Saturday, February 28, 2015

Phải có mặt

Đi học về, Mít Đặc nói với cha:
- Ba ơi! Chiều nay ba đến lớp để cô giải lại bài toán cô ra ngày hôm qua.
- Sao lại là ba? Ba có đi học đâu?
- Cô bảo tất cả những ai làm sai bài toán này đều phải có mặt ạ.

Ngày tuyệt vời nhất trong cuộc đời

"Ngày tuyệt vời nhất trong cuộc đời là
ngày bạn quyết định: cuộc đời bạn là của bạn.
Không cần phải có chứng minh hay giải thích.
Bạn không phó mặc mình cho bất cứ ai, không
dựa dẫm vào bất cứ ai và không đổ lỗi cho bất
cứ ai. Bạn chịu trách nhiệm về mọi thành công
cũng như thất bại của mình."



Friday, February 27, 2015

Mỗi ngày

Một thời Sài Gòn: Siêu thị đầu tiên ở VN

Siêu thị Nguyễn Du, khu siêu thị đầu tiên ở Sài Gòn và có thể nói là toàn cõi VN mở cửa năm 1967, mang đến cho nhiều gia đình công tư chức ở Sài Gòn một dịch vụ của thời kỳ hiện đại với những sự tiện lợi trong chuyện mua sắm mà trước đó không hề có.

Một dịp sát tết, tôi được đến siêu thị với anh trai, thấy nó giống một cửa hàng cực lớn, máy lạnh mát rượi và đầy những thứ lạ lẫm. Khách mua hàng toàn những người lớn ăn bận lịch sự, nam với áo chemise bỏ vào quần, những người lính và nhiều phụ nữ bận áo dài. Do xe đẩy không có nhiều như bây giờ, khách mua hàng toát mồ hôi sắp hàng tính tiền, tay lủ khủ hàng hóa trong những cái túi lưới.
Siêu thị Nguyễn Du được thiết lập ở góc đường Nguyễn Du và Chu Mạnh Trinh, Sài Gòn (hai con đường này nay thuộc quận 1, tên đường không thay đổi cho đến nay) do Tổng cuộc Tiếp tế thành lập. Theo một số tài liệu, năm 1966, ông Trần Đỗ Cung, đứng đầu cơ quan trên được giao nhiệm vụ quân bình thị trường. Ngoài việc cấp bách như giải quyết những việc cần thiết cho đời sống người dân như nhập xe gắn máy, điều hòa việc phân phối thịt heo, gạo, ông dự tính thiết lập tại VN các trung tâm bán lẻ để phục vụ đại chúng, nhất là những người có đồng lương ổn định.
Đầu tháng 2.1967, một phái đoàn do ông Cung cử ra đã đến thăm chợ Mỹ (Commissary) ở đường Hùng Vương, Chợ Lớn để quan sát hoạt động cùng cách tổ chức của cơ sở này. Sau đó một tuần, ông Trần Đỗ Cung cùng một chuyên viên tài chính lên đường đi Philippines theo lời mời của Tập đoàn siêu thị Makati ở thủ đô Manila để nghiên cứu về quản lý, kiểm soát, tổ chức và sản xuất thực phẩm. Họ còn tiếp tục đến Hồng Kông, Singapore để tham quan các siêu thị. Sau đó, tổ chức đào tạo về cách vận hành siêu thị cho nhân viên và tổ chức một khu chợ tết vào tháng 1.1967, vừa để phục vụ việc mua sắm tết vừa tổ chức buôn bán theo hình thức mới để huấn luyện nhân viên của mình.
Theo hồi ký của ông Trần Đỗ Cung xuất bản tại Mỹ năm 2011, một kiến trúc sư người Đức tên Meier đã được thuê vẽ họa đồ xây cất siêu thị, phối hợp với Công ty NCR về trang bị, thiết bị bên trong. Ngày 16.10.1967, siêu thị đầu tiên ở VN chính thức ra đời, mở đầu một kỷ nguyên mới cho ngành bán lẻ. Từ cửa vào, khách đi tay không vô siêu thị bằng một cửa quay, tự lấy một giỏ xách hay xe đẩy và đi lựa chọn hàng đã ghi sẵn giá trên kệ. Chọn xong, họ tính tiền ở các quầy thu ngân có máy tính tự động. Siêu thị này có 6 quầy thu ngân ở cửa ra, trong đó có một “quầy hỏa tốc” dành cho những người mua ít hàng. Còn có một lối ra cho người không mua hàng. Cách thức không khác gì siêu thị ngày nay, nhưng khi nó được áp dụng cách nay gần 50 năm thì là một sự ngạc nhiên và kỳ thú đối với khách mua hàng Sài Gòn. Trong hồi ký, tác giả tả không khí lúc đó: “Siêu thị đã hoàn tất trên đường Nguyễn Du, có bãi đậu xe rộng rãi. Ngày khai trương cả đoàn xe Honda, Mobylette và Vespa rầm rập kéo đến chở vợ con hí hửng bước vào ngôi chợ tối tân mới mở cửa, phục dịch khách mua hàng một cách niềm nở và lịch sự”.
Sau khi khai trương hơn một tháng, siêu thị Nguyễn Du tổ chức một sự kiện đánh dấu sự thành công của mình. Khi người khách thứ 100.000 đến đây và đặt tay vào cửa quay, loa phóng thanh phát to: “Hoan nghênh công dân siêu thị thứ 100.000, là anh Lê Văn Sâm...”. Anh được choàng băng kỷ niệm và được ông quản đốc trao tặng giải thưởng trị giá 10.000 đồng.
Siêu thị Nguyễn Du nằm trên diện tích 30.000 m2, ở một khu phố còn vắng vẻ không phù hợp cho việc buôn bán lắm nhưng khi siêu thị được lập ra, số khách hàng lui tới được đánh giá là “ngoài mức tưởng tượng”. Trung bình mỗi ngày có khoảng 2.500 người đến mua sắm và doanh thu mỗi ngày tối đa là 1,5 triệu đồng thời đó.
Trước khi siêu thị được thành lập, trong giới doanh thương Sài Gòn, tuy rất nhanh nhạy với cái mới đã có nhiều ý kiến cho rằng đây là việc làm “không tưởng”. Tuy nhiên, Tổng cuộc Tiếp tế với ý định sẽ thiết lập các chuỗi dây chuyền siêu thị tư nhân đã không chùn bước. Sau khi siêu thị này hình thành ít lâu, họ nhận được nhiều thư tán thưởng và nhiều tư nhân tấp nập gửi đơn đến đề nghị cộng tác thiết lập siêu thị tư nhân dưới hình thức này hay hình thức khác. Đến tháng 12, đã có hai siêu thị tư nhân cỡ nhỏ là An Đông và Đoàn Thị Điểm mở ra. Cái thứ ba ở Biên Hòa được trang bị để mở vào Tết Mậu Thân năm 1968.
Siêu thị này và những siêu thị nhỏ khác ở Sài Gòn và các vùng lân cận hoạt động đến 1975 thì chấm dứt. Sau đó là khoảng thời gian vắng bóng siêu thị cho đến gần 20 năm sau mới xuất hiện trở lại (khoảng 1993). Đến nay nhiều người vẫn cho rằng, siêu thị ở VN bắt đầu quá muộn mà không biết nó đã hình thành từ gần nửa thế kỷ nay và đã được tổ chức hoạt động rất tốt không khác gì các siêu thị bây giờ.
Đi trước cả Bangkok
Sau khi siêu thị Nguyễn Du được thành lập không lâu, ông Cung được SMI (Viện Siêu thị - Super Marketing Institute) mời qua Bangkok (Thái Lan) gặp các nhà buôn Thái để trình bày kinh nghiệm khi hình thành siêu thị đầu tiên này. Như vậy, dù đang trong hoàn cảnh chiến tranh, Sài Gòn đã đi trước Bangkok, một thành phố lớn sống trong hòa bình về việc buôn bán lẻ qua hệ thống siêu thị.
 Phạm Công Luận (Thanh Niên Online)

Lelőtték Putyin legnagyobb kritikusát

Külön blogot szentelt Vlagyimir Putyinnak az ellenzéki politikus, ma este a nyílt utcán lőtték agyon.

