Sunday, April 25, 2021

Bàn về những giá trị ko thuộc tiêu chuẩn cuốc ranh, cũng chẳng phải cuốc ra: CHÂN - THIỆN - MỸ

 Là nội dung chính của Triết Học, thường bị quy giản về Đạo Đức học, một phần nhỏ của Triết Học.

   Trong cuộc sống chúng ta còn hiểu giản lược hơn nữa Chân là cái Đúng. Thiện là cái Tốt, Mỹ là cái Đẹp. Những khái niệm này đều là tương đối, chủ quan, ngày nay đã trở nên đa dạng, và phải linh hoạt trong một xã hội đa nguyên, đa văn hoá, hội nhập và nhân bản. 

     Chân Thiện Mỹ vẫn còn đó, không cần lật nhào Triết Học. Tuy vậy chúng cần có nội hàm mới. Thay vì nhồi sọ cho trẻ em, người xung quanh hiểu về cái Đúng của ta, nhiều khi rất mâu thuẫn và bất nhất, trong môi trường xã hội vận động, Chân phải cho người ta phương pháp phân biệt Đúng-Sai, Thực Giả, Thị Phi. Thiện sẽ là phương pháp để chọn nguyên tắc phân biệt Thiện Ác trong câc hoàn cảnh khác nhau, biết thông cảm với tính người và sự bất hạnh của kiếp nhân sinh. Mỹ là dạy cho người ta thưởng thức hướng tới những cái đẹp khác nhau và tôn trọng các tiêu chuẩn đẹp xấu ở những nền văn hoá khác.

     Như vậy có phức tạp quá hay không? Hay liệu việc nấu một nồi lẩu các giá trị trái ngược có khả thi hay có ích lợi gì. Trước hết, phức tạp, trái ngược là các ảo giác tư duy, gắn liền với một cách nghĩ cũ. Vấn đề nà thường xuất hiện ở lớp người không chịu thay đổi. Cải cách thường dễ chấp nhận với lớp trẻ, người thường, học trò, khó với người già, tinh hoa, thầy. Những người sau có nhiều cái để mất. Nói như vậy không có nghĩa người già, tinh hoa, thầy là thứ bỏ đi. Nếu họ ủng hộ cải cách thì vô cùng quý giá, tác dụng to lớn, vĩ đại và đáng tôn trọng.

    Nhưng cần phải làm thế nào? Cốt lõi của vấn đề là chuyển từ quy tắc đánh giá sang quy tắc ứng xử. Thế hệ trẻ không còn nói cơm Trung Quốc ngon hơn cơm Ấn Độ để phải cãi nhau vô bổ như người già. Họ biết cách ứng xử tốt hơn để chọn cơm Ấn Độ và thưởng thức nó tốt nhất, mặc dù họ sinh ra trong một nền văn hoá thích cơm Trung Quốc.

       Code of conduct- quy tắc ứng xử có hai yếu tố vượt trội so với quy tắc đánh giá. Thứ nhất trong những hoàn cảnh hoàn toàn mới, quy tắc đánh giá có thể đưa ra nhiều phương án mâu thuẫn. Khi đó việc lựa chọn sẽ là yếu tố ngẫu nhiên. Như vậy cộng đồng sẽ mất phương hướng hoặc mất thời gian tranh cãi. Thứ hai, khi có nhiều phương án cùng một giá trị, con người sẽ phân vân không biết chọn phương án hiệu quả, thực tế nhất, lãng phí thời gian và cơ hội. Quả thực trong thực tế, nhiều việc có thể làm chúng ta lại trù chừ, nhiều việc ngu xuẩn lại dễ dàng đồng thuận không nghĩ ngợi gì.

    Quy tắc ứng xử đơn giản chỉ là đặt câu hỏi hành động có phù hợp với quy tắc ứng xử hay không. Nếu phù hợp, con người được tự do sáng tạo để hành động không bị ràng buộc bởi đánh giá của người khác hay các định kiến lỗi thời ngu dốt. 

     Chẳng hạn một cộng đồng tôn vinh tự do và giá trị của cá nhân, quy tắc ứng xử sẽ là hành động vì sự tự do và không làm tổn hại đến giá trị riêng của các nhóm người dù là yếu thế, thiểu số hoặc không may mắn.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

No comments:

Post a Comment