.
Lạ thật, ta lạ thật,
Theo kiểu không giống ai.

*
NGHỊCH CẢNH NƯỚC TA - 24

Cần phải mổ chân trái,
Thế mà rồi các ông
Lại đè mổ chân phải.
Các bác thấy lạ không?

Chưa hết, mấy ông ấy
Sau đó lại đòi tiền
Đã mổ nhầm chân phải.
Nghe mà muốn phát điên.

Ở đâu mà lạ vậy?
Ở Việt Đức, nước ta.
Bệnh viện đầu ngành đấy,
Niềm tự hào nước nhà.

*
Lâu rồi, ở Thụy Điển
Một bệnh nhân, không may,
Bị cắt mất “cậu nhỏ”
Vì mổ nhầm. Anh này

Bắt người bác sĩ mổ
Đền một triệu đô-la.
Hoặc phải cắt “cái ấy”
Nối vào cho anh ta.

Vụ việc được giải quyết
Sau thương lượng kéo dài.
Bác sĩ và bệnh viện
Phải đền một triệu hai.

*
 NGHỊCH CẢNH NƯỚC TA - 9

Mấy cái đứa con nít
Nghịch, lấy mũ của nhau,
Mà cũng bị tòa án
Kết án tù, thật đau.

Hai thanh niên vì đói,
Ăn cướp hai bánh mì.
Cũng tù - chín, mười tháng.
Quả không biết nói gì.

Vì hai chiếc bánh ấy
Bị giam mấy tháng trời.
Xử xong vừa hết án.
Đúng là chuyện lạ đời.

Nếu kỷ cương phép nước
Nghiêm khắc đến mức này,
Thì thôi, đành phải chịu.
Còn biết kêu ai đây?

Tiếc là phép nước ấy
Nghiêm khắc với người dân.
Còn quan thì ngược lại.
Quan, vì tốt nhân thân,

Nên thất thoát nghìn tỉ
Cũng chỉ bị phê bình.
Cùng lắm, kỷ luật đảng,
Vì là “người của mình”.

Một đường ống dẫn nước
Vỡ những mấy chục lần,
Không truy cứu hình sự -
Lần nữa nhờ nhân thân.

Cũng nhờ nhân thân tốt
Mà một cựu công an
Thoát án tử, dù giết
Bốn người rất dã man.

Chuyện đại loại như thế
Ai cũng biết - rất nhiều.
Nhưng người dân nghĩ mãi
Vẫn không hiểu một điều:

Sao dân thì xử nặng
Mà quan thì nương tay?
Xin các quan tòa án
Giải thích hộ điều này.

Đói, ăn cắp chiếc bánh,
Bị tù gần một năm.
Chỉ giật một chiếc mũ,
Bị tù hơn một năm.

Không còn gì để nói
Về pháp luật nước nhà.
Thử hỏi trên thế giới
Có nơi nào như ta?

Thái Bá Tân

Tuesday, April 28, 2020

[Từ điển chậm] Phi lộ

Suy nghĩ phải dựa trên những khái niệm rõ ràng minh bạch. Tuy vậy phán đoán của chúng ta phải dùng tới từ ngữ, biểu thị các khái niệm. 
        Ngôn ngữ ẩn chứa sức mạnh vì những ý nghĩa tiềm tàng. Tuy vậy nó cũng là nguồn gốc của ngộ nhận. Đôi khi chúng ta nói và nghĩ nhanh, không để ý rằng có những khái niệm hoặc từ ngữ ta chưa hiểu kỹ được chấp nhận mặc định. Với thời gian điều đó sẽ để lại những lỗ hổng trong tư duy và sai lầm trong suy luận.
       Lỗi này là phổ biến không loại trừ một ai, kể cả những bộ óc siêu phàm, đặc biệt là những người nhanh trí, thông minh, nhạy bén lại càng hay mắc. Nguyên nhân là chúng ta quá nhanh chóng bỏ qua các khúc mắc và lười nghiền ngẫm chậm rãi các vấn đề tinh tế. Chúng ta cũng dựa vào từ điển nhưng sử dụng từ điển chưa đúng hoặc chưa sử dụng từ điển đúng. Bản thân các từ điển tốt nhất cũng chưa hoàn hảo.
     Tôi không có tham vọng thay việc của các nhà từ điển đáng kính mà chỉ chọn lọc một số từ, tất nhiên là có mục đích nhưng chủ yếu là các từ thường hai hiểu không rõ nghĩa do đọc và nói nhanh. Chúng ta thử cùng nhau suy nghĩ chậm lại xem sao.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

NÓI THẲNG VỚI PHAN ĐĂNG

Những ngày này, người dân Việt Nam ở trong nhiều tình cảm xáo trộn, khi thấy “giặc” Trung Quốc đang ngày đêm uy hiếp nước ta. Nỗi lòng của người dân cả nước, trong đó có em – một người con nước Việt, luôn tự vấn lòng mình, “ta phải làm gì cho Tổ Quốc hôm nay”?

Xin tự giới thiệu với anh Phan Đăng, em chỉ là một nữ sinh Sài Gòn, sinh năm 1995, mới tốt nghiệp đại học luật, chuyên ngành luật quốc tế được 3 năm. Kiến thức của một cô gái nhỏ như em, chắc chưa theo kịp với một nhà báo tiếng tăm tầm cỡ như anh. Nhưng em mạo muội  nói thẳng với anh một số vấn đề.

Cũng như nhiều bạn trẻ khác, em cũng rất say mê chương trình “Lẩm Bẩm 24h” của anh Phan Đăng trên kênh Youtube. Thế nhưng, khi nghe anh Phan Đăng “lẩm bẩm” trên trang Youtube của anh ấy về đề tài Biển Đông – kiện hay không kiện, em từ kinh ngạc chuyển sang phẫn nộ.

Clip này, anh Phan Đăng nói khoảng hơn 38 phút, em đã phải nghe ít nhất là 5 lần, để hiểu được vì sao Việt Nam “không chịu phát triển” và trở nên yếu hèn như vậy? Vì sao giới trẻ Việt Nam nhiều người không yếu ớt về thể chất, nhưng lại bạc nhược về tinh thần? Vì có những con người như anh, Phan Đăng ạ.

Trong bài nói chuyện gần 40 phút này,  luận điểm chính của anh Phan Đăng là:

Để trả lời cho câu hỏi, có nên kiện Trung Quốc hay không, anh Phan Đăng nói là giới trẻ Việt Nam cần phải trả lời 3 câu hỏi của anh ấy trước đã. Đó là i) Kiện toà nào?; Kiện cái gì?; Và sau khi kiện sẽ làm gì?

Trong lúc hùng biện, anh Phan Đăng đã dẫn chứng rất nhiều kiến thức từ luật quốc tế, lịch sử Việt Nam cũng như quan hệ quốc tế hiện đại để dẫn chứng cho các luận điểm của anh ấy.

Và chốt lại, anh Phan Đăng trả lời giùm là “các bạn trẻ cứ yên tâm đi, Đảng và Nhà nước đã biết hết các nỗi lo của các bạn rồi, Đảng và Nhà nước đã có phương án hết cả rồi. Và chúng ta cũng không cần kiện Trung Quốc đâu. Các bạn cứ tin tưởng vào Đảng và Nhà nước đi”.

Bài viết của em để đáp lại lời anh, chia thành hai phần chính. Một là trả lời 3 câu hỏi của anh về chuyện kiện. Hai là trả lời cho luận điểm hãy yên tâm đi, mọi việc đã có Đảng và Nhà nước lo rồi.

Và bây giờ, em sẽ xin nói thẳng với anh Phan Đăng từng vấn đề một.

