Friday, December 31, 2021

Wishing you enough...

"Kívánok neked eleget (...) Elég napfényt, hogy bevilágítsa a napjaidat, elég esőt, hogy értékelni tudd a napsütést, elég örömet, hogy megerősítse a lelked, elég fájdalmat, hogy értékelni tudd az élet apró örömeit, és elég találkozást, hogy olykor-olykor kibírd a búcsúzást is."

(Sofia Lundberg)

"Wishing you enough (... ) Enough sunshine to brighten your days, enough rain to appreciate the sunshine, enough joy to strengthen your soul, enough pain to appreciate the little joys of life, and enough meetings to make you able to say goodbye sometimes . . "

Wednesday, December 29, 2021

Tư liệu sau chiến tranh: Chi tiết thương vụ bán 40 tấn vàng của Việt Nam từ năm 1979-1988 Qua kênh Liên Xô

Có thể bạn chưa biết

“Chuyến hàng đầu tiên rời Hà Nội ngày 1/12/1979, số lượng 101 hòm, nặng 4.455kg... Sau đó là những hợp đồng giao vàng tái chế, vay mượn, cầm cố bán vàng với số lượng hơn 40 tấn, thu được trên 500 triệu USD”- đó là một đoạn trích phát biểu của ông Nguyễn Văn Dễ, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Vietcombank, được ghi lại trong cuốn Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Trao đổi trực tiếp với người viết, ông Dễ tâm sự sau năm 1975 Việt Nam rất cần ngoại tệ để giải quyết những nhu cầu cấp bách của quốc gia như mua lương thực, nguyên liệu, trả nợ quốc tế đến hạn phải trả... Đặc biệt là miếng ăn của người dân thiếu hụt đến mức phải ăn trực tiếp cả hạt bo bo chưa kịp xay xát, loại lúa mì, lúa mạch phẩm cấp thấp. Các lãnh đạo chủ chốt của Chính phủ đều phải dành nhiều thời gian chạy gạo cho thấy tình hình hết sức khẩn cấp...

Để tháo gỡ các vấn đề này, nội lực nông nghiệp trong nước lúc ấy không đáp ứng nổi, đòi hỏi phải trông ra nguồn lương thực quốc tế. Nhưng có mua nợ thì cũng phải trả, và lấy ngoại tệ ở đâu ra? Giải pháp khả thi nhất bấy giờ là bán vàng lấy ngoại tệ. Tuy nhiên, thương vụ đặc biệt này hoàn toàn không đơn giản như nhiều người nghĩ, kể cả một số cán bộ cấp cao. Bởi nguồn vàng của miền Nam thì có nhưng lại “kẹt” ở xuất xứ của Việt Nam Cộng hòa, nhất là lại đang trong giai đoạn cấm vận gay gắt của Mỹ.

Cuốn Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương ghi lại: “Kho vàng lúc ấy như sau: ngoài số vàng không đáng kể của miền Bắc (đơn vị tạ), Ngân hàng Nhà nước đã tiếp nhận vàng của chính quyền Sài Gòn và vàng của các nguồn khác. Cơ cấu của kho vàng rất không “đồng bộ”: vàng thỏi của Anh mỗi thỏi nặng 12,7kg, vàng thỏi của Mỹ mỗi thỏi nặng 10kg. Các thỏi đều có mã riêng, nhãn hiệu, xuất xứ. Ngoài vàng thỏi còn có các loại vàng lá Kim Thành, các loại vàng vụn (kể cả nhẫn, vòng, kiềng)".

"Ban đầu những người có trách nhiệm đều nghĩ đơn giản: ta có vàng, đem bán lấy ngoại tệ, việc đó đâu có khó. Nhưng ngay tại phiên giao dịch đầu tiên có tính chất thăm dò với Liên Xô, các bạn Liên Xô cho biết hàng hóa trên thị trường vàng quốc tế phải là những thỏi vàng chuẩn của Anh, Mỹ hoặc Liên Xô. Các loại vàng thỏi Anh, Mỹ... có xuất xứ tại Việt Nam không thể tiêu thụ trên thị trường vì có quá nhiều rủi ro do chính sách cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam”.

Nhắc lại thế bí này, ông Dễ kể Việt Nam và Liên Xô đã bàn bạc với nhau và thống nhất phải tái chế vàng theo tiêu chuẩn của Liên Xô, mỗi thỏi 1kg. Khoảng cuối năm 1979, theo lệnh của Chính phủ và sự ủy nhiệm của Ngân hàng Nhà nước, Vietcombank ký với Liên Xô các hợp đồng tái chế vàng, vay mượn cầm cố vàng và tiêu thụ vàng trên thị trường thế giới.

“Liên Xô lúc ấy rất thân thiện, giúp đỡ Việt Nam. Tôi bay sang đó liên tục và thường chỉ có món quà duy nhất là mấy chai Nếp Mới mà họ gọi là vodka Việt Nam” - ông Dễ nhớ phía Liên Xô cung cấp các hòm thép tiêu chuẩn ngân hàng của họ. Việc chuyên chở vàng được thực hiện bằng máy bay thương mại Liên Xô, nhưng quá trình thực hiện được bảo mật để hành khách không được biết loại hàng đặc biệt này.

Những kiện hàng bí mật trên Aeroflot

Là người tham gia nhiệm vụ này ở đoạn trong nước, nguyên phó tổng giám đốc Vietcombank Nguyễn Duy Lộ cũng không quên: “Ông Dễ phụ trách đoạn ở Liên Xô. Còn tôi là thành viên hội đồng kiểm kê quốc gia lo những việc trong nước như kiểm kê số lượng vàng, đóng hòm theo tiêu chuẩn và niêm phong. Vàng từ kho ngân hàng được bảo mật chở ra sân bay Nội Bài. Công tác bảo vệ rất kín. Tôi kiểm tra niêm phong, hoàn tất thủ tục xong mới chuyển ra máy bay của Hãng hàng không Liên Xô. Ngay cả nhân viên sân bay cũng ít người được biết loại hàng đặc biệt này”.

Ảnh: Ông Nguyễn Duy Lộ, người tham gia thương vụ đặc biệt 40 tấn vàng năm 1979 (Ảnh: Q.V)

Khi các hòm vàng được đưa lên máy bay, ông Nguyễn Văn Dễ lúc ấy là phó tổng giám đốc Vietcombank có nhiệm vụ trực tiếp theo chuyến bay của Hãng hàng không Aeroflot. Ông được cấp hộ chiếu ngoại giao đi Liên Xô bất cứ lúc nào cũng được để lo đàm phán, ký kết hợp đồng giao hàng, tái chế vay cầm cố bằng vàng, bán hàng với Ngân hàng Ngoại thương Liên Xô. Máy bay hạ cánh, ngân hàng phía Liên Xô có xe bọc thép đón sẵn. Họ không mở hòm, kiểm đếm số lượng vàng trong đó mà chỉ niêm phong rồi tiếp tục chuyển về kho bảo mật.

Nhiều năm sau, ông Dễ vẫn nhớ rất chi tiết: “Tất cả khoảng hơn 40 tấn, trong đó có 16 tấn vàng thỏi tiếp quản của ngân hàng Việt Nam Cộng Hòa, còn lại là các loại vàng khác nhau từ những nguồn khác. Ngay sau chuyến đầu tiên chuyển đi 4.455kg trong 101 hòm vào ngày 1/12/1979, Chính phủ VN đã gửi công hàm đến Liên Xô đề nghị vay 100 triệu USD để dự phòng thanh toán nợ đến hạn trong khi chưa có nguồn thu xuất khẩu”.

Chính ông Dễ được Bộ Ngoại giao ủy nhiệm ký hợp đồng vay ngoại tệ này. Phía Liên Xô đồng ý cho vay, nhưng phải theo thông lệ thương mại quốc tế vì họ cũng không có ngoại tệ dư thừa, phải huy động từ thị trường tự do.Theo đó, Việt Nam chỉ có thể được vay với điều kiện thế chấp bằng chính số lượng vàng chuyển sang Liên Xô. Hiệp định vay 100 triệu USD thế chấp bằng vàng đã hoàn tất vào khoảng tháng 3-1980.

“Sở dĩ Việt Nam phải vay nóng ngoại tệ như vậy bởi lượng vàng chuyển sang tái chế ở Liên Xô không kịp đem ra thị trường bán, trong đó có Thụy Sĩ. Các nhu cầu cấp bách của quốc gia gồm cả vấn đề nóng bỏng lương thực cho người dân đòi hỏi phải có ngoại tệ ngay. Sau đó Việt Nam dùng tiền bán vàng trả lại cho Liên Xô”.

Hầu như tháng nào ông Dễ cũng bay sang Liên Xô. Hơn 40 tấn vàng được chuyển đi nhiều đợt. Nhiệm vụ bảo vệ của Việt Nam chỉ đảm trách đến khi đưa lên máy bay Liên Xô, sau đó thuộc trách nhiệm của họ. Khoảng năm 1988, Vietcombank đã chuyển về nước lại khoảng 2,7 tấn vàng còn gửi tại Liên Xô do tình hình bất ổn của họ. Đặc biệt, khoảng 5,7 tấn vàng gửi tại Ngân hàng Thụy Sĩ cũng được Việt Nam chuyển về Tiệp Khắc. Họ đã bán giúp để Việt Nam lấy ngoại tệ sử dụng cho nhu cầu quốc dân. Trước khi Tiệp Khắc gặp biến động chính trị, khoảng 500kg vàng Việt Nam còn lại ở nước họ cũng được chuyển kịp thời về nước.

Quốc Việt, Báo Tuổi Trẻ 

https://tuoitre.vn/thuong-vu-dac-biet-ban-vang-731957.htm

Tuesday, December 28, 2021

2 ông vua

 [Luận Tam Quốc] Nghiêu và Thuấn, 

    1. Nghiêu và Thuấn là hai ông vua thời thượng cổ của Trung Quốc, có lẽ ngang thời các vua Hùng. Quốc hiệu của Nghiêu là Đường. Quốc hiệu của Thuấn là Ngu.  Đường và Ngu là hai thị tộc khác nhau.

    Trong giáo điều của Trung Quốc, Nghiêu nhường ngôi cho Thuấn, Thuấn nhường ngôi cho Vũ. Vì thế hai ông vua này được tôn vinh là vua vừa sáng vừa hiền. Sáng vì biết nhường ngôi cho ông vua sáng khác. Hiền là vì biết nhường ngôi.

   2. Động lực nhường ngôi được cho là vì thiên hạ, vì nước, vì dân. Nếu suy nghĩ thật kỹ, thiên hạ, nước và dân là những khái niệm sau này, thời thượng cổ chưa từng có. Thời đó, các bộ lạc còn tranh giành đồ ăn vốn còn ít ỏi do nông nghiệp kém phát triển. Nghề sắn bắn, hái lượm, ắt phải tranh giành. Nghiêu là người đứng đầu một thị tộc, Thuấn đứng đầu thị tộc khác, Vũ lại đứng đầu thị tộc khác nữa. Khi thị tộc này mạnh, các thị tộc khác phải phục tùng, đem đến nhiều quyền lợi. Khi thị tộc khác mạnh lên, lợi quyền sẽ chuyển cho họ. Vì vậy không có chuyện nhường ngôi, nhất là cho thị tộc khác. Bác có lú, chú sẽ khôn. Nghiêu hay Thuấn có muốn nhường ngôi, chắc chắn quần thần hay các trưởng lão trong thị tộc chắc chắn không chịu. Thời đó chưa có Lễ, nên chắc chắn sẽ dãy đành đạch khóc mếu, không thể không mủi lòng. Quyền lực chỉ có thể chuyển giao bằng đấu đá, mà thời đó là vũ lực, do xã hội loài người còn chưa có mưu mẹo chính trị.

     3. Thuyết "nhường ngôi" là do chế độ phong kiến đời sau mà cụ thể là Chu Đáng và Khổng Khâu chế tác ra. Nhiều sách cổ còn sót những đoạn văn ghi lại việc Thuấn đày Nghiêu, Vũ đày Thuấn. Điều đó hợp lý. Đất cai trị của Thuấn ở vùng Sơn Tây, sau này mộ lại ở đất Ngô, Việt, có lẽ là đất đày. Vũ là con của Cổn, Cổn bị Thuấn giết, không có lẽ Vũ ngoan ngoãn theo Thuấn, Thuấn lại hiền từ nhường ngôi cho con của kẻ mà mình sát hại, không nghĩ đến sự trả thù. 

     4. Không phải cứ sách vở chép là đúng. Người viết sử chính là nhà cầm quyền, vì thế sự kiện lịch sử được ghi lại phải có lợi cho họ. Tuy vậy, những điều bất nhất sẽ sáng tỏ. Tuy vậy, có những hư cấu "mượt mà" mãi mãi sẽ không thể phân định được. Chúng ta sẽ chấp nhận lịch sử như một phần của văn hóa, và có nhiều cái không thể đúng như nó đã từng xảy ra. Niềm tin lịch sử phải là chân lý như khoa học tự nhiên có phần ngây thơ.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

CLB Những người thích đùa: 3 nhân chứng

 Truy tìm tội phạm

Cảnh sát vào hồi gay cấn, truy tìm anh tội phạm mãi không ra. May quá, nhờ có người thông báo, có ba anh em nhà Ngốc có nhìn thấy tội phạm. Lôi từ tàng thư tội phạm ra được đúng một chụp chân dung từ bên trái khuôn mặt.

Sau khi triệu hồi ba anh em nhà Ngốc, cảnh sát cho Ngốc Cả xem hình:

- Anh thấy thế nào? Có đặc điểm gì làm anh nhận diện ra không?

- Ồ! Anh này có một mắt!

Cảnh sát chán ngán:

- Dĩ nhiên vì chụp một bên!

Đến anh Hai Ngốc, sau khi xem hình:

- Thế nào? Anh có thấy gì đặc biệt không?

- Có chứ! Ông này có một lổ mũi!

Cảnh sát rầu rĩ.

Mệt mỏi, Cảnh sát Trưởng gọi Ba Ngốc:

- Anh xem hình này! Tôi nói luôn là hình chụp từ một phía nên anh chỉ thấy được một mắt, một lổ mũi! Thực ra là người trên hình có đủ hai mắt, hai lổ mũi! Anh có nhận xét gì không (giọng kéo dài, ngán ngẩm)? Có gì đặc biệt không?

- (sau hồi lâu) Có!