Egyelőre a részletek homályosak, de több orosz forrás is írja, hogy meghalt Borisz Nyemcov ellenzéki vezető, Vlagyimir Putyin egyik legnagyobb kritikusa.
Nemcovra különböző források szerint négyszer vagy hétszer lőttek rá nyílt utcán, a Bolsoj Moszkvoreckij hídon az 55 éves politikus a helyszínen meghalt. A támadókat keresik.
Nyemcovot Moszkva centrumában, gyakorlatilag a Kreml előtt lőtték le. A jelentések szerint megállt előtte egy fehér autó és abból nyitottak tüzet rá ismeretlenek. Nyemcov nem volt egyedül, vele volt ukrán származású barátnője, őt most kérdezik ki az orosz hatóságok a történtekről.

A helyszínről készült fotó, a Kremlinhez nagyjából párszáz méterre ölték meg Nyemcovot. The body of Boris Nemtsov, covered with plastic, with St Basil’s Cathedral in the background. Photograph: Dmitry Sereryakov/AFP/Getty Images


Nyemcov az ellenzéki Szabadság népe politikusa volt, tagja volt a PARNASZ (Népszabadság) pártnak és a Szolidaritás mozgalom társelnökeként is dolgozott. A vasárnapra, március 1-re tervezett kormányellenes tüntetés egyik főszervezője volt, halála előtt pár órával még a részvételre buzdította követőit Twitteren:


 A Washington Post megszólaltatta az orosz ellenzék egyik másik kulcsfiguráját, Vlagyimir Milovot, aki elmondta a lapnak, hogy a gyilkosság ellenére megtartják a tüntetést. Milov hozzátette, hogy nem gondolja azt, hogy ez lesz az utolsó alkalom, hogy az ellenzék egyik kulcsfiguráját megölik Oroszoroszágban.
Ez egy új szint, és akármennyire is szomorúan hangzik, várhatjuk a folytatást. Mert így működik Oroszország most.
- mondt a Washington Postnak Milov.
Nyemcov nyíltan kritizálta az orosz elnököt, többek között a szocsi téli olimpia túlzott költségeiről is írt, de 2013-ban például letartóztatták a moszkvai ukrán nagykövetségnél, amiért „Ukrajna, veled vagyunk!" feliratú transzparenst feszített ki többedmagával. Rengetegszer letartóztatták amiért tüntetéseket szervezett, vagy azokban részt vett. 2009-ben ammóniás vízzel locsolták le, amikor a kampányirodájába tarott, de akkor nem esett baja. Akkor Szocsi polgármesteri székéért indult a választásokon.
Nyemcov Borisz Jelcin ideje alatt miniszterelnök-helyettes volt, és az ő neve is felmerült, amikor az utódját keresték, a Jobboldali Erők Szövetsége (SZPSZ) nevű orosz ellenzéki párt őt állította jelöltként a 2008-as orosz elnökválasztásra. Nyemcov a jelcini korszak elején vált ismertté Nyizsnyij-Novgorod megye kormányzójaként.
A Newscaster.TV online közvetít a gyilkosság helyszínéről, a közvetítést ide kattintva lehet nézni.
A Newsweek megemlíti, hogy Nyemcov két hete az nyilatkozta egy független belarusz tévécsatornának, hogy attól fél, Putyin meg fogja öletni.
Putyin állítólag már értesült Nemcov haláláról, szővivőjén, Dimitrij Peskovon keresztül azt üzente, hogy minden jel egy bérgyilkosságra mutat, ezt az értesült az Interfax orosz hírügynökség is leközölte rendőrségi forrásokra hivatkozva. Az elnök együttérzését fejezte ki a tragikusan elhunyt Nemcov családja felé és azonnali vizsgálatot rendelt el. Putyin a gyilkosságot provokációnak nevezte.

Megérkezett az első amerikai reakció a gyilkosságra, John McCain szenátor posztolta ezt a képet a Twitterén arról az alkalomról, amikor Nyemcov 2013-ban meglátogatta:


Nem sokkal később megérkezett a Fehér Ház hivatalos nyilatkozata is, amiben Barack Obama elnök elítélte a "brutális gyilkosságot" és egy gyors, pártatlan és átlátható nyomozásre kérte az orosz kormányt.
(Index)

Đừng bao giờ...

"Trong cuộc đời, bạn chỉ cần đến những
người  cũng muốn có bạn trong cuộc đời họ.
Đừng bao giờ ưu tiên quan tâm đến những
người chỉ coi bạn là một khả năng lựa chọn!"


Fehér és arany színűnek látja ezt a ruhát? Valami nem stimmel az agyában

Vannak fontos kérdések az életben. Ön szerint milyen színű?

Ezen a képen pörög tegnap óta az internet Taylor Swifttől a Times-on át a Wired-ig. Arról van szó, hogy vannak emberek, akik fehér alapon arany csíkosnak látják ezt a ruhát, és vannak, akik nem.

Milyen színű ez a ruha?

  • Mindenki teljesen megőrült péntekre, vagy valami másról van szó?


    Két dolog veri át a szemet. Egyrészt a kép túl van exponálva. A mobiltelefon fénymérője megpróbálta a sötét ruhához igazítani a képet, emiatt teljesen kiégett a jól megvilágított háttér, az árnyékban lévő ruha pedig sokkal világosabb lett, mint amilyen valójában. Nem stimmel a kép fehéregyensúlya sem, ami miatt szintén elcsúsznak a színek. Ez egy béna fotó, na.
    (Fotósként amúgy elég szürreális dolog megélni, hogy az internet rácsodálkozik a fényképezőgépek alapvető működésére.)
    Ez viszont önmagában nem magyarázza azt, hogy miért látja valaki ezt a nyilvánvalóan kék és fekete ruhát fehér/aranynak.
    A Wired bonyolult tudományos magyarázata szerint a ruha színei pont az emberi érzékelés egyik vékony határán egyensúlyoznak. Leegyszerűsítve: a tárgyakról visszaverődő fény színét az agyunk a környezeti viszonyoknak és a tanult hatásoknak megfelelően értelmezi. Ahogy a fényképezőgépek korrigálják a fehéregyensúlyt a világításnak megfelelően, úgy az agyunk is ezt próbálja tenni, ha a napfénytől eltérő megvilágításban nézünk tárgyakat (ezért látunk mindent kékes-szürkésnek árnyékban). A ruha színei pont egy olyan tartományba esnek, ahol az agyunk így is, úgy is dönthet.
    Így néz ki a kép Photoshopban beállított színekkel:


     Ha egy ismerőse véletlenül fehér/aranynak látná ezt a ruhát, legyen vele türelmes és megértő. Igazán nem tehet róla.
    (Hernádi Levente - Index)

Tuổi Ất Mùi (sinh từ 24/1/1955 đến 11/2/1956)

1. Tính cách người tuổi 1955 Ất Mùi
Một người sinh vào năm Mùi được nhắc đến nhiều ở khía cạnh nghệ thuật với tài năng tuyệt vời trong những nỗ lực sáng tạo. Người tuổi Mùi có mắt thẩm mỹ và có năng khiếu về thời trang. Đồng thời họ cũng là người chu đáo.

Can Ất có đặc tính gần giống như Can Giáp : thông minh, bén nhạy và có thêm đặc tính chịu khó, cần mẫn, làm việc chăm chỉ đúng giờ giấc, có đầu óc tổ chức. Chi Mùi : rất mẫn cảm, nhân hậu, nhẫn nại cao, có tinh thần cầu tiến, ôn nhu, nho nhã, phần nhỏ thích an nhàn, không muốn đảm trách đại sự, nên thường bỏ lỡ nhiều cơ hội.
Họ luôn cẩn thận để không làm tổn thương bất kỳ ai, và nếu phải làm thế thì họ cũng sẽ giải quyết lại tình huống đó. Trên hết, người sinh năm Mùi là người được bạn bè ngưỡng mộ và dễ hòa đồng.

