Wednesday, September 30, 2015

TRÒN 50 NĂM LỚP CHUYÊN TOÁN Ao KHOÁ I CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TỔNG HỢP HÀ NỘI

Quyết định thành lập Ao được ký ngày 14/9/1965 và Lễ kỷ niệm 50 năm Ao được tổ chức ngày 15/9/2015 tại Hà Nội. Tôi viết bài này để ôn lại một số kỷ niệm cá nhân không thể nào quên trong nửa thế kỷ đã qua về Ao, về tầm nhìn của các bậc thầy, về sự phát triển, về thành tựu, về niềm tự hào và những bài học

Chúng tôi vào Ao

Một may mắn có tính chất bước ngoặt đối với chúng tôi là vào năm 1965 được dự cuộc thi học sinh giỏi toán lớp 8 toàn miền Bắc để tuyển vào học Lớp Toán đặc biệt (sau này gọi là Lớp chuyên Toán), Khoá I (1965-1967), của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (ĐHTH HN, nay là ĐHQG HN). Tên viết tắt thời đi sơ tán trong chiến tranh chống Mỹ là Lớp Ao. Cả Trường ĐHTH Hà Nội sơ tán trên Thái Nguyên được gắn ký hiệu mật là T104, Khoa Toán là A, Khoa Lý là B, Khoa Hoá là C,...  Trùng hợp làm sao khi chúng tôi vừa học xong lớp 8 thì Lớp Toán đặc biệt Ao lại ra đời bắt đầu từ lớp 9 và chúng tôi được vào học với học bổng toàn phần 20 đồng/tháng do Nhà nước cấp. Nếu Lớp này chỉ cần ra đời muộn hơn một, hai năm hoặc chỉ bắt đầu từ lớp tám như thông lệ sau này của nó thì số phận của chúng tôi sẽ ra sao? Thật vô cùng may mắn! Tôi không những đã không phải bỏ học ở quê Hải Hậu mà lại còn được vào học Lớp Toán đặc biệt Ao khoá I, được nghe những bài giảng sâu sắc, hấp dẫn và rất sư phạm của các giáo sư toán học tài năng và giàu nhiệt huyết như Hoàng Tụy, Phan Đức Chính, Hoàng Hữu Đường, Nguyễn Thừa Hợp, Lê Minh Khanh, Nguyễn Duy Tiến, Nguyễn Viết Phú, Đặng Hữu Đạo,...
Còn nhớ vào một ngày tháng 9 năm 1965, tôi đã may mắn nhận được giấy gọi vào học Lớp 9 Chuyên Toán khoá I, trường ĐHTH HN, do nhà Toán học, cố GS TSKH, Phó Hiệu trưởng Lê Văn Thiêm ký. Từ một vùng quê của huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, tôi đã về Hà Nội tập trung cùng các bạn mình thành một lớp gồm 38 học sinh và đã di chuyển ngay lên khu sơ tán của trường ĐHTH HN tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Chúng tôi được triệu tập từ nhiều tỉnh, thành phố trên miền Bắc, trong đó có cả những học sinh miền Nam theo gia đình tập kết ra Bắc.

Ao đã ra đời và lan tỏa

Về lịch sử hình thành của Khối chuyên Toán (ĐHTH HN), sau này tôi được nghe GS TSKH Nguyễn Duy Tiến, Nhà báo Hàm Châu và một vài người khác kể lại rằng: Ý tưởng đầu tiên về việc mở Lớp chuyên toán này thuộc về GS. Hoàng Tụy, nguyên là Chủ nhiệm khoa Toán, trường ĐHTH HN, trên cơ sở tham khảo cách làm của Liên Xô (cũ) và được sự ủng hộ mạnh mẽ của GS. Lê Văn Thiêm, Phó Hiệu trưởng, người anh cả của nền Toán học Việt Nam hiện đại; của GS. Ngụy Như Kon Tum, Hiệu trưởng; của GS. Tạ Quang Bửu, Bộ trưởng Bộ ĐH và THCN và của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người mà khi còn sống luôn luôn quan tâm đến giáo dục, nói riêng là việc đào tạo học sinh giỏi (Quyết định thành lập Lớp Toán đặc biệt đầu tiên năm 1965 do Phó Thủ tướng Phạm Hùng ký thay Thủ tướng Chính phủ). Lúc đầu, Lớp được gọi là “Lớp Toán đặc biệt”, sau được đổi thành “Lớp Toán dự bị” rồi “Lớp Chuyên toán”, được dùng cho đến ngày nay. Việc ra đời của Lớp chuyên Toán đầu tiên này vào năm 1965, giữa lúc cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta bước sang giai đoạn vô cùng khốc liệt trên cả hai miền Nam, Bắc, càng chứng tỏ thêm sự quan tâm to lớn đến giáo dục, nói riêng là việc đào tạo học sinh năng khiếu, học sinh giỏi, của Đảng, Nhà nước.
Một năm sau khi Lớp chuyên Toán, trường ĐHTH HN ra đời, các lớp chuyên Toán tại Khoa Toán, trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Khoa Toán, trường ĐH Sư phạm Vinh và một số nơi khác ở Hà Nội và các địa phương cũng đã ra đời, để từng bước, sau 50 năm, có được một hệ thống các trường, lớp chuyên ở bậc THPT trong cả nước, không chỉ cho môn toán mà nhiều môn học khác. Hiện nay cũng có một số ý kiến không hoàn toàn ủng hộ việc hình thành các trường chuyên lớp chọn. Nhưng chúng tôi cho rằng nếu ta làm việc này một cách không cực đoan, hợp với khoa học giáo dục hiện đại và có tham khảo những kinh nghiệm, bài học hay của chính Việt Nam và quốc tế thì vẫn tốt. Ví dụ: Không nên thành lập các trường chuyên, lớp chọn sớm quá và luôn chú ý cho học sinh được học tập toàn diện nhất có thể được, chú ý rèn luyện kỹ năng sống, rèn luyện sức khỏe, tăng cường thể lực để đủ sức ”chạy marathone” trong cả cuộc đời. Điều rất quan trọng là dù trong tương lai các em có trở thành một nhà khoa học, một chuyên gia giỏi, một tài năng lớn hay một người bình thường chăng nữa, các em vẫn cần phải có hiểu biết, kiến thức rộng nhất, toàn diện nhất có thể được, cảm nhận được cái đẹp trong con người, trong xã hội, trong thiên nhiên, biết sống nhân hậu, vị tha, để nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình, của gia đình và cộng đồng. Chính Albert Einstein, nhà bác học vĩ đại của mọi thời đại, đã lưu ý chúng ta: "Nhà trường phải luôn luôn tạo cho học trò một cá tính cân đối chứ không nên biến chúng thành một nhà chuyên môn".
Cũng cần nói thêm rằng, mô hình và thiết kế lớp chuyên Toán (Lớp Toán đặc biệt) đầu tiên, mặc dù còn rất bỡ ngỡ, nhưng cũng rất khoa học với chủ trương đào tạo học sinh khá toàn diện. Đương nhiên, các môn toán như đại số, hình học, lượng giác, lôgic toán, toán học hữu hạn,... được dạy rất bài bản và nâng cao, chuyên sâu hơn so với mức phổ thông, bởi các giáo sư, các nhà toán học trẻ tài ba lúc đó, còn các môn học khác như lý, hoá, sinh, văn, sử, địa, triết học, ngoại ngữ,... cũng được các thày, cô giáo từ các khoa của trường ĐHTH HN lúc đó ở khu sơ tán huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, sang dạy. Vì thế, không chỉ các môn toán, mà cả các môn khác cũng được dạy dỗ bởi các chuyên gia có uy tín của trường ĐHTH HN. Riêng kỹ năng thi cử về toán thì, ngày ấy, chúng tôi chưa được tôi luyện tốt như các đội tuyển Olympic toán quốc gia và quốc tế sau này. Ví dụ, khi dự thi học sinh giỏi toán toàn miền Bắc năm 1967, tất cả chúng tôi ở Lớp chuyên toán khoá I chỉ được nghe những bài giảng đầu tiên của GS. Phan Đức Chính về phép tính đạo hàm và, vì thế, chưa có được các kỹ năng khảo sát hàm số! Lý do là giáo trình toán năm đầu tiên (lớp 9) không hoàn toàn dựa theo sách giáo khoa toán phổ thông, vốn khá đơn giản, mà dựa theo và dùng một phần sách giáo khoa những năm đầu của khoa toán các trường đại học sư phạm, có tham khảo các tài liệu của Nga và Pháp. Những năm sau, sự chậm trễ và quá mở rộng này đã được khắc phục ngay và kết quả thi học sinh giỏi từ khoá II trở đi rất tốt.

