Thursday, February 28, 2019

LUẬN BÀN HẬU THƯỢNG ĐỈNH

-Chỉ cần còn một chút mắc mớ trong các thỏa thuận, tổng thống Mỹ sẽ chưa xuất hành để đến một nơi cách 21 giờ bay. Bởi ông đến, một cách long trọng và tốn kém như vậy, không phải để cãi tay đôi về dấu chấm hay dấu phảy trong tuyên bố viết sẵn, mà chỉ để đặt bút ký cho các phóng viên lấy hình. Giống như những thỏa thuận thương mại với Việt Nam, dù lên tới 21 tỷ USD, thì tầm vóc quan trọng với nước Mỹ và với sự nghiệp chính trị của Trum, vẫn không là gì để có thể so được với một thỏa thuận phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên! Vậy mà chương trình nghị sự cũng đã rất chi tiết và các văn bản đã phải hoàn hảo từ lâu. Điều đó cho phép phỏng đoán đã có sự thay đổi từ phía Triều Tiên vào phút chót. Ai đã gây áp lực? Theo thiển ý của tôi, kẻ ngáng vào giữa khiến hỏng đại sự Mỹ -Triều, không ai khác ngoài Trung Quốc. Chúng ta đừng vội chửi rủa họ là khốn nạn khi giả sử chuyện đó có thật. Nếu Tập Cận Bình đặt quyền lợi của Trung Quốc lên cao hơn số phận mong manh của 25 triệu dân Triều Tiên đang cận kề chết đói, thì cũng là chuyện bình thường trong thế giới duy lợi ngày nay. Vấn đề là ở ngài Kim Cháu. Và cuối cùng, vấn đề là ở chính 25 triệu dân Triều Tiên. Họ cứ lựa chọn chấp nhận sống trong đói khổ, thì chả ai có thể cứu được họ.

-Có thể Kim Cháu không lường được thái độ cáu giận của Trump sau khi ông ta đã phải hạ mình sát đất. Kim Cháu có thể đã hiểu sai lệch sự hạ mình ấy của Tổng thống Hoa Kỳ, người quyền lực nhất thế giới. Rõ ràng chỉ là người đã nắm chắc kết quả như ý (trước khi Kim thay đổi), mới dễ dãi trong những lời khen như vậy. Vì thế, có thể Kim Cháu đang ngấm đòn là đã để tuột mất một cơ hội ngàn vàng. Tôi nghĩ, với tính khí của mình, với hành động ra khỏi phòng đàm phán, họp báo qua loa rồi tức tốc lên không lực số Một về thẳng nhà, rất khó để Trump chấp nhận cuộc gặp lần ba với Kim, sau khi ông ta cảm thấy mình bị cả thế giới cười cợt vì một cậu oắt ngỗ ngược! 


-Với Trung Quốc thì kết quả nào họ cũng hưởng lợi. Nếu Mỹ bỏ cấm vận, hàng hóa giá rẻ đang dồn ứ lại vì chiến tranh thương mại sẽ lập tức tràn ngập lãnh thổ Triều Tiên, y như đã từng xảy ra với Việt Nam ba chục năm trước. (Hàng hóa các nước khác, ngay cả Hàn Quốc, không có được lợi thế này, vì giá đắt và vì các ràng buộc pháp lý rắc rối phải tháo gỡ). Còn nếu Mỹ tiếp tục cấm vận, Triều Tiên tiếp tục thù địch Mỹ và các đồng minh, thì tấm đệm an ninh cũng có giá chả kém gì món lợi thương mại, chưa kể luôn còn đó món hàng nặng kí để đổi trác trong vấn đề Đài Loan.


-Có một chút cơ hội cho nước chủ nhà Việt Nam, trong vai trò làm người đưa tin giữa hai bên (Làm trung gian hòa giải thì cực khó, xin đừng ảo tưởng). Tất cả sẽ được quyết định trong và sau cuộc thăm chính thức của Kim Chủ tịch vào ngày mai và phụ thuộc vào sự khôn ngoan của các vị lãnh đạo. Nhưng dù chuyện gì xảy ra, thì Việt Nam cũng là một bên gặt hái, nhờ vào vị thế nước chủ nhà. Không dễ để có thêm một lần như vậy. Và người “tặng” món quà đó cho Việt Nam, oái oăm thay lại chính là Kim Cháu. (Gì chứ địa điểm họp thì Trump sẵn sàng chiều Kim Cháu hết cỡ, nếu ông vua Cao Ly muốn một nơi khác, mà thế giới lại không hề thiếu những nơi còn lý tưởng hơn Hà Nội).


Bàn cờ thế cuộc là vậy và sẽ mãi là vậy. Bực tức hay hớn hở thì nó cũng chẳng làm các quân cờ trong tay người khác thay đổi. Hãy để lý trí dẫn dắt, thay vì những cảm xúc bột phát.


Lao Ta

XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI CHÍNH QUY THIỆN CHIẾN

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tá Cao Văn Khánh về Bộ Tỏng Tham mưu (BTTM). Từ 1954-1960, ông đảm nhiệm các vị trí Cục trưởng Cục Quân Huấn, Cục trưởng Cục Tổ chức Kế hoạch kiêm Cục trưởng Cục Huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, BTTM.
Cục Quân huấn xây dựng Bộ khung Điều lệnh Điều lệ chính quy đầu tiên của QĐNDVN, triển khai hê thống giáo dục quân nhân nhằm cải cách gốc rễ quân đội. Cao Văn Khánh quan niệm trên nền tảng những quy định chặt chẽ, quân đội sẽ tập trung được sức mạnh, củng cố được kỷ luật trong chiến đấu, lĩnh hội và phát triển được những hoc thuyết quân sự mới.
Ra khỏi cuộc chiến tranh tổng lực, QĐNDVN giờ đây cần xây dựng lực lượng lục quân chính quy với bộ binh, pháo binh, công binh, đồng thời đặt cơ sở đầu tiên cho các binh chủng, quân chủng khác như thiết giáp, không quân hải quân, chuẩn bị điều kiện cải tổ toàn bộ thể chế quân sự của quốc gia.
Sau khóa đào tạo tại Học viện quân sự cao cấp Vorosilov, Cao Văn Khánh về nước, đảm nhiệm vị trí Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân (1960-1964). Đây là giai đoạn bản lề, QĐNDVN tiếp quản vũ khí mới, tập trận liên tục để chuẩn bị bước vào cuộc chiến gian khổ ác liệt không thể nào tránh khỏi. (Trích sách Tướng Cao Văn Khánh, NXB Tri Thức, 2017)
Đó là thời cuộc sống khó khăn, nhưng tràn ngập lòng tự trọng dân tộc, tinh thần vệ quốc vĩ đại dựa vào sức mạnh chính mình, thật xứng với truyền thống nước Đại Việt 3 lần đánh tan quân Nguyên.
Ảnh: Trái sang phải hàng đầu: 1. Thiếu tướng Lê Trọng Tấn, Đại tá Cao Văn Khánh (Hiệu trưởng Trường Sĩ quan lục quân"), 3. Chuyên gia quân sự quốc tế đển trường Sĩ quan luc quân. ( ảnh chụp khoảng 1962-1963)

Về 2 quê hương (8): Cầu cống thời thực dân

Ông PD làm cầu Long Biên ntn
Ngày 13.2.1897, vị Toàn quyền ĐD mới đã đặt chân lên Sài Gòn, 1 tp mà ông cho rằng: Trong thực tế, chỉ có 2 tp ở Nam Kỳ xứng với tên "thành phố": Sài Gòn, tp hành chính, hàng hải và quân sự do người Pháp tạo lập; và Chợ Lớn, tp thương mại và công nghiệp, đã tồn tại trước khi người Pháp đến, một tp mang nhiều đặc trưng châu Á hơn đặc trưng của An Nam.
Và ngay sau đó, ông đã cho thấy khả năng biến đổi tình thế của mình ở tầm mức lớn đến thế nào. Với quyền hạn và bổn phận phải theo đuổi/biến chính sách mới của mình thành hiện thực, PD đã đặt tên "thành phố" cho một số trung tâm dân cư, tỉnh lỵ của các tỉnh như tp Mỹ Tho, tp Biên Hòa, tp. Thủ Dầu Một... theo ông, gọi như thế là "cường điệu lên rất nhiều" so với quy mô xây dựng cũng như số dân của chúng.
Để phát triển các tp (cũng như VN và toàn xứ ĐD), việc xây dựng một hệ thống giao thông là hết sức cấp bách.
Cùng với hệ thống đường bộ, đường thủy và đường sắt... và các cảng lớn là những cây cầu. PD xác định cần có 1 cây cầu lớn bắc qua sông Hồng để nối Hà Nội với các tỉnh nằm ở tả ngạn sông cùng với việc mở thêm tuyến giao thông nối tp này với biển, với Trung Kỳ và liên thông với TQ (trong mục đích xâm nhập TQ từ phía Nam của Pháp).
Rất nhiều người hoài nghi và phản đối v/v xây cây cầu này, cả ở Bắc Kỳ và Paris do chi phí và khả năng thực hiện. PD đã bằng ý chí của mình, vượt qua tất cả để khẳng định quyết tâm xây dựng cây cầu này vì sự hữu ích của nó.
Sau khi đồ án của nhà thầu Daydé & Pillé được chọn, viên đá đầu tiên được đặt tại mố cầu phía tả ngạn và việc thi công bắt đầu từ tháng 9 năm 1898. Khi hoàn thành, chiều dài cây cầu giữa 2 mố cầu trên 2 bờ sông là 1.680m với 19 nhịp và 20 cột trụ. Giữa cầu là phần dành cho đường sắt và 2 bên dành cho xe cộ và người đi bộ (chưa gồm phần cầu dẫn dài hơn 800m bên phần thuộc tp Hà Nội).
Cây cầu này là 1 trong những cây cầu lớn của thế giới và cũng là công trình đáng kể nhất được xây dựng ở Viễn Đông khi ấy. Với dòng nước hung dữ như sông Hồng, việc thi công những trụ cầu là vô cùng gian nan, chưa từng có tiền lệ tại 1 nơi như Bắc Kỳ.
Trong số những người Pháp chứng kiến tại lễ khởi công cây cầu, từ Tổng tư lệnh Bichot đến những người lính thường, từ kỹ sư trưởng cầu đường đến viên giám sát thi công... rất nhiều người tỏ ra hoài nghi về tính khả thi của công trình đồ sộ này. Còn những người bản xứ khi được biết dự án này, họ cho nó là điên rồ, ko thể chế ngự/khuất phục 1 dòng sông như sông Hồng.