Ất Mùi thuộc mẫu người khiêm cung, phần lớn ít biểu lộ tình cảm ( âm nam ), thành thật, trọng tình nghĩa. Nếu sinh vào mùa Xuân hay mùa Thu thì thuận mùa Xuân, sinh vào mùa Hạ thì vất vả hơn. Hồng Loan ngộ Cô Thần, Thiên Hỉ gặp Đà La nên mặt Tình Cảm - một số người - nhiều ngang trái, đời sống lứa đôi ít thuận hảo, nếu bộ Sao trên rơi vào Mệnh Thân hay cung Phối ( Phu hay Thê - nếu cung này gặp Tuần hay Triệt là điều chắc chắn ).
Những người tuổi Mùi thích tận hưởng cảm giác thoải mái khi có những người bạn thân thiết và các mối quan hệ thân thiện trong công việc.
Mặc dù không phải sinh ra để làm lãnh đạo nhưng họ có những ý kiến thông minh và tinh thần sẵn sàng sẻ chia, góp phần vào sự thành công cho tập thể – đây là điều khiến họ trở nên một thành viên tuyệt vời của nhóm.
Người tuổi Mùi sẽ luôn luôn tìm kiếm sự đồng thuận, đặc biệt là từ những người mà họ tôn trọng. Suốt cuộc đời mình, họ sẽ cần được thúc bách liên tục và cần đến sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía gia đình và bạn bè.

Tuổi Mùi thuộc lứa tuổi đời gặp nhiều khó khăn trở ngại ở Tiền Vận. Trung Vận và Hậu Vận an nhàn và thanh thản hơn nhờ sức phấn đấu của bản thân và sự tương hợp Ngũ Hành giữa Chi và Nạp Âm.
2. Sự nghiệp và đường công danh người tuổi 1955 Ất Mùi
Những rắc rối xảy đến trong công việc có thể khiến bạn có một khởi đầu không mấy dễ chịu. Tuy nhiên, sau những biến động, khoảng thời gian giữa tới cuối năm báo hiệu sự bận rộn, bạn di chuyển liên tục, thậm chí có thể thay đổi địa điểm sống. Nếu bạn có thể năng động, nhiệt tình cống hiến, bạn sẽ được ghi nhận và có cơ hội thăng tiến.
Đối với những người tuổi Mùi thì quyền lực và địa vị không quan trọng. Họ thích là một phần của tập thể hơn, nhưng sẽ đảm nhận vai trò lãnh đạo nếu được yêu cầu trực tiếp.
Tuy nhiên, họ lại chẳng bao giờ xung phong làm thế. Loại công việc có thể phát huy tính sáng tạo sẽ đem lại thành công cho những người tuổi Mùi.
3. Tình duyên với người tuổi 1955 Ất Mùi

Đây cũng là năm mà bạn cần phải xác định kỹ tình cảm với bạn tình: liệu họ có thể cùng bạn đi qua những chặng đường khó khăn, những thăng trầm của đời sống? Nếu câu trả lời là không, đã đến lúc bạn nên chấm dứt mối quan hệ này. Nếu bạn chưa có một nửa, không nên vội vàng vướng vào chuyện tình cảm.
Từ giữa tới cuối năm, nếu tham gia nhiều hơn các hoạt động tập thể, bạn sẽ có điều kiện tìm kiếm những người phù hợp. Điều đặc biệt, trong năm, bạn có thể gặp một ai đó ở vị trí địa lý cách xa nơi bạn sống, và khoảng cách sẽ là thử thách tình cảm giữa hai người. Tháng hai, tháng 8 và tháng 12 là những thời điểm đẹp nhất cho chuyện yêu đương.
Những người tuổi Mùi là người kín đáo, vì thế việc hiểu được họ xem như là một thách thức. Họ sẽ là người quyết định xem họ sẽ chia sẻ cuộc sống cá nhân với ai và khi nào.
Những người sinh năm Mùi có rất ít bạn thân nhưng sẽ hết lòng vì những người bạn đó. 
4. Chọn vợ (chồng) tuổi 1955 Ất Mùi
Tuổi Mùi hợp với Mão, Ngọ, Hợi và khắc với Tý, Sửu, Tuất
5. Những tuổi hợp tuổi làm ăn với tuổi 1955 Ất Mùi
Tuổi Mùi hợp với Mão, Ngọ, Hợi và khắc với Tý, Sửu, Tuất 
6. Phong thủy trong nhà với người sinh năm 1955 Ất Mùi

A. Hướng nhà hợp tuổi 1955 sinh năm Ất Mùi

- Năm sinh dương lịch: 1955
- Năm sinh âm lịch: Ất Mùi
- Ngũ hành: Sa Trung Kim (Vàng trong cát)
- Thuộc Tây Tứ Mệnh, nhà hướng Bắc, thuộc Đông Tứ TrạchXem giải thích chi tiết quẻ mệnh, hướng tốt xấu)
- Hướng tốt: Bắc (Diên Niên); Đông (Sinh Khí); Đông Nam (Thiên Y); Nam (Phục Vị);
- Hướng xấu: Tây Bắc (Tuyệt Mệnh); Đông Bắc (Hoạ Hại); Tây Nam (Lục Sát); Tây (Ngũ Quỷ);

Cách Khắc phục với hướng nhà  cho người sinh năm 1955 Ất Mùi không hợp với tuổi

* Chú ý với những trường hợp khi mua đất, nhà không được hướng thì không thể mượn hướng như một số người nhầm nghĩ, ở đây cách duy nhất là kết hợp với kts để xử lý không gian cho phù hợp như điều chỉnh hướng cửa chính, điều chỉnh hướng cổng nhà, những điều chính đó có thể cải tạo được vấn đề phong thủy hướng nhà, kinh nghiệm thực tế hơn 10 năm khi chúng tôi tư vấn cho khách hàng.
Nếu bạn không may mắn mua một miếng đất không hợp hướng - Hóa giải hướng nhà tuyệt mệnh -  Hóa giải hướng nhà tuyệt mệnh tuổi bính dần 1986 , cách hóa giải hướng nhà tuyệt mệnh, khắc phục hướng nhà tuyệt mệnh chi tiết tại linkHóa giải hướng nhà tuyệt mệnh

B. Hướng cổng nhà theo tuổi, mở cổng nhà tuổi 1955 sinh năm Ất Mùi

Theo quan điển của các nhà phong thủy xưa, cổng là nơi giao hòa giữa thế giới bên ngoài và Vườn, nhà. Vì vậy mà công giữ vai trò hết sức quan trọng. Theo quan điểm trong thuyết Ngũ hành, tùy thuộc vào mệnh, tuổi của gia chủ sẽ có những hướng mở cổng phù hợp, đồng thời tránh được những hướng không phù hợp. (Xem chi tiết tại đây)
các bạn xem thêm tại đây
(st) 

Thursday, February 26, 2015

Chuyện dê năm Mùi

Năm nay là năm thật đặc biệt vì là năm tuổi của tôi - Ất Mùi, và cũng là năm tuổi của nhiều bạn đồng lứa VIDI72. Vì thế, tôi rất muốn viết/chọn lọc thật nhiều những gì thuộc về đề tài con dê, tổng luận về dê và về 60 năm của 1 chu kỳ, với tôi cũng như trở lại cho 1 lần khai mở vậy.

Trong các loài thú nuôi, có lẽ dê là loài được con người thuần hóa sớm nhất vì hiền lành, dễ nuôi - chỉ ăn cỏ, thả rông đến tối lại về, sinh sản nhanh và cho nhiều cái lợi như da - lông để may áo, sữa - thịt làm thực phẩm, xương - móng để chế tác thành dụng cụ và đến nay sữa dê còn được chế thành mỹ phẩm. Trong văn hóa và tín ngưỡng dân gian, dê được coi là thần hộ mệnh, thần Tình yêu, thần Phúc lộc cùng nhiều biểu tượng cho tính tự chủ - độc lập, chí tiến thủ - kiên định, sự linh hoạt - sáng tạo...