Cảnh sát trường ngồi thẳng dậy ngay lập tức:

- Anh định nói gì?

- Tôi thấy có điểm đặc biệt!

Mắt cảnh sát trưởng tròn xoe:

- Là gì?

- Người trên ảnh đeo kính áp tròng!

Không gian im không một tiếng động, toàn bộ cảnh sát có mặt sốc nặng, mồm miệng há to.

Cảnh sát trường đứng bật dậy, hò hét, điều động, ... Mười lăm phút sau đặc vụ điều tra cao cấp vào phòng, rỉ tai cảnh sát trường:

- Đúng thế!

Cảnh sát trưởng khi này mặt tái xanh, quay sang anh Ba Ngốc:

- Sao anh biết người này đeo kính áp tròng?

- Dễ quá! Tôi xem kỹ rồi! Người chỉ có một tai làm sao đeo kính có gọng được?

Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE.vidi90)

Monday, December 27, 2021

Đất nước SINGAPORE như tôi biết (4)

GIÁO DỤC: Học được những điều tốt nhất (tiếp theo)

Để việc học tập có kết quả, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho từng học sinh, ko chỉ với 1 ý thức học tập đúng đắn mà còn phải có 1 động cơ học tập để biến ước mơ trở thành hiện thực. Đó là những ước mơ từ tận đáy lòng để cố gắng trở thành 1 người hữu ích, có nhiều đóng góp thiết thực cho cộng đồng và xh, chứ ko phải chỉ là 1 tấm bằng danh dự để treo cho bà con lé mắt như ở VN.

Nguyên tắc học tập: ko cần nhớ hết bài học ntn, nhưng phải hiểu những gì được dạy. Muốn vậy, học sinh phải có phương pháp học tập đúng: biết ghi chú, nắm được các chủ đề, tóm lược bằng các bảng biểu và đồ thị, tóm tắt lại các bài đã học và thực hiện các thẻ ghi chú với máy tính và các công cụ hỗ trợ hiện nay.

Nếu ko hiểu bất cứ điều gì, ko ngần ngại hỏi về vấn đề còn thắc mắc để được giải thích rõ ràng. Luôn chuẩn bị bài thật tốt trước khi học bài mới và phải hết sức tập trung ở lớp. Phải học 1 cách đều đặn, ko để bị dồn ứ, đến phút chót mới lao vào học...

Để kết thúc phần chương trình giáo dục phổ thông của Singapore, tôi muốn nhắc lại lời của 1 cựu học sinh VN từng học chương trình IB (4 năm) tại trường ACS (I) và ĐH (Industrial & Systems Engineering @ NUS), đã làm việc cho Apple và hiện đang làm việc tại DHL (Singapore) với vai trò quản lý điều hành/Senior Executive: So với VN, Singapore tuy ko có nhiều người có tài năng bẩm sinh (năng khiếu đặc biệt), nhưng nền giáo dục của Singapore lại đào tạo được nhiều người tài có đủ tư cách và trình độ để đáp ứng/đảm trách được vai trò phục vụ cho yêu cầu nghiên cứu và phát triển (R & D) Singapore một cách hiệu quả như chúng ta đã thấy.

Tóm lại: Thành tựu của 1 nền giáo dục là phải kiến tạo được cái nền tảng/cơ sở giúp con người từ đó có thể đạt tới những khả năng cao hơn một cách toàn diện với tiềm năng của từng cá nhân.

Như từng bậc thang, các cấp học và chương trình giáo dục & đào tạo luôn được cập nhật/đổi mới sẽ giúp cho xh có được những công dân có ích, những người xứng đáng là lớp người mới vừa có đủ nhân cách thừa kế những giá trị vốn có và vừa có cả khả năng đáp ứng những yêu cầu thiết thực đặt ra của xh. Tầm mức này ko chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia, mà trên phạm vi toàn cầu, như 1 Global citizen đích thực với đầy đủ ý nghĩa và tư cách cũng như khát vọng tích cực nhất của những từ này. 

(còn nữa)

Các ấn phẩm của trường ACS (I)

Biểu đồ: Hệ thống giáo dục của Singapore

Bình luận bóng đá: AFF Cup

 Xem đội tuyển VN đá giải AFF cup lần này thấy mọi thứ đều tốt, chỉ dở mỗi chuyện ghi bàn thôi. Cả trận với Indo chỉ cần ghi 1 bàn thôi cũng không không làm được. Cuối trận với đội Campuchia chỉ cần ghi thêm một bàn nữa thôi cũng không làm được. Trận cuối cùng với Thái Lan chỉ cần ghi hai bàn thắng thôi cũng không làm được. Nói chung với đội yếu hay đội mạnh thì cái dở của đội tuyển cũng chỉ là không ghi bàn mà thôi.

Cũng may là ở bán kết gặp đội Thái Lan thì thua cũng vinh dự, chứ  gặp và thua đội Singapore thì xấu hổ lắm.

Nếu FIFA đổi luật sang chơi đẹp mà không cần quan tâm đến bàn thắng thì Việt Nam đã vô địch Đông Nam Á rồi.

Thực ra, khi cả nước đã chuyển từ tự tin sang tự kiêu, đặc biệt là trên báo chí và truyền hình, thì việc đổi tuyển thua trận là đương nhiên. Đừng có trách các cầu thủ.

Ngô Mạnh Hùng

Sunday, December 26, 2021

NGUYỄN THẾ THẢO: NGƯỜI ĐẺ RA PHẾ TÍCH CÁT LINH - HÀ ĐÔNG VÀ LÀ NGƯỜI RA TAY TẬN DIỆT 6.700 CÂY XANH

 Ô nhiễm môi trường, không khí đặc quánh vì bụi mịn, cây xanh còn đâu mà chống đỡ

_ Hàng chục ngàn tỷ đồng ra đi vì tuyến đường sắt bám bụi dày đặc Cát Linh - Hà Đông, vẫn lấy bút kí dù biết dự án không hiệu quả kinh tế. Dân tự hỏi bao giờ mới đi vào hoạt động? 

Vâng,

Anh ấy là Nguyễn Thế Thảo- người duyệt chủ trương XD đường sắt đô thị tại Hà Nội, duyệt tuyến buýt nhanh BRT..và cũng chính là người quyết định cắt bỏ gần 7000 cây xanh cổ thụ của TP Hà Nội...dù người dân lên tiếng phải đối đến cùng cực. 

Giờ nghe nói anh ấy ngày ngày đến Đồng Mô, Long Biên ...cuốc đất bắt giun, sống thanh bạch gần thiên nhiên cây cỏ...

Mọi người thấy công trạng 10 năm ngồi ghế của cựu Chủ tịch UBND TP của anh ấy thế nào ?

FB-Hoàng Nguyên Vũ (26 Dec 2019)

Friday, December 24, 2021

Quan điểm và nhận định về định hướng phát triển hiện nay

 TÀI SẢN MỀM CỦA VIỆT NAM LÀ GÌ?

"Nhật Bản phải mất gần 40 năm mới tạo dựng cho Made In Japan một thương hiệu đồng nghĩa với chất lượng sản phẩm và sáng tạo. Trung Quốc cố gắng tạo một thương hiệu quốc gia suốt 35 năm qua. Cho đến nay, kết quả ngược lại với mong ước, các thực phẩm, hóa phẩm Made in China bị tẩy chay trên mọi thị trường, ngay cả tại chính quốc gia họ. Các sản phẩm tiêu dùng khác của Trung Quốc đồng nghĩa với giá rẻ và biểu hiện của hàng nhái, hàng giả, hàng dởm…

Một may mắn cho Việt Nam là dù nằm cạnh Trung Quốc và mang nhiều tính chất kinh doanh cẩu thả tương tự, sản phẩm Việt Nam vẫn chưa bị bôi đen trên thế giới. Tuy nhiên, nếu tiếp tục copy ông láng giềng về quản lý chất lượng, thương hiệu chúng ta sẽ là một gánh nặng đè trên giá cả, thay vì hưởng một mức giá cao hơn (premium) như Nhật Bản."

- TS. Alan Phan

Khi tôi còn làm cho hãng Eisenberg và Hartcourt vào những năm đầu mở cửa của Trung Quốc (1975-1990), chúng tôi được tiếp đón nồng hậu và được mời đầu tư váo những công ty mà chánh phủ Trung Quốc cho là “hòn ngọc”giá trị nhất của họ. Đó là những đại công ty có nhà máy lớn như một sân vận động, hàng chục ngàn nhân công, cơ sở văn phòng bề thế… tọa lạc phần lớn tại các vùng khỉ ho gà gáy (kế hoạch tránh các phi vụ ném bom trong chiến tranh). Những doanh nghiệp nhà nước này mang rất nhiều tính chất xã hội và quản lý theo kiểu “cha chung”… nên thua lỗ thường trực.

Trước 1990, không mấy ai trên thế giới suy nghĩ nhiều về tài sản “mềm”, mà đo lường sự thịnh vượng thành công của 1 công ty hay 1 con người qua các đồ chơi sờ mó được như bất động sản, khoáng sản, thực phẩm, xe cộ, điện máy…

- Giá trị của tài sản mềm

Do đó, khi Hartcourt đem tiền đầu tư chuyên vào các công ty IT hay truyền thông, nhiều tư vấn Trung Quốc cho chúng tôi ngu, đem tiền đi đổ sông Ngô. Ngay đến hôm nay, phần lớn doanh nhân Việt vẫn không nhận ra giá trị mềm của công ty họ. Khi họ chào bán hay mời mọc, họ vẫn khoe nhiều về nhà máy hoành tráng, bao nhiêu hectares đất bao quanh, văn phòng tráng lệ ngay tại trung tâm thành phố và chiếc xe Rolls Royce họ đang lái…

Tôi có đến thăm tập đoàn Foxconn ờ Shenzen hai năm về trước. Nhà máy hiện đại với hơn 30 ngàn nhân công, hệ thống dây chuyền sản xuất và các phòng “sạch” (clean room) vĩ đại trông rất ấn tượng. Sản phẩm lớn nhất họ gia công là các Iphone, Ipad, Ipod cho Apple. Trong khi Apple làm chủ bản quyền trí tuệ và thương hiệu nên kiếm lời khoảng $140 USD mỗi đơn vị Iphone, lợi nhuận của Foxconn khoảng $7 một chiếc.

Hãng Nike có thương vụ lớn nhất toàn cầu về giầy dép và trang phục thể thao. Họ không sở hữu bất kỳ nhà máy nào trên thế giới. Tài sản quý giá nhất là thương hiệu đã xây dựng suốt 50 năm qua và những trung tâm thiết kế và các phòng thí nghiệm hiện đại nhất về công nghệ và sản phẩm. Những công ty có thị giá cao nhất trên thế giới đều là những công ty mà giá trị mềm vượt trội: Google, Microsoft, Facebook, Pfizer, Oracle, IBM…Không một công ty bất động sản nào nằm trong Top 100 (100 công ty hàng đầu).

Tài sản mềm mang giá trị quan trọng nhất trong lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế tương lai.

Nhìn lại Việt nam, liệu chúng ta có thể đánh giá được những tài sản mềm? Vai trò của chúng sẽ ảnh hưởng như thế nào trong chiến lược kinh tế khu vực và toàn cầu? Hãy kiểm điểm.

1. Tài sản con người

Hai yếu tố tạo mũi nhọn cho đội ngũ nhân lực là sáng tạo và năng động. Đây là phạm trù của tuổi trẻ và Việt nam thường hãnh diện với một dân số mà 65% dưới 30 tuổi, trên 50 triệu người. Thêm vào đó, học sinh sinh viên Việt Nam thường tỏa sáng trên các trường trung đại học khắp thế giới. Cộng với giới trẻ trong nước, Việt Nam có 3.8 triệu kiều bào có kinh nghiệm nghề nghiệp cao, 32% tốt nghiệp đại học. Nói chung so với 9 quốc gia còn lại trong khối ASEAN, Việt Nam dẫn đầu về tiềm lực của nhân tài, trên cả Indonesia với gần 250 triệu dân.

Tuy nhiên, sự yếu kém của nền giáo dục lý thuyết từ chương đã làm què quặt tiềm năng này. Công ty Intel đã không tìm ra đủ 180 nhân viên trung cấp cho nhà máy 1 tỷ đô la của họ ở Thủ Đức và phải nhập khẩu một số lớn chuyên viên từ Malaysia và Phi Luật Tân. Các công ty FDI khác tại Việt Nam đều có những than phiền tương tự.

Thêm vào đó, tư duy sao chép nguyên bản các tư tưởng truyền thống, các công thức khoa học lỗi thời và chánh sách dùng người lấy ngoan ngõan làm chỉ tiêu… đã gây thui chột mọi sáng kiến, mọi đổi mới, mọi tiến bộ. Dù có số lượng giáo sư tiến sĩ cao nhất ASEAN (gần 10 ngàn người), Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế nộp tại Âu Mỹ trong 6 năm qua. Năm 2011, trong khi Singapore với 5 triệu dân đăng ký 648 bằng sáng chế, con số từ Việt Nam là zero cho 90 triệu dân.

2. Thương hiệu quốc gia

Các tên tuổi mà mạng truyền thông Việt không ngừng vinh danh như Trung Nguyên, Dr. Thanh, Bitis… đều không có một dấu ấn gì trên thương trường quốc tế. Ngay cả Vietnam Airlines đáng lẽ phải là một đầu cầu để phát huy các thương hiệu khác cho Việt Nam trên khắp điểm đến của thế giới đã chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Nhờ vai trò lịch sử trong 2 cuộc chiến tranh Pháp-Mỹ, Việt Nam đã có tiềm năng để nổi tiếng và tạo thiện cảm với nhân dân thế giới. Tuy nhiên sau 37 năm từ ngày chấm dứt chiến tranh, hình ảnh Việt Nam đã mờ dần trong trí nhớ của những thế hệ trẻ sau này. Sự thiếu vắng những thành quả ấn tượng trên mọi lãnh vực từ kinh tế đến khoa học, từ nghệ thuật đến thể thao đã bào mòn thương hiệu Việt Nam.