Cầu Paul Dumer hiện nay

Những nhịp cầu huyền thoại.
(còn nữa)
(theo Paul Doumer, XỨ ĐÔNG DƯƠNG)

Doodle/Google hôm nay: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Wednesday, February 27, 2019

BIẾT HUAWEI LÀ GIÁN ĐIỆP MÀ VẪN RƯỚC VÀO LÀ CÓ TỘI VỚI TỔ QUỐC

1. Huawei là gián điệp. Điều không cần bàn cãi.
2. Nhưng gián điệp có năm bảy loại gián điệp. Mức độ gián điệp của Huawei ghê gớm đến nỗi Mỹ phải sợ, châu Âu phải sợ.
3. Sợ đến mức Mỹ và châu Âu phải cấm Huawei xâm nhập vào nước họ.
4. Cấm xâm nhập vẫn không an toàn. Mỹ còn không hợp tác với các nước có Huawei. Thì biết sự nguy hiểm của Huawei thật là kinh khủng (https://vnexpress.net/…/my-canh-bao-khong-hop-tac-voi-cac-n…).
5. Vậy mà Việt Nam vẫn mời chào Huawei. Huawei khẳng định là đối tác lớn của các “đại gia” CN Viễn Thông hàng đầu của Việt Nam. Không những được mời chào, Huawei còn được ưu ái chỉ định nhiều gói thầu ( http://doisongtieudung.vn/an-toan-bao-mat-kem-nhung-huawei-…).
6. Tổ Quốc không phải là mảnh vườn sau nhà của các nhóm lợi ích. Rước gián điệp vào nhà là trọng tội với Tổ Quốc. Không phải thế hệ này mà muôn đời sau không tha thứ.
7. Vấn đề Huawei là quốc gia đại nghiêm trọng. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không thể không quan tâm. Không thể để cho các nhóm lợi ích lấy vận mệnh quốc gia làm thứ mua bán đổi chác.
8. Không ngăn được Huawei, tất cả chúng ta đều có trọng tội với con cháu.

Về 2 quê hương (7): THỜI THẾ VÀ ANH HÙNG

Khi nhắc đến người Nhật và sự so sánh của PD, tôi rất thắc mắc về điều: nếu ông Toàn quyền đã rất đúng khi nhận xét về người Việt, và đã chứng tỏ một cách thuyết phục sau 5 năm cầm quyền của ông rằng VN hoàn toàn có thể trở nên thịnh vượng dưới một thể chế có chính sách đi đôi với việc thực hiện bằng những biện pháp hiệu quả thì điều gì đã xảy ra làm VN bị tuột hạng thê thảm như bây giờ?
Và khi nói đến những vị lãnh tụ lãng mạn ngày trước, tôi lại nghĩ đến Cụ Hồ Chí Minh.
------------------
Nếu cần có 1 nhận thức đúng về Chủ tịch HCM, tôi nghĩ nên nhớ lại thời của cụ: đã có bao nhiêu nhân tài VN đứng về phía của những người chống lại Pháp để giành độc lập.
Chỉ cần làm được như thế đủ để thấy cụ là nhân vật thế nào. Nên tôi ko quan tâm đến
 những những người nhỏ nhen thích lấy chuyện xấu hôm nay để gán cho cả những nhân vật như cụ.

Bãi cứt nát hôm nay gồm những thứ cặn bã từ căn bệnh thối tha của con người chứ ko phải là sản phẩm từ tư tưởng. Hướng đến những gì tốt đẹp và sẵn sàng hy sinh vì nó, lý tưởng của những người cm tiên phong hoàn toàn khác với chạy theo mục đích thấp hèn của bọn ăn hại bây giờ. Ko phân biệt được sự thật này thì vẫn là những kẻ mù mờ, chỉ nói những thứ ba lăng nhăng chẳng thuyết phục được ai.
Không như cách mà ông cụ làm, khi tập trung vào vấn đề lớn của dân tộc là phải thực hiện bằng tất cả ý chí và hành động chứ ko chỉ hô hào/nói suông, "đầu voi đuôi chuột", cái gì cũng nói 1 đằng làm 1 nẻo... cho đến bây giờ...

Cái nguyên nhân chẳng tìm
 đâu xa, nó ở ngay trong giới cầm quyền, liên tục đi từ sai lầm này đến sai lầm khác, chuyển đổi thì chẳng có gì lớn mà sai lầm thì ngày càng lộ rõ, càng trầm trọng... lôi cả nước vào tình thế mắc kẹt vào TQ suốt mấy chục năm qua sau khi đã để chúng lợi dụng từ Hội nghị Genève.

Cái sai lớn nhất sau 1975, chính là sau khi LX sụp đổ, thì VN phải đổi mới hoàn toàn, dù dưới cái nhãn gì (CHXHCNVN hay VNDCCH...) thì cũng phải chuyển đổi cho được cái xh "quân sự hóa" sang xh "bình thường hóa" trên mọi lĩnh vực và mọi vấn đề mà cho tới nay vẫn còn là thất bại vì chạy theo cái gọi là định hướng XHCN theo kiểu TQ.

Ảnh mới: Đại tá Đàn tự sửa chữa đường ống

Lại đi s/c đường ống dẫn nước....

Tuesday, February 26, 2019

Ghi chép hôm nay

Đất nước vạn chùa có chắc là đất nước hòa bình ?

ĐẢO... NGƯỢC ???

Con người chúng ta đừng buồn nhé!!!
Con chó đen và con chó trắng lọt vào vòng chung kết giải... chạy tốc độ. 
Cái đích là ...một cục xương ( con nào đến trước sẽ ... toàn quyền nhậu cục đó!!!). Trong cuộc, chó trắng chạy nhanh hơn con đen đúng chiều dài một thân ...chó và nó chỉ còn cách mồi nhậu khoảng vài mét. Con đen thấy rõ nguy cơ.... trắng mõm nên nó dùng xảo kế( mưu kế xảo quyệt) dùng mõm cắn mạnh vào đuôi chó trắng, con trắng thấy đau nên quay đầu lại và bị chậm, con đen vượt lên đến đích đoạt được cục xương. Nhìn con đen nhậu, con trắng ngậm ngùi trách móc:
- Tao không ngờ mày là chó lại đối xử như một.......... CON NGƯỜI!!!

-------------
Lời bình:
Chung một công việc thì quí nhau!
Chung một quyền lợi thì....... CHƠI NHAU!!!


Trần Thanh Đàn (ELTE.VIDI72)

Bảo tàng Mỹ thuật tp. HCM và Triển lãm ảnh về người Vân Kiều

Sáng nay mới xem được triển lãm ảnh Thần linh - Tổ tiên - Thầy cúng của DR. Vargyas Gábor tại Bảo tàng Mỹ thuật tp.HCM.

Gần như vắng lặng. Suốt thời gian tôi xem hết các bức ảnh, chỉ có vài người khách nước ngoài đến xem một cách chăm chú, vài người khác chỉ lướt qua các gian mà ko dừng lại xem một bức ảnh nào.

Bảo tàng Mỹ thuật tp.HCM: tòa nhà đẹp nhất

Gian chính của triển lãm (ảnh 1)

Gian chính của triển lãm (ảnh 2)