Tổ chức, quản lý và thành tích

Người thầy Chủ nhiệm Lớp Chuyên Toán khoá I của chúng tôi ngày ấy là thầy Phạm Văn Điều (đã mất), nguyên là một học sinh miền Nam quê Phú Yên tập kết ra Bắc, một con người rất tâm huyết và tận tụy với học trò. Khối phổ thông chuyên Toán - Tin có được thành tựu xuất sắc sau 50 năm phát triển là nhờ các bậc thầy tiền bối nói trên và nhờ sự tiếp nối của nhiều thế hệ lãnh đạo trường ĐHTH HN, của các Ban Chủ nhiệm Khoa Toán - Cơ - Tin học, từ các Chủ nhiệm Khoa, GS Lê Văn Thiêm, GS Hoàng Tụy, GS Phan Văn Hạp, GS Hoàng Hữu Như, GS Trần Văn Nhung, GS Nguyễn Duy Tiến, PGS Phạm Trọng Quát, GS Đặng Huy Ruận, GS Phạm Kỳ Anh, GS Nguyễn Hữu Dư, PGS Vũ Hoàng Linh và PGS Lê Minh Hà, của các Ban Chủ nhiệm Khối, các thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên, các bậc phụ huynh và học sinh. Đó là các Chủ nhiệm Khối, từ thầy Phạm Văn Điều, thầy Phạm Tấn Dương, PGS Lê Đình Thịnh, đến PGS Nguyễn Vũ Lương (nay là Hiệu trưởng trường Chuyên KHTN), ThS. Phạm Hùng và cô Đặng Thanh Hoa cùng nhiều thầy, cô giáo toán và các môn học khác đã có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của Khối. PGS Phan Đức Chính, GS Nguyễn Văn Mậu (nguyên Hiệu trưởng trường ĐHKHTN, ĐHQG HN), PGS Hồ Sĩ Đàm, TS Nguyễn Xuân My và GS Đặng Hùng Thắng đã nhiều năm làm trưởng đoàn và PGS Nguyễn Vũ Lương, ThS Phạm Hùng nhiều năm làm Phó đoàn Việt Nam tham dự Olympic Toán hoặc Tin học quốc tế. Mặc dù ít được dạy cho chuyên toán nhưng khi vừa mới ra trường tôi cũng đã được phân công dạy một năm học (1972-73) môn hình học lớp 9 cho lớp Ao khóa 7 của các bạn Hoàng Lê Minh (HCV Olympic Toán quốc tế năm 1974, TS), Nguyễn Quốc Thắng (GS TS), Nguyễn Khắc Minh (ThS), Đặng Hoàng Trung (HCĐ Olympic Toán quốc tế năm 1974, đã mất), Huỳnh Thị Cẩm, Đỗ Thị Thanh Bình, Nguyễn Hoàng Giang, Dương Chí Công (lớp trưởng), ... Trong những ngày đi sơ tán, thầy trẻ và các học trò nhỏ cùng chơi bóng chuyền, bóng đá, tranh giành bóng rất vui với nhau như bạn học, trên ruộng khô vừa gặt xong.
Thấm thoát thế mà đã 50 năm trôi qua (1965-2015), kể từ ngày thành lập Lớp chuyên Toán đầu tiên (khoá I) tại Khoa Toán, trường ĐHTH HN, nay là Khối chuyên Toán - Tin thuộc Khoa Toán - Cơ - Tin học, Trường ĐHKHTN, ĐHQG HN. Cũng có thể xem đây là cái mốc đầu tiên của hệ thống các trường, lớp chuyên về toán, tin, lý, hoá, sinh, ngoại ngữ, văn,... ở bậc THPT trong cả nước, từ Trung ương đến các địa phương và nói riêng là các khối chuyên toán - tin, lý, hoá, sinh tại ĐHQG HN. Chủ trương sáng suốt và tầm nhìn xa này của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp lúc đó (nay là Bộ GD-ĐT), của trường ĐHTH HN và khoa Toán-Cơ-Tin học của Trường, là tiền đề tạo ra một nguồn nhân lực chuyên sâu có chất lượng cao với nhiều thế hệ học sinh, sinh viên và các nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội, nhà quản lý, doanh nhân,... thành đạt, tài năng, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và quá trình CNH, HĐH đất nước.
Việc ra đời hệ thống các trường, lớp chuyên này cũng góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng và thành tích của các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia (đã được khởi xướng từ năm 1961), của các đoàn học sinh giỏi Việt Nam tham gia các cuộc thi Olympic quốc tế từ năm 1974 cho đến nay về toán, tin, lý, hoá, sinh, ngoại ngữ,... Thật đáng tự hào với bảng thành tích đầy ấn tượng của các đoàn học sinh Việt Nam đi dự thi Olympic quốc tế ở các môn khác nhau. Riêng các đoàn Olympic Toán học Việt Nam đi dự thi quốc tế từ năm 1974 (với giải nhất Toán quốc tế đầu tiên của Việt Nam của TS Hoàng Lê Minh) cho đến nay thường được xếp (mặc dù không chính thức) vào tốp 10 (top ten) nước mạnh nhất trên thế giới. Cũng cần phải nói thêm rằng, Khối chuyên Toán - Tin và các khối chuyên khác của Trường ĐHKHTN, ĐHQG HN, là một trong những cơ sở đào tạo cung cấp nhiều học sinh tham gia các đoàn của Việt Nam đi thi Olympic quốc tế và giành được nhiều huy chương vàng, bạc, đồng. Trong số các học sinh của Khối chuyên Toán-Tin, ĐHQG HN, giành được hai Huy chương vàng Olympic Toán quốc tế có GS. Ngô Bảo Châu (sinh năm 1972), được trao Giải thưởng Fields cao quý năm 2010 và được Hội đồng Chức danh GS nhà nước phong đặc cách GS của Việt Nam năm 2005. Với truyền thống và thành tích xuất sắc của 50 năm trưởng thành và phát triển, năm nay 2015 Khối chuyên Toán - Tin đã được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng hai và danh hiệu Đơn vị Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.

Quan hệ quốc tế

Trong 20 năm gần đây, khi tham gia vào các hoạt động hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo, tôi đã trực tiếp cùng các đoàn khách quốc tế và ASEAN về thăm Khối Phổ thông chuyên Toán - Tin và các trường, lớp chuyên ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các địa phương khác và có dịp được trực tiếp nghe các bạn đánh giá tốt về chất lượng, về trình độ của hệ thống đào tạo năng khiếu này của chúng ta. Một số nước ASEAN và các nước khác đã đến thăm, trao đổi và hợp tác với chúng ta. Đây là những tín hiệu tốt. Nhưng để có thể hợp tác bình đẳng và hiệu quả, bản thân chúng ta cũng cần phải có sự chuẩn bị khẩn trương và nghiêm túc về trình độ sư phạm, tiếng Anh và công nghệ thông tin; cần phải biên soạn các sách giáo khoa hiện đại bằng tiếng Anh, cần phải chọn lựa, dịch các tuyển tập bài thi và lời giải của các kỳ thi Olympic quốc gia, quốc tế, của Tạp chí “Toán học và Tuổi trẻ” hơn nửa thế kỷ qua ra tiếng Anh, làm tài liệu tham khảo và giới thiệu với bạn bè quốc tế. Cũng phải nói thêm rằng trong những năm gần đây các nước ASEAN đã tiến bộ rất nhanh và giành được nhiều thành tích cao tại các Olympic quốc tế về Toán, Tin, Lý, Hóa, Sinh, ..., mà chúng ta cần phải tiếp tục phấn đấu, phải học tập, nếu không sẽ tụt hậu.