Nhật Bản phải mất gần 40 năm mới tạo dựng cho Made In Japan một thương hiệu đồng nghĩa với chất lượng sản phẩm và sáng tạo. Trung Quốc cố gắng tạo một thương hiệu quốc gia suốt 35 năm qua. Cho đến nay, kết quả ngược lại với mong ước, các thực phẩm, hóa phẩm Made in China bị tẩy chay trên mọi thị trường, ngay cả tại chính quốc gia họ. Các sản phẩm tiêu dùng khác của Trung Quốc đồng nghĩa với giá rẻ và biểu hiện của hàng nhái, hàng giả, hàng dởm…

Một may mắn cho Việt Nam là dù nằm cạnh Trung Quốc và mang nhiều tính chất kinh doanh cẩu thả tương tự, sản phẩm Việt Nam vẫn chưa bị bôi đen trên thế giới. Tuy nhiên, nếu tiếp tục copy ông láng giềng về quản lý chất lượng, thương hiệu chúng ta sẽ là một gánh nặng đè trên giá cả, thay vì hưởng một mức giá cao hơn (premium) như Nhật Bản.

3. Vị thế trên thị trường

Mọi nền kinh tế cũng như doanh nghiệp đều có thể tạo cho mình một thế mạnh trong các thị trường ngách, mà không cần đến các yếu tố cạnh tranh trên. Thí dụ, Thụy Sĩ hay Singapore không có một nền tài chánh lớn mạnh như Mỹ, Anh… cũng không có đội ngũ hay công nghệ gì sáng tạo hơn; nhưng họ biết biến quốc gia nhỏ bé của họ thành một trung tâm tài chánh thế giới qua chánh sách mở rộng mà kín đáo, hiệu năng và minh bạch.

Việt Nam có thể tìm một lợi thế cạnh tranh theo phương thức trên. Dù công nghiệp Việt không thể sánh với Trung Quốc trên rất nhiều phương diện, nhưng các nhà sản xuất Hàn, Nhật đã đầu tư nhiều vào Việt Nam để tránh rủi ro khi bỏ tất cả trứng vào cái giỏ Trung Quốc. Về du lịch, dù không thể cạnh tranh với Thái Lan hay ngay cả xứ nhỏ như Singapore và Mã Lai, Việt Nam có thể đào sâu vào một chiến lược đặc trưng như sinh thái hay thám hiểm hay hưu trí để tạo thị trường.

Hai ngành nghề tôi tin là Việt Nam có thể dẫn đầu tại ASEAN nếu biết phát triển đồng bộ và sáng tạo. Thứ nhất là nông nghiệp công nghệ cao. Tạo ra những sản phẩm xanh, sạch, an toàn được đảm bảo bởi những cơ quan kiểm phẩm nổi danh thế giới là bước đầu. Việc giáo dục huấn luyện cho các nông dân những công nghệ mới, những quy trình dùng IT để điều hòa và tiếp liệu, sử dụng đội ngũ tiếp thị trẻ và bén nhậy từ thành phố có thể tạo nên một làn sóng thay đổi bộ mặt của nông thủy sản Việt Nam. Người tiêu dùng tại các nước Á Châu, nhất là tại các nơi có thu nhập cao như Hồng Kông, Nhật, Singapore… đang có nhu cầu rất lớn về an toàn thực phẩm.

Thứ hai là ngành IT (công nghệ thông tin) tại các thành phố lớn bao quanh bởi các đại học tiến bộ và hiện đại. Giáo trình học phải thay đổi và các trung tâm IT phải có những cơ sở hạ tầng tối tân nhất để giúp tính sáng tạo của đội ngũ phát huy đúng mức. Trên hết, luật về bản quyền trí tuệ phải được thắt chặt và nghiêm túc thực thi trên mọi cấp bực của thị trường.

4. Văn hóa gia đình và xã hội

Người Việt Nam có một gắn bó thân tình chặt chẽ với gia đình, làng xóm và đất nước, nên sự đùm bọc và tiếp sức tạo một thế đoàn kết mạnh hơn chủ nghĩa cá nhân của Âu Mỹ. Nhưng đây cũng có thể là một bất lợi vì tầm nhìn bị giới hạn, tâm lý bầy đàn rất cao và quá gần nhau thì cũng dễ gây ra xích mích mâu thuẫn. Một mặt khác, liên hệ với tha nhân ngoài xã hội lớn đang bị tha hóa và xuống cấp trầm trọng, tinh thần công dân trở nên tệ hại với những vấn nạn về tham lam, vô cảm, thói gây ô nhiễm và tư duy ích kỷ.

Nói tóm lại, cơ hội để tạo dựng những tài sản mềm cho Việt Nam hiện diện trên nhiều lãnh vực và tiềm năng của các tài sản này có thể là cú hích đưa kinh tế Việt bắt kịp các láng giềng giầu ở ASEAN trong 1 hay 2 thập kỷ sắp đến. Ba đòi hỏi quan trọng nhất trong quy trình đột phá này:

1. Tư duy của đại đa số người dân phải thay đổi để hiểu rằng cái giá phải trả cho sự thịnh vương tương lai là can đảm vất bỏ ngay lập tức những thói quen tai hại, những tư tưởng lỗi thời và những định kiến sai lầm về kinh tế, xã hội và văn hóa. Một cuộc đổi mới toàn diện từ trí tuệ của trí thức, nông nhân công, trẻ già, giàu nghèo là ưu tiên số một.

2. Thành phần ưu tú và đang được hưởng thụ những thành quả từ sự thay đổi cơ chế phải nắm lấy cơ hội để tạo cho doanh nghiệp mình đang làm chủ hay làm công lĩnh hội được những kiến thức, công nghệ hiện đại, những kỹ cương đạo đức dài hạn, những sáng tạo đột phá trên thị trường và phải bắt đầu xây dựng thương hiệu bền vững.

3. Chánh phủ nên tránh mọi can thiệp vào vận hành kinh tế của tư nhân, hãy tin vào khả năng kinh doanh của người dân, Họ dư sức đưa nền kinh tế này vào quỹ đạo của các nước tiến bộ và qua mặt những đối thủ cạnh tranh tại ASEAN cũng như toàn cầu. Hãy cởi trói cho họ để họ tự lực cánh sinh và đừng áp đặt thêm những gánh nặng không cần thiết qua chánh sách thuế khóa công bằng và thủ tục hành chánh đơn giản minh bạch.

Như Milon Friedman đã nhận xét, ”qua bao nhiêu thời đại với nhiều thể chế kinh tế, không có một hệ thống xã hội nào có thể cải thiện mức sống của người dân nhanh chóng bằng hệ thống tự do để mặc cho người dân tự tỏa sáng sự sáng tạo và lao động của họ“.

- TS. Alan Phan -

Thursday, December 23, 2021

Câu hỏi về 1 tập đoàn kinh doanh và làm ăn có thế lực ở VN

 Phạm Nhật Vượng & VinGroup: người tài trí hay tội đồ?

(Tôi không nhìn từ khía cạnh một người bình thường với khát vọng làm giàu cho bản thân. Mà đó là lợi ích cho quốc gia, dân tộc này)

Phạm Nhật Vượng &VinGroup: người tài trí hay tội đồ?

Tôi đã kinh doanh, làm việc với rất nhiều doanh nhân nổi tiếng trên thế giới, đọc và nghiên cứu gần như tất cả lịch sử chính trị của nhân loại. Nên tôi sẽ có cái nhìn nhiều điểm chung với tầng lớp tri thức, làm doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Nếu chỉ đánh giá Phạm Nhật Vượng và Vingroup khát vọng, kinh doanh làm giàu hay sự nổi tiếng thì không có gì đáng nói, cũng sẽ giống như sự ra đời, phát triển như những doanh nghiệp thông thường khác ở Việt Nam.

Nhưng hiện nay, sau hơn 20 năm quay về Việt Nam kinh doanh và xây dựng doanh nghiệp của ông Vượng tới quy mô này, lựa chọn ngành dọc và sản phẩm như hiện nay thì nó không còn là riêng vấn đề cá nhân ông ta và nội bộ đời sống của công ty này. Nó càng không phải rất hình thức như gần đây nhiều người nói: bộ mặt quốc gia, hình ảnh quốc gia, tự hào dân tộc, hay sự tỏa sáng của người Việt. Những từ ngữ này chỉ là của nội bộ công ty này và một bộ phận dân trí còn chưa được mở rộng khai sáng hơn để hiểu bản chất vấn đề vai trò của ô Vượng, của Vingroup, sự đóng góp hay gây thiệt hại cho nền kinh tế Việt Nam.

Tôi không vội nói về quy mô, vì so với các tập đoàn kinh doanh đa ngành quốc tế thì Vingroup tạm quy đổi khoảng 15 tỉ usd và chỉ bằng 1/6 của Deawoo của Hàn Quốc cách đây 15 năm khi sụp đổ. Cũng như nó vẫn nhỏ so với các tập đoàn đa quốc gia khác ở EU, Mỹ, Nhật, Hàn. Tạm bỏ qua vấn đề quy mô, mà thực sự nó được xây dựng và tăng quy mô tài sản dựa trên buôn bán gì và đang sản xuất gây thiệt hại 1 cách bản chất cho Việt Nam ngay những năm vừa rồi và tương lai hàng chục năm nữa.

Trước tiên nói về sự phát triển một cách ngắn gọn: sau khi ô Vượng rời Ukraine, chuyển giao Technocom và nhận thấy cơ hội quay về Việt Nam kinh doanh sau giai đoạn bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ 1995. Bắt đầu phát triển bằng thu mua đất để phát triển ngành bất động sản, việc nhận thấy cần có kho quỹ về đất để có sự chuẩn bị xây dựng hàng loạt các dự án BDS đình đám sau này, đặc biệt sau giai đoạn 2006. Ô Vượng đã ngấm ngầm liên kết với quan chức, công an, quân đội để cưỡng chế, cướp đất đai của người dân để có 1 kho quỹ đất làm giàu trên sự oan ức của người dân khắp nơi ở Việt Nam, ai lên tiếng đều bị công an, truyền thông bịt miệng, bắt bớ. Ông ta không phát triển doanh nghiệp dựa trên trí tuệ và tạo ra giá trị thặng dư cho quốc gia, cho người dân như Apple, Microsoft, Facebook.... Ông ta làm giàu dựa trên sự tham nhũng của quan quyền, lỗ hổng thể chế chính trị của Việt Nam. Trong mắt 1 người như tôi, ông Vượng không phải loại tài trí ngút trời, xoay chuyển càn khôn gì. Chỉ là một loại trục lợi, làm giàu dựa trên nguồn tài nguyên đất - nguồn tài nguyên gần như cuối cùng của Việt Nam. Quy mô càng tăng lên hàng chục tỉ usd, thì sự bị tước đoạt sở hữu đất của người dân càng tăng lên, vì nó còn là phát súng cho hàng ngàn doanh nghiệp kinh doanh bất động sản như kiểu FLC gây oan trái khắp nơi. Một loại làm giàu kí sinh chứ không thực tài trí. Có chăng là làm thay đổi hình ảnh đẹp hơn ở các góc thành phố trải dài trên khắp Việt Nam mà không đi đôi với tạo ra giá trị thặng dư, đóng góp vào cân bằng ngân sách lõi cho quốc gia.

Tiếp theo 2 năm gần đây ô Vượng cho mở ra nhà máy sản xuất ô tô Vinfast, sản xuất điện thoại V-smart. Đây mới là VẤN ĐỀ LỚN NHẤT tôi muốn bàn đến. Tôi không đánh giá chất lượng sản phẩm ông ấy tạo ra, vì thực ra ông ấy chẳng tạo ra gì, chỉ đi mua về, lắp ráp, dán logo của Vin lên để làm thương mại. ông Vượng không thực sự sản xuất gì, vì không sở hữu người tài nào, nắm giữ chìa khóa trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm trên.

Vậy việc nhập toàn bộ phụ tùng, máy móc, phương tiện để lắp ráp ô tô Vinfast, điện thoại V-smart đã tiêu tốn đến hiện nay khoảng 3 tỉ usd. Với chuyển giao công nghệ cũ từ Châu Âu và một phần phụ tùng từ Trung Quốc. Ông ta trực tiếp làm giảm cán cân thương mại, gây thâm hụt thương mại vì các đơn hàng nhập khẩu quốc tế. Tiền thanh toán không phải là VND, mà phải bằng usd, eur, jpy - là các ngoại tệ mạnh mà Việt Nam hàng năm phải trông chờ vào nguồn kiều hối duy nhất giữ được lãi suất, không đổ vỡ thị trường giá cả ở Việt Nam.

Nói cho thật đơn giản để khai dân trí với ngay cả giới tri thức và người dân rằng: ô Vượng sau 20 năm lấy đất của dân bán được một đống tiền tính bằng VND thì tiếp tục lấy usd từ hệ thống ngân hàng của quốc gia, phát hành trái phiếu bằng usd có sự bảo lãnh của Chính phủ để có tiền nhập tất cả mọi thứ về lắp ráp ra ô tô và điện thoại.

Chưa bao giờ ô Vượng và Vingroup xuất khẩu được một cái gì mang lại ngoại tệ cho đất nước này. Chỉ khi nào mang lại ngoại tệ mạnh mới thực sự tạo ra giá trị thặng dư cho quốc gia, mới trực tiếp đóng góp vào sự giàu có , phát triển của dân Việt.

Với việc mua máy móc, chuyển giao công nghệ thải từ Châu Âu thế hệ thập niên 90, ông Vượng không bao giờ bán nổi ổ tô, điện thoại bên ngoài lãnh thổ Việt Nam - kể cả khu vực Đông Nam Á và Phi Châu. Như vậy hiện nay ông Vượng vẫn đang dùng tiền, quan hệ với lãnh đạo Việt Nam chỉ để bán hàng nội địa những thứ ông ta mang về gây thiệt hại hàng tỉ usd của người dân. Ông Vượng đang gián tiếp dùng công cụ thuế để bán ô tô, điện thoại - giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với hàng nhập khẩu tại chỗ từ sản phẩm ô ta lắp ráp lên.

So với việc ông ta góp 1 phần nhỏ làm thay đổi 1 vài góc thành phố, thì việc gây oan sai khắp nơi. Đặc biệt gây thiệt hại trước mắt khoảng 3 tỉ usd cho quỹ ngoại hối quốc gia mà không thu lại một đồng ngoại tệ nào. Ông ta trong mắt tôi và nhiều người tri thức khác là tội đồ của nhân dân. Không phải loại tài trí đáng khen tặng.

