Sunday, February 17, 2019

Về 2 quê hương (5)

"So với các dân tộc khác ở châu Á, trên tư cách người thợ và người lính, người An Nam vẫn xếp cao hơn một bậc. Vả chăng, đó là một quy luật chung mà tôi đã kiểm chứng trên khoảng 20 chủng tộc của nhân loại, và điều này cũng có thể chính xác với châu Âu: những người dũng cảm trong lao động cũng là những người dũng cảm trong chiến tranh; nói khác đi, can đảm là một tính cách. Nếu người nào can đảm trước sự mệt mỏi người đó sẽ can đảm trước hiểm nguy và cái chết"
Paul Doumer
-----------
Với PD, dân bản địa châu Á, châu Phi hay Nam Mỹ đều có nét tương đồng của những dân tộc nhược tiểu. Họ đều mang đặc điểm yếu đuối, cam chịu, điều tạo nên 1 số phận chung: đó là các dân tộc bị chinh phục. Tuy nhiên, ông cho biết: "dù nắm quyền lực tuyệt đối, ko phải đương đầu với ai thì tôi vẫn thích cai trị những người có sức mạnh tinh thần, có ý chí chiến đấu, có lòng tự hào hơn." Có lẽ vì thế mà ông đã viết chương cuối của cuốn sách mang tên "Sự trỗi dậy của Đông Dương".
PD đã vạch ra phương hướng thực hiện những đề nghị của mình trong Báo cáo gửi BT Bộ Thuộc địa Pháp vào tháng 3 năm 1897 (chương trình 7 điểm được chính phủ Pháp chấp thuận), chỉ hơn 1 tháng sau khi ông đặt chân đến Nam Kỳ để bắt đầu nhiệm kỳ của mình tại ĐD.
Cùng đưa ra những điều kiện (gần như nhau) sau khi đã phân tích tình hình, như những kẻ thù cs của ông và nước Pháp sau này, PD cho rằng: "Điều kiện tiên quyết để thành công là phải có thời gian dài. Trong tất cả các vấn đề, đặc biệt là các vấn đề về thuộc địa, ko thể tùy tiện đưa ra các giải pháp. Đối với các thể chế, sự tiến bộ chỉ bền vững khi chúng có thời gian gieo vào lòng đất những hạt mầm khỏe mạnh và bám rễ sâu rộng."
(còn nữa)
viết theo cuốn sách L'Indochine française của Paul Doumer (Xứ Đông Dương)

1 comment:

  1. Về tư chất và kiến thức, Paul Doumer là kiểu mẫu của 1 người thông tuệ, uyên bác và có tài lãnh đạo.
    Nếu ông yêu ĐD và gắn bó với xứ sở này nhiều hơn 5 năm, VN bây giờ chắc ko tệ thế này ???

    ReplyDelete