Kết luận

Khi ôn lại chặng đường 50 năm của Khối chuyên Toán – Tin và nay là Trường THPT chuyên KHTN, trường ĐHKHTN, ĐHQG HN, chúng ta tự hào và rút ra bài học kinh nghiệm cho việc đào tạo chất lượng cao ở bậc THPT, ĐH và SĐH trong nhiều lĩnh vực, trong thời kỳ hội nhập quốc tế và cạnh tranh mạnh mẽ hiện nay. Như chúng ta đã biết: Quá trình đào tạo nói chung, đào tạo nhân tài nói riêng, gồm ba giai đoạn là phát hiện tài năng, đào tạo và sử dụng tài năng đó. Thiết nghĩ, ở giai đoạn đầu, Việt Nam chúng ta làm không đến nỗi kém, nhưng cả hai giai đoạn sau ta còn phải cố gắng làm tốt hơn bằng những cơ chế chính sách cụ thể và khả thi, để tránh ”chảy máu chất xám” ra nước ngoài và tại chỗ. Mục đích cuối cùng của quá trình đào tạo là phải sử dụng hiệu quả được các sản phẩm, các tài năng.

Trần Văn Nhung
Nguyên là học sinh chuyên toán A khoá I (1965-1967), Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội

Ghi chú: Phần cơ bản của bài này đã được đăng trên Thông tin Toán học của Hội Toán học Việt Nam, Tập 9 số 4, tháng 12 năm 2005, và gần đây được bổ sung thêm nhân dịp kỷ niệm 50 năm ra đời của Ao (1965-2015).

Bổ sung: Khi chuẩn bị tái bản cuốn sách này (Trần Văn Nhung: "Về GD-ĐT, đôi điều ghi lại", NXBGDVN, Hà Nội-2011) lần thứ hai vào năm 2015 thì cũng là lúc kỷ niệm 50 năm ra đời của Ao. Tác giả xin bổ sung một vài thông tin sau.
Cuộc không kích ác liệt của máy bay Mỹ vào Hà Nội năm 1967 đã cướp đi bạn Nguyễn Hữu Dần, một học sinh rất chăm ngoan và học giỏi của lớp tôi. Bạn Dần bị chết khi đang xếp hàng mua bánh mỳ và phở "không người lái" để ăn trưa tại Nhà hàng mậu dịch quốc doanh Phố Huế, Hà Nội. Khi ấy, tôi cũng ở gần địa điểm đó, nghe bom nổ rất to, nhưng đã may mắn thoát chết. Trước khi chết bạn Dần đã được xếp vào danh sách những học sinh sẽ đi du học tại CHDC Đức cùng với các bạn Nguyễn Lam Sơn, Đỗ Ngọc Lục và Phan Thị Hà Thanh. Bạn Dần đã ra đi nhưng sau này gia đình và bè bạn gắng tìm mãi lấy một cái ảnh của bạn ấy để thờ cúng mà không được, đành chịu. Trong giai đoạn tổng động viên đầu những năm bảy mươi của Thế kỷ trước, một số bạn Lớp Ao khóa I của chúng tôi, dù đi du học về hay học đại học ở trong nước, đã nhập ngũ để ra trận tham gia chiến đấu chống Mỹ cứu nước. Cũng may tất cả đã trở về sau khi cuộc chiến khốc liệt kết thúc thắng lợi. Có những bạn đã phục vụ khá lâu hoặc trở thành quân nhân hoặc sĩ quan chuyên nghiệp trong quân đội, nếu không đã có thể trở thành những nhà toán học và khoa học tài năng, thành đạt.

Khoá I của hệ chuyên toán Ao chúng tôi không gặt hái được nhiều kỷ lục thi quốc gia, quốc tế và không thành đạt cao như các khoá sau. Xin nêu một số ví dụ: Khoá II có GS. TSKH. Đào Trọng Thi (Uỷ viên Ban chấp hành TW Đảng và Đại biểu Quốc hội nhiều khoá liền, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học thế giới thứ ba, nguyên Giám đốc ĐHQGHN), Khóa XVIII có GS. TS. Đàm Thanh Sơn, nhà Vật lý nổi tiếng thế giới, hiện là GS ĐH Chicago (Hoa Kỳ) và Khoá XXII có "đỉnh cao nhất của nửa thế kỷ Ao Đại học Tổng hợp Hà Nội", đó là GS. TSKH. Ngô Bảo Châu, người được trao Giải thưởng Fields cao quý nhất của toán học thế giới vào năm 2010, hiện là Giáo sư ĐH Chicago và Giám đốc Khoa học Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán. Còn có rất nhiều người thành đạt khác hiện đang làm việc ở trong và ngoài nước được sinh ra từ cái nôi chuyên toán Ao của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, mà tôi không thể kể hết ra đây được. Âu cũng dễ hiểu và thông cảm được, trong một gia đình nghèo đông con, đứa con cả thường không thông minh và thành đạt bằng các em. Vì lúc đầu bố mẹ chúng chưa có kinh nghiệm và điều kiện về sinh đẻ, nuôi dưỡng, chăm sóc và dạy dỗ con cái.

Post từ GS. Trần Văn Nhung's wall/FB

Tôi

Thực tế tôi không phải là
người tốt nhất, không đẹp
nhất, không thông minh nhất,
và thậm chí có thể nói tôi cũng
không phải là người hài hước!
Tôi không phải là người giàu
có! Thậm chí đôi khi còn rất
nghèo! Nhưng ngược lại, tôi
có một thứ: Trái tim!!! Cái mà
nhiều người không có!


The Voice USA season 9: Chàng trai Hungary "xoay" cả 4 ghế

...
Next up is Viktor Kiraly who lives in Budapest though he was born in NYC. His parents were both professional musicians in Budapest. They moved back to Hungary when his mother was stricken with cancer. She’s healthy now. Viktor says he always admired his dad’s music and said he and his twin were in a band.
He says the problem is he can’t sing in Hungarian and he didn’t grow up speaking the language so the transition was rough on him He got a shot on a talent TV show over there and is now commonly recognized there and has success in Hungary. He says Pharrell is his first choice of judge and says he thinks he could build his self-confidence. He knows it’s a huge risk to do this if he doesn’t get a chair to turn but says he has to.
Viktor does Marvin Gaye’s What’s Going On. He gets a turn from Adam almost right away. Gwen, Pharrell and Blake turn towards the end and then Adam is on his feet applauding. Blake is shocked and says – that guy is white. Gwen runs down to the stage and she says she’s the only girl so she has double powers. Adam says not to be seduced by her. Pharrell asks why he did the Donny Hathaway version and Viktor say she has a good ear. Adam says he tried to keep a poker face so they wouldn’t turn.
Adam says he can go the distance and says he’s won before and doesn’t brag as much as Blake. Then Blake says he’s won twice as much. Adam says the other three are just problems when they turned and tells Viktor he could win this. Blake asks if he performs a lot and Viktor says he has a few singles on the radio there. Blake says he thinks he’ll be in the finals and calls him a phenomenal singer. Pharrell says he’s different and that’s what matters most. Gwen says his voice is rich.
She asks what music he wants to make and Blake says country. Viktor says he likes country but would like to do soul with a touch of pop. Blake tells him to pick one of them. Viktor says they are all great choices but then chooses Adam even though he came with Pharrell in mind. Blake says Adam is up to his old tricks and hates that he didn’t have a shot at Viktor. Blake jokes and says his hair is too high anyway. Viktor says Adam was so psyched to work with him so he decided not to go with Pharrell.

Viktor Kiraly sings ‘What’s Going On’ by Marvin Gaye on The Voice Season 9 Blind Auditions Week 2 Episode on Tuesday, September 29, 2015.


“You’re a phenomenal singer,” said Blake Shelton.

“You have a good voice and we can see your personality,” said Pharrell Williams.