Hãy nhớ rằng thời kì Park Chung Hee - Tổng thống tầm vóc, quả cảm của Hàn Quốc đã giao nhiệm vụ cho những tập đoàn như Huyndai phải đi kiếm ngoại tệ về xây dựng, phát triển, làm giàu cho quốc gia, cho người dân.

Vingroup và ô Vượng đang làm ngược lại, chỉ có hình ảnh đánh bóng, lừa người dân và là công cụ mị dân lòe bịp của chính quyền về sự thịnh vượng giả tạo.

Hãy ghi nhớ ông Vượng không sản xuất được cái gì có chìa khóa trí tuệ trong tay. ông ta còn thua xa cả Đặng Lê Nguyên Vũ - Trung NGuyên hàng năm mang về hàng trăm triệu usd cho đất nước này.

Nếu người dân mua xe và điện thoạt của Vin lắp ráp, nghĩa là đang gián tiếp gây thâm hụt dự trữ ngoại tệ quốc gia, tăng nợ nần và ủng hộ kinh doanh không trí tuệ của ông này!

Anthony Nguyễn

13 Dec 2021

Wednesday, December 22, 2021

Đất nước SINGAPORE như tôi biết (3)

GIÁO DỤC: Học được những điều tốt nhất (tiếp theo)

ANGLO - CHINESE SCHOOL (Independent)

ANGLO - CHINESE SCHOOL (Independent), viết tắt là ACS (I) là một trường trung học dành cho nam sinh được thành lập vào năm 1886 bởi Mục sư William Fitzjames Oldham. Trường bắt đầu giảng dạy chương trình IB (International Baccalaureate) từ năm 2005, và từ đó liên tục được xếp hạng trong số ba trường hàng đầu trên toàn thế giới thuộc hệ thống này (IB Diploma Programme).

Là 1 trong các trường trung học hàng đầu của Singapore, ACS (I) được bố trí trên 1 khu đất có diện tích rất rộng, có cả hồ bơi và các sân bóng lớn. Trường được đầu tư xây dựng cơ sở, trang bị rất tốt và luôn được chú trọng nâng cấp để cập nhật về mọi mặt nhằm đáp ứng/phát triển theo kịp yêu cầu giáo dục của từng thời kỳ với hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin, thư viện, các phòng ban chuyên môn phục vụ/giúp học sinh phát triển kỹ năng và kiến thức một cách toàn diện (về môi trường tự nhiên, khoa học & kỹ thuật, các hoạt động ngoại khóa (CCA) cũng như thể dục nâng cao thể chất giúp các em phát triển toàn diện cả về tri thức, sức khỏe và về mặt nhân cách cũng như ý thức đối với xh). Có rất nhiều các hoạt động ngoại khóa để các em tự nguyện tham gia/lựa chọn.

Để có 1 cái nhìn toàn diện về việc học tập và kết quả từ những gì mà chương trình giáo dục ở đây đã giúp học sinh của mình có được, tôi đăng lại dưới đây bài viết của Nguyễn Tiến Anh, người đã từng học tại ACS (I) và từ ngôi trường này đã đến 1 trong những trường ĐH hàng đầu của Mỹ và là 1 trong 2 học sinh VN đầu tiên được trường này tuyển chọn vào năm 2003.

"Đường đến Harvard

1. Lần đầu tiên đến Singapore với học bổng Asian, tôi chưa tròn 16 tuổi. Một giấc mơ đẹp trở thành sự thật. Người ta nói cuộc viễn du ngàn dặm được bắt đầu bằng một bước chân. Về sau này tôi mới hiểu được bước chân đầu tiên của tôi thật sự là điểm bắt đầu của một cuộc hành trình vô cùng thú vị, có gian nan, có khó khăn nhưng cũng thật may mắn và phong phú...

2. Đối với tôi, việc được Trường đại học Harvard nhận năm 2003 thật sự là một giấc mơ thứ hai mà tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ trở thành sự thật. Chỉ từ khóa năm 2003 của tôi, Trường Harvard mới bắt đầu nhận hai sinh viên VN đầu tiên. Giờ nhìn lại, tôi thấy việc chuẩn bị của mình đã diễn ra từ Singapore. Tôi đã chuẩn bị khá tốt về nhiều mặt: một vốn tiếng Anh tốt, lợi thế về các môn khoa học tự nhiên như toán, lý hay tin học. Với những môn xã hội, mặc dù thời gian đầu có rất nhiều khó khăn về ngôn ngữ, nhưng rồi tôi đã đuổi kịp và thật sự cảm thấy thích thú những môn học như văn hoặc địa lý.

Tôi cũng giành được một số thành tích tốt trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia của Singapore, cũng như tham gia tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa: thể thao, làm tạp chí điện tử, tình nguyện viên, gây quĩ cho người nghèo. Qua những hoạt động đó, tôi tự thấy mình trưởng thành lên nhiều, học được nhiều kỹ năng quí và có một tầm nhìn già dặn hơn.

Những sự chuẩn bị đó giúp tôi rất nhiều khi viết bài luận về bản thân mình (bài viết quan trọng nhất của một hồ sơ), cũng như trong những lá thư giới thiệu của nhà trường và thầy cô, và trong những cuộc phỏng vấn với đại diện của nhà trường. Cảm xúc của tôi khi chuẩn bị gửi tập hồ sơ đi Harvard thật là khó tả: nó chứa đựng cả sự mệt mỏi, căng thẳng bởi kỳ thi tốt nghiệp, có cả nỗi buồn và cô đơn khi nhớ nhà, là tâm trạng lo lắng, xao xuyến khi bước chân vào một trang mới trong cuộc đời đầy thử thách...

3. Hằng năm có 20.000 thí sinh gửi hồ sơ dự tuyển, mà hầu như ai cũng rất xuất sắc, toàn diện. Trong khi đó chỉ có trên dưới 2.000 người trúng tuyển và khoảng 1.650 người nhập học hằng năm. Đã có dịp làm việc với các cán bộ tuyển sinh của Harvard, tôi biết trong số 20.000 thí sinh, không phải chỉ có 2.000 người đạt yêu cầu, mà đến 40-50% số thí sinh đều rất xuất sắc và hầu hết hội tụ đủ những yêu cầu học vấn và thành tích như những người trúng tuyển.

Bởi vì ở Mỹ, không có kỳ thi tuyển hay tốt nghiệp trung học trong toàn quốc như ở VN, nên không có những chỉ số quyết định như đỉểm chuẩn, điểm sàn... Việc so sánh các thí sinh đến từ nhiều nền giáo dục khác nhau trên toàn thế giới, với nhiều hoàn cảnh khác nhau là vô cùng khó khăn. Khi cán bộ tuyển sinh xem xét một bộ hồ sơ tuyển sinh, họ không chỉ coi trọng thành tích học tập, hoạt động ngoại khóa mà còn muốn tìm những sinh viên tương lai có thể đóng góp tích cực vào các hoạt động ở trường và chia sẻ cuộc sống cộng đồng với bạn bè đồng môn. Họ còn tìm kiếm những điểm nhấn đặc biệt, những sự khác biệt để làm cho cộng đồng trường phong phú hơn.

Cầm giấy báo kết quả tuyển sinh và lá thư chúc mừng của Trường Harvard, tôi thật sự không thể tin vào mắt mình. Để được nó, tôi đã “phá vỡ” chính con người của mình: một cậu bé hiền lành, mơ mộng... để trở nên mạnh mẽ hơn, “cái tôi” cứng rắn và bản lĩnh hơn... ở giữa xứ lạ, quê người...

4. Ngày đầu tiên đặt chân sang Singapore, thầy cô và mọi người xung quanh trịnh trọng gọi tôi là “Young man” (chàng trai trẻ). Trường trung học Anglo - Chinese School là một trường trung học tư thục có “tuổi đời” 115 năm, được xây dựng theo mô hình trường nội trú cổ điển của Anh. Là một trường có hàng ngàn học sinh, nhưng nhiều khi giáo viên từ hiệu trưởng đến các thầy thể dục biết đến từng học sinh, điểm mạnh, yếu và cả hoàn cảnh gia đình của từng người.

Phương châm của trường: mỗi học sinh là “a scholar, a gentleman and an officer” - một người có học vấn sâu rộng, có nhân cách và có tinh thần trách nhiệm như một sĩ quan. Việc thi cử luôn luôn rất nghiêm túc, không bao giờ có sự gian lận, xin điểm... làm cho học sinh tự nhận thấy trách nhiệm về việc học tập của mình.

Ở đó, những ý kiến của tôi được lắng nghe, tôi không bao giờ phải e ngại gì khi đưa ra những đề xuất mới hay nhận xét của bản thân. Bên cạnh đó, tôi cũng tự thấy mình phải chịu trách nhiệm cho chính cá nhân mình. Và tôi bắt đầu “câu chuyện ngoại khóa” với một ngày hội festival nhằm gây quĩ xây dựng nhà trường và ủng hộ nạn nhân ung thư.

Sau này, qua những hoạt động trong trường và ngoài trường, tôi có điều kiện tiếp xúc với rất nhiều người đến từ mọi ngả đường của xã hội Singapore và Mỹ, từ những cựu chiến binh Mỹ ở tiểu bang Alabama, những đứa trẻ tị nạn Haiti, Costa Rica mới đặt chân lên nước Mỹ, những nhà hoạt động về bình đẳng giới, những người vận động hợp thức hóa hôn nhân đồng giới... Tôi trải nghiệm, nhiều khi bị những thành kiến sẵn có tạo nên cú sốc, nên dành thêm thời gian để tìm hiểu về từng số phận khác nhau trên muôn ngả đường đời, để biết vì sao họ khác biệt như vậy.

5. Năm thứ nhất, trong dịp nghỉ giữa kỳ mùa xuân, tôi được tham gia một chuyến đi tình nguyện của nhóm bạn SV Harvard xuống miền nam nước Mỹ, tại tiểu bang Alabama để làm nhà cho những người da màu nghèo. Đây là chương trình do Tổ chức Habitat for Humanity (Nơi ở cho nhân loại) tổ chức ở các trường đại học tại Mỹ - nhưng mọi việc từ chuẩn bị đến phương tiện giao thông, nơi ở đều do chính sinh viên tổ chức.

Qua những thành phố, những miền quê khác nhau của nước Mỹ, tôi được biết một nước Mỹ muôn màu, muôn vẻ. Chuyến đi ôtô đường trường, những buổi lao động vất vả nhưng vui vẻ giúp tôi hiểu thêm được vị trí của mình trong xã hội, những việc mình có thể làm được, thêm tự tin vào khả năng thay đổi thế giới của mình, dù chỉ là một phần nhỏ.

Học kỳ 1 năm thứ 3, tôi tham gia một hoạt động mới: chương trình biểu diễn trượt băng nghệ thuật mang tên “Hẹn cùng những nhà vô địch”. Đây là một trong những chương trình nghệ thuật từ thiện lâu đời nhất ở Trường Harvard, và cũng hoàn toàn do sinh viên đại học đảm nhiệm từ khâu chuẩn bị, tổ chức đến quyết toán, dựng quĩ.

Hằng năm, ban tổ chức mời các nghệ sĩ trượt băng nghệ thuật hàng đầu thế giới như Michelle Kwan... đến biểu diễn tại Trường Harvard và mở cửa bán vé cho đông đảo người hâm mộ, số tiền thu được đều được gửi ủng hộ quĩ “Jimmy Fund” để chống ung thư. Đây là một hoạt động ở tầm cỡ lớn và phức tạp bậc nhất đối với tôi từ trước đến nay. Tôi chịu trách nhiệm về mặt tài chính, từ cân đối bảng thu chi hằng tháng cho đến quản lý tiền vé, các nhà tài trợ.

6. Từ “học” ở Harvard có nghĩa rất rộng: học ở đây vừa có thể là ôn thi cho bài kiểm tra cuối năm, có thể là một bài nghiên cứu độc lập do sinh viên chủ động, là học hỏi của người cùng lứa hay cùng lớp, là chia sẻ thông tin, là có những khoảng thời gian thú vị, bổ ích khi hoạt động ngoại khóa hoặc hoạt động xã hội để học làm người, để hình thành nhân cách.

Sự xuất sắc của sinh viên làm các lớp học trở nên phong phú, sôi động. Luôn luôn có những ý kiến trái ngược, những câu hỏi được đặt ra rất hóc búa cho cả sinh viên và giáo sư. Sinh viên xuất sắc và độc lập, nên bài tập, đề án cho nhóm, hay những bài luận đều đạt trình độ cao, sắc sảo (tất nhiên là có sự tiến bộ dần dần) hiếm thấy. Họ học tập được của nhau, và thật sự biến khóa học trở thành một trường học của những ý tưởng. Đó là một môi trường giáo dục toàn diện, một thực thể không lồ chuyên tâm cho giáo dục con người, nhưng nó không tự bó buộc mình vào một định nghĩa cứng nhắc “thế nào là sự học”.

Bản thân tôi không nghĩ rằng Trường Harvard hay Princeton là trường đại học tốt nhất trên thế giới một cách tuyệt đối. Môi trường nào cũng có lợi thế và sự bất cập của nó. Tôi đã chọn Harvard không chỉ vì danh tiếng của trường này mà còn vì tôi nghĩ rằng nó phù hợp với bản thân mình và là nơi có thể giúp tôi trưởng thành hơn.

Có thể tấm bằng Harvard sẽ giúp mở nhiều cánh cửa và nhiều cơ hội hơn, song thật sự có nắm bắt và thành công được với những vận hội ấy hay không là phụ thuộc vào chính bản thân mình. Học ở Harvard, sau này khi nhìn lại, sẽ cũng chỉ là một bước chân trong cuộc du hành vạn dặm của cuộc đời. Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là “make the best of what you have” - luôn luôn cố gắng vươn tới dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào và thay đổi môi trường xung quanh chứ đừng chỉ để hoàn cảnh của mình quyết định số phận của bản thân.

Nguyễn Tiến Anh"

(còn nữa)

Hình ảnh: School Crest (chọn từ tư liệu cá nhân)

Đất nước SINGAPORE như tôi biết (2)

GIÁO DỤC: Học được những điều tốt nhất

Với mục đích phát triển toàn diện các khả năng đặc biệt của học sinh, hệ thống giáo dục của Singapore đã phát triển một cách vững mạnh, đáp ứng theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Về hệ thống trường công, Singapore chú trọng giáo dục trẻ em từ các lớp mầm non (4 tuổi đến 6 tuổi), vào học tiểu học từ 7 tuổi và bắt đầu học cấp 2 từ 13 tuổi. Các em có thể chọn học trung học, cao đẳng hay vào các Viện giáo dục kỹ thuật từ năm 17 tuổi. Hai hoặc 3 năm sau, các em có thể ghi danh vào các trường ĐH quốc gia hoặc các trường ở nước ngoài.

