Friday, April 30, 2021

Dưới chế độ thực dân và dưới chế độ/định hướng xhcn

 80 năm Pháp đô hộ VN đã lấy đi bao nhiêu tài nguyên qui đổi ra tiền nhỉ? 

Nước Pháp để lại hạ tầng qui đổi ra tiền là bao nhiêu nhỉ? 

Liệu có lấy nhiều hơn xây? 

Chưa có một nghiên cứu lịch sử kinh tế thời thuộc địa nào được giới thiệu cho công chúng nhưng 80 năm họ ở VN quả thật là đã tạo ra được một lớp trí thức ưu tú với số lượng hàng chục ngàn người mà rủi thay cuộc nội chiến với bên thắng cuộc là cộng sản đã dọn gần sạch lứa trí thức tinh hoa này. 

Sau 46 năm hòa bình, có vẻ người Việt không tự đào tạo ra được bao nhiêu tinh hoa. Từ góc nhìn về trí thức này thì việc đuổi người Pháp đi bằng bạo lực có lẽ là một sai lầm vô cùng lớn của dân tộc chăng?

***

📚

45 NĂM CHÍNH SÁCH “TRIỆT NGƯỜI”

Trong hồi ký Viết trên gác bút, nhà văn Nguyễn Thụy Long (cháu ruột nhà văn Nguyễn Bá Học, người nổi tiếng với câu “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”), kể lại thảm cảnh một vụ tịch thu sách năm 1975 sau khi chính quyền mới tiếp quản Sài Gòn: “Một cửa hiệu chuyên cho thuê truyện tại đường Huỳnh Quang Tiên bên cạnh nhà thờ Ba Chuông tại Phú Nhuận phát nổ khi đoàn thu gom sách mang băng đỏ xâm nhập tiệm. Ông chủ nhà sách mời tất cả vào nhà. Rồi một trái lựu đạn nổ. Chuyện xảy ra không ai ngờ. Đương nhiên là có đổ máu... Cả chủ tiệm cũng mạng vong”…

Câu chuyện ông chủ hiệu sách uất ức thà chết còn hơn nhìn “băng đỏ” gom và ném sách đi đốt chỉ là một trong những bi kịch của miền Nam sau 1975. Không chỉ đốt sách, con người cũng bị triệt, đến tận cùng. Nhà văn, nhà báo, nhà giáo, bác sĩ, kỹ sư… đều bị tống đi học tập cải tạo. Miền Nam không chỉ đột nhiên rơi vào tình trạng thống khổ cùng cực mà còn chứng kiến những cảnh không thể tưởng tượng: phu nhân đại tá đi bán rong, vợ giáo sư buôn vỉa hè, thầy giáo mưu sinh bằng xích lô, ký giả chạy xe lam, con sĩ quan xếp hàng mua từng ký gạo… Những hình ảnh đã đột ngột làm biến dạng miền Nam sau 1975. 

Trong số “đối tượng” hứng chịu sự trả thù vô lý và nghiệt ngã có những trí thức đỉnh cao mà trí tuệ họ xứng đáng đại diện cho dân tộc Việt. Điều đáng tiếc nhất là một số trí thức này đã phải “trả giá” cho lòng yêu nước, khi họ chọn ở lại mà không đi nước ngoài sau 1975, với niềm tin ngây thơ vào chế độ mới và với nhiệt tâm đóng góp tái thiết sau chiến tranh. Quê hương, với họ, là nước nhà; là đất nước và mái nhà. 

Sinh năm 1929 tại Cần Thơ, giáo sư Phạm Hoàng Hộ có bằng Cử nhân khoa học, thủ khoa Thực Vật học, Paris; bằng Cao học Vạn Vật học, Paris; bằng Thạc sĩ/Agrégé Vạn vật học; bằng Tiến sĩ Khoa học/Vạn vật học, Paris. Giáo sư Hộ từng là giám đốc Hải học viện Nha Trang; Khoa trưởng Đại học Sư phạm Sài Gòn; Tổng trưởng Quốc gia Giáo dục; Viện trưởng sáng lập Viện Đại học Cần Thơ… Ông cũng là Hội viên Hội Thực vật học Pháp; Hội viện Hội Tảo học Quốc tế; Hội viện Hội Viện trưởng Đại học Quốc tế; Cố vấn Môi sinh Uỷ ban Quốc Tế Sông Mekong… Giáo sư Hộ là người vận động cho bằng được việc thành lập ngôi trường đại học đầu tiên ở miền Tây vào giữa thập niên 1960. Đó là Viện Đại học Cần Thơ, nơi canh nông trở thành môn khoa học chính quy được đào tạo như một chuyên ngành đại học. 

Sau 9 năm sống dưới chế độ mới, giáo sư Hộ, từ khát vọng, trở nên thất vọng. Môi trường giáo dục bị thay đổi hoàn toàn. Nó bị cào xé rách nát để thay bằng chiếc áo thô đính băng đỏ. Cuối cùng, năm 1984, khi được Chính phủ Pháp mời sang thỉnh giảng, giáo sư Hộ quyết định ở lại Paris. Tại Pháp, ông vùi mình vào Viện Bảo Tàng Thiên nhiên Quốc gia Paris (thuộc hệ thống Đại học Sorbonne), miệt mài làm việc suốt sáu năm, bổ túc cho công trình Cây Cỏ Việt Nam của ông – một công trình đồ sộ có giá trị đến mức giới thực vật học thế giới phải nghiêng mình ngưỡng mộ.

Không như giáo sư Hộ, giáo sư Nguyễn Duy Xuân có số phận cay nghiệt gấp nhiều lần. Từng được giáo sư Hộ mời về Viện Đại học Cần Thơ thay mình ở ghế viện trưởng, giáo sư Xuân tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế tại Đại học Vanderbilt, Mỹ. Giáo sư Xuân cũng là vị Tổng trưởng Bộ Văn hóa Giáo dục cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa. Một bài báo trên Thanh Niên (28-4-2015) nhắc lại: “Theo giáo sư Võ Tòng Xuân, trước ngày 30-4-1975, những người nào có chức sắc ở Viện Đại học Cần Thơ đều được cấp một tấm giấy coi như giấy thông hành để ra nước ngoài khi có biến cố. Với chức vụ tương đương bộ trưởng, giáo sư Nguyễn Duy Xuân có thể ra nước ngoài bất cứ lúc nào nếu muốn nhưng ông vẫn ở lại Việt Nam”. 

Không chỉ không được trọng vọng, giáo sư Xuân còn bị tống đi tù, bị giam tại trại Hà-Nam-Ninh. Cuối cùng, năm 1986, giáo sư Xuân bỏ mạng chốn thâm sơn cùng cốc. Nhắc lại điều này, bác sĩ Ngô Thế Vinh không giấu được chua xót: “Tôi không thể không tự hỏi nếu không có 11 năm giam hãm đầy đọa độc ác và vô ích của những người cộng sản thắng cuộc, nếu giáo sư Nguyễn Duy Xuân, một tiến sĩ kinh tế tài ba và giàu lòng yêu nước, vẫn tiếp tục ở lại xây dựng Viện Đại học Cần Thơ với nhịp độ 1966-1975 thì không biết Viện Đại học Cần Thơ và ĐBSCL sẽ phát triển và tiến xa tới đâu”…

Sẽ phát triển và tiến xa tới đâu, nếu Việt Nam sau 1975 trân trọng trí tuệ và tài năng của các trí thức như giáo sư Phạm Hoàng Hộ, giáo sư Nguyễn Duy Xuân, giáo sư Lê Xuân Khoa, cụ Bùi Diễm, bác sĩ Ngô Thế Vinh, giáo sư Nguyễn Tiến Hưng, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, ông Đỗ Văn Thảo (cựu Phó Tổng Thanh Tra Ngân Hàng Quốc Gia; bị đi “cải tạo”), giáo sư Vũ Quốc Thông (Khoa trưởng Đại học Luật khoa Sài Gòn, cũng bị đi tù)?… Sẽ phát triển và tiến xa tới đâu, nếu chế độ cai trị - luôn dễ bị “kích động” một cách thái quá cái gọi là “tự hào dân tộc” - biết dùng hiền tài, để sự tự hào có phần đóng góp của những trí thức đỉnh cao và trí thức đúng nghĩa? Trí thức chân chính là những người không chỉ “thể hiện” lòng yêu nước bằng ngôn từ. Họ là những người không bao giờ ngưng bồn chồn lo lắng cho sự tụt hậu nước nhà cùng sự lấn át ngoại bang. 

Trong bài viết trên tờ Một Thế Giới ngày 2-2-2017, tác giả Lê Học Lãnh Vân thuật lại tâm sự của giáo sư Phạm Hoàng Hộ trong một lần gặp ông tại Pháp giữa thập niên 1980: “Nhiều người Trung Quốc từ đại lục và cả từ Đài Loan, Singapore đã đến tìm học các bộ sưu tập thực vật Đông Dương của Pháp. Tôi không biết họ có chủ trương gì đó không. Tài nguyên nước mình, mình phải biết. Mình không biết mà người ta biết thì người ta xài hết của dân mình. Lãnh vực nào cũng vậy riết rồi người ta áp chế mình, ăn trên ngồi trước còn mình cắm đầu dưới đất, tiếng là có độc lập mà còn thua hồi thuộc Pháp!”… 

Chưa ai thống kê cho thấy có bao nhiêu trí thức kiều bào vang danh nước ngoài nhưng không được mời về hoặc họ không buồn về. Thậm chí có những người bị cấm về, dù hệ thống tuyên truyền chế độ luôn ra rả về sự “trân trọng đón chào” trí thức hải ngoại. Một số trí thức đã quyết định không về. Họ không tin và họ có đủ bằng chứng để không tin nhà cầm quyền. Khi những Nguyễn Quang A, Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, Chu Hảo… còn là “thành phần phản động” thì không ai còn ngây thơ để ngộ nhận sự “thành thật” của nhà cầm quyền đối với trí thức. 45 năm sau 1975, chế độ cai trị vẫn tiếp tục chính sách “triệt người”, “triệt” cả chính người của họ. Trí thức muốn đóng góp và xây dựng nhằm thay đổi chính sách đã và sẽ không có cơ hội.  

Một trong những trí thức mà khi tiếp xúc, tôi luôn nhìn thấy sự nhiệt tình dữ dội của ông dành cho nước nhà. Nói chuyện với ông có cảm giác như đang ngồi trước một sinh viên tràn đầy nhiệt huyết, dù ông đã gần 80 tuổi. Đó là bác sĩ Ngô Thế Vinh. Ông là một trong những người Việt Nam luôn nặng tình với miền Tây, với đồng bằng sông Cửu Long, một cách bền bỉ, dù quê quán ông ở Hà Nội. Ông là tác giả quyển khảo cứu Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng. Ông cũng là tác giả quyển Mekong, dòng sông nghẽn mạch… Việt Nam không chỉ có dòng Mekong nghẽn mạch. Việt Nam đang bị nghẽn cả dòng trí tuệ của các bậc trí thức minh tuệ-hùng tâm.

MẠNH KIM

Thursday, April 29, 2021

Cô Nhíp

 NCB: Có thể cô ấy như nhiều người khác, theo ngọn cờ sao vàng nửa đỏ nửa xanh.

Nhưng màu cờ ấy ko còn nữa, cùng với những hào quang của bên thắng cuộc, chỉ còn sự thật đang phơi bày khắp nơi, 1 sự lừa dối vì lòng yêu nước đã bị phản bội!

Ngày 29 tháng 4 năm 1975, Cao Thị Nhíp, nữ chiến sĩ cách mạng đã dẫn đường cho xe tăng của cộng sản Bắc Việt từ Củ Chi vào chiếm phi trường Tân Sơn Nhứt. 

Năm 1976, phim “Cô Nhíp”, một cuốn phim về đề tài cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1975 được chiếu trên truyền hình cả nước. Nhân vật cô Nhíp trong phim do chính con người thật của nữ chiến sĩ cách mạng Cao Thị Nhíp đóng vai chính. 

Năm 1983, nữ chiến sĩ cách mạng Cao Thị Nhíp đã sang Mỹ định cư tại thành phố Garden Grove, tiểu bang California, thay tên đổi họ và trở thành công dân Hoa Kỳ. 

Tại sao cô Nhíp không ở lại Việt Nam để tận hưởng thành quả to lớn của cách mạng do cô góp phần mang lại mà sang Mỹ định cư? Phải chăng cô Nhíp muốn theo đuổi đánh Mỹ đến cả đời?

Mike Pham

Wednesday, April 28, 2021

Minh quân và sự thay đổi

 Đổi thế hệ,

     Người ta thường thấy các vua chết trẻ. Nhất là vua hay lãnh đạo tài thường chết trẻ. Không biết vì phải nghĩ mưu kế nhiều hay do tam cung lục viện và thê thiếp nhiều. Tuy nhiên ít ai nghĩ đến chuyện nếu các cụ sống thêm vài năm thì sao. Ta có thể giả thiết rằng nếu tất cả vị đứng đầu kể từ tù trưởng bộ lạc, vua, hoàng đế, chính khách, mỗi người đều thọ thêm 5-10 năm. Nếu vậy có lẽ chúng ta đang ở thời kỳ chiếm hữu nô lệ, hoặc đồ đá. 

      Khi nhà vua hoặc tù trưởng băng hà, đó là một cơ hội đổi mới chính sách, đổi mới nhân sự và đổi mới cách suy nghĩ. Có thể có thụt lùi, nhưng đó là thử nghiệm cần thiết để tiến lên. Nếu Hùng vương sống mãi, chúng ta sẽ mãi đúc đồng, không chịu dùng đồ sắt. Nếu An Dương Vương sống mãi, chúng ta sẽ mãi mặc áo lông ngỗng, xây thành ốc.  Nếu Hai Bà Trưng sống mãi chúng ta sẽ còn cưỡi voi. Nếu Quang Trung sống mãi, biết đâu ông không chiếm Trung Quốc và ngày nay chúng ta sẽ giống như Mãn Châu. Như vậy các vị tù trưởng sẽ mãi cố mài đá cho tinh xảo, và thêm vài ngàn năm mài đá là chuyện bình thường. Có thể rìu đá của chúng ta sẽ đẹp đẽ, mạnh mẽ, tinh xảo hơn những lưỡi rìu thấy ở bảo tàng rất nhiều. Chúng ta sẽ có những cung điện đá tráng lệ. Nhưng dù sao chúng chỉ là ..... đá.

       Có những chính sách tốt mà chết yểu do người chủ trương không đủ thời gian hoàn thành. Nhưng nói chung thì thay đổi thế hệ là bắt buộc. Tôi nghĩ Lê Thánh Tông, Minh Mạng, Trần Nghệ Tông sống quá lâu và bắt đầu có những điều nhảm nhí, nói đúng hơn thì những điều nhảm nhí vốn có của họ đã quá mức xã hội có thể chịu đựng. Cho dù họ đều là những bậc minh quân hiểu việc đời.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

Tuesday, April 27, 2021

Sư tử và linh cẩu

 VẠN CỐT KHÔ 

Bài viết trên BBC khá gây xôn xao nhưng không bất ngờ, khi một cuốn sách nói là "xét lại vai trò của tướng Giáp" được viết bởi "con gái Lê Đức Thọ"(theo BBC) và được đưa lên "trang nhà Lê Đức Anh". 

Lê Đức Thọ đã làm những việc này từ năm 1967 và Lê Đức Anh thì mãi tới năm 1991 vẫn còn dựng lên vụ "Năm Châu, Sáu Sứ" để hại tướng Giáp. Nếu lúc ấy, TBT Nguyễn Văn Linh đưa ra Bộ Chính trị bản "Báo cáo của trung tướng Võ Viết Thanh" thì số phận chính trị của Lê Đức Anh đã kết thúc.

Ngay sau ngày 30-4-1975, khi xương cốt của những người lính trận chưa kịp khô, Văn Tiến Dũng đã viết sách coi như không có vai trò tướng Giáp. Năm 1994, trong một cuộc phỏng vấn riêng, tôi hỏi tướng Giáp: "Thưa Đại tướng, ở thời điểm Chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra, Đại tướng đang là Bí thư Quân ủy TƯ, Tổng tư lệnh các LLVT, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, sao trong cuốn Đại Thắng Mùa Xuân lại nhắc rất ít đến vai trò của Đại tướng?"