“Your voice is so unbelievably beautiful. You have so much control and dynamic that is so rich sounding. You already have the talent, you have the vibe and personality,” said Gwen Stefani.

“When I turned around, I was like, this dude wins,” said Adam Levine.

Tuesday, September 29, 2015

Nghe lỏm chuyện của Giám đốc

Bồ nhí gọi cho GĐ hẹn gặp.
- GĐ: A lô
- Bồ nhí: Em nhớ anh quá!
- GĐ: Biết rồi.
- Bồ nhí: Hôm nay anh sao vậy? Còn nhớ em không?
- GĐ: Nguyễn Văn Còn.
- Bồ nhí: Bà xã anh đang ở nhà hả?
- GĐ: Đúng rồi.
- Bồ nhí: Hôm nay mình gặp nhau nha?
- GĐ: Lê Văn Bận
- Bồ nhí: Vậy khi nào?
- GĐ: Trần Văn Mai.
- Bồ nhí: Sáng hay chiều hả anh?
- GĐ: Hoàng Văn Chiều.
- Bồ nhí: Mấy giờ vậy anh?
- GĐ: Đinh Văn Bảy.
- Bồ nhí: Vẫn ở chỗ cũ hả?
- GĐ: Nguyễn Y Vân
- Bồ nhí: Cho em tiền như mọi khi nha.
- GĐ: Vũ Như Cẩn
- Bồ nhí: À quên, cho em tiền shopping nữa nha.
- GĐ: Hồ Văn Được
- Bồ nhí: Anh hứa nha.
- GĐ: Ngô Văn Hứa
- Bồ nhí: Ok. Ngày mai, buổi tối, 7 giờ, khách sạn cũ, em sẽ chiều anh, hôn anh chụt chụt.
  GĐ cúp máy cái rụp, nói rõ to cho con sư tử Hà Đông ở nhà đang dỏng tai lên nghe:
  "Bực mình, có cái danh sách khen thưởng từng đó người mà cũng không nhớ".

Về một người mới qua đời

Võ Phiến tên thật Đoàn Thế Nhơn (sinh 20 tháng 10 năm 1925 tại huyện Phù MỹBình Định; mất 28 tháng 9 năm 2015 tại Santa Ana, CaliforniaHoa Kỳ) là một nhà văn Việt Nam. Ông là tác giả của 4 tiểu thuyết, 9 tập tuỳ bút, nhiều tập truyện ngắn, một tập thơ và nhiều tác phẩm phê bình tiểu luận. Ông còn có bút danh là Tràng Thiên (Wikipedia)

   Sau khi vào Sài Gòn (tháng 10,1975), tôi hay la cà trên các lề đường bày bán sách cũ và mua sách. Tôi nhận thấy là sách ở miền Nam xuất bản đa dạng hơn miền Bắc (cũng đồng thời có nhiều tạp phẩm hơn). Điều mà tôi thích là người đọc được quyền lựa chọn tác phẩm và NXB cũng như tác giả, người dịch.

   Trong số sách mà tôi gom về, có cuốn Tạp luận của Võ Phiến. Tôi thích cách viết và lập luận sắc sảo dù rất "phản động", rất cực đoan (theo đánh giá của tôi lúc ấy). Và tôi thích cách dùng chữ của ông, nó gần với cách dùng chữ của những người viết lách ở miền Bắc mà theo tôi thì miền Bắc dùng chữ Việt hiện đại/khoa học và trong sáng hơn miền Nam.

   Hôm nay, tôi muốn trích 1 phần trong cuốn sách còn giữ lại từ ngày ấy.
   ...
   "Mỗi món ăn chỉ có một số người thực sự hiểu nó, số người ấy là của một địa phương. Vậy món ăn có liên hệ đến khí hậu địa phương chăng?
   Ở xứ lạnh dễ thấy cái ngon trong chất mỡ béo, ở xứ nóng dễ rành về các thứ rau, canh. Người Huế ăn cay, một phần hình như cũng vì khí trời ẩm ướt của những mùa mưa dai dẳng. Người miền Nam thích giá sống vì nó giải nhiệt?
   Khi đã chuyên ăn một món nào đó, người ta càng ngày càng thành thạo trong việc chọn lựa, sử dụng, người ta tìm thấy ở nó những đặc điểm mà kẻ khác không để ý đến; do đó người ta vượt bỏ, tách rời khỏi quần chúng. Về quả ớt chẳng hạn, chắc chắn đồng bào ở các nơi ít ai theo kịp người Huế trong cách thưởng thức: kẻ yêu ớt không chỉ yêu nó vì cái vị cay, mà còn vì mùi hăng nồng, vì cái tiếng kêu giòn phát ra dưới răng khi cắn nó, lại yêu vì trông nó sướng mắt, cầm nó sướng tay trong giây phút mân mê trước khi đưa lên mồm... Người Huế ngoài cách ăn ớt bột, ớt tương, ớt xắc (xắt?), ớt giã v.v., còn thích lối ăn cầm cả trái ớt rắn chắc mà cắn kêu đánh bụp trong mồm thật ngon lành; để cắn, họ chọn ớt xanh.
   Nhưng một chuyện khí hậu nhất định không đủ. Cái ăn còn tùy thuộc ở sản phẩm sẵn có ở địa phương, ở lịch sử v.v. Ở lịch sử? Nghe thì to chuyện, nhưng chính tại lịch sử mà người Bình Định quen ăn bánh tráng. Thứ bánh tráng Bình Định tìm mua ở Sài Gòn rất khó, vì không thấy bán ở các chợ, chỉ gặp tại một vài nơi ngoại ô hẻo lánh; người Bình Định nhớ bánh tráng như người Việt sang châu Âu nhớ cơm, nhớ bánh cuốn. Như thế có phải vì bánh tráng là lương khô dùng trong quân đội Nguyễn Huệ xuất phát từ Bình Định?"


trích từ tùy bút ăn và đọc (Tạp luận, Trí Đăng XB 1973)

Thực sự hiểu

Bạn chỉ thực sự hiểu tôi khi
biết phân biệt khi nào tôi (mỉm)
cười vì hạnh phúc và khi nào tôi
ẩn dấu đằng sau "nụ cười" đó
nỗi buồn của mình.


Lãnh đạo Volkswagen đã từng trốn vé xe buýt!

Suốt mấy ngày qua, tôi đã rất ngạc nhiên, tự hỏi:
Tại sao một tập đoàn doanh thu hàng đầu thế giới như Volkswagen,
Hoạt động tại một đất nước giàu có và văn minh thuộc loại nhất thế giới như Đức
Lại có thể trắng trợn lừa người tiêu dùng và các cơ quan quản lý khí thải Mỹ, châu Âu và thế giới trong suốt 10 năm bằng một phần mềm thô thiển, chẳng khác gì phần mềm ăn cắp xăng của những chủ cây xăng đểu của Việt nam.
Chỉ có điều quy mô ở đây là toàn thế giới?
Khi bắt tay làm ăn vụ này, chắc chắn lãnh đạo Volkswagen thừa biết, nếu lộ ra:
- Sẽ mất rất nhiều danh dự, của ngành công nghiệp, của hãng, và có thể của cả nước Đức.
- Sẽ mất rất nhiều tiền vì thưa kiện, phạt.
Vậy tại sao họ vẫn làm?
Có lẽ đơn giản là cũng vì tiền, vì nhiều tiền hơn.
Lại nhớ hồi xưa còn sinh viên ở Nga, đi xe buýt. Vì sinh viên nước ngoài không được mua vé tháng giảm, nên chúng tôi tính: đi mỗi chuyến 5 xu, bị bắt thì nộp 1 rub (100 xu). Ngày bét phải đi 2 chuyến. Xác suất bị gặp soát vé < 1lần/1 tháng. Cho nên trốn vé chắc chắn là lợi hơn về mặt kinh tế. Khi bị bắt thì cứ móc 1 rub ra trả là xong. Không phải xin lỗi, xin liếc gì.
Lãnh đạo Volkswagen, chắc cũng đã từng trốn xe buýt. Nên đã chuẩn bị sẵn phương án bị bắt. Bằng chứng là ngay khi bị cơ quan điều tra hỏi, họ nhận tội ngay. Sau đó lập tức lập quỹ dự phòng gần 7 tỷ đô để thanh toán cho các khoản kiện cáo (con số này chắc đã tính trước rồi). Các ngân hàng Đức còn lớn tiếng nhận định, Volkswagen thừa sức thoát khỏi vụ này, các cổ đông cứ yên tâm.
Chỉ có một điều khác với chúng tôi hồi xưa. Là thời đó chưa có facebook, twiter, etc… nên chỉ có người soát vé và tôi biết việc lừa đảo.
Còn bây giờ, chắc VW và khó thoát khỏi vụ này êm thấm. Financial Times đã đánh giá vụ này còn tệ hơn Enron rất nhiều! Hình ảnh ngành công nghiệp xe hơi Đức, hình ảnh nước Đức và châu Âu đang lớn tiếng đòi bảo vệ môi trường đã và sẽ bị hoen ố.
Thật đáng tiếc!

