Monday, February 4, 2019

Châu Âu thở dài,

Tôi thích văn hóa Âu Châu, là người cổ vũ cho việc Âu hóa. Nếu thời của Đông Kinh Nghĩa Thục, Phan Châu Trình, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh khởi đầu cho việc Âu hóa, con đường duy nhất để tiến lên là Âu hóa và Âu hóa triệt để. 
Đúng ra là các cụ tiên phong Âu Hóa cũng có cãi cọ nhau. Các cụ không thể phủ nhận Đông Kinh Nghĩa Thục vì phần lớn đều là các chí sĩ yêu nước vừa là nhà khoa bảng, Phần nào các cụ cũng không thể hiểu được hết tinh thần của Đông Kinh Nghĩa Thục. Các cụ không ưa Phan Châu Trinh, nhưng còn thể tất cho vì cụ Phan có chút khoa bảng. Ký-Vĩnh-Quỳnh thì các cụ ghét đặc, đỉnh điểm là Phạm Quỳnh, Tây học lại dám biết Nho Nhoe, dân gian hơn cả các cụ. 
Tinh thần Âu Châu là phương thuốc duy nhất có thể chữa được căn bệnh đã vào cao hoang của trí thức Việt là giả bộ suy nghĩ, thực ra là lên đồng tập thể (cũng giả bộ nốt). Trong một nền văn hóa mà người ta cố tình bắt lỗi, ràng buộc lẫn nhau bằng các ước lệ, tất yếu con người ta phải nửa tỉnh nửa mê lao theo một quy trình sống, giả dối tận cùng.
Điều đầu tiên của cách suy nghĩ Âu Châu là minh bạch và thành thực với bản thân mình muốn gì. Điều đó cho phép nhìn các ước lệ xã hội một cách tỉnh táo hơn. Tại sao tôi lại phải sống để vừa lòng người khác, để khỏi bị trách móc, mặc dù tôi muốn làm thế? Phải có suy nghĩ độc lập, thực tâm, mới có thể sáng tạo, phát triển, thay đổi tiến lên phía trước bằng các hành động cá nhân được gọi là quả cảm. Ở Á Đông người ta thường lầm lẫn mù quáng với dũng cảm, để rồi tôn vinh tầm bậy. Con người không hiểu hậu quả và duyên cớ cho những việc mình làm, dù là khác thường, trong một phút bồng bột, chưa cần phải quả cảm. Kiên trì chịu đựng, kể cả đàm tiếu của đám đông, để đi theo điều mình cho là cần làm và cần sống mới là quả cảm. 
Tôi là người yếu đuối, dễ thỏa hiệp, phần vì lịch sự học được từ phương Tây, phần vì muốn trung thành với sự cởi mở do nghề nghiệp, có lẽ vì thế mà sống sót trong môi trường sống và làm việc Á Đông, trong khi tâm hồn luôn sôi sục với sự khai phóng và thay đổi. Vì vậy sau một thời gian dài ở Việt Nam lại phải đi Âu Châu để sống lại con người thực của mình đang bị hàng đống ước lệ, phải đạo đè nặng đến nỗi trờ thành lờ đờ quên mình là ai.
Tuy vậy, chuyến đi Châu Âu cuối năm vừa rồi, cho tôi thấy một Châu Âu đang xuống cấp. Ăn xin, vô gia cư, ăn cắp vặt ngày càng nhiều. Tôi choáng người khi thấy một người đàn ông cao lớn, khỏe mạnh, đẹp đẽ, không đến nỗi rách mướp, đang lục thùng rác trước một tiệm ăn nhanh của Ý để tìm thức ăn thừa trong một chiều đông lạnh và ẩm ướt. Rồi một ông già, cuộn mình trong đống chăn ở cửa metro, trên nền đất giá lạnh và gió thổi căm căm. Buổi sáng trên đường đến chỗ họp tôi thấy một cặp vợ chồng người da trắng, khá đẹp, trẻ và khỏe mạnh, ôm một đứa trẻ sơ sinh, nửa nằm nửa ngồi ở cửa metro, gió hun hút lạnh buốt, quấn trong một đống chăn. Và rất nhiều người ngủ qua đêm trên vỉa hè ẩm ướt trong tuyết rơi.
Có lẽ đó là cái giá mà Âu Châu phải trả cho việc cố gắng trung thành với các giá trị của mình đã đề ra ?

