Thursday, September 17, 2015

Nguyen Ai Viet (Debrecen,VIDI72): Đánh giá nhà khoa học, thầy giáo và nhà quản lý

Một trong những thất bại lớn nhất của giới sĩ phu Mit là không tạo nổi một hệ thống giá trị. Nói một cách khác hệ thống giá trị lộn xộn và gây ra nhiều màn dở khóc dở cười.
Sĩ phu Mít hoàn toàn lộn xộn khi đánh giá mọi vấn đề. Nói thì dài, nhưng thể hiện ở một số điểm chính, kéo theo mọi vấn đề khác.
1. Sĩ phu Mít rất thích danh xưng: nhưng dùng rất lộn xộn. Giáo sư đại tá bác sĩ hay giáo sư tiến sĩ bộ trưởng là điển hình. Trường hợp khác là xưng giáo sư hay tiến sĩ hay chức danh quản lý trong các trường hợp không liên quan gì đến giáo dục, nghiên cứu khoa học hay hành chính, cứ như thể giáo sư tiến sĩ hay bộ trưởng thì không bao giờ được gọi là ông, công dân,... hoặc cái tên không có danh xưng thì không phải là mình.
2. Sĩ phu Mít ít khi nhìn nhận nhau hoặc nói với nhau về công việc cụ thể đã hoàn thành mà thích nói về giải thưởng, số bài, trích dẫn. Quả thật tôi chưa bao giờ biết Hawking, Einstein, Glashow, Gursey, Chandrashekhar có bao nhiêu bài, bài có nhiều cite cao nhất là bao nhiêu, đăng ISI thế nào, hệ số impact của tạp chí mà các ông đăng bài là bao nhiêu. Không phải chỉ thứ dữ, mà thứ thường cũng như vậy. Bài GellMann được giải thưởng Nobel bị từ chối đăng ở một tạp chí có hệ số impact cao, phải đăng ở một tạp chí có impact thấp hơn.
3. Đánh giá một giáo sư trước hết là phải qua việc ông này dạy có hay, sinh viên có thích, đào tạo được bao nhiêu nhân tài (không nhất thiết đứng tên hướng dẫn NCS), đằng này lại lẫn lộn với bảng thành tích nghiên cứu. Khi đánh giá thành tích nghiên cứu lại lẫn với đào tạo, quản lý. Tôi sẽ nhìn nhận các nhà khoa học VK với danh xưng giáo sư qua số nhân tài đào tạo cho Việt Nam. Ông nào chưa có học trò Việt Nam thành tài đừng phách lối. Nếu kế số bài giải thưởng thì xưng TS đi.
4. Nghĩ rộng một chút thấy cái hệ số impact và số lần trích dẫn tuy có thể tham khảo nhưng đo không chính xác lắm. Không phải được trích dẫn nhiều như Hawking t'Hooft là hay hơn hoặc đã bằng Einstein hay Newton. Đúng là mấy cái impact factor không hay bằng cách tính của bọn bán hàng đa cấp hay hệ số ELO của bọn đánh cờ. Nếu được mấy thằng củ chuối, hoặc các bài lá cải trích dẫn nhiều thì ăn thua gì. Giáo sư giỏi hay không phải nhìn vào học trò. Đã là giáo sư thì số lượng công trình ở một mức nào đó trở đi không còn có ý nghĩa bằng việc học trò có công trình tốt hay không. Nhà quản lý, giáo sư thậm chí nhà khoa học còn phải đánh giá xem họ tiến cứ bao nhiêu người tiến bộ vượt mình.

8 comments:

  1. Viet Quoc Nguyen: 1 và 2 chính là all of the System of values của sĩ phu Vịt

    ReplyDelete
  2. Ha Huy Khoai: Rất nhiều ý hay, nhưng đừng dùng chữ Mit, bọn MIT nó kiện. Bác cứ dùng chữ Đặc (cán mai) cũng được.

    ReplyDelete
  3. Hải Nguyễn Thúc: Chính xác! Thêm một chút về cái IF: nhiều trường hợp trích dẫn chỉ loanh quanh trong một nhóm những người nghiên cứu một hướng hẹp nào đó chỉ phục vụ cho việc làm luận án TS hoặc tính điểm xét chức danh, kể cả việc kiếm tiền (một số trường đang thưởng tiền cho các bài báo ISI), trong khi hướng nghiên cứu đó thuần tuý lý thuyết vớ vẩn, không có chút khả năng áp dụng có ích nào cho cả thế giới chứ ko phải chỉ cho VN. Chưa nói đến chất lượng khó kiểm soát của các tạp chí ISI trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay, nhất là đối với một ngành phát triển chóng mặt như ICT. VN là nước nghèo nhưng lại hành xử như một cường quốc, chỉ thích hư danh. TQ đã một thời phải trả giá cho việc chạy theo công bố quốc tế bằng mọi giá thì nay VN lại vô tư giẫm chân vào đó.

    ReplyDelete
  4. Ha Huy Khoai: "vô tư giẫm chân vào đó": chắc gì đã "vô tư"? Dân Toán bọn tôi bây giờ rất di ứng với các tạp chí ISI trả tiền: khoảng 1200 USD, tháng sau có bài đăng ISI. Không dám bàn đến các ngành khác, vì có thể mỗi ngành một khác.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hải Nguyễn Thúc: Hết sức mệt mỏi để đánh giá đúng giá trị thật của các công bố quốc tế hiện nay. Không chỉ các tạp chí ISI thường mà cả SCIE và SCI cũng đã có hiện tượng trả tiền thì đăng. Bởi thế mà có hiện tượng 1 tác giả công bố liên tục trong 1 tạp chí SCIE dù kết quả không đến mức xuất sắc. Một thực tế đáng lo ngại trong giới nghiên cứu trẻ VN hiện nay là nghiên cứu thì ít nhưng "công nghệ viết báo" lại rất cao, có người chỉ trong 1 năm mà có tới hàng chục công bố trên đủ loại tạp chí, kỷ yếu.