Nguyễn Thành Nam

Monday, September 28, 2015

"Minden lében két kanál": Hà Nội mùa Thu (3)

Các bạn trở lại phần trước ở đây 

Note 3:  "Meet" bạn bè @ Hồ Tây, Ciputra, Eco Park và Hải Phòng...

   Tôi hoàn toàn không có khái niệm về thời gian cho chuyến đi này, cứ nghĩ rằng nó sẽ chóng vánh trôi qua trong vài ngày do ai cũng bận rộn. Ra Hà Nội được ít hôm, tôi thật bất ngờ khi nghe Đại ca nói muốn ở thêm một tháng. Vì không tính trước nên tôi bàn lùi dù trong bụng cũng muốn ở lại "vô thời hạn"... Lý do của tôi là: nếu muốn như vậy thì phải có plan từ trước, nhưng cũng thấy là Lê Minh hoàn toàn có lý.
   Lúc đầu, mọi chuyện diễn ra mà không có sự sắp đặt nào cả, cứ hoàn toàn tự nhiên, đại loại chỉ biết là trừ khi Lê Minh dự Lễ họp mặt Lớp Ao thì sau đó anh em sẽ cùng nhau đi gặp bạn bè, kể cả dự tính đi Hải Phòng và ở lại một đêm (nhưng đi như thế nào và khi nào thì không biết trước). Sau đó, những khi gặp bạn của tôi hay ăn sáng thì tôi cũng muốn có Đại ca đi cùng để thông báo cho nhau về ngày hôm đó sẽ diễn ra như thế nào (Lê Minh cũng muốn thế). Nhưng nhiều lúc chúng tôi không thể thực hiện được vì những cuộc hẹn cứ trùng nhau mà không thể thay đổi. Cũng có lần, vì nhất thiết muốn Đại ca phải hủy cuộc hẹn của anh ấy để có mặt ở cuộc hẹn mà tôi muốn nên tôi phải "tung chiêu", nhưng quả tình là không dễ qua mặt một người tinh ranh như Lê Minh. Vì thế, chỉ duy nhất một lần tôi làm được vì quỷ kế cứ hiện ra trong đầu tôi như trong trận mạc. Lần này, để chắc ăn, tôi đã đi đường vòng mà không thẳng thừng ruột ngựa như mọi khi, vì biết Lê Minh đã nhận lời với Đỗ Thái (Nyíregyháza.VIDI69) và một anh khác cũng rất "nặng ký". Phần thắng không nắm chắc nên tôi đã cố gắng dàn xếp/dựng chuyện kết hợp đưa đẩy làm cho Đại ca từ chỗ dùng dằng/khó xử rồi trở nên tọc mạch tò mò và cuối cùng thành nhẹ dạ cả tin. Không phải là tôi đã "đi guốc trong bụng" Lê Minh mà chỉ vì tôi nghĩ là anh ấy rồi cũng theo sự tình có lý và thuyết phục hơn. Sau đó anh ấy đã gọi điện cho mấy anh bạn, nêu đúng lý do mà tôi nói để cancelled/dời cuộc hẹn (confirmed) qua hôm sau và đi cùng tôi đến chỗ hẹn "ma" mà cái điểm dừng tưởng là tình cờ ở nhà Việt Hồng lại chính là điểm đến mà tôi muốn để Đại ca ăn tối theo lời mời của Hồng & Việt cùng với cô con gái mới từ nước ngoài về. Đó là một buổi tối rất thú vị với tất cả mọi người.
   Do không có kế hoạch từ trước nên dù Khánh đã cố gắng thu xếp, bọn tôi cũng chỉ gặp nhau được vài lần. Biết tôi thích lang thang nên Khánh mấy lần gọi cho tôi để hẹn lúc nào tới nhà để Khánh giao cho tôi chiếc xe mà con gái tôi từng dùng khi ra Hà Nội làm thủ tục visa đi du học Phần Lan. Nhưng mấy hôm đó Hà Nội mưa nhiều nên kế hoạch tự tung tự tác/"chu du" bằng xe gắn máy dạo quanh Hà Nội và các làng nghề lân cận của tôi không thành. Khánh thì phải lo việc hoàn tất cho căn hộ của gia đình ở Hà Đông nên phải đến đó mỗi ngày suốt thời gian tôi và Lê Minh đột xuất "Bắc tiến" kỳ này. Vì thế tôi càng quý ông bạn vàng của tôi và trách mình đã không chịu bỏ ra chút ít thời gian để lăn lộn với căn hộ cùng bạn. Nếu biết trước và chủ động cho từng ngày theo lịch được lên kế hoạch và nếu Khánh đề xuất tham gia thì tôi sẵn sàng bỏ ra ít nhất 3 ngày vì bạn. Đó là điều cho đến bây giờ tôi vẫn cứ áy náy trước những gì mà Khánh đã dành cho tôi...
   Khó nói rằng điều gì để lại ấn tượng nhiều nhất với tôi trong lần ra Bắc này. Lần gặp mặt nào cũng đáng nhớ, lẽ ra phải được quay phim để giữ mãi như những kỷ niệm không thể quên. Nhưng những gì được ghi lại trên những tấm hình và những câu chuyện thú vị kéo dài là điều sẽ đọng lại mãi trong chúng tôi.
   Tôi sẽ nhớ mãi hôm chúng tôi đến thăm vợ chồng Ngô Việt ở Ciputra. Sáng 17.09.2015, tôi và Lê Minh đi từ nhà Ái Việt. Đích thân ông bạn vàng Ái Việt lái xe đưa chúng tôi đi. Tên này là người rất cẩn trọng và có ý thức bảo toàn cao độ nên luôn cân nhắc hết sức thấu đáo trong nguyên tắc lái/sử dụng xe cộ như thế nào để đi lại. Chúng tôi đến khu nhà của Ngô Việt khi trời đang đổ cơn mưa nhỏ. Lê Minh hoàn toàn quên thời gian và những người bạn khác đang chờ mình khi ở đó cùng với tên Ngô Việt đến tận chiều tối với những kỷ niệm mà cả 3 anh chàng từng học ở Debrecen này thi nhau kể ra (về sau tôi hỏi Đại ca thì mới biết, sau khi ăn tối ở chỗ Ngô Việt, anh ấy tới chỗ hẹn ở 1A Láng Hạ lúc 8h tối thì mọi người chờ lâu quá đã bỏ về hết, chẳng còn một ai); tôi không thể biết được nếu cứ ngồi với nhau và nói hết những gì muốn nói thì chắc căn nhà của Ngô Việt & Mai sẽ trở thành cái ký túc xá sinh viên một thời ở Debrecen ngày nào... Và tôi cũng thấy lại không khí này khi Lê Minh đến thăm vợ chồng Ái Việt cũng như ở bữa tiệc trưa trên Hồ Tây...