Tướng Giáp nghiêm mặt lại, chỉ sang tướng Lê Phi Long, Cục phó Cục Tác chiến, nói: "Long, cậu biết, Nhật ký Tổng hành dinh ghi rõ, tôi lệnh gì, anh Ba lệnh gì. Các nhà báo, các nhà sử học muốn tìm hiểu sự thật phải đọc Nhật ký Tổng hành dinh chứ không nên căn cứ vào tuyên bố của một ai đó".

Năm 2005, suốt tuần lễ trước 30-4, báo Quân Đội Nhân Dân đăng loạt bài của Tướng Lê Hữu Đức. Tướng Lê Hữu Đức, còn gọi là Đức Cụt, là một trong những chỉ huy đầu tiên đánh Mỹ trên mặt trận Tây Nguyên. Ông là một trong 4 người thuộc "Tổ Trung Tâm" được lập ra bởi Tướng Giáp, bí mật suốt hai năm liền nghiên cứu kế hoạch "giải phóng miền Nam". Việc chọn Buôn Mê Thuột để đánh trận mở đầu là việc được tính rất kỹ của Tổ Trung tâm, trước khi trình ra Bộ Chính trị chứ chẳng phải ý kiến của ông Thọ hay ông Duẩn.

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, tướng Lê Hữu Đức là Cục trưởng cục Tác chiến. Loạt bài của ông, công bố rất nhiều tư liệu lấy từ Nhật Ký Tổng Hành dinh, cho biết, tướng Giáp phải mất bốn cuộc họp để thuyết phục Bộ Chính trị lựa chọn cách đánh như đã diễn ra thay vì cách đánh mà Lê Duẩn muốn (tương tự hồi Mậu Thân).

Cho đến giờ này ít ai biết là ngay chiều 30-4-1975, đã có những loạt súng giận dỗi trong khuôn viên Dinh của những người lính thuộc đơn vị được Văn Tiến Dũng, Lê Đức Thọ chọn "cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập". Cũng trong chiều hôm đấy, Lữ 203 của trung tá Bùi Văn Tùng phải rút về Long Thành, nhường Dinh Độc lập cho Sư 7. 

Lữ 203 thuộc Quân đoàn II, nằm trong đội hình của "Cánh quân phía Đông" dưới quyền tướng Lê Trong Tấn, vị chỉ huy trung thành với tướng Giáp. 

Tấm huân chương nào cũng có hai mặt. Việc rồi đây sẽ có thêm sách vở nói về mặt còn lại của những người như tướng Giáp và cả Hồ Chí Minh là điều chắc chắn xảy ra. Tuy nhiên, lịch sử chỉ có chỗ cho những những nghiên cứu khách quan, khoa học.

Đại tướng và Bộ Tổng tham mưu
Hình chụp ngày 01.5.1975

PS: Trong khu tưởng niệm Lê Đức Thọ ở Nam Định quê ông, có rất ít sách vở, gần như chỉ trưng bày cuốn Đường Thời Đại của Đặng Đình Loan, cuốn sách đã bị ném vào sọt rác từ lâu. Loan là một trong những "dư luận viên" đầu tiên được sử dụng để đánh vào tướng Giáp.

Trương Huy San

Monday, April 26, 2021

Những người ly khai

 GIỜ MỚI BIẾT RÕ VỀ NHÂN VẬT NGUYỄN HỘ QUA BÀI BÁO VỪA NHẬN ĐƯỢC! TÔI KÍNH PHỤC NHỮNG NGƯỜI VÌ YÊU NƯỚC MÀ THEO CS (VÌ…LẦM, DO HOÀN CẢNH LỊCH SỬ TRỚ TRÊU CỦA VN), NAY CŨNG VÌ YÊU NƯỚC MÀ BỎ CS (TỈNH NGỘ!)

Hoàng Hưng

VNTB (Việt Nam Thời Báo) - Hồ sơ: Tôi dám nhìn thẳng vào sự thật vì không còn là tù binh của Đảng

(VNTB) - Đất nước vẫn nghèo nàn, lạc hậu, nhân dân không có ấm no, hạnh phúc, không có dân chủ tự do. Đó là điều sỉ nhục….

Giải thưởng Hellman-Hammett - một giải thưởng và cũng là một trợ cấp được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trao cho các nhà văn trên khắp thế giới, và các nạn nhân của đàn áp chính trị hoặc lạm dụng về nhân quyền. Ông Nguyễn Hộ được trao giải này – giải tự do phát biểu, vào năm 1988.

Câu lạc bộ những người kháng chiến cũ

Ông Nguyễn Hộ (còn gọi Năm Hộ, 1916 - 2009) là một trong nhóm thành viên ban đầu khởi xướng thành lập Câu lạc bộ những người kháng chiến cũ.

Câu lạc bộ này có một xí nghiệp mang tên 23 tháng 9, với dàn lãnh đạo (tất cả đều đã mất) như ông Thái Doãn Mẫn (Tám Nam), nguyên Ủy viên Ban An ninh Trung ương Cục, nguyên Phó ban An ninh T4 (khu Sài Gòn - Gia Định), nguyên Phó Giám đốc Công an TP.HCM, ông Nguyễn Văn Tông (Ba Tông), ông Tạ Bá Tòng (Tám Cần)…

Tháng 4 năm 1988, Câu lạc bộ những người kháng chiến cũ lập Ban Tư vấn Chính trị để xúc tiến công việc đổi mới.

Ngày 03-6-1988 Câu lạc bộ những người kháng chiến cũ tổ chức họp tại Nhà Hữu Nghị, số nhà 31 đường Lê Duẩn, quận I, TP.HCM với 104 đại biểu đồng kiến ghị gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đề nghị nên bầu Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng theo tinh thần “lấy dân làm gốc”, công khai, dân chủ, không bầu cử độc diễn, không biểu quyết bằng giơ tay.

Ký tên vào bản kiến nghị này là toàn bộ 104 đại biểu dự họp là các ông bà lão thành cách mạng thuộc mọi tầng lớp chính trị - xã hội, thành viên sáng lập Câu lạc bộ những người kháng chiến cũ: Nguyễn Hộ, Phan Trọng Tuệ, Huỳnh Văn Tiểng, Nguyễn Văn Trân, Hà Huy Giáp, Nguyễn Danh Khôi, Nguyễn Đức Hùng, Lê Thị Thanh Quý, Hồ Thị Bi, Bùi Văn Ba, Muời Hương, Tạ Bá Tòng, Hồ Hiếu, Lê Hiếu Đằng, Hai Đáng, Bàng Sĩ Nguyên...

Bấy giờ, một số lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đồng ý với chủ trương ngoài đề cử của Trung ương Đảng, cho phép các đoàn đại biểu đề cử thêm ứng viên.

Vì vậy, sau khi Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng qua đời khi đương chức, Câu lạc bộ đã vận động Quốc hội bầu Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt lên nắm chức vụ này, bởi đường lối của ông được cho là cấp tiến, mặc dù bấy giờ Bộ Chính trị đã đề cử một Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng khác là Đỗ Mười.

Kể từ khi thống nhất, đến trước năm 1988, Quốc hội Việt Nam thường biểu quyết thông qua mọi việc y nguyên gần như tuyệt đối theo đề nghị của Đảng. Tuy nhiên, tại kỳ họp tháng 6 năm 1988, lần đầu tiên Quốc hội có 2 ứng viên cho chức vụ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và ứng viên Võ Văn Kiệt mặc dù không do Bộ Chính trị đề cử lại có được 168 phiếu bầu, tức 36% trên tổng số 464 đại biểu, một tỷ lệ chưa từng có ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Hệ lụy của sự kiện này, xin trích giới thiệu ở đây về nội dung mà vào tháng 2-1994, ông Nguyễn Hộ đã phổ biến trong bạn bè một bài viết 50 trang đánh máy, nhan đề “Quan điểm và cuộc sống ” được ông hoàn thành từ ngày 20-5-1993.

(Tít tựa phụ do biên tập viên Việt Nam Thời Báo đặt.)

Ly khai Đảng…

… Ngày 31-03-1990, tôi rời khỏi Sài Gòn, cũng là ngày tôi ly khai Đảng Cộng sản Việt Nam – đảng mà sau 54 năm đeo đuổi làm cách mạng (với tư cách đảng viên) của tôi, nay đã trở thành vô nghĩa. Sau cái ngày đáng ghi nhớ ấy khoảng hơn một tháng, một số anh em Câu lạc bộ kháng chiến thành phố gồm: Tạ Bá Tòng (Tám Cần), Hồ Văn Hiếu (Hồ Hiếu), Đỗ Trung Hiếu ( Mười Anh) bị bắt, cả Lê Đình Mạnh – người ủng hộ tích cực Câu lạc bộ kháng chiến thành phố – cũng bị bắt sau đó.

Vào cuối tháng 08-1990, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt đi gặp tôi ở vùng Phú Giáo – miền đông Nam Bộ, cách Sài Gòn khoảng 60 km, tại cái chòi sản xuất của nông dân.

Ông Kiệt hỏi tôi: “Thế này là sao?”. Tôi trả lời: “Thành phố ngột ngạt quá, tôi về nông thôn ở cho khoẻ”. Ông Kiệt nói: “Anh cứ về ở giữa thành phố, ai làm gì anh”.

Tôi đáp: “Rất tiếc, phải chi anh gặp tôi sớm hơn độ hai tháng thì tốt quá, tôi trở về thành phố ngay. Còn bây giờ thì đã muộn rồi, bởi vì dưới sự lãnh đạo của Trung ương đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cùng các ông Mai Chí Thọ, Võ Trần Chí, Trần Trọng Tân, Trần Văn Trà, Trần Bạch Đằng, ... cả nước được chỉ đạo, phổ biến rằng tôi (Nguyễn Hộ) là tên phản động, “gián điệp, móc nối với CIA”, “nối giáo cho giặc”, “ tiếp tay báo chí nước ngoài tuyên truyền chống Đảng, chống Nhà nước”, “ lập tổ chức quần chúng (Câu lạc bộ kháng chiến thành phố) chống Đảng, lật đổ chính quyền”, “ăn tiền của Mỹ”, “ chủ trương đa nguyên, đa đảng nhằm lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Tất cả sự quy chụp ấy nói lên rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đã đạp tôi xuống tận bùn đen, chôn vùi cả cuộc đời cách mạng của tôi trong nhơ nhuốc để tôi không làm sao ngóc đầu dậy được, tình hình như vậy thì tôi trở về thành phố để làm gì trừ phi đất nước Việt Nam có dân chủ tự do thật sự. Do đó tôi quyết sống ở thôn quê đến ngày cuối cùng của đời tôi”.

Cuộc gặp gỡ giữa tôi và ông Kiệt diễn ra từ 7 giờ 30 phút sáng đến 11 giờ trưa thì kết thúc và chia tay. Được biết từ sau lần gặp gỡ đó, ông Kiệt tỏ ra phấn khởi và có nhắn muốn gặp tôi lần thứ hai ở một địa điểm nào đó gần Sài Gòn hơn để tiện việc đi lại. Khi được tin này, tôi có viết thư trả lời cho ông Kiệt rằng cuộc gặp gỡ lần thứ hai không cần thiết.

… và bị bắt

Sau đó, khoảng nửa tháng thì tôi bị bắt (07-09-1990) trên sông Sài Gòn vào lúc 7 giờ sáng khi tôi bơi xuồng vừa cặp vào bờ, định bước lên đi vào đám ruộng cạnh đó để hái rau má, rau đắng về ăn. Đúng vào thời điểm ấy, một chiếc ghe lớn đang chạy trên sông lại cặp sát xuồng tôi, trong đó có 6 - 7 thanh niên khoẻ mạnh. Bỗng có tiếng hỏi to: “Bác ơi! bác có thấy một chiếc ghe nhỏ chạy ngang qua đây không?”. “ Không!”, tôi trả lời. Liền có tiếng hét to: “Đúng nó rồi!”.

Lúc bấy giờ, tôi mới biết đó là ghe của công an và nghe tiếng súng lên cò rốp rốp. Tức khắc có hai công an cường tráng, tay cầm súng đã nạp đạn nhảy xuống mũi xuồng nơi tôi đang đứng.

Tôi bình tĩnh hỏi: “Mấy chú muốn gì?” – “ Muốn gì về Sở thì biết”, tiếng trả lời xấc xược của một công an. Hai công an đồng loạt nắm hai tay tôi, kéo mạnh ra phía sau rồi còng ngay. Họ điều động tôi đến sát chiếc ghe lớn có tấm ván dài bắc từ mũi ghe xuống đáy. Họ xô mạnh tôi chúi mũi và tuột xuống đáy ghe. Ghe nổ máy chạy dọc con sông lên hướng tây-bắc độ 15 phút thì rẽ vào rạch nhỏ, đi sâu đến bến.

Tại đây có chiếc xe hơi nhỏ đậu sẵn. Tôi được điều lên xe và đổi còng từ phía sau ra phía trước, với bộ y phục: quần xà lỏn đen và cái áo đen ngắn tay đã xuống màu, hai bên có hai công an ngồi sát và một công an khác ngồi phía trước.

Sau nửa giờ xe chạy thì đến nơi. Người ta đưa tôi vào một nhà lá trống trải, không có cửa. Tôi được ngồi nghỉ trên cái giường gỗ nhỏ có trải chiếc chiếu cũ. Lúc bấy giờ tôi mới nhận ra rằng chính lực lượng công an huyện Củ Chi đã săn bắt tôi, tất nhiên theo lệnh của Sở công an thành phố và Bộ nội vụ. (…)

Đúng 4 giờ rưỡi chiều hôm đó, tôi được đưa lên ôtô để về Sài Gòn. Trước và sau xe tôi còn có mấy chiếc xe khác đầy nhân viên công an.

Khi đèn đường thành phố rực sáng thì xe tôi đến cơ quan Bộ nội vụ (tức Tổng nha cảnh sát cũ trước đây). Tôi ngồi ở cơ quan nội vụ hơn một giờ thì được đưa thẳng lên Xuân Lộc (Đồng Nai), có nhiều xe công an hộ tống.

Hơn 10 giờ đêm thì tới Xuân Lộc, tôi được đưa đến một nhà trống (nhà tròn) của K4 với một bán đội công an võ trang đầy đủ. Được một tuần, người ta lại đưa tôi trở về thành phố quản thúc tại Bình Triệu, ở một địa điểm đối diện với cư xá Thanh Đa.

Sau hơn bốn tháng sống biệt lập, luôn luôn có một tiểu đội công an vũ trang canh giữ, tôi được đưa về quản thúc tại gia vào đúng ngày 30 Tết nguyên đán (đầu năm 1991) từ đó về sau này.

Thế nào là phản cách mạng?

Khi đến gặp tôi tại 3 địa điềm nói trên, các ông: Võ Văn Kiệt (phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng), Mai Chí Thọ (bộ trưởng Bộ nội vụ), Võ Trần Chí (bí thư Thành uỷ), Võ Viết Thanh (thứ trưởng Bộ nội vụ), Nguyễn Võ Danh (phó bí thư Thành uỷ), Trần Văn Danh (thành uỷ viên)... đều bảo tôi phải làm kiểm điểm (để qua đó lãnh đạo sẽ xem xét và giải quyết nhanh vấn đề của tôi theo cách giải quyết nội bộ).

Nhưng tôi nghĩ: tôi không có tội lỗi gì trong hành động của mình – hoạt động Câu lạc bộ kháng chiến. Không lẽ đấu tranh chống tiêu cực (theo chủ trương, nghị quyết của Đảng): chống tham nhũng, chống quan liêu, cửa quyền, ức hiếp, trù dập, hãm hại quần chúng; chống tư tưởng bè phái, bao che cho nhau: những người đã gây biết bao tác hại cho nhân dân, đất nước, không đức, không tài mà cứ ngồi lỳ ở cương vị lãnh đạo; đấu tranh chống tiêu cực, suy thoái như vậy là hành động phản cách mạng, “ phản động”, “ nối giáo cho giặc” sao?

Do đó, tôi không làm kiểm điểm mà chỉ phát biểu quan điểm của mình về tình hình chung trong nước và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (...)