      Delete
  5. Viet Quoc Nguyen: Một trong những thất bại lớn nhất của giới sĩ phu Mit là không tạo nổi một hệ thống giá trị?
    - Right.
    v/đ là Reasons?
    Nó đây:
    Vịt ta - I said - chỉ thích nhìn nghe ngửi liếm , not thinking >>>
    1/ nhầm lẫn rằng chỉ hình, âm, mùi và vị mới là Values
    2/ ko tự tạo ra đc Tư tưởng >>> đi mượn, đi xin , ng lại - again - chỉ chú ý đến nhìn nghe ngửi liếm mà thui .

    ReplyDelete
  6. Viet Quoc Nguyen:
    "Mấy suy nghĩ về lịch sử tư tưởng và...' và về ....Nothing

    "...Tổ tiên ta ít làm lý luận. Không phải không có, nhưng rất ít. Có hai khoa học có được ít nhiều đúc kết vẻ lý luận là khoa học quân sự và y học. Thật dễ hiểu, quân sự học được tổng kết vì nó gắn liền với sự sống còn của dân tộc, và y học được tổng kết vì nó gắn liền với sự sống còn của con người.

    Còn làm triết học với nghĩa tư duy trừu tượng khái quát thì quả là hiếm. Dường như chúng ta chỉ có những nhà triết học “tay trái”.

    Có nhiều lý do lịch sử cắt nghĩa điều này:

    1. Cha ông chúng ta không có đủ thì giờ. Phần lớn thì giờ lo cho việc giữ nước.

    //// I said: Vịt lúc nào cũng nghỹ ngày của họ chỉ 24 giờ trong khi của bọn Human là 28, và chỉ mỗi Vịt mới phải lo họa xâm lăng..

    Sau LTK chúng ta đã có nhìu Time

    sau THĐ cũng thế

    sau Bình Ngô Đại Cáo chg ta cg có nhìu thời gian

    thậm chí , sau 1975 chg ta cg có nhìu thời gian

    nhg chg ta đã ...ko làm gì cả
    2. Cha ông chúng ta không có đủ điều kiện. Một điều kiện quan trọng là sự phát triển của khoa học kỹ thuật.

    /// Lại nữa: chỉ mỗi Vịt luôn luôn không đủ điều kiện.

    khộ

    3. Khi nhà nước mới hình thành thì sự phân công lao động xã hội không đủ mạnh, không đủ triệt để để hình thành một tầng lớp lao động trí óc, làm công việc xây dựng các phạm trù và hệ thống tư tưởng. Còn về sau, khi nền độc lập tự chủ của đất nước đã được giành lại thì các hệ tư tưởng (tôn giáo và triết học) ở bên ngoài đã được du nhập. Mọi thứ đã có sẵn. Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, thường gặp sự mài dũa các vũ khí tư tưởng sẵn có cho phù hợp với yêu cầu Việt Nam....

    /// sao lại nghỹ mọi thứ đó là "Mọi thứ đã có sẵn"?

    còn "sự mài dũa các vũ khí tư tưởng sẵn có cho phù hợp với yêu cầu Việt Nam" thực chất là gì?

    là éo có Tư tưởng, I said.

    ReplyDelete
  7. Viet Quoc Nguyen: By the way; one of nhg mục đích tối thượng of education là nó phải tạo ra đc A System of Values >>> Vịt ta là một lũ vô học.
    Related: "Ba nguyên nhân của vấn đề suy thoái về đạo đức, “xuống cấp” về văn hóa trong xã hội Việt Nam từ góc nhìn lịch sử - văn hóa"
    (By Nguyễn Trọng Bình on viet-studies)
    lại thấy I - once again - am right:
    Vietnamese is The People Of No Value.
    chúng ta ko có khả năng tạo ra any Tư tưởng, hay any Triết học và ngay cả cái mà chúng ta gọi nó là Văn Hiến Ngàn Năm cũng chỉ là một cách khổ dâm, ..nên đã "xài tạm" cái gần gần đc gọi là thế - Khổng - suốt ngàn năm.
    vì ko có gì là NATIVE nên chi mới “xáo trộn” và “đứt gãy” thôi.
    "loạn chuẩn" cũng từ đó
    dùng nhiều hóa ra chơi chữ mà thôi.
    ngay cả những giá trị "cật ruột", đc nhai đi nhai lại mỗi khi đói và/hay mất Nước cũng bị ném xuống đất, bị xéo dưới gót giày, rồi lại đc nhặt lên và lại đc ...nhai đi nhai lại, như: tình làng nghĩa xóm, lũy tre bờ dậu, chắt chiu nghĩa tình....
    "Nguyên nhân thứ hai: sự thất bại của hệ thống giáo dục “già nua” và lộn xộn"
    rồi ...
    "Nguyên nhân thứ ba: hệ thống pháp luật thừa nghiêm khắc nhưng thiếu nghiêm minh"?
    - cũng là từ đó.
    From sự trống không của Giá Trị.
    chúng ta như thứ tầm gửi, gặp bờ rào thi leo bờ rào, gặp khúc củi thì bám khúc củi, hết rào hết củi thì bò đất.

    ReplyDelete