Saturday, December 2, 2017

Nghĩ về Nhà và người

Ai cũng có phong cách/style. Phong cách của một người cũng như tướng mạo, được định hình dần dần từ cái phong cách hình thể cha sinh mẹ đẻ pha trộn/mix với cái phong cách du nhập/lai căng từ nhiều nguồn... Nếu là người giỏi biến hóa thì cũng đa dạng như tắc kè vậy.

Với riêng tôi, phong cách nào làm người ta cảm thấy thoải mái/không mệt mỏi là thích hợp nhất. Nó thuộc về những gì đến một cách tự nhiên, chân thật, không màu mè/kiểu cọ và mất công "diễn" nhiều.

Một phong cách khác thuộc về nguyên tắc đối nhân xử thế là "Đi với bụt mặc cà sa, đi với ma mặc áo giấy" đòi hỏi phải sành sỏi/lõi đời, trải nghiệm đầy mình, mới thể hiện được.

Phong cách của nhiều người giống nhau hình thành truyền thống chung. Nhỏ thì trong 1 group, lớn hơn thì thành truyền thống của 1 vùng, 1 quốc gia thậm chí của một châu lục. Nó xuất phát từ cuộc sống gắn liền với tự nhiên/đặc điểm vùng miền, rồi biến đổi theo tín ngưỡng/văn hóa và du nhập từ những nền văn hóa khác...

Cái gọi là phong cách VN, thuần Việt bây giờ là gì? Chẳng lẽ là vay mượn? Dù người Việt tự ví mình là "tre", là "sen" hay "lúa" thì cốt lõi vẫn là cái đặc tính bắt nguồn từ cái gì, khi nào, nó ra sao, lại như một mớ bòng bong - nhập nhằng đủ thứ ba lăng nhăng chẳng ra thể thống gì cả.

Nói gì thì nói, "cái áo không làm nên thầy tu", nhưng phong cách Âu hóa vẫn giữ vai trò chủ đạo theo làn sóng "khai hóa" của thực dân Tây Âu. Nó tràn lan như sóng biển khắp các đại lục và cả những hòn đảo giữa biển khơi. Cuốn đi tất cả những gì cũ kỹ/lạc hậu, bào mòn/phá hủy những truyền thống lâu đời và biến đổi cả con người. Vì thế mà ngay cả nhà cửa là thứ gắn liền với đời sống con người cũng được dân ta đúc kết lại trong những giá trị lớn đã được thừa nhận/tiêu chuẩn hóa trong kết luận: "Ở nhà Tây, ăn cơm Tàu, lấy vợ Nhật".

Tâm lý "sính ngoại" này từ đâu mà ra? Cái nhà của Tây làm sao ở được? Nó là công trình của dân xứ lạnh, làm sao thích hợp với xứ của Thị Nở & Chí Phèo? Nói riêng về cái đẹp mỹ thuật thì chắc chắn những công trình bản xứ ở châu Âu là tuyệt mỹ không có gì để bàn. Nhưng để ở thì chắc phải là những công trình đã được xử lý/nhiệt đới hóa (kiến trúc thuộc địa style indochinois) tùy đặc điểm từng vùng/miền khí hậu khác nhau của VN nói riêng chăng?

Ngoài những dinh thự to lớn, tôi vẫn nhớ những căn biệt thự Tây với những bức tường màu ve của những năm 60s ở khu Ngoại giao, Ba Đình (HN). Nằm giữa những con đường rợp mát cây xanh, chúng thật sự tạo nên một phong cách khác hẳn những khu phố trơ trụi nổi tiếng của người Việt, với chuẩn mực/level cao hơn về tiêu chuẩn, cả về thiết kế và phong cách. Mà phong cách là một câu chuyện dài từ thời thực dân châu Âu, khi đã thống trị toàn thế giới và kết tinh những gì là tinh hoa từ văn hóa, khoa học & kỹ thuật của nhân loại để trở thành phong cách điển hình cho nền văn minh của Trái Đất cho đến nay.