Kiểm điểm là công việc mang tính chất nội bộ. Còn ở đây sự việc lại hoàn toàn khác hẳn: người ta đã chĩa súng vào tôi, bắt còng tôi đem giam và quản thúc. Như vậy, vấn đề đã đi quá xa, còn đâu là nội bộ nữa, vì tôi đã bị coi là kẻ thù của Đảng rồi kia mà! Cho nên điều chủ yếu của tôi là chờ được đưa ra toà xét xử, xem tôi đã phạm tội gì, nặng cỡ nào với những chứng cớ đích xác của nó.

Khi tôi bị bắt, không hề có lệnh của toà án hay viện kiểm sát. Hơn nữa, đã trên hai năm bị quản thúc, vấn đề của tôi chưa được phơi bày trước ánh sáng công lý. Điều đó cho thấy ở Việt Nam hiến pháp, luật pháp đã bị chà đạp đến cỡ nào.

Câu lạc bộ kháng chiến thành phố bị đàn áp, tôi bị bắt cũng như một số anh em khác trước đó. Chúng tôi được nếm mùi còng sắt của Đảng Cộng sản Việt Nam – cũng giống còng sắt của đế quốc ngày xưa – rồi bị giam, bị quản thúc, trở thành con người hoàn toàn mất tự do, cách ly với thế giới bên ngoài. Đó là điều bất hạnh.

Tôi dám nhìn thẳng vào sự thật vì không còn là tù binh của Đảng

Tuy nhiên, vì tôi đã ly khai Đảng Cộng sản Việt Nam lúc tôi rời thành phố về sống ở nông thôn (21-3-1990), nên hơn lúc nào hết, về tinh thần và tư tưởng, tôi thấy mình lại hoàn toàn tự do, hoàn toàn được giải phóng.

Bây giờ trên đầu tôi, không còn bị kẹp chặt bởi cái “kềm sắt” của chủ nghĩa Mác-Lênin, của Đảng cộng sản nữa. Do đó, nó cho phép tôi dám nhìn thẳng vào sự thật và dám chỉ ra sự thật, đặc biệt trong tình hình sụp đổ của Đông Âu và sự tan rã của Liên Xô.

Khác với trước đây, khi còn là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam – một thứ tù binh của Đảng – tôi chỉ biết nói và suy nghĩ theo những gì mà cấp trên nói và suy nghĩ, còn hiện nay, tôi suy nghĩ rất thoải mái, không bị một sự hạn chế nào khi tư tưởng của tôi đã thực sự được giải phóng – tư tưởng đã bay bổng. (…)

Tôi làm cách mạng trên 56 năm, gia đình tôi có hai liệt sĩ: Nguyễn Văn Bảo (anh ruột) – Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam – hy sinh ngày 09-01-1966 trong trận ném bom tấn công đầu tiên của quân xâm lược Mỹ vào Việt Nam (vào Củ Chi); Trần Thị Thiệt (vợ tôi) – cán bộ phụ nữ Sài Gòn – bị bắt và bị đánh chết tại Tổng nha Cảnh sát hồi Mậu Thân (1968), nhưng phải thú nhận rằng chúng tôi đã chọn sai lý tưởng: cộng sản chủ nghĩa.

Bởi vì suốt hơn 60 năm trên con đường cách mạng cộng sản ấy, nhân dân Việt Nam đã chịu sự hy sinh quá lớn lao, nhưng cuối cùng chẳng được gì, đất nước vẫn nghèo nàn, lạc hậu, nhân dân không có ấm no, hạnh phúc, không có dân chủ tự do. Đó là điều sỉ nhục….

***

Từ Đà Lạt, nhà thơ Bùi Minh Quốc nhận xét với quá trình hoạt động cách mạng trường kỳ, ông Nguyễn Hộ đã có thể dễ dàng làm quan lớn: “Với quá trình cách mạng của cụ, cụ chỉ cần im lặng thôi, thì đã dễ dàng sống ‘an nhàn’, hưởng mọi bổng lộc. Nhưng cụ không chịu sống như vậy, vẫn giữ nguyên phẩm chất người chiến sĩ, lên tiếng chống bất công”.

Sunday, April 25, 2021

Kế sách của TQ: Xưa và nay

 NÔNG CHIẾN - KẾ SÁCH CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC

Tôi dùng từ Nông Chiến theo âm Hán Việt cho sát nghĩa nhất với cụm từ Chiến tranh nông nghiệp.

Bài viết này tóm tắt lại những kế sách của người Trung Quốc sử dụng để gây hại cho đối thủ ở quy mô quốc gia.

Những ai không ưa Trung Quốc, có thể hiểu thêm tư duy, kế sách của họ để "biết mình, biết ta".

Những ai yêu quý văn hóa Trung Quốc có thể tham khảo về trí tuệ của họ.

Và biết đâu, bài viết này có tính chất tham khảo với những người có chức năng liên quan...

1. Chiến tranh nguồn nước

Trong Chiến Quốc Sách, nước Tây Chu nằm ở thượng lưu, Đông Chu ở hạ lưu. Tây Chu chặn nước khiến Đông Chu hạn hán, suy kiệt kinh tế.

Thời hiện đại, Trung Quốc đắp đập chặn dòng MeKong khiến hạn hán, nhiễm mặn diễn ra liên tục ở hạ lưu khiến kinh tế các nước cuối nguồn ảnh hưởng và phụ thuộc.

2. Phá hoại bằng giống cây trồng

Nước Ngô và nước Việt chiến tranh. Quan đại phu nước Việt là Văn Chủng hiến kế vay thóc. Nước Ngô vì háo danh bèn cho vay.

Khi nước Việt trả thóc, ngầm luộc chín. Rồi phao tin giống thóc nước Việt tốt. Dân nước Ngô mang thóc ra trồng khiến nạn đói diễn ra tràn lan khiến nước Ngô nội loạn.

3. Phá hoại vùng lương thực, đầu cơ mậu dịch

Thời Chu - Thương, các nước phía Tây là đất trồng cây tuyết ma, một loại cây dùng để làm vải sợi. Chiến tranh nổ ra nhưng hai nước vẫn giao thương. 

Nhà Thương bèn nâng giá vải tuyết ma lên đột ngột, khiến dân phía Tây phá lương thực để trồng. Sau đó họ đóng biên, phong tỏa mậu dịch. Dân Chu điêu đứng vì thiếu ăn.

Thời hiện đại, Trung Quốc chuẩn bị khá bài bản các loại cây phía Nam để trồng trọt quy mô lớn. Trong lúc chờ đợi, đẩy giá cao, cho thương lái tỏa về từng vườn phía Nam gom hàng, sau đó chặn không thu mua cây có múi. Nông dân Việt Nam chặt bỏ, đổ cam ra đường.

4. Phá vỡ quy hoạch trồng trọt của đối phương

Thương lái Trung Quốc đi khắp các nước có khí hậu nhiệt đới tại châu Mỹ, châu Phi và Nam Á để thu gom dược liệu. Nhưng cách mua lại tập trung vào rễ, củ của các loại cây lâu năm hoặc trong rừng nguyên sinh. Đồng thời đồn thổi về giá trị dược liệu cao. 

Người dân các vùng có dược liệu đào bới, tàn phá các khu rừng nguyên sinh. Sau đó, người Trung Quốc chế biến sản phẩm và bán ngược lại cho người giàu ở nước bản địa, che dấu đi công đoạn chế biến. 

Một thời gian sau, quy hoạch cây trồng của các nước bị vỡ nát, tự phát, mất vai trò và uy tín quản lý của nhà nước sở tại.

5. Phá hoại điều kiện tự nhiên vốn có của đối phương

Nước Tề phía Đông Trung Quốc cổ đại gần biển. Quản Trọng thúc đẩy nghề cá, nghề muối và tạo thế độc quyền với các nước không có biển.

Thương nhân nước Tề đi khắp các vùng không có cá, muối bán với giá cao, rồi lại đưa người xuống phía Đông Nam dạy cách dẫn nước mặn vào đồng bằng để nuôi thủy sản, làm ruộng muối.

Một thời gian sau, câc vùng nhiễm mặn không trồng nổi cây lương thực. 

Nước Tề tung lương thực tích trữ cứu đói, dân theo, trở thành bá chủ chư hầu.

Thế kỉ 20, 21, tại Việt Nam bùng lên phong trào dẫn nước mặn, nước lợ vào vùng nước ngọt để nuôi tôm...

6. Tác động vào "lòng tham" của nhóm nhỏ

Việc đưa thuyết khách để hối lộ quan chức cao cấp đối phương áp dụng kế sách "ngắn hạn có lợi, dài hạn nguy hại" đã được áp dụng ở Trung Quốc cách đây hàng nghìn năm.

Điển hình là Bá Hỉ nước Ngô bị Việt hối lộ mà thuyết vua Ngô các kế sách ngắn hạn.

Cùng lúc đó, nước Việt cho người đi "tuyên truyền khuyến nông" rộng rãi về chính sách này, dẫn đến hậu quả rối loạn kinh tế nông nghiệp và chính trị nước Ngô. Ba năm áp dụng, nước Ngô nội loạn. Mười năm bị phá hoại, nước Ngô diệt vong.

Trung Quốc đẩy giá các loại ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, tôm hùm đất...là các loài khó kiểm soát mùa màng cũng tác động rất lớn vào các nhóm nông dân hạn chế thông tin tại các nước phụ thuộc.

7. Thu gom, tích lũy ruộng đất tại lân bang

Thương gia nước Tề đi khắp các nước lân cận, mua đất, gom dân sản xuất, dạy nghề cho dân.

Những điền trang của họ thường nắm những vị trí chiến lược về quân sự như đầu nguồn nước, hải cảng, giao thông huyết mạch.

Nạn đói nổ ra, họ là đầu mối xúi giục nổi loạn, cướp phá, không cho người dân quay đầu.

Vào thời nhà Minh, các lực lượng trung thành với Kiến Văn hoàng đế (Kiến Văn dư đảng) đã áp dụng cách làm này khiến Minh Thành Tổ phải mạnh tay đàn áp, gây oán hận cao độ trong dân chúng.

8. "Phao chuyên dẫn ngọc" - Thả con săn sắt, bắt con cá rô

Đây là kế sách được người Trung Quốc dùng thành thạo hàng nghìn năm nay.

Trong nông nghiệp, thể hiện rõ nhất trong việc "thổi giá, bán giống, hứa bao tiêu".

Buồn nhất là người bản địa vì cái lợi trước mắt, trở thành công cụ tích cực nhất tiếp sức cho họ.

Việc đã nhiều, tôi không dẫn chứng.

9. Vĩ thanh

Thày tôi nói: "Muốn hòa bình với ai, hãy thông hiểu họ. Mà đối nghịch với ai, lại càng phải thấu hiểu họ".

Tôi nghiệm lại câu "biết mình biết ta, trăm trận bất bại" lại càng thấy sợ hãi trí kế của người Trung Quốc, bởi họ đã hệ thống hóa các kế sách, chiến lược thành kinh sách từ hàng nghìn năm.

Họ dùng chiến lược, ta thì vẫn dạy nhau mẹo nhỏ kiểu Trạng Quỳnh. Họ phủ trùm, ta thì so bì, tị nạnh lẫn nhau.

Mà điều này không phải tôi nhận xét, đó là ý của các cụ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng đó ạ.

04.2020

Hoàng Công ( VN )

Bàn về những giá trị ko thuộc tiêu chuẩn cuốc ranh, cũng chẳng phải cuốc ra: CHÂN - THIỆN - MỸ

 Là nội dung chính của Triết Học, thường bị quy giản về Đạo Đức học, một phần nhỏ của Triết Học.

   Trong cuộc sống chúng ta còn hiểu giản lược hơn nữa Chân là cái Đúng. Thiện là cái Tốt, Mỹ là cái Đẹp. Những khái niệm này đều là tương đối, chủ quan, ngày nay đã trở nên đa dạng, và phải linh hoạt trong một xã hội đa nguyên, đa văn hoá, hội nhập và nhân bản. 

     Chân Thiện Mỹ vẫn còn đó, không cần lật nhào Triết Học. Tuy vậy chúng cần có nội hàm mới. Thay vì nhồi sọ cho trẻ em, người xung quanh hiểu về cái Đúng của ta, nhiều khi rất mâu thuẫn và bất nhất, trong môi trường xã hội vận động, Chân phải cho người ta phương pháp phân biệt Đúng-Sai, Thực Giả, Thị Phi. Thiện sẽ là phương pháp để chọn nguyên tắc phân biệt Thiện Ác trong câc hoàn cảnh khác nhau, biết thông cảm với tính người và sự bất hạnh của kiếp nhân sinh. Mỹ là dạy cho người ta thưởng thức hướng tới những cái đẹp khác nhau và tôn trọng các tiêu chuẩn đẹp xấu ở những nền văn hoá khác.

     Như vậy có phức tạp quá hay không? Hay liệu việc nấu một nồi lẩu các giá trị trái ngược có khả thi hay có ích lợi gì. Trước hết, phức tạp, trái ngược là các ảo giác tư duy, gắn liền với một cách nghĩ cũ. Vấn đề nà thường xuất hiện ở lớp người không chịu thay đổi. Cải cách thường dễ chấp nhận với lớp trẻ, người thường, học trò, khó với người già, tinh hoa, thầy. Những người sau có nhiều cái để mất. Nói như vậy không có nghĩa người già, tinh hoa, thầy là thứ bỏ đi. Nếu họ ủng hộ cải cách thì vô cùng quý giá, tác dụng to lớn, vĩ đại và đáng tôn trọng.

    Nhưng cần phải làm thế nào? Cốt lõi của vấn đề là chuyển từ quy tắc đánh giá sang quy tắc ứng xử. Thế hệ trẻ không còn nói cơm Trung Quốc ngon hơn cơm Ấn Độ để phải cãi nhau vô bổ như người già. Họ biết cách ứng xử tốt hơn để chọn cơm Ấn Độ và thưởng thức nó tốt nhất, mặc dù họ sinh ra trong một nền văn hoá thích cơm Trung Quốc.

       Code of conduct- quy tắc ứng xử có hai yếu tố vượt trội so với quy tắc đánh giá. Thứ nhất trong những hoàn cảnh hoàn toàn mới, quy tắc đánh giá có thể đưa ra nhiều phương án mâu thuẫn. Khi đó việc lựa chọn sẽ là yếu tố ngẫu nhiên. Như vậy cộng đồng sẽ mất phương hướng hoặc mất thời gian tranh cãi. Thứ hai, khi có nhiều phương án cùng một giá trị, con người sẽ phân vân không biết chọn phương án hiệu quả, thực tế nhất, lãng phí thời gian và cơ hội. Quả thực trong thực tế, nhiều việc có thể làm chúng ta lại trù chừ, nhiều việc ngu xuẩn lại dễ dàng đồng thuận không nghĩ ngợi gì.

    Quy tắc ứng xử đơn giản chỉ là đặt câu hỏi hành động có phù hợp với quy tắc ứng xử hay không. Nếu phù hợp, con người được tự do sáng tạo để hành động không bị ràng buộc bởi đánh giá của người khác hay các định kiến lỗi thời ngu dốt. 

     Chẳng hạn một cộng đồng tôn vinh tự do và giá trị của cá nhân, quy tắc ứng xử sẽ là hành động vì sự tự do và không làm tổn hại đến giá trị riêng của các nhóm người dù là yếu thế, thiểu số hoặc không may mắn.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

Saturday, April 24, 2021

Chuyện người già

LÁ RỤNG NƠI THIÊN ĐƯỜNG

- Này ông,

– Gì, để tôi ngủ thêm tí nào

– Dậy đi, chở tôi ra chợ hoa bằng xe đạp đi

– Sao hôm nay bà lại giở giời thế này. Ra mua cái vé tàu điện ngầm mà đi chợ… Bà lão thân yêu ơi, cho tôi ngủ thêm tí nữa thôi mà…?

Lèm bèm, năn nỉ đủ cách mà chả được, ông cũng đành dậy.

2 ông già bà cả đèo nhau trên cái xe đạp của thằng cháu. Thời buổi động 1 tí là người ta đi tàu ngầm, ô tô, 2 ông bà trên cái xe đạp làm bao nhiêu người đi bộ phải ngoái nhìn.