Tác giả



Gian phòng vắng tanh vắng teo

Sàn gạch bông hư ko có kinh phí sửa chữa, phục hồi

Nội dung gian thứ nhất

Một bức ảnh cần ghi lại: thu hoạch lúa bằng tay

Nội dung gian thứ 2

Nội dung gian thứ 3

THÓI THÍCH DÙNG HÀNG NHÁI - Tiểu luận 5 đoạn

Nếu không có tiền dùng hàng bình dân. Có tiền dùng hàng thứ thiệt. Hàng bình dân cốt ở rẻ. Hàng thứ thiệt cốt ở chất lượng. Tiền nào của ấy. Đó là cách nghĩ của Tây. Á Đông ta có thói thích dùng đồ nhái. Thói quen này bắt đầu từ hai đặc điểm: thích khoa trương sĩ diện và "thực bất tri kỳ vị". Thực ra ở Tây cũng có loại gần giống thế này ở thời tiền tư bản ấu trĩ, mà Molière đã chế diễu như thói trưởng giả học làm sang, tiểu thị dân. Nói một cách khác là loạn về chuẩn, do quá tôn sùng các chuẩn và lề thói hình thức.
Thói khoa trương sĩ diện thường thể hiện ở loại người mới trà trộn vào một nhóm xã hội mới, luôn lớn tiếng về các lề thói hình thức để tỏ rằng mình đích thực thuộc về nhóm này. Đằng sau đó là sự sợ hãi bị đặt dấu hỏi về tư cách của họ trong nhóm và khả năng bị văng ra khỏi nhóm. Càng sợ hãi càng bấu chặt vào cái duy nhất họ có được là khoe khoang hình thức. Chính vì tâm trạng căng cứng trong bộ cánh sột soạt hồ chưa giặt, nên họ không có thời gian thưởng thức giá trị thực sự. Đối với họ, trứng cá cũng như lòng lợn, nhưng trứng cá là sang dù là hạng bét. Hãy nhìn những kẻ trọc phú vào nhà hàng yêu cầu rượu nào đắt tiền nhất bất kể loại gì. Khách hàng tiềm năng của hàng nhái đó. Việt Nam một thời nở rộ mốt áo Nato, lông Đức, áo bay,quần bò... mọi người đều giống hệt nhau. Ai cũng cố sắm cho bằng được mấy loại đồ theo chuẩn mực, để thấy mính sang. Thế là đẻ ra hàng nhái. Chất lượng thế nào cũng được miễn là nhìn giống Nato, lông Đức, áo bay, quần bò. Cũng là một biến tướng của thói dùng hàng nhái.
Đừng tưởng hàng nhái chỉ là mê mấy thứ đồ tầm tầm. Ngày nay, nhái có đến cả những thứ như túi xách đắt tiền. Những đồ này không hề rẻ. Túi hàng hiệu vài ngàn đô, túi nhái cũng gần ngàn đô, trong khi những loại tốt hơn nhiều cũng chỉ 200 là cao. Rồi hàng nhái lan cả sang đến những thứ cao cấp hơn như sách. Có ai hỏi đọc sách gì cứ nói Suối nguồn, Đạo của Vật Lý, Thiền Tây Tạng cho chắc ăn. Hàng nhái cũng vào việc lễ bái tâm linh. Mở phủ hầu đồng giá xịn là 500 triệu. Nhưng chỉ có 100 thậm chí 20 cũng mở được phủ cũng hầu được đồng.
Đừng tưởng hàng nhái chỉ có ở mấy thứ xằng xiên dân trí thấp. Có cả chức vụ nhái, bằng cấp nhái thậm chí làm khoa học nhái. Những đồ nhái này không phải là của giả nhé. Chức vụ thật, bằng cấp thật, công trình thật 100% chỉ có chất lượng là nhái. Mua quan bán tước, bằng cấp cũng từ đó mà ra. Nếu chơi cờ xì tiền ra để đối thủ chịu thua thì còn gì là lý thú. Nếu ai cũng nghĩ như thế thì làm có đồ nhái. Chức năng của chức vụ bằng cấp nhái là để trưng diện chứ không phải để dùng, để làm việc thật sự. Bàn về mấy chuyện này dễ nhàm vì nhan nhản. Nhưng làm khoa học cũng có nhái mới là chuyện hay. Chuyện gian trá đạo văn là chuyện trẻ con, mua sản phẩm công nghệ ở Thẩm Quyến dán lại nhãn mác nghiệm thu thành đề tài khoa học, đóng gói mã nguồn mở thành sản phẩm dự thi nhân tài, tất cả đều là loại trình độ thấp, chưa đáng nói. Thậm chí các bài báo khoa học đăng ISI là tiêu chuẩn đáng mơ ước cho nhiều giáo sư tiến sĩ cũng nhái nốt. Loại nhái này mới khó trị. Một nhà khoa học có một cách nào đó, chẳng hạn viết chung với một ai đó, có được một công trình đăng ISI. Rồi sau đấy ra hàng loạt bài tựa tựa như nhau, vô thưởng vô phạt. Kiểu công trình tầm cỡ nhân 2 số thật to với nhau. Muốn nói là mới thì hẳn là mới, vì chưa có đứa nào đủ ngu và điên để nhân hai số như vậy với nhau. Muốn nói là khó, thì hẳn là khó, nhân hai số thật to mất khối thời gian, bác học loại xịn tính thử cũng sai như chơi. Nhưng hỏi ý nghĩa gì trong thời đại máy tính thì chịu. Loại công trình đó chiếm tỷ lệ không nhỏ trong các giáo sư hàng đầu. Ở đây nói hàng đầu là không tính loại giáo sư cắt dán, đạo văn trong những ngành kém phát triển. Nếu có ai đó nói làm khoa học như thế thà cuốc đất còn hơn, thì đó là chưa hiểu tâm lý hàng nhái.
Hàng tiêu dùng nhái sẽ bóp chết công nghiệp. Hàng xa xỉ nhái sẽ còn mạnh hơn thế nhiều. Suy cho cùng hàng xa xỉ nhái sinh ra là để đáp ứng tâm lý thích hàng nhái của tiểu thị dân khoa học, tiểu thị dân giáo dục và tiểu thị dân quan trường.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen.VIDI72)

Đất nước mình quá lãng phí!

Tại sao người ta không xây bệnh viện xây trường học lại chỉ xây chùa ?
- Bởi vì xây hai thứ kia đều cần phải có đạo đức có tâm đức , có trách nhiệm , có sự hy sinh bản thân mình vì người !
- Xây trường học để dạy người thì phải có trách nhiệm với người , với tương lai của dân tộc . Nhưng người dạy còn không uốn nắn nổi mình thì dạy được ai ?
Bán cho người ta được một cuốn sách , lãi được vài đồng bạc còn bị nói tới nói lui, chẳng bõ thì bao giờ mới có của ăn của để.
-Xây bệnh viện thì phải có trách nhiệm với mạng người , phải có lòng thương xót với kẻ đau người khổ .
Những cái trách nhiệm nặng nề đó ko phải thầy thuốc nào cũng dám gánh . Muốn giàu thì phải bán thuốc giả , muốn tận tâm với bệnh nhân thì phải vắt kiệt sức mình . Nên người thầy bây giờ hầu hết đều chọn cách thương lấy mình trước tiên....vì đồng tiền vì danh vọng cho gia đình mình trước .
Nhưng còn xây chùa người ta chẳng cần phải có tâm đức hay có trách nhiệm với bất kì thứ gì cả ...chỉ cần có tiền và kiếm ra tiền là được.
Buôn thần bán thánh chẳng ai chửi , người ta còn phải khúm lúm lậy vái dâng tiền cho mình nữa là.
Nhân danh sự phồn vinh của dân tộc , phải có kì quan to lớn để hãnh diện với cường quốc năm châu , phải có di sản để con cháu đời sau đưa vào sử sách.
Tiền nhân ngày xưa xây chùa để khai ngộ cho dân , để hướng dân đi theo đường thiện . Ấy thế mà một số kẻ phàm phu mang tiền nhân ra so sánh với đại gia trong thời mạt pháp này .
Tiền nhân vì mộ đạo mà xây chùa , đại gia vì tiền mà xây chùa ...báng bổ cho kẻ nào nói đều giống nhau .
Một đất nước sớm người ta đi bái phật tối về lại chửi mẹ chém cha ngay được .
Một đất nước người ta cho kẻ nghèo một xu thì tiếc nhưng cho phật thánh 10 xu thì mừng , bởi cho phật thánh mới có lộc cho kẻ nghèo sợ bị lừa .
Một đất nước người dân còn chết đói vì thiếu miếng cơm, y khoa đại nạn , giáo dục thối nát nhưng chùa chiền lại được dải hoàng tráng từ nam ra bắc.
Đất nước vạn chùa có chắc là đất nước hoà bình , người dân lương thiện , nhà nhà ấm no ?
Đất nước này Phật giàu lắm , tiền chồng chất tiền , kẻ phụng sự Phật nhà cao cửa rộng , thỉnh kinh tứ xứ bằng cả siêu xe.
Người ta tôn sùng sự nguy nga và cho rằng điều đó là tốt đẹp hưng thịnh . Đúng nhưng chỉ là hưng thịnh cho một nhóm người thôi , không phải là sự mát mẻ cho đại dân tộc này.
Vậy xây chùa để làm gì ?
Tất nhiên để làm giàu cho kẻ giàu và để kẻ nghèo càng trở lên khốn đốn mê muội !
Ps Giá như ai cũng hiểu được "Phật ở trong Tâm" thì tốt biết mấy.
Nguồn : Từ trong Tâm - “Cảm nhận theo quan điểm cá nhân”.
copy từ FB-Lê Thành Vinh