Nguyễn Ái Việt (Debrecen.VIDI72)

40 comments:

  1. Nghia Doan: Em nghĩ vấn đề lớn của châu Âu là không thể bắt những người làm việc đi nuôi những người không làm việc. Chữ ‘trợ cấp’ bị biến thành ‘nuôi ăn, nuôi ở, nuôi học’. Từ chỗ muốn đem lại bình đẳng hoá ra làm bất bình đẳng. Nghèo hoá và hèn hoá những người lao động. Mở cửa, hạ hàng rào thuế quan mà không có hàng rào kỹ thuật thì cũng như tự huỷ hoại nhiều ngành nghề địa phương. Và vân vân

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hong Nhat Do: Nghia Doan, ko phải lo cho họ, chúng nó sướng chán , mở cửa biên giới chúng nó có sức lao động rẻ như bùn . Chỉ tội nước mình , vừa nghèo , vừa hèn về văn hoá

      Delete
    2. Nghia Doan: Ủa, đây là bàn chuyện anh Aiviet Nguyen đang nói. Liên quan gì đến VN?

      Delete
  2. Nguyễn Minh Tuấn: Tôi là người châu Á, chưa tới châu Âu bao giờ nhưng tôi vẫn thích châu Âu, châu Á toàn những cái bỏ đi. Tôi ghét nhất là trò giỗ tết, nếu bỏ được là tốt nhất.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Phan Hoang: châu Âu lại có mừng Sinh nhật tương tự giỗ Ngày chết bạn ui

      Delete
    2. Nguyễn Minh Tuấn: người ta làm không phải kiểu kinh doanh như ở ta. Nếu đám cưới đám giỗ cấm phong bì thì tôi tin rằng sẽ không hoành tráng như hiện nay.

      Delete
  3. Hoàng Trần Đình: Em chưa hiểu câu kết của thầy ạ. Tại sao sự xuống cấp lại là cái giá phải trả cho sự trung thành với các giá trị mà họ đề ra ạ

    ReplyDelete
    Replies
    1. Pham Duc Linh: Hoàng Trần Đình, Cái tôi bản thân quá lớn Trong khi yếu tố gia đình, family không được đề cao như Á châu.

      Delete
    2. Nguyễn Ngọc Sơn: mình cũng không hiểu lắm. Pham Duc Linh - yếu tố gia đình không được đề cao như Á châu ở đây là yếu tố gì? Nó có liên quan không và liên quan như thế nào đến sự xuống cấp của Châu Âu?
      Mặt cần chứng minh đó là: anh ăn mày kia gánh chịu hoàn cảnh bần cùng có phải do hệ lụy từ hệ giá trị Châu Âu tạo ra không? How?
      *Anh ăn mày kia là đại đa số hay thiểu số, nhiều ở đây so sánh với Châu Âu lúc trước hay so với các Châu khác - Châu Á? Vậy, hệ lụy đó nếu có tác động thì có hấn gì với những hệ lụy từ các giá trị khác ở Châu Á, gồm phần kết quả thấy được và không thấy được từ chúng.
      Và Châu Âu có còn đáng học hỏi không? imperfect (!).

      Delete
    3. Aiviet Nguyen: Câu cuối là để gợi mở suy nghĩ thôi. Hiện nay Âu Châu có hai xu hướng ngược nhau: 1. Đóng cửa và kỳ thị với người nhập cư để tách biệt các giá trị truyền thống của Âu châu khỏi bị lai tạp. Về lý trí cách nghĩ này là của bình dân và thực tế hơn. Tuy nhiên, khẩu hiệu bình đẳng, bác ái phải có một nội hàm mới, 2. Duy trì tình trạng như hiện nay, tạo thành một tình trạng nhân đạo nửa vời, tự biến mình thành bất nhân bởi các thiện chí, vì không đủ năng lực giải quyết được mọi vấn đề xã hội khi làn sóng nhập cư gia tăng. Tuy nhiên, CÓ THỂ (chỉ là có thể thôi nhé), đó chỉ là hiện trạng tạm thời, các giá trị nhân bản (nếu thực sự) có thể trường tồn và sẽ tự điều chỉnh để vượt qua. Chẳng hạn cách mạng công nghiệp dẫn tới bần cùng hóa một số giai tầng xã hội và chủ nghĩa thực dân bóc lột các thuộc địa, nhưng giá trị chính là tự do hóa tư tưởng, bình đẳng về cơ hội và giải phóng sức lao động chân tay, nên xã hội tiến lên và các giai tầng bị bần cùng cũng như thuộc địa dần bị xóa bỏ.