Vấn đề 1

Thứ nhất, anh Phan Đăng không phải là chuyên gia luật quốc tế, mà anh ấy cũng tự nhận, những cái anh ấy nói, các cụ các bác biết hết cả rồi. Tuy vậy, thực tế là kiến thức của anh ấy không có chuyên môn về luật quốc tế. Nhưng anh lại nói chuyện kiện tụng quốc tế. Như vậy thì rõ ràng anh ta nói về một thứ anh ta không nắm chắc. Mà không nắm chắc thì chắc chắn thông tin anh ấy cung cấp không đầy đủ. “Một nửa cái bánh mì là một nửa cái bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì không phải sự thật”. Đó là em chưa trích câu nói của Lê nin – thầy của Đảng anh là “sự nhiệt tình cộng với sự ngu dốt thành một sự phá hoại”. Chính vì thế, nếu anh không rõ về luật quốc tế, thì “để Mị nói cho mà nghe nè”:

1. Kiện toà nào

Từ năm 2014 trở đi, mỗi năm vào dịp hè về, tiếng ve kêu, hoa phượng nở là tàu Trung Quốc lại tiến vào vùng biển của Việt Nam. Những căng thẳng lại dâng lên, và em lại nghe báo chí và các chuyên gia lên tiếng là cần kiện Trung Quốc ra Toà.

Anh Phan Đăng có nhắc tới 3 Toà án quốc tế, nhưng hỡi ôi, anh lại nhầm lẫn. Toà thứ nhất, anh nói đúng, đó là Toà án Công lý Quốc tế (International Court of Justice – Viết tắt là ICJ). Toà này là cơ quan tư pháp của Liên Hợp Quốc.

Toà thứ hai anh Phan Đăng nhắc tới là Toà trọng tài thường trực (Permanent Court of Arbitration- viết tắt là PCA). Đây là Toà quốc tế lâu đời nhất. Nhưng Toà này không phải là Toà đã ra Phán quyết trong vụ Philippines kiện Trung Quốc như anh nói đâu.

Toà thứ ba thì anh Phan Đăng càng lầm lẫn. Toà này mới là Toà xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc nhưng nó chỉ là một Hội đồng trọng tài được thành lập khi phát sinh vụ việc giải quyết tranh chấp, thuật ngữ chuyên môn gọi là adhoc. Vụ Philippines kiện Trung Quốc là bởi vì, nếu một Toà muốn có thẩm quyền xét xử tranh chấp đó, phải có thẩm quyền xét xử theo luật định. Hai Toà trên ICJ và PCA đều đòi hỏi các bên tranh chấp đồng ý đưa lên Toà giải quyết thì Toà mới có thẩm quyền.

Thứ hai, trong Công ước Luật biển của LHQ năm 1982 (gọi tắt là UNCLOS) có quy định nếu các bên tranh chấp mà tranh chấp đó liên quan đến việc áp dụng hoặc giải thích bất cứ điều khoản nào của UNCLOS thì có thể sử dụng các cơ chế giải quyết được quy định tại UNCLOS. Trong đó, có Toà trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS. Và chính một Toà trọng tài như vậy đã được thành lập với 5 Thẩm phán quốc tế lừng danh về luật biển là thành viên của Hội đồng trọng tài. Và theo quy định về giải quyết tranh chấp như đã nêu trong UNCLOS thì nếu các bên đã tiến hành các thủ tục giải quyết trong bước đầu tiên, nhưng vẫn  không được, thì một bên có thể yêu cầu một phán quyết từ Hội đồng trọng tài thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS này, mà không cần sự đồng ý của bên còn lại. Và nhờ có quy định đó, Philippines mới có thể lôi được Trung Quốc ra Toà, bởi vì Trung Quốc có bao giờ thèm ra Toà đâu.

Túm lại là thế này nhé anh Phan Đăng, Toà trọng tài theo Phụ lục VII UNCLOS xử vụ Philippines kiện Trung Quốc là một Hội đồng trọng tài có 5 thành viên, được lập ra chỉ để giải quyết vụ này thôi. Và Toà này sử dụng PCA làm chỗ để thực hiện vụ xét xử, sử dụng các dịch vụ của PCA để tiến hành xét xử, và dĩ nhiên, sẽ phải trả tiền cho PCA cho các dịch vụ này. Chứ không phải vụ này do PCA xử anh nhé.

Không biết nói thế này, anh Phan Đăng có hiểu không nhỉ, chứ em hồi học đại học, các thầy cô đã giảng rất kỹ về chức năng và tính chất của Toà này, cũng như về Phán quyết biển Đông năm 2016.

2. Kiện cái gì

Vấn đề số 2 này liên quan đến vấn đề thứ nhất. Như đã trình bày ở vấn đề số 1, các Toà ICJ và PCA thì không thể có thẩm quyền vì Trung Quốc luôn từ chối việc ra Toà, và hai Toà này có thể khởi kiện vấn đề chủ quyền. Thế nhưng, tranh chấp chủ quyền là một câu chuyện lâu dài, nó có khi kéo dài đến đời cháu anh Phan Đăng cũng chưa chắc đã giải quyết xong. Và chủ quyền không phải là tất cả. Điều quan trọng đáng nói ở đây là Trung Quốc đang sử dụng lúc thì “đường lưỡi bò” lúc thì “Tứ Sa” để làm bình phong cho việc “cướp biển” của Việt Nam. Các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với nguồn tài nguyên hải sản phong phú nay còn đâu? Ngư dân Việt Nam phải lang thang sang “trộm cá” tại vùng biển của các nước khác. Rồi dầu mỏ, khí đốt – nguồn tài nguyên đã nuôi sống nhà nước Việt Nam thời bao cấp, nay còn đâu, khi các mỏ gần thì đã khai thác sắp cạn kiệt, còn mỏ xa hơn một chút như Cá Rồng Đỏ, Cá Kiếm Nâu, Sao Vàng – Đại Nguyệt… bị “giặc Tàu” đe doạ, bắt ép phải rút lui, không được khai thác, cho dù nó nằm ở “nhà mình”.

Rồi nếu khi giặc Tàu kiểm soát được hết vùng biển của mình, liệu tất cả các con tàu của mình có thể ra khơi khi không được sự cho phép của nó? Vậy thì nguy hiểm nhất đang cận kề, đó là nguy cơ Việt Nam đang mất biển. Biển mới quan trọng anh ạ. Chứ cái mỏm đá thì ăn thua gì, nhưng ta phải giữ các mỏm đá ấy vì ta muốn giữ biển, anh Phan Đăng ạ.

Không biết anh Phan Đăng thông kim bác cổ như vậy có biết câu: “Đường đi khó không phải vì sông ngăn núi trở mà trong lòng cảm thấy có núi trở sông ngăn”. Lỗ Tấn cũng có câu: “Lúc ban đầu, thế giới không có đường đi, về sau người ta đi mãi thì cũng thành đường”. Trước năm 2016, anh nói câu kiện hay không kiện như bây giờ, em nghe còn lọt tai, chứ sau năm 2016, Philippines đã mở đường rồi anh ạ. Anh chỉ việc đi theo mà thôi, vấn đề là anh có dám đi không? Và chắc anh đã từng yêu, nên phải biết rằng khi người ta quyết tâm, người ta sẽ hành động, còn khi người ta không muốn làm thì người ta tìm lý do.

Kiện cái gì thì em sẽ nói đây anh ạ. Em – một cô gái yêu kiều, xinh đẹp, mỏng manh nhưng không khiếp nhược trước giặc Tàu “xâm lược” sẽ chỉ anh cần kiện gì.

Nếu giặc Tàu lại tiếp tục cho tàu bè của họ, Hải Dương địa chất các loại đó, xâm phạm vào vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của mình thì anh cứ thu thập bằng chứng về các hoạt động trái phép của họ để đệ đơn lên một Toà Trọng tài theo Phụ lục VII yêu cầu Toà phán quyết là hành động đó đúng hay sai? Và giặc Tàu bảo đó là vùng tranh chấp như khu vực Bãi Tư Chính chẳng hạn, thì anh có thể đệ đơn lên Toà hỏi khu vực đó của Việt Nam hay của Tàu Cộng? Và ai có quyền khai thác dầu mỏ, khí đốt ở đó? Cái đó hoàn toàn nằm trong việc giải thích hoặc áp dụng UNCLOS nên Toà sẽ có thẩm quyền anh ạ.

Anh có nói là Việt Nam có thể yêu cầu Toà tuyên bố “đường lưỡi bò” vô hiệu. Anh ơi, cái đó Toà đã tuyên rồi, anh mất công yêu cầu lại nữa làm gì. Cho nên em nói, anh chắc phải học luật từ em thôi. Mà em chả dạy anh đâu, vì anh vừa không đẹp trai lại hèn như thế thì em chả chơi. Hihi!

Còn nhiều thứ có thể kiện lắm anh ơi, chẳng hạn nè, Hoàng Sa tuy Trung Quốc đang chiếm đóng, nhưng anh có thể yêu cầu Toà trọng tài (từ giờ em nói Toà trọng tài tức là nói Toà trọng tài theo Phụ lục VII UNCLOS nhé anh) phán quyết các thực thể tại Hoàng Sa có là đảo hay không? là vì Tàu Cộng nói đây là các đảo, nó có chủ quyền, vậy nó có quyền kiểm soát vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo đó.

Rồi nữa nè, năm 1996, Tàu Cộng nó tuyên bố một đường cơ sở thẳng bao quanh Hoàng Sa, anh có thể kiện lên Toà trọng tài hỏi đường cơ sở thẳng ấy có vi phạm hay không?

Túm cái ống quần lại là nếu anh muốn kiện (mà làm sao anh muốn được, Đảng và Nhà nước của anh kìa, nếu muốn kiện), cứ nói em. Em học luật quốc tế tại Sài Gòn, học chuyên Anh từ nhỏ, nên tiếng Anh em nói như gió, (mà chắc anh nghe tiếng có tiếng không) thì sẽ kiện được, dư sức kiện anh nhé.

3. Sau khi kiện thì làm gì?

Anh Phan Đăng nói là dù có kiện ra Toà quốc tế thì cũng chả làm gì vì các toà án quốc tế không có cơ chế cưỡng chế thực hiện. Anh ơi, kiến thức này hồi năm 3 em đã được học. Chả có toà quốc tế nào có cơ chế cưỡng chế thực hiện, chỉ một ít trường hợp của ICJ thì Hội Đồng Bảo An LHQ mới giúp thực hiện, mà thực tế ít xảy ra lắm anh ạ. Nhưng sẽ có cơ chế anh ạ. Mà đúng rồi, anh ở cái xứ mà chỉ biết sử dụng cường quyền thì quan tâm gì đến pháp luật. Pháp luật chỉ được áp dụng khi muốn “triệt tiêu” một ai đó thôi. Chứ Đảng và Nhà nước của anh luôn ở trên pháp luật thì anh nghĩ luật pháp quốc tế nó cũng vậy chăng? Anh có biết là gần 500 năm trước Công nguyên, tinh thần tôn trọng pháp luật đã thấm đẫm trong tâm thức của người phương Tây ở Hy Lạp cổ đại không, huống chi bây giờ. Nói như anh, chắc dẹp hết các Toà án quốc tế đi nhỉ, vì gần như chả có toà án quốc tế nào mà có cơ quan cưỡng chế thi hành án như nhà nước anh nhỉ?

Và đây nè, em trích nguyên văn từ một bài viết của anh Dương Danh Huy trên BBC, em thích anh này hơn anh vì ảnh không hèn như anh:

“Chắc chắn Trung Quốc sẽ không tự nguyện tuân thủ phán quyết, cũng như họ đã không tuân thủ phán quyết 2016 về vụ kiện Phi-Trung.

Nhưng một phán quyết xác nhận Việt Nam đúng, Trung Quốc sai, sẽ vô cùng hữu ích trong việc tranh thủ sự ủng hộ của thế giới. Các nước khác, đặc biệt là Mỹ, có thể ủng hộ Việt Nam một cách danh chính ngôn thuận, không thể bị cho là thiên vị một bên trong tranh chấp và sự ủng hộ của họ sẽ có nhiều trọng lượng hơn.

Trung Quốc sẽ không thể ngụy biện rằng họ đang giải quyết và quản lý tranh chấp với các nước nhỏ một cách tốt đẹp, các nước ngoài khu vực không nên xen vào. Các nước khác có thể lên tiếng bảo vệ các công ty dầu khí của họ khi các công ty này làm việc với Việt Nam, Trung Quốc không thể yêu cầu họ rút ra khỏi “vùng tranh chấp“.

Nếu trong tương lai Việt Nam phải đưa tranh chấp ra LHQ, vì chắc chắn là Trung Quốc sẽ leo thang lấn lướt, nếu có trong tay một phán quyết xác nhận Việt Nam đúng, Trung Quốc sai, Việt Nam sẽ được nhiều phiếu ủng hộ hơn.”

Đó anh thấy không. Kiện là kiện thôi, ăn thua có muốn và có dám kiện không kìa anh ơi. Anh lại nói rằng, nếu kiện Trung Quốc thì sẽ khó khăn cho người dân mình. Anh ơi, sao anh không nói Đảng và Nhà nước anh học tập Đài Loan đi, họ không dựa vào Trung Quốc mà kinh tế họ vẫn phát triển ầm ầm kìa. Khi đó thì kiện hay không cũng đâu có ngán. Còn đây, cho dù Việt Nam mình không kiện Trung Quốc, thì người dân mình vẫn buôn bán với họ theo kiểu mình là con tin của họ. Lúc thích thì họ mua. Lúc không thích thì họ kiếm chuyện đóng cửa. Mãi mãi người dân mình sẽ là con tin của họ thôi nếu không tìm cách thoát ra “ảnh hưởng của họ” anh ơi.

Vấn đề 2

Tiếp theo, anh Phan Đăng nói là “các bạn cứ yên tâm đi, mọi việc Đảng và Nhà nước đã biết hết rồi, Đảng và Nhà nước đã lo cả rồi”. Ôi thôi! Em sẽ phân tích từng thứ cho anh thấy nhé.

Anh chắc phải biết, trên báo chí người ta dẫn lời các chuyên gia từ trong đến ngoài nước đều khẳng định là Trung Quốc sẽ quyết tâm độc chiếm biển Đông bằng được. Điều đó là không hồ nghi gì cả. Vậy anh nói Đảng và Nhà nước có cách rồi, không cần kiện mà vẫn giữ được tất cả, không mất gì cả. Có chuyện đó không anh? Đảng và Nhà nước anh có phép thần gì để làm được như thế?

Anh có biết là vừa rồi, khi Trung Quốc lại nhắc lại cái “công hàm” Phạm Văn Đồng 1958 làm cả nước xôn xao không anh? Anh biết vì sao mà người ta lại cãi nhau ỏm tỏi như vậy không? Đó là niềm tin giữa những người dân với Đảng và Nhà nước của anh đã cạn kiệt rồi. Mà không cạn sao được. Đảng và Nhà nước của anh nào là vụ Đồng Tâm, Văn Giang, Tiên Lãng… toàn “đánh úp” người dân thôi. Thế thì làm sao mà họ tin vào Đảng và Nhà nước được? Vì lỡ tin, lại có một cái Hiệp ước Thành Đô nữa hay sao?

Thêm nữa, Đảng và Nhà nước của anh, từ Chính phủ đến quân đội, công an, đều tham nhũng đầy mình, đều là những bầy sâu nhung nhúc, ăn của dân không chừa thứ gì. Ngay cả đại dịch Covid mới đây nè, mua cái máy xét nghiệm có 2 tỉ thì kê lên 10 tỉ, thế thì với những đại tướng tham nhũng như Phùng Quang Thanh, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, hay Trung tướng Trần Việt Tân, Bùi Văn Thành… Những người đó mua tàu ngầm Kilo hay tàu chiến Gerard về, lấy gì để đảm bảo họ không kê giá, không ăn bớt? Và những vũ khí đó, liệu có còn xài được không hay chiến sự nổ ra mới hiện nguyên hình là những đống sắt vụn?