Ở bậc tiểu học (7-12 tuổi): Các môn giảng dạy gồm tiếng Anh, tiếng mẹ đẻ (Ấn, Hoa, Mãlai). Các môn khoa học (từ lớp 3 trở lên), toán, âm nhạc, nghệ thuật và thủ công, giáo dục công dân và đạo đức, giáo dục sức khỏe/thể chất, nghiên cứu xh. Cuối lớp 6, các em phải tham dự kỳ thi cuối cấp (PSLE). Tùy theo kết quả, các em sẽ được nhận vào trường TH cơ sở nào.

Ở bậc TH cơ sở (13-16 hoặc 17 tuổi): Có 5 chương trình khác nhau gồm chương trình đặc biệt, chương trình cấp tốc, chương trình bình thường, chương trình sáp nhập và chương trình năng khiếu.

Các em theo học chương trình đặc biệt và cấp tốc  sẽ thi lấy chứng chỉ O level (của Trường Cambridge, Anh). Nếu học chương trình bình thường sẽ thi lấy chứng chỉ N (Normal).

Bậc TH phổ thông: Sau khi có chứng chỉ O, các em có thể học tiếp các khóa học 2 năm lấy chứng chỉ Advance tại các trường của chính phủ. Điểm số chứng chỉ A sẽ quyết định các em có đủ điều kiện học lên ĐH hay ko (NUS, NTU, SMU).

Hoặc các em có thể chọn học các khóa học lấy bằng cao đẳng sau bậc PT cơ sở.

Hình ảnh: chọn từ net

Chương trình sáp nhập: Chương trình này thường gọi là IP (Integrated Programme) dành cho các em học sinh trung học cơ sở có đủ khả năng vào ĐH. Được học trong môi trường rộng rãi và phong phú hơn, các em sẽ có được trải nghiệm để phát triển tiềm năng về tư duy sáng tạo, phê bình và khả năng lãnh đạo. Các em có thể vào thẳng trung học phổ thông mà ko cần có chứng chỉ O.
Dưới đây là các trường của Singapore dạy chương trình IP:

1. Raffles Institution; Raffles Girls' School; Raffles Junior College.
2. The Chinese High School; Nanyang Girls' High School; Hwa Chong Junior College.
3. Anglo-Chinese School (Independent)
4. National Junior College
5. Temasek Junior College
6. Victoria Junior College

(còn tiếp)

Báo chí: Thực trạng của truyền thông tuyên truyền và sự thật ko hiện nguyên hình cùng tiền bạc

 CÁI "QUÁI THAI ĐƯỢC TẮM NƯỚC HOA"

Sáng nay kiểm tra lại toàn bộ hệ thống báo chí, từ trang thông tin của Bộ Khoa học và Công nghệ đến truyền hình và các báo từ cấp nhà nước đến địa phương, tất cả gần như đã đồng loạt gỡ bài ngợi ca, bốc thơm về món Kittest của công ty Việt Á. Thay vào đó là những bài mới ra đời với sự đảo ngược chiều gió, từ ngợi ca đến mạt sát, từ bốc thơm đến banh thúi cái sản phẩm mà chính giới truyền thông đã từng ca ngợi và bốc thơm mà không biết ngượng.

Mấy anh cựu nhà báo trên mạng xã hội lâu nay chuyên nghề xỏ mũi dư luận cũng làm cái việc tương tự như chính cái nôi báo chí chính thống đã sinh ra và nuôi dưỡng họ.

Một cảm giác xâm chiếm trong tôi là buồn nôn. Buồn nôn đến mức không uống nổi ly cafe sáng.

Tôi đang ngẫm về một sự thực báo chí mà K. Marx đã từng lên án từ vài thế kỷ trước. Theo K. Marx, báo chí kiểm duyệt "là cái quái dị không có tính cách", "là con quái vật được văn minh hóa, cái quái thai được tắm nước hoa" (Mác và Ăngghen Toàn tập, Tập 1, Nxb CTQG 1995, tr.84, 89).

Không rõ các nhà báo, trong đó có người là bạn tôi, là học trò của tôi, đã bao giờ tự nhìn thấy nhân hình và nhân tính của mình giống cái "quái thai được tắm nước hoa" chưa?

Nếu không hiểu K. Marx nói gì thì đọc chuyện dân gian cho dễ hiểu. Chuyện "Thơm rồi lại thúi". Ông vua đánh rắm. Tên thái giám thứ nhất vểnh tai lên nghe rồi ngân nga: "Y hi quản thược chi âm" (nghe như tiếng tiêu tiếng sáo). Tên thái giám thứ hai phồng mũi ra hít một hơi rồi cũng ngâm ngợi: "Phảng phất chi lan chi huệ" (Phảng phất mùi hoa lan hoa huệ). Vua nói: "Ta nghĩ rắm là uế khí, phải thúi, các khanh bốc thơm như vậy e rằng ta tổn thọ mất". Cả hai tên thái giám hoảng hốt, toát mồ hôi. Rồi cả hai đồng loạt đứng lên hít lấy hít để và đồng thanh: "Bây giờ thần nghe thúi rồi ạ".

Vẫn là thứ Kit như Shit ấy được mang ra ngoáy mũi toàn dân, dân từng kêu la vì bị cưỡng chế vô lý, nhưng báo chí thì lại a dua theo bề trên, đồng loạt bốc thơm để đánh lừa dư luận. Đến khi Kit được bề trên thú nhận là Shit thì báo chí lại đồng loạt hô thúi, làm cho mũi dân cũng loạn mùi. Cứ theo giọng của các đàn anh báo chí như Nguyễn Công Khế, Hoàng Hải Vân... thì, "khi đó Kit thơm thì khen thơm", "bây giờ thấy nó thúi thì chê thúi là chuyện thường tình"? Khổ thân nhà báo!

Cái tội làm báo mà chỉ biết hóng hớt mới ra nông nỗi.

Tại sao khi Bộ Khoa học và Công nghệ, rồi Bộ Y tế bịa đặt thông tin về WHO chấp nhận sản phẩm Kit Việt, Bộ Y tế Anh cấp chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng châu Âu cho Kit Việt, hơn 20 nước đặt hàng và ta thành cường quốc xuất khẩu Kit..., khi ấy các nhà báo không kiểm chứng khách quan như một nhà báo chân chính? Tại sao phải đợi đến bây giờ mới chui vào công xưởng sản xuất Kit Việt để tận hưởng cái lò không phải sản xuất Kit mà là sản xuất Shit? Thi nhau lừa dân, bắt dân thưởng thức no nê rồi mới kêu toáng lên, rằng nó thúi chứ không thơm là sao?

Nếu ở thời điểm đó, báo chí viết "một cách chân thực, có dũng khí, có lý tính, tức có nhân cách tự do", thì đã không có chuyện toàn dân bị khai thác đến rỗng mũi, không có những trại tập trung một cách vô lý gây hoang mang và chết người, và tội ác đã không "như quả bóng tuyết càng lăn càng to".

Các nhà báo đừng biện hộ gì nữa. Hãy biết xin lỗi dân và tự khinh bỉ mình đi đã rồi hãy cầm bút viết tiếp. Còn không, các anh vẫn mãi mãi là những "cái quái thai được tắm nước hoa" mà tưởng mình có nhân hình và nhân tính.

Chu Mộng Long

Tuesday, December 21, 2021

Buôn bán kit test

 XÁM RA XÁM, ĐEN RA ĐEN.

(Kít test bài 2)

.

Hiện trên mạng xuất hiện một vài ý kiến, cho rằng cái tội của Việt Á không lớn, anh này là Doanh nghiệp, thuận mua vừa bán, không tội nợ gì ngoài tôi “đưa hối lộ”!

Có chăng, tội là tội của những anh nhận hối lộ, tiêu thụ kit mà thôi.

.

Tôi nhanh chóng phân loại những vị này ra làm 02 loại.

.

Loại thứ nhất là loại tư duy thuần khiết (hơi bị hiếm) suy xét theo hướng bình đẳng, khuôn mẫu theo luật Doanh nghiệp, Luật thương mại thuần túy…

Bài viết này sẽ giúp các bạn ấy nhìn rõ “Không phải vậy!”

Cánh Việt Á không hiện hình như một "Bên bán" độc lập, gọn gàng đâu mà "Bên bán" gớm lắm.Hãy chờ họ xếp hàng ở phiên tòa Đại hình sẽ rõ.

Khi phác họa rõ kích cỡ của "Bên Bán" chừng nào, mới áp dụng cái thước của các bạn.

.

Loại thứ hai, nằm trong một chiến dịch có thể đang hình thành: Làm cho tình hình bụi mù, rối tinh lên!.

Để làm sáng tỏ chuyện này một cách đơn giản, dễ hiểu nhất, tôi xin có vài phân tich:.

Trong “thương vụ” quái quỷ này, vế “vừa bán” thì ok rồi. Giá mà thu được triệu bạc một kit thì chắc còn khoái hơn.

Với giá này, theo kiểu các cụ xưa nói đã đủ dỡ nhà người khác về làm chuồng heo nhà mình rồi.

Với giá này nhiều tài xế đã phải trả tiền test nhiều hơn tiền lương còm thời dịch rồi.

Với giá này công nhân ở Bình Dương đã phải trừ gần hết tháng lương cho tiền test rồi.

Thế nhé, bên “vừa bán” coi như xong.

.

Còn bên “Thuận mua” thì không ổn.

Thời buổi tró má này đẻ ra hai loại “Thuận mua”, một là ông CDC, ông ấy gật, ông ấy thông qua giá mua kit của Việt Á không thông qua một cơ sở pháp lý nào. May là anh Việt Á chốt giá 470 ngàn anh ấy cũng ừ, nhưng nếu là 500 hay 600 ngàn có thể anh ấy cũng gật nếu phần trăm nhiều hơn.

.

Gật rồi tuy là đại diện cho bên Mua nhưng thực chất anh này không mua về cho ông cha, vợ con anh ấy dùng mà anh mua giùm chín chục triệu ngưới khác mà không mảy may có ý kiến của người mua chính danh ấy.

.

Anh ấy cùng phe nhóm ra những “quân lệnh” buộc người “mua”. Không mua cũng phải mua, giá nào cũng phải trả. Mua rồi mua nữa( Trường hợp trạm km 237 cao tốc Nội Bài Lào Cai, vừa test trước đó một giờ, muốn qua trạm phải test lại).

.

Đến đây, chuyện “Thuận mua” phải xem xét lại.

Trong từ điển tiếng Việt, chưa thấy chỗ nào kêu người “mua” ra mua hàng, họ không ra, phá cừa lôi cổ ra “bán” như ở Bình Dương cả.

Cũng không có khái niệm, định nghĩa chữ “Mua” nào như kiểu có người tiêm đủ mũi vaccine, ở yên trong nhà, không bệnh hoạn gì  nhưng mỗi tuần vẫn phải “mua” lại lần nữa…

Thưa các bạn.

Còn nhiều chuyện xoay quanh kiểu “Mua-bán” quái gở này nhưng thiết nghĩ, chỉ từng ấy chữ ta đã hiểu thêm lý sự lý sự “Thuận mua vừa bán” nó ra đời trên cơ sở nào!.

.

Tái bút:

Phần này ngoài nội dung chính, chỉ như ý kiến tư vấn : 

Thu nhập của ông “Bán” kit là siêu lợi nhuận, hơn buôn heroi.in nhiều. Mạnh mẽ Cỡ đại gia, tỷ phú phải   gọi bằng ông nội nếu chiếu từ đầu vào, đầu ra và khung thời gian ngắn đến mức  từ khi  khởi nghiệp đến khi ông Việt Á này  tra tay vào còng số 8 chỉ hơn năm trời.

.

Đề nghị Ngành Thuế vụ áp mức thuế “Thu nhập cao” trấn lại từ khoản 4000 tỷ kia một khoản kiểu đánh vào ô tô, có thể đủ xây 200 cây cầu bê tông hạng nhẹ cho miền núi, để các cháu nhỏ không phải leo dây, vượt lũ đi học.

Tạm dừng (nghĩa là còn nhấn tiếp).

Huy Cường.

Sự khốn nạn trong thời đại đớp đểu

 NÓI THÊM VỀ VỤ KIT TEST CỦA CÔNG TY VIỆT Á.

Khi sự việc nâng giá Kit Test của Công ty Việt Á và những con số tiền khủng chúng gom được rồi lại quả cho nhau lên đến con số hàng ngàn tỷ đồng bị phanh phui người dân mới rõ thêm nhiều chuyện. Không chỉ có nâng giá chia chác với nhau mà còn những sự thật khủng khiếp đằng sau đó. Kit test này đã bị WHO từ chối cấp phép, thế nhưng từ ngày 26.4.2020, Bộ Khoa Học Công Nghệ đã thông báo láo và nhiều tờ báo ở Việt Nam đã thông tin xạo là WHO đã đánh giá bộ Kit của Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á đạt tiêu chuẩn. Lại còn cho rằng Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội Vương quốc Anh cũng đã cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Châu Âu (CE) và cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) cho bộ sản phẩm xét nghiệm này. Thế rồi khi sự vụ bị vạch mặt, Bộ KHCN lật đật xoá sạch những thông báo này ngay lập tức hòng dấu diếm sự thật với lý do sai sót. Một sai sót góp phần giết chết người. Các bài báo đã từng đưa tin và tung hê, những cá nhân liên quan đã từng viết vài ca ngợi cũng bốc hơi nhanh chóng. Ăn cũng no rồi mà.

Sự lừa dối trắng trợn này đã giúp cho Việt Á bán Kit test cho 62 tỉnh thành và thu lợi lớn. Số lượng Kit Việt Á được tiêu thụ rất nhiều nhờ vào chiến dịch test rộng khắp, ngoáy liên tục, chọc tùm lum bất kể. Bởi càng ngoáy thì tiêu thụ càng nhiều Kit test và càng thu lợi lớn. Tội gì không ngoáy. Tội gì không thần tốc chọc ngoáy. Và đã có lúc Bộ trưởng Y tế tự tin phát biểu nhờ test khắp nơi, toàn diện như thế mà ta đã ngăn được dịch, giảm thiệt hại. 