      Delete
    4. Aiviet Nguyen: Nguyễn Ngọc Sơn, Tình trạng hiện tại liệu có dẫn tới thảm họa hay không vẫn là câu hỏi. Riêng VN vẫn cần Âu hóa.

      Delete
    5. Nguyen Nam: Aiviet Nguyen
      Thực ra những người nào đã từng sống và học và thấm nhuần Âu hoá đều nhân văn, nhân bản, sống lương thiện hơn. Nhưng vì lương thiện nên những người Âu hoá sẽ không thể làm lãnh đạo được ở VN. Nhưng xu hướng ở Vn sẽ là theo hướng Mỹ hóa, lai với Hàn Quốc, Trung Quốc. Ngoài ra những người dân bình thường+ các trí thức ở VN sẽ hầu như không chấp nhận cách chia tài sản như ở châu Âu do đa phần đã bị giáo dục tha hoá. Cháu đã sống và làm việc ở Châu Âu một thời gian, do cách sống khác nhau, điều kiện kinh tế khác nhau, văn hoá khác nhau nên VN không thể Âu hoá được. Chưa kể châu Âu đang có phần "thua" trước sự phát triển của Trung quốc. Nhưng cháu tin là những thay đổi mang tính cách mạng cho loài người vẫn chỉ có thể đến từ Châu Âu. Giáo dục khai phóng của họ tạo ra những con người sáng tạo thay đổi thế giới.

      Delete
  4. Trinh Quoc Khanh: Châu Âu xuống cấp : đó là một thực trạng anh ạ . Nguyên nhân của nó là gì thì mỗi người nhìn nhận dựa trên trải nghiệm của mình . Còn em , em nghĩ là họ đi xuống không phải là do họ cố gắng trung thành với các giá trị của mình đã đề ra mà ngược lại , họ đang nghi ngờ , nhìn nhận đánh giá lại và thậm chí là một chút phỉ bỏ một phần những giá trị mà họ đã khẳng định một thời.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Aiviet Nguyen: Anh gợi mở thôi. Cũng có cái em nói là bản chất hoặc có thể là hiện tượng của việc trung thành với giá trị truyền thống.

      Delete
    2. Trinh Quoc Khanh: Aiviet Nguyen, Anh ạ , châu Âu cũng đang bị chia rẽ và khó có thể đồng thuận trong việc khẳng định con đường nào là lý tưởng ( hay chí ít là thực tế ) cho sự phát triển ổn định và duy trì được. Trước mắt , do họ thấy tính cạnh tranh của mình yếu dần , khả năng phản ứng và thích ứng trước các diễn biến mới yếu dần nên đúng như anh nói : hơi oải và thở dài thất vọng , để mặc cho chủ nghĩa thực dụng và dân túy lên ngôi.

      Delete
  5. Bui Mạnh Quân: Châu Âu già cỗi, bảo thủ, thấy gặp bạn Tây lông nào cũng bảo vệ những giá trị xa xưa... tốt thôi, not comment! Tuy nhiên, họ thích tất tần tật cuộc sống ở Á Đông trong đó có VN.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Aiviet Nguyen: Thích tạm thời thôi, họ đang mệt mỏi sinh lười biếng, cô đơn nên cần nhòe nhoẹt bớt. Rồi họ sẽ quay lại với giá trị Âu Châu. Cũng như ta vào Sở Thú để có cảm giác quay về với tự nhiên thôi :-)

      Delete
  6. Pham Quoc Hoan: Em nghĩ câu cuối của Anh "Cái giá mà Châu Âu phải trả..." nên được đặt trong dấu hỏi (?) ạ. Vì ở đây mới là một góc nhìn, còn nhiều góc khác nữa.

