Wednesday, June 30, 2021

Thế giới & ĐDVH (4)

 3.

TỚI MỘT CƠN BÃO HOÀN HẢO Ở CHÂU ÂU

Một cơn bão hoàn hảo xảy ra khi một sự kết hợp hiếm hoi của những hoàn cảnh khác hẳn nhau tạo ra một sự kiện cực kỳ dữ dội: trong một trường hợp như vậy, một sự cộng sinh của các lực phát ra năng lượng lớn hơn tổng đơn thuần của các nhân tố đóng góp riêng lẻ của nó rất nhiều. Thuật ngữ được đại chúng hoá bởi cuốn sách không hư cấu bán chạy nhất năm 1997 của Sebastian Junger về một sự kết hợp xảy ra một lần trong một trăm năm mà, trong năm 1991, đã giáng xuống đông bắc duyên hải Đại Tây dương của Hoa Kỳ: hệ thống áp suất cao từ các Hồ Lớn tạo ra gió bão trên Đảo Sable ngoài khơi Nova Scotia mà va chạm với Bão Grace đến từ vùng Caribbe. Tường thuật của Junger tập trung vào đoàn thủ thủ của tàu đánh cá Andrea Gail biến mất giữa những ngọn sóng khổng lồ.

Do đặc tính toàn cầu của nó, bệnh dịch coronavirus đang diễn ra thường khêu gợi bình luận rằng bây giờ tất cả chúng ta đều trên cùng chiếc thuyền. Nhưng có các dấu hiệu cho thấy rằng chiếc thuyền gọi là châu Âu đến gần số phận của Andrea Gail hơn các thuyền khác rất nhiều. Ba cơn bão đang tụ tập và kết hợp sức của chúng trên châu Âu. Hai cơn đầu tiên không phải là đặc thù đối với châu Âu: đại dịch coronavirus trong tác động vật lý trực tiếp của nó (những sự cách ly, sự đau khổ và cái chết) và các tác động kinh tế của nó mà sẽ là tồi tệ ở châu Âu hơn ở những người nơi khác vì lục địa đang trì trệ rồi, và cũng phụ thuộc hơn các khu vực khác của thế giới vào nhập khẩu và xuất khẩu (thí dụ, ngành ô tô là xương sống của nền kinh tế Đức, và xuất khẩu xe sang trọng sang Trung Quốc đang bế tắc rồi.) Chúng ta bây giờ phải thêm vào hai cơn bão này một cơn bão thứ ba mà chúng ta có thể gọi là virus Putogan [Putin Erdogan]: sự bùng nổ mới của bạo lực ở Syria giữa Thổ Nhĩ Kì và chế độ Assad (được Nga ủng hộ trực tiếp). Cả hai bên đang khai thác lạnh lùng sự đau khổ của hàng triệu người lánh nạn cho lợi ích chính trị của riêng họ.

Khi Thổ Nhĩ Kì bắt đầu xúi giục hàng ngàn người di cư để bỏ đi sang châu Âu, tổ chức việc chuyên chở họ đến biên giới Hy Lạp, Erdogan biện minh cho biện pháp này với các lý do nhân đạo thực dụng: Thổ Nhĩ Kì không còn có thể hỗ trợ số người tị nạn gia tăng nữa. Cớ này làm chứng cho một sự vô liêm sỉ đến ngộp thở: nó bỏ qua bản thân việc Thổ Nhĩ Kì đã tham gia vào nội chiến Syri như thế nào, ủng hộ một phái chống lại phái kia ra rao, và như thế chịu trách nhiệm nặng vì dòng người tị nạn thế nào. Bây giờ Thổ Nhĩ Kì muốn châu Âu chia sẻ gánh nặng người tị nạn, tức là, để trả cái giá cho chính trị tàn nhẫn của nó. “Giải pháp” giả cho khủng hoảng của những người Kurd ở Syria—với Thổ Nhĩ Kì và Nga áp đặt hoà bình sao cho mỗi bên kiểm soát bên của riêng mình – bây giờ đang tan rã, nhưng Nga và Thổ Nhĩ Kì vẫn ở trong một vị trí lý tưởng để gây áp lực lên châu Âu: hai nước kiểm soát cung dầu, cũng như dòng người tị nạn, và như thế có thể sử dụng cả hai như công cụ tống tiền.

Điệu múa quỷ quái giữa Erdogan và Putin, từ xung đột sang đồng minh và quay lại xung đột, không được đánh lừa chúng ta: cả hai sự cực đoan là phần của cùng trò chơi địa chính trị với cái giá của nhân dân Syri. Không chỉ là chẳng bên nào quan tâm đến sự đau khổ của họ, cả hai bên đều lợi dụng nó một cách tích cực. Cái không thể không đập vào con mắt là sự giống nhau giữa Putin và Erdogan, những người luôn luôn ủng hộ hai phiên bản của cùng chế độ chính trị, được lãnh đạo bởi một nhân vật hỗn hợp mà chúng ta có thể gọi là Putogan.

Ta phải tránh trò chơi hỏi ai chịu trách nhiệm hơn cho cuộc khủng hoảng, Erdogan hay Putin. Cả hai là tồi hơn và phải được coi như cái họ là: các tội phạm chiến tranh sử dụng sự đau khổ của hàng triệu người và phá huỷ một nước để theo đuổi một cách nhẫn tâm các mục tiêu của họ, trong số đó có sự phá hoại một châu Âu thống nhất. Hơn nữa, bây giờ họ đang làm điều này trong khung cảnh của một bệnh dịch toàn cầu, vào lúc khi sự hợp tác toàn cầu là cấp bách hơn bao giờ hết, việc sử dụng sự sợ hãi mà điều này gây ra như một phương tiện để theo đuổi các mục tiêu quân sự của họ. Trong một thế giới với một ý thức tối thiểu về công lý, chỗ của họ không được ở trong các dinh tổng thống mà ở Toà Hình sự Quốc tế ở Hague.

Bây giờ chúng ta có thể thấy sự kết hợp của ba cơn bão này tạo thành một cơn bão hoàn hảo như thế nào: một làn sóng mới của những người tị nạn được Thổ Nhĩ Kì tổ chức có thể có những hậu quả tai hoạ vào lúc của đại dịch coronavirus. Cho đến bây giờ, một trong ít thứ tốt về bệnh dịch, cùng với sự thực cơ bản rằng nó đã làm cho chúng ta nhận thức rõ ràng về nhu cầu cho sự hợp tác toàn cầu, đã là nó đã không được gán cho những người di cư và những người tị nạn—chủ nghĩa phân biệt chủng tộc hoạt động chủ yếu trong việc cảm nhận mối đe doạ như xuất phát từ Phương Đông Khác. Nhưng nếu hai vấn đề bị trộn lẫn với nhau, nếu những người tị nạn được cảm nhận như liên kết với sự lan ra của bệnh dịch (và tất nhiên chắc coronavirus lây nhiễm rộng giữa những người tị nạn do các điều kiện trong các trại đông đúc họ ở), thì các nhà phân biệt chủng tộc dân tuý sẽ có thời cực thịnh của họ: họ sẽ có khả năng biện minh việc họ loại trừ những người nước ngoài với các lý lo y tế “khoa học”. Các chính sách thiện cảm cho phép dòng vào của những người tị nạn có thể dễ dàng gây ra một phản ứng hoảng loạn và sợ hãi. Như thủ tướng Viktor Orban tuyên bố trong một bài phát biểu gần đây, Hungary trên thực tế có thể trở thành tấm gương cho toàn bộ châu Âu noi theo.

Để ngăn chặn tai hoạ này, thứ đầu tiên cần đến là cái gì đó hầu như không thể: củng cố sự thống nhất hoạt động của châu Âu, nhất là sự phối hợp giữa Pháp và Đức. Dựa vào sự thống nhất này, rồi châu Âu phải hành động để giải quyết khủng hoảng người tị nạn. Trong cuộc tranh luận TV gần đây, Gregor Gysi, một nhân vật then chốt của đảng cánh tả Đức Die Linke, đã cho một câu trả lời hay cho người phát ngôn chống-di cư, hung hăng khăng khăng rằng chúng ta phải không cảm thấy trách nhiệm nào vì sự nghèo khổ trong các nước Thế giới thứ Ba. Thay cho việc tiêu tiền để giúp đỡ họ, người phát ngôn lập luận, các nhà nước của chúng ta phải chịu trách nhiệm chỉ vì phúc lợi của các công dân riêng của chúng. Ý chính của câu trả lời của Gysi là, nếu chúng ta ở châu Âu không chấp nhận trách nhiệm vì những người nghèo Thế giới thứ Ba và hành động một cách phù hợp, thì họ sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc đến đây, mà chính xác là cái quan điểm chống người nhập cư phản đối một cách hung tợn). Trong khi là thiết yếu để tất cả nhấn mạnh sự khoan dung và sự đoàn kết với những người tị nạn đang đến, dòng lý lẽ này, mà giải quyết những khó khăn của những dòng người tị nạn, chắc là hiệu quả hơn rất nhiều so với những sự kêu gọi đến chủ nghĩa nhân đạo trừu tượng, kêu gọi sự hào phóng và sự hối lỗi xuất phát từ sự thực không thể chối cãi rằng nguyên nhân của phần lớn sự đau khổ trong quốc gia nghèo hơn là kết quả của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và thuộc địa hoá Âu châu. Một dòng lý lẽ như vậy, để duy trì trật tự hiện tồn nhưng với một bộ mặt con người, là một biện pháp tuyệt vọng chắc chẳng thay đổi gì. Ngày nay cần nhiều hơn thế nhiều.

2021 June 25

Tuesday, June 29, 2021

Trung Quốc "dở khóc dở cười": Ngoại giao chiến lang khiến dân nức lòng, Bắc Kinh hứng đủ hậu quả

 Phong cách ngoại giao "chiến lang" của Trung Quốc được cho là phản ánh những ưu tiên chính sách của ban lãnh đạo đất nước, do Chủ tịch Tập Cận Bình đứng đầu.

Phân tích trên tờ Bưu Điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 27/6, nhà báo Mark Magnier dẫn lời các chuyên gia đánh giá tín hiệu gần đây cho thấy các nhà ngoại giao "chiến lang" của Trung Quốc nên ngừng phô trương "nanh vuốt", nếu không chính sách này có thể phản tác dụng.

Các nhà phân tích và cựu quan chức ngoại giao đang cố gắng xác định liệu một Trung Quốc ngày càng thách thức có hạ nhiệt thái độ quyết đoán sau nhiều năm liên tiếp công kích Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), NATO, cùng nhiều nước khác hay không.

Ngoại giao chiến lang của Trung Quốc: Thành công trong nước và hiệu ứng ngược

Tháng trước, tại một cuộc họp của Bộ Chính trị Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã bày tỏ mong muốn Trung Quốc sẽ kết bạn và tăng cường thúc đẩy mối quan hệ với thế giới và kêu gọi xây dựng một hình ảnh quốc gia "đáng tin cậy, thân thiện và đáng tôn trọng" phù hợp với một quốc gia cần "cởi mở và tự tin nhưng cũng khiêm tốn" - theo Tân Hoa Xã.

Có nhiều nguyên nhân đằng sau sự thay đổi lớn hiếm hoi trong lập trường mạnh mẽ thể hiện ở chính sách ngoại giao của Bắc Kinh.

Theo các chuyên gia, chính sách ngoại giao "chiến lang" phản ánh các ưu tiên chính sách của ông Tập, phù hợp với quan điểm rằng Trung Quốc có những bước phát triển lịch sử là nhờ chính sách lãnh đạo vượt trội, trong khi Mỹ và phương Tây sa sút.

Ở trong nước, chính sách này cũng được tung hô. Nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc, Ủy viên Bộ Chính trị Dương Khiết Trì, từng được dư luận trong nước xem là "anh hùng" sau khi báo đài nước này loan tin ông "mắng sa sả" Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hơn 15 phút trong cuộc đối thoại cấp cao ở Alaska hồi tháng 3.

Các phát ngôn cứng rắn của ông Dương nhanh chóng trở thành xu hướng và xuất hiện rộng rãi trên các sản phẩm đại chúng như áo phông, túi xách hay ốp lưng điện thoại.

Phong cách đối ngoại cứng rắn - được truyền thông đặt tên là "ngoại giao chiến lang", dựa trên bộ phim "Chiến lang" ăn khách tại Trung Quốc - trở nên nổi trội trong những năm gần đây, nhưng thực ra có nguồn gốc từ thời kỳ đầu nước Trung Quốc mới thành lập (ngày 1/10/1949).

Năm 1950, tạp chí TIME (Mỹ) mô tả khoảnh khắc hô hào kêu gọi của nhà ngoại giao Trung Quốc Wu Xiuquan tại một phiên họp của Liên Hợp Quốc là "hai giờ sôi sục kinh khủng" và làm bùng phát "sự thù địch không thể hàn gắn".

Trong khi quyền lực của ông Tập Cận Bình được củng cố vững chắc trong bộ máy nhà nước, các nhà phân tích tin rằng nhiều nhà ngoại giao đang phát biểu những gì mà "lãnh đạo muốn nghe".

Mark Magnier chỉ ra, lời kêu gọi của ông Tập tại Bộ Chính trị cho thấy, Bắc Kinh nắm rõ vấn đề là hình ảnh đối ngoại của Trung Quốc đang đi xuống trong mắt cộng đồng quốc tế.

Đối thủ của Bắc Kinh cứng rắn hơn

Theo một khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew về 14 quốc gia công nghiệp phát triển vào tháng 10/2020, hầu hết những người được hỏi có đánh giá tiêu cực về Trung Quốc, mức đánh giá tồi tệ nhất từ ​​trước đến nay của nước này.

Theo các chuyên gia, vấn đề cơ bản đối với Trung Quốc là nhiều chính sách liên quan đến các vấn đề cốt lõi mà Bắc Kinh coi là lợi ích cốt lõi và không thể thương lượng, như vấn đề Hong Kong, Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương">người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, quân sự hóa phi pháp Biển Đông, và những cảnh báo thống nhất bằng vũ lực nhằm vào Đài Loan.

"Đến cuối cùng, những nhà ngoại giao chính là những người đang bán các chính sách đối ngoại và đối nội của đất nước mình," James Green - nhà nghiên cứu tại Đại học Georgetown (Mỹ) - bình luận.

Thực tế Quốc hội Mỹ và chính quyền Tổng thống Joe Biden Biden đang ngày siết chặt đường lối đối ngoại cứng rắn hơn với Bắc Kinh, hạn chế triển vọng cải thiện quan hệ song phương như Trung Quốc mong muốn sau thời gian dài căng thẳng dưới thời ông Donald Trump.

Dù vậy, các nhà ngoại giao chiến lang có động lực để hành động. Ông Tập Cận Bình nhiều lần kêu gọi tinh thần "dám chiến đấu" để bảo vệ lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, trong đó những người làm tốt luôn được khen thưởng. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên được đánh giá là người đi đầu trong chính sách ngoại giao "chiến lang" của nước này.

Bonnie Glaser, Giám đốc chương trình Châu Á của Quỹ Marshall Đức, từng phát biểu tại hội nghị của CSIS rằng: "Tôi nghĩ chúng ta chưa nhấn mạnh rõ rằng, chính sách ngoại giao chiến lang của Trung Quốc thật sự xuất phát từ cấp trên. Chính sách này thực sự được ông Tập Cận Bình khuyến khích. Và nhiều nhà ngoại giao chỉ cảm thấy rằng đây là thời điểm để làm điều này và sử dụng điều này để được thưởng và thăng tiến."