Chưa kể, với những người tham tiền như thế thì Trung Quốc họ thiếu gì tiền, họ tìm cách hối lộ cho các anh hàng tỉ đô la như cái vụ Bô xít Tây nguyên… Lỡ các anh bán nước thì làm sao tụi dân đen như tụi em có thể biết được?

Cho nên anh Phan Đăng ơi, lẽ ra, anh phải khuyến khích những người trẻ như em phải trăn trở với vận mệnh dân tộc, phải đau với nỗi đau của dân tộc thì mới đúng, đằng này anh bảo tụi em hãy vô tư vui chơi đi, hãy trà sữa và tự sướng đi, cho dù ngã vào xe lửa chết cũng được. Thao thức với dân tộc không có nghĩa là chúng em chống lại Đảng và nhà nước của các anh đâu. Chúng em muốn đồng hành với Đảng và Nhà nước của anh trong công cuộc chống lại giặc Tàu này kia. Ngày xưa, Chế Lan Viên phải đau khổ vì “Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp/ Giấc mơ con đè nát cuộc đời con/ Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp/ Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn.” Thế mà ngày nay, khi tụi em thao thức với tương lai của dân tộc, thì anh lại khuyên bảo tụi em là hãy lo yêu nhau và làm tình đi, vì tất cả Đảng và Nhà nước đã lo rồi. Cũng Đảng và nhà nước của anh lo mà như chị Trần Thị Lam phải đau khổ thốt lên rằng: “Rừng đã hết và biển thì đang chết/ Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa”.

Anh dẫn chứng lịch sử chúng ta bị đô hộ hàng ngàn năm mà không bị mất nước. Đúng là như vậy. Bác Hồ kính yêu của anh (đúng không anh?) đã từng nói thế này: “Cách mạng là sáng tạo, chân lý là cụ thể”. Chính vì thế, anh phải xem cụ thể trường hợp này thế nào nha anh? Nước Việt Nam bị đô hộ hàng ngàn năm không bị mất là nhờ ý chí kiên cường bất khuất chống giặc Tàu của cha ông ta, còn ươn hèn thì làm sao mà chả mất nước. Anh ơi, anh hay nói về lịch sử, anh có nhớ Hịch tướng sĩ không? Này nhé, “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm.” Phải có ý chí quyết tâm, căm thù giặc như vậy thì mới có thể giữ được nước chứ anh.

Em còn muốn viết nhiều nữa, nhưng em sẽ đợi khi nào anh trả lời em đã. À, em còn cần nói thêm với anh đôi điều. Đó là thay vì kêu tụi em hãy yên tâm kê cao gối ngủ đi, thì anh cần nhớ lại Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ anh đó: “Chúng ta muốn hoà bình nên chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng thì kẻ địch càng lấn tới”.

Và mong rằng, Đảng và Nhà nước của anh cần phải hiệu triệu toàn dân: “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, quyết không để mất một tấc đất, tấc biển nào của tổ tiên để lại” thì tất cả những người trẻ như em sẽ theo bước, chứ không phải ru ngủ tụi em nhé anh. Và nếu anh còn tiếp tục ru ngủ nữa, anh sẽ là tội đồ của dân tộc này đó. Còn chương trình “Lẩm bẩm 24h” của anh chắc nên đổi thành “Lẩn Thẩn 24h” thì mới đúng bản chất.

Chào thương mến và quyết thắng nhé anh!

Yến Phương-27.04.2020

Ba Sàm bổ sung:

Khi nào Việt Nam sẽ kiện Trung Quốc? (RFA). “Còn hàng trăm hàng ngàn dư luận viên, cỡ như “Lẩm bẩm 24h” thì ấn vào đầu thanh niên học sinh ngày nay: “Kê cao gối mà ngủ, mọi chuyện đã có đảng – nhà nước lo. Kiện Trung Quốc là mất hết đấy!” (Có lẽ Phan Đăng sợ nhất là mất mấy cái “vòng kim cô” do Bắc Kinh ban cho “những con khỉ đột” đời chót!)“.

DÂN TỘC PỜ HÒ


Các nhà dân tộc học mới phát hiện thêm một  tộc người mới trong cộng đồng các dân tộc VNDân tộc Pờ Hò (còn có tên gọi khác là PHò) là dân tộc sống rải rác khắp đất nước, tuy nhiên tập trung phần lớn ở các đô thị chính, các khu du lịch, bãi biển... và đang được xét duyệt thành dân tộc thứ 55 của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

VĂN HOÁ - NGÔN NGỮ

Người Pờ Hò có văn hoá riêng rất dễ nhận biết, nếu dùng Facebook sẽ hay buông những status và tiểu sử như "hoa rơi cửa Phật", "vạn sự tuỳ duyên", "tình yêu không có lỗi", "em đẹp nhất khi không thuộc về ai", "là phụ nữ phải độc lập và tự chủ".... đặc biệt mỗi dịp xuân về hay đi hát karaoke thì nhất định phải hát tộc ca "Duyên phận" - chưa một lần yêu ai, nhìn về tương lai mà thấy như sông rộng đường dài.

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ

Người Pờ Hò chủ yếu sống di canh di cư, lấy lỗ làm lãi, tuy cộng đồng chủ yếu và nguyên bản là mẫu hệ nhưng do nhu cầu bình đẳng giới, người Pờ Hò ngày càng có những cá thể nam giới nổi bật, đóng vai trò lớn trong phong trào bình đẳng giới giữa các ngành nghề.
Đơn cử tại thủ đô Hà Nội, có những khu vực người Pờ Hò sống thành bầy đàn, hoạt động theo nhóm như Trần Duy Hưng, Phạm Văn Đồng, dốc Bác Cổ,họ hoạt động chủ yếu từ chiều đến sáng ,Từ cuối giờ chiều trở đi, cả trăm cô gái pờ hò ở quán cà phê đèn mờ trên "phố vẫy" Phan Đăng Lưu (Gia Lâm), Mai Lâm (Đông Anh), Dương Nội (Hà Đông),  khu vực Nguyễn Chí Thanh - Sư Vạn Hạnh (TP.HCM) ... lại tô son điểm phấn, diện những bộ trang phục "mời gọi" lả lơi đợi khách. họ có mô hình tổ chức xã hội khá quy củ, giá cả phải chăng.
Ngoài ra còn một bộ phận người Pờ Hò làm công chức hay các nghề buôn bán tự do khác nhưng cũng tham gia vào cộng đồng Pờ Hò bí mật, có khách thì đi không thì lại lương thiện làm thủ thư, giáo viên, y tá v..v...

TÍN NGƯỠNG

Người Pờ Hò chung một tổ với ăn mày là thờ thần bạch mi thần nữ(thần mày trắng)

LỊCH

Lịch cổ truyền của người Pờ Hò đo bằng các ngày nghỉ lễ chính ở nước ta như Tết cổ truyền, Valentine, giỗ tổ Hùng Vương, Giải phóng miền Nam, Trung Thu, 20/10, Giáng sinh... đặc biệt tranh thủ đòi quà ráo riết càng nhiều càng tốt.

NHÀ CỬA

Người Pờ Hò ít xây nhà mà chủ yếu đi phá nhà người khác, vì những lý do đạo đức và sự ổn định xã hội, nhà nước và các cá nhân đang cố gắng co cụm và thu hẹp sự phát triển của người Pờ Hò.

TRANG PHỤC

Trang phục của người Pờ Hò thường hở càng nhiều càng tốt, họ tin rằng quần áo là vật dơ bẩn và trái tự nhiên, vì thế khi không có mặt các lực lượng chức năng là người Pờ Hò thường cởi quần áo, ở truồng cho thoáng mát và phù hợp với tập tục của họ.
Ảnh minh hoạ là một số cô gái dân tộc Pờ Hò trong quá trình lao động sản xuất"

Đọc xong không nín được cười, nguồn đi chôm.

Monday, April 27, 2020

Về bài phát biểu của cán bộ cấp to trong tình thế "ngàn cân treo sợi tóc".