    ReplyDelete
  7. Vuong Manh Son: 1. Trí thức VN rất thủ cựu đồng thời cũng rất tân tiến (so với tầng lớp bình dân) nên việc Âu hoá để canh tân đất nước về mặt văn hoá họ luôn dẫn đầu. Bao năm bay chỉ có họ mới đủ trình độ hiểu biết mà khơi mào và thúc đẩy.
    2. Họ luôn hèn nhát, sợ nhà cầm quyền nên sẽ không làm được triệt để, chỉ đủ để “cải lương” thôi.
    3. Nếu cho họ một quyền lực và nguồn lực thì họ sẽ làm được triệt để. Ai cho họ?
    4. Đông Kinh Nghĩa Thục ghét Phạm Quỳnh chính là Nho học ghét Tây học?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Aiviet Nguyen: Canh tân đất nước là phải tự giành lấy quyền. Nếu được ai đó ban phát cho thì sớm muộn cũng lại phải theo ý họ để phản bội lại tôn chỉ ban đầu. Thực tế là như thế, trí thức toàn ngây thơ tưởng lầm rồi vỡ mộng. Đông Kinh Nghĩa Thục-Phạm Quỳnh đều hướng tới Tây học, nhưng ĐKNT cải lương, Phạm Quỳnh thì triệt để nên "cãi cọ".

      Delete
    2. Nguyễn Thành Nam: công nhận là trí thức Việt luôn cần và đợi ai đó “ban phát quyền lực vật lực”, kiểu “hãy cho tôi một lãnh đạo anh minh, tôi sẽ thay đổi thế giới”:) sao vậy anh Aiviet Nguyen?

      Delete
    3. Aiviet Nguyen: Nguyễn Thành Nam, Nếu có LĐ anh minh thì cần quái gì trí thức nữa 🙂 Anh không biết. Sự thực là thế

      Delete
    4. Nguyễn Thành Nam: Aiviet Nguyen, liệu có phải do tôn giáo ko anh? Thiên chúa và Hồi giáo đều rất áp đặt nên tạo nên bản năng phản kháng của tri thức. Đạo Phật cũng như Ấn độ giáo xuê xoa, làm tri thức cùn đi?

      Delete
  8. Nhung Trần Văn: Bài viết hay, sâu sắc, thẳng thắn và chân thành! Cám ơn Tác giả!

    ReplyDelete
  9. Hong Nhat Do: Châu Âu xuống cấp từ sau khi chấm hết chiến tranh lạnh với Liên xô . Họ ko còn đối thủ để phải cố gắng . Bây giờ Tàu và Nga đang cố gắng phát triển . Nhưng về văn hoá thì châu Âu luôn luôn tự do hơn châu Á . Có điều châu Âu ngày càng trở nên lịch sự giả dối hơn , ích kỷ hơn . Có lẽ ng Nga ở giữa châu Âu và châu Á nên họ vẫn giữ được tradition cũ hơn là châu Âu quá tự do.

    ReplyDelete
  10. Do Xuan Phuong: Em nghĩ Âu hóa cũng là một xu hướng phát triển (vector tổng) dựa trên hiệu ứng tập thể, nhưng mỗi con người đi theo những hướng khác nhau và tạo nên hệ thống hỗn loạn (chaotic system). Những cá nhân 'suy đồi' hay ngược dòng phát triển, là hiện tượng tất yếu.
    Ngoài ra, vấn đề thước đo của người quan sát cũng có thể cần xem xét, vì tinh thần khai phóng đến mức cực đoan thì vật chất bề ngoài lại không mấy ý nghĩa. Truyền thống Phật giáo có những nhà tu khổ hạnh, khất thực để có tự do là một ví dụ (không nhất thiết áp dụng với những người Âu ăn mày hiện đại).

    ReplyDelete
  11. Phan Hoang: Thích cái tít " Châu Âu thở dài " của bạn vì đó là sự thật .
    Nhưng nói VN nên Âu hóa mà bạn quên phắt CSCN ta đang theo là từ châu Âu mà ra , do người Âu tiến hành tiên phong và sau 73 năm thực tiễn cầm quyền mới sụp đổ mà Tầu Ta vẫn diễn tiếp thì ko đúng thực tế lắm : VN đã Âu hóa CS từ thể chế đến hành động , từ k tế , khoa học , nghệ thuật , văn học ... TẤT TẦN TẬT - song đáng tiếc lại là phần ung bướu CS nên vào ngõ cụt thôi

    ReplyDelete
    Replies
    1. Aiviet Nguyen: Dù vậy vẫn phải Âu hóa.

