Sunday, October 31, 2021

Nguyên văn lời nói của phó đô đốc hạm đội 7: Ông Phillip G. Sawyer.

Quan hệ VN vs TQ: Mối quan hệ giữa trứng và đá hay vấn đề bạc nhược, yếu hèn?

 NHÌN THẲNG VÀO SỰ THÂT: KHÔNG THỂ ĐI THEO ĐƯỜNG CŨ

1. PHÉP TOÁN XÁC SUẤT CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ

Các mô hình tường minh của toán xác suất có từ khoảng thế kỷ 8, và được phát triển như một chuyên ngành toán học ở thế kỷ 20. Nhưng ứng dụng của toán xác suất thì xa hơn rất nhiều, từ nhiều ngàn năm trước, hầu như đồng thời gắn liền với sự mưu sinh của con người.

Còn xa hơn cả  tử vi, là cách người nông dân Việt Nam xác định hạt lúa khô để cất giữ. Từ khi biết trồng lúa, sau khi gặt lúa thì trục lúa (đập lúa) để lấy hạt, rồi đem phơi hạt lúa dưới nắng, sau đó là xay giã thành gạo và thổi cơm. Để xác định hạt lúa đã đủ độ khô hay chưa, người nông dân bốc một nắm nhỏ hạt lúa giữa mẻ lúa đang phơi dưới nắng, cắn vào hạt. Nếu vỏ hạt lúa bóc nhanh khỏi hạt gạo, hạt gạo khô rang là lúc (lúa khén) có thể đem lúa đổ vào bồ vào chum để cất giữ. Lúa đã phơi khén có thể đem xay giã gạo, hay cất giữ nhiều tháng.

Người nông đân không biết chữ, không biết toán xác suất, nhưng họ biết sử dụng toán xác suất. Chỉ cần bốc một nắm thóc nhỏ giữa cả mẻ thóc lớn đang phơi trên sân, là biết toàn bộ thóc đã khô khén hay chưa.

Nay, không phải một tướng, mà những 11 tướng cảnh sát biển của Bộ Quốc phòng tham nhũng phải kỷ luật, thì theo cách sử dụng phép toán xác suất của người nông dân, có thể đánh giá được tình trạng toàn bộ cán bộ của Bộ Quốc phòng.

2. NHỮNG NỖI LO LỚN 

Tổng thể hơn, cũng theo cách sử dụng phép toán xác suất của người nông dân, nhìn vào hàng ngũ cán bộ bị kỷ luật:

- 5 UV BCT 

- hơn chục UVTƯ Đảng,

- hơn chục tướng lĩnh quân đội,

- hơn chục tướng lĩnh công an,

- hơn chục Bí thư và Phó bí thư tỉnh thành,

- hơn chục thứ trưởng,

- nhiều ngàn lãnh đạo cấp huyện, xã…

thì có thể đánh giá được toàn bộ hệ thống cán bộ của bộ máy quản trị quốc gia.

Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật mà các Đại hội Đảng không ngừng kêu gọi, thì phải thừa nhận rằng toàn bộ bộ khung của ngôi nhà quản trị quốc gia, đâu đâu cũng bị mối mọt. Tai hại hơn, là mối mọt ngày càng nhiều, mối mọt không thể chống đỡ, ngoài cách xây mới.

Thời sự VTV 19 h ngày 03/10/2021 đã có một bình luận khá dài về sự thái hoá của hàng ngũ cán bộ cao cấp với nỗi lo về Đảng và  nỗi lo  về sự tồn vong của chế độ.

Nhưng còn một nỗi lo khác, nỗi lo về sự an nguy của đất nước trước một kẻ thù mạnh đang ngày đêm không ngừng lấn chiếm biển đảo của Việt Nam. 

Ngay trong ngày 24/9/2021, vào lúc lúc TBT Nguyễn Phú Trọng và TBT Tập Cận Bình đang điện đàm với những lời chúc mừng, hứa hẹn thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị, thì ở Trường Sa TBT Tập Cận Bình làm ngược lại với những điều cam kết trong điện đàm với TBT Nguyễn Phú Trọng. Cụ thể 

“Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình khẳng định, phía Trung Quốc coi trọng cao độ quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống với Việt Nam; mong muốn và sẵn sàng cùng với Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam tiếp tục tăng cường quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội; nhất trí về việc tăng cường trao đổi cấp cao, đi sâu hợp tác thực chất trong các lĩnh vực, phối hợp tại các diễn đàn đa phương, xử lý thỏa đáng các vấn đề trên biển”. 

“Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ về quản lý, bảo vệ biên giới, thực hiện nghiêm túc các văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền giữa hai nước, xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển”

 (https://moh.gov.vn/.../tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-ien...). 

Nhưng trên thực tế thì Trung Quốc điều máy bay vận tải Y-20 tới các đá Vành Khăn, Xu Bi, và Chữ Thập, xâm phạm quần đảo Trường Sa của Việt Nam (https://vtv.vn/.../viet-nam-phan-doi-may-bay-y-20-cua...).

Vẫn biết phải cắn răn làm lành với Trung Quốc, nhưng không thể dùng quan hệ hai Đảng làm vũ khí để chống lại sự xâm lược biển đảo từ Trung Quốc. Việt Nam đã kiên trì chiến lược này nhiều năm mà không thể ngăn được Trung Quốc từng bước xâm chiếm chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Phải quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, nhưng phải bằng một chiến lược khác.

Nói đến nỗi lo lắng lớn là vì trước một Trung Quốc lấy sức mạnh quyết định biên giới trên biển, thì 11 tướng lĩnh tối cao của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam tham nhũng, nhận hối lộ, bị kỷ luật. Chỉ huy mà mục nát thì quân lính làm sao có thể tinh nhuệ? Tin cậy vào ai để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam?

Đó là những nỗi lo khác nhau.  

3. NHÌN THẲNG VÀO SỰ THÂT: KHÔNG THỂ ĐI THEO ĐƯỜNG CŨ

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, khi đương chức Thủ tướng nhiệm kỳ trước đã từng nói “Đi mãi đường cũ thì không thể phát triển” (https://www.baogiaothong.vn/thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-di...).

Hôm nay, 04/10/2021 tại phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 4 khoá XIII, TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu: “Nhìn thẳng vào sự thật, không bi quan, không tô hồng” 

(https://vietnamnet.vn/.../tong-bi-thu-nhin-thang-vao-su...).

Nhìn thẳng vào sự thật thì tuyển chọn nhân sự không thể đi theo đường cũ. Nhân sự Đại hội XIII “làm kỹ” mà 2 UV BCT mới phải kiểm điểm, 1 UVTƯ bị khai trừ, hàng loạt tướng lĩnh bị kỷ luật. Đừng biện hộ bằng “chính trị là phải thế’.

Nhìn thẳng vào sự thật của hàng loạt cán bộ cấp cao và tướng lĩnh bị kỷ luật, nếu tuyển chọn nhân sự tiếp tục đi theo đường cũ thì số lượng cán bộ bị tha hoá sẽ không thuyên giảm, rất khó bảo vệ uy tín của Đảng và sự tồn vong của chế độ.

Nhưng trên tất cả là an ninh của Quốc gia, sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Nguyễn Ngọc Chu

Saturday, October 30, 2021

Hãy sống và làm những gì đúng!

 🙏Cùng suy ngẫm những triết lý của Đức Đạt Lai Lạt Ma để thấy cuộc sống ý nghĩa hơn.

🙏Vị Đạt Lai Lạt Ma hiện nay đã tại vị từ năm 1940 và là Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14. Với những đóng góp cho nhân loại, ngài đã nhận được giải Nobel Hòa bình năm 1989. Trân quý gửi tới quý độc giả 35 câu nói nổi tiếng của Đạt Lai Lạt Ma, thể hiện tri thức uyên thâm và tấm lòng bao dung cao cả của ngài.

****

1. ‘Nếu bạn nghĩ mình quá nhỏ bé để tạo nên một sự khác biệt, hãy thử ngủ với muỗi’.

2. ‘Hạnh phúc không tự nhiên mà có. Nó đến từ chính hành động của bạn’.

3. ‘Trong tình yêu không có sự phán xét’.

4. ‘Tôn giáo của tôi rất đơn giản. Tôn giáo của tôi là tình yêu thương’.

5. ‘Ở Tây Tạng có câu nói như thế này: ‘Bi kịch cần được tận dụng như là nguồn sức mạnh’. Dù bạn gặp phải khó khăn gì, dù nỗi đau ấy có lớn đến đâu, nếu chúng ta mất hy vọng thì đó mới là bi kịch thực sự’.

6. ‘Hãy nhớ mối quan hệ tốt đẹp nhất là khi tình yêu vượt qua nhu cầu’.

7. ‘Mỗi ngày, khi bạn thức dậy, hãy nghĩ rằng mình thật may mắn vì vẫn còn sống một cuộc sống quý giá của con người và mình sẽ không phí hoài nó.

Mình sẽ dùng toàn bộ năng lượng để phát triển bản thân, yêu thương mọi người và đạt được những thành tựu vì lợi ích của nhân loại.

Mình sẽ luôn nghĩ tốt về người khác và không nổi giận với họ. Mình sẽ cố gắng mang lại lợi ích cho người khác nhiều nhất có thể.’

8. ‘Sự im lặng đôi khi là câu trả lời tuyệt vời nhất.’

9. ‘Nắm rõ luật thì mới có thể phạm luật tốt được’.

10. ‘Hãy chọn cách lạc quan, như vậy bạn sẽ sống vui vẻ hơn’.

11. ‘Tình yêu và lòng trắc ẩn là những thứ tất yếu chứ không phải xa xỉ. Không có những điều này, nhân loại không thể tồn tại’.

12. ‘Mục đích chính của chúng ta trong đời là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không giúp được họ thì đừng hại họ.’

13. ‘Nếu một vấn đề có cách giải quyết, bạn không cần phải lo về nó. Nếu nó không có cách giải quyết, bạn lo cũng không làm được gì. Lo lắng chẳng có tác dụng gì cả’.

14. ‘Đây là thứ tôn giáo đơn giản của tôi. Không cần chùa chiền. Không cần triết lý phức tạp. Chùa chiền nằm trong tâm hồn và trái tim của bạn. Triết lý chỉ đơn giản là lòng tốt của bạn’

15. ‘Hãy đánh giá thành công bằng những gì bạn đã bỏ ra để đạt được nó’.

16. ‘Hãy nhớ, đôi khi không có thứ mình muốn cũng là một may mắn tuyệt vời’.

17. ‘Khi gặp bi kịch trong đời, chúng ta có thể đối mặt bằng hai cách – mất đi hy vọng và sa ngã vào những thói quen tự hại thân hoặc là dùng chính khó khăn này để tìm thấy sức mạnh ẩn sâu bên trong’.

18. ‘Người ta đi những con đường khác nhau để tìm kiếm thành công và hạnh phúc. Chỉ vì họ không đi con đường của bạn không có nghĩa là họ lạc lối’.

19. ‘Mục đích của tôn giáo là lan tỏa tình yêu, lòng trắc ẩn, tính kiên nhẫn, lòng bao dung, sự khiêm tốn và sự vị tha’.

20. ‘Nếu bạn có thái độ đúng đắn, kẻ thù của bạn chính là những người thầy tuyệt vời về tinh thần vì sự hiện diện của họ cho bạn cơ hội để học cách khoan dung, kiên nhẫn và cảm thông’.

21. ‘Tôi tin rằng sự thấu cảm là một trong số ít những điều giúp chúng ta có được hạnh phúc tức thì và lâu dài trong cuộc đời.

Tôi không nói đến những thứ mang lại niềm vui ngắn ngủi như tình dục, ma túy hoặc cờ bạc mà là những điều mang lại hạnh phúc đích thực và bền lâu.’

22. ‘Nếu bạn muốn người khác và bản thân mình được hạnh phúc, hãy học cách thấu hiểu’.

23. ‘Chỉ khi bạn biết thông cảm và yêu thương người khác thì bạn mới có được sự bình yên và hạnh phúc mà bạn đang tìm kiếm’.

24. ‘Hãy nhớ rằng tình yêu vĩ đại và thành công lớn lao đều gắn liền với rủi ro lớn không kém’.

25. ‘Hãy nhìn trẻ em mà xem. Bọn chúng có thể cãi cọ nhau nhưng không để bụng như người lớn.

Hầu hết người lớn đều có học vấn cao hơn trẻ em, nhưng học vấn cũng đâu ích gì khi người lớn cười thật tươi để che giấu những cảm xúc tiêu cực bên trong?

Trẻ con không cư xử như vậy. Nếu chúng tức giận với ai đó, chúng sẽ thể hiện ra và thế là xong. Chúng vẫn có thể tiếp tục chơi đùa với người kia ngay ngày hôm sau’.

26. ‘Chỉ có một điều quan trọng duy nhất bạn cần ghi nhớ và để nó dẫn lối bạn. Dù người ta có gọi bạn là gì, bạn vẫn là chính mình. Hãy coi đó là sự thật duy nhất.

Bạn phải hỏi bản thân mình muốn sống như thế nào. Ai rồi cũng sẽ chết đi, đây là sự thật mà chúng ta phải đối mặt một mình.

Không ai có thể giúp được ta, kể cả Đức Phật. Vì thế hãy suy nghĩ thật kỹ, điều gì ngăn trở bạn được sống như cách mình mong muốn?’

27. ‘Mọi nỗi khổ đau đều là do thiếu hiểu biết mà ra. Người ta gây ra đau khổ cho nhau để đạt được hạnh phúc và sự thỏa mãn cho chính mình’.

28. ‘Nếu động lực cho hành động của bạn là tình yêu, bạn sẽ thấy mình tự do và không sợ hãi’.

29. ‘Chúng ta có thể sống thiếu tôn giáo và thiền tập nhưng không thể thiếu tình yêu thương giữa con người’.

30. ‘Bạn cũ ra đi, bạn mới xuất hiện. Cũng giống như ngày tháng vậy. Ngày cũ trôi qua, ngày mới lại đến. Điều quan trọng là làm sao để có một người bạn ý nghĩa hoặc một ngày ý nghĩa’.

31. ‘Khi bạn nhận ra mình đã mắc lỗi, hãy ngay lập tức sửa sai’.

32. ‘Hãy luôn sống tử tế.’

33. ‘Một người bạn tốt chỉ ra sai lầm cũng như khuyết điểm của bạn và điều này đáng quý trọng như việc họ tiết lộ bí mật kho báu cho bạn’.