BÁC CẢ ƠI! NÓI THẬT NHÉ

Chiều qua đã đinh ngồi viết phần 3 của “THÁNG 5- THỜI VẬN VÀ ĐƯỜNG THẾ AN NGUY”, bống nhận được điện thoại của anh em gọi tới- khoe bài phát biểu quan trọng của bác Cả tại Hội nghị cán bộ toàn quốc hay lắm và mạnh mẽ lắm.
Hỏi- anh đã nghe chưa? Trả lời- chưa. Nói- Thời sự VTV1 phát từ hôm kia, 23.4 rồi. Trả lời- hay lắm và mạnh lắm hả? Hai hôm nay vùi đầu vào với Dịch thời huyền vi, nên không theo dõi, Mà được thế thì mừng rồi. Lại nói- nhưng anh phải trực tiếp nghe đã.

Haiza!…Trần tôi đành dừng bút và nghe laị bản tin trên- có trích dẫn mấy đoạn bác Cả nói trực tiếp. Nói thật nhé- nhìn sắc diện bác thì có vẻ khá lên trông thấy- mừng, nhưng cái giọng của bác vốn xưa nay đã oải nhược rồi, nên nghe xong không sướng, thậm chí vẫn cứ là điệu cũ và bài ca cũ- toàn lý thuyết suông là chính.

Một cách thỏa đáng- về mặt nhận thức thuần túy mà công khai nói lên như thế về thực trạng cán bộ đảng viên và những yêu cầu về công tác nhân sự lần này là một bước tiến rồi- không thì thụt và ém nhẹm như những kỳ đại hội trước nữa. Nhưng nên nhớ- bối cảnh và hiện tình đất nước cũng như thế giới giờ đã khác, rất khác rồi- tức đòi hỏi phải thay đổi hay là chết, chứ không phải là  kêu gọi và thuyết lý hoài về những thứ ai mà chà biết- rằng chuẩn bị thế này là để lo cho BCH TW, là phải biết vì dân vì nước, là phải tuyệt đối trung thành, gương mẫu, rồi "có khi phải gắn với trách nhiệm của người giới thiệu"- sao lại "có khi" lấp lửng và nửa vời thế?, rồi phải có con mắt tinh đời trong chọn lựa nhân sự- thế hóa ra từ trước đến nay đều mù cả sao? v.v… và v.v… Nên nhớ- những nguyên tắc đó chỉ có thời cộng sản đã coi nhẹ và bỏ qua suốt mấy chục năm nay, chứ nó cũ mèn như đất và các thời cha ông ta đã làm tốt hơn nhiều và nghiêm cẩn lắm- chịu khó đọc sử ở các thời thịnh trị như Lê-Lý-Trần-Lê-Nguyễn vốn có đầy, xứng để soi vào mà học lấy và tỉnh thức hồi đầu. Tóm lại- nói nó cũ và không có những dấu hiệu đột  phá bởi các lẽ chính như sau:

1. Như đã nói ở trên-  nội dung yêu cầu nêu ra vẫn thế và nặng về lý thuyết là chính, chứ không có những biện pháp/giải pháp cụ thể và quyết liệt hợp thời thế. Nên nhớ hiện tình của đội ngũ cùng thể chế là hủ bại và thối nát thực sự- không cần phải che đậy. Hơn thế- nguy cơ đối với sự tồn vong của dân nước là có thật và nóng bỏng, mà lỗi chính là do đảng cầm quyền mắc phải/gây ra- thiết nghĩ cũng không thể biện minh và chối bỏ được nữa, cho nên lại càng không thể chỉ trông vào kêu gọi và dền dứ mãi như thế. Phải đưa ra được những tiêu chí và định hướng cụ thể, với những chế tài gắt gao và rõ ràng cho những con người sẽ đứng vào đội tiên phong trong giai đoạn sống còn này, ví như có tinh thần tự cường để thoát Trung không? Có quyết từ bỏ các đặc quyền đặc lợi không? Có nuôi giữ tham vọng bè đảng và lợi ích nhóm hại dân hại nước không? Có dám để cho dân trực tiếp đánh giá và chọn đầy tớ của mình không? Có dám lập ra cơ chế minh bạch để giám sát quyền lực- dạng phổ quát của nhân loại như tam quyền phân lập không? Có dám tự tin đương đầu với những thay đổi căn bản về đường lối phát triển không- bằng trí lự và dấn thân, chứ không chỉ giỏi ngồi nhặt lẩy/ăn cóp/bề về, rồi đua nhau vâng dạ và vỗ tay nịnh thối. Hay như quen ngưỡng vọng Tầu-Nga, sao không nghe Putin tuyên bố thẳng thừng- quan chức nào không chứng minh được khối tài sản của mình thì tịch thu sung công quỹ- rất sòng phẳng và minh bạch, đằng này lại để cho luận điệu bảo kê cho lũ tội đồ ngáng nhiên nỏ mồn ngay trên diền đàn Quốc hội thì còn ra thể thống cống rãnh gì nữa?  v.v… và v.v...  Chừng nào những chuẩn mực ấy còn chưa được tôn cao và nghiêm ngặt bằng pháp lý, thì trước sau cũng chỉ là bổn cũ chép lại và bọn người tiểu nhân đắc chí- có thể chịu im hơi lặng tiếng một chút, để rồi sẽ lại ra mặt lấn lướt đến táng tận và phi nhân. Mới chỉ trong 3 tháng gồng mình chống ôn dịch, mà bao kẻ từ thượng tầng đến hạ tầng đã bất chấp cả lương tri-liêm sỉ để toan tính và vơ vét trên mồ hôi công sức của không chỉ người dân, mà ngay chính trên lưng của những cán bộ đảng viên mẫn cán- từ Thủ tướng trở xuống, thì liệu những lời kêu gọi và thuyết lý mùi mẫm như thế có cải hóa và làm thay đổi “một bộ phận không nhỏ” đã và đang tầng tầng lớp lớp ki sinh trên cơ thể của đảng, nhà nước và chế độ hay không? Rất khó thuyết phục để mà tin được, bác Cả ạ. Nội dung này xin giành nói ở phần 3- PHÁN XỬ, trong loạt bài “THÁNG 5- THỜI VẬN VÀ ĐƯỜNG THẾ AN NGUY”

2. Thử nhìn lại những gương mặt trong tiểu ban nhân sự lần này là những ai và thế nào, hay cũng đều là những gương mặt cũ, đã quá quen và quá rõ về nhân cách và tầm nhìn của họ- thì biết ngay là như thế nào. Bởi chính họ- những người đương ghế quyền uy lêch trời phải chịu trách nhiệm lớn nhất về thực trạng thối nát của hệ thống như hiện nay- bởi chính bác và đảng vẫn lớn tiếng về khâu tổ chức cán bộ là then chốt, quyết định ,mọi thắng lợi của đảng mà. Vậy nay chưa có thời nào trong lịch sử đảng ta lại tồi tệ và yếu kém đến thế, chứ chưa cần so với quá khứ vàng son của dân tộc. Ai đã từng cam tâm sao chép mẫu hình đặc khu của kẻ thù truyền kiếp vẽ sẵn cho để mưu toan áp đặt hiểm họa cho đất nước trong thời gian qua? Ai chuẩn chỉ cho lũ lĩ cán bộ đảng viên to nhỏ từ trung ương xuống các địa phương- để chúng có cơ hội trục danh vét lợi đến khủng khiếp, mà không ít đã phải vào tù hoặc đang và sẽ phải bị phơi bày/trừng trị v.v… và v.v… Giờ lại là những người cầm đao gác kiếm cửa chọn nhân sự cho kỳ tới- liệu có thực sự tin được nữa không? Hay lại giống như vô số gương mặt cũ nát và thối tha của các tiểu ban khác vừa bị phơi mặt nhờ côvi Vũ Hán? Những con người ấy mà bảo là có con mắt tinh tường và thực sự công tâm vì dân vì nước ư, có thể vẽ đường chỉ lối cho dấn nước thời nay- liệu có tin nổi được nữa không, thưa bác Cả? Lại nữa- cuối cùng thì vẫn là xu thế đảng lãnh đạo tập thể và lãnh tụ tập thể- chẳng giống ai và chắc chắn là chưa mở mắt ra trước thực tế mấy chục năm qua- cuối cùng thì hệ quả hay ít dở nhiều, thành ít bại nhiều và tội lỗi khôn lường, thì không ai chịu trách nhiệm cả, gần như hòa cả làng, hoặc có thì cơ bản cũng chỉ là rút kinh nghiệm nghiêm khắc/sâu sắc mà thôi. Một lần nữa- đây cũng chính là sự bảo thủ và hủ bại nhất trong chon lựa lề lối quản trị quốc gia của những người cộng sản. Bởi suy cho cùng, thì cái hay của mô hình này là có, nhưng nó lập tực bị biến tướng và lợi dụng thành vỏ bọc, thành tấm khiên đỡ đòn và trón lánh bổn trách cho cả giới tinh hoa và bè lũ trong đảng, chứ không phải là sự tôn vinh đúng mức các giá trị dân chủ và sáng suốt vì đại cuộc dân nước. Bởi trên thực tế- nó chỉ là thứ hoang tưởng như mô hình CNXN-CNCS-CNH và HĐH theo định hướng XHCN bấy lâu, mà không thể lớn nổi để đủ sức và xứng đáng chi phối và dẫn dắt cuộc trị quốc an dân đi tới thịnh cường. Giữa lãnh đạo tập thể và vai trò thủ lĩnh-đầu tàu mang tính “Gò thiêng” tụ hội là cả một trận đồ diệu dụng và minh bạch lắm, mà nói thẳng- cho đến nay nhân loại không dễ đưa ra được một hình mẫu thực thành đến thế. Và trên thực tế- sức hấp dẫn vẫn thuộc về mẫu hình truyền thống, đó là phải biết thừa nhận và tôn suy Gò cao-Gò thiêng tụ hội, nhất là trong những lúc lao khó trên đường thế an nguy, Câu chuyện này xin được bàn tới sau- nếu cần.