Meet Ngô Việt @ Ciputra

Ăn trưa cùng vợ chồng Ngô Việt với rượu Tokaji aszu 6 puttonyos và đặc sản Halászlé do Mai khoản đãi

   Chúng tôi hẹn nhau ở Hồ Tây lúc 11h30 ngày 20.09.2015. Đây là lần thứ 2 tôi được các bạn của mình tiếp đãi ở đây. Để chuẩn bị cho bữa tiệc này trên nhà hàng nổi Potomac, Hồng và Việt đã phải thu xếp thời gian của mình để vừa lo việc ở công ty, vừa chuẩn bị thủ tục xuất cảnh cho chuyến đi sắp tới v.v.  mà vẫn dành cho bạn bè một buổi gặp gỡ rất đáng nhớ (Vào thời gian này, tôi đã dự 1 buổi thảo luận khá quan trọng của VIEGRID cùng với Việt, Hồng và 1 vị giám đốc trẻ về vấn đề ứng dụng Công nghệ TT vào dịch thuật và phát triển thị trường này như thế nào). Lúc đầu, Hồng và Việt muốn buổi gặp mặt sẽ diễn ra ở căn phòng đặc biệt nhất (nằm ở trên cùng là nơi có view  Hồ Tây đẹp nhất và cũng là nơi tôi gặp Việt, Hồng và Khánh vào tháng 7 năm ngoái). Nhưng vì sợ Ngô Việt sẽ rất khó khăn để lên được nên cuối cùng mọi việc đã được Hồng lo liệu đâu vào đấy (Ái Việt thật may mắn khi có một người vợ giỏi giang và cực kỳ chu toàn như Hồng). Riêng khoản rượu thì đúng ra Lê Minh sẽ là người chọn loại rượu nào để uống nhân dịp trọng đại như thế này. Thế nhưng Đại ca mải vui nên đã không qua nhà Ái Việt và ở một ngày như đã hứa nên bọn tôi đã chọn một chai pálinka đặc biệt nhất trên kệ rượu của Ái Việt để đãi Lê Minh và mọi người. Phải công nhận rằng, đây là một chai rượu rất đáng giá, hương vị rất thơm và đậm đà với đặc trưng của pálinka Hungary. Rất tiếc vì Phan Nguyễn Khánh đã không thể có mặt để cùng uống với chúng tôi.
   Chúng tôi đã có một bữa tiệc thật sự của những người bạn, rất vui vẻ và thoải mái. Phải thấy Ngô Việt lặn lội rất chật vật để đến tham dự mới biết tấm lòng của bạn bè đáng trân trọng và quý giá thế nào. Anh Minh đã vô cùng cảm kích trước tình cảm mà bạn bè dành cho nhau hôm ấy và đã dùng từ "vĩ đại" khi nhắc đến Ngô Việt và mọi người sau bữa tiệc mùa Thu nhiều kỷ niệm này (đặc biệt là với Mai).

Tiệc trưa trên Hồ Tây: Món giò heo nướng giòn

Bàn tiệc thịnh soạn với đồ ăn thức uống được chọn lọc kỹ lưỡng. Cũng có thể thấy dòng chữ bằng tiếng Hung đầy ý nghĩa trên cái áo của Đại ca mặc dành cho lần này (Ica tặng) 

Món baba đặc sản của Potomac

Hai anh em trên Hồ Tây và chai Körtepálinka loại special của Việt & Hồng chiêu đãi (rất hợp với cái áo của Lê Minh, đúng là "cầu được ước thấy"). Hôm nay ai cũng muốn Đại ca uống thật say, cho thỏa lòng "mong ước bấy lâu" dù phải "khiêng" Đại ca về...


Bạn bè quanh bàn tiệc.  

Cùng nghe/enjoy bài "Vết chân tròn trên cát" của Trần Tiến do Ngô Việt thể hiện

Friends. Kỷ niệm Hồ Tây - Thu 2015. Từ trái qua: (1) Nguyễn Cao Bình (Pécs,VIDI72), (2) Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72), (3) Em gái Sán Dìu, trợ lý của Ngô Việt, (4) Hồng, Ái Việt phu nhân - chủ nhân của buổi tiệc. (5) Lê Minh (Debrecen,VIDI69), (6) Khanh, phu nhân/cọp hiền của anh Phước, (7) Đỗ Thị Phương Mai (orvos,VIDI73) Phu nhân của Ngô Việt, (8) Anh Phước, haver thân thiết của Lê Minh và nhân vật quan trọng nhất của buổi gặp mặt, người được chờ đợi nhiều nhất là người ngồi trên xe lăn: Nguyễn Ngô Việt (Debrecen,VIDI73)

   Theo chân Lê Minh, tôi đã đến những buổi gặp mặt khác ở Eco Park, ở Hải Phòng, nhiều lần ở quán Lan Chín (1A Láng Hạ), quán Lợn Mán Mẹt (20 Nguyễn Huy Tự)... Ai cũng chân tình, cũng đều rất chân thành. Tôi sẽ không thể quên được và nhớ mãi anh Đỗ Thái (Nyíregyháza,VIDI69), người bạn chí tình và rất vui chuyện của Đại ca cũng như vợ chồng anh Phước, anh Ngọc "trũi", anh Thế, Hưng, Đinh An, anh Uy, anh Mạnh, anh Trọng, anh Việt Anh...
   Tôi sẽ nhớ Hải Phòng vì đây là lần đầu tôi đến thành phố Cảng nổi tiếng này. Tôi đã dạo bộ từ nhà anh Uy (gần bến xe Niệm Nghĩa) dọc theo con đường Trần Nguyên Hãn, men theo bờ hồ Tam Bạc rợp bóng phượng vĩ để tới khu trung tâm của thành phố. Hải Phòng không được mở mang/phát triển đúng với tầm vóc của một thành phố Cảng quan trọng bậc nhất của đất nước lâu nay. Tuy nhiên, khu phố ở trung tâm thành phố vẫn hấp dẫn tôi với những con đường và những ngôi nhà được giữ lại từ thời Pháp thuộc ở đường Hoàng Văn Thụ và đường Lê Đại Hành. Nếu Đại ca không gọi về ăn cơm thì chắc là tôi sẽ khám phá thành phố này đến tối vẫn chưa hết ham muốn...
   
   Câu chuyện ra Bắc của tôi lần này khác lần trước với nhiều tình tiết hơn. Tuy nhiên, cũng như lần trước, nó không được sắp đặt, bỗng dưng nó đến. Và điều tôi nhận được cũng như lần trước, các bạn của tôi luôn chân thành và tận tình. Lần này tôi được sống với bạn bè nhiều hơn và biết thêm về cuộc sống hiện tại của các bạn. Những lần gặp mặt của chúng tôi đều được các bạn chuẩn bị rất chu đáo. Những gì chúng tôi nhận được từ bạn bè làm chúng tôi thật sự cảm thấy rất vui vẻ và hạnh phúc. Ái Việt, Khánh, Ngô Việt, Hồng, Mai là những người bạn thân thiết nhất của tôi ở Hà Nội và mong rằng chúng tôi sẽ còn gặp nhau nhiều lần nữa. Trên FB, Lê Minh đã viết comment rất hay về cảm xúc của mình (ở wall của tôi) khi xem hình chụp kỷ niệm ở Hồ Tây trưa ngày 20/9. Anh ấy "nói là sẽ sống đến 100 tuổi để ra thăm bọn em nhiều lần nữa." (to Mai) và gửi nguyên văn cm bằng tiếng Hung: "Vigyázzatok az egészségetekre. Álljon az Isten mindig melletetek."

   Bạn bè của Lê Minh là vô thiên lủng, đó cũng là lý do tại sao anh ấy đòi ở lại thêm, vì cho đến khi ra tàu về Nha Trang, Lê Minh vẫn tiếc rẻ khi nói là chỉ mới gặp được 1/10 bạn bè của mình ở Hà Nội. Nếu vậy có lẽ chúng tôi phải đi 3 tháng mới có thể gặp hết được theo cái cách mà chúng tôi đã trải qua lần này.

Đại ca đang onl: truy cập vào blog VIDI72-79 ở nhà Việt & Hồng

Meet vợ chồng Đinh An @ Eco Park

   Rồi lúc phải chia tay với Hà Nội cũng đến. Chiều 22.09.2015, Hưng chở chúng tôi ra ga Hàng Cỏ. Trước khi lên tàu, Khánh đến tiễn chúng tôi với những túi quà Hà Nội. Chúng tôi tạm biệt nhau và hẹn gặp lại ở Nha Trang, Sài Gòn và... Hà Nội.

