Wednesday, September 2, 2015

Nghĩ tản mạn ngày quốc khánh

Sáng nay nhân coi diễu binh qua TV, nghĩ lan man mấy thứ.
1. Diễu binh là cần thiết, dù có tốn kém.
2. Thế hệ thanh niên đẹp đẽ thông minh sẽ là một sức mạnh nếu được lãnh đạo tốt. Sự yếu kém nằm ở đám đông lãnh đạo trung cấp và cơ chế lỗi thời
3. Tuyên ngôn độc lập có các tư tưởng rất tiên tiến Âu hóa rõ rệt. Mấy chục năm sau, thậm chí bây giờ vẫn không kiên quyết "hội nhập" được như thế. Có lẽ cụ Hồ sau đó cũng phải compromise theo trung bình đám đông.
4. Không biết tư tưởng Âu hóa đã chín muồi trong giới elite VN thời đó ở mức độ nào hay chỉ có ở một số người như Nguyễn Ái Quốc, Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Phạm Quỳnh, Ngô Tùng Phong. Ba vị sau đều bi kịch, cụ Phan may mà mất sớm. Nguyễn Ái Quốc coi như cũng phải khép lại để mở ra nhân vật HCM với diện mạo mới, Âu hóa không quyết liệt.
5. Người ta vẫn nói cụ Hồ sang Pháp là để học văn minh Âu Tây về để chống lại Âu Tây giải phóng đất nước. Có thật cụ nghĩ ra được thế không. Hay là sang Pháp rồi, ảnh hưởng cụ Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường rồi mới nghĩ ra. Nếu cụ ngồi gõ đầu trẻ ở trường Dục Thanh mà một mình nghĩ ra được thế thì quả là siêu phàm. Như sau này cho thấy thế mạnh của cụ Hồ vẫn là thực hành hơn là phát kiến lý luận kiểu đó.
6. Ngày nay tiếp tục ước vọng Âu hóa của cụ Hồ và .... thế nào?

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

12 comments:

  1. Tôi không suy tôn anh Quang A. Nhưng những gì anh đang làm là tiền đề cho tất cả những gì mà nhiều người trong chúng ta mong muốn. Tôi không coi anh như 1 lãnh tụ, nhưng anh xứng đáng là 1 ngọn cờ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyễn Ái Việt: Bác A mới đóng vai trò phản biện, chưa thấy nói chủ thuyết, quan điểm Âu Hóa cũng chưa rõ.

      Delete
    2. Chắc là phải từ từ theo kiểu này:
      Theo TS. Nguyễn Quang A, trong số 3,6 triệu đảng viên ĐCSVN hiện nay đa số muốn dân chủ hóa, con số những người cố thủ bám quyền lực chắc không nhiều. Nếu tính mỗi đảng viên ĐCSVN có 3 người thân (vợ, chồng, con cái,..) thì số người liên quan cỡ 11 triệu người! Không thể không tính đến họ. Những người mong muốn dân chủ thực sự chắc chắn phải thấm nhuần tư tưởng khoan dung, hòa giải và tôn trọng ý kiến thiểu số dẫu là ý kiến cộng sản. Cho nên tìm cách thuyết phục họ, gây áp lực và sức ép để buộc họ cùng thương lượng cho một sự chuyển đổi ôn hòa, văn minh, giữ được sự ổn định và đỡ tốn kém cho đất nước. Kịch bản này diễn ra nhanh hay chậm là ở chính chúng ta và tất nhiên cũng phụ thuộc vào các nhóm đương chức. Việc dùng mọi cách tiếp cận để gây áp lực, để vận động họ là một việc quan trọng.

      Delete
  2. Văn Ba Nguyễn: Có chi tiết dạy Trường Dục Thanh. Em có về nhiều lần và không thấy có ai nhận là đồng nghiệp hay học trò của Cụ!? Mà nếu có Cụ chỉ trợ giảng vài buổi thể dục!?