3. Nghe bác nói dài dài, mà đọng lại chỉ được hai điều đáng kể hơn cả. Thứ nhất là duy được một lần, bác nói trúng một câu- phải biết trung thành với tổ quốc, với nhân dân, rồi mới đến  đảng. còn sau đó toàn ngược lại, theo đúng nếp cũ tăm tối-  đảng vẫn xếp trước và đứng trên tất cả, kiểu “mừng đảng, rồi mới mừng xuân”-  thật kiêu ngạo vô lối và nghịch ngược mà thành vô đaọ, khiến không chỉ đảng, mà cả dân tộc phải chịu dính kẹt, gian khó và trầm luân ngay từ trong trứng nước đến giờ. Chớ coi đây là chuyện nhỏ, việc nhỏ- thậm chí là đại ác và đại nghịch từ trong tâm đấy, mà nhà Bụt coi là nghiệp ý- bất năng định nghiệp, không thể chuyển sang cửa sáng và kiếp sang được đâu, mà chỉ là đọa lạc vào ba cõi sáu đường luân hồi  mà thôi.  Ghi nhận thứ hai là câu bác Cả nói: Con mắt dân tinh tường lắm, họ biết hết- không dấu nổi đâu. Quả là đúng và đã thành chân lý muôn đời, chính trí tuệ dân gian mới là soi thấu và thù thắng nhất, có thể sánh ngang với mắt trời-thiên nhãn. Vậy sao đảng không biết tự cởi lòng mình ra- vừa làm đúng bổn phận đầy tớ của dân, vừa biết tận dụng nguồn trí tuệ vô song của họ, mà lại cứ muốn bịt mồm bịt miệng họ lại như thế? Đấy là chính đính hay phi nhân, là khôn hay là dại, là sáng hay là tối? Hoặc giả cứ phải rơi vào tình cảnh một sống hai chết như thuở mới ra đời, phải chui rúc hoạt động bí mật, thì mới biết sà vào lòng dân để được chở che và nuôi dựa?  Nhân đây- xin tấu lên bác Cả và đảng ta một điều: Đã nhân thức được sức mạnh của dân như thế thì đừng nói mồm nữa, mà hãy kíp thời mở ra một hành lang pháp lý để thực hành dân chủ, tạo điều kiên tốt nhất để người dân phát huy mọi tiềm năng vốn sẵn, có được tiếng nói chính đính- nhỏ thì giúp đảng sớm minh định và chọn ra được những gương mặt thật sự ưu tú vào đội ngũ lãnh đạo, còn lớn là đảm bảo sống còn cho công cuộc giữ và dựng nước hùng cường. Không thế, chắc chắn vận nước sẽ khó hanh thông, con đường dân nước sẽ lại gian truân và đảng dễ thành tội đồ dân tộc. Bởi từ giờ đến đại hội 13 chỉ còn là tính ngày và tính tháng nữa thôi, trong khi đại sự quốc gia chồng cao như núi và thách thức trải dài như sông. Dẫu biết cơ trời vận nước đang sáng, nhưng cơ nghiệp trần gian lại do chính con người tự tạo tác, mà chẳng thế lực nào có thể làm thay, nên bỗng chạnh lòng ái ngại và trắc ẩn vậy.

Các bạn lại hỏi- vậy anh viết lên đi. Trả lời- viết chứ, mà viết thẳng tưng, sao không? Nhưng viết mà không có người đáng nghe/đáng đọc thì cũng vô duyên hỉ? Lại nói- vậy anh có thể làm và ra tay chứ? Trả lời- sẵn sàng thôi, ít ra cũng tự xét có thể dư sức cống hiện tốt được thời gian kha khá đấy- kiểu "Make American great again" của Chim lớn ấy. Nói thật- ở đâu thì khó, chứ với dân tộc Việt Nam và con người Viêt Nam thì chuyện ấy trong tầm tay- chỉ cần 6 tháng đến một năm là rõ ngay, không phải chờ lâu và càng không là nói phét. Lời của thánh thần và cha ông cả đấy, còn không làm nổi thì tự giác nhường đường là may phúc. Dân gian dạy- một người biết lo bằng một kho người biết làm. Đã là có thần nhãn soi thấu, thì cần gì phải đàn lũ cùng bộ sậu nhí nhố chi cho tốn tiền của dân nước.- đa phần là hạng giá áo túi cơm, lồi rốn tốn cơm mà thôi- không che đậy và giả ngụy mãi được đâu Thế mà. Nhưng đảng và bè lũ sẽ không bao giờ dám coi đó là chân lý-sự thật để thực hành- biết tự tin và sáng suốt dấn bước và lên đường viên minh như thế. Trước sau vẫn lại là trò mèo đảng cử dân bầu thôi. Khà khà khà…

Đấy- câu chuyện nói thật với bác Cả của Trần tôi đại khái là thế, gọi là tếu táo đầu ngày tý cho vui- có gì không hay không phải xin bác Cả và các bạn bỏ quá cho kẻ ở núi. Duy tấm lòng là có thật và chí thành đấy. Mô Bụt!

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

— từ một người dân thủ đô
Hôm nay thành phố đã bước vào ngày thứ hai mươi mấy của cuộc chiến chống dịch cúm covid-19 giai đoạn hai đầy cam go. Anh lướt xe nhè nhẹ trên phố để về nhà khi trời bắt đầu nhá nhem tối, những cơn gió mát thoảng nhẹ thổi từ hồ Bảy Mẫu sang hồ Ba Mẫu, vừa qua cổng công viên Thống Nhất, một cô gái khá xinh xắn, dáng hình gợi cảm giơ bàn tay nhỏ nhắn ra vẫy vẫy anh, cô cất tiếng hỏi với theo: - Anh ơi, vui vẻ không anh ?!. Anh ngoái đầu lại mỉm cười đáp: - Vui chứ em, hôm nay anh vui lắm, bao nhiêu công ty sắp phá sản vì covid mà công ty anh vẫn có lương, cảm ơn em nhiều nhiều nhé! Xe đã lướt qua một lúc lâu mà trong lòng anh vẫn còn lưu lại một cảm giác ấm áp đến kỳ lạ; ở đâu đó giữa cái thành phố bình thường vốn đông đúc và xô bồ này vẫn có những tâm hồn đẹp đẽ và vô tư đến vậy, người con gái ấy thật biết quan tâm, chia sẻ cảm xúc với cộng đồng, dù rằng không hề quen biết.

Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE.vidi90)

Sunday, April 26, 2020

Nghệ sĩ Tuồng Đàm Liên

Đàm Liên vừa mất hôm qua. Tôi có một cơ may, hồi nhỏ được gặp và biết nhiều danh nhân. Nhiều người ngày nay chỉ còn là tên đường hoặc một mục trong từ điển. Đối với tôi là một kỷ niệm sống động một thời. 
     Nhân dịp bà mất tôi mới có dịp xem lại chuỗi clip rất đặc sắc và tinh tế của Lê Quốc Vinh. Cách dựng lại chân dung nhân vật của Vinh rất độc đáo và giá trị, đáng ra phải có rất nhiều nữa. Trong tương lai Vinh có lẽ cũng sẽ là một tượng đài của truyền thông.
    Tôi vốn không phải là người yêu thích Tuồng. Nhưng cũng biết giá trị của nó trong nghệ thuật sân khấu. Tuy vậy, kỷ niệm về Tuồng của tôi gắn liên với một người em trai của bà nội tôi, nhà soạn kịch Liên Nguyễn, thuộc đoàn tuồng Liên Khu Năm. Năm tôi 13 tuổi, ông Liên đưa tôi đến chơi ở Khu Văn Công Mai Dịch. Buổi trưa ăn bún riêu cua thì phải. Rất nhiều các cô văn công xinh đẹp, trẻ, đều gọi ông tôi bằng anh. Dĩ nhiên tôi phải gọi tất cả bằng "bà", tuy vậy tôi được phép gọi bằng "cô", tuy có cô chỉ dám xưng chị. Tất cả đều nói giọng Quảng Nam, và đều là nghệ sĩ Tuồng hay ca kịch Quảng.  Trong số đó có Đàm Liên, nếu tính lại thì có lẽ năm đó cô mới 25.  Khi cô Liên không có mặt ở đó, ông tôi mới nói Đàm Liên rất giỏi, rất đẹp. Kỷ niệm chỉ có thế.
    Hôm đó cũng có mặt cô Thi, em gái nuôi của ông tôi, tôi kiên quyết gọi bằng "bà", nhưng sau đó tôi học trường Dịch Vọng cạnh nhà bà, trưa hay về ăn cơm nên thuyết phục được tôi gọi bằng cô. 
    Điều đáng nói, ông tôi còn trẻ sống giữa một đám nữ văn công trẻ đẹp như thế mà vẫn rất điềm đạm, chừng mực và chung thủy với bà vợ ở miền Nam.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

Sự thật Công thư 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Nguyễn Ái Việt: Bài này rất hay
    Tôi vốn rất quý mến Thủ Tướng Phạm Văn Đồng, người tôi cho là rất "lão thực" trong số các lãnh đạo miền Bắc thời đó. 
     Tôi cũng nhiều lần tranh cãi với một số anh tự cho mình là phái "Quốc gia" ở Mỹ về chuyện này. Tôi không có chuyên môn và nghiên cứu sâu nên không thể bênh vực PVĐ trong công hàm này. Nhưng tôi cho họ vì mâu thuẫn ý thức hệ mà cố tình công nhận công hàm này như bằng chứng "bán nước" là tiếp tay cho lập luận của Trung Quốc, thì chẳng khác nào sống kiểu "hòn dái" (dịch từ tiếng Hung là "here módon élnek"). 
     Lúc đó tôi chỉ biết "công hàm" là một văn bản ngoại giao, để thể hiện một cử chỉ ngoại giao, không phải văn bản pháp lý lại càng không có ý nghĩa công nhận toàn văn tuyên bố của TQ. Nhưng phân tích như thế này quả là xác đáng.   

TTO - Tuổi Trẻ Online xin giới thiệu nội dung phỏng vấn thạc sĩ Hoàng Việt - một nhà nghiên cứu lâu năm về biển Đông - để bạn đọc hiểu rõ các vấn đề về công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai ngày 14-9-1958.

Công thư 1958 không đề cập chủ quyền lãnh thổ

* Xin ông cho biết về bối cảnh ra đời cũng như mục đích của công thư ngày 14-9-1958 mà cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Tổng lý Quốc vụ viện Chu Ân Lai?

- Trong thời gian từ năm 1956 đến năm 1965, lúc này sự can thiệp của Hoa Kỳ vào chiến tranh Việt Nam ngày càng lên cao, Việt Nam Dân chủ cộng hòa (VNDCCH) phải tận dụng tất cả mọi nỗ lực để giành chiến thắng trên chiến trường.

Với sức mạnh hạn chế của mình, VNDCCH đã phải tranh thủ sự giúp đỡ của các quốc gia khác, đặc biệt là từ Trung Quốc, một quốc gia vốn nằm cạnh Việt Nam, và cũng là một trong các “anh cả” của chủ nghĩa cộng sản. Đã có nhiều sự phối hợp từ quân đội VNDCCH và Giải phóng quân Trung Quốc.

Năm 1949, lực lượng quân sự của VNDCCH đã giải phóng Trúc Sơn (thuộc lãnh thổ của Trung Quốc) từ tay của Quốc dân đảng và sau đó trao lại cho Giải phóng quân Trung Quốc.

Rồi năm 1957, Hồng quân Trung Quốc đã chiếm đảo Bạch Long Vĩ rồi sau đó trao trả lại cho phía VNDCCH.

Phía Trung Quốc còn nhắc là Việt Nam chiến đấu không chỉ bảo vệ lãnh thổ của Việt Nam, mà còn đối với cả lãnh thổ Trung Quốc trước sự đe dọa của Hoa Kỳ.

Lúc này trật tự thế giới được chia thành hai phe: tư bản chủ nghĩa do Hoa Kỳ đứng đầu và xã hội chủ nghĩa do Liên Xô, Trung Quốc đứng đầu.

Sau khi CHND Trung Hoa chiến thắng Quốc dân đảng, Quốc dân đảng phải chạy sang Đài Loan, CHND Trung Hoa muốn giải phóng Đài Loan bằng vũ lực, nhưng Hoa Kỳ đã trợ giúp cho Đài Loan, từ đó đã dẫn đến cuộc chiến giành các đảo Kim Môn, Mã Tổ.

Năm 1958 cũng là năm đầu tiên của Hội nghị công ước luật biển lần thứ nhất nhóm họp, các quốc gia tranh cãi các quan điểm pháp lý về các vùng biển khác nhau.

Phía Hoa Kỳ cho rằng lãnh hải chỉ bao gồm 3 hải lý, còn Trung Quốc và một số quốc gia khác ủng hộ quan điểm lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý.

Chính vì vậy, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã đưa ra một công hàm để khẳng định chiều rộng lãnh hải của Trung Quốc là 12 hải lý mà ta thấy Thủ tướng Phạm Văn Đồng có nhắc đến trong công thư ngày 14-9-1958 của mình.

Trong tinh thần ủng hộ Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có thư phúc đáp cho việc đồng ý công nhận “hải phận” - tức lãnh hải của Trung Quốc là 12 hải lý.

Như vậy, công thư này cho thấy nó mang một sự cam kết về mặt chính trị hơn là về pháp lý, đây cũng là một hình thức mà các nước xã hội chủ nghĩa thường hay sử dụng để thể hiện tình đoàn kết trong tinh thần anh em trong phong trào vô sản quốc tế.

* Vậy tại sao Trung Quốc lại có lập luận khác về giá trị pháp lý của công thư này?

- Sau này, phía Trung Quốc hay sử dụng công thư này để biện minh rằng Việt Nam đã chính thức công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Họ cũng biện minh rằng khi CHXHCN Việt Nam bác bỏ điều này và cho rằng Việt Nam có đầy đủ chủ quyền một cách hợp pháp đối với Hoàng Sa, Trường Sa tức là Việt Nam đã vi phạm tới nguyên tắc estopel (tức là Việt Nam không thể đã thừa nhận lúc năm 1958 rồi sau này lại không thừa nhận, như vậy là mâu thuẫn trong lập luận của mình).