   Chuyến đi thật ngắn ngủi và qua mau. Cả Lê Minh và tôi đều thấy nhớ Hà Nội. Có phải vì Hà Nội, hay bởi vì mùa Thu, hay vì yêu mến bạn bè hơn...??? 

   "Azért vannak a jó barátok ..."

Đôi khi

Đôi khi chúng ta cần biết rằng,
đối với mọi người chúng ta
không quan trọng như họ đối
với chúng ta...


Thói quen cắt lỗ ra khỏi cục pho mát

Sĩ phu Bắc Hà rất ưa thích so sánh.  Cứ hễ so sánh là cãi nhau. Tất nhiên lý do cuối cùng là "bánh tao đâu", nhưng cũng có chút lý do cãi nhau là ở bệnh thích so sánh. So sánh A với B, anh với tôi, nó với chúng nó. Thích lắm, thú vị lắm, giống như chơi trò tetrix, ăn điểm số, hay nhập cái bang được lên một túi. Không phải làm gì cả, hơn nữa là một trật tự bất biến, cứ thế ngồi hưởng. Cho dù cái bổng lộc đó thảm hại thế nào, cũng có được phép thắng lợi tinh thần.

Mọi phép so sánh đều gắn với một hệ giá trị có trật tự hơn kém, thường là định lượng được bằng một con số. Trên một trục số, thì phải trái, hơn kém, trước sau rạch ròi. Chỉ có điều, những thứ trong thực tế, đa phần lại không chỉ có một giá trị, cho dù có thể định lượng. Hai điểm trên mặt phẳng đã không thể biết lớn nhỏ, phải trái, trước sau một cách khách quan. Có chăng phải lấy một cá nhân làm rốn của vũ trụ mới phán được. Nhưng trong thời đại biến động, gốc tọa độ cũng chuyển động như chong chóng. Anh mới ở đầu hàng đấy, thoắt cái đã thành ra cuối hàng. Hai số phức rõ ràng có định lượng, nhưng không thể nói số nào lớn hơn số nào.  Hai đại lượng ảo và thực lại chuyển hóa qua nhau khi quay trục tọa độ.

Đơn giản hóa là cái bệnh của sĩ phu Bắc Hà, cái gì chưa hiểu thì cứ tóm một câu "nôm na là ....". Đỡ tốn công đọc hiểu, đau đầu phức tạp. Tư duy diễn nôm có một sức hút kỳ lạ. Thứ nhất nó cũng nghe na ná như minh triết, chỉ khác cái không dựa trên khổ công luyện tư duy đến mức tinh thục. Thứ hai nó rất cuốn hút đại chúng, do liên hệ gần như một một đến những gì đại chúng đang thiếu thốn, đang thích thú như tâm linh, số mệnh, dân chủ, chứng khoán, kiếm tiền, lừa cấp trên, cấp dưới dễ dàng. Đơn giản hóa kiểu diễn nôm bao giờ cũng giải quyết dễ dàng bài toán so sánh. Nếu chỉ có một đại giáo chủ, thì mọi việc hẳn đã dễ. Tuy nhiên, trong thời đại tập sự dân chủ có đến hàng tỷ loại giáo chủ diễn nôm khác nhau, thế là tranh luận không thôi, hoàn toàn không có một mục đích thực tiễn nào cả, thậm chí về nhận thức cũng chẳng thu hoạch gì. Từ Thức gặp tiên về vẫn thấy hai ông sĩ phu Bắc Hà cãi nhau về cùng một chủ đề, có khác chăng luận điệu của ông B bây giờ là của ông A trước đây và ngược lại.

Diễn nôm trong một số trường hợp khá thành công, nhưng đó là ngẫu nhiên. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp là cố gắng cắt lỗ ra khỏi cục pho mát. Cái lỗ trong pho mát tồn tại được là nhờ có pho mát bao quanh. Sĩ phu Mít thản nhiên nói về cái lỗ như một thực thể độc lập và tranh luận rằng lỗ phải có trước, phải ưu tiên hơn pho mát.

Chính vì thế có những cuộc tranh cãi kỳ cục: Nghệ thuật và Nhân sinh, Biết và Làm, Tinh thần và Vật chất. Hoàn toàn không khác gì tranh luận từ thời Trung cổ ở phương Tây về Trứng và Gà. Ngày nay có ai nói chuyện kiểu như thế ở phương Tây, hẳn bị coi là dở hơi. Ở ta nói chuyện giống hệt như thế vẫn được tôn vinh. Kể cũng lạ. 

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

Sunday, September 27, 2015

Tín ngưỡng: Hôn nhân Công giáo

Bởi thế, người ta lìa bỏ cha mẹ mình mà kết hợp với vợ mình
và cả hai nên một thân xác.
Mầu nhiệm này thật lớn lao...
 (Ep 5,31-32)


Khi một người nam và một người nữ kết hôn, họ trở thành vợ chồng theo luật tự nhiên. Hôn nhân của họ là một khế ước, có giá trị trước mặt Thiên Chúa. Đối với người Kitô hữu, hôn nhân không chỉ là một khế ước, mà còn là một bí tích. Thánh Gioan Kim Khẩu nói: “Hôn nhân là bí tích tình yêu... Khi vợ chồng nên một trong hôn nhân, cả hai không còn là hình ảnh dưới trần nữa, mà là hình ảnh của Chúa trên trời.”

1. Hôn nhân Công giáo là một bí tích

Từ xưa đến nay, hầu như nền văn hoá nào cũng coi hôn nhân là việc linh thiêng. Vì thế, trước khi về chung sống với nhau, cô dâu chú rể thường xin trời đất, thần linh hoặc ông bà tổ tiên chứng giám và phù hộ cho cuộc hôn nhân của mình qua một nghi lễ công khai và long trọng.
Trong Cựu Ước, giao ước giữa Thiên Chúa với dân Ngài thường được ví như một cuộc hôn nhân thuỷ chung, duy nhất[1]. Sang Tân Ước, hôn nhân được coi là hình ảnh sự kết hợp giữa Đức Kitô và Hội Thánh[2]. Đức Kitô được ví như chàng rể của giao ước mới[3]. Còn Hội Thánh được ví như cô dâu, đã được Đức Kitô yêu thương đến hy sinh mạng sống[4].
“Ngay khi bắt đầu đời sống công khai, Chúa Giêsu đã có mặt trong một tiệc cưới tại Cana và đã làm dấu lạ đầu tiên, biến nước thành rượu để giúp hai họ nối tiếp cuộc vui (Ga 2,1-11). Sự hiện diện này được Hội Thánh hiểu như là một chứng thực của Đức Kitô đối với giá trị hôn nhân, đồng thời cũng tiên báo sự hiện diện thường xuyên của Ngài trong đời sống hôn nhân[5]”.
“Trong khi rao giảng, Chúa Giêsu dạy rõ ràng về ý nghĩa nguyên thủy của việc phối hợp giữa người nam và người nữ như thuở ban đầu Đấng Tạo Hóa đã muốn. Sự phối hợp này là bất khả phân ly. Việc Môsê cho phép bỏ vợ là một nhượng bộ trước lòng chai dạ đá của người nam (x. Mt 19, 3-8)[6]”.
“Khi tái lập trật tự ban đầu của công trình sáng tạo đã bị tội lỗi làm xáo trộn, Chúa Giêsu đã ban sức mạnh và ân sủng để các đôi vợ chồng sống đời hôn nhân trong chiều kích mới của Nước Thiên Chúa. Ân sủng của hôn nhân Kitô giáo là hoa quả của Thánh Giá Đức Kitô, nguồn mạch mọi đời sống Kitô hữu[7]”.
“Thánh Phaolô cho thấy điều đó khi nói: “Người làm chồng hãy yêu thương vợ như Đức Kitô đã yêu thương Hội Thánh, và hiến mình vì Hội Thánh để thánh hóa Hội Thánh” (Ep 5, 25-26). Ngài còn nói thêm: Bởi thế, người ta lìa bỏ cha mẹ mình mà kết hợp với vợ mình và cả hai nên một thân xác. Mầu nhiệm này thật lớn lao, tôi muốn nói về Đức Kitô và Hội Thánh.” (Ep 5, 31-32)[8].
“Toàn bộ đời sống Kitô giáo mang dấu ấn của tình yêu “hôn nhân” giữa Đức Kitô và Hội Thánh. Bí tích Thánh tẩy, cửa ngõ dẫn vào Dân Thiên Chúa, cũng đã là một mầu nhiệm “hôn nhân”: có thể nói đó là nghi thức thanh tẩy (x. Ep 5, 26-27) trước khi bước vào tiệc cưới là bí tích Thánh Thể. Hôn nhân Kitô giáo trở thành dấu chỉ giao ước giữa Đức Kitô và Hội Thánh. Hôn nhân giữa hai người đã được rửa tội là một bí tích thực sự của Giao ước Mới, vì nó biểu thị giao ước giữa Đức Kitô và Hội Thánh, và thông ban ân sủng cho họ[9]”.
Như vậy, ta có thể nói, Thiên Chúa đã thiết lập khế ước hôn nhân ngay trong vườn địa đàng, giữa người nam và người nữ đầu tiên. Còn Chúa Giêsu, Ngài đã nâng hôn ước đó lên hàng Bí tích.
Qua bí tích hôn phối, tình yêu của hai vợ chồng được Thiên Chúa đóng ấn; họ nhận được những ơn siêu nhiên giúp họ sống ơn gọi hôn nhân và gia đình, và trở nên dấu chỉ mầu nhiệm Đức Kitô kết hiệp với Hội Thánh.