Monday, February 25, 2019

Bệnh tim thường gặp

Những điều cần biết về Bệnh mạch vành
1. Bệnh mạch vành là gì?
- Động mạch nuôi cơ tim gọi là mạch vành bị hẹp lại làm giảm lưu lượng máu qua chổ hẹp dẫn đến cơ tim bị thiếu máu nuôi.
- Bệnh có thể tiến triển từ từ có triệu chứng nặng dần hoặc không có triệu chứng.
- Bệnh có thể biểu hiện đột ngột do mạch máu tắc cấp gây Nhồi máu cơ tim (NMCT) với triệu chứng đau ngực dữ dội, khó thở, toát mồ hôi, nếu nặng có thể đột tử. Hoặc để lại di chứng suy tim, rối loạn nhịp tim, hở van tim.
2. Những yếu tố nguy cơ (YTNC) nào gây nên bệnh mạch vành?
- Hút thuốc lá
- Tăng huyết áp
- Rối loạn Lipid máu ( tăng LDL,Triglycerid, giảm HDL)
- Đái tháo đường
- Tiền căn gia đình
- Lối sống thụ động, stress
3. Làm thế nào để phát hiện bệnh mạch vành khi chưa bị NMCT?
- Tầm soát các YTNC
- Đo điện tim
- Siêu âm tim
- Dựa vào triệu chứng lâm sàng: đau ngực, hoặc mệt khi gắng sức. Bs Tim mạch sẽ hỏi tính chất, cường độ, hướng lan, thời điểm cơn đau, thời gian đau, cách khởi phát cũng như kết thúc cơn đau như thế nào, những yếu tố gây khởi phát, các triệu chứng đi kèm sẽ phán đoán đau ngực có phải do mạch vành hay không.
Tuy nhiên đau ngực có rất nhiều nguyên nhân khác nhau chứ không phải chỉ do bệnh mạch vành.
4. Với các xét nghiệm máu trong giới bình thường, điện tâm đồ, siêu âm tim cũng bình thường, triệu chứng đau không điển hình hoặc không triệu chứng có thể loại trừ bệnh mạch vành hay không?
- Không thể loại trừ được
- Vậy phải làm sao ? Để tầm soát thêm bệnh nhân cần làm các trắc nghiệm gắng sức như: điện tâm đồ gắng sức ( bn được theo dõi điện tim trong lúc chạy bộ trên thảm lăn, hoặc đạp xe), siêu âm tim gắng sức... để tìm dấu hiệu thiếu máu cơ tim khi tim hoạt động trong trạng thái gắng sức.
- Một phương pháp cận lâm sàng khác để chẩn đoán là chụp MSCT mạch vành có cản quang có thể phát hiện được tổn thương gây hẹp lòng mạch ngay cả khi hẹp ít chỉ 30% đường kính lòng mạch. Thông thường hẹp trên 70% đường kính mới gây ra triệu chứng và cần can thiệp đặt giá đỡ (stent).
- Tuy nhiên ở những Bệnh nhân bị NMCT cấp thường có tổn thương mạch vành trước đó chỉ hẹp khoảng 50% đường kính nhưng võ bọc của tổn thương lại mỏng dễ vỡ và khi vỡ sẽ tạo ra cục máu đông che lấp hoàn toàn mạch vành đưa đến NMCT cấp có thể đột tử mà trước đây hoàn toàn khoẻ mạnh không có triệu chứng gì hết. Những bn có triệu chứng do tổn thương mạch vành có hẹp trên 70% nếu không điều trị cũng có thể dẫn đến NMCT sau này.
5. Khi nào cần đặt stent mạch vành hay mổ bắc cầu mạch vành?
- Khi bn có triệu chứng và tổn thương hẹp > 70% đường kính lòng mạch.
6. Đặt stent xong có khỏi bệnh không?
- bệnh vẫn còn đó, có thể tái phát bất cứ lúc nào mặc dù mạch máu đã được sửa chữa, tái phát có thể tại chổ đặt stent hoặc bất kể nơi nào trên mạch vành. Trung bình có 5-10 % bn sẽ bị tái phát sau khi đặt stent.
7. Phải làm gì sau khi đặt stent?
Tuyệt đối phải tuân thủ điều trị theo chỉ định bs chuyên khoa tim mạch. 2 loại thuốc không thể thiếu được sau đặt stent là “aspirin và clopidogrel” hiện nay Brilinta có thể thay cho clopidogrel, còn aspirin thì chưa có thuốc thay thế, nếu thiếu 1 trong 2 thứ trong thời gian đầu sau đặt stent sẽ tăng nguy cơ tắc cấp trong stent gây ảnh hưởng đến tính mạng. Ngoài ra còn hàng loạt các loại thuốc khác phải uống kèm theo.
8. Phải làm gì khi nghi ngờ bị NMCT?
- Lập tức đến ngay bệnh viện có chuyên khoa tim mạch, có can thiệp mạch vành.
- Thời gian lúc này phải quý hơn cả kim cương. Nếu đúng NMCT do tắc mạch hoàn toàn thì phải tái thông càng sớm càng tốt từ lúc khởi phát triệu chứng đến lúc tai thông < 1 giờ, 3 giờ cho kết quả tốt hơn sau đó. Càng chậm trể nguy cơ tử vong, suy tim càng cao.
- Thái độ xử trí của nhân viên y tế khi gặp NMCT do tắc hoàn toàn mạch vành (biểu hiện trên ECG đoạn ST chênh lên) là hết sức khẩn trương sao cho từ lúc nhập viện đến khi tái thông mạch máu phải dưới 60 phút. Bệnh nhân và người nhà phải hiểu được tình trạng cấp cứu và hợp tác tích cực với nhân viên y tế.
- Chi phí điều trị thông tim rất đắt, nếu bn có BHYT sẽ giúp giảm bớt gánh nặng về tài chính.
Ps: viết theo đơn đặt hàng của bs vợ.
Trưa nay vừa cấp cứu cho một bn nam chỉ mới 28 tuổi: không hút thuốc, không cao huyết áp, không đái tháo đường, lipid máu trong giới hạn bình thường. Nhưng chỉ có 1 YTNC duy nhất là cha ruột bn bị NMCT đột tử năm 40 tuổi. Bn bị tắc mạch vành do huyết khối, dùng catheter hút ra được nhiều cục máu đông trong mạch vành phải (Hình ảnh đính kèm). Sau can thiệp bn ổn hết đau ngực.
Tóm lại rất khó để loại trừ hoàn toàn khả năng bệnh mạch vành. Chỉ có thể biết nguy cơ bị bệnh thấp hay cao!

FB bs Nguyễn Trung Quốc
Viện Tim TPHCM

PHỤ NỮ KHÔNG ĐÁNG... MỘT XU!

Trước hết phải xin lỗi chị em, đây là tiếu lâm để vui mà..... nhưng cũng đáng để ta... suy ngẫm đó!!!
Hai vc đi tản bộ ở công viên và tranh luận về giá trị của đàn ông và đàn bà. Tất nhiên là bất phân thắng bại. Cuối cùng chị vợ nói:
- Anh chứng minh là phụ nữ không đáng một xu đi!!!
Anh chồng:
- Được thôi! Và anh ta gọi một cái tắc xi. Khi tắc xi dừng, anh ta nói:- Anh chở một mình tôi từ đây đến hồ Hoàn Kiếm hết bao nhiêu?
- Dạ, hết 300 ngàn.
Nếu chở thêm cả vợ tôi đây thì hết bao nhiêu? Anh chồng hỏi.
- Vẫn là 300 ngàn! Tài xế trả lời.
....... Em nghe rõ chứ? Anh chồng hỏi vợ.

-----------
Lời bình:
Sống ở đời, chưa biết ai hơn ai ( kể cả tiền bạc nhé!) vì chúng ta có thi giàu như Thạch Sùng đâu???
Nếu chị vợ xuất chiêu trước thì đàn ông cũng sẽ không đáng... một xu!!!
Các cụ nhà ta đã dạy rằng: Tiên hạ thủ vi cường( tức là phải... đánh trước thì mới chiếm lợi thế !!!).


Trần Thanh Đàn (ELTE.VIDI72)