Nổi giận cũng có thể là chiến thuật

Các nhà ngoại giao Trung Quốc e ngại bị chỉ trích yếu kém hoặc không trung thành với đất nước. Điều này khiến các phái đoàn của họ có xu hướng thể hiện lập trường mạnh mẽ trong những khác biệt với đối phương.

Các phái đoàn ngoại giao của Trung Quốc cũng không cho thấy ở cùng một "chiến tuyến". Cựu Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh và Đại sứ tại Mỹ vừa mãn nhiệm, ông Thôi Thiên Khải, được mô tả là những người rất trau chuốt, khéo léo và được đánh giá cao ở nước ngoài.

Vào năm ngoái, ông Thôi đã công khai chỉ trích các đồng nghiệp "chiến lang".

Nhưng ngay cả ông Thôi Thiên Khải cũng có trường hợp tỏ thái độ cứng rắn. Ông từng có những tuyên bố "nóng như lửa" năm 2012 nhằm vào Mỹ, để cho thấy sự bất bình tột độ của Trung Quốc và còn để "những người theo dõi nhìn nhận ông ấy đúng đắn" - Peter Martin, tác giả cuốn China’s Civilian Army: The Making of Wolf Warrior Diplomacy, nhận định.

Những hệ quả đáng ngại với Trung Quốc

SCMP cho hay, chính sách ngoại giao "chiến lang" của Trung Quốc thật sự gây căng thẳng đối với những người làm việc ở Bộ ngoại giao. Nhiều đặc phái viên đã được cử đi đào tạo lại để "sửa chữa" những sai lầm.

Charles Freeman, nhà văn và cựu chuyên viên ngoại giao Mỹ, cho rằng Mỹ cũng là nhân tố khiến Trung Quốc bùng nổ chính sách ngoại giao quyết đoán.

Việc mất kết nối xuyên Thái Bình Dương do những thiệt hại lâu dài từ các cuộc chiến thương mại với chính quyền ông Trump, chính sách "Nước Mỹ trên hết" và các hoạt động quân sự liên tục của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương khiến Bắc Kinh "đứng ngồi không yên".

Trong những tuần gần đây, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích NATO "tạo sự đối đầu"; lên án G7 "can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Bắc Kinh"; nhóm Quad (gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia) "gây tâm lý chiến tranh lạnh"; và cáo buộc Washington "chính trị hóa" cuộc điều tra nguồn gốc đại dịch Covid-19 cũng như "đạo đức giả" trong cuộc chiến chống lại các công ty công nghệ Trung Quốc và những công ty khác.

Trung tâm của vấn đề này, các nhà phân tích cho rằng, rất có thể là do Bắc Kinh ngày ngày lo ngại bị phương Tây cô lập. Nhưng theo các chuyên gia, các phản ứng gay gắt của Trung Quốc thường phản tác dụng, như việc khiến Nghị viện châu Âu đóng băng hiệp ước đầu tư giữa Trung Quốc và EU hồi tháng 5 vừa qua, sau khi Bắc Kinh áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân và tổ chức châu Âu để trả đũaDuy Ngô Nhĩ"> cấm vận của EU liên quan đến vấn đề người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên được đánh giá là người đi đầu trong chính sách ngoại giao "chiến lang" của nước này (Ảnh: Reuters)

Nam Anh (Soha)

Thế giới & ĐDVH (3)

 VÌ SAO CHÚNG TA LUÔN LUÔN MỆT MỎI?

Đại dịch coronavirus khiến chúng ta đối mặt với hai nhân vật đối lập phổ biến trong đời sống hàng ngày của chúng ta: những người, như các nhân viên y tế và những người chăm sóc làm việc quá sức đến mức kiệt sức, và những người chẳng có gì để làm vì họ bị buộc phải hay tự nguyện giam hãm tại nhà của họ. Thuộc về loại thứ hai, tôi cảm thấy bắt buộc sử dụng tình trạng khó chịu này để đưa ra một sự suy ngẫm ngắn về những cách khác nhau mà theo đó chúng ta trở nên mệt mỏi. Tôi sẽ bỏ qua ở đây nghịch lý hiển nhiên của bản thân sự bắt buộc không hoạt động khiến chúng ta mệt mỏi, nhưng hãy để tôi bắt đầu với Byung-Chul Han, người đưa ra một sự giải thích có hệ thống về làm sao và vì sao chúng ta sống trong một “xã hội kiệt sức.”[1 ] Đây là một bản tóm tắt ngắn về kiệt tác cùng tên của Byung-Chul Han, được lấy ra một cách xấu hổ nhưng với lòng biết ơn từ Wikipedia:

“Được thúc đẩy bởi nhu cầu để kiên trì và không phải để thất bại, cũng như bởi khát vọng hiệu quả, chúng ta trở thành các phạm nhân và đồng thời những vật hy sinh và bước vào một cơn lốc xoáy của sự phân ranh giới, sự tự bóc lột và sự sụp đổ. Khi sự sản xuất là phi vật chất, mỗi người sở hữu tư liệu sản xuất rồi: bản thân mình. Hệ thống tân tự do không còn là hệ thống giai cấp theo nghĩa thích hợp nữa. Nó không gồm các giai cấp bày tỏ sự đối kháng nhau. Đấy là cái giải thích cho sự ổn định của hệ thống.” Han cho rằng các chủ thể trở thành những người tự-bóc lột: “Ngày nay, mỗi người là một lao công tự-bóc lột trong công việc riêng của mình. Bây giờ người dân là chủ và nô lệ trong một người. Ngay cả đấu tranh giai cấp đã biến thành một cuộc đấu tranh bên trong chống lại chính mình” Cá nhân đã trở thành cái Han gọi là “chủ thể-thành tích (achievement-subject)”; cá nhân không tin họ là “các chủ thể” phục tùng (subjugated “subject”) mà đúng hơn là “các dự án (project): Luôn luôn đổi mới và phát minh lại chính mình” mà “chẳng khác gì một hình thức ép buộc và ràng buộc—quả thực, một loại chủ thể hoá (subjectivation) và nô dịch hoá (subjugation) hiệu quả hơn. Với tư cách một dự án tự cho là không chịu các hạn chế bên ngoài và xa lạ, cái-tôi bây giờ nô dịch bản thân nó cho các hạn chế bên trong và các tự-ràng buộc, mà lấy hình thức của thành tích ép buộc và tối ưu hoá”.[2]

Trong khi Han đưa ra những nhận xét dễ hiểu về phương thức mới của sự chủ thể hoá mà từ đó chúng ta có thể học được nhiều (cái ông thấy rõ là nhân vật cái-siêu-tôi [superego] của ngày hôm nay), tuy nhiên tôi nghĩ rằng vài điểm phản biện phải được đưa ra. Thứ nhất, các hạn chế và các ràng buộc dứt khoát không chỉ là bên trong: các quy tắc nghiêm ngặt mới về hành vi được thực thi, đặc biệt giữa các thành viên của giai cấp “trí thức” mới. Hãy chỉ nghĩ về các ràng buộc Phải Đạo (Politically Correct), tạo thành một lĩnh vực đặc biệt của “cuộc đáu tranh chống lại bản thân mình,” chống lại những cám dỗ “không đứng đắn”. Hay hãy xét thí dụ sau đây về một hạn chế rất bên ngoài: Vài năm trước nhà làm phim Udi Aloni đã tổ chức cho một nhóm Palestin, Nhà hát Tự do Jenin, để thăm New York, và đã có một tường thuật về cuộc viếng thăm trong tờ New York Times mà suýt nữa đã không được đăng. Được yêu cầu để nói rõ xuất bản phẩm gần đây nhất của ông cho câu chuyện, Aloni đã nhắc đến một cuốn sách do ông biên tập; vấn đề là từ “hai-quốc gia” đã là phụ đề của cuốn sách. Sợ chọc tức chính phủ Israeli, tờ Times đã yêu cầu xoá từ này, nếu không thì bài tường thuật sẽ không được đăng.

Hoặc hãy xét một thí dụ khác, gần đây hơn: nhà văn Anh gốc Pakistani Kamila Shamsie đã viết một tiểu thuyết, Home Fire (Cháy Nhà), một phiên bản được hiện đại hoá thành công của [thần thoại Hy Lạp] Antigone, và đã được nhiều giải quốc tế, trong số đó có Giải Nelly Sachs do thành phố Đức Dortmund trao cho. Tuy nhiên, khi được biết rằng Shamsie đã ủng hộ BDS (phong trào Tẩy chay, Gạt bỏ và Trừng phạt [Boycott, Divestment and Sanctions]), bà đã bị tước giải một cách hồi tố với lời giải thích rằng, khi họ quyết định trao giải cho bà, “các thành viên ban giám khảo đã không biết rằng tác giả đã tham gia vào các biện pháp tẩy chay chống lại chính phủ Israeli vì các chính sách Palestin của nó kể từ 2014.3 Đây là nơi chúng ta đang đứng hôm nay: Peter Handke được Giải Nobel Văn học năm 2019 mặc dù ông đã công khai tán thành các chiến dịch quân sự Serb ở Bosnia, còn việc ủng hộ một cuộc biểu tình ôn hoà chống lại chính trị Bờ Tây của Israel thì loại trừ bạn khỏi bàn của những người được giải.

Thứ hai, hình thức mới của tính chủ quan được Han mô tả bị điều kiện hoá bởi pha mới của chủ nghĩa tư bản toàn cầu mà vẫn là một hệ thống giai cấp với những sự bất bình đẳng tăng lên—cuộc đấu tranh và những sự đối kháng chẳng cách nào có thể quy giản về “cuộc đấu tranh” nội bộ cá nhân “chống lại bản thân” cả. Vẫn có hàng triệu người lao động chân tay trong các nước Thế giới Thứ Ba, có những sự khác biệt lớn giữa những loại khác nhau của những người lao động phi vật chất (là đủ để nhắc đến lĩnh vực gia tăng của những người được thuê làm trong ngành “dịch vụ con người,” như những người chăm sóc người già). Lỗ hổng tách nhà quản lý chóp bu sở hữu hay vận hành một công ty khỏi một người lao động bấp bênh ngồi một mình ở nhà nhiều ngày với máy tính cá nhân của mình—họ dứt khoát không phải là cả ông chủ lẫn nô lệ theo cùng nghĩa.

Được viết rất nhiều về cách lao động ở dây chuyền Fordist được thay thế như thế nào bằng một phương thức làm việc hợp tác, mới, tạo ra nhiều chỗ cho sự sáng tạo cá nhân. Tuy vậy, cái xảy ra thực tế không phải là sự thay thế, mà là một sự thuê ngoài (outsourcing): công việc cho Microsoft và Apple có thể được tổ chức theo cách hợp tác nhiều hơn, nhưng rồi các sản phẩm cuối cùng của chúng được lắp ráp ở Trung Quốc hay Indonesia theo cách rất Fordist—việc làm dây chuyền đơn giản được thuê ngoài. Như thế chúng ta có một sự phân công lao động mới: những người lao động tự-kinh doanh và tự-bóc lột (được Han mô tả) ở phương Tây đã phát triển, lao động dây chuyền gây suy nhược ở Thế giới thứ Ba, thêm lĩnh vực gia tăng của những người lao động chăm sóc con người trong mọi dạng của nó (những người chăm sóc, những người bồi bàn …) nơi sự bóc lột cũng đầy dẫy. Chỉ nhóm thứ nhất (người tự-kinh doanh, thường là những người lao động tự do bấp bênh) hợp với mô tả của Han.

Mỗi trong ba nhóm ngụ ý một phương thức đặc thù của sự trở nên mệt mỏi và làm việc quá sức. Công việc dây chuyền là đơn giản gây suy nhược vì sự lặp đi lặp lại của nó—các công nhân trở nên mệt mỏi một cách tuyệt vọng về việc lắp cùng iPhone hết lần này đến lần khác trong nhà máy Foxconn ở ngoại ô Thượng Hải. Ngược với sự mệt mỏi này, cái làm cho công việc chăm sóc con người mệt mỏi đến vậy chính là sự thực rằng họ được kỳ vọng làm việc với sự thấu cảm, để có vẻ chăm lo cho “các đối tượng” của công việc của họ: một cô giữ trẻ được trả công không chỉ để trông trẻ mà để bày tỏ sự trìu mến với lũ trẻ, cũng thế đối với những người chăm sóc người già hay người ốm yếu. Ta có thể tưởng tượng sự căng thẳng của việc liên tục “là tử tế.” Ngược với hai lĩnh vực đầu tiên này nơi chúng ta chí ít có thể duy trì loại khoảng cách bên trong nào đó đối với cái chúng ta đang làm (ngay cả khi chúng ta được kỳ vọng để đối xử tốt với một đứa trẻ, chúng ta có thể chỉ giả bộ làm vậy), lĩnh vực thứ ba đòi hỏi chúng ta cái gì đó mà gây mệt mỏi hơn nhiều. Hãy tưởng tượng được thuê để quảng cáo hay đóng gói một sản phẩm nhằm để mê hoặc mọi người mua nó—cho dù đích thân người ta không quan tâm đến sản phẩm hay thậm chí chán ghét chính ý tưởng của nó. Người ta phải làm công việc sáng tạo khá căng, thử tìm ra các giải pháp độc đáo, và một cố gắng như vậy có thể làm kiệt sức nhiều hơn công việc dây chuyền lặp đi lặp lại rất nhiều. Đấy là sự mệt mỏi cụ thể Han bàn đến.

Nhưng không chỉ các lao động bấp bênh làm việc trước màn hình PC của họ ở nhà là những người làm kiệt sức mình qua sự tự-bóc lột. Phải nhắc đến một nhóm khác ở đây, thường được nhắc đến bởi thuật ngữ đánh lừa “công việc nhóm sáng tạo.”[4]  Đấy là những người lao động được kỳ vọng gánh vác các chức năng kinh doanh, nhân danh ban lãnh đạo cao hơn hay các chủ sở hữu. Họ giải quyết sự tổ chức xã hội của sự sản xuất và sự phân phối của nó “một cách sáng tạo”. Vai trò của các nhóm như vậy là mập mờ: một mặt, “bằng việc chiếm đoạt các chức năng kinh doanh, những người lao động đối phó với đặc trưng xã hội và ý nghĩa của việc làm của họ trong hình thức bị hạn chế của tính sinh lời”: “Khả năng để tổ chức lao động và kết hợp sự hợp tác một cách hiệu quả và kinh tế, và để nghĩ về đặc trưng hữu ích xã hội của lao động, là có ích cho nhân loại và sẽ luôn luôn là.”[5] Tuy vậy, họ đang làm điều này dưới sự lệ thuộc liên tục của vốn, tức là, với mục tiêu làm cho công ty hiệu quả hơn và sinh lời hơn, và chính sự căng thẳng này là cái làm cho “công việc nhóm sáng tạo” như vậy hết sức mệt lử. Họ phải chịu trách nhiệm về sự thành công của công ty, trong khi công việc nhóm của họ cũng gồm sự cạnh tranh giữa bản thân họ và với các nhóm khác. Với tư cách các nhà tổ chức quá trình làm việc, họ được trả công để thực hiện một vai trò mà về mặt truyền thống là của các nhà tư bản. Và như thế, với tất cả các mối lo và trách nhiệm quản lý trong khi vẫn là những người lao động được trả công có tương lai bấp bênh, họ nhận được cái tồi nhất của cả hai thế giới.