34. ‘Cách để thay đổi suy nghĩ của người khác là bằng tình yêu thương chứ không phải sự tức giận’.

35. ‘Tôi đánh bại kẻ thù bằng cách biến họ thành bạn bè’.

#Đức_Đạt_Lai_Lạt_Ma

Hai câu chuyện giáo dục

 TÔI ĐI HỌC

(Bút ký)

Tôi là một chuyên viên thư viện thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2005 tôi đi dự Hội nghị AUNILO (Mạng Liên Thư viện Trực tuyến các trường Đại học Đông Nam Á) (1) tại Đại học Sains, Penang, Malaysia. Một đồng nghiệp Malaysia nói với tôi rằng:

– Tại trường tôi có một số sinh viên Việt Nam đang theo học, nhưng không bằng ở Đại học Malaya ở Kuala Lumpur thì đông hơn. Tôi có một thắc mắc là tại sao sinh viên Việt Nam lại qua du học Malaysia. Tôi nhớ trước năm 1975 thế hệ cha chú chúng tôi qua học ở Sài Gòn nhiều lắm; hồi đó không hề thấy sinh viên Việt Nam qua học ở Malaysia?

Một câu hỏi đơn giản như thế mà khiến tôi cảm thấy nghẹn ngào. Biết trả lời sao đây!

Tôi sực nhớ lại hồi đó trong dịp hè mỗi khi tôi vào Sài Gòn chơi ba tôi luôn dặn dò:

– Con vào Sài Gòn đi dạo phố thì phải cẩn thận. Nghe nói bọn sinh viên Phi Luật Tân móc túi dữ lắm. Bọn chúng hay mặc áo chim cò (loè loẹt) dễ nhận biết lắm. 

Du học Sài Gòn là mơ ước của sinh viên Đông Nam Á trước năm 1975. Đại học tại Sài Gòn nói riêng và nền giáo dục với triết lý “Nhân bản – Dân tộc – Khai phóng” ngày xưa đã từng như thế. Thế mà ngày nay Đại học Việt Nam không được xếp một thứ hạng nào trong khu vực! Tại sao?

Câu hỏi này ai cũng có thể trả lời được. Nhưng đối với tôi, kể lại chuyện ngày xưa tôi đi học như thế nào – đó là câu trả lời hay nhất.

Tôi sinh trưởng tại Huế. Tôi đi học từ lớp Năm (Lớp Một ngày nay) đến khi tốt nghiệp Cử nhân đều miễn phí.

 ​Khi tôi bắt đầu nhập học trường Trung học (cấp 2) Hàm Nghi (2), học sinh được phân ngẫu nhiên trong 5 lớp. Sau nửa học kỳ 1, được phân lại mỗi lớp đều có học sinh giỏi, trung bình và kém, danh sách lớp này mới là chính thức trong suốt 4 năm học (Điều này trả lời thắc mắc của một vị bộ trưởng Giáo dục trên truyền hình : “Tôi vừa đi tham quan những trường trung học ở các nước Đông Nam Á. Thấy rằng số lượng học sinh giỏi và xuất sắc tương đương với ta nhưng tôi không hiểu tại sao họ không có học sinh yếu kém”). Bởi vì cách phân lớp như vậy sẽ có sự thi đua học tập theo lớp; còn mỗi học sinh thì thi đua với chính bản thân mình. Không hề có trường điểm, trường chuyên mà theo Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn gọi là luyện gà nòi.  

Tiểu học mỗi ngày học một buổi. Trung học học theo tiết, chiều thứ Năm và chiều Thứ Bảy được nghỉ học theo quy định của bộ Giáo dục.

Lên Trung học đệ nhị cấp (cấp 3) đến Lớp Đệ Nhị (Lớp 11) và Lớp Đệ Nhất (Lớp 12) chúng tôi tham dự hai kỳ thi quốc gia rất nghiêm túc: Tú tài Bán phần và Tú tài Toàn phần (3).

Học sinh tốt nghiệp Tú tài Bán phần nếu không có điều kiện hay khả năng học tiếp thì có thể đi theo đường hướng nghiệp trong những trường dạy nghề để trở thành công nhân lành nghề trong tương lai.

Viện Đại học Huế có 5 trường thành viên: Sư phạm, Khoa học, Văn khoa, Y khoa, và Luật khoa. Sư phạm là trường uy tín nhất, là trường duy nhất tổ chức thi tuyển theo chỉ tiêu Nhà nước. Ra trường chắc chắn được phân công đi dạy. Trường Y khoa xét tuyển từ sinh viên năm thứ nhất Đại học Khoa học. Về sau trường này có tổ chức thi tuyển. Còn các trường khác chỉ ghi danh học, không thi cử gì hết.

Mặc dù Trường Đại học Sư Phạm là uy tín nhất nhưng quy mô của trường thì nhỏ, vì nhà trường chỉ dạy những môn Sư Phạm, các môn chuyên ngành chính thì sinh viên Sư phạm học chung với sinh viên trường Khoa học và Văn Khoa. Ra trường sinh viên nhận bằng Cử nhân Sư phạm được phân công đi dạy, hè sang năm về học những tín chỉ chuyên ngành còn lại sẽ nhận thêm một bằng Cử nhân chuyên ngành chính của mình (Toán, Lý, Văn, Anh văn, vv...) tại Đại học Khoa học hay Văn khoa. Giáo sư trung học hồi đó hầu hết đều có ít nhất là 2 bằng đại học.

Sinh viên học chính thức một trường nếu giỏi thì được ghi danh học bằng hai một trường khác và được hưởng chế độ “Miễn chuyên cần”. Hồi đó tôi học 2 trường Khoa học cho Lý-Hoá và Văn khoa cho Anh Văn đều miễn phí.

Viện Đại học có chương trình Giáo vụ 2 (Giáo vụ 1 là ở các trường thành viên) để tổ chức giảng dạy Ngoại ngữ chung cho toàn thể sinh viên năm thứ nhất cho toàn Viện Đại học. Và những môn nhiệm ý khác như “Quản trị xí nghiệp”, “Tin học căn bản”, “Âm nhạc và đời sống”, vv... Đây là chương trình học mang tính giao lưu rất thú vị. Viện Đại học trưng dụng cơ sở của các trường trung học trong hai buổi nghỉ của học sinh (chiều Thứ Năm và Thứ Bảy hàng tuần) để tập trung dạy Ngoại ngữ cho toàn thể sinh viên của năm trường thành viên, để đảm bảo sinh viên trong tất cả các trường có trình độ ngang nhau thì học chung với nhau. Tất cả sinh viên của Viện đại học được thi xếp lớp để phân hạng A,B,C,D trước khi chính thức vào các khóa học ngoại ngữ toàn Viện đại học. Trưng dụng luôn giáo sư dạy Ngoại ngữ của các trường trung học để dạy chương trình này. 

Viện Đại học không quản lý tiền lương của công nhân viên nhà trường. Hằng tháng nhân viên của Sở Tài chánh qua phát lương cho nhân viên tại Viện Đại học.

Cách tổ chức quản lý như thế này của thời Việt Nam Cộng hòa được các Đại học Đông Nam Á học tập. Ngày nay Việt Nam đi học tập lại các Đại học Đông Nam Á nhưng chưa có thể làm tốt được. Bởi vì Giáo dục ngoài phạm trù Tri thức còn có Đạo đức và Nhân văn.

---------------------

CHÚ THÍCH:

(1) AUNILO (ASEAN University Network Inter-Library Online) – Mạng Liên Thư viện Trực tuyến các trường Đại học Đông Nam Á gồm 30 thành viên đến từ 10 quốc gia trong khu vực: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam. AUNILO tổ chức Hội nghị thường niên luân phiên tại các trường thành viên trong khu vực nhằm trao đổi thông tin và thảo luận nhằm xây dựng những giải pháp nhằm tăng cường năng lực của từng thư viện cũng như phối hợp chia sẻ thông tin, phục vụ mục tiêu đào tạo và nghiên cứu trong các trường đại học Đông Nam Á.

(2) Trường Trung học Hàm Nghi là một trong ba trường nổi tiếng của Xứ Huế sau Quốc Học và Đồng Khánh xưa, lại được mang tên của một vị vua Triều Nguyễn. Trường Hàm Nghi vốn có tên là Trường Trung học Thành Nội, được thành lập từ năm 1955 và có cơ sở giảng dạy tại Bộ Học (cũ) trước mặt vườn hoa Tôn Nhơn Phủ (nay là công ty thiết bị trường học Hàn Thuyên). Đến năm 1957, trường được dời về Trường Quốc Tử Giám Triều Nguyễn và đổi tên thành trường Trung học Hàm Nghi. Trường dành cho nam sinh từ Đệ Thất đến Đệ Tứ; từ niên khóa 1966-1967 trường mở thêm Đệ nhị cấp. Trường bị giải thể vào năm 1975.

(3) Tú tài Bán phần và Tú tài Toàn phần hay còn gọi là Tú tài I và Tú tài II là hai kỳ thi quốc gia để đánh giá học sinh bậc trung học thời Việt Nam Cộng hòa. Học sinh lớp Đệ Nhị (lớp 11) muốn học tiếp thì phải thi đậu bằng Tú tài I. Học sinh Lớp Đệ Nhất (lớp 12) phải thi đậu bằng Tú tài II mới hoàn tất bậc trung học. Đó là những kỳ thi Quốc gia rất nghiêm túc. Tỷ lệ học sinh đậu nói chung Tú tài I từ 15-30% ; Tú tài II từ 30-45%. Kết quả bằng Tú tài được xếp theo thứ tự Ưu, Bình, Bình Thứ, và Thứ.

NGUYỄN MINH HIỆP (TRANG VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM)

Friday, October 29, 2021

A ’Germersdorfi 3’ cseresznye

 

A ’Germersdorfi 3’ cseresznye egyike a legkiválóbb tulajdonságú cseresznyefajta, így méltán vált közismertté, és igencsak népszerűvé. Németországban nemesítették, nálunk 1903 óta ismert.

Az alapfajtánál gyengébb a növekedési erélye és a koronája is kissé ritkább. Viszonylag későn fordul termőre, de a termőre fordulást követően rendszeresen és bőven terem. Termései június közepén érnek. A terméshéj vékony, fényes, színe sötétpiros.

A termés mérete nagy vagy igen nagy, alakja kissé megnyúlt. A terméshús igen kemény, ropogós, íze már piros színű állapotban is harmonikus édes-savas ízű.

Alkalmas friss fogyasztásra, konyhai feldolgozásra, mélyhűtésre és kemény húskonzisztenciája miatt szállításra is.😊🍒

https://bit.ly/2ZU8xNI

Thursday, October 28, 2021

Câu chuyện Rocky

 Câu chuyện về con chó của Stallone 

Tên ông ấy là Sylvester Stallone – là một trong những ngôi sao điện ảnh Mỹ nổi tiếng và thành công bậc nhất. Nhưng hãy nghe kể về những ngày xa xôi ấy, khi Stallone chỉ là 1 diễn viên vô danh, vật lộn với những vai diễn nhỏ và thường xuyên bị từ chối trong các buổi thử vai.

Cuộc sống của ông có lúc ở đỉnh điểm của sự cùng cực khi bị trục xuất khỏi nhà thuê vì không có tiền, phải lang thang trên đường phố. Khi không còn 1 xu dính túi để mua đồ ăn, vất vưởng 3 ngày liền tại trạm xe buýt, ông đã phải nén nỗi đau để bán đi chú chó của mình – người bạn đồng hành mà ông vô cùng yêu quý chỉ bởi không còn gì cho nó ăn.

Ông bán cho 1 người lạ gần 1 quán rượu với giá chỉ $25. Khi ông trao người bạn đó vào tay người lạ, ông đã quay đi, nước mắt dàn dụa. 

Hai tuần sau đó, Stallone vô tình xem được trận đấm bốc giữa 2 võ sĩ Mohammed Ali và Chuck Wepner, trận đấu này là tác nhân thay đổi cuộc đời ông từ đó. Kịch tích của trận đấu đã truyền cảm hứng cho Stallone viết nên kịch bản phim sau này vô cùng nổi tiếng, ROCKY.

Ông hoàn thành kịch bản sau 20 giờ liên tục viết, dòng chữ tuôn trào đầy cảm xúc. Ông đem chào bán ROCKY và nhận được phản hồi từ 1 nhà làm phim đồng ý với mức giá $125.000 cho kịch bản 20 giờ viết đó. Nhưng Stallone kèm 1 yêu cầu khi bán: ông sẽ đóng vai chính trong bộ phim đó !!! Vâng, không ai khác, mà là chính ông – một diễn viên nhỏ vô danh bấy giờ, sẽ là vai chính trong bộ phim do chính ông viết. Và tất nhiên, nhà làm phim hoàn toàn không đồng ý, họ muốn 1 diễn viên thực thụ - một ngôi sao gạo cội bấy giờ chứ không phải “một gương mặt không tên tuổi với biểu cảm thiếu tự nhiên và giọng nói nực cười” – họ trả lời. (Những biến chứng mà mẹ ông gặp phải khi sinh hạ khiến cho phần trái cơ mặt của Stallone – bao gồm một phần môi, cằm và lưỡi – vĩnh viễn bị liệt. Đó là lý do tại sao khán giả thường thấy gương mặt ông có vẻ thiếu tự nhiên khi diễn và có cách nói với chiếc môi trễ xuống đặc trưng ).

Và Stallone nhận lại kịch bản, ra về.

Một vài tuần sau, nhà làm phim gọi lại cho ông, họ nâng mức giá lên $250.000 – ông lại một lần nữa từ chối con số khổng lồ đó. Họ tiếp tục nâng giá lên $350.000. Ông TIẾP TỤC từ chối. Họ muốn kịch bản của ông, còn ông lại chỉ muốn mình là vai chính trong phim. Ông từ chối tiền khi tiền ở thời điểm đó là thứ ông thiếu, là nguyên nhân cho những bi kịch liên tiếp bấy giờ của ông. Tất cả nhờ 1 niềm tin cho mơ ước ! 

Cuối cùng, nhà làm phim nhượng bộ, họ đồng ý cho ông thủ vai chính với mức giá trả cho kịch bản phim giảm xuống còn $35.000.

Những ngày tháng sau đó làm nên huyền thoại!

Bản thân ông lao vào tập luyện không ngừng nghỉ trong khoảng nửa năm để có vóc dáng như một võ sĩ quyền Anh thực thụ. Đôi chân mỏi rã rời do tập chạy, những đốt ngón tay sưng vù do tập đấm... tất cả những đau đớn đó đều được Stallone chấp nhận hy sinh, VÌ MỘT ROCKY. 