VỤ KIỆN TRẦN ĐỨC THẢO-JEAN-PAUL SARTRE Ở PARIS

(Nhân sự kiện khủng khiếp vừa xảy ra ở Paris, xin chia sẻ một cách tranh luận khác của người Paris hơn 70 năm trước, rất văn minh và lịch lãm! Ghi lại theo lời kể của ông Lê Tâm - một người bạn thời sinh viên của ông Trần Đức Thảo, Nam Nguyễn trình bày )
Đầu năm 1941 Paris - khi đó hoàn toàn bị Đức phát xít chiếm (khác với miền Nam nước Pháp vẫn còn dưới quyền quản lý của chính quyền Pétain) đã ầm ĩ lên một vụ kiện “vô tiền khoáng hậu” và được báo giới chăm sóc, tường thuật kỹ lưỡng và giới trí thức của “kinh đô ánh sáng” theo dõi sát sao. Tên của nó được báo giới gọi hơi “lá cải” một chút là “Vụ kiện mang tính chất Parisien nhất trong lịch sử Paris”, được khoe ngầm là chỉ ở một nơi trí thức được trọng vọng như Paris thì mới có thể có một vụ kiện tương tự, trong hoàn cảnh thế chiến lần thứ 2 đang gay cấn như vậy!
Người bị kiện là Jean-Paul Sartre - một thần tượng của giới trí thức trẻ thủ đô. Anh ta suốt ngày “ngồi đồng“ ở một quán cafe tại quận 6, gần tháp Eiffel, nơi trước đây là tụ điểm của hai nhà thơ nổi tiếng nhất Pháp đương đại - Verlaine và Baudelaire, và bây giờ đến thời Satre “độc diễn”, bọn thanh niên vây quanh “ngôi sao” để hỏi ý kiến về mọi chuyện trên trời dưới biển, chẳng khác gì thỉnh giảng của “sư phụ” hay đúng hơn là guru. Sartre đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm Paris về ngành triết và trở thành người đại biểu nổi bật của chủ nghĩa nhân đạo hiện sinh. Lúc này Sartre đang cặp kè với Simone de Beauvoir - nữ văn sỹ và người đấu tranh cho bình đẳng giới nổi tiếng nhất nước Pháp thời bấy giờ, nàng còn nổi tiếng hơn cả Sartre! Nàng học toán cao cấp, rồi văn học, nghệ thuật, rồi học triết - nàng ghi danh tại trường của Sartre, và sau đó ở cuộc thi triết học để đánh giá sinh viên triết toàn nước Pháp năm 1928 thì Sartre chiếm ngôi vị quán quân, còn nàng đứng thứ hai (nhưng là sinh viên 21 tuổi – trẻ nhất trong lịch sử - đã vượt qua kỳ thi đó!) , và thế là bắt đầu một tình bạn, tình yêu của hai người đồng chí hướng-họ đều trở thành những nhà văn và nhà triết học hàng đầu nước Pháp... Chưa bao giờ trở thành vợ chồng (cả hai đều không chấp nhận hôn nhân), nhưng ngày nay hai ngôi mộ của họ nằm cạnh nhau tại nghĩa trang Montparnasse tại Paris. Đã quá nhiều người viết về họ, nhưng ở status này họ chỉ là “bên bị”.
“Bên nguyên” lúc này mới chỉ nổi tiếng tại trường Đại học Sư phạm cao cấp Paris thôi, nhưng thế cũng là giỏi rồi, vì anh mới học năm thứ ba khoa triết. “Annamite”, tên là Trần Đức Thảo (lúc này Pháp coi thường thuộc địa và ít dùng từ Vienamien) học mấy năm dự bị ở Paris và cũng mới vào trường này thôi, nhưng đã nối tiếng là sinh viên xuất sắc rồi! Đúng truyền thống “triết gia”, Thảo luôn ăn mặc luộm thuộm, bẩn, đầu tóc bù xù, ăn uống thất thường và nói nhiều, nói hay về bất cứ đề tài gì. Câu cửa miệng của ông bằng tiếng Việt và tiếng Pháp là “dốt quá!” - đấy thường là đánh giá của Thảo đối với rất nhiều bạn học, thậm chí cả thầy giáo... trong câu này ý nghĩa khinh miệt ít thôi, mà người nghe cũng ít thấy sự phản cảm, vì Thảo bao giờ cũng nhanh chóng chỉ ra cái sự “dốt quá” nó nằm ở đâu, phải tâm phục khẩu phục thôi! Luận án tốt nghiệp (Agrege) Thảo viết mỗi ngày chỉ một trang, thời gian còn lại ông ngồi hoặc nằm ngoài ghế đá trong trường, xung quanh bạn đồng môn nước ngoài xúm xít nhờ “chỉ giáo” - tức là họ viết được đến đâu đưa cho Thảo nhìn liếc qua hộ, Thảo mà gật thì tức là các thầy sẽ duyệt! Phải hiểu uy tín như vậy ở một nơi đã từng đào tạo ra ngoài Sartre còn là hàng loạt nhà triết học và chính trị gia lừng danh khác mà dành được bởi một cậu chàng quê ở Bắc Ninh thì phải biết thực tài của Thảo đến như thế nào!
Hồi đó sinh viên An Nam như Thảo được Bộ Thuộc địa Pháp trả 1000 quan/tháng, cũng đủ ăn mặc và trả tiền phòng. Cũng tạm đủ ăn đủ mặc, Đức chiếm đóng nên đời sống khan hiếm, nhất là thịt, bơ, pho mát, trứng... phải mua chợ đen, và nhất là tem phiếu mua thuốc lá, những sinh viên Việt Nam thường không hút mà mang bán lại để thêm tiền sinh hoạt. Thảo cũng vậy, nhưng đúng như phong thái triết gia, Thảo phải thi thoảng uống rượu, cho nên cũng túng bấn, vì thế tuy đã yêu nhau nhưng ông và bà Nguyễn Thị Nhứt chưa sống chung được với nhau. Cuộc sống thời chiến thì đủ cả: bom đạn, báo động, hầm hào (vui nhất là hôm nào phải ngồi dưới hầm hơn 30 phút thì có Chữ thập đỏ đi phát kẹo vitamin tận hầm!), chết chóc ... (Nhưng đồng minh thường ném bom khu thợ thuyền, nhà máy chứ không ném vào khu sinh viên - cũng như phía Đức cũng phải để cho khu đại học vẫn hoạt động như thường!).
Lý do vụ kiện lịch sử như sau: Thảo coi mình là người hiểu về thuyết hiện sinh còn hơn cả Sartre - lá cờ đầu của chủ nghĩa hiện sinh tại Pháp! Thời đó mặc dù chiến tranh xảy ra nhưng các hoạt động khoa học vẫn rất được coi trọng, vẫn có những buổi diễn thuyết với đề tài hay và hội trường chật cứng người nghe, nhiều khi phải tổ chức cho diễn giả nói ngoài trời! Triết học là môn khoa học xã hội được coi trọng bậc nhất thời đó, "sang trọng" nhất, trong giới triết học cũng như tri thức trẻ Paris “ông vua không ngai” Sartre không thể chịu được “ngôi sao đang lên” - một kẻ kém mình đến hơn chục tuổi, lại là dân Annamite mà lại lộng ngôn như vậy - nên chấp nhận lời thách đấu, tất nhiên không phải đấu kiếm, mà theo một cách rất nhân văn. Hai người thỏa thuận với nhau là sẽ tranh luận công khai nhiều buổi, tất cả nội dung tranh luận sẽ được đăng chính xác trên tờ báo “Esprit” - một tờ báo “ruột” của Sartre (phải vậy thôi chứ sinh viên Annamite lấy đâu ra công cụ truyền thông của mình?). Sau nhiều bài báo về đề tài đó, Thảo phát hiện ra tờ báo không đăng đúng nguyên văn lời của anh, mà sửa đi theo cách có lợi cho Sartre, thế nên quyết định kiện Sartre ra tòa vì tội “không tuân thủ hợp đồng danh dự”!
Sở dĩ Thảo tự tin mình giỏi hơn Sartre trong chủ đề này, bởi vì trước đó ông đã cất công học tiếng Đức và nhân tiện nghỉ hè, mò sang Đức để đọc nguyên tác của hai ông tổ ngành triết này - Husserl và Kierkegard. Nhưng mới sang đến Bỉ thì quân Đức tràn qua, không đi được nữa nên Thảo vào luôn thư viện Liege, cũng may có bản tiếng Đức và ông say mê đọc luôn trong thư viện đó, và ông biết là nguyên tác thì Sartre chưa đọc được!
Ra tòa Thảo mang cả microsillon - là một loại đĩa than làm từ băng cối ra, để thu phát âm – trình ra để làm bằng chứng về cuộc đấu khẩu, trong đó Thảo có nói đến nhiều thuật ngữ cơ bản bằng tiếng Đức, mà Sartre không nắm bắt được. Đến sau này các bạn của Thảo không nhớ được từ đâu Thảo đã mượn được cái “máy ghi âm” – thời đó là cả một gia tài! Tòa tất nhiên không thể xử Sartre - một thần tượng của “mẫu quốc” lại thua một người con của thuộc địa, nên cuối cùng đã xử hòa! Ông phải chật vật để trả nửa tiền án phí nhưng cả Paris hiểu rằng Thảo mới là người chiến thắng, còn ông sau đó công khai gọi Sartre là “mauvais philosophe” - “nhà triết học tồi” (từ "mô-ve" như các cụ nhà ta hay dùng trước kia, chỉ cái đồ vật gì đó bị hỏng, là nó đấy)! Khỏi nói là người Việt ở Paris hãnh diện thế nào về thành công của người đồng hương tên Thảo của họ...
Ta cũng không nên quên là Trần Đức Thảo, khi cần cũng đã tỏ ra có khí phách của một người con chân chính của dân tộc Việt Nam anh hùng, người triết gia đó khi cần cũng biết cầm súng. Sau khi Hồ Chủ Tịch tuyên bố độc lập ngày 2/9/1945, trong khi toàn dân Việt Nam đang say sưa với lời tuyên bố lịch sử đó, thì bọn thực dân Pháp đã chuẩn bị cho Leclerc (vị tướng nổi tiếng của nước Pháp đã chiếm lại thủ đô Paris năm 1945 lúc đó còn đang bị phát xít Đức chiếm đóng) cầm đầu một đội quan Pháp và lê dương hùng mạnh để chiếm lại Sài Gòn bằng thuỷ lục không quân… Bà con Việt Kiều ta ở Paris rất phẫn uất, và một sáng ngày tháng 9 năm 1945, Trần Đức Thảo đã cùng với vài chục anh em lao động việt kiều ở Paris mở một cuộc họp báo đê tỏ rõ sự phẫn uất này. Khi một nhà báo hỏi: nếu Leclerc đổ bộ Sài Gòn thì người dân Việt Nam sẽ đối xử như thế nào? Trần Đức Thảo trả lời ngay: “Chúng tôi sẽ nổ súng!” và ngay sau câu trả lời đó cảnh sát Paris đã bắt Trần Đức Thảo và mấy chục anh em lao động dẫn vào tù mặc dù quần chúng la ó phản đối. Thảo ở tù mấy tháng như một người phạm tội vào loại trọng tội lớn nhất của Pháp là tội đe doạ nền an ninh của nước Pháp. Sau vài tháng giam tù không xử xét nhưng cũng bị đối xử tệ bạc trong tù, nhờ ở ngoài Việt Kiều và quần chúng tốt của Pháp biểu tình, la lối phản đối và cũng nhờ tin phái đoàn Hồ Chủ Tịch sắp qua Paris để thương thuyết nên Trần Đức Thảo và anh em lao động mới được ra tù…
Trần Đức Thảo sau đó làm luận án tiến sỹ triết học tại Pháp với đề tài về triết học của Husserl. Ngoài ra ông có một đề tài rất lạ - “Tìm hiểu về nguồn gốc các ngôn ngữ và ý thức”. Hình như ở Việt Nam hiện nay không có bản thảo nào của tác phẩm này, chính vì phải hoàn tất công trình này mà ông về nước kháng chiến sau các bạn tri thức cùng thời đó mất mấy năm, nhưng chắc bản gốc vẫn được lưu giữ tại Paris. Gia tài triết học của Thảo rất đồ sộ và chắc nhiều năm nữa mới có thể có người đánh giá được hết. Đối với giới triết học Pháp thì Trần Đức Thảo vẫn là một tượng đài để kính trọng - “Nếu không có Thảo thì giới triết học Pháp đã không có đề tài gì để tranh luận trong suốt mấy chục năm cuối thế kỷ 20!” - là đánh giá rất cao của họ về các tác phẩm của ông về chủ nghĩa Marx.
Còn tôi thì hoàn toàn công nhận đánh giá của nhà sử học Trần Văn Giàu về ông Thảo, ông là nhà triết học đúng nghĩa duy nhất của Việt Nam ta cho đến ngày nay! Và nếu được phép, tôi xin chọn Trần Đức Thảo là tài năng trí thức lớn nhất của Việt Nam trong thế kỷ 20... (Lê Tâm).
P.S.
Trường Đại học Sư phạm Paris - École Normale Supérieure Paris với những cách gọi khác nhau: «ENS Ulm», «ENS de Paris», «Normale Sup» hoặc chỉ đơn giản là«Ulm» năm 2014 được bình chọn là trường đại học tốt nhất ở Pháp (và thứ 35 thế giới).
Trong Wikipedia một số thông tin về Trần Đức Thảo sơ sài và không được chính xác lắm.
Nhà triết học - nhà văn bị Trần Đức Thảo gọi là "mô-ve" đã sống một cuộc đời đầy ắp sự kiện và ý nghĩa. Năm 1964 Sartre từ chối giải Nobel văn chương "chỉ để giảm áp lực không đáng có và viết cho thật hơn"! Ông đã ra sức ủng hộ cuộc chiến của Bắc Việt Nam chống Mỹ, và những năm cuối đời ông sống trong cô lập và đơn độc - có lẽ đó là định mệnh cho những triết gia thực thụ...
-----
Xin tham khảo comment của bác Le Dan Thu Thuy về nhân vật Trần Đức Thảo:
"Giới thiệu với mọi người thêm một chút về bác Trần Đức Thảo:
Bác Thảo ôn lại thời niên thiếu, rồi phân tích cho thấy mọi sự đã như được cấy vào trong tiềm thức từ lúc còn non trẻ. Lúc ấy, sau khi đã đậu tú tài phần một, học sinh phải chọn một trong ba ban để chuẩn bị thi tú tài phần hai tức là chọn một trong ba lớp học cuối của bậc trung học: hoặc ban toán, hoặc ban khoa học tự nhiên, hoặc ban triết. Thảo đã chọn lớp triết, tức là dự tính sau này sẽ theo học ban văn chương ở bậc Đại học. Bởi đã có chút thành tích về luận văn, Thảo có dự tính sau này sẽ học chuyên về những khoa nhân văn mà mình ưa thích.
Nhớ lại lúc thi môn viết của tam cá nguyệt cuối niên học, giáo sư Ner, trả lại bài luận triết vừa chấm. Bài của Thảo đứng đầu như thường lệ, nhưng với điểm cao không ngờ: 16 trên 20! Thông thường Thảo chỉ đứng đầu với điểm 13 hay 14 điểm là cùng. Lần ấy, Thảo còn nhớ rõ, đề thi là bình giải một câu của Léon Bourgeois: “Danh dự cũng có thể là một nền tảng của đạo đức”.
Cả lớp, trừ Thảo, đều dài dòng tìm cách minh chứng câu đó với những bằng chứng, điển tích, nêu ra các hành động mưu tìm danh vọng qua các công trình vĩ đại, các chiến thắng vinh quang của những vĩ nhân thường thấy trong lịch sử thế giới. Tất cả như đã hành động vì danh dự để mang lại vinh quang cho xứ sở. Riêng chỉ có Thảo là đã bình bàn theo hướng khác hẳn.
Thảo chuẩn bị vào để bằng cách định nghĩa, phân tích kỹ khái niệm danh dự về mặt tâm lý và xã hội để chỉ ra rằng danh dự là một thuộc tính được ban tặng cho con người, từ bên ngoài, nghĩa là một giá trị do người đời khen tặng, chứ bản thân không thể trực tiếp đi tìm… mà lấy được. Danh dự chỉ đến với những con người sống đức hạnh, có lương tri, biết hoàn thành trọn vẹn công việc của mình, dù đấy là một công việc khiêm tốn; Như thế thì mọi người đều có thể có danh dự, chứ danh dự không phải là riêng của những kẻ có chức, có quyền trong xã hội. Nhưng do ngộ nhận mà danh dự đã bị coi là một khả năng kích thích con người có hành động đẹp đẽ, vĩ đại, theo xu hướng khoa trương, phù phiếm bề ngoài, để tạo ra “danh dự”, hay vinh dự cho chính mình. Bởi khi đó danh dự đã bị đồng hoá với danh vọng, vinh dự mà người Pháp gọi là ”les honneurs”. Thông thường, danh vọng có khả năng kích thích tâm lý, có thể làm cho con người u mê đến mức sa đoạ, y như là một thứ thuốc phiện! Người ta đam mê chạy theo danh vọng, tìm vinh dự, rồi tự biến mình thành kẻ khoe khoang, kiêu ngạo, hoang tưởng chạy theo những trò trang trí phù phiếm, hào nhoáng bề ngoài. Tranh đua nhau trên con đường danh vọng thường làm cho mình thành ích kỷ, thấp hèn: muốn dìm mọi người chung quanh xuống, để đề cao mình lên. Danh vọng đã đẻ ra một cấp trên kiêu ngạo, một cấp dưới nịnh nọt… Tệ nạn nịnh nọt cấp trên thường là phải bóp méo, xuyên tạc sự thật. Nó có thể cải trang một người bình thường thành kẻ kiêu căng tự đắc, một nhà chính trị thành một lãnh tụ độc tài, đam mê quyền lực, điên cuồng khao khát danh vọng, quan liêu cửa quyền đến mức hành động, nói năng như cha mẹ của dân, rồi muốn được tôn vinh làm cha dân tộc!
Về mặt tâm lý và xã hội, danh dự phải được hiểu một cách hét sức sáng suốt, hết sức thận trọng để tránh xa những mục tiêu của danh vọng. Danh dự cũng như hạnh phúc, không thể tìm kiếm, không thể mua chuộc nó một cách trực tiếp, bằng quyền lực hay tiền bạc, như người ta vẫn đi tìm kiếm danh vọng. Danh dự chỉ tới, một cách gián tiếp từ bên ngoài, với những ai không chủ tâm tìm kiếm nó, nhưng biết sống một cách xứng đáng, có lương tri, sống tử tế với mọi người, sống ngay thẳng, trong sạch ở mọi hoàn cảnh, biết làm tròn nhiệm vụ của mình, dù đó là của một công việc khiêm tốn nhất… sống như thế là sống thật sự có ích cho mọi người, là làm đẹp cho xã hội. Danh dự do đó quả thật là một nền tảng của đạo đức. Nhưng khốn nỗi, người đời vẫn thường nham lẫn danh dự với danh vọng. Do vậy nên danh dự, khi bị hiểu lầm, thì nó lá cái bả khiến con người chạy theo nó, tìm kiếm nó, mua bán nó… để rồi nó biến xã hội thành một môi trường giả dối, háo danh, phù du, ưa phô trương cái mẽ bề ngoài, che giấu cái trống rỗng, kém cỏi, xấu xa bên trong… Không thiếu gì xã hội, trong đó con người ngông cuồng khao khát danh vọng, một xã hội chỉ trọng vọng bề ngoài, chỉ trưng khoe thành tích giả tạo một cách bệnh hoạn. Một thí dụ điển hình về mặt tiêu cực của danh vọng là thói háo danh với bằng cấp. Bằng cấp chỉ là một hình thức chứng thực khả năng. Nhưng nay bằng cấp đã bị coi như là thứ áo mão gấm hoa, loè loẹt màu sắc, để phô trương. Nó đã tạo ra cái thói trưng diện bằng cấp trước cái tên của mình. Tự xưng mình là tiến sĩ này, thạc sĩ nọ, thủ trưởng cơ quan này, giám đốc công sở kia…! Danh dự của một người có học, có tri thức là biết sống không ồn ào, không khoa trương, biết chứng tỏ trình độ bằng kết quả của việc làm, khác hẳn với kẻ đã tự đồng hoá mình với danh dự bằng những hành động khoa trương chức tước, bằng cấp! Từ sự hiểu sai ý nghĩa của bằng cấp mà nó đã bêu xấu con người, làm hỏng nền giáo dục. Tình trạng đó có thể phá hoại xã hội. Khi danh dự bị nhầm lẫn với danh vọng, thì nó đã đưa tới sự gian lận trong thi cử, mua bán bằng cấp, chạy chọt chức tước cứ y như mua bán áo mão màu sắc lòe loẹt hào nhoáng để trưng diện. Bởi khi danh dự bị đồng hoá với danh vọng, thì nó là một cái bả tâm lý, làm hoen ố nhân phẩm, làm mất tự trọng, mất tỉnh táo nên không phân biệt được đầu là giá trị nội tại bền vững đích thực của luân thường đạo lý, đâu là hư danh xấu xa phù phiếm, dối trá khoe khoang bề ngoài…. Danh dự khi bị nhầm lẫn với danh vọng thì có thể đưa con người và xã hội đi rất xa về phía tiêu cực.
Sau khi nêu nhiều bằng chứng về thành tích được coi là danh dự của những người có cuộc sống khiêm tốn và đã bị đời coi thường, bỏ quên… Thảo nhắc lại rằng vì những thành tích vinh quang, đầy danh vọng của những kẻ có quyền lực, mà có người đã được hậu thế ca ngợi, có khi còn được tôn thờ như thánh nhân. Rồi Thảo đưa ra phản đề khá mạnh mẽ: những thành tích mưu cầu vinh quang danh vọng một cách đam mê, cố mưu tìm chiến thắng kiểu Pyrrhus, cố tạo ra những công trình vĩ dại như Kim Tự Tháp, như Vạn Lý Trưởng Thành… Và nhầm lẫn đấy là những thành tích của danh dự. Thực ra là những công trình vĩ đại ấy không thể là biểu tượng cho danh dự với đạo đức, đạo lý! Vì chiến thắng như thế là phung phí xương máu quân lính, vĩ đại như thế phung phí mồ hôi, nước mắt của dân chúng. Chúng không mang tính đạo đức và nhân bản. Vì vậy mà nhiều nhà lãnh đạo quyền lực lớn trong lịch sử chẳng thể trở thành một nhà đạo đức, càng không thể là thánh nhân! Thảo nêu ra những trường hợp đời thường, trong đó không hiếm những lãnh tụ chỉ vì cao ngạo, khát khao được trọng vọng như những Tần Thuỷ Hoàng, Napoléon… là những kẻ đã sẵn sàng phung phí máu xương quân lính, coi rẻ tính mạng, công sức lao động của nhân dân. Những nhà lãnh đạo ấy đã kích thích, thúc ép dân phải trở thành anh hùng, phải trở thành vĩ đại để tạo ra những thành tích vẻ vang, phi thường… cho họ. Vì thế mà hành động mưu tìm danh vọng thường là phản công lý, phản đạo lý. Rồi Thảo kết luận: người ta ưa ca ngợi, một cách nhầm lẫn, những thành tích vinh quang, vĩ đại… mà bỏ qua, hoặc bỏ quên khía cạnh vô nhân đạo, bất công của những hành động đã ép buộc nhân dân thấp cổ bé miệng phải gánh chịu biết bao hi sinh gian khổ để dựng lên nhũng thành tích ấy. Vì đấy, dù thế nào, thì cũng chỉ là những hành động tàn bạo, háo danh, thiếu công lý, thiếu đạo lý. Những thành tích vĩ đại ấy, những kỳ công vinh quang ấy, vì không công lý, không nhân đạo nên nó không thể là trở thành mẫu mực cho đạo đức! Một danh nhân, một ông vua, trong lịch sử, do những thành tích chính trị hay quân sự phi thường, thường được đám nịnh thần tâng bốc, ca ngợi đến mức sùng bái như một vĩ nhân, một thánh nhân, nhưng thật sự đấy chỉ là một lãnh chúa đầy tham vọng, đầy mưu trí nham hiểm, tàn nhẫn, độc ác! Người ta yêu thích danh vọng, tưởng như đó là danh dự. Sự đam mê danh vọng và quyền lực như thế là thiêu huỷ tính nhân bản trong những con ngườí muốn có sự nghiệp vĩ đại. Con người bình thường không chỉ sống vì danh vọng! Trong thực tế, thời có nhiều thành tích, công trình vĩ đại thường là những giai đoạn bi thảm đen tối, đẫm máu trong lịch sử nhân loại! Vì một lẽ giản dị là nó thiếu tính nhân bản, thiếu tính đạo lý. Nhân loại bình thường không sống để đì tìm danh dự trong danh vọng. Nhân loại bình thường không phải toàn là thánh nhân và anh hùng! Bởi con đường của những thánh nhân, của những anh hùng, với ý nghĩa cao cả của nó, là con đường tuẫn đạo, là con đường hi sinh có ý thức vì nghĩa vụ đối với con người. Khác với con đường của những kẻ u mê cuồng tín lao mình vào những hành động đầy máu và nước mắt, dù cho đấy là con đường tạo ra vinh quang, vĩ đại, nhưng đấy không phải là con đường của đạo đức! Trong lịch sứ, cái thời đầy vinh quang, đầy anh hùng của một dân tộc, thường là thời đau đớn đầy hi sinh, gian khổ, đầy máu và nước mắt, đầy hận thù và tội ác… rất phản đạo đức, phản con người… vì thời ấy bắt đám cùng dân phải trả giá bằng mồ hôi, nước mắt, bằng xương máu và tính mạng! Danh dự và đạo đức thực ra là những giá trị cộng sinh tự nhiên, chúng không phải là những thuộc tính chỉ dành cho những vĩ nhân. Trong thực tế, danh dự là một giá trị kín đáo của con người nói chung, trong những hoàn cảnh sống bình thường, khiêm tốn trong xã hội, nên người ta không thấy, vì ít được ai để ý tới. Xưa nay, người đời chỉ nói tới, chỉ đề cao danh dự của những ông lớn có đầy danh vọng. Do vậy mà chúng ta dễ ngộ nhận, khi đọc tiểu sử của những vĩ nhân, mà không thấy được những tấm gương sáng về mặt đạo đức trong đám người thấp cổ bé miệng trong xã hội. Chính ở nơi những mẫu người khiêm tốn ấy, ta mới thấy rõ được rằng danh dự quả thật là nền tảng của đạo đức. Trong giá trị danh dự âm thầm, khiêm tốn đó, mới thấy người đời sống như thể đích thực là có đạo đức!
Khi chấm bài, bên lề phần kết luận, giáo sư Ner đã phê: “Có nhiều ý triết lý!” Bài của Thảo được đọc cho cả lớp nghe. Sự khen ngợi đó đã vĩnh viễn in sâu vào trí óc non nớt của Thảo. Người thày dạy triết còn nhấn mạnh thêm: ai cũng có thể cố học để trở thành bác sỹ, kỹ sư. Nhưng không phải ai cũng có thể học để trở thành một triết nhân. Đạt đỉnh cao trong triết học đòi hỏi phải có bộ óc minh triết, mẫn tuệ hơn người. Trong nhân loại, suốt trong chiều dài lịch sử, triết nhân chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ở Pháp kẻ theo học ban triết ở Đại học đều được nể trọng vì có bộ óc minh triết hơn người. Thảo nghe vậy, khoái lắm, nhớ mãi".