Những sự phân chia giai cấp như vậy có một chiều kích mới trong sự hoảng loạn coronavirus. Chúng ta bị bỏ bom bởi những lời kêu gọi để làm việc từ nhà, trong sự cách ly an toàn. Nhưng các nhóm nào có thể làm việc này? Những người lao động trí tuệ bấp bênh và các nhà quản lý có khả năng hợp tác qua email và hội nghị từ xa, như thế ngay cả khi họ bị cách ly thì công việc của họ diễn ra ít nhiều trơn tru. Họ có thể thậm chí giành được nhiều thời gian hơn để “bóc lột bản thân chúng ta.” Nhưng về những người, mà công việc của họ xảy ra ở bên ngoài, trong các nhà máy và cánh đồng, trong các cửa hàng, các bệnh viện và giao thông công cộng, thì sao? Nhiều thứ phải xảy ra ở bên ngoài không an toàn để cho những người khác có thể sống sót trong sự cách ly riêng tư của họ …

Và, cuối cùng nhưng không kém quan trọng, chúng ta phải tránh sự cám dỗ để lên án kỷ luật tự giác nghiêm khắc và sự tận tuỵ để làm việc và truyền bá lập trường “Cứ bình tĩnh đi!”—Arbeit macht frei! (“Lao động mang lại tự do”) vẫn là khẩu hiệu đúng, mặc dù nó đã bị bọn Nazi lạm dụng một cách tàn nhẫn. Đúng, có lao động gây kiệt sức cho nhiều người phải đối phó với các tác động của các bệnh dịch—nhưng nó là lao động có ý nghĩa cho lợi ích của cộng đồng mà mang lại sự hài lòng của chính nó, không phải là cố ngắng ngu đần của việc cố thử thành công trong thị trường. Khi một người lao động y tế trở nên hết sức mệt mỏi vì phải làm việc quá giờ, khi một người chăm sóc bị kiệt sức bởi nhiệm vụ đòi hỏi, họ bị mệt mỏi theo một cách khác với sự kiệt sức được thúc đẩy bởi các động cơ sự nghiệp ám ảnh. Sự mệt mỏi của họ là đáng giá.

1 Byung-Chul Han, The Burnout Society, Redwood City: Stanford UP 2015.

2 https://en.wikipedia.org/wiki/Byung-Chul_Han.

3 https://www.middleeasteye.net/.../german-city-reverse....

4 Xem Stephan Siemens and Martina Frenzel, Das unternehmerische Wir, Hamburg: VSA Verlag 2014.

5 Eva Bockenheimer, “Where Are We Developing the Requirements for a New Society,” in Victoria Fareld and Hannes Kuch, From Marx to Hegel and Back, London: Bloomsbury 2020, p. 209.

2021 Jun 24

Monday, June 28, 2021

Thế giới trong ĐDVH: Chữa hay Chích?

 MỘT ĐẠI DỊCH KHÓ HIỂU NHẤT TRONG LỊCH SỬ

Cùng với mọi người trong cộng đồng, lão nông tôi chấp hành mọi quy định về phòng chống dịch của nhà nước. Riêng về tuân thủ quy định giãn cách xã hội mà nói thì lão tự thấy mình thuộc thành phần gương mẫu rất đáng được khen hihi. Nhưng đứng về mặt nhận thức thì chúng ta được cha mẹ thầy cô dạy dỗ phải nhìn sự vật đúng như nó đang diễn ra. Có những thứ đang diễn ra chúng ta biết nhưng nhiều thứ chúng ta không biết hoặc là chưa biết, chúng ta chỉ nói những gì mình biết thôi, nói những thứ mình không biết hoặc nói theo những kẻ nói những thứ mà những kẻ đó không biết và coi đó là những thứ mình biết thì hoặc sẽ gây hại cho người khác hoặc sẽ biến thành đứa tào lao ngay. Mang những lời dạy dỗ đó áp dụng vào cuộc đại dịch Covid-19 thì thấy như thế này :

Đại dịch Covid-19 ở Việt Nam ta 2 năm qua, tính đến hôm nay làm chết 76 người. Thông tin chính thức từ cơ quan y tế cũng cho thấy hầu hết những người chết có dương tính với Covid-19 đều chết vì những bệnh nền nan y khác. Cũng tính đến hôm nay, dù có 16.136 ca dương tính, 9.538 ca đang điều trị, nhưng đã có 6.519 ca đã chữa khỏi. Số người được chữa khỏi hàng ngày nhiều hơn là số người nhiễm mới. 

Thông tin này cho thấy điều gì ? Nó cho thấy việc nhiễm virus Vũ Hán làm chết người là rất ít và người bị nhiễm virus Vũ Hán hoàn toàn có thể được các thầy thuốc Việt Nam chữa khỏi (*). Từ đây cũng có thể thấy tuyên bố của Tổ chức Y tế thế giới ngay từ đầu rằng bệnh này không có thuốc chữa là hoàn toàn sai. Không phải chỉ có Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Anh Boris Johnson và nhiều nguyên thủ quốc gia khác dương tính đã được chữa khỏi mà 6.519 người Việt bình thường cũng như hàng triệu người bình thường khác trên thế giới cũng đã được chữa khỏi. 

76 người chết liên quan đến Covid-19, dù có phải do con virus Vũ Hán hay không cũng đều rất thương tâm và dù chỉ có 1 người chết cũng rất thương tâm. Nhưng theo Tổng cục Thống kê thì năm 2020 Việt Nam ta có tới 620.921 người chết. Thông tin từ ngành y tế cũng cho thấy trong năm này cả nước có tới 122.690 người chết vì bệnh ung thư. Các bệnh khác cũng như tai nạn giao thông và các tai nạn khác cũng làm cho vô số người chết. Thiếu ăn, suy dinh dưỡng cũng khiến cho số người Việt ta chết mỗi năm không hề nhỏ. 620.921 người chết trong một năm không hề tạo ra thương tâm trên truyền thông vì không được đưa tin hàng ngày, nó chỉ là một con số thống kê gộp lại để tính tỷ suất tử so sánh với tỷ suất sinh nhằm tính tốc độ tăng dân số. Chẳng ai sợ con số thống kê đó cả. Hơn 120 ngàn người chết vì ung thư cũng không thấy ai sợ. Nhưng lại sợ hãi cái con virus hầu như không làm chết ai một cách rõ ràng và hoàn toàn có thể chữa được. 

Thống kê của nhiều nước trên thế giới cũng cho thấy tổng số người chết năm đại dịch 2020 không có mấy khác biệt so với tổng số người chết năm 2019. Nhiều thông tin cho thấy người ta đã đưa số người dương tính với Covid-19 chết vì các nguyên nhân khác vào thống kê chết vì Covid-19 (Riêng số người chết ở Ấn Độ vì Covid-19 gần đây thì phải chờ đến hết năm mới có thể đối chiều được). Trong khi bệnh ung thư vẫn là nguyên nhân khiến cho số người chết cao nhất trên phạm vi toàn cầu.

Nhưng vì sao chết vì ung thư cao như vậy mà không khiến cho thế giới sợ hãi để tìm cách ngăn chặn ? Là do truyền thông đấy ! Thủ phạm gây ra ung thư là các tập đoàn đa quốc gia đưa hoá chất “phục vụ” nông nghiệp, “phục vụ” chế biến thực phẩm với thế lực có thể làm nghiêng lệch trái đất. Các Big Media, Big Tech rất sợ mích lòng những đại gia này nên thường ỉm đi những nghiên cứu phân tích bệnh tật không có lợi cho bọn họ. 

Cuộc chống dịch của nước ta đang rất quyết liệt. Nhưng đã đến lúc nhìn đúng sự thật để có giải pháp phòng chống dịch hiệu quả, tránh việc phân tán nguồn lực vào những giải pháp không cần thiết, trong khi những yếu tố mang tính nguy cơ cao thì không đủ nguồn lực để tập trung. Một trong những nhà khoa học đứng ở tuyến đầu chống dịch là bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) bắt đầu có cái nhìn thực tế. Sau khi phân tích tình trạng lây nhiễm, ông đề nghị cần tính đến việc “sống chung” với dịch bệnh, rằng “TP.HCM cần bảo vệ những nhóm đối tượng có nguy cơ, có bệnh nền, ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 và áp dụng các biện pháp phòng ngừa; còn những đối tượng khác có thể coi là mắc cúm” (Trích theo Thanh Niên). Bác sĩ Dũng nói đó chỉ là quan điểm của cá nhân ông, nhưng tôi nghĩ quan điểm này rất cần được Chính phủ tính đến.

HOÀNG HẢI VÂN 

(*) Có một số bạn cmt nói nhiều người dương tính vào cơ sở y tế điều trị không có dùng thuốc gì hết cũng khỏi bệnh. Tôi không biết các bệnh nhân nhiễm covid-19 được điều trị bằng thuốc gì, nhưng nếu như có người không dùng thuốc gì cũng khỏi bệnh thì cũng coi như là một phương pháp điều trị của các bác sĩ Việt Nam làm tăng sức đề kháng của cơ thể để tự khỏi bệnh, điều trị đâu có nhất thiết phải dùng đến thuốc.

Thế giới & ĐDVH (2)

 BÂY GIỜ TẤT CẢ CHÚNG TA TRÊN CÙNG CHIẾC THUYỀN

Lí Văn Lượng, bác sĩ đầu tiên phát hiện ra bệnh dịch coronavirus đang diễn ra và đã bị các nhà chức trách kiểm duyệt, là một anh hùng thật của thời đại chúng ta, gần giống Chelsea Manning hay Edward Snowden Trung quốc, cho nên không ngạc nhiên cái chết của ông đã gây ra sự giận dữ lan rộng. Phản ứng có thể tiên đoán được về nhà nước Trung quốc xử lý bệnh dịch như thế nào được bình luận của nhà báo Verna Yu ở Hồng Kông miêu tả hay nhất, “Nếu giả như Trung Quốc coi trọng tự do ngôn luận, sẽ không có khủng hoảng coronavirus nào. Trừ phi quyền tự do ngôn luận và các quyền cơ bản khác của các công dân Trung quốc được tôn trọng, những khủng hoảng như vậy sẽ chỉ lại xảy ra … Các quyền con người ở Trung Quốc có thể có vẻ ít liên quan đến phần còn lại của thế giới nhưng như chúng ta đã thấy trong khủng hoảng này, thảm hoạ đã có thể xảy ra khi Trung Quốc cản trở các quyền tự do của các công dân của nó.”[1]

Đúng, người ta có thể nói rằng toàn bộ sự hoạt động của bộ máy nhà nước Trung quốc chống lại khẩu hiệu cũ của Mao “Hãy tin nhân dân!” Đúng hơn chính phủ hoạt động trên giả thiết rằng người ta KHÔNG được tin nhân dân: nhân dân phải được yêu thương, bảo vệ, chăm sóc, kiểm soát … nhưng không được tin. Sự không tin cậy này đúng là cực điểm của cùng thái độ phô bày của các nhà chức trách Trung quốc khi họ giải quyết các phản ứng đối với các cuộc phản kháng sinh thái học hay các vấn đề sức khoẻ của các công nhân. Các nhà chức trách Trung quốc thường dùng đến một thủ tục cá biệt hơn bao giờ hết: một người (một nhà hoạt động sinh thái học, một sinh viên Marxist, trùm Interpol, một người thuyết pháp tôn giáo, một nhà xuất bản Hồng Kông, thậm chí một nữ diễn viên phim nổi tiếng) đơn giản biến mất trong vài tuần trước khi lại xuất hiện công khai với những cáo buộc cụ thể được nêu ra chống lại họ, và thời kỳ im lặng kéo dài này bày tỏ thông điệp then chốt: quyền lực được sử dụng theo một cách không thể hiểu được nơi chẳng gì phải được chứng minh cả. Lập luận pháp lý đến ở vị trí thứ hai xa xôi khi thông điệp cơ bản này được chuyển đi. Nhưng trường hợp của các sinh viên Marxist biến mất tuy nhiên là đặc thù: trong khi những sự biến mất liên quan đến các cá nhân mà các hoạt động của họ có thể được mô tả đặc trưng bằng cách nào đó như một mối đe doạ đối với nhà nước, còn các sinh viên Marxist biến mất hợp pháp hoá hoạt động phê phán của họ bằng một dẫn chiếu đến bản thân ý thức hệ chính thống.

Cái đã gây ra phản ứng hoảng hốt như vậy trong ban lãnh đạo Đảng, tất nhiên, là bóng ma của một mạng lưới tự-tổ chức đang nổi lên qua các liên kết ngang trực tiếp giữa các nhóm sinh viên và các công nhân, và dựa vào chủ nghĩa Marx, với sự đồng cảm trong một số cán bộ đảng già và thậm chí các phần của quân đội. Một mạng lưới như vậy làm xói mòn trực tiếp tính chính đáng của sự cai trị của Đảng và vạch mặt nó như một sự lừa đảo. Thế nên không ngạc nhiên rằng trong những năm gần đây, chính phủ đã đóng cửa nhiều website “Maoist” và đã cấm các nhóm tranh luận Marxist tại các đại học. Thứ nguy hiểm nhất để làm ngày nay ở Trung Quốc là để tin nghiêm túc vào ý thức hệ chính thống của chính nhà nước. Trung Quốc bây giờ đang trả giá cho một lập trường như vậy:

Đại dịch coronavirus có thể lan ra khoảng hai phần ba dân số thế giới nếu nó không thể được kiểm soát,” theo Gabriel Leung nhà dịch tễ học y tế công cộng của Hồng Kông. “Nhân dân cần có sự tin tưởng và sự tin cậy vào chính phủ của họ trong khi cộng đồng khoa học tính toán những sự bất trắc của đợt bột phát mới,” ông nói, “và tất nhiên khi bạn có truyền thông xã hội và tất cả tin giả và tin thật bị trộn lẫn và rồi zero sự tin cậy, thì là bạn chiến đấu chống dịch bệnh đó thế nào? Bạn cần sự tin cậy thêm, một tinh thần đoàn kết thêm, một ý thức thiện chí thêm, mà tất cả đã cạn kiệt hoàn toàn.[2]

Phải có nhiều hơn một tiếng nói trong một xã hội lành mạnh, bác sĩ Lí nói từ giường bệnh viện trước khi ông chết, nhưng nhu cầu cấp bách này cho các tiếng nói khác được lắng nghe không nhất thiết có nghĩa là nền dân chủ đa đảng kiểu Tây phương, nó chỉ đòi một không gian mở cho các phản ứng phê phán của các công dân để lưu hành. Lý lẽ chính chống lại ý tưởng rằng nhà nước phải kiểm soát những tin đồn để ngăn chặn sự hoảng loạn là, bản thân sự kiểm soát này truyền bá sự nghi ngờ và như thế gây ra nhiều thuyết âm mưu hơn. Chỉ một sự tin cậy lẫn nhau giữa những người dân thường và nhà nước mới có thể ngăn chặn điều này khỏi xảy ra.