Bộ phim sau đó trở thành hiện tượng phòng vé, thu về tới 225 triệu USD trên toàn cầu và trở thành bộ phim ăn khách nhất năm 1976. Không chỉ thành công rực rỡ về mặt thương mại, tác phẩm này còn được đề cử 10 giải Oscar và chiến thắng ba giải (bao gồm cả “Phim hay nhất”). Nhân vật Rocky trở thành một biểu tượng văn hóa, một tấm gương về sự vươn lên và sau này còn được dựng tượng tại thành phố Philadelphia. Sylvester Stallone trở thành người đầu tiên kể từ hai huyền thoại Charlie Chaplin và Orson Welles được đề cử Oscar cho “Nam diễn viên chính” lẫn “Biên kịch”. 

Và bạn biết điều đầu tiên Stallone làm với $35.000 tiền kịch bản là gì không? Ông đã tìm cách mua lại chú chó mà ông đã bán đi ngày nào. Tình yêu với người bạn ông từng gắn bó đã khiến ông đứng bên quán rượu trong 3 ngày chỉ để chờ đợi gặp người ông đã bán chú chó ấy. Đến ngày thứ 3, ông thấy người đàn ông và con chó của mình. Ông giải thích mong chuộc lại chú chó của mình với giá $100, người kia từ chối, ông nâng mức giá lên $500, rồi $1000… cuối cùng bạn tin không? Ông đã phải dùng $15.000 để mua lại chú chó ông từng bán chỉ với $25.

Và ngày nay, chúng ta biết đến 1 Stallone thành công, 1 huyền thoại phim hành động với quá khứ từng rơi vào bi kịch cùng cực.

…..

Nghèo khó, gian nan đúng là tệ. RẤT TỆ. Nhưng hãy nghĩ về ước mơ của mình. Bạn hẳn có 1 ước mơ chứ? Một ước mơ đẹp, và bạn vô cùng mong muốn biến ước mơ thành hiện thực? Nhưng đời chẳng bao giờ đẹp như mơ. Bạn vấp phải rất nhiều khó khăn, nhiều trở ngại để đạt được ước mơ của mình.

Và dường như ông trời cứ ném những khó khăn đó tới bạn để ngăn cản bạn đi đến thực hiện ước mơ?

Cuộc đời lúc nào cũng vậy, luôn đầy khó khăn, đầy thử thách. VỚI BẤT KỲ AI, cuộc đời cũng ném đầy gian nan vào những lúc mình gặp sự cố. Nhưng bạn ơi, đừng để các cánh cửa đóng lại vô vọng trước mắt bạn, đừng để sự khinh mạt, thói lọc lừa và những gian nan đè nát ước mơ của bạn, dù bạn có gặp bi kịch đến mức phải lang thang trên đường phố như Stallone đã từng.

Phải rồi, xã hội mà, con người mà, họ có thể đánh giá bạn qua diện mạo của bạn, qua những gì bạn có, nhưng đừng bao giờ để họ cướp đi ước mơ của bạn.

Hãy tiếp tục ước mơ, ĐỪNG BAO GIỜ đầu hàng số phận. Chính bạn, không ai khác, chính bạn mới là người quyết định cho cuộc đời mình chứ không phải suy nghĩ hay ánh nhìn ác ý từ người khác.

Chỉ cần bạn còn sống, thành công chưa bao giờ rời xa.

Vũ Thị Thu Hằng lược dịch

Wednesday, October 27, 2021

Chuyện tử tế

30 năm vẫn đau đáu câu hỏi 'Thế nào là sự tử tế'?

TTO - Chuyện tử tế là bộ phim để đời của đạo diễn Trần Văn Thủy, phim từng khiến ông 'lên bờ xuống ruộng', nhưng cũng từng mang cho ông vinh quang.

"Thế nào là sự tử tế?"

Với xã hội Việt Nam thời điểm năm 1985, câu hỏi này là điều gì đó rất nực cười, mỉa mai, xa vời ở vào thời xã hội hậu chiến và mô hình xã hội bao cấp, hợp tác xã vốn dĩ quá phức tạp. 

Nhưng câu hỏi đó có tác dụng làm thức tỉnh lương tri con người.

30 năm tròn bộ phim được chiếu, kỳ lạ thay người ta càng nhắc nhiều hơn về chuyện tử tế. Đã có nhiều tỉnh thành kỷ niệm 30 năm bộ phim Chuyện tử tế được công chiếu. 

Đây là chuyện hi hữu vì hiếm có một tác phẩm văn hóa, nghệ thuật nào ở Việt Nam được nhân dân kỷ niệm như vậy.

Tử tế thôi chưa đủ

Trong các liên hoan phim tài liệu, các chương trình chiếu ra mắt phim được tổ chức tại Hãng phim Tài liệu khoa học và trung ương luôn có một người đàn ông mặc áo thun kẻ đen trắng, quần kaki, tóc bạc buộc túm sau gáy, đầu đội mũ phớt lặng lẽ tới xem. 

Đó là Trần Văn Thủy.

Những đồng nghiệp cùng thời dù thích hay không thích ông Thủy đều phải công nhận tài năng của ông. 

Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn làm phim tài liệu trực tiếp, gần không sử dụng lời bình, nhưng người ta không hiểu vì sao bộ phim với lời bình ra rả từ đầu đến cuối như Chuyện tử tế vẫn có khả năng lay động lương tâm con người.

Những phóng viên từng phỏng vấn ông Thủy đều nói rằng họ bị choáng ngợp bởi kinh nghiệm, tri thức cũng như năng lượng của ông.

Rất nhiều người nói ông Thủy là người đa nghi. 

Nhưng xét đến cùng, những người cùng thời đại với ông Thủy trải qua bao lần bom rơi đạn lạc không hiểu vì sao mình vẫn sống, trải qua không biết bao phen bầm giập vì những "đòn hội chợ" mà không hiểu vì sao mình vẫn tồn tại... thì đa nghi xét cho cùng là bản năng sinh tồn, để tự bảo vệ mình.

Nhiều người nói ông Thủy... "quái". Ông Thủy xem ra rất tâm đắc với nhận xét này, vì nếu không đủ độ "quái" thì làm sao ông tìm ra được khe cửa hẹp cho bộ phim của mình? Ông Thủy bảo: "Làm phim tài liệu chỉ có chân thành, tử tế thôi chưa đủ, cần phải "quái" nữa".

Nhiều bổn phận lắm

30 năm trước, ông Thủy đã làm Chuyện tử tế xuất phát "từ tâm cảm, từ trách nhiệm công dân". Ông làm bằng khát khao muốn bày tỏ, chia sẻ với những nỗi băn khoăn về xã hội mình sống.

30 năm sau nhìn lại, ông cho rằng: "Tôi làm phim kêu gọi mọi người sống tử tế chỉ là 50% của vấn đề. 50% còn lại là phải có môi trường tử tế mới có người tử tế chứ. 

Thời bao cấp nghèo khổ, nhưng thời đó con người yêu thương nhau hơn. Giờ thì một ngày có biết bao chuyện kinh hoàng xảy ra. Chúng ta đã đánh mất những thứ tốt đẹp ta từng có trong thuở hàn vi".

Sau 30 năm, bộ phim được nhắc tới, đó là vinh dự không phải nhà làm phim nào cũng có được. Thế nhưng khi ông Thủy đặt ra câu hỏi "Thế nào là sự tử tế?" thì ở một khía cạnh nào đó, câu hỏi này ông Thủy sẽ mang theo suốt đời.

Cá nhân ông Thủy cũng tự đặt câu hỏi về bổn phận làm người tử tế của mình. Năm nay tuổi gần 80, ông tự nhận "vẫn còn nhiều bổn phận lắm". Vợ chồng ông nhiều năm qua đã dồn sức lực giúp đỡ một ngôi làng ở xã Hải Phú (Nam Định), quê hương ông Thủy.

Ông đã kêu gọi nhiều tổ chức trong và ngoài nước cũng như bỏ tiền túi để xây dựng trường học, làm cầu, làm giếng nước, giúp đỡ người nghèo trong ngôi làng này. Cứ có tiền là ông lại mang về quê làm trường, xây cầu.

"Con người ta mỗi một đoạn lại giác ngộ ra một điều. Mình chẳng thể nào đoán trước được ở tuổi đó mình sẽ ngộ ra điều gì. 

Nhưng thống nhất trong suốt cuộc đời chính là đạo lý làm người. Động cơ để tôi làm việc này là vì tôi muốn báo hiếu bố tôi, chuyện đấy quan trọng lắm vì cả cuộc đời ông cưu mang thiên hạ, cuối đời gian nan vì lý lịch. 

Tôi nghĩ rằng nếu tin tưởng vào chế độ thì tốt nhất hãy làm cho người dân hạnh phúc là tử tế nhất" ông Thủy nói.

Đạo diễn - NSND Nguyễn Thước

02.01.2018

Giới thiệu tập thơ của nhà thơ đương đại Hungary Sándor Halmosi

 XƯƠNG CỦA NẮNG

Đó là tên tập thơ của nhà thơ đương đại Hungary Sándor Halmosi do mình dịch ra tiếng Việt được xuất bản tháng 11 này ở Việt Nam.

Một tập thơ không vần điệu, mới nhìn qua tưởng như những đoạn văn ngắn. Nhưng rất thơ dù rất khó diễn tả được tại sao đó lại là thơ. 

Vì vậy khi được đề nghị viết lời giới thiệu ở đầu tập thơ, mình loay hoay không biết viết thế nào, cuối cùng viết bài thơ này với phong cách của chính tác giả, để

THAY LỜI GIỚI THIỆU

Nếu bỏ đi tất cả cái vẻ ngoài hào nhoáng của ngôn từ và vần điệu

Phần còn lại có còn thơ?

Có còn làm cho ta rung động?

Có!

Ta rung động bởi những cảm xúc trào lên không che đậy

Bởi những ý thơ bung ra không theo mạch theo đường

Bởi những day dứt của nhà thơ bủa vây không cho ta chạy trốn

Bởi đọc lại mỗi lần thêm ý mới mở ra

Khi tác giả chính là thơ, sống trong thơ, thở trong thơ

Thì tất cả những điều viết ra đều là thơ mà không cần vần điệu

(PAS)

Vì thơ của Sándor là thế, không vần điệu mà làm rung động người đọc bởi ý thơ sáng tạo bất ngờ, đọc lại nhiều lần mà không chán.

Bà đỡ của tập thơ, nhà văn Kieu Bich Hau vừa đăng hôm qua bài giới thiệu tuyệt vời của nhà thơ Trần Quang Đạo Xóm Mơ Hồ viết trên báo Văn Nghệ về tập thơ này (link ở cuối bài)

Trong post này mình muốn giới thiệu 5 bài thơ mình rất thích

ĐỈNH NÚI DOBOGÓ KŐ 

Bởi vì không có gì là ngẫu nhiên hết cả. 

Có trật tự.

Cái thiếu muôn đời co giật nơi dạ dày và cổ họng. Đốt xương cột sống nhói đau. Sự im lặng ngàn cân sau câu nói cuối cùng, thơ đấy. Giãy chết. Sự tàn nhẫn tạo lập của suy nghĩ. Cái thiếu vắng của ngôn từ. Và rồi vẫn nói, vẫn còn cứ nói.

CẦN PHẢI SAY MÊ TỚI MỨC CUỒNG ĐIÊN

Cần phải say mê tới mức cuồng điên thì chúng ta mới luôn luôn dám liều mình nhảy ra ngoài, phải say mê và cuồng điên. Phần xác càng không dám thì phần hồn càng muốn hơn. Những sợi gân đứt rách cuối cùng đã không còn níu giữ, không còn kéo giật lại nữa. Cú bước ra huyền bí, nguồn sống đập nhịp nhàng không thành tiếng, dừng. Những mùi hương lạ lẫm. Chuyển cảnh. Đồ vật rơi xuống đập vào nền đất mà không có tiếng kêu. Phim câm. Giẫy giụa, ánh đèn flash. Khoảng dừng bất tận. Rồi quay trở lại vào thân xác, lại câu chữ, lại giả vờ như nói chuyện. Ồn ào. Trống rỗng. 

NHỮNG LÚC NHƯ THẾ NÀY, KHI NÀO CŨNG VẬY

         trong tôi ngập tràn nỗi sợ, ngập tràn ham muốn được ôm ấp, chở che.

Biết là đằng sau ân sủng của Chúa Trời vẫn còn có bãi cỏ êm cho các linh hồn. 

Ngã xuống ở nơi ấy là đẹp nhất. và cũng là khó nhất.

Thối rữa không chạm tới nơi đó được. 

Không chạm được tới thiên thần này, thiên thần ở đây và bây giờ, thiên thần đó là em!

GIẾNG ĐỨC MẸ

Bởi vì việc của chúng ta không phải là làm cho việc ấy nhẹ hơn.

Mà là làm cho chúng ta nhẹ hơn.

Ngay cả khi rất nặng.

CÁCH LY 

Vừa bùng ra đã lập tức lan truyền không thể nào ngăn cản được. Tất cả bị đóng cửa, cách ly nghiêm ngặt, cả thể giới chuyển mình chống lại. 

Nhưng tất thảy đều vô ích.

Tình yêu thương không thể ngăn trừ.

#phananhson_dichtho

Link đọc bài giới thiệu của nhà thơ Trần Quang Đạo trên báo Văn Nghệ: https://www.facebook.com/kieu.bichhau/posts/10159593365766252

Tuesday, October 26, 2021

Báo chí và tuyên truyền thời chiến

 

Người Dân mua Báo đọc trên Phố Tràng Tiền Hà Nội thập niên 1970 . Ảnh Tiền Duy Đáo sưu tầm

Monday, October 25, 2021

Bác sĩ: Chuyên môn và cuộc sống

 ĐÁNG TIẾC và CÁCH DÙNG NGƯỜI

1. ĐÁNG TIẾC

Những quan chức như ông Lê Minh Tấn Giám đốc Sở LĐTBXH tp HCM thì một lúc bỏ tù vài trăm anh cũng chả sao, nhưng nghe tin ông Nguyễn Quang Tuấn một bác sĩ tài năng, vì tham nhũng, bị bắt vào tù, cứ thấy xót xa, tiếc nuối ...

