Monday, February 18, 2019

Về 2 quê hương (6): Lan man

Đọc và suy nghĩ về Xứ Đông Dương mới thấy: Paul Dumer là người rất đáng khâm phục trên cương vị của mình, cả về mặt nhân tính, ông cũng thể hiện qua những dòng đầy cảm xúc trước cảnh nghèo khổ của dân chúng...
Hơn hết, ông là một người tiến bộ trong xh lúc bấy giờ. Điều này đã làm ông vượt trội so với những người khác và thể hiện đầy bản lĩnh, tỏ ra "cương-nhu" một cách thích hợp trong công việc lãnh đạo của mình để đạt được mục đích cuối cùng.
Điều mang lại một sắc thái cuốn hút đặc trưng phản ánh qua cuốn sách của ông chính là bản thân ông: PD là đại diện cho CN thực dân cũ, vào thời kỳ đó ở nước Nga và trên thế giới bắt đầu xuất hiện 1 CN mới chống lại cái quy luật chinh phục của phương Tây. Dù trái ngược nhau, nhưng cả 2 phía đều chịu ảnh hưởng rất lớn của phong cách mang nét chung của thời kỳ này: đó là tính lãng mạn.
VN mà PD mô tả trong cuốn sách của ông là những khoảng thời gian với nhiều sự kiện và nhân vật rất rõ nét. Về sự chuyển biến và truyền thống đặc thù của VN là gì và nó ntn là chuyện còn bàn cãi, viết lách nhiều. Nhưng tôi vẫn thích "làn gió mới" thổi đến từ phương Tây hơn vì bản thân tự nhiên vốn đã thấm đẫm cái hồn Á Đông từ khi cha sinh mẹ đẻ. Chỉ dòm cái mặt là đủ thấy ra rồi...
Nên dịp Tết là lúc luộc lại cái tinh thần Tây phương cho bản thân bớt Á Đông đi, cũng là xu thế toàn cầu bây giờ kẻo lại bị chê là lạc hậu (dù Tết nhất cũng nên quay đầu về với ông bà và cái tổ tiên Âm lịch của mình). Kể cả mấy ông Ả Rập giàu nứt đổ đổ vách, tuy đầu đội rế, mặc áo lùng thùng nhưng đi xe gì, tp xây cất thế nào là biết. Tuy nhiên, nên tỉnh táo như khi ăn uống, phải biết sự lợi hại của đôi đũa và bộ đôi dao-nỉa vậy. Ăn bốc như Ấn Độ thì khỏi nói.
Và thế thì Ayn Rand và tư tưởng lãng mạn sẽ được thay thế cho 1 chồng lý thuyết hỗn mang dạng Tàu nằm trong Tam Quốc, Thủy Hử và những tập kiếm hiệp của Kim Dung... sẽ được để mắt tới sau.
Viết để ghi lại/diễn đạt về nhiều vấn đề, cũng để biểu lộ thái độ, cảm xúc v.v.
Sử dụng chữ nghĩa một cách hồn nhiên hay cắn bút nghiền ngẫm từng chữ, chọn cho được cái ý của từng câu... và cuối cùng là khắc họa những gì có trong đầu mà ko "nhảm", những cái nhìn thấy, nghe được mà ko "nhàm"/chán.
Hơn thế nữa thì còn viết được cả những khúc tuyệt tác, nếu tuôn tràn lai láng có khi còn làm nên tác phẩm để được người đời gọi là ký giả, nhà văn là đằng khác.
Ayn Rand là nhà văn "ko sống, nghĩ, hoặc viết chỉ cho 1 thời điểm"[1]. Nhất là bà này lại chạm vào cái nghề kiến trúc trong tác phẩm của mình (Suối nguồn).
Kiến trúc là "cái" mà nhà văn chọn để thể hiện đặc trưng của bà: SỰ TRƯỜNG TỒN. Thế nên, là kts chắc cũng phải ghê gớm lắm mới xứng danh với cái nghề của mình. Nếu chỉ loanh quanh với những mớ vụn vặt, chỉ biết copy..., ko biết đến những vấn đề mang giá trị vĩnh hằng, cơ bản, chung nhất của đời sống con người thì chẳng bao giờ thành 1 kts thực thụ được. Công trình khi đó sẽ chẳng có giá trị sáng tạo nào vì có gì là 'triết lý' trong đó đâu.
Con người lý tưởng hay kiểu mẫu của mọi thời đại cần mang tính cách - sản phẩm của những tín điều của mình, phù hợp với các nguyên tắc đạo đức hợp lý mà cuối cùng phải là người hoàn toàn tự do, phóng khoáng với những năng lực tốt đẹp nhất của con người.
Nếu tinh thần thăng hoa ở trạng thái cao nhất thì cần quan niệm rằng:
"Từ những thứ thiết yếu đơn giản nhất cho đến những khái niệm tôn giáo trừu tượng cao nhất, từ cái bánh xe cho đến các tòa nhà chọc trời, tất cả những gì chúng ta có đều đến từ thuộc tính con người - đó là KHẢ NĂNG TƯ DUY."[2]
Vì thế mà, muốn hay ko, ít hay nhiều thì "tư tưởng vẫn phải luôn ở trên tất cả".
Và nếu nó mang thêm màu sắc 'lãng mạn' thì thật tuyệt vời. Vì hiện nay có vẻ như thế giới đang lao vào, bị lệch lạc bởi đổ xô theo cái mà họ cho là "sự tiến bộ" của KHKT với công nghệ mới mà ko biết rằng con người sẽ bị lệ thuộc và biến thái vì những cái được cho là thành tựu ấy.
---------
[1] & [2]: Lời giới thiệu (Suối Nguồn, AYN RAND)
(còn nữa)
viết/mix từ những trang đầu của Suối Nguồn

No comments:

Post a Comment