Cần một nhà nước mạnh trong thời gian các bệnh dịch vì các biện pháp quy mô lớn như sự cách ly phải được thực hiện với kỷ luật quân sự. Trung Quốc đã có khả năng cách ly hàng chục triệu người. Có vẻ không chắc rằng, đối mặt với bệnh dịch cùng quy mô, Hoa Kỳ sẽ có khả năng thực thi cùng các biện pháp. Không khó để hình dung rằng các toán lớn của những người tự do chủ nghĩa (libertarian), mang vũ khí và nghi rằng sự cách ly là một âm mưu nhà nước, sẽ thử tìm cách tránh. Như thế có phải đã có thể ngăn chặn sự bùng nổ dịch với nhiều tự do ngôn luận hơn, hay Trung Quốc đã buộc phải hy sinh các quyền tự do dân sự ở tỉnh Hồ Bắc nhằm để cứu thế giới? Theo nghĩa nào đó, cả hai lựa chọn thay thế này là đúng. Và cái làm cho tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn là, không có cách dễ dàng nào để tách quyền tự do ngôn luận “tốt” khỏi các tin đồn “xấu”. Khi những tiếng nói phê phán cho rằng các nhà chức trách Trung quốc “luôn luôn coi sự thật như tin đồn”, ta phải nói thêm rằng các phương tiện truyền thông chính thống và lĩnh vực mênh mông của tin tức số đầy dẫy tin đồn rồi.

Một trong những mạng lưới truyền hình quốc gia Nga cung cấp một thí dụ nóng bỏng về điều này. Đó là Kênh Một, mở một chỗ đều đặn dành cho các thuyết âm mưu coronavirus trên chương trình thời sự chính buổi tối của nó, Vremya (Вре́мя,  “Thời sự”). Phong cách đưa tin là nước đôi, có vẻ để lật tẩy các thuyết (âm mưu) trong khi để lại cho các khán giả một ấn tượng rằng chúng chứa một cái lõi sự thật. Thông điệp chính, rằng cuối cùng các elite Tây phương trong bóng tối, và nhất là các elite Hoa Kỳ, bị lên án vì bệnh dịch coronaviruss bằng cách nào đó, như thế được lan ra như một tin đồn đáng ngờ: quá điên rồ để là sự thật, nhưng tuy vậy, ai mà biết được … ?[3] Lạ thay việc treo sự thật thực sự không tiêu diệt tính hiệu quả biểu tượng của nó. Thêm nữa, chúng ta phải nhận ra rằng, đôi khi, việc không nói toàn bộ sự thật cho công chúng có thể ngăn chặn một cách hiệu quả một làn sóng hoảng loạn mà có thể dẫn đến nhiều nạn nhân hơn. Tại mức này, vấn đề không thể được giải quyết—con đường ra duy nhất là sự tin cậy lẫn nhau giữa nhân dân và các bộ máy nhà nước, và đấy là cái vô cùng thiếu ở Trung Quốc.

Khi bệnh dịch toàn thế giới diễn ra, chúng ta cần biết rằng các cơ chế thị trường sẽ là không đủ để ngăn chặn sự hỗn loạn và đói. Sẽ phải xem xét các biện pháp mà có vẻ như “Cộng sản” đối với hầu hết chúng ta ngày nay trên mức toàn cầu: sự điều phối sản xuất và phân phối sẽ phải xảy ra bên ngoài các toạ độ của thị trường. Tại đây ta phải nhớ lại nạn đói khoai tây Irish trong những năm 1840 mà đã tàn phá Ireland, với hàng triệu cái chết hay buộc phải di cư. Nhà nước Anh đã duy trì sự tin cậy của họ vào các cơ chế thị trường, xuất khẩu thực phẩm từ Ireland ngay cả khi số rất đông người đang đau khổ vì đói. Chúng ta phải hy vọng rằng ngày nay một giải pháp hung ác tương tự không còn có thể chấp nhận được nữa.

Người ta có thể hiểu bệnh dịch coronavirus đang diễn ra như phiên bản đảo ngược của The War of the Worlds [Chiến tranh của các Thế giới] (1897) của H. G. Wells. Đấy là câu chuyện về làm sao sau khi những người Sao Hoả xâm chiếm trái đất, người hùng dẫn chuyện tuyệt vọng phát hiện ra rằng tất cả họ đã bị giết bởi một cuộc tấn công dữ dội của các mầm bệnh trái đất mà họ không có sự miễn dịch nào: “bị giết, sau khi tất cả các công cụ của con người đã thất bại, bởi các thứ khiêm tốn nhất mà Chúa, trong sự khôn ngoan của ngài, đã đặt trên trái đất này.” Lý thú để lưu ý rằng, theo Wells, cốt truyện đã nảy sinh từ một cuộc thảo luận với anh ông, Frank Wells, về tác động tai hoạ của những người Anh lên những người bản địa Tasmanian. Cái gì sẽ xảy ra, ông tự hỏi, nếu những người Sao Hoả đã làm với nước Anh cái những người Anh đã làm với những người Tasmanian? Tuy vậy, những người Tasmanian đã thiếu các mầm bệnh gây chết người để đánh bại những kẻ xâm chiếm của họ.4 Có lẽ một bệnh dịch đang đe doạ giết hại một phần lớn nhân loại phải được xem như câu chuyện của Wells quay ngược lại: “những người Sao Hoả xâm lấn” bóc lột và phá huỷ một cách tàn nhẫn đời sống trên trái đất, bản thân chúng ta, loài người; và sau khi mọi công cụ của chúng ta những con linh trưởng được phát triển cao độ để bảo vệ bản thân chúng đã thất bại, bây giờ chúng ta bị đe doạ “bởi các thứ khiêm tốn nhất mà Chúa, trong sự khôn ngoan của ngài, đã đặt trên trái đất này,” các virus ngu đần mà chỉ tự sinh sản—và biến dị một cách mù quáng.

Tất nhiên chúng ta phải phân tích chi tiết các điều kiện xã hội mà đã làm cho đại dịch coronavirus là có thể. Hãy chỉ nghĩ về cách, trong thế giới được liên kết ngày nay, một người Anh gặp ai đó ở Singapore, quay lại nước Anh, và rồi đi trượt tuyết ở Pháp, lây nhiễm bốn người khác ở đó … Các nghi phạm thông thường đợi trong hàng để được thẩm vấn: toàn cầu hoá, thị trường tư bản chủ nghĩa, tính tạm thời của người giàu. Tuy vậy, chúng ta phải cưỡng lại sự cám dỗ để coi bệnh dịch đang diễn ra như cái gì đó có một ý nghĩa sâu hơn: sự trừng phạt tàn ác nhưng công bằng của nhân loại đối với sự khai thác tàn nhẫn các hình thức sống khác trên trái đất. Nếu chúng ta tìm kiếm một thông điệp che giấu như vậy, chúng ta vẫn là tiền-hiện đại: chúng ta coi vũ trụ của chúng ta như một đối tác trong sự liên lạc. Dù là chính sự sống sót của chúng ta bị đe doạ, có cái gì đó an ủi trong sự thực rằng chúng ta bị trừng phạt, vũ trụ (hay thậm chí Ai đó ở đó) đang tương tác với chúng ta. Chúng ta quan trọng theo cách sâu sắc nào đó. Thứ thực sự khó để chấp nhận là sự thực, rằng bệnh dịch đang diễn ra là một kết quả của sự bất ngờ tự nhiên ở mức tinh khiết nhất của nó, rằng nó chỉ xảy ra và không che giấu ý nghĩa sâu hơn nào. Trong trật tự lớn hơn của các thứ, chúng ta chỉ là một loài với không tầm quan trọng đặc biệt nào.

Phản ứng lại mối đe doạ do sự bùng phát coronavirus gây ra, thủ tướng Israeli Benjamin Netanyahu ngay lập tức đưa ra sự giúp đỡ và sự điều phối cho nhà chức trách Palestin—không phải từ lòng tốt và sự cân nhắc con người, mà vì sự thực đơn giản rằng là không thể để tách những người Do Thái và những người Palestin ở đó—nếu một nhóm bị nhiễm, nhóm kia sẽ cũng bị một cách không thể tránh khỏi. Đấy là thực tế mà chúng ta phải chuyển thành chính trị—bây giờ là lúc để bỏ khẩu hiệu “nước Mỹ (hay bất cứ ai khác) trên Hết”. Như Martin Luther King diễn đạt hơn một nửa thế kỷ trước: “Tất cả chúng ta có thể đến trên những con tàu khác nhau, nhưng bây giờ chúng ta trong cùng chiếc thuyền.”

1 https://www.theguardian.com/.../if-China-valued-free....

2 https://www.theguardian.com/.../coronavirus-expert-warns....

3 https://www.bbc.com/news/world-europe-51413870.

4 https://en.wikipedia.org/wiki/The_War_of_the_Worlds.

2021 June 23

Sunday, June 27, 2021

CÁCH LY vì ĐDVH

 

Thế giới & ĐDVH (1)

 


DẪN NHẬP

NOLI ME TANGERE

“Đừng chạm đến ta,” là câu Đức Jesus Christ nói với Mary Magdalene khi bà nhận ra ngài sau sự phục sinh của ngài, theo Kinh thánh John 20:17. Tôi, một người công khai thú nhận là Kitô hữu (Christian) vô thần, hiểu các từ này thế nào? Thứ nhất, tôi hiểu chúng cùng với câu trả lời của đấng Christ cho câu hỏi của các môn đồ của ngài về cách chúng ta sẽ biết rằng ngài đã quay lại, đã phục sinh. Đấng Christ nói ngài sẽ ở đó khi có sự yêu thương giữa các tín đồ của ngài. Ngài sẽ ở đó không phải như một người để chạm đến, mà như sự liên kết của tình yêu và sự đoàn kết (tình liên đới) giữa mọi người—như thế, “đừng chạm đến ta, hãy chạm đến và cư xử với những người khác trong tinh thần yêu thương”

Tuy vậy, ngày nay ở giữa đại dịch coronavirus, tất cả chúng ta đang bị bỏ bom chính xác bởi những lời kêu gọi đừng chạm đến những người khác, mà để cách ly bản thân chúng ta, để duy trì một khoảng cách thân thể thích hợp. Điều này có nghĩa là gì cho lệnh cấm “đừng chạm đến ta?” Tay không thể với tới người khác; chỉ từ bên trong chúng ta mới có thể đến gần với nhau—và cửa sổ vào “bên trong” là con mắt của chúng ta. Những ngày này, khi bạn gặp ai đó thân thiết với bạn (hay thậm chí một người lạ) và duy trì một khoảng cách thích hợp, một cái nhìn sâu vào mắt người khác có thể tiết lộ nhiều hơn một sự đụng chạm thân mật. Trong một trong những đoạn tuổi trẻ của mình, Hegel đã viết:

"Người yêu quý không ngược lại với chúng ta, hắn là một với chính chúng ta; chúng ta thấy chúng ta chỉ trong hắn, nhưng rồi lần nữa hắn không phải là một chúng ta nữa—một điều bí ẩn, một phép màu [ein Wunder], một thứ mà chúng ta không thể nắm được."

Là cốt yếu để đừng hiểu hai lời xác nhận này như ngược nhau, cứ như người thân yêu một phần là một “chúng ta,” phần của chính mình, và một phần là một điều bí ẩn. Chẳng phải phép màu của tình yêu thương rằng bạn là phần của căn cước của tôi chính xác trong chừng mực bạn vẫn là một phép màu mà tôi không thể nắm được, một điều bí ẩn không chỉ cho tôi mà cả cho bản thân bạn nữa? Để trích một đoạn nổi tiếng khác từ Hegel trẻ:

"Con người là đêm này, sự hư vô trống rỗng này, mà chứa mọi thứ trong sự đơn giản của nó—một sự phong phú vô tận của nhiều biểu tượng, hình ảnh mà chẳng cái nào trong số đó thuộc về hắn—hay mà không hiện diện. Người ta nhìn thấy đêm này khi người ta nhìn vào mắt con người."

Không con coronavirus nào có thể lấy điều này khỏi chúng ta. Như thế có hy vọng rằng sự giữ khoảng cách thân thể sẽ thậm chí củng cố cường độ của mối liên kết của chúng ta với những người khác. Chính chỉ bây giờ, khi tôi phải tránh xa những người thân thiết với tôi, mà tôi trải nghiệm đầy đủ sự hiện diện của họ, tầm quan trọng của họ đối với tôi.

Tôi có thể nghe thấy rồi một tiếng cười hoài nghi: OK, có thể chúng ta sẽ có được những thời khắc như vậy của sự gần gũi tâm linh, nhưng việc này sẽ giúp chúng ta như thế nào để xử lý tai hoạ đang xảy ra? Chúng ta sẽ học được bất cứ thứ gì từ nó?

Hegel đã viết rằng thứ duy nhất chúng ta có thể học được từ lịch sử là, chúng ta chẳng học được gì từ lịch sử cả, như thế tôi nghi bệnh dịch sẽ làm cho chúng ta thông minh hơn chút nào. Thứ duy nhất rõ là, virus sẽ làm tan vỡ chính các nền tảng của đời sống chúng ta, gây ra không chỉ sự khổ đau khổng lồ mà cả sự tàn phá kinh tế có thể hình dung là tồi hơn Đại Suy thoái.  Không có sự quay lại tình trạng bình thường, “sự bình thường” mới sẽ phải được xây dựng trên đống hoang tàn của đời sống cũ của chúng ta, hay chúng ta sẽ thấy mình trong một tình trạng man rợ mới mà các dấu hiệu của nó có thể thấy rõ ràng rồi. Sẽ là không đủ để coi bệnh dịch như một sự cố không may, để thoát khỏi các hậu quả của nó và quay lại sự vận hành trơn tru của cách cũ của việc làm các thứ, có lẽ với một số sự hiệu chỉnh các dàn xếp chăm sóc sức khoẻ của chúng ta. Chúng ta sẽ phải nêu ra câu hỏi then chốt: Cái gì sai với hệ thống của chúng ta rằng tai hoạ đã giáng xuống chúng ta không được chuẩn bị bất chấp các nhà khoa học đã cảnh cáo chúng ta từ nhiều năm trước?

Nguyễn Quang A dịch (FB-2021 June 22)

Friday, June 25, 2021

Phần Lan và nền độc lập bên cạnh LX

 BÀI HỌC PHẦN LAN

Trong tất cả những quốc gia có biên giới với Liên Xô ở châu Âu sau thế chiến II, Phần Lan là nước duy nhất không bị áp đặt chế độ XHCN và vẫn giữ được độc lập tương đối với nước này. Vào thời điểm ngày 30 tháng 11 năm 1939, khi tấn công Phần Lan bằng 300 ngàn binh sĩ, người Nga không nghĩ rằng họ sẽ gặp phải một đối thủ ngoan cường đến khó tin như thế. Những gì xảy ra tại Phần Lan sau đó làm cả thế giới bất ngờ.