2. Đặc tính của hôn nhân Công giáo

Tình yêu giữa hai vợ chồng Công giáo có ý nghĩa rất phong phú và sâu sắc, vì bắt nguồn từ tình yêu Thiên Chúa và rập theo khuôn mẫu tình yêu giữa Đức Kitô và Hội Thánh. Tình yêu đó có hai đặc tính là đơn nhất và bất khả phân ly.
2.1. Đơn nhất
Đơn nhất nghĩa là một vợ một chồng. “Tự bản chất, tình yêu vợ chồng đòi hỏi sự đơn nhất và bất khả phân ly. “Họ không còn phải là hai, nhưng là một xương một thịt” (x. Mt 19, 6; St 2, 24). Họ được mời gọi không ngừng lớn lên trong tình hiệp thông với nhau qua việc mỗi ngày trung thành sống lời cam kết hôn nhân, là trao hiến trọn vẹn cho nhau. Sự hiệp thông này được củng cố, thanh luyện và hoàn thiện nhờ bí tích Hôn phối đem lại sự hiệp thông trong Đức Kitô. Sự hiệp thông này càng thâm sâu hơn nhờ cùng chia sẻ một đức tin và cùng đón nhận Mình Thánh Chúa[10].”
“Phải nhìn nhận sự bình đẳng giữa vợ chồng trong tình tương thân tương ái trọn vẹn, để nhờ đó biểu hiện rõ ràng tính đơn nhất của hôn nhân đã được Đức Kitô xác nhận. Đa thê là đi ngược với tình yêu vợ chồng, cũng như với sự bình đẳng giữa hai vợ chồng[11].”
2.2. Bất khả phân ly
Bất khả phân ly nghĩa là không thể ly dị. “Lý do sâu xa nhất đòi hỏi hai vợ chồng phải chung thủy chính là sự trung tín của Thiên Chúa với giao ước, và sự trung tín của Đức Kitô với Hội Thánh. Nhờ bí tích Hôn phối, hai vợ chồng được ban ơn để diễn tả và làm chứng cho sự trung tín ấy. Do bí tích, tính bất khả phân ly của hôn nhân tiếp nhận một ý nghĩa mới và sâu xa hơn[12].”
Ngoài ra sự liên kết mật thiết giữa hai vợ chồng, cũng như lợi ích của con cái, buộc hai vợ chồng phải hoàn toàn trung tín với nhau[13].
Chung thuỷ suốt đời với người phối ngẫu là một trong những đặc điểm nổi bật của hôn nhân Công giáo, đồng thời còn có ý nghĩa đặc biệt hơn đối với thế giới hiện nay, khi mà ly dị thường được coi là giải pháp bình thường cho những khó khăn hoặc thất bại trong đời sống hôn nhân. Quả thực, đối với nhiều trường hợp, chung thuỷ là một thách đố lớn lao và phải cậy dựa vào ơn Chúa, vì chỉ nhờ sức riêng của mình mà thôi thì không đủ. Trong đời sống hôn nhân, đôi vợ chồng cần nhớ rằng sự liên kết với nhau không phải chỉ do quyết tâm của họ mà còn là kết quả của ơn Chúa. “Điều gì Thiên Chúa đã kết hợp, thì loài người không được phân ly”(Mt 19,6). Hội Thánh không ngừng cầu nguyện cho các đôi vợ chồng được trung thành với nhau suốt đời. Ngược lại, chính Hội Thánh cũng được nâng đỡ luôn trung tín với Chúa Giêsu nhờ sự chung thuỷ của các đôi vợ chồng.

3. Hiệu quả bí tích Hôn phối

“Do hôn nhân hợp pháp, giữa vợ chồng phát sinh một mối dây ràng buộc vĩnh viễn và độc nhất tự bản chất. Hơn thế nữa, trong Kitô giáo, vợ chồng được Thiên Chúa tăng sức và thánh hiến bằng một bí tích riêng biệt, để chu toàn những bổn phận và sống xứng đáng bậc sống của mình[14].”
Bí tích Hôn phối đem lại hai hiệu quả:
3.1. Dây hôn phối
“Sự ưng thuận tự do, qua đó đôi phối ngẫu tự trao hiến và tiếp nhận nhau, được chính Thiên Chúa đóng ấn. Từ hôn ước của họ phát sinh một định chế. Định chế này đã được chính Thiên Chúa ấn định và có giá trị trước mặt xã hội. Hôn ước được liên kết với giao ước Thiên Chúa ký kết với nhân loại: Tình yêu vợ chồng đích thực được hoà nhập trong tình yêu Thiên Chúa[15].”
“Dây hôn phối do chính Thiên Chúa liên kết, nên hôn nhân thành sự và hoàn hợp, giữa hai người đã được rửa tội, không bao giờ được tháo gỡ. Dây liên kết này là kết quả của việc hai người tự nguyện kết hôn và do sự hoàn hợp của hôn phối. Đây là một thực tại không thể đảo ngược, và trở thành một giao ước được Thiên Chúa trung tín bảo đảm. Hội Thánh không có quyền nói ngược lại sự an bài khôn ngoan của Thiên Chúa[16].”
3.2. Ân sủng của bí tích Hôn phối
Ân sủng đặc biệt của bí tích Hôn phối kiện toàn tình yêu vợ chồng, củng cố sự hiệp nhất bất khả phân ly của họ. “Nhờ ân sủng này, họ giúp nhau nên thánh trong đời sống hôn nhân, trong việc đón nhận và giáo dục con cái”.[17]

“Đức Kitô là nguồn mạch ân sủng đặc biệt này. Như xưa, Thiên Chúa đến gặp Dân Ngài bằng một giao ước yêu thương và trung thành, thì ngày nay, Đấng Cứu Thế, Bạn Trăm Năm của Hội Thánh cũng đến với đôi vợ chồng qua bí tích Hôn phối. Ngài ở lại với họ, ban cho họ sức mạnh để họ vác thập giá theo Ngài, để họ chỗi dậy mỗi khi sa ngã, để họ tha thứ cho nhau, mang gánh nặng cho nhau, “phục tùng nhau trong sự kính sợ Đức Kitô” (Ep 5,21), và yêu thương nhau với một tình yêu siêu nhiên, tế nhị và phong phú. Trong khi họ vui hưởng tình yêu và cuộc sống gia đình, Ngài ban cho họ, ngay từ đời này, được nếm trước hạnh phúc Nước Trời[18].”