Nhà ở là công trình mang phong cách của chủ nhân - in đậm hoặc mờ nhạt là do người ta quan niệm như thế nào về căn nhà của mình, bề ngoài của nó toát lên phong cách của con người sống bên trong. Tôi không nói đến những gì làm sai, phá vỡ cảnh quan, thiết kế không đến nơi đến chốn, màu mè kiểu cọ, rởm đời như "râu ông nọ cắm cằm bà kia". Những phong cách mất gốc, lăng nhăng tán loạn khắp nơi ấy bao lâu nay đã làm xấu cái xứ ta. Chỉ nói đến những gì mà người Việt tự làm, tự sáng tạo cho xứng với cái thời đại này, khi mà VN từ trên "đỉnh cao của nhân loại" rớt xuống và vỡ tan thành hàng nghìn mảnh như bây giờ (không phải như vệ tinh hết "đat" mà vì mất đà/không cất cánh nổi, đâm đầu xuống đất).

Thế nên, đành phải làm công trình cho một giấc mơ từ những gì gần như "không thuộc về bản xứ" vì chúng ta có quá ít giá trị và tiêu chuẩn kiến trúc như người Nhật, người Ấn Độ, thậm chí là người Thái trong cùng khu vực với nhau. Chúng ta có thể tự hào với biểu tượng của một Khuê Văn Các hay Chùa Một Cột, cũng có thể là Cột Cờ. Nhưng nếu phải lựa chọn, có lẽ phải vay mượn rất nhiều mới ra được cái cốt cách mong muốn. Nếu có, thì cái gì thuộc về chuẩn mực của VN chỉ nằm trong những chi tiết vụn vặt, đơn sơ và nhỏ bé, khó mà có được một phong cách cốt lõi cho kiến trúc đặc thù, đậm chất VN cho toàn khu.

Chỉ nêu 1 ví dụ liên quan đến biểu tượng "sen". Cái logo của Vietnam Airlines (VNA) cũng nói lên bản chất "nhỏ bé" về sức sáng tạo của người Việt. Dù đã xác định được lựa chọn độc đáo là "hoa sen", nhưng phải nhờ người nước ngoài thiết kế mới nâng lên thành 1 biểu tượng mang tầm vóc quốc tế (chỉ nói về nhận diện chứ chưa nói đến chất lượng phục vụ của hãng này) so với cái logo "cò bay qua Mặt Trăng" (1990) chưa đủ tầm quốc gia (là "đồ" vay mượn) cũ. Đó là sự thấp kém/hạn chế thuộc về bản chất. Cái đó cũng kìm hãm nhiều thứ khác, chẳng riêng gì trong lĩnh vực quy hoạch/kiến trúc nói riêng. Logo "sen vàng" (xuất hiện lần đầu tiên trên bầu trời từ ngày 20.10.2002) đã hoàn toàn chinh phục tôi. Cảm ơn những người VN trong Ban dự án thiết kế/chọn biểu tưọng đã đắn đo sàng lọc từ các biểu tưọng cây tre, cây lúa, mặt trống đồng… và giao cho hoạ sĩ người Mỹ gốc Nhật Victor Kubo (người từng thiết kế biểu tượng cho các hãng hàng không quốc tế như Air China, Japan Airlines, Thai Airways…) thực hiện (Chương trình thay đổi biểu tượng mang tầm chiến lược này đã được VNA liên kết với nhà cung cấp máy bay Boeing tài trợ kinh phí thông qua hãng quảng cáo nổi tiếng của Mỹ Peck Communication).

Tôi không đủ thời gian để có thể làm 1 chuyến khảo sát/ghi chép tất cả những gì hay/đẹp trên toàn cõi VN để có thể đưa ra 1 bộ sưu tập đầy đủ về diện mạo đặc sắc trong kiến trúc của người Việt. Nên chỉ làm những gì đã biết, đã nổi tiếng được thực dân Pháp và người nước ngoài phải chú ý đến thôi.