– Lát ông phải mua hoa tặng tôi nhé.

– Ừ, mua cho bà 1 củ khoai ngay đây.

– Ơ, tôi bảo mua hoa cho tôi mà.

– Mua cho bà củ khoai để bà ngồi ăn, đỡ ngồi réo sau lưng tôi nữa.

Gió thổi dìu dịu theo những bánh xe quay. Tia nắng vàng chảy tràn những con phố thân thuộc. Bà dựa vào lưng ông, tận hưởng cảm giác bình yên thư thái. Những kỉ niệm xưa ùa về trong tâm trí, mờ ảo nhưng vẫn thật lung linh ấm áp. Những lần đưa đón, hẹn hò, giận dỗi… Ông im lặng, có lẽ ông cũng đang nhớ lại thuở đẹp đẽ xưa kia.

2 ông bà ra chợ hoa, xong cũng chả mua gì. Ông thì không có hứng thú với hoa hoét, bà thì xem xem ngắm ngắm xong rồi cũng chả chọn hoa nào. Chợt ông bật cười:

– Cứ y như cách đây bốn chục năm ý nhỉ. Bà vẫn là cái đồ kiết xu như trước.

– Còn ông gạch ngói bốn mươi năm vẫn chẳng mòn.

Bà cười thật lớn. Nhưng thật sự bà đang cảm thấy rất mệt. Gần đây bà thường xuyên bị lả người và gầy đi rất nhiều. Chiếc lá vàng, chỉ chờ một cơn gió nhẹ để trở về với lòng đất…

Hôm nay là sinh nhật ông vì thế mà bà “giở giời” như vậy. Ở cái tuổi răng đã lung lay cả hàm thế này nói đến chữ “sinh nhật” có vẻ không hợp, và ở tuổi này thì còn ai mà nhớ đến ngày sinh nữa đâu. Nhưng bà có một linh cảm, có lẽ đây là lần sinh nhật cuối cùng của ông mà còn có bà ở bên…

– Cho ông hôm nay qua nhà mấy ông hàng xóm chơi điện tử đấy

– Thật á, bà lão hôm nay được ăn củ khoai xong nên tử tế hẳn.

Bà dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng những món ăn ông thích nhất. Bà cũng ra hiệu bánh đặt một chiếc bánh gateau nho nhỏ. Cuối tuần, cả nhà đi vắng hết. Thế lại hay, bà muốn dành khoảng thời gian đặc biệt này với riêng mình ông. Đang chuẩn bị nốt nến để thắp bánh thì bà bỗng thấy tối sầm lại. Bà cố đi vào phòng, ra chiếc giường và nằm xuống nghỉ.

– Bà nó ơi, hôm nay tôi đánh thắng to nhé, các lão ấy bị tôi cho ăn hành tơi tả.

Không có tiếng trả lời, dự cảm chẳng lành, ông chạy ngay vào phòng của 2 người và thấy bà đang nằm đó. Trông bà rất yếu.

– Bà nó ơi, bà sao thế?

– Ông… tôi mệt lắm… Ông ra chỗ bếp mang bánh sinh nhật và nến vào đây.

Lúc này ông mới nhớ ra hôm nay là sinh nhật mình. Ông cảm thấy điều gì đó không ổn, nhưng ông không hỏi nữa và ra bếp lấy bánh vào.

– Giờ tôi mới nhớ ra hôm nay là sinh nhật tôi đấy. Bà cầu kỳ thế này. Bà nó ơi, bà nó thấy mệt lắm à, để tôi gọi bác sỹ đến xem nhé.

Bà mỉm cười.

– Ông ơi… Tôi thấy mình đã đến lúc lên thiên đường rồi.

– Bà nói gì thế, đừng nói nữa! Chỉ vớ vẩn.

Ông thấy sợ hãi khi nghe bà nói thế

– Ông để tôi nói… Tôi làm những món ông thích nhất… và có cả bánh gateau nữa… Sinh nhật của ông lần cuối cùng mà tôi có thể ở bên… Tôi cảm thấy thật hạnh phúc khi có ông bầu bạn từng ấy năm…… Ông ở lại mạnh khỏe và chăm lo cho con cháu nhé…

Nước mắt lăn dài. Ông biết là ngày này sẽ đến nhưng ông vẫn cảm thấy không trụ vững nổi khi đối mặt với giây phút đó. Ông cầm tay bà, run rẩy, và ông nói trong nước mắt.

– Bà lão ơi, làm sao tôi có thể ở lại mà không có bà…

– Tôi muốn… nghe… điều ước… trong sinh nhật… của ông…

Ông nghẹn ngào và tưởng chừng trái tim mình cũng đang rời khỏi cơ thể để đi theo người vợ thân thương.

– Gặp bà và chung sống với bà là mọi điều ước của tôi đã thành hiện thực rồi. Nếu có ước tôi chỉ ước được gặp bà sớm hơn, bà lão ạ.

Bà nở nụ cười cuối cùng và nhắm mắt…

Bà đã có một thiên đường ở trần thế này. Giờ chỉ là đi đến 1 thiên đường khác, và chờ ông ở đó…

(Không rõ tác giả)

Friday, April 23, 2021

Thời đại tân kỳ: sống là ko chờ đợi!

 S Ố N G   V Ộ I

Vội vã làm chi lắm vậy người 

Vội vàng chôn lấp tuổi xuân tươi 

Vội tìm hạnh phúc trong mơ mộng 

Vội vã đau thương giữa ngậm ngùi 


Vội vã bon chen với nhịp đời 

Vội chẳng cho mình phút thảnh thơi 

Vội vàng cho lắm rồi kiệt sức 

Vội vã làm chi để rã rời 


Vội vàng quen biết vội yêu nhau 

Vội vã tạ từ trong nỗi đau 

Vội trao nhau hết điều quý nhất 

Vội đẫm bờ mi lệ tuôn trào 


Vội vã quay theo áp lực tiền 

Vội vàng bất chấp đến đảo điên 

Vội phải sang giàu vì sĩ diện 

Vội vã vương mang những ưu phiền 


Vội nói, người nghe nước mắt rơi 

Vội vã làm chi chẳng giữ lời 

Vội vàng ân hận điều đã muộn 

Vội vàng day dứt giữa chơi vơi 


Vội vã làm chi giữa thế gian 

Vội vàng đánh mất chữ bình an

Vội sống hay là đang sống vội 

Vội gánh đau thương lẫn phũ phàng 


Vội gieo, vội gặt ấy lẽ thường 

Vội vàng chẳng thể vẹn yêu thương 

Vội đến Trần gian tìm quán trọ 

Vội vã quay về... nơi Viễn phương!... 

                                                  Thơ: Bình Nguyễn 

Ảnh: sưu tầm

Thursday, April 22, 2021

Chuyện trắng đen

 Không nhất thiết chuyện gì cũng phân rõ trắng đen. Cái gì thật sự đen hay trắng, dù che đậy, thì vẫn như thế. Hãy để thời gian chứng minh.

Mix from Net

Wednesday, April 21, 2021

Chuyện chưởng: Ngoan như cún

 Giữa mùa đại dịch, luyện chưởng Kim Dung một phát.

      Khoảng 6-7 nam giới trên 10 ông đàn ông thích Tiểu Chiêu nhất trong các tác phẩm của Kim Dung. Phải nói Kim Dung nhắm tới thỏa mãn cái tôi của các độc giả nam rất nhiều. Tâm lý của người đọc chuyện, hay xem phim dài tập thường đồng nhất mình với nhân vật chính, sống cùng với nhân vật này. Vì vậy một anh chàng thất bại toàn diện không có một mảnh tình vắt vai, hàng đêm vẫn sống với thân phận là Đoàn Dự có  cả tá em xinh đẹp vây quanh. Một anh chàng bị vợ chì chiết về cơm áo gạo tiền, mỗi đêm vẫn thấy mình là Tiêu Phong, coi tiền bạc như rác, uống rượu đoạn tình với quần hùng, ôm mối tình trọn kiếp với A Châu. 

     Nói cách khác, chưởng Kim Dung là một loại thuốc phiện, ru ngủ cho đám đông, đặc biệt là dân Á Châu ở các nước kém phát triển, có số phận bấp bênh.  Trương Vô Kỵ, Đoàn Dự, Lệnh Hồ Xung, Vi Tiểu Bảo đều là những nhân vật có vô số kỳ nữ vây quanh. Ngược lại các tiểu thuyết, phim cổ trang như Bộ bộ kinh tâm, Đại Mạc Dao lại "nịnh" phụ nữ, các nhân vật nữ lại có vô số nhân vật nam đẹp đẽ, tính cách hào hoa lãng tử, thân phận cao quý, vây quanh xin chết. Liều thuốc phiện này hốt nốt nửa phần còn lại của thế giới Á Đông chậm tiến. Đại khái cũng như trong truyện của Nguyễn Công Hoan, kép đóng vua trên sân khấu nhập vai đến nỗi ăn cơm bụi không muốn ngồi cùng mâm với bọn đóng quan quân. 

      Trở lại với nhân vật Tiểu Chiêu, một nhân vật nữ "ngoan như cún", có lẽ là ước mơ của các đàn ông, có một nhân vật nữ nô lệ, âm thầm, có thể làm mọi việc, từ đánh nhau với hàng xóm, kiếm tiền, phục dịch, kể cả giường chiếu lẫn giặt giũ, cơm nước.  Tôi thấy nhân vật này như một osin thì rất ổn, nếu có thì ngu gì mà không muốn có một robot phục vụ nhiều chức năng như thế, lại chỉ chạy bằng cơm, không cần diệt virus, nâng cấp, bảo trì, hay trả tiền điện, tiền thuê cloud, băng thông. Nhưng nói là nhân vật nữ hay nhất e là các vị "mày râu" bỏ phiếu cho Tiểu Chiêu có một tiêu chí rất giản đơn về nữ giới. 

Tôi cho rằng Tiểu Chiêu tính cách khá mờ nhạt, tình cảm cao trào nhất là đoạn chia tay Vô Kỵ để đi Ba Tư, xin chải đầu cho chủ lần cuối. Tôi tuyệt đối không thấy có chút gì là thi vị. Nếu muốn có các "tính năng" của robot Tiểu Chiêu, tôi thà chọn Song Nhi, hầu cận, sau thành vợ thứ của Vi Tiểu Bảo, có tính cách "người" hơn nhiều. Song Nhi lại có chính kiến, đôi khi cũng gấu một chút, sửa gáy cả tướng công. 

     Nhân vật nữ khả ái nhất của Kim Dung theo tôi là Mộc Uyển Thanh, rất chung tình, nồng nhiệt, không cam tâm chấp nhận hoàn cảnh, Hoàng Dung, thông minh, khuyết điểm duy nhất là hơi lạnh một chút. Về tình cảm mãnh liệt rõ ràng thán phục nhất là A Tử cô nương. Nhưng một tình yêu như thế chỉ có người siêu phàm và bất hạnh như Tiêu Phong mới đáng được hưởng.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

Tuesday, April 20, 2021

Tàu đỏ (CCP)* và đại cục bành trướng của BK

 1. Mục tiêu

- Để thực hiện đại cục của BK, Tàu đỏ kéo/buộc các nước khác (như VN) đi theo hoặc chuyển dần vào quỹ đạo (như Úc và vài nước ở châu Âu...) k.tế và chính trị của BK bằng mọi cách.

- Tàu đỏ sử dụng lực lượng người Hoa (nhất là những người di cư trong những năm 1980 và du hs...) cùng hệ thống của CCP như Mặt trận tổ quốc, các chi bộ đảng ở nước ngoài (trong cả các ĐH), UB Hoa kiều, Hội đồng hương, Hội sv v.v. để vận động tuyên truyền, lôi kéo, tạo dư luận.

- Tung tiền mua chuộc quan chức các cấp, các tập đoàn k.tế, và mua các cơ sở vật chất (cảng lớn, công ty năng lượng, đất đai...)

2. Nhận diện chân tướng của Tàu đỏ

Tàu đỏ đang tranh giành ngôi vị với Mỹ. Tuy nhiên, dù phản bác những chính sách của Mỹ để trở thành cường quốc số 1 thì BK ko thể so sánh với Mỹ ở những điểm khác biệt cơ bản sau:

- Mỹ là nước có 1 xh tự do hơn, Tàu đỏ duy trì chế độ độc tài và tàn bạo.

- Mỹ ko xâm lược, Tàu đỏ đã chiếm HS, đảo và lấn chiếm đất đai vùng biên giới của VN, và còn muốn chiếm Biển Đông, ko loại trừ ý đồ xâm lăng từng bước toàn bộ VN.

- Các c.ty lớn của Mỹ là c.ty tư nhân, độc lập với chính phủ. Các c.ty/tập đoàn lớn của TQ là của CCP.

- Mỹ coi k.tế là môi trường k.doanh, Tàu đỏ coi k.doanh là hình thức để đạt mục đích chính trị.

- Các tập đoàn/c.ty Mỹ ko có tổ chức chi bộ như Tàu đỏ, ko bị chi phối điều hành của đảng CH hay DC, trong khi các tập đoàn/c.ty lớn của TQ là ổ của CPP.

- Tàu đỏ tuyên truyền trong xh TQ (đặc biệt với thanh niên), làm họ nghĩ rằng: yêu tổ quốc là yêu CPP. BK đã từ bỏ chủ nghĩa/quan điểm cơ bản về cm (Mác xít), nhưng duy trì cơ chế theo hệ thống tổ chức của Lenin.

- Do đó, hệ thống giáo dục phải đi đầu trong việc truyền bá tư tưởng của CCP đi đôi với việc chính quyền cảnh cáo/trấn áp những phản biện và những người bị quy chụp là thế lực thù địch, gây tổn hại đến "thành tựu cm".

Thế là rõ cả rồi nhé!

(Tóm lược nội dung từ 1 cuốn sách về âm mưu của Tàu đỏ với Úc)

*: viết tắt của Chinese Communist Party

Monday, April 19, 2021

MỘT THỨ TƯ DUY BẦN TIỆN

 Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến nói rằng thu phí người nuôi bệnh là hợp lý vì sử dụng điện nước của bệnh viện. Tửng nói thật với ông, nó không những không hợp lý mà còn ti tiện! 

Nói thật với thứ trưởng Tiến, chẳng có nơi nào mà làm người ta chán sống bằng bệnh viện công xứ mình. Ngoài những toa thuốc đắng ngoét, rất dễ nảy nòi một tâm bệnh. Vì có bệnh hay không có bệnh đều mang một mặc cảm thân phận khi phải sống trong một điều kiện gần như không phải cho người. 

Người bệnh lay lắt trong bệnh viện công, đa số nghèo. Nhiều người nghèo xác xơ phải ăn cơm từ thiện cầm hơi. Thân nhân bỏ ruộng vườn cầm nhà cửa lê lết bên lề bệnh viện ngày này qua tháng khác, có lành bệnh cũng kiệt quệ về kinh tế. 

Trong bối cảnh đó, bệnh viện toan tính với người ta từng đồng xu cắc bạc, ra tấm ra món là chó cắn áo rách, vừa tham vừa ác. BOT bẩn còn không thu tiền xe cấp cứu, các ông lại muốn ăn giày ăn tất ăn cả đất xung quanh.

Đương nhiên, nghèo không phải là lá bùa để quăng ra thoái thác. Cứ coi như người nuôi bệnh trả tiền dịch vụ sinh hoạt. Thì dịch vụ ấy là những gì? Là một khoảng bê tông hoặc ghế đá, là những cái toilet đậm đặc mùi xú uế tởm lợm. 

Nói thật với ông Tiến, nếu người bệnh được nằm trong cái phòng sạch trắng tinh tươm. Mỗi ngày y tá hộ lý thay tả bóp vai, tặng hoa hoặc hát cho nghe như trong phim Mỹ, thì thân nhân người ta vạ vật ở đó làm gì? 

Cũng vì bệnh viện không chăm, không làm được công tác tâm lý, thậm chí còn quát mắng hạch hoẹ, nên người ta mới phải bấu víu vào nhau. Đến cả cái thang máy nhiều lúc cũng không được dùng. Toilet các ông cũng dùng riêng như cách ly người với súc vật thì không thể nói là thu phí dịch vụ được trừ khi các ông nhập chung vào và không phân biệt đối xử. Một cái chỗ đi tắm còn không có mà thu tiền dịch vụ là không công bằng. 