    ReplyDelete
  3. Ngoc Le Phuong Nguyen: Cháu rất thik phân tích của bác, rất sâu ạ. Bài phân tích của bác cháu cũng mới nhận ra cụ Ng Ái Quốc cũng fai lui lại để nhường chỗ cho hình ảnh HCM tỏa sáng, Âu hóa chưa đến nơi

    ReplyDelete
  4. Nguyễn Thành Nam: em tản mạn với a Việt một chút
    2/ Với tình hình như hiện tại thì thay vì lãnh đạo nên cho các em/cháu tự do. Các bậc cha chú nên bình tâm, viết sách đúc kết kinh nghiệm cho thật hay:-)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Tình hình hiện tại là các vị lãnh đạo vẫn thích lãnh đạo. Cụ Lão nói "nhà cầm quyền hữu vi thì dân có sắc đói." Mặt khác các cháu vẫn cho là việc đã có cha chú lo, nên không có ai ốp là vẫn không làm. Vì vậy muốn đến được chỗ vô vi, tự do, trước hết phải có giai đoạn độc tài cầm roi quất vào đít.

      Delete
    2. Nguyễn Thành Nam: Chẳng lẽ cứ bó tay ngồi đợi "độc tài" hả anh. Em thấy ngay trên fb này cũng đầy các bậc cha chú lãnh đạo ko chịu nghỉ ngơi ạ:-)

      Delete
  5. Nguyen Binhduong: Tôi tin cụ Hồ là người siêu việt. Cái kiểu cách của 1 nc VN nho giáo PK đã làm hạn chế cụ Hồ và đã có lúc đẩy cụ vào thế bất lợi (mà sau này có sách đã viết...). Có lẽ quốc gia nào cũng bị rơi vào những HC bi kịch. Trên mạng cũng có nhiều kẻ chửi bới cho là tổ chức kỷ niệm 2-9 là lãng phí...để tiền đó cho người nghèo, trẻ em nghèo...Tôi thấy rất nực cười cho những suy nghĩ nông cạn, thiển cận...Lễ kỷ niệm năm nay là đúng. Tôi cũng rất đồng ý với những ý kiến của AV.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyễn Ái Việt: Tôi cho rằng cụ Hồ có siêu việt hay không tùy thuộc vào lĩnh vực. Về việc khai sinh cho nước Việt Nam độc lập, đuổi Pháp, đặt nền tảng cho việc thắng Mỹ, rõ ràng cụ 'siêu việt". Trong chính trị đặt một mục tiêu thực hiện được đã là siêu việt huống chi trong một hoàn cảnh nguồn lực rất hạn chế. Tuy nhiên, nếu nhìn theo kết quả hiện tại, thể chế do cụ tạo ra đã lo được cơm ăn áo mặc, đất nước có sánh vai các cường quốc năm châu như cụ hứa chưa, thì rõ ràng chưa được "siêu việt" bằng mấy anh "tay sai đế quốc" như Pak Chung Hee, Lee Kwan Yew. Tất nhiên cụ không thể làm mọi thứ hoàn hảo trong hoàn cảnh của cụ. Nhưng mấy tay con cháu cụ đang cố gắng làm cho cụ trở thành không siêu việt :) Vấn đề tưởng phức tạp nhưng đơn giản: Âu hóa. Đó cũng là lý tưởng Nguyễn Ái Quốc cuối cùng còn cháy bỏng của Tuyên ngôn độc lập.

      Delete
  6. Nguyễn Ái Việt: Tôi ngấy nhất là bàn luận thuyết lý về các chân lý chung chung và hiển nhiên. Không nói đến các bác theo chủ nghĩa hereism, tự cho mình độc quyền hiểu và thuyết về dân chủ, tự do, blah, blah. Một số bác khác không đến nỗi hereist, nhưng cứ tưởng thiên hạ không ai biết gì về mấy thứ này, nên cứ nói mãi và ngạc nhiên là không ai nghe. Người ta biết thừa, đã bàn sang chuyện khác từ lâu. Vấn đề là làm gì khả thi và có ích. Bàn về giải pháp, chứ khái niệm mãi chán rồi. Kinh nghiệm đau thương ở Đông Âu cho thấy đến bây giờ vẫn chẳng có giải pháp quái gì, 20 năm vẫn cãi nhau thế nào là dân chủ tự do. Dân chủ là một reward của xã hội văn minh, chứ không phải là giải pháp, hay điều kiện tiên quyết.

    ReplyDelete
  7. Nguyễn Minh Tuấn: Nếu được nói tự do không lo gì thì sẽ khác nhiều ngay trên báo chí về các nhân vật "siêu nhiên" này. Thực tế có mấy người được như câu hát: "Đảng là cuộc sống của tôi, mãi mãi đi theo người"?

    ReplyDelete