Sau Cách mạng tháng Mười Nga thành công, người Phần Lan nhanh chóng giành lấy độc lập từ tay của nước Nga và cũng như nước Nga, Phần Lan bị giằng xé giữa cuộc đấu tranh giữa phe Bạch vệ và phe Đỏ. Phe Đỏ ở Phần Lan được hậu thuẫn rõ ràng bởi Liên Xô trong khi phe Bạch vệ lại có cùng tư tưởng với các tướng bảo hoàng của Nga. Chỉ huy phe Bạch vệ Phần Lan là tướng Carl Mannerheim, người vốn có tổ tiên là nguồn gốc Thuỵ Điển và là tướng lĩnh cao cấp của Sa Hoàng Nga trong thế chiến thứ I. Nội chiến Phần Lan khốc liệt đến nỗi nó đã giết chết 36 ngàn người (gần 1.2% dân số Phần Lan vào lúc ấy) bằng những cách tàn bạo và không khoan nhượng nhất. Nếu tính vào dân số của Nga vào thời điểm ấy thì sẽ tương đương với 1.2 triệu người chết, nếu tính Trung Quốc thì tương đương 4.6 triệu người chết trong cuộc chiến tranh tàn khốc ấy. Thắng lợi của phe Trắng trong Nội chiến Phần Lan đã giúp thay đổi tiến trình lịch sử của Phần Lan.

Sau nội chiến, người Phần Lan tiến hành hoà giải với nhau một cách nghiêm túc, họ không tiến hành cuộc đấu tranh về ý thức hệ nữa mà cùng nhau xây dựng nước Phần Lan vững mạnh. Thực ra phe Đỏ của Phần Lan đã bị giết gần hết trong Nội chiến, số còn lại thì phần lớn chạy qua Liên Xô để xây dựng nước Nga vững mạnh. Đất nước này yên ổn theo con đường tư bản cho đến năm 1939, khi thế chiến thứ II bùng nổ.

Trong chiến lược của Stalin, tất cả các nước giáp ranh với Xô Viết sẽ phải thần phục hoặc sáp nhập vào họ để đẩy biên giới ra càng xa càng tốt để họ có thể tránh một đòn tấn công bất ngờ của Đức Quốc Xã. Ba nước Baltic bị ép để đưa các đại biểu Xô Viết vào Quốc hội. Sau đó quốc hội các nước này lại bầu cử việc đồng ý sáp nhập vào Liên Xô sau đó. Liên Xô còn tấn công vào phía Đông Ba Lan, Bắc Bukovina và Bessarabia của Romania. Với Phần Lan, người Xô Viết đòi họ phải dời toàn bộ biên giới về phía tây eo đất Karelia 30 km và phá dỡ toàn bộ công sự đã xây trên eo đất này cũng như cho Liên Xô đóng căn cứ hải quân trên vịnh Helsinki. Đối với người Phần Lan mà nói, việc từ bỏ eo đất Karelia coi như là tự sát vì eo đất này là vùng đất địa hình dễ phòng thủ nhất trên lãnh thổ Phần Lan vào thời điểm đó. Toàn bộ người Phần Lan, từ phe Trắng đến phe Đỏ cũ đều đồng lòng chống lại một hiệp ước bất bình đẳng như vậy. Chiến tranh là điều không thể tránh khỏi.

Đây là một trận chiến gần như không cân sức nhất trong lịch sử Thế Chiến II nhưng kết quả lại bất ngờ nhất. Liên Xô có 170 triệu dân- Phần Lan 3.7 triệu. Liên Xô dồn 500 ngàn quân đánh Phần Lan-Phần Lan chỉ có 120 ngàn. Phần Lan không có tăng, không có máy bay, súng phòng không thưa thớt. Họ như cá nằm trên thớt! Dự kiến của Xô Viết là sẽ chiếm Helsinki trong vòng 2 tuần, thực tế là không bao giờ. Dự kiến của Xô Viết là sẽ chiếm Phần Lan và biến họ thành một quốc gia Cộng Sản, thực tế cũng không làm được. Trận chiến làm người Xô Viết thiệt hại nặng nề và ám ảnh đến chính sách của họ với Phần Lan sau này.

Tháng 11/1939, Xô Viết tuyên bố Phần Lan bắn đạn pháo lạc sang phần đất của họ và làm chết vài binh sĩ (Khruschev sau này thừa nhận Stalin đã cho người bắn những quả pháo ấy để kích động chiến tranh). Liên Xô tràn qua nhanh chóng và chiếm ngôi làng biên giới gần nhất với họ trong tuần đầu tiên và lập tức thành lập chính phủ cộng sản Phần Lan do lãnh tụ Kuusinen làm chủ tịch. Người Phần Lan chẳng quan tâm đến vị lãnh tụ sống ở Liên Xô lâu hơn quãng đời ở Phần Lan, họ đoàn kết sau lưng Thống chế Mannerheim, người đã đánh tan phe Đỏ trong nội chiến và bình thản đón nhận chiến tranh. 

Ba Lan đã bị Đức đánh bại trong vòng 4 tuần, nhưng Phần Lan, với số dân ít hơn 10 lần, trụ vững đến hơn 4 tháng. Người Nga dùng chiến thuật chia cắt Phần Lan bằng cách dồn toàn bộ sức mạnh đánh vào eo đất Karelia, vốn là một vùng đất rất hiểm trở và hẹp nhất Phần Lan. Người Phần Lan là những người đầu tiên trên thế giới sáng chế ra Cocktail Molotov, là loại vũ khí chống tăng cá nhân, dùng chai lọ đổ vào đầy xăng và một số hợp chất khác để làm nổ xích xe tăng. Một số lính Phần Lan nằm bất động trong hố cá nhân để chờ xe tăng Liên Xô đi qua và nhét gỗ vào giữa bánh xích, xe tăng bất động thì những đồng đội của họ sẽ xông vào bắn thẳng vào các tăng thủ đang ngồi trong đó. Tỷ lệ hi sinh đến 70% cho những người ở đội tăng này! Những người Phần Lan gan dạ còn dùng những chiếc ván trượt, khoác lên mình bộ quân phục trắng, và chia cắt quân Xô Viết bận áo tối màu thành từng khúc và dứt điểm từng khúc. Mùa đông Phần Lan làm cho những cái bóng áo trắng bắn tỉa trở thành nỗi ám ảnh cho quân đội Liên Xô. Cho đến nay, vẫn chưa ai phá được kỷ lục bắn tỉa của Simo Hayha, người đã bắn chết hơn 500 lính Xô Viết trong 4-5 tháng chiến tranh.

Mùa đông Phần Lan năm ấy thật kinh hoàng với phe Xô Viết. Nhiệt độ -43 độ C đủ làm đông cứng bất cứ một loại vật liệu gì nói chi đến con người. Có khoảng 60 ngàn lính Liên Xô đã chết trong điều kiện tồi tệ như thế. Tuy nhiên, mặc dù đã tiêu diệt được 2 sư đoàn Liên Xô ở eo đất Karelia và làm Liên Xô thiệt hại 400 ngàn quân (bao gồm 5000 tù binh được trao trả về Liên Xô và bị Stalin ra lệnh xử bắn sau đó), nhưng thiệt hại của phía Phần Lan cũng khổng lồ không kém nếu tính tỉ lệ dân số và họ buộc phải ký hiệp ước hoà bình với LX ở Moscow. Phần Lan mất đi 10% lãnh thổ, 12% dân số phải mất hết nhà cửa, 2 trung tâm công nghiệp lớn và 30% sản lượng công nghiệp của mình. LX còn nhiều đặc quyền khác nhưng những điều khoản khắc nghiệt đã đẩy người Phần Lan vào tình thế ngặt nghèo vừa mất lãnh thổ, vừa mất vị trí phòng thủ.

Có một người đứng đằng xa nhưng quan sát rất kỹ cuộc chiến, Hitler. Ông ta cho rằng quân Liên Xô là một đạo quân yếu kém, tấn công một nước nhỏ cũng không xong nên đã phê duyệt kế hoạch Barbarossa của Von Paulus (tình cờ là ông Thống chế đầu tiên bị bắt trong lịch sử). Người Phần Lan gia nhập cuộc chiến này với Hitler, nhưng ngay khi giành lại lãnh thổ bị mất thì họ dừng, không tấn công xa hơn, ngay cả khi người Đức yêu cầu họ phối hợp cùng đánh Leningrad. Người Phần Lan do không tham chiến cùng Đức nên không chịu những thảm cảnh bị bao vây giết sạch như quân Hungary hay Romania ở Stalingrad. Phần Lan cũng không bắt người Do Thái giao cho Đức như hầu hết các đồng minh khác của họ. Điểm này làm cho Phần Lan chịu các điều khoản dễ chịu hơn nhiều so với các đồng minh khác của Đức trong chiến tranh. Họ chỉ phải thi hành lại hiệp ước Moscow và mất thêm vài mỏ nicken ở phía Bắc. Về phần người Đức, sau khi được chủ nhà Phần Lan "mời" rút quân ra khỏi nước họ thì đã phá huỷ toàn bộ cơ sở công nghiệp có giá trị ở Lapland. 

Chiến tranh mùa Đông và cuộc chiến sau đó sát cánh với Đức làm người Phần Lan thiệt hại 100 ngàn người, toàn bộ cơ sở công nghiệp gần như bị phá hoại, mất lãnh thổ và có nguy cơ bị trở thành nước cộng sản phụ thuộc vào Liên Xô. Điều gì giúp nước này chẳng những không thành một nước cộng sản mà còn là một nước giàu mạnh theo thị trường tự do bậc nhất ở châu Âu? 

Khoản bồi thường nặng nề 300 triệu đô la đã trở thành động lực lớn để người Phần Lan thay đổi cách làm công nghiệp của họ. Họ phát triển các ngành công nghiệp đóng tàu, thành lập các nhà máy công nghiệp nặng. Họ đặt ra một chính sách nhượng bộ tuyệt đối với người Liên Xô thông qua việc hiểu rõ chiến lược của người Nga chỉ đơn giản là vấn đề địa chính trị. Họ phát triển một mạng lưới thân thiết với các lãnh đạo Xô Viết thông qua hai tổng thống biết rõ văn hoá Nga là ông Paasikivi và ông Kekkonen. "Khi tôi đã có Paasikivi thì tôi còn cần gì đến Đảng Cộng Sản Phần Lan?" trích Stalin. Tuy nhiên hai tổng thống này hoàn toàn không phải là con rối của LX. Họ biết lúc nào cần nhượng bộ thì nhượng bộ, lúc nào cần leo thang là leo thang. Nỗ lực ngoại giao con thoi của họ đã tạo sự an toàn tuyệt đối cho Phần Lan những năm sau chiến tranh thế giới II và làm tiền đề cho sự phát triển vượt bậc của nước này. Phần Lan là nước thân phương Tây nhất trong số các láng giềng của Liên Xô và là nước thân Liên Xô nhất trong các quốc gia phương Tây. Thành tựu của Phần Lan thì đến nay mọi người đều đã biết. Giáo dục thì hạng 1 thế giới, nền kinh tế sáng tạo thứ 3 thế giới. Điện thoại di động Nokia thì ai cũng đã biết, mặc dù chết đã lâu rồi nhưng vẫn là một thành tựu độc đáo của Phần Lan. Chú chim giận dữ Angry Bird cũng được sinh ra từ Phần Lan. Thu nhập đầu người lên đến 42,966 USD/ năm, cao hơn Nhật Bản. Dân ta cũng có nhiều người du học Phần Lan do nhận được học bổng hoặc tự túc.

Liên Xô đối xử với Phần Lan một cách "nhân đạo" nhất trong số các láng giềng của họ. Đảng Cộng Sản Phần Lan bị chính Liên Xô cấm hoạt động trên đất Phần Lan, họ giảm việc bồi thường và rút khỏi toàn bộ Phần Lan, cho phép Phần Lan đi theo con đường Phương Tây trong việc phát triển kinh tế. Có lẽ cũng một phần e ngại những con người dũng cảm ở Phần Lan nên Liên Xô chưa bao giờ bức ép họ đến cùng như mùa đông năm 1939. 

Bài học lớn nhất từ Phần Lan là việc họ biết nhu biết cương. Chiến đấu thì dũng cảm, làm kinh tế thì khôn ngoan, ngoại giao thì đu dây giỏi. Chưa nước nào dám đánh trực diện như vỗ mặt vào Liên Xô như Phần Lan, cũng chưa nước nào nịnh Liên Xô như Phần Lan sau thế chiến. Họ sẵn sàng hoãn bầu cử tổng thổng năm 1974 để chiều ý người Liên Xô về ứng cử viên mà Liên Xô yêu thích.

Người Phần Lan đạt tỉ lệ đồng thuận cao sau Nội chiến. Dù Đỏ hay Trắng, Phần Lan là trên hết, không ý thức hệ nào cao hơn Phần Lan. Do đó họ luôn đồng thuận về môi trường xây dựng kinh tế tự do là tốt nhất dành cho Phần Lan.

Người Phần Lan có nền giáo dục độc đáo dựa trên đặc tính dân tộc và tính sáng tạo cao. Tuy phụ thuộc Thuỵ Điển cả trăm năm, phụ thuộc Nga thêm cả trăm năm nữa nhưng các lãnh đạo của Phần Lan như Thống chế Mannerheim (Trung tướng quân đội Sa Hoàng cũ), Passikivi (thạo tiếng Nga như tiếng mẹ đẻ), Rakkonen đều muốn xây dựng Phần Lan theo bản sắc Phần Lan chứ không copy theo mô hình nào cả. Họ có thể copy theo hệ thống phương Tây nhưng không chống Nga tuyệt đối như phương Tây. Họ có thể nịnh Nga nhưng không xây dựng mô hình xhcn. Họ là độc nhất ở châu Âu! 

Lãnh đạo Phần Lan sáng suốt không có tham vọng lãnh thổ. Trong suốt chiến tranh Xô Đức, người Phần Lan hầu như đứng nhìn vùng lãnh thổ bỏ ngõ phía bên kia chứ không vượt biên giới trước chiến tranh. Họ biết khi nào cần chiến đấu dũng cảm nhưng cũng biết giới hạn của chính mình. Chiếm rồi giữ nổi không? Đó là vấn đề. 

Việt Nam có thể học rất nhiều thứ từ Phần Lan trong tương lai của chúng ta. Chúng ta như một phiên bản tương phản của Phần Lan, ở chỗ chúng ta không biết dừng, không biết nhu và cương đúng lúc cũng như không biết hoà giải sau chiến tranh. Đến lúc phải nhìn ra thế giới và học hỏi những điều hay của họ.

Duy Anh Nguyen

Thursday, June 24, 2021

Những người nói và làm với lòng tự trọng càng ngày càng hiếm

 Hiện trạng nước nhà cho thấy: xh ko có những người đại diện xứng đáng. Những nhân tài ưu tú ko thuộc về thể chế của những người có chức có quyền. Hầu hết quan chức là những kẻ bất tài, vô dụng, ăn bám vào những vinh quang trong quá khứ và lợi ích nhóm. Một chính phủ tham nhũng với hệ thống quan lại ko còn danh dự và sự tự trọng, từ tư cách cá nhân đến trách nhiệm đối với dân, với nước.

Tổ quốc cần những nhân tài có tâm để kiến hưng đất nước chứ ko phải những kẻ vô lại bất lương đang phá nước hại dân.

-------------

Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan: BẤT LUẬN THẾ NÀO "MÌNH VẪN LÀ MÌNH", TỰ TRỌNG, KHÔNG QUỴ LỤY LUỒN CÚI

Tôi không phải người tài nhưng được người tài sử dụng. Là phiên dịch, tôi được tiếp xúc và học hỏi nhiều ở các tiền bối như Bác Hồ, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp…

Tôi đã lăn lộn trong ngành ngoại giao 45 năm trời, từ năm 1955 đến năm 2000. Nếu kể cả thời gian sang Bộ Thương mại (một phần cũng làm ngoại giao kinh tế) và tham gia lãnh đạo Đảng, Nhà nước (được phân công phụ trách công tác đối ngoại) thì trọn cả đời làm ngoại giao.

