Thursday, February 28, 2019

Về 2 quê hương (8): Cầu cống thời thực dân

Ông PD làm cầu Long Biên ntn
Ngày 13.2.1897, vị Toàn quyền ĐD mới đã đặt chân lên Sài Gòn, 1 tp mà ông cho rằng: Trong thực tế, chỉ có 2 tp ở Nam Kỳ xứng với tên "thành phố": Sài Gòn, tp hành chính, hàng hải và quân sự do người Pháp tạo lập; và Chợ Lớn, tp thương mại và công nghiệp, đã tồn tại trước khi người Pháp đến, một tp mang nhiều đặc trưng châu Á hơn đặc trưng của An Nam.
Và ngay sau đó, ông đã cho thấy khả năng biến đổi tình thế của mình ở tầm mức lớn đến thế nào. Với quyền hạn và bổn phận phải theo đuổi/biến chính sách mới của mình thành hiện thực, PD đã đặt tên "thành phố" cho một số trung tâm dân cư, tỉnh lỵ của các tỉnh như tp Mỹ Tho, tp Biên Hòa, tp. Thủ Dầu Một... theo ông, gọi như thế là "cường điệu lên rất nhiều" so với quy mô xây dựng cũng như số dân của chúng.
Để phát triển các tp (cũng như VN và toàn xứ ĐD), việc xây dựng một hệ thống giao thông là hết sức cấp bách.
Cùng với hệ thống đường bộ, đường thủy và đường sắt... và các cảng lớn là những cây cầu. PD xác định cần có 1 cây cầu lớn bắc qua sông Hồng để nối Hà Nội với các tỉnh nằm ở tả ngạn sông cùng với việc mở thêm tuyến giao thông nối tp này với biển, với Trung Kỳ và liên thông với TQ (trong mục đích xâm nhập TQ từ phía Nam của Pháp).
Rất nhiều người hoài nghi và phản đối v/v xây cây cầu này, cả ở Bắc Kỳ và Paris do chi phí và khả năng thực hiện. PD đã bằng ý chí của mình, vượt qua tất cả để khẳng định quyết tâm xây dựng cây cầu này vì sự hữu ích của nó.
Sau khi đồ án của nhà thầu Daydé & Pillé được chọn, viên đá đầu tiên được đặt tại mố cầu phía tả ngạn và việc thi công bắt đầu từ tháng 9 năm 1898. Khi hoàn thành, chiều dài cây cầu giữa 2 mố cầu trên 2 bờ sông là 1.680m với 19 nhịp và 20 cột trụ. Giữa cầu là phần dành cho đường sắt và 2 bên dành cho xe cộ và người đi bộ (chưa gồm phần cầu dẫn dài hơn 800m bên phần thuộc tp Hà Nội).
Cây cầu này là 1 trong những cây cầu lớn của thế giới và cũng là công trình đáng kể nhất được xây dựng ở Viễn Đông khi ấy. Với dòng nước hung dữ như sông Hồng, việc thi công những trụ cầu là vô cùng gian nan, chưa từng có tiền lệ tại 1 nơi như Bắc Kỳ.
Trong số những người Pháp chứng kiến tại lễ khởi công cây cầu, từ Tổng tư lệnh Bichot đến những người lính thường, từ kỹ sư trưởng cầu đường đến viên giám sát thi công... rất nhiều người tỏ ra hoài nghi về tính khả thi của công trình đồ sộ này. Còn những người bản xứ khi được biết dự án này, họ cho nó là điên rồ, ko thể chế ngự/khuất phục 1 dòng sông như sông Hồng.

Cầu Paul Dumer hiện nay

Những nhịp cầu huyền thoại.
(còn nữa)
(theo Paul Doumer, XỨ ĐÔNG DƯƠNG)

No comments:

Post a Comment