Theo triết lý phương Đông, dê chính là 1 trong thập nhị chi - 12 con giáp có tác dụng định hướng nếp sống và công việc của con người. Dân gian cho rằng mỗi năm sẽ có 1 con vật được trời phái xuống phù hộ trần thế, ai sinh vào năm ấy hoặc sống trong năm ấy sẽ có được các phẩm chất tốt đẹp của con vật đó. Như vậy, những người sinh năm Dê sẽ hòa nhã, điềm tĩnh, yêu đời, thích làm việc trí óc liên quan đến nghệ thuật, dễ thành nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ do nhạy cảm với ngôn từ, hình ảnh, âm thanh và có 1 chút gì đó hơi mê tín hoặc cuồng nhiệt. Nam giới tuổi Dê rất giỏi kiếm tiền, còn nữ giới thì biết quản lý gia đình nên gia cảnh khá giả. Trong 12 con giáp, dê đứng vị trí thứ tám (bát) là con số đẹp - Hán tự đọc là "phát" có nghĩa là tốt tươi, sinh trưởng, chỉ riêng điều này đã mang lại sự an lành. Theo cách tính giờ truyền thống thì giờ Mùi kéo dài từ 13 đến 15 giờ chiều mỗi ngày, lúc mọi vật ăn uống xong nằm nghỉ. Tháng Mùi là tháng 6, trời trong gió mát, có nhiều cỏ cây hoa lá cho dê ăn - ăn xong lại nằm nên ai sinh năm Mùi rất sung sướng.
Tây phương cũng cho dê là 1 vị thần hoặc linh thú cai quản thiên nhiên. Trong văn hóa Hy Lạp, thần Rừng, thần Mùa xuân, thần Chăn thả là người có hình dạng của dê. Mỗi nơi gọi 1 tên song tựu trung là Pan với nửa thân trên của người, nửa thân dưới của dê. Vị thần này rất nghịch ngợm, thường rượt đuổi các tiên nữ hoa cỏ và kết quả là sinh ra các giống loài khác nhau. Dưới quyền của Pan là những người satyr - sinh vật có 1 phần giống người, 1 phần giống dê sống trong rừng, đồng cỏ và quanh các đàn gia súc. Khi trẻ, họ có khuôn mặt hoàn toàn giống người, chí khác trên đầu có 2 cục bướu và về già thì thành cặp sừng nhọn. Người satyr rất hoạt bát, hay chạy nhảy, làm cỏ cây và động vật xung quanh nảy nở nên được coi là biểu tượng của sự sinh sôi, thịnh vượng. Pan thường cầm trên tay 1 cây sáo do thần tự tạo bằng sậy và những lúc vui buồn đều thổi sáo, nhảy múa, tạo ra những khúc nhạc réo rắt, trầm bổng nên được coi là 1 trong các vị thần âm nhạc đầu tiên. Pan còn là thần Rượu hoặc tùy tùng của thần Rượu. Ông này cũng có hình thể của dê và rất thích rượu cùng các thú vui hoan lạc với 1 cốc rượu trên tay hoặc đứng dưới hàng nho. Theo 1 số bức tranh, các loại rượu là do thần ăn nho mà xả ra.
Với người Hindu, thần Đất chính là 1 con dê và thần Hủy diệt Kali cũng là 1 con dê. Khi 2 nữ thần di chuyển thì sự sống muôn loài cũng hình thành hoặc lụi tàn. Với người Trung Quốc, thần Mặt trời (Dương thần) nhiều khi cũng có hình dạng dê, chạy nhảy khắp nơi ban tia nắng ấm cho vạn vật sinh sôi. Vì dê cũng tràn đầy sinh lực, mạnh mẽ, hùng dũng nên còn được gọi là dương. Ở Iran, từ lâu dê đã là thần Mưa. Người ta tìm thấy từ cách đây 5.000 năm hình ảnh của con dê trên đồ sành sứ với cái sừng cách điệu như hình trăng lưỡi liềm và những cơn mưa. Ở Na Uy, dê cũng là biểu tượng của sấm sét, mưa gió. Chuyện kể rằng thần sét Thor - con trai của vị thần tối cao - có 1 cỗ xe do 2 con dê kéo, 1 con là sấm, 1 con là chớp. Mỗi sáng khi đi đâu, thần đều đánh xe có 2 con dê Tanngrisnir và Tanngnjostr rong ruổi trên bầu trời, rồi đến đêm thì dừng lại nướng thịt chúng ăn và tới sáng dùng búa mjoolnir dội sấm sét vào đống xương cho chúng dậy để đi tiếp. Vì thế, con dê được xem là tượng trưng cho ánh sáng, hơi ấm, sự sống và thức ăn nuôi sống con người. Ở các nước Ả Rập, dê cũng là vật nuôi của thần Lửa, thần Gió và có thể thở bằng sừng hoặc tai. Như vậy, dê chính là 1 linh thú coi sóc việc trồng trọt như trồng rừng và chăn nuôi, gắn với đất, cây, nắng, mưa và ánh sáng.
Dê còn gắn với biển, sự lên xuống của thủy triều và kiến thức hàng hải. Thiên văn học cho rằng trên bầu trời có 1 chòm sao tên Capricorn - có nghĩa là Nam Dương (Dê biển) - đầu dê đuôi cá. Về sự tích, có nơi xem nó là do thần Pan biến thành. Lúc đó, tiên giới bị quái vật khổng lồ Typhon quấy nhiễu. Để chạy trốn, thần Pan đã nhảy xuống sông Nile và biến 2 chân sau thành đuôi cá để bơi lội và vì có công lấy lại gân bắp cho thần Zeus nên được đưa lên trời kề cận bên Zeus. Lại có chuyện Capricorn là con dê Pricus do thần Thời gian Cronos tạo nên. Nó có nửa thân trên là dê, nửa thân dưới là cá. Pricus sau này thành vua Biển, sinh ra giống dê nước rất thông minh, biết tiếng người và điều khiển thời gian.
Thuở ấy, trên bờ có lắm chuyện vui nên mỗi năm vào xuân, các con dê lại lên bờ chơi và cái đuôi cá hóa thành chân. Tuy nhiên, càng ở lâu trên bờ, chúng càng mụ mị, quên đường về. Pricus đã quay ngược thời gian để mọi chuyện trở lại như cũ, song sang năm, chúng lại ham vui mà lên bờ. Pricus đành chấp nhận việc mất dần các con đến khi chỉ còn một mình. Thương Pricus, thần Cronos đã đưa ông ta lên trời, biến thành sao để mỗi ngày nhìn thấy đàn con đang đùa giỡn trên núi.
Một chuyện nữa là Capricorn xuất phát từ nữ thần biển Ea cổ đại của Babylon. Hàng năm, bà đều lên bờ dạy cho người dân những kiến thức về biển. Capricorn do vậy là biểu tượng của ngôn ngữ và văn hóa.
Trong hoạt động của vũ trụ, khi Mặt trời đi hết 10 phần quỹ đạo sẽ tới Capricorn; lúc này sẽ xảy ra Đông chí. Con số 10 là con số thể hiện sự đầy đủ và việc đi được tới Capricorn là mở đầu của 1 thời đại tri thức mới. Hiện nay, đứng ở 2 đầu trái đất đều thấy Capricorn, chòm sao thứ 10 trong 48 chòm sao được nhà thiên văn Ptolemy đặt tên. Nó rất sáng và là điểm tựa để xác định phương hướng - cùng với chòm Aries (Bạch Dương), Cancer (Con cua) và Libra (Thiên Bình) tạo nên 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.
Dê cũng nuôi dưỡng và bảo vệ thần - người. Truyện cổ các nước thường kể rằng không chỉ con người mà cả các vị thần cũng uống sữa dê. Đặc biệt là trong thần thoạii Hy Lạp, vị thần khổng lồ Cronos sợ các con mai sau sẽ phế truất mình nên khi vợ sinh được đứa nào liền nuốt nó vào bụng, trong đó có Hestia, Demeter, Hades, Poseidon, Hera - anh chị em của Zeus. Nữ thần Rhea sợ quá, khi vừa sinh Zeus, bà liền giấu con vào 1 hang động ở nơi nay là ngọn núi Ida - Crete (Hy Lạp) và nhờ con dê Amatheia nuôi hộ, còn mình thì lấy 1 hòn đá quấn tã đưa cho chồng bảo đó là đứa con vừa sinh. Amatheia đã nuôi Zeus bằng dòng sữa của mình và bảo vệ cậu khỏi mọi tai nạn đến lúc trưởng thành. Sau đó, Zeus đã lấy 1 mảnh da của nó làm cái khiên sấm sét aigis và cái sừng làm chiếc tù và cornucopia. Về sau, Amatheia được Zeus biến thành chòm sao sáng nhất nằm trên dải hình cánh tay của sao Auriga Charioteer - Ngự phu, tức Zeus. Con dê từ đó là biểu trưng cho sự dưỡng dục hoặc bảo hộ. Nhờ nó, thế giới có khái niệm vú nuôi hay người trông trẻ, giúp việc.
Dê còn gánh chịu nỗi đau thay nhân loại. Từ cách đây mấy nghìn năm, tại vương quốc Babylon, mỗi làng xóm ở nước này đầu năm lại có tục thả một con dê vào rừng cho nó mang đi mọi tội lỗi của người. Đạo Thiên chúa đã tiếp thu tục này và trong kinh thánh nhiều lần miêu tả Thiên chúa dưới hình hài một con dê gánh chịu hết mọi nỗi đau, lầm lỡ của người. Thánh kinh còn tả về một con dê đã trèo lên tận đỉnh núi cao nhất để bao quát và là sự tìm kiếm và dõi theo của Thiên chúa đối với mọi con chiên trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai.
So với nhiều gia súc, dê có lẽ là con vật được gán cho nhiều biểu tượng hơn cả. Khác với trâu bò, dê là con vật duy nhất thích leo trèo, có thể trèo lên ngọn cây ăn lá non. Với những con sơn dương thì còn trèo lên tận đỉnh núi, vượt qua nhiều vách đá lởm chởm, cheo leo. Nó cũng thích ngặm cỏ một mình và lang bạt tách ra khỏi đàn. Vì thói quen này, dê là biểu tượng của trí tiến thủ, sự phát triển, thành tựu và tính độc lập. Nó cũng thường xuyên di chuyển và vượt đường xa đến đích thể hiện cho sự lanh lợi, quyết đoán và kiên nhẫn. Cũng hay tò mò, ngửi và nhai mọi thứ bắt gặp nên được ví với sự cẩn thận, tỷ mỉ và dễ ăn dễ uống. Dê còn là hình ảnh của người lãnh đạo khi luôn đi đầu và có thể đánh đuổi kẻ thù bảo vệ đàn bằng đôi sừng nhọn. Cũng đồng nghĩa với trí tuệ, sự ương ngạnh, ngoan cố song có nhận định giá trị và được so với các lão làng bởi người già có nhiều kinh nghiệm và sống lâu. Mỗi bộ phận trên mình dê cũng giàu ý nghĩa như sừng tượng trưng cho tri giác, tính chắc chắn, âm dương hài hòa- khi hướng lên trên là dương, sự xuyên suốt, cương quyết còn quay xuống dưới là âm, sự khéo léo, dung chứa. Mọi người đã quen với sỏi thận, sỏi dạ dày vì đây là một chứng bệnh thường gặp song với bezoar trong dạ dày con dê thì còn là biểu thị của sự vô nhiễm, giải trừ bất cứ chất độc nào và được dùng để cứu chữa người trúng độc. Người ta tin nhờ có bezoar mà dê ăn phải thứ cỏ độc vẫn không sao.
Ở Việt Nam, dê là một trong sáu vật nuôi (lục súc) mà dân thường hay nuôi trong nhà gồm trâu, bò, ngựa, dê, lợn, chó và là một trong ba lễ vật (tam sinh) dâng cúng ngoài đền miếu là dê, lợn, bò. Từ xa xưa, con dê đã đi vào trong nhiều hoạt động của đời sống dân ta, từ việc chế biến món ăn, bài thuốc đến cách trang trí nhà cửa hay làm trò vui. Đặc biệt hình ảnh dê và những sinh họat ấy được khắc họa rất đẹp trong ca dao và thơ văn. Về ăn uống, có câu: Thế gian ba sự khôn chừa/ Rượu nồng, dê béo, gái vừa đương tơ. Về trò chơi của trẻ em, có: Dung dăng dung dẻ/ Dắt trẻ đi chơi/ Cho dê đi học/ Cho cóc ở nhà/ Cho gà bới bếp (Trò chơi trăng), của người lớn, có: Giả vờ bịt mắt bắt dê/ Để cho cô cậu dễ bề với nhau (Trò bịt mắt bắt dê). Về kiến trúc, có: Bốn cửa anh chạm bốn dê/ Bốn con dê đực chầu về tổ tông (Thợ mộc Thanh Hoa).