“Chiều 21-10, Trung tướng Tô  Ân Xô - chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an - xác nhận với Tuổi Trẻ Online thông tin Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Quang Tuấn về tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, theo Điều 222 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Các quyết định và lệnh trên cũng đã được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn” 

(https://tuoitre.vn/khoi-to-giam-doc-benh-vien-bach-mai...)

Ông Nguyễn Quang Tuấn sinh năm 1967, 54 tuổi, là một bác sĩ tim mạch hàng đầu của Việt Nam. Năm 1994, Nguyễn Quang Tuấn tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội ngành bác sĩ đa khoa. Sau đó ông tiếp tục học Bác sĩ nội trú chuyên ngành tim mạch. Năm 1996, Nguyễn Quang Tuấn đi tu nghiệp chương trình 2 năm tại Đại học Toulouse, Pháp học về ngành Tim mạch can thiệp. Năm 1997, ông tốt nghiệp Trường Đại học Toulouse loại xuất sắc và nhận được lời mời của giáo sư ở lại làm việc nhưng ông đã quyết định quay về Việt Nam. Trong giai đoạn đầu hành nghề y, ông được sự hướng dẫn của giáo sư Phạm Gia Khải và Nguyễn Lân Việt. Năm 2005, Nguyễn Quang Tuấn bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại Đại học Y Hà Nội. Năm 2010, nhóm của Nguyễn Quang Tuấn và tiến sĩ Phạm Mạnh Hùng được trao giải nhất Giải thưởng "Nhân tài đất Việt" trong lĩnh vực y tế cho đề tài "Can thiệp động mạch vành qua đường ống thông (đặt stent)". Năm 2012, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội. Ông hiện là Giảng viên cao cấp Bộ môn Tim mạch Trường Đại học Y Hà Nội, Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội. Năm 2017, ông là Chủ tịch Hội Tim mạch can thiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội Tim mạch Hà Nội, Thành viên Ban cố vấn Hội Tim mạch học can thiệp châu Á-Thái Bình Dương (FAPSIC), Thành viên Hội Tim mạch học can thiệp Hoa Kỳ (FSCAI). Ông được công nhận đạt chuẩn Chức danh Giáo sư ngành Y năm 2017. Ngày 18 tháng 3 năm 2020, ông được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Bộ Y tế”... (Wikipedia) . Riêng cái việc "Can thiệp động mạch vành qua đường ống thông (đặt stent)" đã cứu được biết bao người. Ông anh tôi đã mấy lần nguy kịch và được đặt 3 stent nên qua khỏi.

2. DO CÁCH DÙNG NGƯỜI

Tôi nhớ năm 1967 một lần được nghe GS Tôn Thất Tùng nói chuyện về làm khoa học. Cuộc nói chuyện của ông chỉ chừng 30 phút, nhưng rất ấn tượng. Ông nói đại ý, làm khoa học, làm chuyên môn thì phải tập trung vào công việc mà mình theo đuổi, kệ mẹ mọi cái diễn ra xung quanh. Có tập trung theo đuổi mới phát hiện ra vấn đề, rồi suy nghĩ, tìm cách giải quyết vấn đề; phải chú ý quan sát, tập trung cao độ vào công việc mới mong tìm ra cái gì đó, cứ nhấp nha nhấp nhổm thì chẳng làm được gì… Ông chia sẻ, họ bảo tôi làm Thứ trưởng Bộ Y tế, nhưng tôi nói, cái đó thằng nào chả làm được! Để yên cho tôi làm chuyên môn. Rồi ông bảo, tôi làm Giám đốc Bệnh viện cũng chỉ làm chuyên môn thôi. Mọi việc về nhân sự, tài chính, hội họp, báo cáo … thì ông Phó kiêm bí thư Đảng uỷ làm hết. Nếu bảo tôi ký giấy, thì tôi nói, ông ký trước đi, ông chịu trách nhiệm nhé, tôi không chịu trách nhiệm đâu! Ông nói đi nói lại, phải say sưa, hứng thú tập trung vào việc chuyên môn, phải hết sức tỉ mỉ, chính xác mới làm khoa học được. Các anh cứ nói chung chung, cái gì cũng quan sát qua loa thì đừng làm khoa học! Càng trải nghiệm, càng thấy thấm thía ý kiến của GS Tôn Thất Tùng. Chế độ phong kiến đào tạo những người đỗ đạt ra làm quan. Họ được giáo dục phẩm chất của người làm quan và lương bổng hậu hĩ, nên cũng ít tham nhũng. Thời Pháp thuộc, người Pháp đã đào tạo ra một thế hệ các nhà chuyên môn, các nhà nghiên cứu đúng nghĩa. Những người đã tốt nghiệp đại học thời đó hầu hết đều thành tài, do họ say mê đi sâu vào chuyên môn được đào tạo. Họ không màng làm quan, nếu có cũng là bất đắc dĩ. Vì sao vậy? Vì họ theo các giá trị của châu Âu, những người có chuyên môn, có tài được say sưa làm công việc mình yêu thích là hạnh phúc rồi; mặt khác tiền lương để họ và vợ con đủ sống đàng hoàng, không phải tính chuyện xoay xở “làm thêm" kiếm chác… Thời nay, người đỗ đạt, say sưa làm chuyên môn thì nghèo, vợ con nhếch nhác; nhưng nhảy được vào cái ghế quan chức là có quyền, có tiền, chả mấy mà xe hơi, nhà lầu, oai vệ… Thành ra, đa số học cốt có bằng cấp (cả mua bằng cấp) để chạy có chức có quyền, trở nên giàu có… Kẻ dốt nhưng có chức quyền làm quản lý khoa học thì những người giỏi chuyên môn dưới quyền vô cùng chán nản: Họ cứ “sắp xếp, quy hoạch, đổi mới" tuỳ tiện để tạo ê kíp, phá nát các tổ chức có tính truyền thống; Họ dùng người, đánh giá người sai; Họ làm chủ nhiệm các đề tài, dự án có “màu"… nhưng sai quân lính làm hết, chỉ có đi họp kể cả tranh đi họp quốc tế, bắt người giỏi chuyên môn viết báo cáo cho họ; ra sách thì họ Chủ biên, có khi chả viết chữ nào... Vì vậy mấy người giỏi chuyên môn cũng ấm ức, nhấp nhổm không yên, cố nhảy được vào hệ thống quan chức. Vào đó rồi hội họp suốt ngày, học nghị quyết, kiểm điểm, thi đua, báo cáo … còn thời gian, tâm sức đâu mà làm chuyên môn nữa. Mà mấy anh chuyên môn sâu, lớ ngớ làm quản lý, vào cái hệ thống tù mù, “thiên la địa võng” những cạm bẫy thì dễ sai lầm lắm.

TÓM LẠI

Người quản lý chỉ cần biết chuyên môn nhưng hiểu pháp luật, hiểu biết về Khoa học quản lý, am hiểu Tâm lý - xã hội, trải nghiệm cuộc sống và đáng tin cậy về nhân cách, chứ không cần nhà chuyên môn thật giỏi. Nhà chuyên môn, nhà khoa học giỏi là của quý hiếm, cần trả lương họ xứng đáng để họ yên tâm làm chuyên môn đóng góp cho xã hội; để họ nhấp nhổm bon chen vào chốn quan trường trong thể chế này, thì rất dễ tha hoá. “Quan chức hoá" đội ngũ giỏi chuyên môn là sai lầm tệ hại, không biết đến bao giờ mới khắc phục được.

Mạc Văn Trang 24/10/20211

Nhớ về Hà Nội

 XIN LỖI HÀ NỘI ( Trích )

Tác giả Mạc Văn Trang.

 Đúng vào dịp 10 ngày Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, tôi lại có việc phải vào Sài Gòn. Nhưng trước hôm đi, tối 1/10, ngày khai mạc Đại Lễ tôi đã tranh thủ chạy xe máy dạo quanh Hồ Gươm, Ba Đình và mấy phố chính, cảm nhận không khí Đại Lễ để vào còn có cái khoe với bà con trong Nam, đang ngóng trông về Hà Nội.

Ngay buổi tối hôm ấy tôi đã cảm thấy điều gì đó không ổn.

Những dòng người chen chúc nhau lộn xộn khắp các phố phường ở trung tâm. nhất là quanh bờ Hồ, trước tượng đài Lý Thái Tổ... Người ta háo hức, xô đẩy nhau như vào sân vận động xem đá bóng, chứ không phải để trải nghiệm những giá trị đặc sắc của Thăng Long- Hà Nội, nơi "lắng hồn núi sông ngàn năm"...

 Rồi dù xa Hà nội, tôi vẫn tối tối theo dõi các hoạt động Đại lễ được chiếu trên Tivi, đặc biệt là chăm chú xem buổi truyền hình trực tiếp lễ Diễu binh, diễu hành "lớn nhất trong lịch sử" tại quảng trường Ba Đình sáng 10/10 và Đêm hội Văn hóa, nghệ thuật kết thúc Đại Lễ tại sân vận động Mỹ Đình tối 10/10. 

Tất cả đã qua đi, còn lại cảm nhận: lễ hội thật công phu, hoành tráng, tưng bừng, đông đúc... Nhưng sao vẫn không thấy tâm hồn xao xuyến, lâng lâng và con tim nhiều rung động tha thiết, tự hào về Hà Nội?

Đêm khuya, Sài Gòn mưa lạnh như tiết trời thu Hà Nội, tôi vẫn nằm trằn trọc. Rồi chợt nhớ ra điều gì, tôi bật dậy mở máy tính, tìm trên mạng ‘Những ca khúc nổi tiếng về Hà Nội" và mở ra, nằm nghe một mình trong đêm tĩnh mịch. "Đây Hồ gươm, Hồng Hà, Hồ Tây... Đây lắng hồn núi sông ngàn năm"...; "Hà Nội ơi, phố phường dãi ánh trăng mơ, liễu mềm như gió ngây thơ"...; "Hồ Gươm hôm nay chiều về thu, làn nước xanh xanh lặng lờ trôi, soi bóng tháp Rùa như đắm chìm trong nắng vàng"...

 Lạ lùng thật, chỉ nghe hát thôi, không có hình ảnh minh họa như xem Video ca nhạc, mà từng lời hát lan tỏa trong tâm hồn lại hiện lên một Hà  Nội linh thiêng, sâu lắng, êm đềm, mơ mộng, sang trọng khiến con tim dâng lên bao nỗi niềm yêu thương, tự hào rưng rưng khôn tả xiết... Ngay cả những thời khắc nguy nan 1972, B52 Mỹ ném bom hủy diệt thì  "Mặt hồ Gươm vẫn lunh linh mây trời, càng tỏa ngát hương thơm hoa Thủ đô, ... chân ta bước lòng ung dung tự hào"...

 Rồi sau chiến tranh, những tháng năm đầy kham khổ, túng bấn thì: "Em ơi Hà Nội phố, ta còn em mùi hoàng lan, ta còn em mùi hoa sữa..." và " Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thấm nâu... Chiều thu Hồ Tây... đàn sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời"..., "Tây Hồ mênh mông... sương thu lan trong gó...". Rồi người Hà Nội ra đi bốn phương... "Ôi nhớ hồ Gươm xanh thắm, nơi tháp rùa nghiêng soi bóng, thành cũ Thăng Long, hồn nước non thiêng còn lắng đâu đây, dấu xưa oai hùng..." .

Lạ lùng nhất là bài hát Tiến về Hà Nội của Văn Cao viết năm 1949, khi cuộc kháng chiến còn chủ yếu với súng kíp, gậy tày, lựu đạn... mà đến mùa Thu 1954, ngày 10 tháng Mười đoàn quân chiến thắng tiến vào Hà Nội đúng theo "kịch bản" của Văn Cao. "Trùng trùng quân đi như sóng ... lấp lánh lưỡi lê sáng ngời...Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng... Thật trầm hùng, hào sảng mà mà dung dị, êm đềm đúng với hình ảnh những người con của Hà Nội chiến thắng trở về sáng láng, hân hoan, thân thiết với nhân dân... Đó không phải là những chiến binh khí thế ngút trời, hùng hổ, nện gót giầy rầm rập tiến vào thành phố. Và dân Hà Nội cũng không xô đẩy, chen nhau, chạy bổ ra đường, hò hét, nhảy cẫng lên, vồ vập ôm hôn các chiến sĩ...

Đúng như lời Văn Cao: "Trùng trùng say trong câu hát... Năm cửa ô đón mừng...nở năm cánh đào chảy dòng sương sớm long lanh..." Người Hà Nội mừng vui khôn xiết, đứng kín hai bên đường nhưng cử chỉ vẫn chừng mực, giữ gìn, lịch thiệp. Các mẹ các cô mặc áo dài, nét mặt rạng ngời, tay cầm hoa tươi và những lá cờ nhỏ đón đoàn quân trong nụ cười và nước mắt; các chàng trai thì đánh đàn, kéo acooc và hát vang cùng đoàn quân...  "Chúng ta ươm lại hoa, sắc hương phai ngày xa, ôi phố phường Hà Nội xưa yêu dấu...". Cảnh tượng ấy, không khí ấy thật đặc sắc, chưa thấy ở đâu, đúng là tâm hồn, cốt cách Hà Nội, thể hiện chiều sâu và tầm cao văn hiến Thăng Long -  Hà Nội.

   Có phải cái thiếu chính là 10 ngày Đại lễ đã không thấy được hồn cốt ấy của Hà Nội? Nhưng tại sao?...

...... 

Tôi đã hiểu ra điều gì đó. Tôi đã sống và làm việc ở Hà Nội hơn 40 năm. Đã làm việc, tiếp xúc với khá nhiều người Hà Nội gốc (tức là họ sống ở Hà Nội trước 10/10/1954). Vậy mà bây giờ tôi mới thực sự nhận ra mình vẫn là anh nhà quê, bắt đầu giác ngộ về Hà Nội.

Tôi thấy quá thương mến và cảm phục những người Hà Nội gốc. Trước sự ngang nhiên, ào ạt, nhập cư của những người nhà quê chúng tôi, người Hà Nội chỉ phản ứng một cách yếu ớt, tế nhị, kín đáo. 

Người nhà quê rất tự tin, hùng hổ đảo lộn cả Hà Nội, ngày càng nắm quyễn lãnh đạo từ phường cho đến quận, rồi cả thành phố và các cơ quan trung ương đóng tại Hà Nội. 

Người Hà Nội gốc thành thiểu số, họ co cụm lại và bền bỉ, khéo léo bảo vệ những giá trị của mình...