*
*    *

Trước mắt, nếu Lê Minh cũng đồng tình thì bước đầu là những công trình cho các sinh viên từng là lưu học sinh ở Hungary, những người bạn chí thân muốn lưu lại cùng nhau trên vùng đất Khánh Hòa - Nha Trang trong một khung cảnh mang phong cách được chọn cho mình chứ không phải của những người khác. Nó có chất lãng mạn của một thời sinh viên đẹp đẽ pha trộn với những gì đích thực phải lựa chọn, không phải những mơ mộng để sống sót với thực tại mà phải gồm những gì giúp chúng ta trở lại với "igazi élet" đã trôi qua - một thời trên đất Hung.

Muốn vậy, các công trình được xây dựng ở đây phải được tích hợp từ những lựa chọn phong phú để có thể tạo được những căn nhà dễ thương (nice) với những không gian được xử lý một cách tao nhã và tinh tế đến từng chi tiết.

Thời gian để biến giấc mơ trở thành hiện thực không thể là viển vông, nó phải được xác định từ bây giờ trong thời gian ngắn nhất, chỉ là vài năm từ thiết kế đến thi công/hoàn thành công trình. Có lẽ là từ khi Lê Minh chọn trở thành "địa chủ" trên mảnh đất bây giờ là của anh ấy và con trai, quyết định sẽ sống như những người nông dân trong trang trại của mình, gắn bó với vườn tược và chăn nuôi, tự cung tự cấp hầu hết những gì có thể nuôi/trồng (nếu phải lệ thuộc vào những gì từ bên ngoài thì càng ít càng tốt).

8 comments:

  1. Tôi là người vốn thích Tây, nên đã chịu ảnh hưởng "Hung hóa" và "Tây hóa" rất nhiều. Bù lại, nhờ những năm sống xa VN mà tôi lại trở về được đúng với những gì thực chất của VN, phù hợp với VN mà dị ứng với những thứ lăng nhăng khác.
    Rốt cục, chắc tôi chỉ hợp với những gì mà bạn bè của mình cũng thích. Tóm lại là thích hợp, có chung sở thích với một số ít/thiểu số trong đa số người Việt hiện nay. Thế nên, tìm 1 cái chỗ sống tách biệt là lẽ đương nhiên rồi.

    ReplyDelete
  2. Có lẽ, xuất thân châu Á của nhà thiết kế Victor Kubo đã giúp cho ông có sự lựa chọn xác đáng một biểu trưng cho Vietnam Airlines, đồng thời là một biểu trưng tiêu biểu nhất cho văn hoá và cốt cách nhân văn của người Việt nam. Người đàn ông gốc Nhật này đã sang Việt Nam từ năm 1994 trong chương trình “tìm kiếm” vô cùng thú vị không chỉ riêng mình mà còn với các đồng nghiệp người bản xứ. Victor Kubo cho biết ông đã đi khắp đất nước Việt Nam, qua các thôn làng, miền quê từ Bắc chí Nam. Trên đường đi ông đã gặp những hình ảnh đặc trưng của Việt Nam, như cái đình làng, cây đa, bến nước, chùa chiền, lăng tẩm. Tuy nhiên, trước những ảnh tượng làm ông xúc cảm, ông đã dừng lại lâu hơn ở hình ảnh hoa sen. “Sự đồng cảm văn hoá” đó cũng là một yếu tố quan trọng khiến ông chọn hoa sen làm biểu tượng cho một hãng hàng không quốc gia ở vùng Đông Á – Vietnam Airlines. Khi đã chọn được biểu tượng rồi, những công đoạn khác trong “hành trình” xây dựng biểu tượng chỉ là sự thể hiện mang tính chuyên môn.
    (trích từ bài "Nguồn gốc biểu tượng hoa sen vàng của Vietnam Airlines", Muavere.com)

    ReplyDelete
  3. "Suốt thời kỳ Pháp thuộc, mọi nề nếp sinh hoạt, lối sống, phong cách Á Đông của dân Việt cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi "chất Pháp", kiến trúc Việt Nam cũng không ngoại lệ. Những tòa nhà Pháp giữa lòng thủ đô Hà Nội hay thấp thoáng đâu đó trên khắp các tỉnh thành Việt Nam đều là những di tích chúng ta cần trân trọng và lưu giữ. Nét kiến trúc cổ theo phong cách phương Đông kết hợp với chút Tây của kiến trúc Pháp tạo nên một phong cách kiến trúc mới ở Việt Nam - phong cách kiến trúc Đông Dương. Người tiên phong đi đầu trong phong cách kiến trúc này không ai khác đó chính là kiến trúc sư Ernest Hébrard."
    DESIGNS.VN