Treo đầu dê bán thịt chó: Theo sách Yên Tử thời Xuân Thu - TQ: "Treo đầu bò ngoài cổng mà bán thịt ngựa bên trong". Về sau, thịt ngựa còn đắt hơn thịt bò, nên câu trên đổi thành "treo đầu dê bán thịt chó". Bây giờ, thịt chó ở khu vực Ông Tạ TP.HCM đắt không kém thịt dê, nhưng chẳng ai sửa lại câu thành ngữ trên nữa.

Xe dê: Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm (tại vị 265-290) tuy là vị vua khai quốc, nhưng hoang dâm vô độ. Sau khi diệt Ngô, ông thu nạp toàn bộ hậu cung của Tôn Hạo, khiến số cung tần mỹ nữ lên đến cả chục ngàn người. Yến yến oanh oanh, ông chẳng biết chọn ai, liền nghĩ ra cách: Chiều chiều, ông đi xe dê trong cung cấm, hễ xe dừng ở đâu thì ông "lâm hạnh" người đó. Các cung phi khát tình, nghĩ ra cách treo lá dâu nhúng qua nước muối trước cửa để dụ dê, nhờ đó hưởng ơn mưa móc nhà vua. Nên Nguyễn Gia Thiều trong Cung oán ngâm khúc có thơ rằng:
Phải duyên hương lửa cùng nhau
Xe dê lọ rắc lá dâu mới vào.

Thập dương cửu mục: tức 10 con dê 9 người chăn, chỉ dân ít quan nhiều. Câu này khiến tôi nghĩ đến thời kỳ trước khi Liên Xô sụp đổ. Một nhà kinh tế từng đoạt giải Nobel của Mỹ đã hình dung tình hình kinh tế Liên Xô lúc đó một cách sinh động "1 người chèo thuyền, 9 người cầm lái", cho thấy thực tế đã không còn động lực, vô phương cứu chữa.

Tô Vũ chăn dê: Hung Nô (Huns) là dân tộc du mục hùng mạnh nằm ở phía Bắc TQ thời Hán Vũ Đế (trị vị 140-86 TCN). Ông đã cử Tô Vũ đi sứ, lúc đó chưa có luật miễn trừ ngoại giao như ngày nay nên Tô Vũ bị người Hung Nô bắt giữ. Do không chịu hàng nên Tô Vũ bị đày đến bờ Bắc Hải (hồ Baikal) chăn dê. Ông được giao 1 đàn dê với lời hứa khi nào dê đẻ sẽ được tha, khổ nỗi, bầy dê toàn là dê đực. Đến đời Hán Chiêu Đế, con Vũ Đế, mới xin được cho Tô Vũ về. Tính ra, ông đã lưu lạc 19 năm, đã lấy vợ Hung Nô và sinh 5 con, nhưng trong tay vẫn giữ cây phù tiết đã sờn tượng trưng cho vương mệnh.