Chứng vĩ cuồng

"...
Vĩ cuồng (mégalomanie) là một bệnh tâm thần mà người ta thường tưởng là chỉ có một số nhân vật lịch sử hãn hữu như Nero hay Hitler. Thật ra, ít nhất ở ta hiện nay, nó khá phổ biến. Vì sao? Căn nguyên là ở đâu?
Trong một cuốn phim của Xưởng phim truyền hình Việt Nam, hai anh bộ đội phục viên đang thất nghiệp, tâm sự với nhau về căn nguyên của cái nghèo. Một anh nói: "Chẳng qua cũng chỉ vì nghèo. Càng nghèo càng dốt, càng dốt lại càng nghèo". Hình như đó cũng là một chân lý. Nhưng xem ra, có lẽ cái chuỗi "DỐT - NGHÈO - DỐT" này còn thiếu một khâu nữa mới thật trọn vẹn: đó là khâu "KIÊU": Càng nghèo càng dốt, càng dốt càng kiêu, càng kiêu càng dốt, càng dốt càng nghèo.
Phàm sinh ra ở đời, ai cũng dốt. Ði học được mươi năm, ta bớt dốt đi chút ít, nhưng người học sinh thông minh và biết điều hiểu rõ rằng những gì mình biết được so với những gì mình chưa biết chỉ là hạt muối bỏ biển, cho nên càng học càng thấy mình dốt. Thành thử có thể định nghĩa người có học thức là người biết mình dốt, hay nói như Khổng tử, "Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri gia"; "biết cái gì thì biết là mình biết cái ấy; không biết thì biết là mình không biết, ấy là biết vậy".
Có lẽ đó chính là cái yêu cầu, cái lý tưởng khó thực hiện nhất đối với người "có học thức". Nó đòi hỏi nhiều đức tính rất khó có ở con người. Là người, ai cũng bị rất nhiều thứ áp lực thúc bách, trong đó áp lực mạnh nhất là áp lực của nhu cầu tự khẳng định. Nhu cầu này là trở ngại lớn nhất cho ý thức "tri chi vi tri chi". Trong những điều kiện khó khăn như ở nước ta (nhất là trong thời chiến), người ta cần có địa vị, cần có bằng cấp, và cho thật nhanh. Học thì lâu quá, và nhiều người trong thâm tâm cũng biết là mình không đủ sáng dạ để học cho thật nhanh. Phải đi bằng con đường khác. Có những con đường có sức cám dỗ rất lớn - những con đường tắt và những con đường vòng của sự gian trá. Nhưng sự gian trá không phải không nguy hiểm. Nó có thể bị bại lộ. Có những người có lương tâm quá lớn, không thể tự dung túng cho mình sự gian trá. Mặt khác, không thể chọn con đường lao động học tập. Bị khép chặt giữa hai sức mạnh quá lớn, cõi vô thức trong tâm lý của những người ấy chọn một con đường thứ ba: một buổi sáng đẹp trời nào đấy, có một cái gì lóe lên trong trí họ. Họ chợt giác ngộ ra rằng họ là một người không cần học gì hết, vì một lẽ đơn giản là họ đã biết hết rồi, họ là một vĩ nhân, cách xa nhân loại hàng chục năm ánh sáng. Họ chợt hiểu rõ như ánh ban mai rằng những sách vở "kinh điển" mà họ đọc mãi không hiểu và tưởng đâu quá khó đối với mình, chẳng qua là một mớ giấy lộn do những đầu óc ngu đần viết ra - sản phẩm của những con người không đáng là học trò của họ. Trang tử, Mặc tử, Platon, Aristote, Einstein, Marx - một lũ dốt nát mà không hiểu tại sao người ta sùng kính. Sở dĩ mình đọc mãi mà không hiểu là vì những con người đó quá thấp so với tầm cỡ mình. Họ lấy làm lạ là sao ba bốn chục năm trời mình mới phát hiện được một điều đơn giản như vậy.
Cái hạnh phúc ấy quá lớn để họ có thể khước từ. Nó đưa những người như thế từ địa ngục lên thiên đường. Nó biến họ từ con sâu thành thần thánh. Từ nay, họ bước đi trên đường đời, lòng tràn đầy hoan lạc, nhìn xuống đám nhân loại tội nghiệp kia đang chìm trong cõi u tối, giương mắt bé nhìn mình mà không biết là đang nhìn ÁNH SÁNG CỦA CHÂN LÝ TUYỆT ÐỐI.
Cần lưu ý rằng họ đi đến sự thể này không phải do họ muốn. Họ không thể làm khác đi được. Họ chỉ là những nạn nhân, hoàn toàn bị động và vô thức. Họ như những người bị choáng hay bị ngất. Cho nên ta không thể trách họ. Cái giây phút oan nghiệt mà họ đã trải qua khi đột ngột trở thành vĩ nhân trước mắt chính mình, chỉ là kết quả cuối cùng của một quá trình tác động của những nhân tố phức tạp, khách quan có, chủ quan có, có thể kéo dài mấy chục năm.
Chứng vĩ cuồng không có cách gì chữa được. Không có cách gì lôi một con người ra khỏi cõi cực lạc mà họ đã đắm mình vào một cách hoàn toàn vô thức. Chính vì sự giác ngộ về sự vĩ đại của bản thân là hoàn toàn vô thức, cho nên không có cách gì chứng minh cho đương sự thấy rằng đó là một ảo giác.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, nhất là một bệnh nan y như thế. Cách đề phòng duy nhất là làm sao các thế hệ đang lên không mắc vào cái họa ấy. Và muốn thế, chỉ có một cách là gạt bỏ mọi trở ngại trên con đường học vấn của con em chúng ta, làm sao cho chúng tiến đủ nhanh trên con đường ấy để khỏi bị dồn vào cái thế bí, buộc chúng tự huyễn hoặc mình bằng những ảo ảnh sinh ra từ chứng vĩ cuồng, để chúng luôn luôn nhớ rằng mình còn dốt, rất dốt, nhưng không phải là dốt một cách vô vọng, chỉ cần kiên nhẫn ít lâu là có thể đuổi kịp các bạn cùng lứa trên thế giới, rồi từ đó rất có thể vươn tới những đỉnh cao chân chính của khoa học hay nghệ thuật, chứ không phải những đỉnh cao hư ảo của sự điên rồ."
Trích phần sau của tiểu luận CHỨNG VĨ CUỒNG: HIỆN TƯỢNG VÀ CĂN NGUYÊN
Cao Xuân Hạo 
(TP. HCM, tháng 4/2000)

