Sunday, February 17, 2019

LX và Chiến tranh biên giới Việt-Trung

Phần 2: Mặt trận Biển Đông trong đối đầu căng thẳng...
" Tháng 2.1979 Trung Quốc tấn công Việt Nam, Liên Xô ở đâu sao không giúp " ?
Sự thật là:
Năm 1979 Trung Quốc tấn công Việt Nam từ Phong Thổ Lai Châu tới Móng Cái Quảng Ninh trước tình hình đó Liên Xô chính thức đưa ra thông cáo " Liên Bang Xô Viết sẽ THỰC HIỆN ĐẦY ĐỦ những điều khoản cam kết được ghi trong Hiệp ước hợp tác hữu nghị toàn diện và giúp đỡ lẫn nhau giữa Liên Xô và Việt Nam (ký ngày 3-11-1978 tại Moscow)’’.
Để biểu thị cho lời nói đó , một cuộc biểu dương lực lượng khổng lồ và cuộc tập trận thị uy lớn nhất lịch sử được Liên Xô tổ chức ngay sát nách Trung Quốc với lực lượng được huy động hơn 600 ngàn quân trực thuộc 6 quân khu của Liên Xô, với mục đích tạo áp lực quân sự lên Bắc Kinh , cuộc tập trận được triển khai trên cả 3 mặt trận Hải - Lục - Không quân với 2.600 xe tăng, 1.000 máy bay và 80 chiến hạm cùng 50.000 xe máy sẵn sàng chiến đấu (bài tôi ĐÃ ĐĂNG năm 2018), cử các chuyên gia cố vấn quân sự ngay lập tức sang Việt Nam, huy động không quân sang Việt Nam chuyển quân chủ lực của VN từ bên Căm phu chia về, Viện trợ vũ khí khí tài hàng loạt cho VN.
Còn trên Biển: Liên Xô đã điều Hạm đội Thái Bình Dương đến Biển Đông, ngăn chặn hải quân Mỹ và Trung Quốc
Binh lực của hải quân Trung-Mỹ trên biển Đông:
Trong quá trình chuẩn bị tấn công Việt Nam, hải quân Trung Quốc (PLAN) đã triển khai một Hạm đội hỗn hợp mang phiên hiệu 217 đến quần đảo Hoàng Sa và các cảng ở Quảng Tây-Quảng Đông, để chuẩn bị tấn công Hải quân Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ và ngoài khơi khu vực biển miền Trung. Hạm đội lâm thời này có số lượng khổng lồ lên tới gần 300 chiếc, gồm hai tàu khu trục tên lửa, một nhóm tàu hộ vệ tên lửa, một nhóm tàu phóng lôi và một nhóm tàu tên lửa cao tốc và một số lượng lớn các tàu tuần tiễu hạng nhẹ. huy động tất cả tàu chiến của toàn bộ Hạm đội Nam Hải và tăng cường thêm từ các Hạm đội Bắc Hải và Đông Hải. Các đơn vị không quân của hải quân trên đảo Hải Nam cũng được chỉ định canh chừng các hoạt động của hải quân Việt Nam và Liên Xô ở Biển Đông. Trong trường hợp phải chiến đấu chống lại các tàu tuần dương của Liên Xô, PLAN đã xây dựng kế hoạch sử dụng các đảo và bờ biển để che giấu tàu mang tên lửa, cho phép chúng lao ra thực hiện các cuộc tấn công bất ngờ từ vị trí ẩn nấp.
Ngoài ra, do đã hiệp đồng từ trước với Trung Quốc, hải quân Mỹ cũng bắt đầu vào biển Đông nhằm phối hợp với Trung Quốc ngăn chặn các tàu chiến Liên Xô đến bảo vệ Việt Nam. Các chiến hạm của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ hoàn toàn không chỉ hiện diện với ý nghĩa biểu dương lực lượng, trong khi đó, tất cả tên lửa đã lên bệ phóng.
Hạm đội Thái Bình Dương-Liên Xô tổng lực bảo vệ bờ biển Việt Nam:
Sau khi nhận được các thông tin đầu tiên về Ý ĐỊNH tấn công Việt Nam của Trung Quốc, Hải quân Liên Xô đã CẢNH GIÁC điều một số tàu tuần dương và tàu khu trục tới Biển Đông, các tàu ngầm của Hạm đội Thái Bình Dương cũng bắt đầu triển khai lực lượng trên vùng biển này. Ngay sau khi cuộc tấn công xảy ra, tính đến ngày 20-2, ngoài khơi bờ biển Việt Nam đã tập trung 13 tàu chiến của hải quân Liên Xô, một biên đội tàu khác với sự chỉ huy của tuần dương hạm “Đô đốc Senyavin” tiếp tục được tăng cường đến bảo vệ dải bờ biển Việt Nam, nhằm bảo vệ hành lang vận tải từ Nga sang và bảo vệ Việt Nam từ hướng biển. Từ Ulysses hành quân tới bờ biển của Việt Nam đã có tới 5 liên đội tàu. Cộng với các đội tàu đến từ Konyushko, Vanguard, Shell, Sovgavan, Magadan và Bicheva. Lực lượng hải quân của Liên Xô đến đầu tháng 3 đã tăng lên tới 30 tàu, vũ khí trang bị đầy đủ và sẵn sàng khai hỏa. Ngoài ra, một số chiến hạm của Hạm đội Thái Bình Dương cũng được triển khai trong trạng thái trực sẵn sàng chiến đấu tại các khu vực của biển Hoa Đông, sẵn sàng tiếp viện, đồng thời chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Cụm chiến hạm Xô viết có mặt trên Vịnh Bắc bộ đến tận tháng 4-1979. Những hoạt động sẵn sàng chiến đấu của Hạm đội Thái Bình dương đã gây một sức ép nặng nề, buộc các chiến hạm của Hạm đội Nam Hải KHÔNG DÁM tham gia cuộc tấn công, mặc dù có tới gần 300 tàu chiến các loại. Song song với đối phó với tàu chiến Trung Quốc, các chiến hạm Liên Xô đã triển khai đối phó với các tàu chiến Mỹ. Để ngăn chặn các chiến hạm Mỹ tiếp cận khu vực tác chiến, các tàu ngầm diesel-điện của hạm đội Thái Bình Dương-Nga đã lập một phòng tuyến ĐỐI ĐẦU. Một số các tàu ngầm cơ động ở độ sâu tác chiến, một số tàu ngầm đã NỔI hẳn lên mặt nước, để chiến hạm của hải quân Mỹ trông thấy. Người Mỹ đã KHÔNG DÁM vượt qua tuyến ngăn chặn của tàu ngầm Liên Xô. Vào 06-3 - một ngày sau khi Trung Quốc tuyên bố rút quân, Cụm AUG do tàu sân bay Constellation của Mỹ dẫn đầu đã rời Biển Đông.
Xây dựng hành lang vận tải trên biển sang Việt Nam:
Hải quân Liên Xô (HQLX) đã lập một hàng lang vận tải khẩn cấp từ nước mình sang Việt Nam. (HQLX) đã trưng dụng 3 quân cảng Vladivostok, Nakhodka, Odessa để tập trung hàng hóa, khẩn trương vận tải hàng viện trợ quân sự bằng đường biển đến Đông Nam Á. Một số lượng lớn các tàu vận tải của (HQLX) đảm bảo việc chuyển hàng hóa thông thường và vũ khí, trang bị cho Việt Nam. Chỉ tính riêng ở Hải Phòng lúc đó đã có 20 tàu cả dân sự lẫn quân sự chở hàng và chở dầu của Liên Xô vào cảng bốc dỡ. Thậm chí là Liên Xô còn điều động một đội bốc xếp chuyên nghiệp lớn từ các Cảng Liên Xô Vladivostok, Nakhodka và Vanina Korsakov, do ông G.I.Pikusa, Trưởng đội bốc xếp của cảng Nakhodka làm trưởng nhóm, sang Việt Nam làm nhiệm vụ bốc dỡ ở cảng Hải Phòng và cảng Sài Gòn. Đội được cấp tốc điều chuyển đến đến Việt Nam trên tàu vận tải “Olga Androvskaya”. Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ quốc tế cao cả ở Việt Nam, đội bốc dỡ này đã triển khai xuống hàng trên 26 tàu tải trọng lớn với tổng cộng hơn 100 nghìn tấn hàng hóa. Trong đó hơn 400 xe tăng và xe bọc thép, xe chở quân, 400 pháo và súng phóng lựu, 50 dàn phóng đạn phản lực 40 nòng 122 mm “Grad”, hơn 100 khẩu pháo cao xạ, 400 tổ hợp pháo PK cơ động, 800 súng chống tăng của bộ binh, 20 máy bay tiêm kích. Vì lòng dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, được thể hiện xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ quốc tế giúp đỡ Việt Nam chống quân Trung Quốc xâm lược, 36 quân nhân thuộc hạm đội Thái Bình Dương đã được trao những phần thưởng cấp Nhà nước của Liên bang Xô viết.
Như chúng ta đã thấy, Liên Xô đã làm tất cả những điều cần thiết để ủng hộ tinh thần và vật chất để giúp đỡ Việt Nam chống lại sức tấn công dữ dội của quân đội Trung Quốc. Sự giúp đỡ của nước bạn là VÔ CÙNG quý báu, giúp quân dân Việt Nam đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược trên quy mô lớn.
(copy từ tư liệu cuộc chiến VN-TQ)

No comments:

Post a Comment