Trong cơn đại dịch, chính việc test tràn lan mà không bảo đảm an toàn nên số người nhiễm dịch tăng cao khiến cho số tử vong rất lớn. Như vậy đã có biết bao sinh mạng đã chết oan?

Đài truyền hình VTV đưa tin cho ta thấy cái gọi là nhà máy sản xuất Kit của Việt Á chỉ là căn phòng 10m2 với lèo tèo chưa đầy chục người không có chút chuyên môn nào tham gia sản xuất với những thiết bị giữ lạnh đơn giản như một quán ăn nghèo. Thế thì lấy đâu ra con số 10.000 Kit đạt yêu cầu trong một ngày để cung ứng cho cả nước như báo chí quảng cáo rầm rộ với sự giúp sức đắc lực và nhiệt tình của Bộ Khoa học Công nghệ và cả Bộ Y tế và các quan chức của ngành? Vậy thì hàng của Việt Á mua ở đâu mang về? Chỉ có hàng từ người bạn môi hở răng lạnh cung cấp với giá rẻ thôi. Chúng toa rập với nhau mua về dán nhãn bán giá cao chia nhau. Chỉ có dân là khốn nạn xài đồ giả mà phải trả giá đắt.

Chưa kể vì là đồ dỏm nên xét nghiệm không đưa được kết quả chính xác khiến cho người chưa nhiễm thành F0, bị lùa vào bệnh viện, khu cách ly rồi lây nhiễm từ đó và tử vong. Đã có bao người lâm vào cảnh đó rồi trở thành tro trong hũ cốt?

Như vậy không chỉ có Phan Quốc Việt và công ty của y là tội đồ mà cả một guồng máy phía sau. Những dối trá này Bộ Y tế có biết không? Có phải như Bộ trưởng Y tế trả lời trước Quốc hội là vì bận chống dịch nên chưa có thời gian lưu tâm đến việc này? Thiếu trách nhiệm đưa đến hậu quả nghiêm trọng như thế thì Bộ trưởng có nên còn ngồi ở chiếc ghế đó không?

Sự việc đã phanh phui, tất cả phải chịu tội trước nhân dân. Không thể chối tội được. Hậu quả quá lớn về tiền bạc, nhân mạng của dân và lớn hơn nữa là dân chẳng còn chút lòng tin nào nữa.

Sao có thể khốn nạn đến thế? Sao có thể đốn mạt đến thế? Sao có thể tàn nhẫn đến thế? Vì đồng tiền, họ có thể làm tất cả để thu lợi. Cuối cùng nạn nhân vẫn là người dân vốn đã nghèo càng nghèo hơn, vốn đã khổ lại khổ hơn. Đau đớn đến tận cùng, bị vơ vét đến tận khố rách. Tội ác này không thể tha thứ. Tịch biên gia sản, áp dụng hình phạt nặng nhất nếu cần tử hình vài đứa là việc dân đang mong đợi từ chính phủ.

21.12.2021

DODUYNGOC

Monday, December 20, 2021

Câu chuyện kiếm chác và lợi ích đã thành lệ làng tràn lan khắp nơi

Nay xem VTV chuyển động 24h các điều tra viên hỏi cung người của Việt Á mà kinh hồn táng đởm.

Đủ hết 62 tỉnh thành cả nước dính phần kit test. Chưa kể Bộ, ngành. Có sổ sách cẩn thận chuyển tiền cho ai lại lưu giữ ở quan bà Việt Á nữa. Có mà chạy đằng trời khi đã công khai hé lộ trên sóng quốc gia.

Quyết liệt vụ này thì đúng là bung và toang thật.

Những đêm này người trong cuộc ai mà ngủ được.

Thương vay khóc mướn mà cũng khó ngủ.

copy từ FB-Phạm Ngọc Tiến

Chùm thơ “Bốn mùa” của Hungary: “THỊT DA TA CHẠM VÀO NHAU RÁT NÓNG”

Phan Anh Sơn trong buổi giao lưu kỷ niệm sinh nhật lần thứ 16 của NCTG, Budapest ngày 12/12/2017 - Ảnh: Trần Lê (NCTG)

Những năm gần đây, đội ngũ các dịch giả văn học Hungary của Việt Nam, vốn dĩ không đông đảo, có thêm một gương mặt mới tài ba và toàn diện: Phan Anh Sơn. Là một cựu DHS Việt Nam, sang Hungary từ năm 1986, theo học và tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Budapest (BME), sau đó lấy thêm bằng Tiến sĩ (PhD) và hiện đang làm việc tại một hãng viễn thông, Phan Anh Sơn đã có 35 năm sinh sống và trải nghiệm tại quê hương thứ hai.

Sở hữu vốn kiến thức tiếng Hung phong phú và đa dạng, từ 5-6 năm nay, Phan Anh Sơn bắt đầu dịch các tác phẩm Hungary ra tiếng Việt, thoạt đầu như một sở thích, đam mê văn hóa, và sau đó, như một sự tri ân, một nhịp cầu nối giữa hai quê hương của anh. Phan Anh Sơn đã chuyển ngữ thành công “Say xỉn học toàn thư” (Nagy macskajajkönyv) của hai tác giả Cserna-Szabó András và Darida Benedek, NXB Dân Trí ấn hành tại Việt Nam năm 2019.

Nhận thấy từ nhiều năm nay, thi ca Việt Nam hầu như ít được biết đến tại Hungary, anh cũng đã can đảm thử sức trên một địa hạt đầy khó khăn và thách thức: dịch thơ Việt ra tiếng Hung. Mùa xuân 2020, NXB Ab Art xuất bản một hợp tuyển thơ của một số thi sĩ Việt Nam thời chiến tranh như Huy Cận, Tố Hữu, Chế Lan Viên, Chính Hữu, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh do dịch giả kết hợp với một đồng nghiệp Hung, nhà thơ Balázs F. Attila, thực hiện (*).

Với nỗ lực giới thiệu những giá trị thi ca mới, những thi pháp lạ của Châu Âu, gần đây nhất, Phan Anh Sơn đã đưa Halmosi Sándor, một nhà thơ đương đại, dịch giả văn học của Hungary tới Việt Nam, thông qua tập thơ “Xương của nắng” (Napszálkák) do NXB Hội Nhà văn xuất bản cuối năm 2021. Bên cạnh đó, anh vẫn giữ niềm say mê dịch thơ của những nhà thơ cổ điển Hungary, điểm khởi đầu trong dịch thuật mà anh đeo đuổi nhiều năm nay.

Trân trọng giới thiệu chùm thơ “Bốn mùa” do Phan Anh Sơn chuyển ngữ, cùng những tản mạn của anh về dịch thơ, và chân thành cám ơn những tình cảm của anh dành cho báo NCTG trong những năm qua! (BBT)

(*) “Négyarcú Bajon-torony (A vietnámi háború költői, antológia)”, Ab Art Kiadó, 2020.

(**) Phan Anh Sơn còn là dịch giả cuốn sách “Béke minden lépésben”, là bản tiếng Hung của tác phẩm “An lạc từng bước chân” (Thiền sư Thích Nhất Hạnh), do Trung tâm Văn hóa Phật giáo Việt Nam - Chùa Tuệ Giác ấn hành tại Budapest năm 2017.

***

“Như ngực em tròn run rẩy - Nhựa xuân chờ dịp dâng đầy” - xem chùm thơ Hungary cùng những chia sẻ về việc dịch thơ của dịch giả Phan Anh Sơn tại link sau:

Nguyễn Hoàng Linh

Mùa của yêu thương!


Lễ Giáng Sinh, còn được gọi là Noel, từ tiếng Pháp Noël. Còn tiếng Anh, lễ Giáng Sinh được gọi là Christmas! Đó là ngày sinh của Chúa Jesus.
Gần đến ngày Giáng Sinh, trên đường phố Melbourne, tại các quảng trường, các siêu thị đều có trang hoàng cây thông Giáng Sinh với giày ủng đỏ đựng đầy bánh kẹo bên trong, các vòng lá thông gắn băng lụa đỏ và chuông mạ vàng.
Một số nhân viên bán hàng còn hóa trang thành ông già Noel để dụ khị con nít!
Và mấy em phục vụ trong quầy tiệm nhậu cũng đội nón của ông già Noel để dụ khị tui!
Lễ Giáng Sinh ngày 25 và ngày 26, tháng 12 là Boxing Day, chủ yếu là ngày nghỉ lễ để quý em yêu mặc tình đi mua sắm; giống như Black Friday, một ngày sau Lễ Tạ ơn, Thanksgiving bên Mỹ vậy!
Nước Úc tự do tôn giáo nên có nhiều đạo khác nhau. Đa phần người Úc gốc Anh theo Anh Giáo; còn những di dân Âu Châu khác như dân Ý theo Thiên Chúa Giáo La Mã.
Dẫu vậy, lễ Giáng Sinh là dành cho tất cả dù lương hay giáo, có đạo hay không! Ai cũng khoái vì hai ngày nầy là ngày nghỉ lễ chính thức cho toàn quốc, tất cả mọi người nếu buộc phải đi làm việc vào hai ngày nầy đều được trả lương gấp 2.5 ngày thường. Bằng nghỉ cũng có hưởng lương; nhưng ít hơn! Có còn hơn không mà!
Giáng Sinh là ngày lễ lớn nhất Úc Châu, tương tự với Tết Nguyên Đán ở Việt Nam vậy. Theo truyền thống Giáng Sinh, là một dịp đoàn tụ gia đình! Có những người con đi làm ăn xa cũng lặn lội bay về với cha mẹ, anh em, họ hàng và bạn bè, lối xóm.
Sau buổi thánh lễ chiều ngày 24, tháng 12, ngoài đường gần như không còn người qua lại. Các siêu thị đóng cửa vào 6 giờ chiều để nhân viên nghỉ, tụ họp gia đình cùng ăn tối và trao quà vào lúc nửa đêm. Sáng ngày 25, tháng Chạp, thường là cả gia đình cùng đi nhà thờ dự thánh lễ.
***
Rồi cứ vào mùa Lễ, hàng đêm, dòng người, có đến hàng trăm, lũ lượt kéo đến một tư gia, mà chủ nhà đã bỏ nhiều ngày công ròng rã từ tháng Mười Một để trang điểm một cảnh huy hoàng của một đêm Giáng Sinh với hàng ngàn bóng đèn chớp nháng cho bà con mình chiêm ngưỡng!
Cảnh Chúa sinh ra trong hang lừa máng cỏ, hình những người tuyết, những cây thông, những cặp chuông, dây giả tuyết, những chiếc ủng, những gói quà tượng trưng và hàng chữ Merry Christmas làm bằng những bóng đèn ca ngợi ngày Lễ.
Có Ông già Noel cưỡi xe tuần lộc trên trời, đến nhà và leo qua ống khói, bỏ quà vào những chiếc vớ treo lủng lẳng dưới cây thông Giáng Sinh trong khi các em nhỏ đang ngủ.
Có hình nhân Santa Claus cao tới 3.2 m! Rồi hai con tuần lộc, mỗi con cao tới 1.2 m! Tốn cả vài ngàn đô la cho tiền trang trí và vài trăm đô tiền điện một tháng.
Có những con đường, thị dân đua nhau trang trí trước cửa nhà mình cho mùa Lễ hội. Đêm về, ánh dương vừa lặn, trời sụp tối là cả hàng chục căn nhà bật đèn lên rực rỡ!
Nhạc Giáng Sinh, “Jingle Bells! Jingle Bells!” truyền đi từ đài phát thanh địa phương trên băng tầng FM rộn rã cả một khúc đường.
Xe cộ không được phép lưu thông để giữ an toàn cho khách có nhiều con nít đền thưởng ngoạn.
Những vị chủ nhà đáng yêu nầy không làm chuyện bao đồng mà là một hành động có ý nghĩa kéo dài đôi khi suốt cả 50 năm, cha truyền con nối! Vì họ yêu không khí tưng bừng của mùa Lễ Giáng Sinh; yêu những ánh mắt sáng rỡ như sao sa, những nụ cười, những ngón tay nhỏ xíu dễ cưng, chỉ chỏ của trẻ thơ khi nhìn ngắm cảnh tượng sinh động nầy!
Tuy nhiên, gia chủ cũng không quên để cái hộp trước cửa để quyên tiền bá tánh đến xem hầu giúp cho các bịnh viện nhi đồng. Cũng là một truyền thống rất hay.
Nhưng Mùa Giáng Sinh không phải chỉ dành riêng cho con nít mà còn dành cho đôi lứa! Trai gái thường nhân mùa Giáng Sinh để: “I love you!”,
Mỗi mùa Giáng Sinh về, chúng ta lại nhớ đến truyện ngắn The gift of the Magi (Món quà Giáng Sinh) của O. Henry, in lần đầu vào ngày 10, tháng Tư. năm 1906 tại New York, được xem là một trong những truyện ngắn về Giáng Sinh hay nhất mọi thời đại.
Chuyện rằng: Jim và Della là một cặp vợ chồng trẻ, nghèo. Vào lễ Giáng Sinh, dù chỉ còn số tiền 1 đồng đô la 87 xu dính túi, Della quyết định mua một sợi dây bằng bạch kim, đơn giản, không cầu kỳ cho mặt cái đồng hồ bỏ túi quý giá của Jim, vì là của gia bảo!
Dẫu sợi dây đồng hồ giá chỉ 21 đô lúc đó, (theo trượt giá bây giờ bằng khoảng 500 đô!) nhưng đầy giá trị bởi chính bản thân nó chứ không bởi sự lòe loẹt bên ngoài! “Nó cũng giống như anh ấy. Thầm lặng nhưng đầy giá trị!”
Để có đủ tiền, Della quyết định cắt mái tóc dài và đẹp của mình, thứ quý giá nhất mà nàng có, để bán cho tiệm làm tóc giả.
Cùng lúc, Jim quyết định bán cái mặt đồng hồ quý giá của mình để mua một bộ kẹp tóc có đính đá quý, cài lên mái tóc óng ả mượt mà của em yêu.
Cuối cùng, cái kẹp cài tóc thời có mà mái tóc dài em đã bán đi! Dây đồng hồ thời có mà chiếc đồng hồ anh lại bán đi. Tréo ngoe hết ráo!
Món quà của hai người yêu nhau, dành tặng nhau trong mùa Gíang Sinh không dùng được. Như cái tình yêu của đôi lứa chúng ta dâng tặng cho nhau thì lại lớn hơn, trường cửu hơn nhiều!
***
Sống ở Úc nầy cũng khá là lâu, mấy mùa Giáng Sinh đầu, tui chỉ thả hồn mình về quê cũ.
Tui vẫn nhớ dọc lề đường Hai Bà Trưng, trước cửa Nhà Thờ Tân Định, kéo dài từ ngã tư Hiền Vương tuốt tới chợ Tân Định, người ta bày bán thiệp Giáng Sinh nhiều màu sắc; có cả cây thông thiệt đốn từ trên rừng Bảo Lộc chở về!
Trong khuôn viên nhà thờ có một máng cỏ đặt trong hang đá làm bằng giấy bồi, với tượng Chúa Jesus, Đức Mẹ Maria, Thánh Giuse, xung quanh là các thiên sứ, mục đồng cùng các gia súc như bò, lừa.
Bên trên thường có gắn một ngôi sao dẫn đường cho các nhà thông thái và các mục đồng đến đến Bethlehem, xứ Judea (thuộc Palestine ngày nay, lúc bấy giờ thuộc Đế quốc La Mã), để dâng tặng những phẩm vật lên Chúa Hài Đồng, vì Người sinh ra để làm Đấng Cứu Thế.
Dù đất nước mình, thuở đó, đang chìm đắm trong chiến tranh tàn khốc nhưng mỗi mùa Giáng Sinh về, người dân Sài Gòn, dù lương hay giáo, đều náo nức trong mùa lễ hội.
Năm 75, sau khi Sài Gòn sụp đổ và ngay cả khi bôn tẩu tới nước Úc nầy đây, tui không còn tìm được cảm giác say say, nắm tay em yêu êm đềm đi giữa mùa Giáng Sinh như ngày cũ.
***
Mùa Giáng Sinh mùa của yêu thương, của san sẻ, sớt chia: chính là thông điệp mà Đức Chúa Jesus đã truyền cho nhân loại! 
Xin cầu nguyện cho đất nước chúng ta vẫn còn chìm trong vòng áp bức.
Xin hãy lắng lòng suy nghĩ và san sẻ tình thương yêu của chúng ta với nhau và cho những người can đảm tranh đấu cho tự do vẫn còn trong vòng lao lý được đoàn tụ với gia đình như chính chúng ta lúc Giáng Sinh về.
“Sáng danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm!”