Sunday, February 24, 2019

Đạo lý là phép xấp xỉ gần điểm ổn định

Đối với tôi đạo lý (xã hội) cũng giống như định luật (vật lý), Đạo lý chi phối hành xử của con người cũng như quy luật chi phối dáng điệu của sự vật. Nếu ai đó nói rằng đập cán cuốc vào gáy người không sao, hay ném một người từ tháp Eiffel họ sẽ không rơi, trước hết là phản quy luật, sau đó là phản đạo lý.
Có điều khác biệt là đạo lý có nhiều kiến giải. Phần lớn là do kẻ có quyền hoặc có tiền hoặc có cả hai, tùy tiện bóp méo. Nói một cách khác, người ta có thể thay đổi hệ quy chiếu hay mở rộng hệ thống để thay đổi quy luật hoặc đạo lý.
Vật lý hiện đại cũng có các nguyên lý tương đối, cho phép thay đổi hệ quy chiếu. Người ta tiến lên, cũng tương đương với chúng ta thụt lùi. Tuy nhiên, có một số người nhầm là tôi quay, cũng giống như thế giới quay.
Thực ra, vật lý mà chúng ta biết hiện nay mới dừng lại ở chỗ các hệ quy chiếu quán tính tương đương với nhau. Các hệ quy chiếu phi quán tính không hề tương đương. Nói một cách khác vật lý đang theo một đạo lý rất có thể có ý nghĩa xã hội thâm thúy "Nếu anh chuyển động đều, cả thế giới sẽ chuyển động cùng với anh. Nếu anh quay hay chuyển động có gia tốc, đó là việc của mình anh mà thôi." Một trong những hệ quả là một anh điên, nhảy nhót lên xuống giật đùng đùng, viết ra phương trình Einstein quái gở của anh ta, không thể nói là phương trình đó hoàn toàn tương đương với phương trình Einstein thực sự. Cái sự quái gở và giật đùng đùng trong hệ quy chiếu điên khùng nhảy nhót, chỉ mô tả cho anh khùng, không hề mô tả thế giới.
Tuy vậy, điều đó có thể chỉ là một đạo lý xấp xỉ ở trong pha mà chúng ta biết. Ngày xưa tôi học định luật Hook, định luật co dãn nhiệt, thấy độ có dãn tỷ lệ thuận với lực kéo hay với nhiệt độ, thấy rất ngạc nhiên, suy nghĩ mất cả năm vẫn không hiểu tại sao. Sau mới biết, các định luật đó chỉ đúng gần điểm ổn định.
Như thế thì đạo lý cũng vậy, chỉ có ý nghĩa ràng buộc với điểm ổn định. Khi mất ổn định, không thể nói chuyện đạo lý, hoặc đạo lý cũng không còn ý nghĩa như khi ổn định. Lải nhải các đạo lý cũ rích hết thời đều không có ý nghĩa gì.


Nguyễn Ái Việt (Debrecen.VIDI72)

Saturday, February 23, 2019

TRUYỆN VUI CUỐI TUẦN – HÉTVÉGI VICCEK (No. 152)

Một người đàn ông đi trên phố, nghe thấy tiếng thì thầm:
- Đứng lại, vì nếu anh tiến một bước nữa sẽ bị một viên gạch rơi vào đầu!
Người đàn ông đứng lại, một viên gạch rơi xuống đường ngay trước mặt. Anh ta hít một hơi thật sâu rồi tiếp tục đi qua đường. Lại có tiếng thì thầm:
- Đứng lại, nếu anh tiếp tục đi, sẽ bị ô tô đâm!
Người đàn ông đứng lại, một chiếc ô tô phóng vụt qua trước mặt anh ta chỉ cách vài xăng ti mét.
- Thế ngươi là ai?
- Ta là thần hộ mệnh của anh!
- Thật thế ư? Thế ngươi biến đi đâu khi ta cưới vợ?
-----------
Megy egy férfi az utcán, amikor egy hangot hall:
- Állj meg, mert ha még egy lépést teszel, egy tégla fog a fejedre esni!
A férfi megáll, előtte egy tégla lezuhan az utcára. Vesz egy mély lélegzetet, majd továbbindul az úttest felé. A hang újból megszólal:
- Állj meg, ha továbbmész, jön egy autó és elüt!
A fickó megáll, centiméterekkel előtte elsuhan egy autó. A férfi megkérdi:
- Hát te ki vagy?
- Én vagyok az őrangyalod!
- Igen? És hol a fenében voltál, amikor megnősültem?


Nguyễn Ngô Việt (Debrecen.VIDI73)

LÀM SAO NÓ... BẰNG EM!!!

Vợ hay cằn nhằn với chồng về con bồ nhí của anh ta. Anh ta giải thích:
- Em so bì với nó làmgì! Xét về mọi điểm thì nó không sao bằng em được: Căn hộ anh mua cho nó bé tí tẹo còn của em là cả cái biệt thự. Quần áo, đồ trang sức của nó toàn đồ nghèo (ngắn cũn cỡn) và rẻ tiền, còn của em thì dài thướt tha và toàn là đồ xịn.
-...????
- Còn xét về tuổi tác thì nó phải gọi em bằng...CỤ!!!
----------
Lời bình:
- Ở đời, có những chuyện không nên giải thích rõ ràng quá.


Trần Thanh Đàn (ELTE.VIDI72)

Friday, February 22, 2019

VIDI72: Tân niên

Nhận lời mời rất tha thiết và chan chứa tình cảm của bạn Mai Lệ Hoa, mọi người hân hoan dùng đủ phương tiện đến ngắm ngôi nhà rộng thoáng đẹp với vườn rau như vườn cổ tích đầy những "em" cà chua ửng hồng má, xà lách cuộn chặt mình hồi hộp chờ người tới đón, rau cải cúc non tơ e lệ, và đặc biệt là nhóm khế bonsai, mướp hương thơm ngát rất quyến rũ.
Nhưng hấp dẫn nhất vẫn là bàn tiệc do 3 HOA chuẩn bị, có LỘC sẵn sàng "dâng hiến" cùng XUÂN đã nóng lòng chờ sẵn (mượn từ "dâng hiến" của nhà Tâm linh học Ái Việt). Nhưng làm gì có đủ lời tả chân hết được như ngôn ngữ hình ảnh, vậy thì xin mời.

Bài & ảnh: Nhữ Đình Ngọc (Debrecen.VIDI72)