Các ông lấy lý do bệnh viện quá tải để thu. Vậy người bệnh ba bốn người một giường, nằm tràn ra cả hành lang, các ông có trừ tiền dịch vụ không? Tôi nghĩ là không. Người bệnh và thân nhân nằm thoi thóp ở hành lang mà các ông thu hai suất dịch vụ, lương tâm các ông có bị cắn rứt không? 

Ông Tiến lại bảo bệnh viện tự chủ chi phí nên phải thu. Như thế là trước giờ bệnh viện lỗ là do mất khoản thu tiền tiểu đại tiện của dân à thưa ông? Trước giờ không hoắng, có chủ trương tự chủ tài chính là các ông giảy nảy như đĩa phải vôi vậy? Có phải trước đây trợ giá nên đầu này các ông báo lỗ, làm Chí Phèo rạch mặt ăn vạ ngân sách, đầu kia làm Bá Kiến lạm thu nhân dân. Nên bây giờ các ông sợ lòi sự thật ra đúng không? 

Dù bất cứ lý do gì, ông Tiến ạ, một cái tư duy nhắm vào nhu cầu tối thiểu của con người để kiếm doanh thu. Thì chỉ có thể gọi là bần tiện !

Nguyễn Tiến Tường

Sunday, April 18, 2021

Sống xứng đáng

 HÃY SỐNG XỨNG ĐÁNG VÀ HÃY NGHĨ MỖI NGÀY LÀ MỘT CUỘC ĐỜI!

L.A. Seneca

Saturday, April 17, 2021

Tư liệu về đường kách mệnh: Chuyện sai lầm của ngày xưa làm theo Tàu đỏ

 Cải cách ruộng đất

—- chuyện kể lại, qua Nguyen Xuan Long

Những hồi ức thời cải cách ruộng đất của bố tôi. Hồi đang học đại học, trong một vài lần về thăm nhà mới bắt đầu được nghe ông kể, có những hôm tràn cả đêm. Nhưng cũng có nhiều chi tiết hôm nay mình mới được đọc. Gộp luôn ba bài để vào đây cho tiện đọc, vửa chia sẻ với anh em bè bạn, vừa để những ký ức của ông không bị quyên lãng.

THỜI GIAN GỢI NHỚ... 

 Nguyễn Xuân Lực

1/ Mùa Bắn

Tôi nhớ vụ cải cách ruộng đất (CCRĐ) ở quê tôi được khởi sự vào khoảng tháng 9 Ất Mùi 1955. Nó diễn ra hết vụ đông-xuân 55-56 sang đến hè thì đội rút. 

Khi đội CCRĐ về, ngay lập tức khắp hang cùng ngõ hẻm các khẩu hiệu viết trên nong, nia, các mảnh cót, các tấm ván... được bày la liệt. "Có khổ nói khổ, nông dân vùng lên! ". "Địa chủ hết thời, nông dân vạn đại". "Dựa hẳn bần cố nông, đoàn kết với trung nông, liên hiệp với phú nông, đánh đổ địa chủ". "Đánh đổ giai cấp địa chủ và phong kiến, thực hiện người cày có ruộng"... Những khẩu hiệu đó và một số khẩu hiệu khác như "Đả đảo tên địa chủ cường hào gian ác... nọ, thằng địa chủ phản động... kia” được lũ trẻ trâu hằng đêm khua trống mõ hô vang trời, dậy đất khắp làng trên xóm dưới hô hét sát nhà nạn nhân. 

Các đội viên CCRĐ mọi nơi, mọi lúc đi "bắt rễ xâu chuỗi" với các gia đình bần cố và tổ chức bày dạy cách đấu tố địa chủ. Đội viên, các khổ chủ "sáng dạ" lên thị phạm "đấu tố mẫu"cho mọi người học hỏi. Địa chủ được giả định là gốc cây hay cái cột nhà nào đó. Những cuộc diễn tập như thế được chuẩn bị công phu như tập một vở kịch vậy. Trước khi đấu một tên địa chủ nào đó, đều có sự phân công, ai lên trước, ai lên sau, đảm bảo cuộc đấu tố không bị gián đoạn. Cả mùa đông năm 1955 chủ yếu là đấu tố. Địa chủ thường chỉ bị đấu, tố một đêm ở điếm của xóm. Khi dân quân vừa dẫn địa chủ đến cửa điếm, tiếng hô đả đảo vang trời. Địa chủ chưa kịp hoàn hồn, vài nông dân tranh nhau lên đấu tố. Phải nói họ rất thuộc bài kẻ thét, người khóc rất ăn nhịp!!!  Đến hôm nông dân đến tịch thu nhà cửa, tài sản lại đấu một lần nữa. Lần đấu này cả vợ lẫn chồng bị kéo ra hai góc vườn để nông dân đấu, trong lúc rất đông các người lớn cùng trẻ choai choai ND (nông dân) vào khiêng dọn tài sản. Mọi loại giấy tờ, sách vở đều bị đốt hết. 

Còn địa chủ cường hào gian ác, phản động bị đưa ra trường đấu xã. Như xã Thanh Tài, đấu trường xã là chợ Quánh, trước cửa nhà Cố Tể, cho cả xã đấu, đấu cả ngày. Tùy theo đội, có người đấu một trận, có người đấu vài ba trận. Việc đấu tố từng cá nhân chủ yếu diễn ra trong mùa đông 1955. Một số "lọt lưới", ra giêng tiếp tục đấu. Mùa Xuân Bính Thân 1956, được coi là Mùa Bắn. 

11 tháng giêng, Thanh Tài bắn ba người. 

12 tháng hai, Thanh Luân bắn hai người. 

14 tháng hai, Thanh Tài bắn một người. 

Cùng dịp này Thanh Ngọc bắn hai người. Thanh Luân sau ngày 12 bắn thêm một người nữa. 

Thanh Ngọc ngoài hai người tôi biết rõ là ông Trần Nh và ông Ng. H. KH. Người thứ 3 thứ tư nếu có, tôi không nhớ. Vì lúc đó tôi 12 tuổi. Mỗi xã hồi CCRĐ chỉ bằng khoảng 1/3 xã hiện nay, nhưng ít ra phải bắn ba người. Thanh Tài vượt lên bốn. Huyện Thanh Chương hồi CCRĐ có 42 xã, nếu bình quân mỗi xã 3 người bị bắn, thì cả huyện có 3 nhân 42 bằng 126. Chưa kể số người tự tử vì quá uất ức, oan trái. Kinh chưa! 

Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến nạn nhân bị đội CCRĐ bắn ở Thanh Tài vào sáng nay 14/2 Bính Thân 1956. Ông ấy là Nguyễn Hữu KH 34 tuổi, một y sĩ hay y tá cùng vợ phụ trách trạm xá, nhà hộ sinh xã ít ra là từ 1952. Hình như hai vợ chồng từ Quảng Bình ra. Dân Thanh Tài ghi nhận công lao chữa bệnh tận tình, có hiệu quả của hai vợ chồng ông. Vợ chồng ông Kh bấy giờ có hai con gái. Con đầu là Nguyễn Thị Thu học lớp một với tôi. Con gái thứ hai tên là Nguyễn thị Thủy. Cả hai con gái, dưới con mắt trẻ con 12, đã thấy xinh xắn dễ thương. Hai vợ chồng ông Kh, rất đẹp đôi, đẹp người. Năm 1954, theo tôi biết, qua ông KH. ông Chuẩn đã tài trợ và tổ chức việc chế tạo xe đạp nước gỗ đặt ở cống bên cạnh Đền Bảo An, hút nước sông Lam, chống cái hạn hán kinh người trước vụ lụt cũng kinh khủng năm 1954.

Nghe nói ông Kh định nghỉ phép vào mùa thu 1955. Nhưng nghe tin Đội CCRĐ về, ông ta nán lại chào Đội rồi đi phép sau. Không ngờ, trong đội CC về lúc đó có thằng tên là Chi (không nhớ là chức vụ gì) có mối thù riêng với ông KH. Số là, trước khi làm y sĩ, ông KH. từng làm lính đoan. Con tên Chi từng là tên buôn lậu. Một lần nào đó Chi bị ông Kh bắt. Không nghe nói Chi buôn lậu hàng gì, ông Kh phạt Chi nặng nhẹ ra sao. Bây giờ tình cờ Chi gặp Kh, trong một bối cảnh trớ trêu. Thế là... A lê hâp! Ông Kh bị bắt giữ và đấu cho lên bờ, xuống ruộng, tả tơi như một con nai tơ trước lũ sư tử. Tội ông KH được các khổ chủ tố lợi dụng chữa bệnh để hiếp dâm, cướp của (Bà C ở Quánh tố). Chữa bệnh nhẹ thành nặng, giết chết bao nhiêu người,làm tàn phế bao nhiêu người...

Tôi không biết thằng Chi và cái đội CC hồi đó cùng đám"khổ chủ" lấy ơn trả oán, đã vu cho ông KH tội phản động ra sao, giết người thế nào, mấy mạng người đủ để khớp với điều 6 khoản 3 chương 2 mục 1, rồi bắn ông ở cái tuổi ba tư, một người từ nơi khác đến làm cái nghề Tây y, vợ đỡ đẻ, cứu chữa bao người dân Thanh Tài thời mông muội! Lý giải điều trên, nhiều người cho là do thâm thù cá nhân giữa thằng Chi với ông KH. Cũng có thể do chỉ tiêu số án tử hình trên số địa chủ và số dân của xã. Thanh Tài bắn 4 Người, với chúng là "được mùa" to, chắc được cấp trên khen thưởng. 

Về vụ bắn ông Kh tôi chỉ tả sơ bộ những phút kinh hoàng sau khi tên Chi đọc cái gọi là bản án, đến đoạn: với những tội trạng trên, tên Ng. H. Kh đã phạm vào điều 6 khoản 3 chương 2 mục 1, Tử hình. Thằng Chi cùng các thành viên Tòa án nhân dân đặc biệt đứng lên hô đả đảo! Đả đảo. Cả đấu trường bắn cạnh dòng sông Lam vang dội tận bên kia Rú Lâm vọng sang. Nạn nhân khuỵu xuống. Một cánh tay đen trụi như sắt bập vào gáy như cái kìm sắt khổng lồ ngoạm vào cổ nạn nhân. Và với sức bình sinh của một lực điền,cái kìm sắt siết chặt. Nạn nhân không kêu thêm một tiếng nào. Miệng nạn nhân vừa buộc há ra.Một cục giẻ được nhét ngay vào. Nạn nhân như cây chuối bị đám trâu quần cho tả tơi, khuỵu hẳn xuống, hai tay bị trói vẫn vái vái mấy cái trong tuyệt vọng. Hai, ba dân quân móc tay vào nách nạn nhân kéo lê cái thân xác nhàu nát, oặt oẹo từ vành móng ngựa trượt trên bãi cát trói vào cái cột đã chôn sẵn phía dưới chân đê. Hai tay súng dân quân có hai chú bộ đội phục viên hộ trợ, nổ súng. 

Hôm ấy trời không nắng không mưa. Cuộc bắn giết đúng quy trình và sớm sủa. Chiều hôm ấy hai chị em tôi lên Thanh Luân lượm bẹ măng nứa về làm nón. Vườn nhà ông đồ Kiểng là điểm đến vì có bụi nứa rất to. Hai chị em lầm lũi đi, lầm lũi thu lượm. Vụ bắn ông KH còn ám ảnh, lại đến vườn nhà ông Ph cũng vừa bị bắn hôm 12. Cả hai chị em cứ sờ sợ, gai gai trong người. Vì vậy nhặt được một bó con con hai chị em bảo nhau về. Chiều tà, mặt trời tự nhiên lòe lên. Đúng là màu nắng hoàng hôn ma quái. Qua mấy bãi tha ma cũ để về nhà, hai chị em đi như chạy. 

Hôm nay là ngày Giỗ thứ 65 của ông Kh. Sau khi ông KH chết, nghe nói cháu Thuỷ cũng chết. Có thể là chết bệnh, cũng có thể chết đói. Người ngụ cư. Tứ cố vô thân mà! Tội thế! Cái Thu nếu bình thường, nay cũng khoảng 75/76 tuổi. Không chắc ông Kh có người làm giỗ hôm nay. Dù thế nào, bài viết này như một nén hương thắp cho các nạn nhân trong MÙA BẮN trong đó có ông Ng. H. KH. 

Tái bút (26/3/2021): Tôi chần chừ mãi, không định viết tiếp cái vụ trên. Nhưng phần vì thời gian gợi nhớ làm tôi không ngủ được, nghĩ miên man. Biết rằng CCRĐ có sai, Cụ Hồ đã chảy nước mắt và nhận lỗi quốc dân. Nhưng những sai lầm, những tội ác, những hệ lụy của nó, vẫn chưa đủ là một bài học cho cho các lớp người sau. Thực tế lịch sử rất phũ phàng đã minh chứng điều đó. Vì vậy nhắc lại cái ác, cái giả trá, cái bất lương đã qua để góp phần nhắc nhở con cháu mình, đâu dám bảo ban ai, phải sống Chân - Thiện - Nhân, tránh xa cái Tham -Sân - Si để làm người lương thiện.

2/ Mùa QUẢ THỰC

Từ "Quả thực" với nghĩa một danh từ, thì theo từ điển tiếng Việt có nghĩa là: các tài sản vật chất tịch thu của địa chủ trong CCRĐ được chia cho nông dân. Theo tôi biết quả thực trước CCRĐ và sau CCRĐ cho đến nay không còn nữa. Và theo đó từ quả thực với nghĩa danh từ thì hầu như không còn tồn tại. Với nghĩa phó từ, ví dụ: "Quả thực cuộc CCRĐ ở VN đã mắc sai lầm nghiêm trọng", tôi không giải nghĩa nữa thì ta vẫn thường dùng. 

Tôi coi mùa quả thực là một mục tiêu quan trọng của CCRĐ, nó là động lực cho các cuộc đấu tố. Sau khi mùa bắn kết thúc vào trong nửa cuối tháng 2 Bính Thân 1956, tiếp theo là các phiên xét xử các nạn nhân bị án tù. Ở Thanh Tài có các nạn nhân sau.

1/ Ông Trần Phan Đ. (Tiên Kiều) 20 năm tù giam. 

2/ Ông Trần Đình Nh. (Quánh) 18 năm tù giam. 

3/ Ông Nguyễn Văn Đ. (PĐ) 15 năm 

4/ Ông Võ Bá Ch. (TK) 8 năm. 

5/ Ông Nguyễn Xuân O. (Tiên Kiều) 5 năm. 

6/ Ông Trịnh Văn Đ. (ĐT) 8 năm. 

7/ Ông Trịnh Văn H. (ĐT) 5 năm. 

Bảy người trên bị giam cho đến khi sửa sai thì được trả tự do. Trước khi trả tự do, được học vài bài chính trị ở Vinh trong đó có bài phát biểu của ông Nguyễn Chí Thanh (lời kể ô CH). Tiếp đến là phiên tòa xét xử toàn bộ giai cấp địa chủ. Sáng hôm diễn ra phiên toà, dân quân dẫn giải tất cả các ông, bà địa chủ trong toàn xã về đấu trường CCRĐ ở Chợ Quánh. Tôi nhẩm tính có hơn 30 địa chủ, không kể 4 người bị bắn. Hôm ấy không phải đấu tố, tập trung để toà "nghị án". Đây là đối tượng không phải đi tù. Được "khoan hồng miễn án". Họ bị tuyến bố là toàn bộ ruộng đất, nhà cửa, trâu bò, nông cụ và các vật dụng khác bị tịch thu. Có bản án riêng cho từng địa chủ. Địa chủ thường, kháng chiến được trừ lại cái nhà bếp (nhà ngang). 

Khẩu hiệu lúc này vẫn như cũ, nhưng thêm một số câu như:

*Địa chủ hết thời, nông dân vạn đại.

*Hoan nghênh tòa án nhân dân đặc biệt xét xử toàn bộ giai cấp địa chủ. 

*Đề cao cảnh giác đập tan âm mưu phân tán, cất giấu tài sản của bọn địa chủ. 