Người Hà Nội khó có thể làm lãnh đạo, quản lý được trong bối cảnh xã hội mới, vì họ biết rộng, làm gì cũng cân nhắc cẩn trọng; họ quá nhạy cảm, tế nhị, ngại va chạm, sợ làm tổn thương người khác và rất sợ bị tổn thương... 

Với sự lịch lãm, tài hoa, tâm hồn phong phú, tinh tế của mình, họ thường sáng tạo được những giá trị cao trong các lĩnh vực khoa học, âm nhạc, hội họa, văn học... 

Còn lãnh đạo thời nay đòi hỏi phải biết mưu mẹo và đấu tranh, "dám nghĩ, dám làm" mọi chuyện, phải "dấy lên phong trào", "Quyết tâm phấn đấu", "Đồng loạt ra quân", "Chỉ đạo quyết liệt", "Quyết tâm đột phá"... Những thứ đó đều xa lạ với tư duy và cách ứng xử của người Hà Nội. 

Thế là người nhà quê chúng tôi được thể vừa nắm quyền, vừa làm giàu ào ạt trước con mắt ngỡ ngàng của người Hà Nội. Và chúng tôi đương nhiên thành người Hà Nội mới, đem lại cho Hà Nội một sức sống mới...  kiểu nhà quê! ("Hà Nội của cả nước"... mà!). 

Vì vậy Đại Lễ 1000 năm Thăng long, theo quan điểm của người nhà quê chúng em nghĩa là phải vôi ve lại nhà cửa, phải làm thật to, phải dài ngày, phải thật nhiều khẩu hiệu, băng rôn, cờ phưỡn, kèn trống, loa đài tưng bừng khí thế, đèn xanh đỏ nhấp nháy khắp nơi, hàng quán bung ra bóp chẹt và người như nêm, chen nhau bẹp ruột, trai gái cấu véo nhau chí chóe... 

Ông cha ta nói đúng quá: giàu có thể một đời, còn sang phải ba đời. Cơ sự nó là như thế, mong được cảm thông và thành thật xin lỗi Hà Nội. 

Mạc Văn Trang 

20/10/2010

Bài hay quá, mình phải đem về nhà để giữ. Phòng khi mai sau, nếu mình, bạn bè mình, con cái mình, cháu chắt mình lỡ may (hoặc không may ) có cơ hội trở thành người Hà Nội thì thấm thía những điều này. 

Ảnh : Nhớ Mùa Thu Hà nội xưa

Sunday, October 24, 2021

Mùi Tôm Bạc Đất

Bài viết lưu lại từ TRANG VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM 

Hai mươi năm qua tôi ăn rất nhiều tôm tép, nhưng chưa lần nào ăn cho ra hồn. Năm đầu định cư Hoà Lan tôi lên khu phố Tàu ở trên Amsterdam mua tôm khô, củ kiệu đem về bày tiệc mời bạn bè tới nhậu. Nhưng tôm thì cứng như đá, mặn như muối, củ kiệu ngọt như đường và mềm như củi mục, không mùi vị gì hết. Ăn tôm khô Tàu không thấy ngon, tôi thử ăn tôm Tây. Tôm luộc lột vỏ, bỏ vô ly thủy tinh cao cẳng, dưới đáy ly lót lá xà lách, trên miệng ly gắn khoanh chanh, trước khi ăn rưới xốt cocktail, tiếng Việt mình gọi là tôm cốc-tai. Trông ly cốc-tai rất đẹp mắt và ăn cũng khá ngon, ngon nhờ nước xốt hơn là mùi tôm nguyên chất.

Có một dạo báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh của Hoà Lan loan tin rầm rộ. Có vài người chết và nhiều người vô nhà thương vì ăn nhằm tôm tép nhập cảng bên châu Á. Tin gây xôn xao dân chúng Hoà Lan và bay ra tới Đại Tây Dương, trong lúc tàu tôi còn đương lênh đênh trên biển. Nghe tin thủy thủ đoàn bàn tán rùm beng. Cuối cùng thuyền trưởng đề nghị đầu bếp đem tôm đông lạnh liệng hết xuống biển. Ông nói, ngừa trước tốt hơn, lỡ ăn nhằm tôm bịnh, ngộ độc giữa đại dương không có nhà thương rửa ruột.

Vốn lớn lên trên một quê hương giàu tôm cá, tôi đã thấy vài lần người ta ăn nhằm mật cá nốc mới bị ngộ độc chết chớ chưa nghe ai ăn tôm tép chết bao giờ. Dĩ nhiên tin loan rầm rộ như vậy ắt hẳn không phải tin gà tin vịt rồi. Nhưng sao trong lòng tôi không nao núng sơ sệt gì hết ráo. Tôi quyết định để mấy hộp tôm lại. Chiều nào tôi cũng nhậu bia lạnh ăn tôm thẻ luộc chấm muối tiêu chanh. Tôi ăn trong hai tuần hết sạch ba hộp, sáu ký lô tôm thẻ. Vậy mà trong người tôi không thấy triệu chứng bịnh đau gì hết. Và cũng từ đó trở đi tôi không còn biết thèm thuồng tôm tép nữa.

Còn vụ ăn tôm cho ra hồn có lẽ là năm tôi mười chín tuổi. Lúc đó tôi sống với gia đình bên vàm sông Ông Đốc. Anh em tôi làm nghề đánh cá, đi bạn cho người ta, tay làm hàm nhai. Cho nên ngoài nghề đánh cá ra phải có chuyện phụ thêm, nếu không nhằm lúc biển động dai dẳng thì cả nhà kể như treo mỏ.

Mùa động nam năm 1978. Tôi theo bác Ba đặt đó trong ngọn Xẻo Quau ở bên kia vàm sông Ông Đốc. Bác Ba là bạn thân của ba tôi, lần nào qua thị tứ bác cũng ghé nhà lai rai với ba tôi vài ba xị đế rồi mới chịu về. Thỉnh thoảng ba tôi cũng bơi xuồng qua xẻo nhậu chơi với bác. Bác làm nghề đặt đó người ta gọi là ông ba Đó riết rồi chết danh. Bác chỉ có Phương, đứa con gái duy nhứt, mười bảy tuổi. Vì bác gái mất sớm, chuyện trong nhà do tay Phương đảm đương. Ban đêm bác ba giở đó về, Phương lựa tôm ra luộc. Sáng mai trời mắng cô trải đệm ngoài sân đổ tôm ra phơi. Cá còn sống cô đem rộng trong chiếc rộng tre đưới bờ rạch. Hết con nước cô chở cá qua thị tứ nhóm chợ và mua thêm thức ăn. Mỗi lần đi chợ còn bạc lẻ cô mua bài ca đem về, rảnh rổi lật ra ngâm nga. Buổi trưa người đi rừng thường nghe văng vẳng giọng vừa vai đào vừa vai kép hát nguyên tuồng cải lương.

Miệt nầy trai gái lần đầu gặp gỡ thường hay hỏi thứ để gọi. Khi thâm tình mới gọi tên nhau. Tôi tên Cu, tên xấu háy, vì dầm mưa dãi nắng da đen thui. Bà con trong xóm gọi tôi là Cu Đen. Không lẽ nói chuyện với nhau Phương cứ gọi tôi Cu nầy Cu nọ, nghe kỳ cục quá. Tôi thứ tám, cô kêu tôi bằng anh Tám.

Công việc của tôi ban đêm bơi xuồng phụ bác Ba giở đó. Ban ngày thăm những tấm đăng, tấm nào rách ít bện lại tại chỗ, rách nhiều kéo lên thay tấm khác. Những ngày nước chết, tôi phụ Phương chẻ củi, đập tôm, chèo xuồng qua thị tứ đổi nước phông-tên về xài. Rảnh rổi chúng tôi rủ nhau đi rừng bắt vọp, móc cua, chặt củ hủ chà là hoặc vô vạt cò móc trứng. Có lần lội ngang một trảng nước, trong lòng nước phình lên những bọc trắng như con sứa, lớn bằng cái mâm, nhỏ bằng chiếc nấm. Tôi thò móc cua định móc lên coi. Bác ba vội ngăn:

- Ê đừng làm bể, bọc tôm đó.

- Bọc tôm ?

Thấy tôi ngơ ngác. Bác Ba chỉ cho tôi thấy những chấm đen li ti trong bọc. Bác nói, đó là mắt tôm vì trứng tôm còn non nên chưa thấy rỏ, chừng nào già tôm sẽ hiện nguyên hình sau đó bọc bể tôm mới lội ra. Tôm nầy do đất sanh nên người ta gọi là tôm đất. Theo tôi biết thì tôm bầu, tôm gai, tôm càng có ôm trứng dưới dạ bụng, còn các loài tôm bạc tôi chưa thấy trứng bao giờ. Thiệt tình mà nói, cho tới nay tôi vẫn còn nghi ngờ chuyện đất sanh ra tôm, dù là tôm bạc đất đi nữa. Nhưng phải công nhận, tôm bạc đất sanh sôi nẩy nở rất mau. Những ngày nước xổ tôm từ trong ngọn tràn ra ào ạt, chiếc đó bự hơn người ôm vậy mà tôm vô đầy đặc. Hai bác cháu phải nhảy xuống nịt chiếc đó lại rồi lăng lên bờ, chớ kéo đổ như ngày thường thì không nổi. Tôm đất sống trên trảng, ở nước lợ nên thịt ngọt, luộc không cần thêm màu, phơi khô ruột vẫn đỏ. Nhờ ngon ngọt và màu sắc tự nhiên mà tôm bạc đất bán mắc tiền hơn tôm biển.

Thường thì ban đêm giở đó, sáng sớm về nhà cơm nước xong tôi đánh mật giấc tới trưa mới thức dậy. Một hôm mệt quá, tôi ngủ mê mang, khi giựt mình thức giấc, lồm cồm ngồi dậy, ngó dáo dác, cả nhà đi đâu vắng ngắt, vắng teo. Tiếng gió nhẹ lướt qua mái lá lào xào, lạc xạc. Dưới dòng rạch, mặt nước láng trơn, không một bóng xuồng qua lại. Trời ngã chiều, nắng đã nhạt. Tiếng chim rừng kêu vang, con kêu cạc cạc, com kêu chim chíp, con ục ục, rù rù... nghe rầu chín ruột chín gan. Nhìn di ảnh của bác ba gái trên bàn thờ, bổng nhiên tôi sợ nổi da gà. Miệng khô khốc, lòng hoang mang chưa biết phải làm gì, thì bổng nghe tiếng Phương ngân nga ở phía sau nhà. ‘....Đố ai quét sạch lá rừng, để tôi khuyên gió, gió đừng rung cây. Đố ai nằm ngủ không mơ...’. Tôi bước xuống đi nhanh ra nhà sau, ngó thấy Phương lom khom ở bìa rừng tôi mới yên dạ. Vói tay lấy cái ca úp trên đầu cây cắm cạnh bên chiếc khạp da bò, tôi múc nước súc miệng, tiện tay múc thêm một ca ngữa cổ nốc một hơi. Úp ca lại chỗ cũ tôi men ra bìa rừng. Phương chăm chú lựa trái dác, tôi tới sau đít mà cô vẫn không hay, cứ thảng nhiên ngân nga ca vọng cổ. ‘... Bốn mùa bông cúc nở xây, thử coi trời bắt duyên nầy dìa ai ơ...ơ...’

- Dìa tui nè chớ dìa ai.

Bất ngờ ghe tiếng, Phương giựt mình ngó lên thấy tôi, tay chận ngực cô quát:

- Anh mắc dịch, làm người ta hết hồn hết día.

Thấy vẻ cô giận giổi, tôi cười cầu hoà:

- Tui giởn chơi mà.

- Anh giởn như vậy có ngày tui đứng tim chết.

Phương xốc xốc rổ trái dác, nhắm chừng nấu đủ nồi canh, cô đứng dậy đi vô. Tôi men theo, hỏi:

- Bác ba đâu rồi ?

- Qua chợ cân tôm rồi.

- Ủa bác qua bển sao hổng rủ tôi theo cà?

Ngâp ngừng Phương nói:

- Hồi sớm thấy có nắng, ba tui dặng chừng nào anh thức nhờ anh bửa củi ra phơi, thấy anh ngủ ngon quá tui hổng kêu.

- Trời đất! Sao cô hổng kêu tui, bây giờ bửa ra nắng đâu nữa mà phơi.

- Xí, chờ anh bửa chắc người ta phải chẻ ống quyễn ra chụm trước.

Cô chỉ tay qua đống củi phơi ở góc sân:

- Tui bửa hết rồi, anh lợi đẳng ôm vô đi, hổng ấy mưa xuống ướt hết bây giờ.

Tôi ngó lên nhìn trời. Mây đen nghịt ở phía tây, mây trống chưn che khuất hơn nữa ánh mặt trời. Ánh sáng tỏa ra cái mống cụt ngủn nằm vắt vẻo bên phía nồm. Mống dài trời nắng, mống ngắn trời mưa.

- Phương!

Nghe tôi kêu cô ngoái lại:

- Gì đó?

Tôi chỉ tay về hướng nồm:

- Coi kìa.

Tưởng gì, cái mống cũng lạ dữ.

- Ê, mống chuồng là muốn chồng ha ha...

- Dô duyên.

Cô mắn nhẹ tôi một cái rồi bưng rổ trái dác đi te te vô nhà. Tôi đi qua góc sân gom củi lại ôm vô. Một lát sau đống củi đã nằm ngay ngắn trong chái bếp. Phương đương nấu cơm, thấy tôi rảnh tay cô biểu:

- Anh Tám ra đẩy máng xối qua miệng khạp hứng nước và khép cửa lợi dùm cái coi.

Tôi bước ra đẩy chiếc máng xối và khép cửa lại, cùng lúc cơn mưa chiều cũng vừa rớt hột. Phương lui cui nấu bếp, trán lấm tấm mồ hôi, hai gò má bóng lưởng và cặp ngực căng phồng trong lớp áo bà ba. Nhìn Phương máu tôi xôi lên như nồi canh chua đương bốc khói... vừa lo sợ vừa mắc cở. Tôi bẽn lẽn đi ra nhà trước ngồi bó gối trên bộ ván mơ mộng...

Thường ngày nấu cơn xong, Phương bới bưng lên bàn thờ cúng bác gái trước, sau đó mới dọn cho cả nhà ăn. Hôm nay bác Ba qua chợ chưa về, sau khi bưng cơm lên cúng cô lấy mẻ un ra nhóm. Ngoài trời mưa đã tạnh, gió ngừng. Mọi hôm sóng bạc đầu ập vô bãi bùn vang tiếng rầm rầm. Bây giờ dệu xuống sóng lượng trường lên bãi.