      Delete
    2. Phan Hoang: Aiviet Nguyen, Ấy là Âu hóa phần .. tbcn

      Delete
  12. Hong Nhat Do: Văn hoá của vn thì ko theo Tàu mà cũng ko theo Tây , thế mới là vấn đề .Văn hoá vn có thể bị coi là thấp nhất trong châu Á
    Hide or report this

    ReplyDelete
  13. Tran Ngoc Diep: Em đã nhiều lần tới Paris cái rốn của văn hóa Châu Âu và lần cuối là hè 2018 thì thật sự choáng.
    Bẩn, hỗn tạp ... sắp tiến bằng Tầu 😭

    ReplyDelete
  14. Ca Vu Thanh: Hay nhất là câu này
    " Trong một nền văn hóa mà người ta cố tình bắt lỗi, ràng buộc lẫn nhau bằng các ước lệ, tất yếu con người ta phải nửa tỉnh nửa mê lao theo một quy trình sống, giả dối tận cùng."
    Tôi nghĩ cái xu hướng minh bạch, thẳng thắn, nỗ lực làm việc, theo đuổi đam mê đến cùng của châu Âu sẽ trường tồn và làm thay đổi châu Á, kể cả ở Việt Nam ta. Từ nay VN ta sẽ thay đổi nhanh thôi, tôi tin vậy.

    ReplyDelete
  15. NH Thai: Xin lỗi tác giả, vì có ng đã tag bài này, nên tôi nghĩ cần phải đính chính một chút. Đoạn cuối về những ng ăn xin có lẽ anh đã hiểu nhầm. Hầu hết những ng ăn xin đều từ EU mở rộng nghèo tìm đến. Họ lười, thích ăn xin hơn thích làm, chứ ko phải là họ ko có cơ hội. Ngay cả chuyện ngủ ngoài tuyết lạnh mà anh nêu rất shock đó, chả có gì là khó hiểu. Họ thường chọn những những cửa thoát khí nóng máy sưởi của metro hay các toà nhà để ngồi. Nhìn có vẻ lạnh, nhưng thực ra rất ấm. Chả có vẻ gì là quá sức chịu đựng của con người. Anh nên đính chính lại tút của mình, vì dân ăn xin họ ko như anh hiểu.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Aiviet Nguyen: Phán nhăng cuội theo chủ quan. Mấy trường hợp tôi nêu chẳng có chỗ nào thoát khí nóng. Đều là cửa metro lạnh chết người. Tôi nghĩ giải thích ăn xin là lười thì xã hội nào cũng có thể giải thích. Chắc anh chàng lục thùng rác lấy bánh pizza ăn thừa, bố mẹ ôm con sơ sinh ra ngồi cửa metro chắc không phải là "thích". Còn gốc ở đây ta chưa nói vội. Ta cũng có thể giải thích ăn xin ở thành phố là do ở nông thôn ra. Bọn nó cứ về quê là xong việc. Ăn xin Việt Nam ngày nay cũng không phải ăn đồ ăn lục thùng rác.

      Delete
    2. Phan Hoang: NH Thai đúng đấy bên Đức số tỵ nạn đã có chỗ ở chỗ ăn vẫn đi ăn xin vì họ chưa có giấy phép lao động mà cần có tiền để trả nợ cho gđ ở quê hương .

      Delete
  16. Thuy Chau Nguyen: Viết về Châu Âu mà ko biết rõ về nó ko khéo lại thành "mèo mù"!!!!!!Hiện nay cộng đồng Châu Âu gồng gánh cho những người "tìm sự sống" của Châu Phi.......! Cong việc làm giảm đi.....! Lý do???????người ta đua nhau tìm lượng nhân công rẻ ở các nước đang phát triển !!!!!Châu Âu vẫn là Châu Âu .....vẫn là miếng "cá rán"thu hút những con "mèo mù" tìm hiểu về nó!!!!!!!!!hưm!😡

    ReplyDelete
    Replies
    1. Aiviet Nguyen: Có lẽ bạn có vấn đề đọc hiểu. Thử ngẫm nghĩ câu kết của bài xem nó có nghĩa là gì. Tôi có mười mấy năm ở Âu Châu, lại thêm mười mấy năm ở Mỹ, và gần đây ở Việt Nam nên có khi có cơ hội so sánh nhìn châu Âu đa chiều hơn. Có lẽ bạn nghĩ văn hóa cũng như "cá rán" nhỉ :-)

      Delete