*Kiên quyết đánh đổ bọn địa chủ phản động ngóc đầu dậy. 

*Nông dân tránh suy bì tị nạnh trong khi chia của đấu tranh. 

Bọn thiếu niên nhi đồng hằng đêm vẫn trống, mõ sinh tiền, đèn đuốc rồng rắn đi cổ động hô hét khản cổ các khẩu hiệu trên. Đêm đêm dân quân du kích, các cốt cán chia nhau mật phục ở bờ rào sát nhà địa chủ. Thậm chí họ ém sát vách bếp, sát giường ngủ để nghe, nhìn nắm tình hình. 

Nhà tôi dạo ấy làm nón chong đèn thâu đêm, nói chuyện vô tư. Có đêm đang say sưa làm việc để kịp phiên chợ sáng, một cốt cán vào quát: "Bay mần chi mà thức khuya, nói chuyện, không cho ND (nông dân) ngủ à?!"

Có hôm ra cửa sau đi đấy, bỗng một bóng đen vụt biến vào đêm. Không khí những ngày đó kéo dài, tôi từng viết:

Con ma trùng cải cách vẫn chập chờn ngoài ngõ 

Lũ tiểu yêu quẩn quanh như ma xó 

Mỗi ngôi nhà địa chủ như một ngôi mộ mới chôn. 

Ngay ban ngày láng giềng (dù tốt), anh em ruột thịt không dám đến nhà nhau. Sợ vạ lây. Sợ vu tội. Tất cả tình hình trên nhằm để có một MÙA QUẢ THỰC bội thu. Sau khi đã tuyên án trong phiên toà xét xử toàn bộ giai cấp địa chủ về, bản án được thi hành ngay lập tức. 

Là con địa chủ, dù chỉ 12 tuổi, tôi cũng không được đi coi các cuộc tịch thu. Nhưng tôi vẫn nhớ như in cái ngày "hôm ấy hôm gì"ở nhà tôi. Đó là một buổi trưa một ngày đầu tháng 3, Bính Thân 1956. Cơm nước vừa xong cũng đã quá trưa, một đoàn dân quân, nam nữ, các bà nông dân âm ầm xông vào nhà. Cái án thư được khiêng ra góc sân cho cậu Ph (19 tuổi) ghi ghi chép chép cái gì đó. Mẹ tôi bị đưa ra ngoài cổng, cha tôi họ đưa ra phía đầu hồi nhà cho ND đấu. Anh, chị em tôi họ đưa đi đâu tôi không biết và sau này cũng quên hỏi lại. 

Riêng tôi bị dượng Thới, một dân quân ác ôn dẫn giải lại lại ngồi trên giá cối giã gạo nhà bà Em Thiết để dượng hỏi cung. Khi đi ra cổng tôi thấy mụ Chắt T đang đấu mẹ tôi. Có lẽ vừa sợ vừa thương mẹ nên tôi đã không cầm được nước mắt. Cùng lúc ấy mọi người vào nhà trên, nhà dưới khiêng, vác, nhặt, nhạnh bất cứ thứ gì họ muốn. Tôi bị dân quân Thới đưa đi cho đến chập tối mới được thả về. Dân quân Thới hỏi tôi mấy câu:

-- Ai xui mi lấy que đâm vào tên nông dân trong cái thẻ nhận đất quả thực? 

-- Không ai xui cả, mà cũng không ai đâm que... cả. Chập tối tôi chộ (thấy) có ngài (người) vào vườn nhà bầy tui cặm (cắm) cái chi là lạ, tò mò, tôi chạy lại coi, có mần chi mô. (Hóa ra ruộng đất vườn tược họ đã chia cho ND trước khi vào tịch thu nhà cửa).

-- Vườn của ND, năng dám nói của nhà mi. Hắn quát lại tôi. 

 Ai xui mi tối đứng trong bụi cây nhát ma để ND hại ko dám đi họp?

--Mô có. Tui và thằng Tích Bà Thởu nghịch với chắc nơi cơn bưởi bà Nhoạn, khi đi cổ động về. Dượng ko tin kêu thằng Tích ra hỏi coi có đúng không. Mần chi có chuyện nhát ma. 

-- Cha mẹ mi có cất giấu của cải ở mô, hay gưởi sang nhà ai thì nói thật đi tau tha cho các tội trên. 

-- Mần chi có mà giấu. Ai dám cho gưởi mà gưởi, dượng?

Cứ lằng nhằng vậy cho đến khi đoàn người vào tịch thu nhà tôi về cả rồi, dượng cũng cho tôi về. Về đến nhà thấy Cha Mẹ tôi phờ phạc. Mẹ tôi lầm bầm: "không biết mần năng cấy con mụ chắt T mà cũng đấu tau. Hắn cào móng tay rách cả trán mẹ, con nà! Cái con...". Tôi không nghe Cha nói gì. Ông ngồi buồn, mệt mỏi, tư lự... Các anh chị tôi lo nép dọn cái đống áo cũ, dẻ rách vất bừa bãi. Chắc họ tìm vàng bạc... Nhà sạch bách chẳng còn gì nữa. Không biết cái luật tịch thu thời ấy mặt mũi ra sao, nhưng khi tịch thu xong, họ không nghĩ đến cái gia đình bảy miệng ăn này, đêm nay họ ăn cái gì, ngủ ở đâu, từ ngày mai họ sống chết ra sao. Không ai nghĩ cho cả. Viết đến đây lại nhớ đến trích đoạn Kiều, Nguyễn Du "... sai nha bỗng thấy bốn bề xôn xao /Người nách thước, kẻ tay dao/... Sạch sành sanh vét…"

Trong xóm tôi mùa quả thực họ lấy được 10 cái nhà ngói, 3 nhà gianh trâu bò, bê nghé chưa đến 15 con. Thương Bà Hàn Ba có con rể là Nguyễn Tài Đại từng làm thư ký cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Thức Tư nhà giáo nổi tiếng, sau này ở viện tu thư, con trai đầu đang làm việc, đảng viên. Vì ôngnày bị quy phản động, bà mẹ địa chủ. Do đó đã ngoài 70 tuổi, Cụ vẫn bị đuổi khỏi 5 gian nhà gianh, ra ở một mình trong cái lều ông cố nông tên là Mới Ngạn sát bãi tha ma Cồn Đàng ở cuối xóm. Ông Mới Ngạn được chia nửa gian nhà Ông Tú Han. Nhà Bác tôi bị tịch thu toàn bộ. Hai bác mất rồi, 5 anh chị em và một cháu tay trắng bị đuổi ra túp lều rách ông Hoe Chuy ở. Trẻ không tha, già không thương! Thương tâm đến nhường nào! 

Cái Mùa Quả Thực, cũng không mấy bội thu như đội CC kỳ vọng. Bởi là thế này.

* "Của chìm" tất cả các" địa chủ" như vàng bạc châu báu chỉ còn lại vàng mắt và bạc mặt thì sẵn. Đến như chum, vãi nồi đồng, bát đĩa sứ tàu, vải vóc, mấy đồng cân vàng nữ trang... sập gụ, tủ chè...đã đội nón lên chợ Rạng, chợ Dùng... bán đóng thuế NN những năm năm mươi hai, năm ba. Từ 1951 đến 1954, để huy động lương thực cho kháng chiến, sắc thuế nông nghiệp thay đổi, đánh rất nặng, nhất là vùng tự do. Tiếp đến trận hạn hán kinh người, rồi trận đại hồng thuỷ 1954. Những gia đình có từ hơn mẫu ruộng trở lên được ăn cái "no đòn" thuế NN hồi ấy. Để cầm đằng chuôi, nhà nước thu thuế cả năm dồn vào vụ chiêm. Thóc thuế thiếu cho đóng bằng tiền. Thế là nhà nhà phải bán khoai ngô, đỗ lạc, chum, vại, nồi đồng. Tất cả cho thuế.

* Trận lụt 1954 coi như quét sạch mọi nhà. Túm lại, nhân tai có thêm thiên tai hỗ trợ đã quét sạch tài sản các địa chủ trước khi mùa quả thực đến. 

Những gì họ tịch thu được của riêng xóm tôi làm quả thực bao gồm:

*Nhà cửa, trâu bò như đã con số nói trên. Ngoài ra còn có những tài sản sau:

* Nông sản vụ mùa 1955, được niêm phong từ cuối tháng 10.

* Nông sản toàn bộ vụ chiêm năm 1956, đang nằm ngoài đồng. 

* Toàn bộ ruộng đất canh tác, vườn tược.

Tóm lại nguồn sống,điều kiện sống trước mắt và lâu dài của địa chủ bị tước đoạt sạch sành sanh. 

Địa chủ thường được chia mỗi khẩu bình quân hơn 11 thước ruộng, ko kể vườn ở (suy ra từ nhà tôi). Còn địa chủ bị đuổi hoàn toàn ra khỏi nhà, đi ở nhà cố nông thì họ cho không đáng kể. 

Trong mùa quả thực nói trên có chuyện nghe cười chảy nước mắt. Đó là trường hợp vào tịch thu nhà bà đồ Trênh. Có thể bà là địa chủ kháng chiến vì có người con trai đi bộ đội chống Pháp. Bà đồ Trênh người Nghi Lộc, chồng bà người quê tôi nhưng mất lâu rồi. Đội CC và ND vào tịch thu cũng làm đúng quy trình. Khi đấu bà bảo: "Tôi là địa chủ phà sàn (phá sản) lậu rôi (lâu rồi) cọ chì mô nựa (có chi mô nữa) mà lậy (mà lấy). Quả có vậy. Nhà bà cạnh điếm của xóm, bọn tôi đi cổ động vẫn hay vào. Sau khi vào ngáo ngơ một hồi, không có gì đáng tiền, mấy cậu dân quân choai choai chửi đổng mấy câu "Tổ cấy thằng cha hắn! Nhà kéo ngọn nè không mắc cũng đòi làm địa chủ...!"Đó là nghe mấy dân quân về kể với nhau vô tình tôi nghe được. 

Cùng với việc tịch thu nhà cửa, vườn tược, thì ruộng đất cùng hoa màu trên đất cũng được chia quả thực cho ND. Họ đua nhau đi cắm thẻ nhận ruộng. Cái thẻ cắm đầu vườn nhà tôi là một mảnh cắt từ chiếc nong cũ kích thước 50.40(cm), cặp vào một đoạn tre cao khoảng 1,5m. Trên đó ghi N. X. Thành 13 Th. Những thẻ khác cũng tương tự. 

Mùa quả thực tuy không bội thu như mong muốn, nhưng một số bần cố rất phấn khởi. Đơn giản họ được cướp không trâu bò, nhà cửa, ruộng vườn, các vật dụng sinh hoạt, kể cả vải vóc, áo quần trong rương, trong hòm mà ko ai chống đối cả. Ngon quá đi còn gì! Chỉ có các ông bà địa chủ hoặc các anh chị biết lo, thì mới lo. Lo sau khi đuổi ra khỏi nhà, cái bát mẻ cũng không còn, lo khi trở lại cái nhà bếp trống rỗng,… không biết lấy gì, làm gì mà ăn. Những ngày tới sống sót thế nào đây?!!... Từ tháng 3 cho đến cuối năm ấy, “con ma trùng cải cách vẫn chập chờn ngoài ngõ/ Lũ tiểu yêu vẫn quẩn quanh như ma xó/ Mỗi ngôi nhà địa chủ, như ngôi mộ mới chôn."

Tôi nhớ mùa Xuân 1957 thì có chủ trương sửa sai. Và rồi, mùa Quả Thực cũng theo đó dần đi vào dĩ vãng. Một luồng gió mới đầy sinh khí thổi về. Những nhát dao chém bừa phứa của CCRĐ tưởng như lành ngay. Ai ngờ những cái vết thương đó rất độc, không chịu liền da cho đến đời con và di hại đến đời cháu các nạn nhân thời ấy.

Hà Nội – Hải Phòng -Nghệ An, mùa Xuân năm Tân Sửu 2021.

3/ NGHỀ NÓN QUÊ TÔI - Một Sứ Mệnh Lịch Sử (tiếp theo và hết) 

Như đã nói ở phần trước, nhà tôi làm nón mạnh bắt đầu từ đầu 1956. Nhà có 7 người, chú em út 4 tuổi chưa làm gì. Chú em áp út và mẹ tôi phanh lá nón. Cha tôi cứ vót sẵn tre, nứa ra hình thù vành nón, bó thành nắm, anh, chị, và tôi chỉ việc khoanh vào khuôn làm thành các thứ hạng vành. Nhân lực chủ yếu là anh và chị tôi. Tôi và chú em áp út mê cờ gánh, đi cà kheo, đánh đáo tường, nên đôi khi cũng chểnh mảng. Hồi ấy không đến nỗi đói ăn, chỉ đói ngủ. Để chống ngủ gật, đôi khi phải bôi cả cao hổ vào mắt để mà thức. 

Một tháng có 6 phiên chợ Rộ (2,7,12,17,22,27) thì có 6 cái đêm hôm trước thường phải thức gần hoặc trắng đêm. Là bởi vì phải hoàn thành kế hoạch "trên "giao. Lẽ ra thời gian còn lại chỉ hoàn thiện 9 nón là đủ khuya rồi, lại mở thêm 1/2 cái nữa, thế là phải trắng đêm để hoàn thiện, kịp mờ sáng hôm sau kịp phiên chợ. Dù sáng ra Mẹ phải dậy sớm đi chợ, nhưng đêm bà vẫn ngồi thức cùng con, nhìn con làm (chỉ còn phần việc của từng cá nhân, không làm chung được). Có khi Bà rang cho ít ngô, sang hơn thì có lạc rang để chống buồn ngủ, ngủ gật. Ám ảnh cho đến bây giờ là, hôm nào có cúng giỗ nhằm vào đêm phải làm nước rút kịp chợ sáng hôm thì, thôi rồi lượm ơi! Bạn biết vì sao rồi chớ? Là vì bữa đó có "chất tươi" được "căng rốn dễ gãi " đây, nhưng nghĩ đến cái đống công việc phải làm sau khi đã "no xôi chán chè" rồi thì ngủ là vua thôi. Nhưng không thể! Và những đêm như vậy phải vật vã với cơn đói ngủ dữ dội hơn. Đêm khuya tĩnh mịch, xung quanh xóm làng đã ngủ từ bao giờ, chỉ còn nhà tôi đỏ đèn và tiếng khuôn nón đẩy đưa lịch kịch. Có đêm đang làm, đang nói chuyện, bổng có cốt cán xông vào nói như nạt :"Bọn bay mần chi thức khuya còn nói chuyện không cho nông dân ngủ à?(!!)". "Mần nón kịp chợ sáng mai, chơ có mần chi chú?"Anh tôi trả lời. 

Đây là thời gian chưa sửa sai, nhà tôi sát vách nhà nông dân đến ở quả thực nhà tôi. Sau khi hoàn thành một đêm làm việc, mấy anh em mới soạn chỗ ngủ. Chỗ ngủ là mấy tấm ván giật gối một đầu lên cái địa thu,đầu kia đè trên nền nhà,cho mấy người nằm. Mẹ và chị tôi nằm trên cái chõng tre cũ. Hai đứa em ngủ trước, lên trên cái ràn vốn để rơm rạ cho trâu (bấy giờ trâu đã bị tịch thu rồi), tôi lên sau. Phải nói cả năm 56 và nửa đầu 57 chỉ có mấy nhà địa chủ và rất ít nhà nông dân làm nón, nên nón bán được giá lắm. 