Đêm ấy đoàn xuồng bắt ba khía, vô ‘ruồng’ trong ngọn xẻo Quau, xuồng họ nối hàng lướt qua dòng rạch. Chợt dưới dòng vọng lên tiếng của một đứa con trai:

- Cô Phương ơi tui thương cô quá trời quá đất cô ơi!!!

Thêm một đứa khác hô to:

- Bác ba ơi cho tui ở rể nhà bác ‘đi’ bác ơi!!!

Và tiếng một đứa ngâm nga:

- Ông già ơi hởi ông già, có con hổng gả đốt nhà ông chơi.

Tiếp theo là tràng cười làm vang vội khu rừng. Phương vẫn tỉnh bơ như không có chuyện gì, cô bưng mẻ un ra để trước nhà. Khói un làm nước mắt cô ràng rụa. Cô đi lại ngồi kế bên tôi, vừa quẹt nước mắt vừa nói:

- Lần nào đi ngang họ cũng chọc ghẹo tui om xòm trời đất.

- Ai biểu cô đẹp quá chi.

- Xạo hoài.

Đoàn xuồng qua khỏi, xẻo Quau trở nên yên lặng. Bóng đêm kéo về đánh thức bầy đom đóm trên cây bần trước nhà, ánh sáng nhịp nhàng theo hơi thở làm rực rỡ một góc sân. Tôi day ngang hỏi:

- Sao mà đom đóm tụ lợi có mình ên cây bần?

Phương thỏ thẻ:

- Tại nó thích mùi bần.

Chợt cô giơ tay lên đập xuống đùi tôi nghe cái chách, vừa ê ẩm vừa đã ngứa, tôi ngó xuống cả chục con muỗi dẹp lép, máu dập ra đỏ lòm. Bàng tay Phương cũng dính xác muỗi và máu, cô chùi tay vô ống quần, rồi ngước lên nói:

- Anh lấy quần dài bận vô không thôi muỗi cắn chết bây giờ.

Tôi bước xuống đi qua vách buồng lấy chiêc quần ka-ki trồng vô. Trở ra ngồi sát bên Phương. Gió khua nhẹ tấm phên bên hong nhà. Phương nói vừa đủ nghe:

- Gió nồm.

Phải rồi! Gió nồm, gió báo hiệu mùa đồng chung tới. Nghĩa là tôi sẽ về thị tứ nay mai. Tôi với Phương thường ôm nhau giỡn hớt và cặp kè bơi qua bơi lại dưới dòng rạch mỗi khi nước ngọt tràn bờ. Tôi đâu lạ gì cái thân thể rắn chắc trong bộ đồ ướt nước bó sát để lộ rỏ những đưởng nét thanh xuân. Nhưng lúc đó lòng tôi không rạo rực như bây giờ. Có lẽ hôm nay biết mình sắp rời khỏi nơi đây nên lòng tôi như lửa cháy. Tôi kéo Phương ôm xác vào người. Chắc Phương cũng nghĩ như tôi, cô không có ý kháng cự, trái lại còn ngã người vựa qua tôi. Được trớn tôi ôm vật Phương nằm xuống bộ ván, hôn lên hai gò má ngâm bóng và tay tôi vẹt hàng nút áo... Hai đứa ôm nhau lăng lộn trên bô ván. Chợt nghe tiếng xuồng lụp cụp đậu vô bến. Hai đứa vội buông ra. Phương hoảng hồn ngồi dậy nhảy tót xuống đất, vừa gài nút áo vừa chạy vô buồng. Tôi cũng lồm cồm ngồi dậy nhảy xuống, đi thẳng ra bờ rạch. Giống như tên trộm chưa lấy được đồ đã thấy chủ nhà. Tôi chấn tỉnh mình bằng cách hô to:

- Bác ba dìa!

- Cu đen đó hả?

- Dạ.

- Mầy sửa soạn dìa ngoải đi cào, chủ nghe mới nhắn với ba mầy hồi chiều.

Nói dứt câu bác chợt chưn té cái đụi, văng giỏ đồ qua một bên. Tôi bước tới đỡ bác dậy. Phương bưng đèn ống khói đi ra, cô vặn tỏ ngọn đèn, soi lượm chiếc giỏ. Tôi kè bác Ba vô nhà, vừa nương theo tôi bác vừa lè nhè:

- Hồi sớm ghé nhà tao với ba mầy mần hết cả lít, tao muốn quắc cần câu vậy mà ảnh còn chưa chịu cho tao dìa nữa.

Phương đem giỏ đồ cất, sau đó cô lên trải chiếu giăng mùng trên bộ ván. Bác Ba rửa mình, thay đồ khô ráo leo lên chui vô, nằm chẳng bao lâu bác ngáy khò khò, không thiết tha tới chuyện cơn canh nữa.

Hai đứa dọn cơm trên chiếc chỏng. Đêm nay Phương giống như cô dâu mới về nhà chồng, cô bẽn lẽn không nhìn thẳng mặt tôi. Còn tôi thì nghe lòng lân lân, tuy chưa nói ra nhưng biết chắc trước sau gì cũng chiếm trọn trái tim vàng trong túp lều tranh. Muốn không khí bửa ăn không ngượn ngập, tôi gắp tôm bỏ qua chén cho Phương, nhưng khi gắp lên cả chục con tôm dính tòn ten trên đầu đũa. Tôi gặt gặt mà mấy con tôm ôn dịch không rớt xuống. Đợi Phương giơ đũa gạt dùm mới xong. Tôi nói:

- Ỏ nhà chị tui rang tôm thường cắt đầu cắt đuôi bỏ.

Phương nói:

- Tôm tép lặt đầu, bỏ đuôi đem rang thì mất đi chất ngọt.

Nhờ gắp nhằm chùm râu tôm, không khí bửa ăn trở lại tự nhiên. Chúng tôi bắt sang chuyện mùa đồng chung, chuyện tôi sắp sửa ra bãi. Tôi hứa với Phương tôi sẽ trở vô phụ bác Ba trong những ngày biển động...Hai đứa nói chuyện rù rì đến khi nghe chồn cáo rụt rịt bò ra săn mồi và nghe tiếng thét của con vật xấu số nào đó bị con thú lớn vồ được. Chúng tôi ái náy nhìn nhau, lua vội miếng cơm cuối cùng và bước xuống dọn dẹp chén đũa.

Dọn dẹp xong Phương vô buồng ngủ. Tôi lật nóp ra chiếc chỏng chui vô. Lòng tôi nôn nao cồn cào, đã vậy cơn mưa đêm ác ôn lại kéo về làm cho khu rừng vang tiếng rào rào, hỏi ai mà chịu đời cho thấu. Tôi nghe trong buồng động vạt cọt kẹt, biết Phương cũng ngủ không được. Muốn chui qua buồng nằm với Phương nhưng ngặt một nỗi bác Ba ngủ cách buồng chỉ một tấm vách. Ông già thính tai lắm, say rượu quắt cần câu, chồn cáo xuống bắt cá rọng trong chiếc rọng tre dưới rạch ông còn nghe, huống hồ chi chui vô buồng mò con gái ông bất hợp lệ. Chết với ông chớ hổng phải chơi.

Nhưng tôi không trở lại xẻo Quau như lời đã hứa với Phương. Tôi vượt biển bỏ quê hương giữa mùa đồng chung năm ấy.

Sau hai mươi năm xa xứ, nay tôi trở về. Đầu tôi sói, tóc tôi bạc gần nửa mái nhưng tôi không bao giờ quên được bửa cơm canh chua trái dác và tôm bạc đất rang muối, mỡ, hành. Nhứt là cảm giác đầu đời được ôm con gái. Cái cãm giác mơ mơ màng màng cứ lãng đãng trong tôi ngót hai mươi năm. Hai mươi năm biết bao sao dời, vật đổi, ba má tôi giờ đây không còn nữa, bác ba Đó cũng đã qua đời. Còn Phương thì Nghe đâu cô đã có chồng và sinh một bầy con. Người nói cô ở Cái Đôi, người chỉ qua bên Cái Nước, Năm Căn hay rạch Gốc... Địa chỉ tùm lum như vậy, tôi có muốn đi thăm cũng không biết đâu mà lần.

Hồi ra đi mấy đứa cháu tôi còn dọc bùng dọc đất. Bây giờ chồng con lủ khủ, chúng dắt díu về thăm. Một đứa cháu gái kêu con ra đứng trước mặt khoanh tay, dạy nói:

- Dạ thưa ông Tám.

Nghe cháu gọi tôi rùng mình một cái, già tới nơi rồi. Tôi cúi xuống bồng đứa cháu kêu bằng ông, nó sợ khóc ré lên và day ngang ôm chân má nó cứng ngắc. Trong gia đình máu mủ ruột thịt với nhau còn lạ lẫm rồi. Thử hỏi khắp xã nầy được mấy người quen.

Bây giờ là tháng ba, mùa gió chướng, mùa ngư phủ ra khơi và mùa tôm bạc bãi. Trước kia mấy ngày nầy những chiếc ghe cào, ghe te đem tôm về phơi lấn hết lối đi. Trưa trưa nghe tiếng đập tôm phình phịt từ đầu khu một tới cuối khu ba. Ngày nay nhà cửa chiếm hết mặt bằng. Tôm tép chẳng thấy phơi. Người ta ở đâu mà đông như kiến. Tôi chen chúc trong khu chợ. Gặp vài người quen chào hỏi. Họ nói chuyện lơ là nhưng không gọi tôi là thằng Cu Đen như ngày trước, mới hay cho đến cái tên cúng cơm của tôi cũng bị thời gian xóa bỏ. Ghé qua chợ cá, những thau cá, thau tôm lưng lững, trông chiếc thau dềnh dàng ra, còn người bán thì ngồi chum húm như teo lại.

Tôi dừng lại trước một cô gái bán tôm, ngày xưa Phương của tôi cũng ngồi nhóm chợ như vầy. Thấy tôi đứng tần ngần chăm chăm ngó. Cô gái sửa lại thế ngồi, nhết miệng cười duyên và cất tiếng hỏi:

- Bác mua tôm hả bác?

Tôi không có ý mua tôm, cho nên nghe cô gái hỏi, tôi giựt mình gật đầu ừa đại:

- Ừ ừ, tôi mua.

- Bao nhiêu bác?

- Cô cân hết trong thau cho tui.

Cô lẹ làng nghiêng chiếc thau, tay vét tôm gôm lại. Nhúm tôm đủ gói trong chiếc lá chuối vấn kèn, vậy mà cô cũng hỏi tôi mua bao nhiêu.

Tôi đem tôm về nhà nhờ đứa cháu rang muối, còn cẩn thận dặn cứ để nguyên đầu nguyên đuôi cho tôi. Bửa cơm chiều hôm đó, tôi ăn tôm rang xảm xì, vỏ tôm lợn cợn dán vô cuống họng làm tôi phải khạc nhổ mấy lần. Cháu tôi thấy vậy bưng dĩa tôm lột bỏ vỏ lấy thịt để riêng một chén đưa qua cho tôi. Tôm bạc đất lột vỏ màu đỏ, tươi rói, ngon ngọt khỏi chê. Phải chi có miếng xà lách lót dưới, một khoanh chanh để trên và rưới thêm xốt cóc-tai thì ngon biết mấy!

Nguyễn Lê Hồng Hưng

Saturday, October 23, 2021

Đất nước tôi

 GIỌT ĐÀN CÒ

Có xứ nào như đất nước tôi không

Trẻ em bơi trên đường đi học

Cô bán hàng rong bên đường đứng khóc

Mẹ lưng còng oằn gánh giữa cơn mưa.


Có xứ nào giống đất nước tôi chưa

Người mất đất chỉ còn toàn nước mắt

Đời quen nghe đầy những lời đường mật...

Có khi nào em thấu nỗi quê đau?


Chẳng là gì, khi ích kỷ bên nhau

Em có xót khi người nghèo thiếu thuốc

Bệnh chung giường như lũ giòi lúc nhúc

Trút hơi tàn, cuốn chiếu tựa như sâu...


Dẫu biết rằng biển cạn hóa nương dâu

Nỡ nào cười trong buồn thay đổi ấy

Gót giày bóng, nước mắt em đã chảy

Ổ chó nghèo,,, tưởng như đã đi qua.


Ta còn gì để lại của ông cha

Tài nguyên cạn, biển rừng như đã cháy

Dòng sông xưa nay chỉ còn trơ đáy

Gái trai làng biệt xứ kiếp ngựa trâu.


Những ngôi chùa, giếng nước... xưa đâu

Cả tiếng ru trưa hè tắc nghẽn

Những mối tình đẹp như thơ, lỗi hẹn

Đổi thay đời đêm than khóc quỷ ma.


Đất mẹ giờ đầy những nỗi xót xa

Em vô cảm... thôi để mình tôi khóc

Những oan khiên, tù đày, lừa lọc...

Sống lưu vong trên chính quê mình.


Em và quê, ta hứa vẹn chữ tình

Nơi sinh ra cũng là nơi ta chết

Dòng đời ngắn sớm muộn gì cũng hết

Để làm gì, khi sống chẳng yêu thương?

Lư Châu (Trang VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM)

Friday, October 22, 2021

Fekete pont: Az elsüllyesztett falu

 Eljuthattam Észak-Koreába, lepratelepekre, Haitire, Afrika sivatagjaiba, soha egyetlen filmem, könyvfejezetem nem váltott ki akkora visszhangot, mint az, amely a Maros megyei Bözödújfaluról szólt. Az esztelen pusztítás jelképéről, a romániai diktatúra pusztításáról. Volt egy pici magyar falu. Több templomával, gyülekezeteivel hirdette a békés egymás mellett élést. Aztán egyszer csak jöttek Nicolae Ceaușescu emberei a falurombolás tervével. Víztározót akartak építeni a magyar falu helyére, oda, ahol 180 család háza állt. 

Teherautók érkeztek, a megdöbbent emberek még ekkor sem akarták elhinni, hogy mindez igaz lehet. Voltak, akik sírtak, voltak, akik apjuk fejfájába kapaszkodtak a temetőben. Nem volt könyörület, nem volt menekvés. Bözödújfalura egy mesterséges víztározó vizét engedték, a házak a tó mélyére kerültek, csak a templomok tornyai lógtak ki a tóból. A jobbára idős embereket a közeli Erdőszentgyörgy blokkházaiba száműzték. A földhöz, állattartáshoz, erdőkhöz és mezőkhöz szokott falusiakat panellakásokba zárták. Többen közülük öngyilkosok lettek. 