Tôi khởi đầu ở phòng phiên dịch tại Bộ Ngoại giao, đi dịch cho lãnh đạo bộ và các vụ, phục vụ các đoàn. Lúc đầu tôi dịch cho tùy tùng, kể cả đầu bếp của các đoàn, sau dịch cho các đoàn viên rồi mới tới các lãnh đạo. Dưới thời Pháp thuộc, người ta gọi phiên dịch là "ông thông ngôn", chuyên bám gót ông tây bà đầm, do đó người dân coi là tay sai của thực dân và rất khinh rẻ. Dưới chế độ ta, tuy nhiều người không còn nghĩ như vậy song thực ra cũng chẳng coi trọng lắm. Có người còn cho rằng nghề này khó gì đâu, người ta nói sao cứ dịch ra làm vậy là được. Phiên dịch chỉ ăn theo nói leo, nhiều khi chỗ ăn chẳng có, chỗ ở cũng không, khi khách ăn mình phải dịch, giờ nghỉ có khi ngồi ngoài gốc cây, bờ biển, đường thăng tiến chẳng có.

Nhưng tôi tâm niệm cái nghề này rất quan trọng. Phiên dịch viên là cầu nối với các nước khác. Nếu cái cầu ấy ọp ẹp, bấp bênh, ván lát rơi ra thì quan hệ quốc tế có thể "thụt chân" chứ chẳng chơi. Cái cầu ấy mà vững chắc, qua lại thông thoáng thì sự giao lưu giữa các dân tộc tốt đẹp hơn. Đấy là đối với xã hội, còn đối với bản thân, nghề này cũng rất hay. Một là, anh có được công cụ rất quan trọng để tiếp cận với văn hóa, văn minh của các dân tộc khác. Hai là, anh có điều kiện tiếp xúc với rất nhiều giới, tiếp cận nhiều vấn đề khác nhau. Ba là, anh có dịp đi thăm nhiều nơi, nhiều nước, mở rộng tầm nhìn, được "gặp nhiều VIP" theo cách nói bây giờ.

Bản thân tôi đã có dịp phục vụ và quen biết với tất cả các nhà lãnh đạo đất nước thuộc "thế hệ lập quốc" và học hỏi được nhiều điều. Có thể nói không ngoa rằng, sở dĩ tôi tiến bộ được một phần quan trọng là do được "gặp mặt, bắt tay" với nhiều nhân vật như tất cả các tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên xô, từ Khrushchev cho tới Brezhnev, Andropov, Chernenko, Gorbachov. Tuy không dịch tiếng Trung nhưng do đi theo các đoàn cấp cao nên tôi đã từng gặp mặt Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức, Chu Ân Lai và cả "bè lũ bốn tên" nữa. Rồi Kim Nhật Thành, Fidel, Che, Raoul của Cuba, các nhà lãnh đạo Đông Âu và phong trào cộng sản công nhân quốc tế.

Rồi tôi trưởng thành lên được vì đã được giao những công việc khó và đòi hỏi cao. Vào cuối những năm 1980 thế kỷ trước, khi là vụ trưởng rồi trợ lý bộ trưởng, tôi đã được ông Nguyễn Cơ Thạch lúc đó là Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao giao cho nhiều việc "trái khoáy" buộc tôi phải vượt qua chính mình. Những thử thách ấy buộc tôi phải học tập, nghiên cứu, đi vào cuộc sống, từ đó trưởng thành. Kiến thức và kinh nghiệm thâu lượm được đã giúp tôi đỡ lúng túng khi giữ các cương vị trái nghề như khi được bổ nhiệm vị trí Bộ trưởng Bộ Thương mại.

Sau này, nghĩ về việc dùng người, theo tôi có thể nhìn từ bốn góc độ.

Thứ nhất, phải trả lời được câu hỏi: ta có thật lòng cần họ không và cần những loại nhân tài nào? Có người nói, khi đã cầu hiền tức là thừa nhận mình dốt, vậy điều trước hết là phải chấp nhận người ta giỏi hơn mình cái đã.

Thứ hai, đã cầu hiền thì phải tạo môi trường, điều kiện cho người ta cống hiến bằng cách giao cho họ những công việc có giá trị đích thực, đòi hỏi gay gắt và đánh giá đúng công việc họ làm vì người tài thích được đòi hỏi, thậm chí đòi hỏi khắt khe.

Thứ ba, cần có sự đãi ngộ thỏa đáng. Người tài thường không đòi hỏi vật chất nhiều đâu mà điều quan trọng hơn với họ là sự tôn trọng, công bằng.

Thứ tư, phải rộng lượng vì người tài hay có tật. Nếu vì tật nhỏ mà rũ bỏ thì thật hoài phí - những tật không ảnh hưởng tới công việc, không trái với nhân cách làm người, chẳng hạn tật hay cãi. Các cuộc họp mà không có người cãi thì chán lắm, đã dám dùng người tài thì phải chịu nghe họ.

Một khía cạnh nữa về nhân tài còn ít được đề cập đúng mức. Đó là bản thân nhân tài phải có hoài bão, phải dấn thân, ham mê học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, sống lương thiện chứ không nên chỉ đòi hỏi một chiều ở xã hội. Ai cũng thế thì lấy đâu ra nhân tài để làm cho đất nước giàu mạnh, từ đó có khả năng đãi ngộ xứng đáng nhân tài?

Tôi cứ ngẫm nghĩ mãi. Ta cứ nói ta "là lương tri của thời đại", nhưng sự thật thì nhiều việc, nhiều người chưa thể hiện được điều đó. Nhiều người đã đánh mất "gene xấu hổ". Làm hỏng việc không xin lỗi, không từ chức, ra đường thì chen chúc, phóng uế bậy bạ, thấy hoa đẹp thì vặt bẻ không thương tiếc, người ta gặp tai nạn thì xông vào hôi của, quan chức thì tham nhũng vơ vét, "văn hoá phong bì" tràn lan, tệ "chạy" lây lan sang mọi lĩnh vực. Do đó, không nên nói quá nhiều những chuyện cao xa mà hãy học làm người tử tế đã. Tôi hay khuyên các cháu thanh niên rằng, trước hết hãy cố nói chứ đừng chửi thề, nhặt rác chứ đừng vứt rác, trồng cây chứ đừng chặt cây, đi chứ đừng chen lấn. Không làm người lương thiện thì khoan nói đến chuyện lý tưởng, hoài bão.

Giá trị sống thay đổi theo thời gian, hoàn cảnh, giai tầng, nhưng có những giá trị vĩnh cửu được gọi chung là cái thiện, cái tử tế, cái con người, trong đó tôi trân trọng nhất là lòng tự trọng. Tôi sợ nhất, thậm chí ghê tởm nhất những người không biết tự trọng, quỵ lụy, cúi mình nịnh nọt, chạy chọt và tệ hơn nữa là làm hại đồng loại để mưu lợi cho mình. Thật đau buồn thấy bây giờ sao lòng tự trọng bị đánh mất nhiều thế. Ai đời Đại hội Đảng cũng phải thốt lên trước tình trạng chạy tràn lan: chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp, huân chương. Thực ra danh mục "chạy" còn dài hơn nhiều, kể cả chạy nghi thức và đất mai táng nữa. Đáng buồn nhất là cái cơ chế sinh ra nạn "chạy" vẫn tồn tại và đáng trách nhất là những người đáp ứng sự chạy chọt đó. Chính những người ấy cũng đã để mất lòng tự trọng một khi hạ mình sánh vai cùng với những kẻ chạy.

Có người hỏi tôi rằng, khi về nghỉ hưu, ông hối tiếc điều gì nhất. Tôi nghĩ điều hối tiếc nhất là có những chuyện sai trái rõ mười mươi mà mình không làm gì được để đẩy lùi nó, như vậy là mình thiếu dũng khí, thậm chí còn hèn.

Nhìn bề ngoài hoặc xem lý lịch thì có vẻ đời tôi thuận buồm xuôi gió, nhưng thật ra không phải vậy. Tôi cũng đã từng trải qua biết bao thử thách, thậm chí bị trù úm, gièm pha đủ điều chứ đâu có sóng yên biển lặng. Nay nhìn lại thấy rợn tóc gáy, nhiều khi tưởng như không thể vượt qua nổi. Còn sức mạnh nào đã giúp tôi vượt qua thì tôi đã nói rồi: bất luận thế nào "mình vẫn là mình", tự trọng, không quỵ lụy luồn cúi.

Chữ tài đi với chữ tâm là vì thế. Dù anh là ai, tài đến đâu cũng phải biết lượng sức, đừng bao giờ nghĩ mình là người không thay thế được. Tôi luôn tâm niệm: "Không nên biết cách lên", nhưng nhất định phải "biết cách xuống" đúng lúc và đúng cách.

Tác giả: Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan.

Wednesday, June 23, 2021

Kênh đào ở đồng bằng Sông Cửu Long

 HỆ THỐNG ĐBSCL - CÔNG TRÌNH ĐỒ SỘ VÀ VĨ ĐẠI MÀ ÔNG CHA TA ĐỂ LẠI!

Công trình nhân tạo đồ sộ và vĩ đại nhất mà cha ông ta đã để lại cho chúng ta không phải là Thánh địa Mỹ Sơn hay Kinh thành Huế mà là hệ thống kênh đào ở ĐBSCL.

Ai cũng biết ĐBSCL bát ngát, cò bay gãy cánh, trù phú.... Nhưng ít ai biết là khi các chúa Nguyễn mới đặt chân đến vùng đất này, nơi đây rất hoang hóa, ẩm thấp, giao thông khó khăn, toàn là rừng rậm và đầm lầy.... Hai vùng đất nổi tiếng về trù phú ngày nay là Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười, ngày ấy là vùng đất phèn, ngập nước.

Sau đó là cả quá trình đào kênh liên tục, trải dài qua nhiều thế hệ, hàng triệu tấn đất được đào lên để tháo mặn, rửa phèn, mang nước tưới đến cho các cánh đồng và tạo nên đường giao thông chính, cũng như văn hóa cho con người miền Tây.

Hai con kênh lớn nhất mà nhà Nguyễn đã đào là Vĩnh Tế và Thoại Hà. Ngày ấy đào kênh xuyên qua rừng rậm, đầm lầy rất là vất vả, số người chết vì bệnh tật, kiệt sức, vì thú dữ như cá sấu, rắn rít... là rất lớn.

Kênh Vĩnh Tế chỉ phải đào có 37km, rộng 30m, sâu trung bình 2,5m, thời gian thi công chưa đến một năm. Nhưng vì quá tốn kém, số người chết quá đông, nó bị tạm dừng đào hai lần và mất tận 5 năm, trải qua hai đời vua Nguyễn mới hoàn thành. Lúc kênh hoàn thành, Minh Mạng mừng lắm và khi đúc Cửu đỉnh ông cho khắc kênh Vĩnh Tế lên Cao đỉnh.

Hoạt động đào kênh còn kéo dài qua các thời Pháp thuộc, VNCH và đến tận ngày nay. Theo Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, ĐBSCL có 45.657 kênh rạch lớn nhỏ, với tổng chiều dài hơn 91.000 km (gấp 2 lần đường xích đạo).

Chính hệ thống kênh rạch chằng chịt này đã tạo nên sự khác biệt rất lớn giữa đồng bằng hạ lưu sông Mekong ở Campuchia và ở Việt Nam. Một bên xanh mướt, một bên vàng như cánh đồng hoang. 

NGUỒN : Võ Đăng Khoa

Tuesday, June 22, 2021

Sức mạnh của phái yếu

 Tại sao các bà, các cô liễu yếu đào tơ vẫn giết chết vô khối đàn ông?

Bởi VẺ ĐẸP LÀ SỨC MẠNH, CÒN NỤ CƯỜI LÀ VŨ KHÍ.
(John Ray)

Sunday, June 20, 2021

Câu chuyện cần lưu ý hàng ngày: Hạnh Phúc Nằm Ở… Ruột Già

 Khi còn trẻ, ta dễ thấy cái “ăn” là quan trọng, khi về già mới biết cái “chuyện lớn” kia càng quan trọng hơn!

Triết gia Lâm Ngữ Đường bảo: “Hạnh phúc ư? Rất đơn giản. Nó nằm ở ruột già! Ruột già mà điều hòa thì ta hạnh phúc, còn không thì ta khổ sở. Chỉ có vậy thôi!” (Sống Đẹp, bản dịch Nguyễn Hiến Lê).

Ngày trước, trên báo Bách Khoa có một truyện ngắn tựa là “Chuột Khâu Đít” kể ở một nhà kia, chuột nhiều quá, phá phách chịu không nổi. Nuôi mèo, đặt bẫy, thuốc chuột, keo dính chuột… chẳng ăn thua! Thế rồi gia chủ nghe người ta khuyên bắt lấy một con chuột to, khâu đít nó lại, rồi thả ra. Mới đầu chẳng có chuyện gì xảy ra nhưng chỉ vài ba hôm sau, con chuột bị khâu đít bắt đầu tấn công các con chuột khác, bởi vì nó đang khổ vì bón mà những con chuột khác cứ phây phây, chí chóe, thấy ghét! Từ đó không còn một con chuột nào dám lai vãng nhà ông ta nữa!

Trong cơ thể ta, hệ thống tiêu hóa còn được gọi là “ống tiêu hóa”. Nó đúng là một cái ống tròn, chạy dài từ miệng tới hậu môn, phình ra chỗ này, bóp lại chỗ kia, ngoằn ngoèo chỗ nọ… Thức ăn thức uống đi xuyên qua cái ống đó, được hấp thu vào cơ thể để tạo năng lượng, phần còn lại là chất bả, là phân, phải thải bỏ. Không thải ra được thì kẹt, thì bí!

Nhớ rằng trong phân có 3/4 là nước, 1/4 chất rắn, trong đó có 30% chất vô cơ, 30% là chất xơ và 1-3% proteine cùng các tế bào biểu mô, vi trùng các thứ v.v… Hiểu vậy, ta thấy cần có đủ chất xơ trong thức ăn và cần uống đầy đủ nước trong ngày, đặc biệt là ở người già.

Con cháu thông minh sẽ phải quan tâm đến “đại sự” này của ông bà cha mẹ già. Tại sao người già dễ bị bón? Ấy bởi vì ruột đã bắt đầu làm biếng – nhiều nơi khác cũng bắt đầu làm biếng như vậy!!- không buồn co bóp nữa; rồi cũng do răng có vấn đề, khó nhai khó nuốt nên người già thường thích ăn những thực phẩm mềm như bột, như sữa, dễ thiếu chất xơ (các loại sữa bột, béo bổ quá, hấp thu sạch trơn, không còn chút gì để làm phân!).