    ReplyDelete
  4. "Các nhà thiết kế luôn yêu cầu sự thống nhất giữa phong cách kiến trúc và phong cách nội thất. Phong cách gắn liền với cá tính và đặc điểm, phong cách có thể cho thấy các bước phát triển kiến trúc nội thất trong một thời gian nhất định, trong một khu vực địa lý nhất định, với các tác phẩm có chung một đặc điểm. Phong cách theo nghĩa rộng đại diện cho một nền văn minh của thời đại. Phong cách có nghĩa là những gì đặc sắc có tính chất riêng tư, bộc lộ bản lĩnh sáng tác trong tác phẩm.

    Truyền thống và đổi mới: sự đổi mới đột ngột có thể đối lập với truyền thống, truyền thống và đổi mới đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hoà giữa bản sắc dân tộc và yêu cầu hiện đại.

    Trước khi bắt tay vào thiết kế một công trình bất kì, các kiến trúc sư và họa sĩ của Bois Indochinois - nội thất gỗ Đông Dương luôn đặc biệt chú ý để lựa chọn 1 phong cách phù hợp với gia chủ và hạ tầng cơ bản của công trình đồng thời bất cứ phong cách nội thất nào cũng phải đáp ứng được các yếu tố chính đó là tính công năng, tính thẩm mỹ và kinh tế."

    Minh Hung Construction and Design

    ReplyDelete
  5. Những công trình, phố xá lổn nhổn như một đống hỗn độn chứ không phải nhà cửa hiện nay là gì? Chúng phản ánh văn hóa và con người VN một trăm năm qua. Chẳng phải ta, mà cũng chẳng ra Tây. Thật vụng về và xấu xí. Bộ mặt của VN đã bị xấu đi và ngày càng xấu hơn với những công trình/dự án vô tội vạ mọc ra tràn lan ở khắp nơi - dọc theo những con đường bộ và những dòng sông như một hệ thống thủy lộ ở miền Nam. Chúng như một đàn bạch tuộc khổng lồ tàn phá tất cả từ Bắc chí Nam, phá vỡ cảnh quan tự nhiên vốn rất đẹp của nước ta vì không theo một định hướng/quy hoạch đúng để phát triển.

    ReplyDelete
  6. Nếu nhìn vào cảnh quan kiến trúc ở VN để có nhận định về cốt cách của người Việt thì thật xấu hổ. Nhưng, hãy làm một cái gì đó cho đúng với tính cách của riêng chúng ta, những LHS từng du học ở Hungary!

    ReplyDelete
  7. Lê Minh: Quan diem cua anh : Khi em ngu co quan trong em dang ngu trong can nha hoanh trang, tren cai guong dat Vang hay khong ? Quan trong la em ngu luc nao va neu co the ngu voi AI ? Phan lon DAI GIA ngu voi Chan Dai ,hay Diem cao cap... nhung chuyen do cung chang dang trach vi ho dau co thoi gian tim hieu nguoi ho muon ngu cung. Chua troi chang cho ai tat ca. Duoc cai nay mat cai kia. Cang nhieu tien thi cang ngu voi loai re tien. Day la qui luat. Xa hoi minh khong binh dang thuc su. Anh thay co nhung co gai trong quan bia om con nhieu nhan cach hon mot so nu chinh tri gia. Ho song bang Lao Dong , khong an cap an trom cua ai ca.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Có nhiều loại người: hoặc bạ đâu ngủ đấy (cứ buồn ngủ là ở đâu cũng ngủ được), có người thích ngủ "lang", có người thì phải về nhà mình, đúng cái giường của mình... mới chịu ngủ (chưa kể người ở sạch hay bẩn, dễ tính hay kỹ tính). Nhưng mà em thích quan điểm của anh :)

      Delete