Amikor először ott jártam, még mindig síró, jajveszékelő nénikkel és bácsikkal találkoztam. Fagyos tél volt, a tavat vastag jég borította, amelyből egy helyen kiállt egy fakerítés, mellette férfiak pecáztak. Léket vágtak a jégbe, így lógatták bele a csalit a jéghideg vízbe. Egy nagykalapos gáborcigány a saját kertje felett horgászott. Mesélte, hogy pár éve felúszott a víz felszínére egy tulipános láda... Szóltak is annak az asszonynak, akié egykor volt. Szívem szakadt meg ott, a tó jegén, a templomok előtt, a tornyokat nézve. DE AKKOR MÉG ÁLLTAK!

Pár éve újra elutaztam oda. Álltam a megcsonkított templomtornyok előtt, és -bár ismertem a falu történetének szinte minden részletét- még mindig nem értettem semmit. Csorogtam a könnyem. Akkor még legalább álltak a tornyok. Aztán azok is beleomlottak a vízbe. Először az egyik, aztán a másik, a képen látható. A katolikus templom tornya. 

Bözödújfalu ma már nem létező település. Ami megmaradt belőle, egy tó alján pihen. Történetről filmet forgattam és fejezetet írtam a Tizenkét pokoli történet című könyvemben. Rengeteg, tényleg rengeteg levelet, emailt, más üzenetet kaptam arról, hogy könyvemet olvasva hányan elutaztak oda emlékezni. Sokan voltak.

Nem szégyellem, megsirattam az ottani magyarságot, azokat a kedves embereket, akik szívszorítóan mesélték el ennek a kicsi falunak a történetét. Sirattam azt, hogy ez megtörténhetett, sirattam, hogy mindezt emberek tették emberekkel. Kiknek eltörölték múltját, történelmét. Csak az emlékek maradtak, szomorú mementóként. 

Bözödújfalu egykori bejáratánál ma emlékmű áll, a következő magyar felirattal:   

"A tó fenekén Bözödújfalu nyugszik, 180 házának volt lakói szétszórva a nagyvilágban ma is siratják. A diktatúra gonosz végrehajtói lerombolták, és elárasztották, ezzel egy egyedülálló történelmi-vallási közösséget szüntettek meg, melyben különböző nemzetiségű és felekezetű családok éltek együtt évszázadokon át, egymást tisztelve, és szeretve, példás békességben. Immár a katolikus, unitárius, görög katolikus és a székely szombatosok fohászai örökre elnémultak. Legyen e hely a vallásbéke helye és szimbóluma."

Én még jártam ott. Amikor még álltak a tornyok. Lelkemben ma is állnak, s állni is fognak, amíg csak élek!

Barátsággal: Tvrtko

Thursday, October 21, 2021

Hà Nội mới: HÀ ĐÔNG CÓ PHỐ BỊ LỪA!

 Ngày xưa, nàng Tô Thị lấy chồng mang thai 9 tháng 10 ngày đẻ ra đứa con, rồi chồng trở thành chiến binh ra trận lâu về. 

Nàng Tô Thị bồng con lên núi ngóng trông, nhưng chàng vĩnh viễn ra đi, rồi hai mẹ hóa đá thành HÒN VỌNG PHU!

Ngày nay, năm Tân Mão (2011), nàng Cát Linh - Hà Đông theo xu thế cô dâu Việt lấy chồng ngoại, kết duyên cùng một Công trình sư PHƯƠNG BẮC!

Thượng thư Kiều lộ Thả Cá Trê đánh giá Công trình sư PHƯƠNG BẮC có khả năng làm Free Way tốt, nhanh và rẻ hơn Mỹ - Nhật.

Hôn ước Cát Linh – Hà Đông với Công trình sư PHƯƠNG BẮC đã trở thành Quốc hôn!

Nhà gái phải nạp sinh lễ hồi môn sơ giao là 552,86 triệu USD (8.770 tỉ đồng)

Nhà trai khen “Hảo, hảo!” và hứa vào năm 2016 sẽ cho nàng Cát Linh – Hà Đông đẻ ra đứa con to khỏe như Phù Đổng mang tên Hỏa Xa cao 20 m - dài 13,05 km.

Đến năm 2020, sau 9 năm thai nghén (lâu gấp 12 lần nàng Tô Thị) mà đẻ không ra, nhà gái phải xuống nước đưa thêm của hồi môn cho nhà trai tổng cộng 868,04 triệu USD (18.002 tỉ đồng)!

Thì, Công trình sư PHƯƠNG BẮC mới cho nàng Cát Linh - Hà Đông “mổ bắt con”, lôi ra thằng Hỏa Xa tuy sống nhưng bất hoạt (bại não, không cử động).

Mới đây, nhà trai đòi nhà gái đưa thêm của hồi môn 50 triệu USD (1.150 tỷ đồng) để kích hoạt não thằng Hỏa Xa cho nó cử động!

Nếu không, nàng Cát Linh – Hà Đông sẽ ôm con Hỏa Xa bất hoạt thành HÒN VỌNG BẮC – vốn là bê tông cốt thép khỏi mất công hóa đá!

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa – Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh. 

Hà Nội có phố Cát Linh, có Hòn Vọng Bắc, có chùa HÓA THÂN!

HÀ ĐÔNG CÓ PHỐ BỊ LỪA!

(Copy Fb Ba Kiem Mai)

Wednesday, October 20, 2021

Về câu chuyện Sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi...

 QUÁ KHỐN NẠN!

Thuốc giả - Biệt thự thật

Bệnh viện Nhà nước cũng bán thuốc giả thì biết tin ai bây giờ?

Sau khi ông Nguyễn Minh Hùng, tổng giám đốc VN Pharma mua tặng cho gia đình bà Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến căn biệt thự rộng 500 m2 (trị giá 60 tỉ đồng, đứng tên ông Hoàng Quốc Cường, con trai bà Tiến, ngay liền kề phía sau với căn biệt thự số 177 Nguyễn Văn Hưởng nơi gia đình bà Nguyễn Thị Kim Tiến đang sinh sống), Công ty VN Pharma đã nhận được sự ủng hộ hoàn toàn của gia đình bà Bộ trưởng.

Để đảm bảo cho mối quan hệ làm ăn khăng khít, lâu dài, gia đình bà Bộ trưởng đã cử ông Hoàng Quốc Dũng, là em trai của ông Hoàng Quốc Hòa, chồng bà Tiến, tham gia Ban Lãnh đạo Công ty VN Pharma. Để đánh lừa dư luận, ông Hoàng Quốc Dũng chỉ đứng tên đăng ký số cổ phần ít ỏi là 10.000 cổ phần với mã cổ đổng là VN042, nhưng lại nhận được số tiền chia lợi tức khổng lồ 24% danh thu bán hàng của Công ty VN Pharma.

Với sự tham gia của gia đình bà Bộ trưởng Bộ Y tế, chỉ trong vòng gần 3 năm từ khi mới thành lập, Công ty VN Pharma gần như đã nuốt trọn thị phần đấu thầu thuốc trong các bệnh viện công lập từ Trung ương đến địa phương. Công ty VN Pharma thành lập ngày 25/10/2011 tại 666/10/3 đường 3/2, phường 14, Quận 10, Tp HCM với số vốn điều lệ chỉ 40 tỷ đồng, tháng 10 năm 2014 đã nâng vốn lên là 68 tỷ đồng, doanh số bán thuốc của Công ty tăng một các khủng khiếp, từ con số 0 năm 2011, đến năm 2013 doanh số Công ty sau khi hợp nhất là 971 tỷ đồng, năm 2014 là 1.077 tỷ đồng (trên thế giới này không có một công ty nào có thể phát triển nhanh như vậy và với nguồn vốn thấp như vậy, nếu bạn đã từng bán chỉ vài bộ quần áo cũng hiểu rằng không thể vốn 40 tỷ, mở công ty chỉ sau 1 năm mà doanh thu từ số 0 lên đến 1077 tỷ được).

Đỉnh điểm cho sự tham gia đắc lực của bà Nguyễn Thị Kim Tiến là doanh số trúng thầu trong đấu thầu thuốc cao khủng khiếp năm 2014 của công ty Cổ phần VN Pharma (và hệ thống Công ty con của VN Pharma: Công ty TNHH MTV dược Nam Anh, Công ty CP Dược phẩm Nam Hùng, Công ty TNHH MTV dược phẩm VN Pharma, Công ty Cổ phần dược Đại Nam Tp HCM, Công ty Đại Nam Hà Nội).

Cụ thể như sau:

– Trúng thầu tại Sở Y tế Tp HCM năm 2014 là 488 tỉ đồng

– Trúng thầu tại Bệnh viện Chợ Rẫy là 120 tỉ đồng

– Trúng thầu tại Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh là 40 tỷ đồng

– Trúng thầu tại Bệnh viện Bạch Mai là 21 tỷ đồng

– Trúng thầu tại Bệnh viện Trung ương Huế là 20 tỷ đồng

– Trúng thầu tại Bệnh viện Thống Nhất là 8 tỷ đồng

– Trúng thầu tại các Sở Y tế từ 1-2 tỷ đồng đối với các Sở Y tế nhỏ, đến 20-30 tỷ đồng đối với các Sở Y tế đấu thầu nhiều.

Độc quyền ăn khủng như vậy chưa đủ, bây giờ còn lòi ra là công ty này chuyên buôn bán thuốc giả. Mà VN Pharma lại là công ty trúng thầu thuốc chính của Sở Y tế cả nước, vậy là bệnh nhân mua thuốc ở ngay tại hiệu thuốc bệnh viện cũng là thuốc giả, dẫn đến bao nhiêu người tiền mất tật mang? Bao nhiêu người chết oan? Nhà nước XHCN tự tay bán thuốc giả cho dân có còn chối được không?

fb của Pham Dung Nha Van

Elon Musk, tư duy vật lý của tương lai

 Những người như Musk ko thể chấp nhận để bọn chinazi ngoi lên cưỡng đoạt thế giới bằng đại cục đầy dã tâm bá chủ của BK lâu nay (từ thời Mao).

Những kẻ ô danh đi theo con đường BK sẽ bị lịch sử nhấn chìm.

Elon Musk là thần tượng mới của công nghệ thông tin, vượt xa các thần tượng cũ như Bill Gates, Jeff Bezos. 

     Elon Musk có bằng cử nhân Vật lý tại Đại học Pensylvania, là là nghiên cứu sinh vật lý tại đại học Stanford.  Đã từng nghiên cứu về lưu trữ năng lượng sau khi tốt nghiệp đại học tại một số công ty khởi nghiệp về pin. 

      Anh đã viết phần mềm và chọc ngoáy máy tính từ khi 12 tuổi, và đã bán được phần mềm đầu tiên với giá $500 khi mới 12 tuổi. Tuy vậy, anh quyết định không chỉ trở thành một lập trình viên hay chuyên gia máy tính, mà theo con đường sáng tạo công nghệ, thông qua tri thức vật lý. 

      Anh tạm dừng chương trình tiến sĩ không phải vì do thấy học như thế là đủ và không cần thiết, mà là quá bận do khởi nghiệp công ty Zip2, chuyên cung cấp phần mềm phát hành nội dung số vào năm 1995. Chỉ trong vòng 4 năm, năm 1999, anh đã bán Zip2 cho Alta Vista với giá 341 triệu, biến mình thành nhiều triệu phú năm 28 tuổi. Đó mới chỉ là bước đầu của một huyền thoại. 

        Tiếp sau Zip2, năm 1999, Elon Musk thành lập công ty X.com, năm 2001, công ty này sở hữu tập đoàn tài chính Pay Pal. Năm 2002, Ebay đã mua lại Pay Pal với giá 1.5 tỷ, khi Elon Musk sở hữu 11.7% công ty này. Phải nói trong chưa đầy 7 năm, Elon Musk đã có một khởi đầu thần kỳ. 

         Nắm trong tay một số vốn khổng lồ khi mới 31 tuổi, Elon Must quay trở lại với những ý tưởng về vũ trụ và chinh phục không gian. Năm 2002, anh thành lập công ty SpaceX với vốn cá nhân là 100 triệu đô la, với tham vọng là chinh phục vũ trụ. Có chuyện đồn rằng anh ngỏ ý mua công nghệ vũ trụ của Nga, nhưng người ta phát một cái giá lớn, và anh đã nói: "Nếu giá là như vậy, đáng để chúng ta tự phát triển công nghệ." Đến năm 2008, SpaceX đã liên tục phóng các phi thuyền vào không gian và đã giành được dự án 1.6 tỷ đô với NASA. Trong vòng 7 năm, SpaceX đã trở thành công ty  tư nhân đầu tiên làm về công nghệ vũ trụ. Điều đáng chú ý là mặc dù lĩnh vực kinh doanh có vẻ "viển vông" công ty này kiếm ra rất nhiều tiền. Điểm đáng chú ý thứ hai là công ty sở hữu rất nhiều công nghệ mới tự phát triển từ tay trắng về nhiên liệu, vật liệu. Tất cả đều dựa trên tư duy và kiến thức vật lý của Musk. SpaceX có giá trị thị trường hiện tại là 100 tỷ đô la, và có tiềm năng phát triển rất mạnh với những tham vọng lớn là chinh phục sao Hỏa. 

        Công ty lớn nhất của Musk là Tesla Motors hiện nay được định giá khoảng 784 tỷ đô la, là công ty phát triển ô tô điện, ô tô tự hành. Elon Musk sở hữu 22% công ty, khiến anh trở thành người có tài sản lớn nhất hành tinh. Công ty này cũng đang là công ty hàng đầu về Trí tuệ nhân tạo. 

        Năm 2006, Tesla mua lại Solar City chuyên về năng lượng mặt trời và lưu trữ năng lượng (là chuyên môn của Musk) và sáp nhập vào bộ phận Tesla Energy, và đã dẫn đầu thế giới về công nghệ lưu trữ năng lượng, năng lượng mặt trời.

       Năm 2016, Musk đồng sáng lập công ty Neurallink, chuyên nghiên cứu về công nghệ thần kinh, cấu trúc của não người, áp dụng cho Trí tuệ nhân tạo.

