Trận Ấp Bắc và trận Ia Drang. Hôm qua tình cờ đọc về hai trận này. Cẩn thận đối chiếu tài liệu nhiều phía để xem thực hư thế nào. Thấy rằng: Trong trận Ấp Bắc, liên quân Mỹ-Nam Việt Nam thua rõ ràng, với quân số gấp 5 lần lại có pháo binh, không quân, xe bọc thép yểm hộ. Tất nhiên có lý luận là cuối cùng liên quân chiếm được chiến trường. Ý nghĩa của Ấp Bắc là với điều kiện vũ khí bình thường, chênh lệch về quân số và vũ khí yểm trợ, quân Việt Cộng có thể thắng liên quân. Điều đó đã dẫn tới các cuộc đụng độ liên tiếp sau đó. Trước Ấp Bắc, phía Việt Cộng luôn tránh xung đột ở quy mô lớn. Có lẽ đây là thử nghiệm thành công của tướng Nguyễn Chí Thanh, theo chủ trương sử dụng bạo lực của Lê Duẩn. Nếu trận Ấp Bắc, liên quân mà thắng thì đường lối giải phóng miền Nam bằng quân sự của Lê Duẩn, vốn ngược với nhận thức chung lúc đó, chưa chắc đã được thực thi tiếp tục. Trận Ia Drang, cũng là một cột mốc lịch sử. Trận này sự tham chiến của quân đội Nam Việt Nam chỉ là tượng trưng. Đây là đụng độ ở cấp Sư Đoàn của quân đội chính quy Bắc Việt và Mỹ. Tất nhiên ưu thế về vũ khí vẫn nghiêng về Mỹ, vì quân Bắc Việt chưa có xe bọc thép và không quân. Sau trận này cả hai bên đều tuyên bố giành được chiến thắng. Với ưu thế về không quân, phía Mỹ vẫn chiếm được chiến trường, thắng theo quan niệm cổ điển. Tuy nhiên như nhà báo Galloway nói: Sau trận này Hồ Chí Minh có thể tin chắc rằng quân của ông sẽ thắng quân Mỹ. Như vậy thì phải tính là thất bại ở phía Mỹ. Cần nói thêm, mục đích của trận Ia Drang, là theo chiến lược "tìm và diệt" của phía Mỹ, thu hút tập trung binh lực lớn của Bắc Việt rồi tập trung hỏa lực không quân xe tăng pháo binh để diệt khối lớn. Nếu vậy thì rõ ràng mục tiêu không đạt được chút nào. Câu hỏi chỉ đặt ra là thương vong của phía Bắc Việt có vẻ như bị phía Mỹ thổi phồng quá mức. Trong phim We were soldier có mô tả quân Bắc Việt chết như rạ khi xông lên một các rất ngu muội, nhiều khả năng là để biện hộ cho thất bại. Có lẽ đây là điểm cần tranh cãi và làm sáng tỏ duy nhất.
Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)
No comments:
Post a Comment