Niên khóa 1956-1957 tôi học lớp 4, chị gái kề tôi học cùng lớp với tôi sau khi bỏ học mất 2 năm (54-55,55-56). Giờ nhớ lại, hồi cấp 1, về nhà chẳng học chút nào cả. Bài làm ở lớp cả. Năm học lớp 4 ngồi cùng bàn với Trần Đình Nhoãn (mất 6/2017), Nguyễn Thế Long (Đại tá QĐ), tôi ngồi giữa. Hôm đó thầy ra đề bài Tập làm văn: Hãy tả anh bộ đội. Tan lớp 3 đứa ngồi lại làm bài luôn. Tên anh bộ đội được đặt theo thứ tự: Gảy, Đàn, Bầu. Ngồi giữa, tôi nhận tên Đàn, còn Long và Nhoãn chia nhau tên Gảy và tên Bầu. Hai thằng tỵ với tôi, tên Đàn của tôi đẹp (!!!)... Lại nói chuyện vừa đi học vừa làm nón. Năm ấy tôi nhớ lớp 4 học chiều. Mà học chiều rất dễ bị đi học chậm giờ. Để khắc phục không có đồng hồ, tôi thường cắm que bóng nắng làm cự. Đó là hôm trời nắng, còn trời mưa, trời râm, giải pháp đó bị vô hiệu. Tôi còn đỡ, chị gái tôi quá siêng, quá "tham"làm, cứ làm rốn (làm cố), may thêm mấy vành nữa, hoặc làm nốt bộ vành để tối về còn mở tiếp nón mới... thế là muộn giờ. Ôm sách là chạy một mạch lên đình Mậu Tài, lớp 4 học ở đó. Cũng may thầy Thanh cũng quý hai chị em nên không trách cứ gì.

Anh tôi đi chợ Rộ bán nón cho đến khoảng tháng 9/1957 thì mẹ và chị tôi đi. Chị tôi học xong lớp 4 đành nghỉ học. Mẹ tôi quyết định vậy và để anh tôi học lại lớp 6 Cấp 2 Đại Định. Chú em áp út vào lớp 1. Lúc này Cha tôi đã mất được một giỗ. Nhà còn 6 nhân khẩu mà 3 người đi học, chỉ còn mẹ và chị xoay xở. Chính nghề nón là cứu tinh nhà tôi trong trong một năm rưỡi trước và thời gian tiếp theo cho mãi tới thập niên 60. 

Và cũng từ giữa 1957 trở đi, nghề nón đã là nghề kiếm sống quan trọng của xóm tôi. Hồi đó, khi HTX mua bán thành lập, chúng tôi còn làm để nhập cho họ. Địa điểm nhập nón đầu tiên là nhà Thờ Cụ Tú, khi đó ông Lương Mai được chia quả thực về đó. Việc bán nón cho HTX không được duy trì lâu. Trong xóm nổi lên mấy nhà làm nón có tiếng là Ông Cúc, Ông Nhoãn, Ông Võ và nhất là Ông Chế. Sửa sai Ông Chế được trả tự do. Với số nhân khẩu 13, hai vợ chồng Ông Chế, 9 con, 2 Ông Bà nội. Dàn con 9 người, con Cá sinh năm 1944, sau đó đều như vắt chanh 2 năm một đứa. Có chăng gián đoạn một chút hồi CCRĐ (56 - 57). Bằng tài xoay xở, tháo vát, sự siêng năng cần cù hai Ông bà đưa chín người con vượt qua sóng gió bằng những Chiếc Nón Thần kỳ diệu để đến bờ bến mới như ngày nay. Trong 9 người con thì có 8 người học xong cao đẳng, đại học. Các con Ông Bà đều có vợ (chồng), nghề nghiệp hắn hoi, có nhà cửa ở vị trí tốt. Nhiều người quê tôi phải tri ân nghề nón, nhưng tôi nghĩ nhà Ông Bà Chế sẽ tri ân nhiều nhất!

Nghề nón quê tôi vẫn tiếp tục phát triển và còn theo chân các cô gái lấy chồng tứ xứ. Nghề nón cũng theo các "bạch diện thư sinh" xuống Vinh, lên Đô Lương, lên Thanh Tiên, xuống chợ Cồn... 

Nhớ thời gian 1958, ND bắt đầu vào HTX cấp thấp, địa chủ, phú nông chưa được vào. Tuy sửa sai nhưng ruộng đất không được trả thêm. Hóa ra đó lại là lợi thế cho nghề nón. Làm nón lợi nhuận cao hơn làm ruộng HTX, thành thử xẩy ra tình trạng trốn việc nông nghiệp ở nhà làm nón. Các đội trưởng sản xuất cũng mệt vì tình hình trên. Làm nón có tiền tích trữ lương thực, nông sản, vì vậy mấy nhà địa chủ tránh được cái giáp hạt tháng Ba thường niên. 

Năm 1960 HTX lên cấp cao. Xã viên đi làm theo kẻng, trống. Giá trị ngày công ngày càng thảm hại. Đặc biệt khi chiến tranh lan ra miền bắc. Có hàng nghìn lý do giải thích sự thảm hại trên. Nghề nón vẫn là cứu cánh cho những nhà ít lao động chính mà đông con đi học. Những năm 60, nón được mang lên chợ Lường bán. Chợ Lường ở Đô Lương cách nhà 22, 23km. Chúng tôi phải đi từ chiều hôm trước tá túc qua đêm ở nhà người quen, vào một trường học nào đó ngủ nhờ. Không như bây giờ, trường có bảo vệ, hồi đó cứ tự tiện vào phòng học mà ngủ. Tôi đã ngủ như vậy ở trường cấp 1 Liên sơn. Mấy lần đi với Ông Nhoãn, Ông Chế vào tá túc nhà bà Cu Kỷ, chỗ trọ học của Nhoãn. Chợ Lường cứ 10 ngày một phiên. Vòng quay thưa nên đỡ căng hơn là đi chợ Dùng, chợ Rộ. Đó là thời gian từ 1960. Đi chợ Lường đàn ông thanh niên là chính không có các bà. Cũng vui. Đường xa nói được lắm chuyện. Hôm nào bán chạy, buổi trưa vào cửa hàng ăn ngã ba Đô Lương ăn hắn hoi. Chiều tạt vào Phở Doạt ở Dùng. Tối về có ít kẹo cho người ở nhà. Hôm nào mưa gió bán tháo, thì hơi bị ôi. Không trách chi Tố Hữu viết "chào 61 đỉnh cao muôn trượng... Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh..."cũng phải. 

Quê tôi từ nửa cuối năm 56 đến năm 60 bọn địa chủ được làm ăn cá thể, không có mấy ruộng nên phát triển nghề nón tốt. Lại được sửa sai từ nửa cuối 57 nên dễ thở hẳn. Hồi sửa sai người ta đưa ông Nguyễn Xuân Tố, một người đức độ, từng bị bắt giam trong CCRĐ, và mới được tự do. Ông là đảng viên lão thành nên dân rất tín nhiệm. Từ tình hình trên, đời sống mọi mặt của bọn địa chủ cũng được cải thiện. Khoảng những năm 58-60, xã có đội văn nghệ nổi tiếng, thu hút cả con em địa chỉ, liên hệ vào: Chú Ngh, O V., O Ch., A A. Chú Q.... Có thể kể hết tên các diễn viên khác, nhưng thôi. Người xóm tôi vẫn đông nhất. Những diễn viên trên cũng là những người làm nón cừ khôi. Từ năm 58 trở đi, nghề nón đã phổ cập một trăm phần trăm cư dân xóm tôi. Từ năm 61 đến những năm 68, nhớ không nhầm thì số học sinh cấp 3 xóm tôi đông nhất. (Bạn nào ở Tiên Kiều xác quyết được số liệu, xin cho tôi biết giả định trên, xin cảm ơn).

Những năm cuối của thế kỷ trước, nghề nón heo hút dần. Đặc biệt khi cơ chế thị trường bung ra đến nay, do nhiều lý do khách quan và chủ quan, nghề nón hầu như mai một. Không có dịp quan sát thực tế chỉ qua bạn ở gần quê, nên xin dừng lại kết luận như trên. Chỉ trong mấy năm phát sinh và phát triển, trong một bối cảnh xã hội đặc biệt, nhưng NGHỀ NÓN QUÊ TÔI đã làm tròn một Sứ Mệnh Lịch Sử như một vị cứu tinh lúc hoạn nạn nhất cho một bộ phận Người là nạn nhân của một thời tao loạn nhất mà tôi là một trong những người trong cuộc. 

Sinh - Thành - Bại - Diệt, âu là là nằm trong lẽ Vô Thường, là quy luật muôn đời vậy. Bài viết này như nén hương còm tưởng nhớ Người Tổ nghề nón quê tôi, cùng nhiều bạn nghề khả kính đã quá cố. 

Nguyễn Xuân Lực, HP, 1:25, ngày 16/4/2021

(Copy từ FB-Nghia Doan)

Friday, April 16, 2021

Từ vụ bắt Nguyễn Thúy Hạnh: Ai là kẻ khốn nạn ? Ai là thế lực thù địch, ai có những âm mưu đen tối?

SOI NGUYỄN THUÝ HẠNH VÀO XÃ HỘI

Mạc Văn Trang

Từ khi Nguyễn Thúy Hạnh bị công an bắt ngày 07/4/2021, xã hội đã nhìn vào Thuý Hạnh với nhiều quan điểm và bày tỏ ý kiến khác nhau. Nay thử lấy Nguyễn Thúy Hạnh soi vào xã hội xem sao?

VÀI NÉT VỀ NGUYỄN THUÝ HẠNH

Nguyễn Thúy Hạnh sinh ngày 025/5/1963. Khi Thúy hạnh 5 tuổi và chị gái 7 tuổi thì bố mất, mẹ mới 27 tuổi, đi bước nữa. Thúy Hạnh và chị sống với ông bà nội. Ông nội tuy đỗ Tú tài Tây, là cán bộ cách mạng, nhưng rất nghiêm khắc rèn giũa các cháu từng lời ăn, tiếng nói, từng cử chỉ theo tiêu chuẩn “công, dung, ngôn, hạnh” kiểu Á Đông. Chị em Thuý Hạnh cảm thấy căng thẳng và cô đơn, lại càng thương nhớ mẹ và buồn tủi vì mồ côi cha, vắng mẹ… (Thuý Hạnh viết, lúc lâm chung, ông rất ân hận, đã làm mất tuổi thơ của các cháu).

Bà nội là y sĩ quanh năm suốt tháng tận tâm cứu giúp những người bệnh tật. Chị em Thuý Hạnh đã thấm nhuần và thừa hưởng lòng thương người, cứu giúp người vô điều kiện từ bà nội.

Thuý Hạnh là cô bé yếu đuối, đa cảm, nên nỗi cô đơn thiếu cha vắng mẹ đã khiến cô rơi vào trầm cảm, không muốn giao tiếp với ai, sống thầm lặng với nội tâm khép kín với bao nỗi niềm tâm tư.

Thuý Hạnh luôn là “trò giỏi văn, cháu ngoan Bác Hồ". Hết THPT Hạnh vào học Trung cấp ngành In; nhưng tốt nghiệp rồi, thấy kinh tế thị trường sôi động, hấp dẫn, Hạnh lại học tiếp ĐH Thương mại và ĐH Ngoại ngữ. Sau khi tốt nghiệp đại học, Thuý Hạnh làm cho công ty quốc doanh dịch vụ du lịch. Vào năm 2000, Thuý Hạnh chuyển qua làm Giám đốc đối ngoại cho công ty mía đường KCP thuộc tập đoàn KCP Ấn Độ, đến năm 2015 thì nghỉ hưu.

Thuý Hạnh có mặt trong phong trào xã hội dân sự từ năm 2008, khi tham gia hầu hết các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn Biển Đông; biểu tình bảo vệ cây xanh Hà Nội, biểu tình bảo vệ môi trường biển; biểu tình chống luật đặc khu; biểu tình đòi hỏi dân chủ, nhân quyền.  Từ khi tham gia vào các phong trào xã hội dân sự, Thuý Hạnh thấy niềm vui khi hoà nhập vào xã hội, thấy mình trở nên mạnh mẽ …

Từ năm 2011 đến năm  2018, cùng với các hoạt động đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, Hạnh còn lo cứu giúp những người dân oan khó khăn, người hoạt động xã hội bị đánh đập, tù đày. Ban đầu Hạnh bỏ tiền túi ra giúp đỡ trực tiếp các nạn nhân. Sau này số lượng nạn nhân tăng lên nhiều, và Hạnh đã về hưu, không đủ tiền để giúp nên kêu gọi nhiều người đóng góp.

Năm 2014, Hạnh tham gia Quỹ cứu giúp dân oan, năm 2018, Hạnh lập ra quỹ 50K để giúp đỡ tất cả các gia đình tù nhân lương tâm gặp khó khăn khi lao động chính trong nhà bị bắt đi tù. 50K là 50.000 đồng, là số tiền tối thiểu có thể đóng vào hoặc chuyển vào tài khoản ngân hàng. Hạnh kêu gọi đóng 50 ngàn đồng, để có số đông người tham gia đóng góp, đồng thời với số tiền ít ỏi đó, người đóng góp không sợ nhà cầm quyền đàn áp, bắt bớ.

Mỗi tháng, Hạnh quyết toán Quỹ 50K từ 2 đến 3 lần. Số dư nếu có của đợt quyết toàn trước, nhập vào đợt quyết toán sau. Danh sách người gởi cùng số tiền đóng góp, và danh sách người nhận cùng số tiền nhận, được đưa lên công khai sau mỗi đợt quyết toán, ai cũng có thể vào kiểm tra được.

Do cách làm công khai minh bạch như vậy, quỹ 50K đã tạo ra uy tín lớn, được mọi người tin cậy, nên ngày càng lan rộng trong cộng đồng trong và ngoài nước …

SOI THUÝ HẠNH VÀO XÃ HỘI THẤY GÌ?

1. Nếu Thuý Hạnh sống AN PHẬN, kệ sự đời, cô có thể rất “ung dung tự tại”, ở một căn hộ sang trọng, còn mấy căn cho thuê; lương hưu 8 triệu đồng một tháng và tiền lãi từ tiền gửi tiết kiệm, tha hồ ăn chơi sành điệu, du lịch trong nước, ngoài nước khắp nơi, làm đẹp, đưa hình lên facebook và tự ngắm mình, mãn nguyện với hàng ngàn like và “còm":  “cô em xinh tươi quá", “tuyệt vời chị ơi", “người trẻ mãi không già"... Nhưng Thuý Hạnh thuộc kiểu người không thể nào sống, ngày lại ngày như thế được! 

2. Nếu Thuý Hạnh muốn thành một QUÝ BÀ DOANH NHÂN cũng không khó. Cô có hơn 15 năm làm Giám đốc đối ngoại cho một Công ty lớn liên doanh nước ngoài; từng lăn lộn cứu nguy cho Công ty để có uy tín và hưởng lương cao. Đồng thời cô cũng đầu tư kinh doanh hiệu quả để có thể gọi là một doanh nhân thành đạt. Cô có thể lên tivi Talk show về kinh nghiệm kinh doanh của một doanh nhân, một CEO; có thể giao tiếp với giới doanh nhân trong các sự kiện đình đám; có thể đến những khách sạn 5 sao, vũ trường sang trọng và khối “phi công trẻ" bám theo… Nhưng cái “tạng" của Thuý Hạnh không thích hợp với mẫu người đó. Chính lúc có nhiều nhà, đất, nhiều tiền nhất là lúc Thuý Hạnh giật mình, sợ hãi, có thể “đánh mất mình chăng"? Vì cô luôn coi trọng, tìm kiếm những giá trị tinh thần chứ không phải vật chất!  Và cô đã buông bỏ dần để trở lại với chính mình, tìm lại bản tính của mình...

3. Nếu Thuý Hạnh muốn thành THI SĨ? Tôi biết Hạnh có làm thơ nhưng không đăng lên FB. Chồng cô, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cho biết, Hạnh làm rất nhiều thơ trên điện thoại, khá nhiều bài hay, bảo cô in ra thành tập Thơ cho các con và bạn bè đọc, nhưng Hạnh không chịu. 

Năm 16 tuổi, ngay bài thi vào lớp Mười THPT, bài văn viết về Mẹ của cô được điểm 10 tuyệt đối và cô được bồi dưỡng thành học sinh “chuyên văn”... Với tâm hồn văn chương phong phú, lãng mạn, trái tim đa cảm và thích sống cô đơn với nội tâm của mình, tôi tin Thuý Hạnh có nhiều bài thơ, câu thơ hay. Nếu Thuý Hạnh  xuất bản thơ, gửi thơ dự thi và với vóc dáng dễ thương, quan hệ khéo léo lại sẵn tiền tài trợ cho Hội, Thơ cô có thể được giải, được thả lên trời xanh trong “Ngày Thơ Việt Nam"... Và khối nhà thơ uy tín, đa tình sẵn sàng viết bài ngợi ca thơ Thuý Hạnh. Thuý Hạnh lại  sinh ra và lớn lên từ “cái nôi của Tự lực Văn đoàn" ở Cẩm Giàng càng thêm cơ sở hấp dẫn để cô có cơ hội trở thành một Nữ Thi sĩ đình đám trên “Thi trường”.  Cô sẽ là khách VIP khi về thăm trường cũ, với bài nói chuyện về văn thơ đầy quyến rũ trước những cặp mắt ngưỡng mộ của hàng ngàn học sinh... Chắc chắn thơ của Thúy Hạnh không phải là “Tôi học lớp 10 C Cẩm Giàng"...