Người già lại ít vận động, quen ngồi lì một chỗ nên ruột cũng ì ra, cơ bụng nhão, phình lên. Các phản xạ đều chậm chạp kể cả phản xạ co bóp tống phân ra ngoài, ruột tái hấp thu hết khối lượng nước nên phân ngày càng cứng, khô. Không kể một số thuốc dùng thường ngày hay thuốc bổ nhiều thứ cũng gây bón như thuốc ngủ, thuốc huyết áp, Calci, Vitamin… nếu dùng quá liều lượng. Bón làm cho đau bụng lâm râm cả ngày, dễ cau có gắt gỏng, thấy ai cũng… ghét! Không kể có khi còn bị trĩ, gây thêm sợ hãi, lo lắng.

Mặt khác, người già thường đi cầu khó, ngồi lâu, dễ ngại ngùng, thấy bất tiện, ráng nín nhịn, rồi quen dần, mất luôn phản xạ. Người dùng thuốc nhuận trường lâu ngày cũng mất phản xạ như vậy. Ruột đợi có thuốc mới chịu hoạt động, mà liều lượng cũng ngày càng tăng, cứ y như bị ghiền! Đó là chưa kể một vài loại bệnh tật khác ở ruột như rối loạn tiêu hóa, polype, u bướu…

Cần chọn lựa thức ăn cho người già sao cho đủ chất, lại có nhiều xơ, và nhớ mỗi ngày uống đủ lượng nước. Bớt dùng các lọai đường bột, sữa, dầu mỡ, nước ngọt các thứ. Một người uống cam hộp, uống nước ngọt có mùi vị trái cây thơm tho không sao bằng ăn nguyên trái cam, có cả xơ cả múi! Hiện nay thức ăn trên thị trường thường lạm dụng chất hóa học, có mùi vị “như thiệt mà không phải thiệt”, lường gạt khẩu vị của ta, tuy có ngon mà không có chất, kể cả chất xơ, cần thiết để chống táo bón.

Cũng nên để ý rằng chuyện lớn này đúng là “đại sự”, chớ coi thường. Ta thấy ở những nơi văn minh, lịch sự- những tòa cao ốc lớn, nhà hàng, khách sạn…- bao giờ hệ thống toilet cũng đặt ngay ở cửa ra vào, sạch đẹp, thơm tho, có tiếng nhạc dặt dìu, đầy quyến rũ…

BS Đỗ Hồng Ngọc

1 thế hệ low-tech

 "MỘT THẾ HỆ ĐANG DẦN BIẾN MẤT"

Một hôm, tôi hỏi bố của mình:

- “Bố ơi, con không hiểu ngày xưa bố và mọi người sống như thế nào khi không có Internet. không có máy tính, không có tivi, không có điều hòa, không có điện thoại di động?”

Ông trả lời:

- Thế hệ bố, và thế hệ trước, sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1945-1985 thật là may mắn, khi:

- Ai cũng không ngại đi học một mình từ sau ngày đầu tiên đến trường.

- Sau giờ học, không ai đi học thêm, ai cũng được chơi đến tận tối mịt.

- Không ai ôm tivi, điện thoại, iPad từ giờ này qua giờ khác. Và ai cũng có những người bạn thực sự chứ không phải với những người bạn từ Internet.

- Nếu như khát, bọn bố uống luôn nước ở bất cứ đâu được cho là sạch, chứ không phải nước ngọt đóng chai.

- Bọn bố ít bị ốm, dù rằng hay ăn chung uống chung, như 4 đứa cùng uống chung 1 gáo nước. Nếu có ốm thì ông bà chữa bệnh cho bằng các loại thuốc rẻ tiền từ thầy lang hoặc trong nước sản xuất, hay là bằng các bài thuốc dân gian.

- Bọn bố không bị béo phì, dù rằng ngày nào cũng chén căng cơm, rau và bất cứ thứ gì có thể ăn được... Chỉ cần no...

- Bọn bố chơi bằng các đồ chơi tự làm lấy như đất sét, lá cây, que củi thậm chí là mảnh vỏ chai... và chia sẻ đồ chơi, sách truyện với nhau.

- Ngày xưa, các gia đình hầu hết là không giàu có. Nhưng các ông bố bà mẹ đã tặng cho con cái tình yêu của mình, dạy cho con biết trân trọng những giá trị tinh thần chứ không phải là vật chất, dạy cho con biết thế nào là giá trị thực sự của con người : Sự trung thực, Lòng trung thành, Sự tôn trọng và Tình yêu lao động.

- Ngày xưa bọn bố đã có thể tự chăm sóc bản thân mình từ bé, không ỷ lại ông bà hay người lớn, 10 tuổi đã biết làm hết những công việc trong nhà để đỡ đần ông bà và những người lớn, thậm chí nấu cơm, giặt đồ, chăn trâu, cắt cỏ, lấy rau ngoài đồng về cho lợn ăn...

- Ngày xưa, bọn bố chưa bao giờ có điện thoại di động, đầu DVD, trò chơi điện tử Play Station, máy tính, không biết thế nào là Internet, chat…

Nhưng bọn bố có những người bạn thực sự, là khi:

- Thường đến chơi nhà nhau mà chả cần phải có lời mời, đến nhà ai gặp gì ăn nấy.

- Ký ức của thế hệ ngày đó chỉ là những tấm ảnh đen trắng, nhưng đầy ánh sáng và rực rỡ, ai cũng trân trọng lật mở cuốn album gia đình với sự thích thú, tôn kính, trong cuốn album đó luôn lưu giữ chân dung của ông bà cụ kỵ các con…

- Thế hệ bố không bao giờ ném sách vào thùng rác, mà đứng chôn chân trong hàng để mua sách, rồi sau đó đọc chúng suốt ngày đêm.

- Bọn bố không bao giờ đưa cuộc sống riêng tư của thiên hạ ra để đàm tiếu, cũng như biết giữ bí mật cuộc sống của gia đình mình, không phải như những gì bây giờ đang xảy trên Facebook và Instagram…

- Thế hệ bố, có lẽ, là thế hệ cuối cùng mà con cái luôn chỉ cúi đầu nghe lời cha mẹ.

- Thế hệ bố, có lẽ, là thế hệ đầu tiên biết lắng nghe con cái.

- Thế hệ bố không cần biết tới những thứ xa hoa con nói nhưng con thấy đó, họ vẫn sống tốt, vẫn cống hiến cho xã hội, vẫn nuôi dậy các con lên người. Thế hệ nào cũng vậy đáng sợ nhất là không biết đến xã hội bên ngoài, không có lòng trắc ẩn, không có danh dự, không có sự tôn trọng, không biết xấu hổ, không khiêm tốn và không thích đọc sách…”.

- Thế hệ bố là như thế đó, là “phiên bản giới hạn”, vậy nên các con hãy biết tận hưởng những ngày bên bố mẹ, hãy biết học hỏi và trân quý… Hãy tranh thủ thời gian quý giá thay vì smart phone, ipad, máy tính... để có thời gian chất lượng bên cha mẹ… Trước khi thế hệ này biến mất, nhé con.

Via: Có thể bạn chưa biết?

Lê Hường (Quân sự Việt Nam & Thế giới)

Saturday, June 19, 2021

PHỨC CẢM THUA KÉM, PHỨC CẢM TỎ ƯU THẾ và MỘT DÂN TỘC TRẺ CON (*)

 Quốc Khánh: Một tiểu luận về tâm lý học cộng đồng và xu hướng xử sự của người Việt.

Nguyen Tuan | 9•5•2021

Các bạn đã bao giờ cảm thấy lăn tăn khi nghe các chính trị gia phát biểu những cụm từ như 'Việt Nam anh hùng', 'Việt Nam không kém ai', 'Việt Nam vinh quang', 'Thủ đô ngàn năm văn hiến', 'Lãnh tụ XYZ vĩ đại', v.v... chưa? Tôi đã tự đi tìm nguồn cội của những dụng ngôn này, và thấy rằng đó là triệu chứng của những hội chứng tâm lý có tên là 'Inferiority Complex' (Phức cảm Thua kém) [1] và 'Superiority Complex' (Phức cảm Tỏ ưu thế) [2]. 

Từ sau năm 1975, tôi (và nhiều người miền Nam khác) rất ngạc nhiên với cách nói mới mang đầy tính ngoa ngôn của giới lãnh đạo. Hễ nói đến Việt Nam là phải có thêm ‘anh hùng’; hễ viết về lãnh tụ thì phải ‘vĩ đại’; hễ Hà Nội là ‘ngàn năm văn hiến’; hễ chiến thắng là phải ‘vinh quang’; hễ viết về đối phương là ‘bè lũ’, là ‘bán nước’, v.v...

Lúc đó tôi còn chưa biết những cách nói thậm xưng đó xuất phát từ đâu. Sau thì tôi biết đó cũng là cách nói rất phổ biến ở Liên Xô, Trung Quốc, Bắc Hàn, v.v... Ở Bắc Hàn, hễ Kim Jong-Il là phải kèm theo 'lãnh tụ kính yêu', ông già của ổng là Kim Il-sung là phải 'lãnh tụ vĩ đại', và ông cháu Kim Jong-un thì phải là 'Người thừa kế vĩ đại'.

Khi những từ ngữ này được lặp đi lặp lại nhiều lần, người ta cứ nói theo như là quán tính không cần suy nghĩ. Nhiều người nghe cũng tưởng đâu đó là sự thật không cần xem xét lại. Nhưng khi đi sang những quốc gia phát triển, không thấy lãnh đạo hay báo chí của họ sử dụng những từ ngữ thậm xưng đó, tôi đã bị thôi thúc đi tìm lý do của hiện tượng ngôn ngữ đặc thù này của thế giới toàn trị cộng sản. Hoá ra, động cơ tâm lý của những ngôn cách đó chính là là một hình thức che giấu sự yếu kém, gọi là Phức cảm Thua kém.

.oOo.

1.  PHỨC CẢM THUA KÉM

Phức cảm Thua kém (Inferiority Complex) là một phát hiện của nhà tâm lý học trứ danh người Áo Alfred Adler. Năm 1907, Adler bàn về hội chứng này lần đầu tiên, mà trong đó ông nêu lên một số đặc điểm có tác động đến cuộc sống hàng ngày. Ông xem Phức cảm Thua kém là một rối loạn thần kinh (neurosis). 

Adler nghĩ rằng yếu tố căn bản của chứng rối loạn thần kinh này là cảm giác bị thua kém trong một cộng đồng, và những người mắc chứng này tiêu tốn thì giờ để cố gắng đối phó và chiến thắng cảm giác đó, bất chấp các yếu tố thực tế. 

Theo Adler, tất cả trẻ con đều có Phức cảm Thua kém ngay từ khi chúng được sinh ra. Trẻ con làm tất cả để được cha mẹ chúng chú ý tới. Theo thời gian, những nỗ lực đó của chúng (trẻ con) dần dần giúp chúng hình thành những mục tiêu trong tiềm thức. Những mục tiêu này giúp đứa trẻ phấn đấu chỉnh sửa Phức cảm Thua kém và phát triển khả năng. Khi đứa trẻ được chăm sóc tốt, nó sẽ chấp nhận những thách thức và học cách vượt qua. Ông gọi đó là ‘Quá trình Bù lấp' (Compensation Process). 

Tuy nhiên, Quá trình Bù lấp đôi khi không diễn ra một cách bình thường, và Phức cảm Thua kém trở nên nặng nề hơn. Đứa trẻ bắt đầu cảm thấy nó không có khả năng kiểm soát môi trường xung quanh. Nó phấn đấu để được đền bù, nhưng không đạt được hiệu quả mong muốn. Tình trạng này dẫn đến hiện tượng mà Adler gọi là 'Bù lấp Thái quá' (Overcompensation). Đứa trẻ bắt đầu tập trung vào việc đạt được những mục tiêu vượt ra ngoài năng lực thực tế của nó.

Như vậy, Bù lấp Thái quá / Overcompensation có thể là một hệ luỵ của Phức cảm Thua kém. Cũng theo Adler, đặc điểm chính của người mắc phải Phức cảm Thua kém là sự thiếu tự tôn (lacking self-esteem), lúc nào cũng phấn đấu tìm một tình huống để chứng tỏ mình nổi trội. Động cơ làm người nổi trội là một triệu chứng của Phức cảm Thua kém. 

Theo các chuyên khảo tâm lý học, người mắc phải Phức cảm Thua kém thường có những biểu hiện sau đây: 

• cảm giác bất an, không xứng đáng; 

• rụt rè trong các giao tiếp xã hội; 

• hay so sánh mình với người khác;

• cảm giác thù ghét, nản lòng, bồn chồn, nóng nảy;

• mất ngủ;

• không có khả năng hoàn tất công việc;

• dấu hiệu trầm cảm, lo lắng. 

Chẳng hạn như sau lần tiếp xúc nhà lãnh đạo Trung Cộng Tập Cận Bình, một vị lãnh đạo Việt Nam làm mọi người ngạc nhiên khi ông so sánh trà Tàu ngon hơn trà Việt Nam! Ngạc nhiên là vì ông ấy ở vị trí lãnh đạo quốc gia mà lại thốt ra một câu không cần thiết. 

Sau này vị lãnh đạo ấy và đồng liêu của ông còn có nhiều câu phát biểu mang tính so sánh ngầm định Việt Nam như là một ‘cường quốc’ trên thế giới. Có thể đó là cảm nhận cá nhân, nhưng cảm nhận đó chắc chắn xuất phát từ tiềm thức chứa đựng Phức cảm Thua kém. 

Thỉnh thoảng, người mắc phải Phức cảm Thua kém còn tỏ ra tự tin thái quá hoặc ái kỷ (narcissism) mặc dù trong thực tế họ rất thiếu tự tin. Những biểu hiện này bao gồm: 

• tự trình diễn mình như là một người tài năng; 

• tỏ ra là người hoàn hảo, và do đó rất nhạy cảm với những phê bình; 

• tìm lỗi của người khác; 

• thích được chú ý và tìm sự chú ý của người khác; 

• không có khả năng nhận ra sai sót của mình.

.oOo.

2.  PHỨC CẢM TỎ ƯU THẾ

Alfred Adler còn chỉ ra một hội chứng tâm lý có liên luỵ đến Phức cảm Thua kém là Phức cảm Tỏ ưu thế (Superiority Complex). Người mắc chứng này cảm thấy lúc nào cũng có nhu cầu để chứng minh rằng mình hơn chính mình trong thực tế và nổi trội hơn người khác. Adler chỉ ra rằng một số trẻ con cũng hay mắc chứng này, khi đó chúng thường xuyên tỏ ra xấc láo, phách lối, và thích gây hấn. Đứa trẻ mắc chứng này chỉ vì nó cảm thấy nó thấp kém hơn người khác.

Thật vậy, Phức cảm Tỏ ưu thế được phát sinh từ Phức cảm Thua kém. Nó (Phức cảm Tỏ ưu thế) là một phương cách thức mà bệnh nhân của phức cảm thua kém hay sử dụng để thoát khỏi sự khó khăn và thấp kém của chính họ. 

Những biểu hiện của Phức cảm Tỏ ưu thế bao gồm: 

• tự đề cao mình hay tự đánh giá mình quá cao; 

• tuyên bố những điều khoác lác không đúng với thực tế; 

• chú ý đến bề ngoài (bao gồm ngoại hình, ngôn ngữ cơ thể, trang phục) của bản thân và của những người xung quanh; 

• tự xem ý kiến của mình là quan trọng; 

• cố gắng trình diễn mình như là một người ưu việt và có thẩm quyền; 

• không lắng nghe người khác;

• hay so sánh mình với người khác để ngầm cho thấy mình hơn họ; 

• nhưng tự trong lòng thì thiếu tự tôn và cảm thấy mình thấp kém. 

