Saturday, December 16, 2017

Về cái chỗ mê hồn - Cội nguồn của thế gian (1): "Hiền nhân quân tử ai mà chẳng..."

Trong chuyện vicc hay "Lạy cụ Đề ạ", phần kết đã được đẩy lên đỉnh bằng đoạn bà mẹ tức điên người đến mức tốc ngược cả váy lên vì thằng con ngu quá đỗi.
Tại sao người ta hay biểu lộ hoặc lôi cái chỗ kín của đàn bà để chê trách, phỉ báng khi người khác phạm lỗi/yếu kém hoặc đơn giản chỉ là trút bực tức hoặc chỉ quen mồm khi nói năng một cách thô tục.

Danh từ l... để chỉ cái khe ẩm ướt của đàn bà làm đàn ông mê đắm theo cách thông tục. Vì cái chỗ này mà biết bao anh hùng sĩ tử phải điêu đứng, dở sống dở chết đến thân bại danh liệt. Mà lạ, tại sao hễ nói tục là cứ phải văng "nó" ra mới xong. Hay chỉ vì nó đã hại "chết" biết bao nhiêu người... Trong tiếng Việt, l... còn có nhiều tên khác mà chữ tôi thích là "bướm", có lẽ vì cả hình dáng và nghe hoa mĩ hơn chăng.

Trong văn học, Hồ Xuân Hương là người có những bài thơ Nôm đặc tả thanh tao nhất về cái chỗ mê hoặc cánh đàn ông này. Nhưng tôi không thấy chữ l... nào trong thơ của bà. Khi thì bà tả nó như cái quạt, quả mít, khi thì bà mượn một bài thơ vịnh cảnh của mình để gọi nó là "Hang cắc cớ". Có lẽ từ lâu người ta đã coi l... là từ tục, một danh từ thường dùng của giới thường dân/lao động, nên nhiều người cho rằng từ này dùng không được thanh tao cho lắm khi muốn chỉ "cái cửa mình" của đàn bà. Trong sinh họat hàng ngày, từ này thường được dùng trong những câu chuyện tục tĩu, chuyện tiếu lâm, hoặc khi người ta văng tục, chửi thề ... theo kiểu "ít" văn hóa. "Riêng trường hợp khác, trong câu vè bình dân, câu đố dân gian xa xưa thì "cái lồn" hay "lồn" không có dụng ý xấu, hay tục tĩu mà là người xưa muốn ám chỉ, nói bóng gió đến hình tượng khác ... chứ không phải để ám chỉ bộ phận sinh dục của người phụ nữ như nói trên.

Người Việt nhiều khi dùng từ lồn để ví von, ca ngợi:

Đẻ đứa con khôn, mát lồn rười rượi
Đẻ đứa con dại, thảm hại cái lồn
Gắn phù lồn mèo, (dán bùa lồn mèo)
Sồn sồn như lồn phải lá han
Lồn lá mít, đít lồng bàn (Tướng phụ nữ ham muốn dục vọng cao)
Lồn bà bà tưởng lồn ai
Bà cho ông Lý mượn hai tháng liền.
Lồn lá vông, chồng trông chồng chạy
Lồn là mít, chồng hít chồng ngửi
Lồn lá tre, chồng đe chồng đánh
Lồn Cổ Am, Cam Đồng Dụ, Vú Đồ Sơn (Làng Cổ Am ngày xưa lắm người đỗ đạt nên người ta ví ở đó có những cái lồn tốt đẻ ra người tài)
Cơm nhà, cháo chợ, lồn vợ, nước sông (Phong lưu khoáng đạt)
Lo co đầu gối, lo rối lông lồn (Lo lắng)
Lồn chằng ghế đá, lồn vá xe hơi

Tuy nhiên, từ này được coi là từ bất lịch sự trong giao tiếp.

ăn cái lồn
có cái lồn
phủ nhận điều gì đó

thằng/con mặt lồn
Mày là thằng mặt lồn
chửi bậy

thán phục điều gì đó, có thể mang nghĩa tiêu cực

như cái lồn
chê bai một điều gì đó

Có thể mang ý nghĩa khi giận dữ. Ví dụ:

bổ sung cái lồn (nói nhấn mạnh)
không muốn bổ sung


Từ lồn đa số mang nghĩa tục tĩu nhưng đến nay vẫn có nhiều câu đố, thơ vè truyền tụng trong đó có từ lồn như dưới đây mà đến cả người tu hành còn phải "động lòng":

Bốn cô trong tỉnh mới ra
Cái lồn trắng hếu như hoa ngó cần
Sư ông tẩn ngẩn tần ngần
Cái buồi cửng tếu như cần câu rô

Đôi khi có những câu đố tuy tục nhưng lời giải lại thanh, ví dụ là câu đố về bộ ấm chén. Nhưng trong một số giao tiếp, tối kỵ dùng từ lồn, đặc biệt là với người hơn tuổi, điều đó hết sức bất lịch sự và thô tục."

(Wiktionary)

2 comments:

  1. Hồ Xuân Hương 胡春香 (1772-1822) là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, mà hành trạng hiện vẫn khiến nhiều học giả tranh cãi. Di tác của bà hoàn toàn là thơ, trong đó mảng Nôm có nhiều phẩm chất tốt cần sự khảo cứu lâu, nhưng thi sĩ Xuân Diệu đã tôn Hồ Xuân Hương làm Bà chúa thơ Nôm. Hầu hết thi ca Hồ Xuân Hương theo dòng chảy chung đã thoát được các quan niệm sáng tác cố hữu vốn đề cao niêm luật chặt chẽ để bộc lộ được tiếng nói của thời đại mình, có nhiều người cho rằng đặc sắc của thơ bà là “thanh thanh tục tục”.
    (Thi Viện)

    ReplyDelete
  2. Chữ để chỉ cái chỗ "bí hiểm" của đàn bà thì nhiều, chắc là tôi không biết hết. Nhưng tôi biết, cùng 1 chữ "đồ" thì thời của Hồ Xuân Hương và sau này ở miền Bắc cũng mang nghĩa khác nhau. Như người Nam thì gọi đồ mặc nói chung là "đồ", chẳng hạn "đồ bộ" để chỉ đồ mặc (gồm áo & quần) ở nhà/đồ ngủ của nữ hoặc "đồ đi làm" hay "đồ đi lễ" v.v. Ngoài Bắc thì chữ "đồ" còn có nghĩa là "cái l...". Từ thời của Hồ Xuân hương đã vậy rồi, như trong bài "Bùn bắn lên Đồ" của bà có đoạn:
    "Bùn kia còn biết nơi cao thẳm
    Chẳng trách anh hùng thích mó tay"
    (Kiều Thu Hoạch dịch)

    ReplyDelete