4. Nếu Thuý Hạnh CƠ HỘI CHÍNH TRỊ, muốn làm “chính khách" cũng không khó. Cô sống với ông bà nội, một gia đình cách mạng, lý lịch có giá; cô lại lại là một doanh nhân sẵn sàng bỏ ra chục tỷ “quan hệ" để được vào danh sách bầu ĐBQH chính thức; với dáng vẻ dễ thương, trẻ trung, năng động, trình độ Đại học Thương Mại, Đại học Ngoại ngữ (tiếng Anh), lại tên vần “H" xếp quãng giữa danh sách, có thể trúng cử trên 90% số phiếu ấy chứ! Là học sinh chuyên văn, những bài phát biểu của cô, chả cần nhờ thư ký viết, chắc cũng khác xa tầm nhiều chính khách cắm cổ đọc ngập ngà ngập ngọng một bài thư ký viết sẵn; chắc cô không phát biểu những câu ngớ ngẩn làm trò cười cho thiên hạ; và khéo quan hệ, cô có thể là Trưởng ban đối ngoại của Quốc hội hơn khối người, vì cô từng làm Giám đốc phụ trách PR cho một công ty lớn, với vốn tiếng Anh giao tiếp tốt; cô từng được ông nội rèn giũa phẩm hạnh của người phụ nữ Á đông nên từng cử chỉ, lời ăn, tiếng nói chắc là chuẩn mực; cô mà dẫn Tổng thống Mỹ thăm ao cá Bác Hồ, sẽ vừa đi vừa giải thích cho tổng thống hiểu, vừa hướng dẫn tổng thống cho cá ăn sao cho thư thái, cảm nhận sự bình an, vui thú, chứ không đổ ụp cả xô thức ăn và nguây nguẩy đi như giận dỗi!  Còn cô muốn có 200 chứ 500 bộ áo dài cũng sẵn có… Nhưng Thuý Hạnh không thể nào là kẻ “cơ hội chính trị". Năm 2016 cô tự ra ứng cử QH là vì thực sự thấy trách nhiệm công dân, muốn là một đại diện thực sự của dân, cất tiếng nói của lòng dân. Tất nhiên những người như Thuý Hạnh mà ứng cử vào Quốc hội thì vừa bị loại ngay từ “vòng gửi xe" vừa bị chính quyền thù ghét (!).

5. Nếu Thuý Hạnh muốn BỎ NƯỚC RA ĐI cũng thật dễ dàng. Con trai lớn của cô có bằng Thạc sĩ bên Pháp; con thứ hai có bằng Đại học bên Mỹ và đã có việc làm với lương cao, có thẻ xanh… Khi đủ điều kiện họ sẽ đàng hoàng bảo lãnh cho cô sang với con. Còn muốn “đi tắt đón đầu" như mấy đương kim ĐBQH bằng cách mua quốc tịch thì Thuý Hạnh cũng đủ tiền. Nhưng Thuý Hạnh có bao giờ muốn rời bỏ đất nước mà cô yêu cháy bỏng và cũng vì quá yêu nước mà phải dấn thân đấu tranh cho những điều tốt đẹp. Cô chỉ tha thiết làm một công dân YÊU NƯỚC, THƯƠNG NÒI chứ không thể khác, dù biết rằng khổ ải, hiểm nguy luôn rình rập.

VẬY MÀ:

- Có những người thấy hình Thúy Hạnh ngày 8/7/2012, giương lá cờ đỏ sao vàng đi biểu tình chống Trung cộng xâm lăng, là quy ngay cho cô là “tay sai cộng sản", “đã là cộng sản không thể tử tế", “đấu tranh giả hiệu kiếm vé đi Mỹ" (?)... Những người này không hiểu rằng, Liên xô sụp đổ, các nước cộng sản Đông  Âu chuyển đổi chế độ đều chủ yếu do những người vốn là cộng sản làm thay đổi lịch sử. Những người này sao hiểu được bà Angela Merkel  từng là cán bộ Đoàn TN Tự do CHDC Đức, lại có thể làm Thủ tướng CHLB Đức hơn 15 năm với uy tín lớn lao? Hơn nữa chính Thuý Hạnh viết rằng, năm 2008 cô vẫn là “bò đỏ", rồi mới tự giác ngộ đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền. Những đầu óc định kiến, hận  thù, không hiểu được những điều này, cứ  u mê như vậy thì hy vọng gì cho hoà hợp dân tộc, dân chủ, nhân quyền?!

- Có những kẻ chuyên suy bụng ta ra bụng người, nói Thuý Hạnh “vô nghề nghiệp", lợi dụng quỹ 50k để sống an nhàn và mua mấy căn hộ cao cấp… Loại cặn bã xã hội chuyên nghề bôi nhọ, vu khống những người tử tế một cách bỉ ổi, chẳng nói làm gì, nhưng đây là “nhà báo” ký tên QUANG MINH, báo Nhân Dân mới càng khốn nạn chứ.

- Một chính quyền tự xưng là “của dân, do dân, vì dân", có bản Tuyên ngôn Độc lập 1945 và Chương 2 Hiến pháp (2013) tiến bộ, nhưng lại chuyên dùng mưu hèn, kế bẩn, đầy đoạ những người như Thuý Hạnh vào ngục tù, thì chỉ chứng tỏ bản chất thấp kém của chính quyền đó trước bàn dân thiên hạ và trước lịch sử. 

Các thế lực đen tối không thể nào bôi nhọ, khuất phục được Nguyễn Thuý Hạnh vì cô yêu nước, thương dân với tâm hồn trong sáng, với trái tim bao dung, tràn đầy yêu thương và ứng xử cẩn trọng. Có người thân nào, có bạn bè, đồng chí nào, có ân nhân nào của Thuý Hạnh nói những điều không tốt về cô không?

17/4/2021

MVT

===================================================

Tài liệu tham khảo:

 1. TÔI, bài của Nguyễn Thuý Hạnh viết về mình, trên FB https://www.facebook.com/Melinh.liberty 

2. TẠI TÔI MÀ NGUYỄN THUÝ HẠNH BỊ BẮT, Bài viết của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, chồng Nguyễn Thuý Hạnh, đăng trên FB https://www.facebook.com/ho.lytien.

3. Fb DÂN CHỦ CUỘI: https://www.facebook.com/D%C3%82N-CH%E1%BB%A6-CU%E1%BB%98I-104680954598637/

4. Trần Bang cùng quê, học cùng trường, trên Thuý Hạnh 3 lớp, bạn thân của Thúy Hạnh kể chuyện về Hạnh.

============

Thursday, April 15, 2021

TRÍ THỨC VÀ TIẾNG NÓI PHẢN BIỆN

 Trong bất cứ xã hội nào, thì bộ phận có học vấn luôn đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với mọi lĩnh vực. Điều đơn giản này thiết tưởng chẳng cần phải nhắc lại. Nhưng thực tế lịch sử luôn khiến chúng ta không được yên lòng, chủ quan với bất cứ nhận định nào.

     Số phận của trí thức luôn gắn liền với số phận của những cộng đồng, quốc gia cụ thể, nơi anh ta là thành viên. Trong những xã hội lạc hậu, bảo thủ, trí thức luôn bị dị nghị, bị nghi ngờ, bị lánh xa, thậm chí bị coi thường, bị biến thành kẻ thù nguy hiểm, như chúng ta từng thấy, đang thấy và chắc chắn sẽ còn thấy. Các đấng quân vương, những kẻ độc tài thường đòi hỏi mọi thần dân đều phải nhất nhất tin theo ông bà ta, cấm bàn cãi. Mọi lời ông bà ta ban ra là chân lý cuối cùng, bất khả tư nghị, không ai có quyền nghi ngờ tính đúng đắn tuyệt đối của nó. Trí thức trong những xã hội ấy thường đóng vai trò làm vật trang trí, không có tiếng nói, hoặc quay sang quy phục quyền lực để vinh thân phì gia, chấp nhận làm cái loa cho nó, trở thành những kẻ xu nịnh hèn mạt.

     Trong khi đó, trí thức là “kho trí khôn” là “túi càn khôn”, là “mỏ trí tuệ” của những xã hội văn minh, nơi đề cao tiếng nói phản biện. Tại đó, trí thức và giới trí thức không chỉ là những người cung cấp ý tưởng, tư tưởng, các sáng kiến, vạch ra kế sách, can dự vào các chính sách, mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc bảo tồn những giá trị tinh thần cao quý như đạo đức, lẽ phải, sự tiến bộ, định hình chiến lược giúp quốc gia hướng tới tương lai.

     Vậy trí thức thực chất là ai?

     Có khá nhiều định nghĩa thế nào là một trí thức? Theo tiêu chí học vấn và có vẻ cũng dễ được chấp nhận nhất, thì trí thức là người có bằng cấp, có học hàm học vị. Theo tiêu chí công việc, thì trí thức là những người chuyên nghiên cứu, phát minh, sáng chế, quản lý, truyền thụ kiến thức....nghĩa là làm việc bằng cái đầu. Rồi với mỗi chế độ xã hội lại có những định nghĩa khác nhau, theo quan niệm riêng của mình, về trí thức.

     Một trí thức lớn (mà tôi không nhớ tên) có một cách nói rất hay, làm nổi bật chân dung của một trí thức. Ông bảo rằng: Người nghĩ ra bom hạt nhân, chắc chắn phải là một bác học. Nhưng nếu anh ta không thấy trước để cảnh báo về tai họa của bom hạt nhân với nhân loại, thì anh ta chưa phải là một trí thức!” 

     Một người học đầy mình, có đủ kiến thức đông tây kim cổ nhưng nếu thiếu trách nhiệm với cộng đồng, thiếu đạo đức, vô cảm với nỗi đau đồng loại, thì vẫn chưa phải là một trí thức.

     Sự quan trọng của trí thức trước hết bởi họ vốn là những người luôn có óc hoài nghi. Người bình thường, những kẻ ít học, có thể yên phận tin theo số đông, nhưng một trí thức thì không, hoặc không dễ tin theo. Thậm chí anh ta sẵn sàng chống lại tất cả để bảo vệ quan điểm, chính kiến của mình. 

     Nhưng giá trị đích thực, giá trị lớn nhất của trí thức lại ở chính cái phẩm chất ấy? 

     Thứ hai, trí thức là những người có tầm nhìn xa, có tư duy sắc bén, nhạy cảm với mọi thay đổi. Họ là những người đoán định được tương lai dựa trên những suy tưởng mang tính triết học. 

     Nhưng có lẽ quan trọng nhất, trí thức là nguồn ánh sáng dẫn dắt sự phát triển lành mạnh của xã hội. Một xã hội không phát triển, chắc chắn là một xã hội không có tương lai. Nhưng sự phát triển thiếu dẫn dắt, thiếu trí tưởng tượng lại rất dễ gây thảm họa, tạo ra thứ chúng ta gọi là nhân tai, thậm chí còn nguy hiểm cả hơn thảm họa thiên tai, như chúng ta vẫn thấy.

     Chính vì những điều đó mà tiếng nói của trí thức luôn vô cùng quan trọng. Nó cần thiết vào mọi thời điểm, mọi không gian quyền lực chính trị, văn hóa, với mọi thể chế xã hội. Trước mỗi vấn đề lớn của quốc gia, liên quan đến hàng triệu người, thì tiếng nói của trí thức càng phải được lắng nghe một cách nghiêm túc và chân thành.

     Trên thực tế, thì tiếng nói quan trọng nhất của trí thức thể hiện ở những ý kiến phản biện.

     Tuy được nhắc đến hàng ngày, nhưng không nhiều người hiểu thấu đáo từ phản biện, hành động phản biện. Vì nó có từ “phản” (luôn được hiểu là chống lại) nên thường phản biện bị gán cho nghĩa tiêu cực. Tiêu cực nhất mà người ta hay quy cho phản biện, là nó làm thất tán sự tập trung, phá rối, gây mất đoàn kết của cộng đồng khi thực hiện một công việc, một chính sách nào đó!

     Vậy phản biện cần được hiểu thế nào? 

     Trước hết, phản biện là một tư duy, một thái độ và một quyền. Trong từ điển Đào Duy Anh, thì phản có nhiều nghĩa: Trái; Trả lại; Trở về; Tự xét. Còn từ biện có các nghĩa: Xét rõ để phân biệt; Tranh luận phải trái; …Ghép hai từ lại với nhau thành Phản biện, có thể hiểu là đưa ra một cái nhìn trái chiều mang tính tranh luận, trên cơ sở học thuật và trách nhiệm, để tìm ra những chỗ sai, những chỗ chưa hợp lý, những chỗ chưa chuẩn xác, chưa khôn ngoan, chưa hợp thời… (của một quan điểm, một chính sách nào đó) rồi cùng nhau đạt đến mức hoàn thiện nhất có thể. Như vậy từ sâu trong bản chất, phản biện mang tính trách nhiệm và tinh thần xây dựng, chứ không như nhiều người cho rằng nó nhằm chống lại, phá rối? 

     Đã phản biện thì đòi hỏi đầu tiên phải có chính kiến. A dua, nói theo thì còn phản biện nỗi gì! Bởi vì a dua là một hình thức xu thời, chắc chắn mang động cơ vụ lợi cá nhân. 

     Tiếp theo, muốn phản biện, phải có nền tảng học vấn tốt, có tư duy độc lập, không chấp nhận bất cứ CHỈ ĐẠO định hướng nào, của bất cứ ai, bất cứ tổ chức nào. 

     Cuối cùng, người đưa ra ý kiến phản biện phải là người có tư cách đạo đức, có tinh thần tự do.

(Chiếu theo các tiêu chí này, thì liệu chúng ta có bao nhiêu trí thức, bạn đọc hãy tự trả lời. Rất nhiều người có bằng cấp đầy mình, có hàng chục danh hiệu sang trọng về học vấn đi kèm nhưng thực sự họ chỉ là KẺ GIÚP VIỆC).

     Vì sao cần tiếng nói phản biện?

     Trên thực tế không có bất cứ thứ gì là hoàn hảo, vì thế bất cứ thứ gì muốn tiến tới hoàn hảo, cũng cần được soi xét nhiều chiều. Một mô hình phát triển, một đường lối, một chính sách, một điều luật, một chủ trương… có ảnh hưởng lớn đến xã hội, cho dù nhóm soạn thảo có tài giỏi đến đâu, cá nhân nào đó có là thiên tài, thì vì đặc tính “nhân vô thập toàn” của con người, không thể nào bao quát được toàn bộ sự đúng đắn. Sự giới hạn về mặt không gian, thời gian, văn hóa… cũng luôn là một vật cản chắn tầm mắt của những người trong cuộc. 

     Khi đó nó cần các nhà phản biện, như những người có thể giúp họ thoát ra khỏi vấn đề để nhìn nó từ bên ngoài, từ nhãn quan khác, từ phía ngược lại. Bởi vì mục tiêu cuối cùng của phản biện không phải là để tranh hơn tranh kém về tầm vóc học vấn, không phải nhằm tìm cách bôi nhọ, giễu cợt nhau, không nhằm xóa bỏ vô lối, vô lý mà để hoàn thiện thứ bị phản biện.

     Viết đến đây tôi lại nhớ đến lời của một vĩ nhân: “Dân tộc nào thiếu vắng những nhà phản biện lớn, thì đó là dân tộc đại vô phúc”. 

     Một đảng phái, một chính thể luôn tuyệt đối hoá mình, tự coi mình là đỉnh cao trí tuệ, là chân lý thời đại để từ đó coi mọi ý kiến không giống mình là sai trái rồi tìm mọi cách đàn áp bằng bạo lực, sẽ không bao giờ có tương lai.

Lao Ta