Nguyên nhân của Phức cảm Tỏ ưu thế thì có nhiều. Có cả series tình huống dẫn đến Phức cảm Tỏ ưu thế ở một số cá nhân. Chẳng hạn như họ đã từng bị thất bại nhiều lần trong quá khứ, nên họ cố gắng 'nổ' để khoả lấp những thất bại đó. Cũng có khi họ đang bị căng thẳng nên giả bộ rằng mình đã vượt qua sự căng thẳng. Tóm lại, nguyên nhân chính của người mắc phải Phức cảm Tỏ ưu thế là họ tìm cách thoát khỏi thực tế thua kém và giả bộ rằng họ hơn người khác. 

.oOo.

3. MỘT DÂN TỘC CHƯA NGƯỜI LỚN

Trong một tiểu luận xuất sắc và đụng chạm, tác giả Nguyễn Hữu Liêm nhận định rằng người Việt Nam đang thể hiện mình giống như một quần thể ở độ tuổi thiếu niên. Đoạn Nguyễn Hữu Liêm viết về Phức cảm Thua kém của người Việt như sau [3]: 

(Bắt đầu trích dẫn)

««

Nguyễn Trãi là một trường hợp điển hình. Dù là tác giả của Bình Ngô Đại Cáo oai phong, tuyệt vời cả về văn ngữ lẫn tinh thần nội dung, nhưng khi đọc Trung Quân Từ Mệnh Tập mà Nguyễn Trãi đã viết thay mặt Lê Lợi gởi cho nhà Minh, chúng ta cũng không khỏi ngậm ngùi cảm nhận được cái nhục nhã, cái thái độ khom mình cúi đầu thần phục đối với phương Bắc. Thế nhưng dần dần chiến thuật nhún nhường cần thiết với nghi thức phong kiến và ngôn ngữ của kẻ yếu đã trở nên một bản chất cá tính của tầng lớp chính trị Việt. 

Bản sắc cá tánh muốn được công nhận ảo này còn thành ‘yếu tố di truyền’ trong văn hóa bằng cấp, học hàm , học vị của người Việt. Với truyền thống thi đỗ thì được làm quan để cho cả họ được nhờ, học vị khoa bảng đã trở thành chìa khóa cho thực tại tiến thân trong xã hội — cũng như cho tâm ý được coi trọng và công nhận giá trị nhân bản bởi tha nhân và đại thể khách quan. Ta chỉ là một công dân khi được có bằng cấp, hay chức vị trong triều đình. Ta chỉ hiện hữu khi Ta được công nhận bởi tha nhân. Từ đó, cái Ta được định hình bằng cái không-Ta, mà bản chất là một biện chứng tiêu cực có gốc rễ từ một tâm ý nô lệ. Bệnh cầu cạnh khoa bảng danh vọng còn đang rất thịnh hành trong xã hội Việt Nam hiện nay.

Bạn hãy suy ngẫm về kinh nghiệm bản thân khi tiếp xúc, giao tiếp, làm ăn, sinh hoạt với người Việt ta. Không ít người lớn tuổi, bằng cấp học vị, học hàm, chức vụ, nghề nghiệp, kể cả giới tu sĩ các tôn giáo hay lãnh đạo chính trị, nhà nước, trong hay ngoài nước, vẫn mang tính tình niên thiếu.

Nếu bạn có dịp giao tiếp hay làm việc với người Âu Mỹ thì sẽ thấy rằng họ — người phương Tây — chững chạc, trưởng thành hơn chúng ta nhiều, kể cả khi họ không có bằng cấp cao, hay khi còn rất trẻ tuổi. Dĩ nhiên là cũng có những thành phần quần chúng lao động Mỹ chẳng hạn, vẫn còn mang nặng tính tình trẻ con.

Thế nhưng tôi dám nói rằng nhìn tổng thể, đại đa số dân Việt khắp thế giới, vẫn là một tập thể chưa chín chắn, rất bồng bột, hơi ngây thơ và nhiều hoang tưởng. Nhìn vào các cộng đồng mạng xã hội mấy năm nay để thấy được cái tệ hại của sự thiếu trưởng thành và tính trẻ con thích cãi lộn. Có người đã nhận xét rằng hãy lên Facebook để thấy cái bản mặt xấu xí của dân Việt — the truly ugly side of Vietnameseness — với tính tình nặng chất trẻ con của họ là như thế nào.

»»

(Hết trích dẫn)

Nguyễn Hữu Liêm đã viết quá đúng. 

Có thể lấy cách viết danh thiếp của giới có học Việt Nam ra làm thí dụ. Chẳng biết từ khi nào mà người ta có cách viết như «PGS TS BS» trước danh tính. Tôi tự hỏi có cần thiết nhiêu khê như vậy không? Dưới ánh sáng lý thuyết tâm lý học của Alfred Adler, đây chính là biểu hiện của Phức cảm Tỏ ưu thế, gắn liền với Phức cảm Thua kém.

Đôi khi chính tôi cũng vì mặc cảm dân tộc nên cũng có vài phát ngôn có thể xem là biểu hiện của Phức cảm Thua kém. Trong một hội nghị ở Singapore năm 2019, thấy đại biểu của các lân bang phát biểu về những việc làm của nước họ, tôi đã nổi tự ái dân tộc và nói: «Việt Nam tuy là nước nghèo, nhưng chúng tôi đã làm những nghiên cứu mà các nước trong vùng chưa làm.» Đêm về khách sạn, nằm suy nghĩ lại thấy phát biểu của mình có chỗ không cần thiết và trẻ con. Tại sao phải so đo với các nước khác? Nói vậy là mình đã thiếu tự tin. Đó cũng là thể hiện của Phức cảm Tỏ ưu thế vậy. Tôi đã tự điều chỉnh mình ngay sau đó. 

Câu chuyện trên đây của tôi rất giống như những trải nghiệm của nhiều người trong chúng ta thời niên thiếu. Nếu chú ý cách đối thoại của bọn trẻ con, chúng ta dễ thấy chúng có cách nói 'cương': khi bị đẩy vào thế yếu, chúng sẽ tìm ngay một ưu thế không liên quan — thậm chí không có thật — nào đó để làm điểm tựa. Chẳng hạn như nếu bị chê là học dở, chúng sẽ nói 'Nhưng nhà tao lớn hơn nhà mày.' Ngược lại, khi bị chê nhà nghèo, chúng sẽ nói 'Anh tao học giỏi hơn anh mày.' Rất trẻ con. 😅

Quay lại những ngoa ngữ đã được dẫn ở đầu bài viết, tôi thiết nghĩ những phrase như 'Việt Nam anh hùng', 'Việt Nam không kém ai', 'Việt Nam vinh quang', 'Thủ đô ngàn năm văn hiến', 'Dân tộc ta vĩ đại', v.v... hoàn toàn không cần thiết hiện diện trong các nghị luận trước công chúng. Những ngôn cách gân cổ, phùng mang trợn mắt bằng từ ngữ như thế chỉ là biểu hiện của tâm lý thiếu tự tin, của Phức cảm Thua kém và Phức cảm Tỏ ưu thế. Nhà lãnh đạo chính trị đáng lý ra phải là người rất trưởng thành, nhưng ngôn cách như đã nêu của họ thì hoàn toàn không phù hợp với giả định đó. Người phương Tây biết ngay đó là trò trẻ con, nhưng họ không nói ra, còn chúng ta thì không khác nào tự sướng.

~~~~~~

(*) Người chia sẻ đã đặt lại tựa toàn bài và các tiêu đề nhỏ, chuẩn định lại thuật ngữ và biên tập lại hành văn một số chỗ.

TƯ LIỆU THAM KHẢO

[1] https://www.psychologytoday.com/.../why-we-feel-insecure...

[2] https://www.healthline.com/.../mental.../superiority-complex

[3] https://www.bbc.com/vietnamese/forum-56946839

.:&:.

Friday, June 18, 2021

Nghịch lý và tội đồ thời nay: Đường sắt Cát Linh - Hà Đông và trách nhiệm của chính phủ trong vấn đề thuế và những khoản vay nặng lãi từ nước ngoài

 Winston Churchill, người ủng hộ thị trường tự do “toàn tòng”, từng nói : Thuế là cái ác, là cái ác cần thiết nhưng vẫn là cái ác, cho nên chúng ta càng đánh thuế thấp bao nhiêu càng tốt (tức là ít ác) bấy nhiêu.

Bởi vậy trong những cuộc cãi vã chính trị vô hồi kỳ trận như những mớ bòng bong trên truyền thông quốc tế, ta nên nhìn vào bản chất của một chính phủ : Một chính phủ chủ trương giảm thuế là chính phủ tốt (hoặc sẽ tốt), một chính phủ chủ trương tăng thuế là chính phủ xấu. Giảm thuế sẽ thu hẹp chiều kích chính phủ để đưa xã hội đi theo con đường tự do, tăng thuế sẽ phình to chính phủ để đẩy xã hội vào con đường nô lệ. Chính phủ của xã hội tự do chỉ làm những việc mà người dân không tự mình làm được, họ tránh xa cuộc sống riêng tư của chúng ta. Còn chính phủ của xã hội nô lệ thì muốn làm tất cả, họ dòm ngó vào bàn ăn, vào phòng ngủ của chúng ta.

Đạo lý đó người dân bình thường ai cũng hiểu, các chính trị gia người hiểu người không, nhưng các kinh tế gia thì không hiểu (trừ các kinh tế gia theo trường phái Áo và trường phái Chicago). Ở Việt Nam ta hiện nay, trong khi Thủ tướng đương nhiệm tuyên bố giảm thuế trên các diễn đàn quốc tế thì bộ máy quan liêu của ông ở nhà tìm mọi cách chặn lại để cho thuế tăng chứ không cho giảm. Tệ hại hơn, cái cơ chế đặc thù mà Quốc hội dành cho chính quyền TP.HCM thực chất là đặc cách cho chính quyền thành phố này tăng thuế tăng phí. Hà Nội cũng đang rục rịch “đặc thù” để được tăng phí gấp mấy lần mức phí chung. Cái thiện như vậy là chưa thắng nổi cái ác.

Nhà nước đi vay thực chất cũng là tăng thuế, vì phải lấy thuế trong tương lai để trả nợ. Nhưng tương lai cũng đâu có xa gì, chỉ riêng trong năm nay Quốc hội đã phải quyết định chi tới 115.400 tỷ đồng để trả “nợ lãi”.

Tăng thuế đã ác, tăng thuế để trả nợ cho những khoản vay nặng lãi khổng lồ đưa đất nước vào thòng lọng bẫy nợ của Trung Quốc là đại ác. Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông chính là biểu tượng điển hình của cái đại ác đó. Nhắc lại để những kẻ cam tâm muốn làm nộ lệ cho Bắc Kinh nghe cho rõ đây : Vay tiền của Trung Quốc tuy lãi suất khoảng 3%/năm (là đã rất cao so với vay của các nước khác rồi) nhưng chấp nhận cho nó chỉ định thầu, phải mua vật tư thiết bị của nó (thường là thiết bị lạc hậu), nghĩa là nó lấy tiền của ta đi vay của nó để làm ra một sản phẩm chẳng ra gì với cái giá nó hô bao nhiêu ta phải trả bấy nhiêu, khiến cho chi phí đi vay ngoài lãi suất tăng vọt cao hơn rất nhiều so với lãi suất, đó chẳng phải là tín dụng đen thì là cái gì ?

Chưa ai thống kê được tổng số tiền mà Việt Nam vay của Trung Quốc theo những điều kiện áp đặt như trên cho đến nay là bao nhiêu. Chỉ biết từ năm 2013 trở về trước đã vay tiền Trung Quốc để làm các dự án : Đường cao tốc Lạng Sơn – Hà Nội (300 triệu USD), Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (300 triệu USD), Nhiệt điện An Khánh (143 triệu USD), đường sắt Cát Linh-Hà Đông (419 triệu USD)… và hàng tỷ USD cho nhiều dự án khác. Không hiểu sao từ sau năm 2013 Bộ Tài chính không công bố số liệu vay của Trung Quốc nữa. Riêng dự án Cát Linh-Hà Đông có công bố khoản vay bổ sung 250 triệu USD vào năm 2016. Nếu tôi không nhầm thì điều may mắn là Chính phủ đương nhiệm chưa ký vay “tín dụng đen” của Trung Quốc với điều kiện áp đặt nói trên cho dự án nào, nhưng phải đứng ra giải quyết hậu quả, còn sắp tới có ký vay hay không thì tôi không biết.

Đường sắt Cát Linh – Hà Đông là đại ác tích tụ thành một khối u đang di căn trong nền tài chính quốc gia, Chính phủ đương nhiệm chỉ biết ngậm bồ hòn làm ngọt. Đưa cái khối u di căn đó về án ngữ giữa thủ đô chẳng khác gì rước giặc vào nhà. Không đưa bọn sâu mọt rước giặc về nhà kia vào lò thì nói chuyện an dân chỉ là để sướng mồm mà thôi !

TỘI ĐỒ CHÍNH LÀ NGƯỜI VIỆT, LÀ CHỦ ĐẦU TƯ VIỆT NAM!

Theo báo Lao Động :

"Đại sứ VN tại các nước Trung Đông, ông Nguyễn Quang Khai vừa có một so sánh Cát Linh - Hà Đông với dự án đường sắt trên cao ở Ethiopia dài 31,1 km với 39 nhà ga, và tốc độ tàu có thể đạt vận tốc 70 km/giờ, cũng của tổng thầu TQ ( China Railway Group Limited và ngân hàng xuất nhập khẩu TQ) 

Theo đó, cũng với tiêu chuẩn tương tự, công nghệ tương tự, nguồn vốn tương tự... Với Cat Linh - Hà Đông nhung vốn đầu tư dự án đường sắt trên cao ở Ethiopia chỉ có  475 triệu usd và hoàn thành sau 38 tháng, trong khi Cát Linh- Hà Đông chỉ dài 13 km, với 12 nhà ga trên cao nhưng vốn 868 triệu usd ( Đắt gấp 4 lần) và chưa rõ ngày vận hành. 

Đại sứ Nguyễn Quang Khai đưa số liệu của bộ GTVT Ethiopia cho biết, chỉ trong 9 tháng dự án này hoạt động ( 2016)đã tạo ra 13.000 việc làm, đạt lãi 3 triệu usd. "

So sánh cho thấy:

- Cùng nhà thầu Trung Quốc;

- Đường sắt Vn đắt gấp 4 lần ;

- Tiến độ kéo dài gấp 13 lần

CÓ THỂ KẾT LUẬN:

Các nhà thầu TQ xưa nay làm ăn gian dối, chây ỳ...nhưng vấn đề lớn là ở chính chủ đầu tư, bên mời thầu, nếu họ làm nghiêm bài bản thì bọn TQ có thể vẫn kém nhưng không quá tệ hại như thực tế hiện nay.

Vậy, bà con chửi nhà thầu TQ cứ chửi nhưng cái bọn tội đồ là ở ngay Việt Nam, là người Việt, nên từ nay, việc đầu tiên bà con ai biết bọn đó thì nên gọi đích danh tên ra mà chửi ...

Hoàng Hải Vân & Đặng Chương Ngạn