Để phân tích về giá trị pháp lý của công thư, ta thấy như sau:

Thứ nhất, công thư này nhằm trả lời cho một công hàm của Chính phủ Trung Quốc do Thủ tướng Chu Ân Lai ký về việc “công nhận hải phận 12 hải lý” là một tuyên bố đơn phương. Yếu tố chủ yếu trong tuyên bố đơn phương là việc thể hiện sự mong muốn. Sự thể hiện mong muốn này cần phải được giải thích bằng cách phân tích đối tượng và mục tiêu của tuyên bố đơn phương này trong các diễn biến lịch sử.

Việc giải thích ý chí của một quốc gia trong một tuyên bố đơn phương như vậy cần phải được diễn giải một cách thận trọng, và đối tượng của sự cam kết trong tuyên bố đơn phương đó phải được xác định chính xác. Lịch sử hình thành và ra đời của công thư như đã được trình bày ở trên.

Vậy công thư này có thể được hiểu là một tuyên bố từ bỏ chủ quyền của phía VNDCCH không? Đối với các yêu sách về lãnh thổ trong luật quốc tế, cũng như sự từ bỏ các yêu sách đó phải được trình bày một cách rõ ràng và không có suy diễn. Tuy nhiên, công thư do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký này không chứa đựng bất kỳ sự từ bỏ rõ ràng nào về chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Nội dung công thư không thể hiện một sự bắt buộc từ bỏ chủ quyền.

Và thêm nữa, đối với các sự chuyển nhượng lãnh thổ, thì Thủ tướng VNDCCH không có thẩm quyền quyết định việc ấy, mà phải là cơ quan quyền lực tối thượng ở Việt Nam là Quốc hội. Và cuối cùng, VNDCCH không thể quyết định hoặc chuyển giao một thứ mà VNDCCH không có thẩm quyền quản lý theo công pháp quốc tế, và cũng không kiểm soát nó trong thực tế.

Bởi vì theo các quy định trong Hiệp định Geneve năm 1954 thì lúc này trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại song song hai quốc gia, từ vĩ tuyến 17 trở ra phía Bắc là VNDCCH, còn từ vĩ tuyến 17 trở vào phía Nam là lãnh thổ thuộc VNCH. Hoàng Sa, Trường Sa đều nằm ở phía Nam của vĩ tuyến 17, vì thế về mặt pháp lý cũng như trong thực tế, hai quần đảo này là đối tượng quản lý của VNCH, và vì thế, những tuyên bố của phía VNDCCH đối với Hoàng Sa, Trường Sa vào thời điểm này là không có giá trị pháp lý.

Thứ hai, phía Trung Quốc thường đưa ra lập luận là vì Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, Trường Sa và nay Việt Nam khước từ không công nhận điều đó thì Việt Nam đã vi phạm nguyên tắc estopel trong luật quốc tế.

Về vấn đề này thì trước hết phải xem xét tính chất pháp lý của việc công nhận xem nó có đáp ứng đầy đủ các yếu tố của một công nhận chính thức của một quốc gia liên quan đến một lãnh thổ hay không. Và như đã phân tích ở trên, công thư do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký này không cấu thành đầy đủ cho một sự công nhận chính thức của quốc gia về yêu sách lãnh thổ, cho nên nếu đã không có sự thừa nhận thì làm gì mà vi phạm estopel.

Và tiếp theo, estopel là một nguyên tắc bắt đầu từ trong nội luật của nước Anh, sau này được phát triển và công nhận trong luật quốc tế liên quan đến lãnh thổ. Tuy nhiên, hiểu về estopel là một điều phức tạp, nó không đơn thuần như các suy luận thông thường là một quốc gia cứ phát biểu một điều gì là bị ràng buộc bởi estopel. Nói đơn giản là có những lời hứa cho gì đó của một ai đó, thì người đưa ra lời hứa đó sẽ bị ràng buộc về mặt pháp lý, tuy nhiên, không phải lời hứa nào cũng bị ràng buộc pháp lý như vậy.

Estopel cũng được hiểu tương tự như vậy, tức là tuyên bố về một lãnh thổ sẽ bị ràng buộc bởi estopel. Nhưng như TS Từ Đặng Minh Thu đã phân tích: Phải đáp ứng được các điều kiện sau thì mới hình thành một estopel:

Lời tuyên bố hoặc hành động phải do một người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu, và phải được phát biểu một cách rõ ràng, công khai.
Quốc gia nại “estopel” phải chứng minh rằng mình đã dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia kia mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động. Yếu tố này trong luật quốc nội Anh - Mỹ gọi là “reliance”.
Quốc gia nại “estopel” cũng phải chứng minh rằng vì dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, mình đã bị thiệt hại, hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó.
Nhiều bản án còn đòi hỏi lời tuyên bố hoặc hoạt động phải được phát biểu một cách liên tục và trường kỳ.
Như vậy, xem xét các điều kiện trên, ta thấy công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng khó mà đáp ứng được các yêu cầu để trở thành một estopel. Vì thế nó chỉ nên được coi như một lời hứa vô thưởng vô phạt mà thôi.

* Xin cảm ơn ông.

Trong cuộc họp báo quốc tế chiều 23-5, ông Trần Duy Hải - phó chủ nhiệm UB Biên giới quốc gia - đã lên tiếng về công thư năm 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Cụ thể, ông Hải nói: “Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là văn bản ngoại giao, nó có giá trị pháp lý về những vấn đề được nêu trong nội dung, đó là Việt Nam tôn trọng 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố. Công thư không đề cập chủ quyền lãnh thổ, vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa nên đương nhiên nó không có giá trị pháp lý trong vấn đề chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa. Thứ hai, giá trị công thư cũng phải đặt trong bối cảnh cụ thể. Công thư gửi cho Trung Quốc trong bối cảnh Hoàng Sa, Trường Sa đang thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa theo Hiệp định Genève 1954 mà Trung Quốc có tham gia. Do đó, tôi xin nói logic thông thường là bạn không thể cho người khác cái gì khi bạn chưa có được (cái đó)”.

Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng Viện Chiến lược - Bộ Công an:

“Công thư không thể có giá trị pháp lý bằng Hiệp định Geneve”

Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng thật ra là một bức công điện. Mục đích của nó không liên quan đến việc xác định chủ quyền. Nên nhớ vào năm 1958, tiềm lực quốc phòng của Mỹ ở thế áp đảo, gấp 10 lần tiềm lực quốc phòng của Trung Quốc. Tàu chiến của Mỹ suốt ngày hành trình ở bờ biển Phúc Kiến (Đài Loan), thậm chí chĩa pháo vào Trung Quốc. Khi Mỹ ép buộc Trung Quốc thì Việt Nam khi đó là đồng minh của Trung Quốc. Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng do đó chuyển tải thông điệp là 25 triệu người Việt Nam đứng bên cạnh 650 triệu người Trung Quốc. Đó là tinh thần thực chất.

Thứ hai, điều 4 Hiệp định Geneve 1954 quy định Việt Nam Cộng hòa quản lý vùng biển đảo phía nam vĩ tuyến 17, tức bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là văn bản pháp lý quan trọng nhất và duy nhất trong thế kỷ 20 khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Phải đặt một công thư bên cạnh một hiệp định quốc tế thì chúng ta sẽ thấy rõ hiệu lực pháp lý của chúng thế nào. Có thể so sánh thế này: công thư tương đương như một văn bản cấp xã, Hiệp định Geneve thì như một văn bản của Thủ tướng chính phủ. Điều đó có nghĩa là chỉ có Hiệp định Geneve mới có thể phủ định công thư. Do vậy, giá trị pháp lý của công thư ở mức rất thấp so với Hiệp định Geneve.

HƯƠNG GIANG thực hiện 
24.05.2014