Merry Christmas!
Đoàn Xuân Thu
Melbourne.

Sunday, December 19, 2021

Con đường đau khổ: Bi kịch Trần Đức Thảo

 Triết gia Trần Đức Thảo và ‘Những lời trăng trối’ 

Trong những huyền thoạì về người Việt đi học ở Pháp thì hai câu chuyện nổi tiếng nhất có thể nói là hai trường hợp Nguyễn Mạnh Tường và Trần Đức Thảo.

Một người thi lấy hai bằng tiến sĩ (văn chương và luật học) ở tuổi 23, còn người kia thì nổi tiếng là học giỏi, giỏi về một ngành ít ai ở Việt nam theo học, triết học phương Tây, mà lạị còn là triết học của Đức giỏi tới mức có lúc tranh cãi với Jean-Paul Sartre ở Pháp trên tạp chí Les Temps Modernes mà còn được xem là thắng thế.

Thế rồi hai cuộc sống lại là hai thảm kịch thuộc vào hàng lớn nhất của người trí thức Việt nam trong thời cận hiện đại.

Đi theo kháng chiến chống Pháp, cả hai đã được mời làm giáo sư Đại học, thậm chí cả khoa trưởng Luật trong trường hợp ông Tường, nhưng chẳng bao lâu, sự độc lập tư tưởng của họ đã đưa họ đến chỗ đối đầu với chế độ toàn trị đang phủ trùm xuống miền Bắc. 

Trần Đức Thảo tham gia vào phong trào đòi dân chủ, tự do cho các văn nghệ sĩ và trí thức bằng một bài viết trên tờ Giai Phẩm mùa Đông (Tập I năm 1956) chỉ trích các “bệnh nặng nề: quan liêu, mệnh lệnh, giáo điều, bè phái và sùng bái cá nhân” và một trên báo Nhân Văn số 3 (ra ngày 15-10-1956) khẳng định: “Người trí thức hoạt động văn hoá cần tự do như khí trời để thở”.

Trần Đức Thảo từ Pháp xin về để phục vụ ‘cách mạng’ năm 1951. Ông về trong tin tưởng là cách mạng Việt nam có thể khác được các cách mạng Cộng sản đàn anh của nó. Ông về với lòng tin trong sáng là Marx đúng, chỉ những người đem chủ thuyết của Marx ra thực hiện là đã sai: những bi kịch của cách mạng Nga, cách mạng Tàu bị xem là những sai lầm khủng khiếp của Stalin, Mao…. Ông về với ảo tưởng là ông có thể đem những hiểu biết ‘đúng’ của ông về chủ thuyết Marx góp ý cho lãnh đạo Việt Nam tránh được những sai lầm tai hoạ kia.

Năm 1991, ông được cho sang Pháp chữa bệnh. Tại đây ông đã đồng ý cho nhà văn Phan Ngọc Khuê thâu âm những lời ông kể về cuộc đời của mình đã bị chính quyền CSVN gạt ra lề như thế nào, và xã hội VN dưới chế độ CS từ cuộc cách mạng ruộng đất cho tới khi đổi mới, qua cái nhìn của ông. Ông cũng cho biết tham vọng của ông muốn xuất bản 1 cuốn sách mà ông đang âm thầm viết. Cuốn sách mà ông hứa: “Khi cuốn sách này được xuất bản thì các anh sẽ thấy mọi nút thắt, mọi trói buộc, mọi sức ép sẽ được tháo gỡ ra cho bằng hết… để minh bạch vấn đề công tội trong lịch sử… Công của ai, tội của ai? Đấy là cách chuộc tội của Trần Đức Thảo này!”. Những đoạn ghi âm này sau khi ông chết được nhà văn PNK viết thành sách và xuất bản với tựa đề ‘Những lời trăng trối’.

Khi bị sứ quán gây áp lực tới mức không cỏn lối nào thoát, thì ngoài mặt ông đành tỏ vẻ chấp nhận bỏ dở dự tính công bố cuốn sách ở Paris, để được tạm yên, nhưng bề trong ông nhờ bạn bè thân tìm chỗ ở khác cho ông, vì khi đó ông vẫn sống ở nhà khách của sứ quán (số 2 đường Le Verrier, Paris). Ông báo cho nhà văn PNK biết là chính quyền VN gọi ông về nước vì không muốn ông tiếp tục viết sách, nên ông sẽ tuyên bố ly khai và xin tỵ nạn và sẽ công bố cuốn sách ông đang âm thầm viết. Căn nhà mới đã sẵn sàng, phòng họp để ông tuyên bố ly khai cũng đã sẵn sàng, nhưng chưa kịp làm những chuyện ấy thì ông bị đột tử. Ông mất ngày 24/4/1993, thọ 77 tuổi.

Sau đây là lời nói của ông thuật lại cuộc gặp gỡ hy hữu với người mà trong cuốn sách 'Những lời trăng trối' đã viết hoa là ‘Người’ và ‘Bác’, chứng tỏ chế độ CS còn phong kiến không kém gì thời vua chúa.

Chỉ chừng non một tuần, sau khi tôi về đến an toàn khu (ATK). Lần gặp ấy đã mở rộng con mắt, đã soi sáng đầu óc tôi một cách thật sâu xa và đầy cay đắng…

Lần ấy, khoảng cuối năm 1952, lúc tôi đang vô cùng hoang mang thắc mắc, bực bội trong lòng vì tôi biết là đảng đang triệu tập một hội nghị rộng rãi cấp cao quan trọng tại Tân Trào, ở ATK này, mà tôi lại không được mời tham dự.

Nhưng rồi xảy ra một vụ việc làm tôi cực kỳ xúc động: có lệnh truyền xuống để chuẩn bị đưa Trần Đức Thảo đi chào ‘Bác’! Thật là hồi hộp và mừng! Tâm trí lúc ấy tràn đầy hi vọng nên quên hẳn những dấu hiệu đang bị phân biệt đối xử!

Rồi giờ phút của sự thật, giữa ‘ông cụ’ và tôi, đã tới: một cán bộ đặc biệt được phái tới. Đây là một cán bộ giao liên đã đứng tuổi, chẳng những tỏ ra am hiển về địa hình, địa lý của vùng ATK này, mà còn rất thông thạo về lễ tân trong ‘đảng’.

Vì đấy là cán bộ chuyên đảm trách việc đưa, đón, hướng dẫn khách quý của ‘Trung ương’! Cán bộ này trịnh trọng cho tôi biết ông ta là chuyên viên ‘ban lễ tân của bộ ngoại giao’, nghĩa là cán bộ cấp cao của Trung ương, chuyên hướng dẫn, chuẩn bị thật kỹ những ai sẽ được đưa tới gặp ‘Hồ chủ tịch’, mà cán bộ lễ tân này nói một cách kính cẩn là sẽ được hướng dẫn về một số nghi thức phải tuân thủ khi được diện kiến ‘Người’!

Cán bộ lễ tân này dặn dò từng chi tiết rất tỉ mỉ, chứng tỏ một sự tôn vinh, sùng bái tuyệt đối:

- Yêu cầu của ban lễ tân là đồng chí phải thận trọng trong từng cử chỉ, từng lời nói khi gặp ‘Người’. Thứ nhất là cần nhớ rằng khi gặp thì phải đứng xa ‘Người’ ít ra là ba mét! Chỉ khi ‘Người’ ra dấu, ra lệnh, mới được lại gần hơn. Thứ nhì là không được tự ý nói leo, ‘Người’ có hỏi câu gì thì mới được phép trả lời. Mà phải trả lời đúng vào câu hỏi đó, tuyệt đối không được tự ý nói thêm, nói ra ngoài câu hỏi. Thứ ba là không được chào trước, nói trước. Thứ tư là không được xưng ‘tôi’, y như là ngang hàng với ‘Người’.

- Nếu không được xưng tôi thì xưng bằng gì?

- Đồng chí có thể xưng bằng ‘con’, hay bằng ‘cháu’, và phải gọi Người bằng ‘bác’ như đồng bào vẫn gọi… Những mệnh lệnh này là quan trọng, đồng chí phải ghi nhớ cho kỹ, kẻo làm hỏng cuộc diện kiến với ‘Người’ là tai hại lắm đấy. Không phải ai ở đây cũng đã được tới gần để chào ‘Người’ đâu.

Sự chuẩn bị kỹ như vậy làm tôi rất bồn chồn, nhất là lúc giao liên tới dẫn đi gặp ‘Người’.

Lúc đó là sáng sớm tinh sương, con đường mòn xuyên rừng, xuyên núi còn đẫm sương đêm, chưa nhìn rõ những hiểm trở dưới chân. Đi khoảng hơn một tiếng đồng hồ sau, trời hửng sáng, thì tới một trạm giao liên khác, cũng là trạm kiểm soát. Vì khi ngồi chờ ở trạm này, thì thấy có hai giao liên khác dẫn hai đoàn người vừa ở hội nghị về. Tại đây, giao liên của mỗi đoàn phải trình giấy chứng minh thư của từng người trong đoàn, để cán bộ thường trực của trạm ghi vào sổ.

Rồi hai đoàn người ấy mới được đi qua.

Băn khoăn đợi ở trạm này mãi đến gần trưa, bỗng từ xa có một hồi còi tu huýt dài tiếng, như loại tu huýt của các hướng đạo sinh, vẳng tới. Lát sau một sĩ quan bộ đội ‘tiền phương’, mặc quân phục gọn gàng, vai đeo ‘tếp’ vải, bên sườn, đeo súng ngắn K54, đi rất nhanh tới rồi chỉ về phía tôi hỏi gay gắt như quát, rất hách:

- Ai đấy? Đã nghe thấy còi báo rồi, sao lại còn có người ngồi ở đây?

Giao liên của tôi vội trình ra một tờ giấy, rồi nói:

- Báo cáo đồng chí, tôi được lệnh đưa đồng chí này mới ở bên Tây về, tới đây chờ để được kính chào ‘Bác’.

- Đồng chí đã chuẩn bị kỹ đối tượng chưa? Đã tập huấn những quy định để gặp ‘Bác’ chưa?

- Báo cáo đồng chí, tôi đã chuẩn bị, chỉ dẫn đầy đủ rồi.

Chờ khoảng mười lăm phút sau, lại một hồi còi tu huýt như tiếng sáo thật dài nữa vẳng tới, một toán bộ đội gồm bốn người, trong quân phục y như người tiền trạm, tay cầm súng trường Tiệp Khắc, đi tới và nhìn ngó chung quanh, rồi nói câu gì với người tiền trạm rồi lại đi ngay. Bây giờ thì tất cả người làm việc trong tiền trạm phải đi ra xa. Chỉ có một giao liên cùng tôi là được ngồi đó chờ.

Lát sau nữa, lại một toán bộ đội đi tới gần khoảng năm mét, dừng lại, ghim súng trường chĩa về phía trạm giao liên, sẵn sàng can thiệp… Rồi lặng lẽ từ trong rừng sâu, xuất hiện một cụ già gày còm, khô khóc, lất phất chùm râu cằm, bước chân nhanh nhẹn, quần áo bạc mầu nâu nông dân, quần xắn lên gần đầu gối, tay cầm một khúc tre già làm gậy, vai khoác tấm vải nhựa rộng như áo mưa màu xanh lá cây xậm, đầu đội mũ ‘cát’ kiểu thuộc địa bọc vải, như loại công chức Tây thường đội, nhưng là màu xanh lá cây. Người ấy đi ngang qua, nhìn vào chòi lá của trạm giao liên rồi cất tiếng hỏi, giọng đặc sệt Nghệ Tĩnh:

- Đồng chí nào ở trong ấy đấy?

Giao liên của tôi chạy ra, đứng thật nghiêm, cách khoảng ba mét, kính cẩn nói:

- Xin báo cáo Bác, con được lệnh đưa đồng chí Thảo mới ở bên Tây mới về, tới chào Bác!