       Nhấn mạnh xuất thân vật lý của Musk, tôi không có ý định nói rằng, muốn phát minh công nghệ, mỗi nhà sáng chế Việt Nam cần phải theo học ngành Vật lý, nhất là theo cách đào tạo Vật lý hiện nay. Điều tôi muốn nói là, ngành Vật lý cần phải thay đổi cách đào tạo theo cách Musk đã tự đào tạo bản thân mình. Điều thứ hai tôi muốn nói là các nhà công nghệ đều cần một tri thức vật lý để chuẩn bị cho những sáng chế thực sự có giá trị.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

Tuesday, October 19, 2021

Món ăn miền Tây

 Những ai lớn lên ở miền Tây Nam Bộ, mà hổng biết ăn món cá lóc nướng trui này thì quả là một điều thiếu sót. Cũng như uống rượu đế mà thiếu mồi ngon.

Một món ăn dân dã, đơn sơ chẳng cầu kỳ phức tạp gì cả. Cách làm rất đơn giản, mà ai ai cũng có thể làm được, dễ dàng như lấy tiền trong túi áo vậy...

Lưu ý, món nướng trui này, cá lóc đồng tự nhiên sẽ ngon hơn cá lóc nuôi gấp bội phần. Vì cá đồng thịt chắc hơn, thịt cá trong trẻo hơn, thịt ngọt hơn...

Về cách làm, chỉ cần rửa sạch mình cá, để y nguyên chẳng cần mổ bụng lột da gì cho mệt. 

Sau đó, lấy mấy cành tre bằng ngón tay út, chặt ra khoảng 3-4 tấc, xỏ từ miệng cá đài xuống đuôi. Rồi đem cắm xuống đất, phủ rơm lên đốt đến khi tàn lửa là cá chín.

Tiếp theo, ta cạo lớp tro bên ngoài thân cá cho hết vảy, trông rất hấp dẫn, bay mùi thơm lừng đặc trưng của cá và mùi rơm đắng đắng còn đọng lại, rất đỗi chân quê của món ăn quê nhà, tuy đơn sơ nhưng ngon số dzách.

Ăn phải với nước mắm me, dầm thêm chút ớt, có thể thêm chút mỡ hành rưới lên thân cá, phải đủ các loại rau và thêm bánh tráng để cuốn.

Ngoài ra, lá Sầu Đâu "đắng hoài" có vị đắng, ăn cùng với cá rất ngon, vì vị đắng của nó kích thích vị giác, làm cho ta ăn ngon miệng hơn...

Xin căn dặn một điều, lá Sầu Đâu có vị mát, tính hàn. Nên hạn chế ăn vào chiều tối, nếu ai dùng không quen, có thể đi Bịnh viện cấp cứu như chơi. Còn riêng tui, món này là món tui thích nhứt, nên ăn đã quen bụng rồi. Dù cho ăn lúc nửa đêm cũng không sao cả...

Mời quý vị nào chưa dùng qua món ăn đặc sản này. Thì hãy đến miền Tây sông nước một lần để thưởng thức, thì sẽ hài lòng, sẽ nhớ mãi không quên món ăn tuy dân dã quê mùa. Nhưng chứa đựng tình quê trong đó, đơn sơ giản dị như tính tình của người dân quê miền Tây sông nước này vậy...

Hồng Trung (Trang văn chương miền Nam)

Monday, October 18, 2021

Đế quốc bành trướng, đế quốc lụn bại – (11) Thế giới dịch chuyển.

 (tiếp theo)

Thất bại của Phương Tây tại Afghanistan làm tôi nhớ đến tiến sỹ Peter Scholl-Latour (1924-2014). Ông là một nhà báo, học giả Đức gốc Pháp với một cuộc đời hiếm thấy. Ông từng bị Gestapo bắt giam vì muốn đi theo du kích của tướng cộng sản Tito. Được quân Pháp thả ra khỏi trại giam Đức, ông đi lính lê dương sang Việt Nam. Trở về Đức ông thành phóng viên chiến trường, có mặt tại nhiều điểm nóng trên thế giới. Sách của ông bán chạy như tôm tươi. Riêng quyển „Cái chết trên đồng lúa“[1] viết về chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất đã bán được 1,3 triệu bản. Những buổi diễn thuyết của ông thường có hàng ngàn sinh viên và học giả đến dự.

Cuối năm 2010, tại giảng đường đại học Duisburg (Đức), ông từng tiên đoán: „Cuộc can thiệp của NATO vào Afghanistan sẽ thất bại ê chề“. Đi xa hơn nữa, ông còn cho là „Sự thống trị da trắng đang cáo chung“. (Das Ende der weissen Weltherrschaft)

Từ thế kỷ 15 về trước, châu Âu luôn bị các đế quốc Á châu và Trung Đông chèn ép. Quân Ba Tư, Ai cập, Tarta, Thổ Nhĩ Kỳ, Nguyên Mông đã nhiều lần tràn ngập châu Âu. Mặc dù không bị Trung Quốc hay Ấn Độ xâm lăng, nhưng châu Âu luôn bị chinh phục bởi hàng hóa của họ qua con đường tơ lụa. Triết học phương Đông được các nhà thông thái ở Paris, Berlin nghiền ngẫm. Các hoàng đế châu Âu thích xây những phòng trà kiểu Tàu hay Nhật trong vườn thượng uyển của họ. 

Vào cuối thế kỷ 15, phát triển hàng hải đã giúp cho các nhà truyền giáo, các nhà buôn và kèm theo đó là chủ nghĩa thực dân Âu châu mở rộng tầm ảnh hưởng. Nền văn minh thiên chúa giáo lan dần sang châu Mỹ, châu Phi, châu Á và châu Đại dương. 

Cách mạng công nghiệp đã giúp Châu Âu có pháo hạm, có đại bác, có khinh khí cầu. Nhưng đặc biệt là máy in đã khiến họ có… sách báo. 

Sự áp đảo của châu Âu da trắng không bắt đầu từ máy hơi nước mà từ việc truyền bá văn hóa và tư tưởng. Cứ như vậy họ truyền bá khắp địa cầu không chỉ chủ nghĩa tư bản, mà cả chủ nghĩa xã hội, không chỉ tư tưởng dân chủ, nhân quyền mà cả tư tưởng chủng tộc, không chỉ chế độ tam quyền phân lập, mà cả chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa vô chính phủ... 

Mọi thứ của văn minh da trắng trở thành thước đo, từ cái đẹp da thịt đến thẩm mỹ, hội họa, âm nhạc. Người Việt biết ơn ông Alexandre De Rhodes vì đã giúp ta dùng chữ quốc ngữ để “thoát Trung”, trong khi người Hoa bỏ rượu cao lương để tập uống bia của Đức. Người Âu không chỉ đại diện cho văn minh, cho phúc lợi, họ đã gây ra hai cuộc đại chiến đẫm máu. Cuộc cách mạng XHCN long trời lở đất của họ đã khích lệ hàng tỷ nô lệ khắp thế gian vùng lên đòi chia lại của cải. Khi người Âu-Mỹ đã xử lý xong cuộc đấu tư bản - cộng sản thì người Hoa, người Việt, người Angola, người Ethiopia… âm thầm chuyển bài, bắt chước kẻ thắng cuộc.

Từ đó bản đồ chính tri thế giới chuyển dịch. Những gì xảy ra ở Mỹ tôi nêu trong bài trước chứng tỏ đế quốc này đã mệt mỏi, đang từ bỏ dần vai trò lãnh đạo của nó.

Châu Âu vốn là quê hương của các đế quốc. Những đế quốc nhỏ từ Makedonia, Áo, Hung, Thụy Điển, Ba Lan đến Latvia nay chỉ còn nuối tiếc quá khứ huy hoàng. Các trùm đế quốc già cỗi: Anh, Pháp, Đức, Nga, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đều đã rụng hết lông. Các cường quốc này nếu đứng riêng bên các thuộc địa cũ như Trung Quốc, Ấn Độ hay Indonesia sẽ chỉ là cái đinh. Vì vậy họ liên kết với nhau thành liên minh EU, hy vọng có trọng lượng trên trường quốc tế. Nhưng 27 ông bà ích kỷ này chỉ định góp gạo thổi cơm chung. Nhiều kẻ chỉ thích lấy đồ trong cái nồi chung đem về nhà, không chịu góp gì hết. Đã thế mấy ông Hung, Tiệp, Ý, Hy-Lạp toàn bán cá độ cho đối phương. Ba-Lan thì chỉ thích tiền của EU, trong khi chửi bọn cấp tiền cho mình như hát hay. Nội tình của EU sau Brexit khá rối ren.

Thực ra sự vô địch của người Âu bắt đầu lung lay từ 1905, khi Nhật Bản đánh chìm hạm đội Nga ở biển Hoàng Hải và 36 năm sau tàn phá Trân Châu Cảng của Mỹ. Sự trỗi dậy của Nhật Bản trong những năm 1970 khiến Âu Mỹ lo ngại “Nạn Da Vàng” sẽ đè bẹp họ. Điều đó đã không xảy ra. Cho đến khi Trung Quốc trỗi dậy.

Việc Trung Quốc đang vươn lên thành siêu cường là một thực tế khách quan. Dù phương Tây có cảnh giác hay không thì chỉ là vấn đề thời gian. Napoleon đã biết điều này gần ba thế kỷ trước. 

Thách thức lớn nhất của Trung Quốc không phải là tổng sản lượng hàng hóa hay sức mua khổng lồ, mà là mô hình. Nếu như tự do, dân chủ kết hợp với công nghiệp hóa đã thúc đẩy phương Tây phát triển hai thế kỷ liên tục, thì công nghiệp hóa bằngđộc tài, đàn áp đã đưa Trung Quốc đi lên trong vòng 40 năm qua. 

Chế độ độc tài có thể bỏ mặc số phận của hàng triệu người để san bằng các khu dân cư, có thể bất chấp mọi quyền riêng tư của công dân để giành uy thế về trí tuệ nhân tạo, có thể khóa chặt dân chúng sau các hàng rào sắt để chống dịch, có thể sử dụng mạng người sống để tạo ra các thành tựu y học…Kể ra không hết tội ác. 

Điều nguy hiểm nhất ở mô hình này là nó hấp dẫn nhiều người. Không vô lý mà ở các nước ôn hòa như Brazil nay Phillipinne, người ta thèm thuồng nhìn về Bắc Kinh. Một loạt các đế quốc nhỏ theo mô hình này đang ra đời, xáo trộn bàn cờ thế giới. Tiều quốc Qatar bé nhỏ chưa tới 3 triệu dân nhưng đang thao túng bàn cờ chính trị Trung Đông là một ví dụ.

Mặc dù là một trí thức lớn lên và tốt nghiệp ở Anh, Hamad al Thani, ông chủ duy nhất của Qatar đã dùng chế độ độc tài phong kiến hà khắc để phát triển xứ sở thành một cường quốc, có ảnh hưởng  lớn đến các cuộc xung đột ở Syria, Lybia, Yemen, Libanon, Israel. Ở Afghanistan không có Qatar thì chẳng việc gì chạy được. Đài truyền hình Al Jazeera của dòng họ Thani hiện là một trong ba mạng tin tức (News Network) lớn nhất thế giới, bên cạnh BBC và CNN. Cơ quan Qatar Space Agency đang lập kế hoạch đưa người lên mặt trăng.[2]

Thành công kinh tế của Qatar được trả bằng mồ hôi và máu của rất nhiều lao động nhập cư, nhưng đang đưa nó đến vinh quang qua hàng loạt các giải vô đich thế giới, bất chấp mọi cáo buộc của giới nhân quyền. World cup bóng ném 2015, Vô địch điền kinh thế giới 2019, đua xe F1 2021 và World cup bóng đá 2022 là những phần thưởng bẩn thỉu mà Qatar được hưởng. Qatar là một Mini-China, chỉ cần thay Tập bằng Al Thani, thay đảng bằng vương triều.

Ấn Độ, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi, Brazil… cũng đang trở thành các cường quốc khu vực, chia sẻ quyền lực với phương Tây. Đó chính hệ quả phát triển dân số, chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Chỉ ngạc nhiên khi ai đó không lựa chọn mô hình ưu việt của dân chủ, tự do tây phương.

Người ta cố tình không hiểu rằng: Trong sự phát triển ngoạn mục của Trung Quốc chứa đựng rất nhiều yếu tố diệt vong. Tôi đã viết nhiều về những xung đột và bất cập trong mô hình Trung Quốc. Từ mâu thuẫn giàu nghèo, mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, mâu thuẫn về phân chia quyền lực của các tập đoàn, mọi việc đều được giải quyết bằng bạo lực, đàn áp. Những  gì Tập đang làm hiện nay với giới doanh nghiệp, văn nghệ sỹ Trung Quốc xem ra có vẻ tập trung sức mạnh vào chế độ, nhưng về lâu về dài sẽ buộc giới tinh hoa phản kháng. Sùng bái cá nhân là một đặc tính của người Trung Quốc, nhưng trong thời đại thông tin, cạnh tranh, nó sẽ tạo ra xung đột trong nội bộ đảng.

Xung đột nội bộ sẽ là chất nổ phá tan đế chế. Trung Quốc hiện chỉ đang quay lại vị trí siêu cường mà nó từng mất. Trong lịch sử, đế chế Trung Hoa đã nhiều lần chìm đắm. Thậm chí người Hán từng mất nước vào tay Nguyên Mông, Mãn Châu và phương Tây.

Mô hình phát triển của chế độ độc tài có thể đem lại những lợi thế trước mắt. Nhưng về lâu về dài, nền dân chủ vẫn có sức sống hơn, cho dù bị thách thức.

Người Việt vốn ghét Trung Quốc nên mọi tội vạ trên đời đều đổ cho “Tàu”. Mua đồ cũ về xài không được cũng là tội của Tàu. Nhắm mắt sản xuất nông sản cho Trung Quốc, khi không bán được cũng tại “Tàu thâm”. Ấy vậy mà người ta học Tàu từ cách chống dịch đến cách mắc dịch. Sợ và ghét Tàu khiến người ta mâu thuẫn. Khen Trump đánh Tàu sắp chết, nhưng đổ tội Tàu mua hết cả nước Mỹ, từ đảng Cộng hòa, quan tòa đến báo chí khiến Trump thua…

Nhận thức được sự phát triển của Trung Quốc và những dịch chuyển toàn cầu sẽ giúp người ta tỉnh táo. Cách duy nhất để không bị ăn hiếp là xây dựng một quốc gia cường thịnh, tự do và nhân đạo. Đó là điều Trung Quốc không có.

Học theo họ thì Việt Nam luôn là tay học trò tồi.

Nguyễn Xuân Thọ

-----