Ngũ cổ đại phu: TK thứ 7 TCN, thời Chiến quốc (TQ), Tấn Văn Công đã mượn đường nước Ngu diệt nước Quắc, khi thu quân, tiện đường diệt luôn Ngu, đó là xuất xứ câu thành ngữ nổi tiếng "môi hở răng lạnh". Bách Lý Hề, người nước Sở, làm quan nước Ngu cũng bị bắt làm tù binh. Nhân dịp Tấn Văn Công gả con gái cho Tần Mộc Công, Bách Lý Hề bị sung làm nô lệ đi theo đoàn tùy tùng. Không cam chịu làm nô lệ, giữa đường ông đã bỏ trốn về quê. Người Sở nghi ông là gian tế, đã bắt ông đi chăn dê ở bờ Đông Hải.
Tần Mộc Công biết ông là bậc hiền tài, lại không muốn người Sở sinh nghi, nên sai người mang 5 tấm da dê để chuộc "tên nô lệ bỏ trốn". Về nước Tần, ông được phong ngay làm tướng quốc và được ủy thác toàn quyền. Mộc Công đã gọi đùa ông là "Ngũ cổ đại phu", vị quan đại phu trị giá 5 tấm da dê, lúc đó ông đã ngoài 70 tuổi. Nước Tần dưới sự cai quản của ông, đã mở mang bờ cõi ngàn dặm, trở thành nước lớn, Mộc Công cũng lên ngôi 1 trong "ngũ bá" thời Xuân Thu, và trở thành danh tướng một thời.

Bịt mắt bắt dê: Dân gian nước ta có trò chơi bịt mắt bắt dê, thường tổ chức trong các ngày vui chơi (hôi đầu xuân, trung thu...) hoặc trong các cuộc chơi văn hóa dân dã. Đối với trẻ con, trò chơi này là thú vui hồn nhiên, nhưng với trai thanh nữ tú là dịp để tiếp cận, đụng chạm ôm ấp vui đùa với nhau, vượt qua ranh giới nam nữ của thời phong kiến;
Giả vờ bịt mắt bắt dê
Để cho cô cậu dễ bề... với nhau.

Hiệu ứng bầy dê:  Sheep-flock effect, để chỉ hiện tượng chạy theo số đông, chẳng hạn khi chờ đèn đỏ, bỗng dưng thấy có người vượt lên tức thì ào ào chạy theo, dù biết đó là vi phạm luật giao thông. Dê (cừu) tuy sống theo bầy đàn, nhưng rất lộn xộn, chỉ cần dê cầm khởi xướng, cả đàn sẽ ùa theo một cách mù quáng, bất chấp nguy hiểm.
Những người "ngậm ngải tìm trầm" có khi sau 1 chuyến đi thành tỷ phú. Ở miền Trung vào những năm 1990, người ta ồ ạt phá vườn để trồng cây dó bầu với hy vọng chỉ sau 3 năm, có thể kết trầm hương bằng phương pháp nhân tạo, nhưng cả chục năm đã trôi qua, "giấc mộng vàng" không thành, vì trầm hương nhân tạo chất lượng kém, chẳng thương lái nào hỏi mua.

Chu Mạnh Cường - "Năm Mùi, dê lại hướng dương", KTNN No.882
Lữ Khách - "Những câu chuyện về dê", KTNN No.883

Từ hôm nay

"Tinh thần khỏe khoắn giữ cho cơ thể khỏe khoắn. Hãy nhận lấy những tư tưởng của ngày hôm nay và giải phóng những tư tưởng của ngày hôm qua. Với ngày mai, hãy dành cho nó đủ thời gian để cân nhắc khi nó trở thành ngày hôm nay."
EDWARD BULWER LYTTON

Phát biểu của Đại sứ Việt Nam tại Mỹ

Không thể không nhắc đến cộng đồng người Việt đang định cư tại Hoa Kỳ. Trong đó có một bộ phận người Mỹ gốc Việt có vị thế, ảnh hưởng khá lớn, tham gia hoạt động chính trị ngoại giao chuyên nghiệp. Theo Đại sứ, làm thế nào để có thể vận động nhóm này gắn kết trong nước cũng như là cầu nối cho quan hệ giữa hai nước? Ông nhận thấy vai trò của mình trong tiếp cận bộ phận này thế nào?
 
Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ có gần 2 triệu người, tức là khoảng một nửa số người VN ở nước ngoài, ra đi vì những hoàn cảnh khác nhau, nhưng đa phần đến Hoa Kỳ sau chiến tranh, có điểm chung là gắn bó tình cảm với quê hương, nhưng có thể có những quan niệm, cách nhìn khác nhau, kể cả một số còn có những định kiến với trong nước.
Tôi muốn dành ưu tiên, mong muốn tăng cường hơn nữa trao đổi, nắm tâm tư của bà con, thường xuyên thông báo đến bà con về các chủ trương, chính sách và sự đổi mới, phát triển của đất nước, đối thoại cởi mở với cả những người không trùng quan điểm, tạo điều kiện để bà con về thăm Việt Nam.

Điều quan trọng phải sâu sát, hiểu được quan tâm, chính kiến của bà con, kể cả đó là xuất phát từ đặc thù khu vực cử tri hay vị trí nghề nghiệp của họ; trân trọng tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước, dù cách thể hiện của họ có thể khác nhau; đối thoại cởi mở, kể cả về những điểm còn khác biệt, để họ hiểu chính sách, chủ trương và sự đổi mới của đất nước; nhất là khuyến khích và tạo điều kiện để bà con về thăm, làm ăn hay đầu tư ở Việt Nam.
Tôi cũng đặc biệt dành sự quan tâm tới những người Mỹ gốc Việt trẻ tuổi, qua đó tạo sự gắn bó với những người gốc Việt có vị trí trong cộng đồng hay đang tham gia các cơ quan của sở tại để gắn kết họ với trong nước và là cầu nối cho quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.

Nắm chắc lợi ích của mình

Không chỉ cộng đồng người Mỹ gốc Việt, ở Hoa Kỳ, vai trò của các cá nhân, tổ chức, hội đoàn rất được coi trọng. Theo Đại sứ, VN có thể có thái độ cởi mở như thế nào, xây dựng một hình ảnh tốt trong mắt những người Mỹ để qua đó biến kênh này thành cánh cửa quan hệ rộng mở với VN?

Ở Mỹ vai trò của các cá nhân, hội đoàn rất được coi trọng, điều này có phần đúng nhưng có lẽ chưa đủ, bởi lẽ: các cá nhân, hội đoàn của họ cũng rất có tổ chức, rất ngại 'lách luật', 'vượt rào' (như thời còn 'cấm vận' chẳng hạn); nhưng họ có điểm mạnh, đó là họ thường nghiên cứu kỹ về đối tác và nắm rất chắc lợi ích của mình.

Để làm tốt kênh đối ngoại nhân dân như một 'cánh cửa quan hệ rộng mở' trong hợp tác giữa hai nước, tôi nghĩ chúng ta phải nắm chắc và thực hiện thực sự hiệu quả chủ trương về đẩy mạnh ngoại giao nhân dân, ở tất cả các cấp.
Phải nắm chắc lợi ích của mình (không chỉ của riêng cá nhân, hội đoàn, mà cả của chung nước mình). Bên cạnh đó phải nắm cho kỹ đối tác, bao gồm cả lợi ích, tập quán, rồi luật pháp của họ.

Phải biết ứng xử với đúng tinh hoa văn hóa của dân tộc mình. Và sau cùng, đó là phải biết đúc rút kinh nghiệm, đóng góp kiến nghị chính sách một cách trách nhiệm với nhà nước và nhà nước đẩy mạnh cơ chế tiếp thu hiệu quả các kiến nghị.
Tôi chia sẻ điều này hoàn toàn không phải 'sách vở', vì thực tế, nhiều lúc chúng ta đi trao đổi mà còn chung chung, chưa nắm chắc và thấu đáo tất cả đâu.
Ngay ở trong nước tôi nghĩ rằng cần tăng cường về đối ngoại nhân dân để khách đến là cảm mến đất nước Việt Nam. Phải cải tiến, đổi mới cả về chính sách, cũng như nâng cao hơn nữa về năng lực của mỗi cá nhân, tổ chức tham gia vào đối ngoại nhân dân.