Nói rồi, tay ra hiệu vẫy. Tôi vội bước ra, đi gần người ấy, đúng khoảng ba mét thì dừng lại, rồi cũng đứng rất nghiêm, im lặng chờ chứ không dám chào trước. Rồi ‘Người’ tiến lại gần tôi còn chừng một mét, nhìn chằm chằm vào tôi, như lục soát trí nhớ, tìm kiếm điều gì, rồi nói:

- À! Chào chú Thảo! Chú về đây đã được bao lâu rồi?

Lúc đó tôi mới dám đáp lại:

- Cháu xin kinh chào Bác! Cháu về đây đã được năm hôm rồi.

Người đưa tay phải tới, hai tay tôi vội đỡ lấy bàn tay ấy. Bàn tay ‘lãnh đạo’ thật nóng ấm. Tôi cúi đầu, nắm chặt bàn tay ấy một hồi, rồi ngửng mặt lên nhìn kỹ ‘Người’, và nói với giọng run run vì xúc động:

- Cháu rất vui mừng được về quê hương và được gặp Bác ở đây.

Nỏi xong mới buông bàn kia tay ra, nhưng vẫn đứng nghiêm và cố nhìn thêm cho kỹ khuôn mặt xương xương, khắc khổ, con mắt tinh anh, sắc bén, cũng đang chăm chú nhìn tôi. Cái nhìn thật soi mói. Hai bên nhìn thẳng vào mặt nhau giây lát, Tôi bỗng rùng mình, cảm thấy như bị một luồng khi lạnh truyền khắp thân thể, nên hơi run.

Rồi hơi ngần ngừ, ‘Người’ nói, với vẻ mặt thật nghiêm:

- À này chú Thảo! Bác biết ở bên Tây, chú đã đọc nhiều sách vở, nhưng bây giờ về đây thì chú phải gắng mà học tập nhân dân, nghe không! Thôi bác có hẹn nên phải đi kẻo trễ.

- Vâng, cháu xin tuân lời bác. Và cháu xin chào Bác!

Nhưng ‘Người’ đã quay mặt, rảo bước thật nhanh, đi ngay, không chú ý tới lời chào của tôi. Cả đoàn tuỳ tùng, từ nãy đứng tạo thành vòng tròn ở xa chung quanh, cũng vội vã đi như chạy theo.

Trên đường trở về, đầu óc tôi bị xúc động mạnh, cứ bối rối vì cuộc gặp gỡ chớp nhoáng, quá ngắn ngủi vừa rồi, không còn để ý tới cảnh vật chung quanh. Đi bộ xuyên rừng núi trở về tới ‘nhà’ thì đã gần tối. Giao liên phải ngủ lại đó, để sáng mai cuốc bộ trở lại trạm gốc.

Riêng tôi thì vẫn liên miên nghĩ ngợi, phân vân, cố ôn lại xem mình đã có cảm giác như thế nào khi đã gặp ‘Người’!

Mà tại sao ‘Bác’ đã dặn đò mình một câu như thế?

Đêm ấy nằm mà cứ trăn trở, cứ chợp ngủ, rồi chợt thức, chợp mắt một lúc là đầy mộng mị kéo tới. Lúc tỉnh dậy mà vẫn còn bàng hoàng, toát mồ hôi. Sáng ra, tôi cố ổn định tâm thần, lấy lại bình tĩnh để suy nghĩ tìm hiểu về cuộc gặp gỡ vừa qua. Dĩ nhiên là ‘Người’ đã biết trước, đã cho phép, đã chấp nhận cho gặp, chứ không phải là một cuộc gặp gỡ tình cờ.

Hai thắc mắc chính cứ dằn vặt trong đầu: Sự gặp mặt ngắn ngủi như vậy là có ý nghĩa gì? ‘Người’ là thế nào? Sao mọi người bắt phái kính cẩn gọi là ‘Bác’?

Trong chương “Giải mã lãnh tụ”, ông nói thêm:

Tôi thú nhận là mình lúc đầu vì còn trẻ, quá ngây thơ, nên đã kỳ vọng nhiều vào tình cảm của ‘ông cụ’. Cứ tưởng đấy là một con người bình thường, dễ kết thân, mà không hiểu được là trong thực tại cách mạng, đã có một khoảng cách khó vượt qua để tới gần được lãnh tụ! Bởi chung quanh lãnh tụ là cả một thành luỹ bè phái vây quanh, bao phủ, với những con mắt, những cái tai, những bàn tay của những thế lực nghi kỵ nhau, kình chống nhau rất phức tạp. Trong chế độ tương tự, trong đường lối hành động và tổ chức cứ như vậy, ngay từ thời Lénỉne, cho tới Stalin, cho tới Mao và nay tới thời ‘bác Hồ’, đã hình thành cả một truyền thống đối xử rất nghiệt ngã giữa các ‘đồng chí’ ở cấp lãnh đạo, ở cấp Trung ương. Họ đã từng hạ bệ nhau, từng chèn ép nhau không chút nương tay, không chút thương hại, để qua mặt nhau, để gạt bỏ nhau! Nói chi tới những kẻ bị xếp vào loại ‘đối thủ tiềm ẩn’, loại ‘có vấn đề’, loại phản động, kẻ thù ...

Vì thế càng về sau này, tôi càng khám phá ra rằng mọi cuộc gặp với ‘ông cụ’ đều đã được chuẩn bị rất máy móc, đã qua sàng lọc kỹ lưỡng, trong quy trình làm việc của lãnh tụ.

Vì bắt buộc phải giữ khoảng cách như thế, mà những lần gặp đã không tạo ra một cởi mở tự nhiên, cũng không có một quan hệ hay trao đổi gì về mặt tư tưởng, cũng không có một xúc động tình cảm nào, ngoài sự xa cách, sợ sệt ‘đến lạnh cả thân thể’! Sau này thì tôi mới hiểu rằng hi vọng đạt tới một sự thân cận, thân mật nào đó với lãnh đạo là một điều không tưởng, không thể nào có!

copy từ Trang Văn chương Miền Nam (Terry Lee)

Saturday, December 18, 2021

Hỏi & đáp

 VƯỢT ĐỂ LÀM GÌ?

 Lão hàng xóm hả hê:

- GDP Việt Nam vượt Singapore, Malaysia hàng trăm tỷ ông Tơn, đứng thứ 4 Asean đó ông.

- Ông biết GDP là gì không mà vui mừng vậy?

- À, đó là tổng sản phẩm trong nước làm ra mỗi năm chứ gì.

- Đúng rồi! Nhưng, những doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào VN, sản phẩm của họ sản xuất ra được tính cho ai, ông biết không?

- Tất nhiên họ sản xuất ở VN thì sản phẩm ấy được tính cho VN chứ cho ai.

- Đúng luôn! Vậy ông cho tui hỏi, ví dụ: thằng Nhật qua VN sản xuất xe hơi bán được 100 tỷ; thằng Hàn sản xuất giày dép bán được 100 tỷ; thằng Đài sản xuất sắt thép bán được 100 tỷ, vân vân... Tất cả các khoảng thu nhập này được tính GDP cho VN. Nhưng, tiền bán sản phẩm ấy ai bỏ túi?

- Ông hỏi lạ? Tất nhiên sản phẩm nó làm ra thì tiền nó bỏ túi, chứ chẳng lẽ nó nộp cho nhà nước?

- Nói như rứa thì VN chỉ được con số để báo cáo GDP, còn tiền thì bọn doanh nghiệp nước ngoài ẳm hết. Đúng chưa?

- Á đù! Hèn chi năm nào GDP cũng tăng trưởng 6-7%, vượt thằng này, vượt thằng kia. Nhưng, dân vẫn chạy qua các nước bị mình vượt ấy làm tôi mọi cho họ. Móa! Chỉ vượt được con số không thôi, thì vượt để làm gì!

 Fb NGÔ TRƯỜNG AN

Đất nước SINGAPORE như tôi biết (1)

Thế giới ngày nay không còn những khoảng cách không thể hình dung, những nơi xa lạ không thể đặt chân đến và tồn tại ngoài sự hiểu biết của con người. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đang thay đổi bộ mặt thế giới theo nhịp độ ngày càng tăng của công nghệ thông tin. Tất cả đang chuyển biến/phát triển theo nhiều hướng khác nhau trên từng khu vực, với những mục đích khác nhau của từng quốc gia. 

Những quốc gia phát triển thần kỳ ở châu Á đều gắn liền với tên tuổi của những nhà cải cách/lãnh đạo xứng danh, những người có sứ mạng và trách nhiệm lớn lao với đất nước và dân tộc của mình. Sức mạnh của dân tộc là cộng lực từ sức mạnh của những gì tinh túy nhất, mạnh mẽ nhất tập trung trong con người họ, biến thành ý chí của cả một dân tộc, chiến thắng mọi trở ngại để giành được thành tựu trong công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước, trở thành những quốc gia phát triển vững mạnh, phú cường.

Là linh hồn của những cải cách minh triết, LEE KUAN YEW thường được nói đến cùng với kỳ tích trỗi dậy một cách thần kỳ của Singapore. Đất nước này đã phát triển rất nhanh và làm thế giới phải ngỡ ngàng để trở thành 1 con cọp của ĐNA và là biểu tượng của mô hình phát triển bền vững ở châu Á. LEE KUAN YEW là Thủ tướng đầu tiên của Singapore, điều hành trong ba thập kỷ (1959 - 1990). Lee được công nhận là cha đẻ của đất nước, với hiện thực Singapore được mô tả là đã chuyển từ Thế giới thứ ba sang Thế giới thứ nhất và hiện là một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới hiện nay. 

(còn nữa)

Friday, December 17, 2021

Tư liệu chống CN bá quyền TQ (2)

 (tiếp theo)

VN TRONG CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU CỦA TQ

Trong những năm 1950, TQ phải đối phó với Mỹ trong cuộc chiến tranh Triều Tiên ở phía Bắc và nguy cơ từ phía Nam do cuộc chiến tranh của Pháp và VN. Trong thế bị Mỹ bao vây, TQ đã lợi dụng cuộc chiến tranh của VN để đứng ra thương lượng với Pháp, câu kết với kẻ thù của VN để đưa ra 1 thỏa hiệp có lợi cho TQ và Pháp, bất lợi cho các nước ĐD. Với Hiệp định Genève, TQ đã hy sinh lợi ích của nhân dân 3 nước ĐD để bảo đảm an ninh cho TQ ở phía Nam, để thực hiện mưu đồ nắm VN và ĐD, đồng thời để có vai trò là 1 nước lớn trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế, trước hết là ở châu Á.

Hình chụp từ trang 3 cuốn SỰ THẬT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM-TRUNG QUỐC TRONG 30 NĂM QUA

Sau khi Hiệp định Genève (được TQ dàn xếp) ký kết, Mỹ ngày càng can thiệp sâu hơn vào miền Nam và leo thang thực hiện chiến tranh trên toàn bộ lãnh thổ VN nhằm biến VN thành 1 thuộc địa kiểu mới và 1 căn cứ của Mỹ ở ĐNA. Còn TQ thì muốn duy trì lâu dài tình trạng VN chia cắt vì mục đích có lợi cho việc thực hiện những mưu đồ của họ.

Bị sa lầy ở VN, cuộc chiến tranh đã làm trầm trọng thêm những vấn đề của nước Mỹ đồng thời cũng làm suy yếu ảnh hưởng và vai trò của Mỹ trên thế giới. Tình hình này đã buộc Nixon phải đề ra kế hoạch "VN hóa chiến tranh". Như người Pháp, Mỹ muốn dùng TQ để giải quyết các vấn đề VN với những điều kiện có lợi cho Mỹ: rút quân đội Mỹ ra khỏi VN mà vẫn giữ được chế độ VNCH ở miền Nam.

(còn nữa)

TÔI NÓI, BỘ GIÁO DỤC NGHE RÕ KHÔNG?.

 Một học sinh không chịu được áp lực học hành, nhảy lầu chết hôm qua.

Trước đó 15 năm một HS trường Nguyễn Hữu Cầu TP HCM uống thuốc sâu chết.

https://nld.com.vn/.../mot-hoc-sinh-tu-tu-vi-ap-luc-hoc...

Giữa hai cháu này là hàng triệu hs biến thành đàn phu chữ, khật khừ, khốn khổ, cái gì cũng biết và không biết cái gì.

Mọi cung cách cải tiến cải lùi đều tỏ ra vô dụng (trong ý nghĩa tìm hạnh phúc học đường) đích thực.

Hơn 50% các cháu bị các chứng bệnh về mắt.

Giáo chức ở tuyến nhà trường bở hơi tai chạy theo chương trình của “Bộ”

Không thể muộn hơn được nữa!.

Không dùng sắc màu lòe loẹt nào che đậy nền GD be bét này được nữa.

Hãy:

1.Có ngay quy định mới về học online cho hs mà điểm then chốt là không giam giữ các cháu quá 2 giờ học một buổi  bên máy ở nhà. Rà soát những tiết học mà bản thân các cháu không kham nổi, phải níu phụ huynh vào cuộc. 

2.Cắt ngay, cắt không thương tiếng những nội dung ấm ớ, dư thừa vô lý ra khỏi giáo khoa.

3.Lắng nghe phụ huynh, giáo viên phản ánh thực thể từ họ.

4.Bỏ tù ngay chức trách trường lớp nào thu học phí vô lối, có hình ảnh tận thu, bóc lột phụ huynh qua học phí online. Nếu không đề nghị Ngành Thuế áp nguỡng thuế “Thu nhập cao”

5.nên nghĩ đến thay đổi cơ cấu Bộ GD. Nên xem cần phải tống khứ những người thực thi cung cách hủ lậu, dốt nát , cắt bớt quan lính thuộc cơ hữu nào vô dụng ra khỏi ngành, tránh gây di hại cho đất nước.

Bao nhiêu năm rồi, vẫn dậm chân tại chỗ hoặc lùi lại. Đủ rồi.

Giải tán bớt 70% những cơ quan (dưới Bộ, trên Sở)  trên tinh thần xét đến 02 yếu tố:

A. Nhiều năm qua nó vô dụng.

B. Nếu không có nó, không sao.

Tạm thế đã. Làm ngay đi, ông Bộ.

Dịch dã, covid đã hành hạ cộng đồng đủ khốn khổ rồi, vấn nạn giáo dục hầm bà lằng, phi khoa học, tham lam, vụ lợi lại dí bà con vào chân tường, sống sao nổi!.

Anh chị em nhất trí không?

Nguyễn Huy Cường