Sunday, October 10, 2021

Hà Nội: Ngày 10 tháng 10

 Từ thời thuộc địa đến thời của những người lật đổ chế độ thực dân.

KỈ NIÊM 67 NĂM TIẾP QUẢN THỦ ĐÔ 

10/10/1954-10/10/2021

Đây là trích từ bài NGƯỜI HÀ NỘI của Tiến sĩ Dương Quốc Chính theo dạng Tự chỉ trích, chúng ta cùng đọc và suy nghĩ

Người HÀ NỘI biến mất.

.....

Sau hiệp định Geneva đa số những gia đình giàu có, người nước ngoài, trí thức có quan hệ với chính quyền thực dân đều di cư vào Nam hoặc sang Pháp. 

Đây là tầng lớp thượng lưu của người HN tạo nên hình ảnh về người HN và tạo nên khái niệm "Người HN" mà không tỉnh nào có. Thay vào đó là ùn ùn dân ngoại tỉnh đổ về lấp chỗ trống, họ mua các bất động sản do người ra đi bán lại với giá rẻ. 

Ngoài ra là những cán bộ, mà đa số xuất thân nông dân, cùng gia đình họ đổ về HN, họ cư xử với HN không khác gì các chú bộ đội năm 75 tiếp quản SG. HN bắt đầu bị nông thôn hóa bởi vì lãnh đạo HN không còn là "Người HN" nữa. Đến năm 2000 thì trong 9 vị lãnh đạo HN chỉ có 1 người HN gốc.

Tại sao nói HN bị nông thôn hóa?

Thời Pháp thuộc, giới tinh hoa chính là khuôn mẫu về lối sống của đa số thị dân. Tất nhiên cũng có những thứ đua đòi rởm đời hay được kể trong truyện trào phúng của Vũ Trọng Phụng hay Nguyễn Công Hoan. Nhưng đa phần lối sống tinh hoa là văn minh hơn mặt bằng chung. Hồi đó, người nghèo, ít học phải kính trọng người giàu, có học, có quyền thế và có xu hướng bắt chước họ.

Nhưng đến thời  tiếp quản thủ đô thì mọi sự lại bị đảo lộn. Vì lối sống tinh hoa sẽ bị coi là tiểu tư sản, cần phải loại bỏ khỏi xã hội. Nên giới trí thức phải thể hiện lối sống thanh lịch 1 cách du kích, kín đáo.

Chính vì thế nên lối sống tinh hoa, thanh lịch không còn được khuếch trương như cũ, thay vào đó là lối sống nông thôn và thợ thuyền. Bởi vì đó là thành phần cơ bản, là xương sống của chế độ. 

Thời kỳ này, trí thức không được dân nghèo coi trọng như xưa, thậm chí còn bị coi thường. Bởi vì đa phần cán bộ, công chức xuất thân từ giai cấp công nông. Giới tinh hoa cũ rất ít cơ hội để ngóc đầu lên được, trừ 1 số gia đình trí thức .

Kể từ đó đến hết thời bao cấp, lối sống bần nông ngự trị thủ đô, vì đó là chuẩn mực của chế độ. Cách thức vận hành bộ máy kinh tế, chính trị nó cũng tạo nên lối sống. 

Như chuyện xếp hàng thời bao cấp, cộng với việc bị đói khát, khiến người HN phải bon chen, hèn hạ đi mất mấy chục năm, sau nó ăn vào thành tính cách, không dễ mà bỏ được, ảnh hưởng nặng nhất là văn hóa xếp hàng, thứ nhì là việc ghen ăn tức ở, soi mói hàng xóm, đồng nghiệp. Thời bao cấp, soi mói lẫn nhau còn là trách nhiệm của mỗi công dân. Sau này mới biến thành tính cách.

Đến thời kỳ đổi mới, người HN giàu lên nhanh chóng, lúc đó lối sống tinh hoa nhà giàu ngày xưa được dịp trỗi dậy, nhưng những người gốc gác tinh hoa xưa kia không còn mấy, thay vào đó là tầng lớp nhà giàu mới nổi, còn gọi là trọc phú. 

Từ đó đến nay, phong cách sống của nhà giàu mới nổi (thường dưới 10 năm), trưởng giả, đang dần trở thành chuẩn mực về lối sống của người HN. Điển hình như mốt nhà Pháp nhái, nội thất Đồng Kỵ)...

Tuy nhiên, do truyền thống mấy chục năm qua, người nghèo và ít học ở HN vẫn hoàn toàn bình đẳng với giới trí thức tinh hoa, sẵn sàng chửi họ như chó (như vụ đấu tố Ngô Bảo Châu).

Bi kịch chính là ở chỗ đó, khi mà xã hội không có tôn ti trật tự. Giới tinh hoa lại không được coi là khuôn mẫu của xã hội.

Chính Quốc Dương 

Ảnh các thị trưởng đầu tiên và hiện nay của Hà nội : 

Trần Văn Lai

Thẩm Hoàng Tín

Trần Duy Hưng

Nguyễn Thế Thảo

Nguyễn Đức Chung

Chu Ngọc Anh

5 comments:

  1. Quá trình biến thủ phủ toàn xứ Đông Dương của người Pháp trở thành cái làng to của VN đã diễn ra trong suốt 67 năm ròng...

    Cũng có thể nói: có 2 HN, 1 HN là thủ đô 1000 năm văn hiến, (văn vật) và 1 HN khác nay đang biến hình trong hàng chục năm vật vã (hay vạ vật cũng vậy, vì cái nước mình nó thế)...
    Cũng như với Đô thành SG từ 1975, ko thể nói đây là thời kỳ phát triển, dù mang danh nghĩa XHCN (mang giá trị tốt đẹp hơn), chỉ là những thay đổi và chuyển biến đầy rẫy sai lầm...

    ReplyDelete
  2. Dù được học hành ở đâu thì thế hệ của chúng tôi, đa số những người gọi là có học, về cả nhân cách và gia đình, đều ko thể so với cha chú của mình, những người thuộc thế hệ sống trong thể chế thời thực dân, ảnh hưởng phương Tây và giữ được những giá trị truyền thống cốt lõi của người Việt.

    ReplyDelete
  3. Hoàng Quôc Thành
    Ngắn gọn nhưng đầy đủ . Tinh hoa để ngoại giao thôi , còn chúng ta ít nhiều đều sống đểu cả , sống ngay khó tồn tại trong hơn 60 năm qua . Nhiều thế hệ đã buộc phải sống đối phó rồi . Họ đập đình chùa cho đã , vài năm sau lại thắp hương vái như cuốc đất thì dân phải nghe ai ? Làm gì có chữ tinh hoa trong nếp sống của ta nữa , nếu có thì vô cùng ít .

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hoàng Quôc Thành, ví dụ như bà Bình mang danh nghĩa của MTDTGPMNVN được sự ủng hộ của nhiều nước.
      Một sự dối trá.
      Dù chỉ là 1 phần trong công việc mà VN phải làm vì bị Tàu đỏ dàn dựng, đẩy vào 1 cuộc chiến khác ở Genève.

      Delete
  4. Doan Tang
    Phân tích thế này mới thấy tại sao ra Thủ đô cũng như đến Sg đều có sự nhếch nhác của nhà quê,cả cách cư xử từ ngoài phố cho đến văn phòng !

    ReplyDelete