TPP - cơ hội chờ đợi lớn

Không chỉ những chuyến viếng thăm cấp cao đang được hai bên chuẩn bị, năm 2015 này cũng được hai nước kỳ vọng sẽ sớm kết thúc đàm phán hiệp định TPP. Có thể thấy ở VN dường như có một tâm lý háo hức trong việc khai thác tiềm năng kinh tế, làm ăn với các nhà đầu tư Hoa Kỳ. TPP thực sự đang là cơ hội chờ đợi lớn nhất của giới doanh nghiệp, người dân hai nước. Theo Đại sứ, việc chuẩn bị đón cơ hội của các doanh nghiệp VN đã thực sự bắt đầu chưa và các doanh nghiệp cần làm gì?

Có nghiên cứu chỉ ra TPP có thể góp phần tăng thêm 25% chỉ số tăng GDP của VN. Năm 2014, kim ngạch thương mại song phương đã đạt trên 35 tỉ USD, trong đó VN xuất khẩu trên 20 tỉ USD.

Tính về tốc độ tăng trưởng, trong 20 năm qua, thương mại hai chiều đã tăng hơn 70 lần. Về đầu tư, Hoa Kỳ cũng đang ở nhóm 10 nước đứng đầu với hơn 11 tỉ USD.
TPP đúng là cơ hội chờ đợi lớn với việc gỡ bỏ các rào cản, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức, không phải chỉ với VN mà với cả Hoa Kỳ. TPP không chỉ đề ra những tiêu chuẩn cao, mà còn đòi hỏi sự mở cửa thị trường của cả hai phía, nên sẽ phải ứng phó với sự cạnh tranh gay gắt hơn, kể cả tại thị trường nội địa.
Tôi có dịp gặp nhiều công ty, tập đoàn lớn ủng hộ TPP và nhiều tập đoàn lớn như Microsoft, Boeing, GE hay Nike cho biết đã dự kiến kế hoạch tăng đầu tư, công suất ở VN, thậm chí lên gấp đôi, để đón TPP. Nhưng ở Hoa Kỳ cũng có những quan ngại, cả ở Quốc hội và các nghiệp đoàn, nhất là về nguy cơ giảm việc làm và bị cạnh tranh gay gắt hơn từ các nước tham gia TPP khác.

Quá trình chuẩn bị của doanh nghiệp ta đã được khởi động, nhưng chưa đủ và còn nhiều thách thức trước mặt. Đó là quá trình 'rèn luyện', nâng cao năng lực trong suốt thời gian vừa qua nền kinh tế nước ta hội nhập với khu vực và thế giới; đồng thời, trong quá trình thương lượng về TPP.
Việc chuẩn bị cần phải tiếp tục như đẩy mạnh việc đổi mới chính sách để tạo thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp, nhất là thực hiện mạnh và thành công các nội dung về tái cấu trúc kinh tế, tài chính, ngân hàng; chú trọng vào nâng cao hiệu quả và năng suất lao động để tăng cường sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ...

Thương lượng TPP đang đi vào giai đoạn chốt để kết thúc. VN cũng như các nước khác, đều phải tranh thủ tối đa cho lợi ích của mình, với lộ trình thực thi phù hợp với nền kinh tế của ta, nhưng đồng thời cũng phải đưa ra các quyết sách để dung hòa lợi ích các bên.
Xuân Linh

Đừng bao giờ quên...

"Đừng bao giờ quên rằng
có ai đó hạnh phúc đơn giản
chỉ vì có sự tồn tại của Bạn!"



Họp mặt đầu năm Ất Mùi: Uống rượu Ica

Trưa nay, theo sự tập hợp của anh Quang (Gépész,VIDI69), 1 bọn VIDI72 đã tụ tập tại nhà của Lê Quang Bình (Vár,VIDI72) để khui rượu đầu năm. Và lý do là chai rượu của Lê Minh (Debrecen,VIDI69). Chai rượu này Lê Minh "ôm" từ Nha Trang vào Sài Gòn, lẽ ra đã được khui để uống vào dịp Đoàn Hồng Nghĩa chia tay anh em sang định cư ở Canada, nhưng Nghĩa nhường cho anh em ở lại nên mới khui (muộn) vào hôm nay. Đây là chai rượu cực quý vì là rượu của Ica, người yêu của Lê Minh, gửi (qua Bưu điện) cho anh Minh uống vào dịp szilveszter 2014. Phải công nhận đây là chai rượu rất ngon, rất đậm đà cả hương lẫn vị (50 độ) và nhờ men rượu nồng cùng tình thân hữu nên lần gặp mặt đầu năm này rất ý nghĩa. Vì thế anh Quang đã quyết định từ hôm nay sẽ mở rộng nhóm với nhiều thành viên hơn.

Chai rượu Csalló pálinka của Ica
Từ trái sang phải:  Ngô Tiến Nhân (ELTE,VIDI72), Lê Quang Bình (Vár, VIDI72), Phan Quang (Gépész,VIDI69), Hòa (vendég)
Từ trái sang: Ngô Tiến Nhân (ELTE,VIDI72), Nguyễn Chí Công (Gépész,VIDI72), Lê Quang Bình (Vár,VIDI72)
Từ trái sang: Nguyễn Duy Bang (Vár,VIDI72), Ngô Tiến Nhân (ELTE,VIDI72), Nguyễn Chí Công (Gépész,VIDI72), Lê Quang Bình (Vár,VIDI72)

Wednesday, February 25, 2015

Gigantikus feketelyukszörnyet találtak

Végre leírhatjuk azt a szót, hogy F E K E T E L Y U K S Z Ö R N Y !!!

A mi Napunk tömegének 12 milliárdszorosa annak a feketelyukszörnynek a tömege, amelyet a Pekingi Egyetemen fedezett fel egy nemzetközi kutatócsoport – írja az MTI. A szupermasszív fekete lyuk a Földtől 12,8 milliárd fényév távolságban lévő aktív galaxis szívében van, és olyan fényes, mint 420 ezer milliárd Nap együttvéve.

 
A távolság miatt a kutatók a fekete lyuk múltját látják,
abból az időből, amikor az univerzum még igen fiatal, mindössze 900 millió éves volt.
A kutatókat foglalkoztató talán legérdekesebb kérdés az, hogyan alakulhatott ki egy ilyen óriási fekete lyuk ilyen viszonylag rövid idő alatt, ez ugyanis csak nehezen magyarázható meg a jelenleg elfogadott elméletekkel. A tudósok abban reménykednek, hogy a szokatlan objektum további vizsgálata tovább gyarapíthatja az univerzum korai életéről szóló ismereteket.
(Index)

Tầng lớp trung lưu Việt nam

Theo nhiều quan sát lịch sử thì sự phát triển của tầng lớp trung lưu sẽ dẫn đến dân chủ hóa xã hội. Trong 30 năm qua tầng lớp này đã phát triển và tham gia vào việc hướng tới một xã hội dân chủ như thế nào.
Quyết định cải cách kinh tế theo hướng thị trường từ năm 1986 đã làm cho thu nhập trung bình của người Việt nam tăng lên. Theo nhiều nguồn thống kê khác nhau thì hiện nay Việt nam có thu nhập trung bình đầu người qui ra đô la Mỹ là hơn 1000 đô la một năm. Song song đó, một tầng lớp trung lưu cũng được hình thành. Họ là những doanh nghiệp tư nhân, chuyên viên kỹ thuật hay quản lý ở các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, những người hoạt động nghề nghiệp tự do,... Một đặc điểm chung là họ có học vấn cao hơn số đông dân chúng trong xã hội.
Theo những dẫn liệu lịch sử trong hai thế kỷ vừa qua, khi tầng lớp trung lưu lớn mạnh thì dễ có những thay đổi xã hội theo hướng dân chủ hơn. Lý do được đưa ra là những người tầng lớp trung lưu chịu nhiều thiệt hại trong một chế độ hà khắc, và do có nền tảng giáo dục cao nên họ có khuynh hướng mong muốn có một xã hội tiến bộ hơn.

Tầng lớp trung lưu ủng hộ chế độ?

Một cựu sinh viên Luật không hoàn toàn đồng ý về viễn cảnh này ở Việt nam, mặc dù anh cũng cho rằng chính tầng lớp trung lưu Việt nam hiện nay là những người đối mặt với những vấn đề của xã hội, và hiểu rõ xã hội.
Có một cái không rõ có phải là đặc trưng của người Việt nam hay không là tâm lý an phận, chấp nhận thực tại. Thông thường thì khi đối mặt với những chuyện như vậy, người Việt, đặc biệt là tầng lớp trung lưu sẽ xoay xở sang cách khác để làm ăn. Họ cho rằng không cần thiết phải chấp nhận những rủi ro không đáng có trong quan hệ làm ăn với chính quyền. Họ làm ăn một cách ngoan ngoãn. Một học giả phương Tây có nhận xét là tầng lớp trung lưu ở Trung quốc và ở Việt nam, khác với tầng lớp trung lưu ở các nước phương Tây thường độc lập với chính quyền và sẳn sàng phản ứng khi quyền lợi của họ bị xâm phạm.
Một Tổng giám đốc doanh nghiệp nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh là chị Bình cũng có nhận xét về thái độ cầu an của giới trung lưu Việt nam, song song đó lại cũng có những chuẩn bị cho sự thay đổi.
Nói chung là có nhiều thứ không được vừa lòng, nhưng mà nói gì thì nói thì quan điểm của người Việt nam là biết thân mình trước, thời cuộc thì ba chấm… Theo tôi nghĩ như vậy, tỉ dụ như anh thấy rằng có xu hướng là hiện nay người ta cho con đi học ở nước ngoài rất là nhiều. Thì đó là sự chuẩn bị nhất định của các gia đình Việt nam thôi. Nói gì thì nói chứ ở góc độ tích cực thì cũng hy vọng mọi thứ nó an lành.”
Cùng có quan điểm như người cựu sinh viên luật nói trên là kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh ở Đà Nẵng. Anh Thạnh là một nhà hoạt động xã hội dân sự nhiều lần bị cơ quan công quyền quấy rối và đàn áp vì những hoạt động dân sự như kiện các nhà máy thủy điện xả nước làm chết dân trong những năm qua.
"Theo qui luật thì lớp trung lưu là lớp gánh vác vũ đài dân chủ, nhưng có điều là ở Việt nam giới trung lưu được sinh ra do chế độ độc đảng. Họ có thể là người nắm chính quyền, hay là người kinh doanh nhưng là tư bản thân hữu. Những người này được đánh giá là có thu nhập khá, có tài sản, có kiến thức, nhưng họ xuất thân từ việc hưởng lợi và khống chế của hệ thống chính trị, cho nên họ có hạn chế là không dám lên tiếng hoặc không muốn lên tiếng. Tích lũy thành công của họ có thể là có những hoạt động không đúng pháp luật. Họ không muốn lên tiếng vì quyền lợi của họ gắn chặt với tình thế hiện nay của xã hội.”

Sự quan tâm đến thay đổi chính trị, và tương lai dân chủ

Chị Tâm, làm chủ một doanh nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long thì cho rằng giới trung lưu có quan tâm đến chính trị, mong muốn có thay đổi chính trị theo hướng dân chủ hơn, nhưng chị chia ra làm hai loại khác nhau:
Trừ những người nào họ thuộc tầng lớp lãnh đạo, tầng lớp bên đảng, họ không muốn điều đó, những người không có đảng thì muốn điều đó. Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa, ông sãi mới muốn sự thay đổi chứ ông vua đâu có muốn sự thay đổi.”
Chị Bình cũng có ý kiến rằng có hai nhóm trung lưu trong xã hội Việt nam, một nhóm mong muốn sự thay đổi, nhóm còn lại thì không, nhưng không rõ nhóm nào đông hơn.
Một nhà hoạt động dân chủ trẻ khác là kỹ sư Nguyễn Tiến Trung thì có cái nhìn tương đối khác hơn:
Từ người dân thường cho đến cán bộ ai cũng hiểu là thể chế hiện nay là không thể chấp nhận được (...) Nhưng mà người ta chưa thấy được đường hướng nào, hay làm gì để mà đưa đất nước đi đến hướng dân chủ được. Họ chỉ không đồng ý thôi, chứ họ không làm gì, và đó là đa số.”
Trong những năm vừa qua, các hoạt động dân sự và dân chủ hóa Việt nam diễn ra phong phú hơn, và thực sự là có những người thuộc tầng lớp trung lưu dấn thân vào công cuộc đấu tranh đó. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà kinh doanh thành công, có nói rằng ông quyết định dấn thân vào công cuộc dân chủ hóa đất nước và phản biện xã hội sau khi thấy rằng chế độ hiện hành vu cáo ông trong một vụ được gọi là trốn thuế. Gần đây nhất nhạc sĩ nhạc Rap trẻ tuổi Nguyễn Vũ Sơn cũng lên tiếng thách thức nhà cầm quyền, mặc dù anh xuất thân từ một gia đình trung lưu khá giả tại Sài Gòn.
Vì thế nên cũng vẫn có quan điểm hy vọng rằng tầng lớp trung lưu sẽ đóng vai trò quan trọng trong công cuộc dân chủ hóa Việt nam. Luật sư Lê Công Định cho biết quan điểm của ông:
Tôi nghĩ là tầng lớp trung lưu ở Việt nam hiện đóng vai trò ngày càng quan trọng, tuy là so với Tây Âu hay các nước đã phát triển thì tầng lớp trung lưu ở Việt nam chưa có vai trò bằng. Tuy nhiên, tôi nghĩ là trong vài năm tới họ sẽ đóng vai trò quan trọng. Đừng nhìn họ với góc độ là những người lên tiếng phản biện xã hội. Họ là những người sẽ đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội, chúng ta hãy nhìn theo hướng đó, thì chúng ta sẽ thấy rằng tầng lớp trung lưu rất quan trọng. Đừng có thất vọng vì họ bây giờ chỉ lo thu vén chuyện gia đình hay chỉ lo làm ăn, để làm gia đình họ phát triển. Thật ra chính những điều đó, vô hình chung giúp bộ mặt xã hội Việt nam trong tương lai thay đổi rất là nhiều. Tôi cũng như anh Trần Huỳnh Duy Thức, đặt rất nhiều hy vọng vào tầng lớp trung lưu ở Việt nam.”
Ông Lê Công Định và ông Trần Huỳnh Duy Thức là những người thành đạt trong xã hội và cũng là những người đưa ra nhiều đòi hỏi dân chủ cho Việt nam.
Trong một nghiên cứu mới đây về vai trò của tầng lớp trung lưu trong những cuộc cách mạng ở các thế kỷ trước cũng như các cuộc cách mạng hay chuyển biến xã hội gần đây, nhà nghiên cứu người Mỹ là Francis Fukuyama viết rằng vị trí trung lưu của một người chưa chắc làm người đó  ủng hộ nền dân chủ hay một chính phủ trong sạch. Thậm chí ở các quốc gia như Thái Lan, hay Trung quốc họ còn ủng hộ các chế độ độc tài để bảo đảm quyền lợi của họ. Nhưng họ sẽ đối đầu với sự lạm dụng quyền lực của nhà cầm quyền, và ngay cả ở Trung quốc thì họ cũng muốn có một xã hội tự do hơn.
(st)

Fulvio Saparro

"Đứa trẻ sinh ra KHÔNG phải là để
giải quyết các vấn đề của cha mẹ,

để bổ sung cho những thiếu hụt
trong cuộc đời họ, làm cho cuộc
đời của họ trở nên hoàn thiện, mà
là để tự viết ra và sống cuộc đời của nó."



Ðạo Thiên Chúa, đạo Gia Tô, đạo Cơ Ðốc, đạo Công giáo? Nên gọi thế nào cho chính danh?

Khi ta muốn nói đến một sự vật nào đó trong thiên nhiên, một sự kiện nào đó trong lịch sử, thì phải đặt cho nó một tên gọi. Có thế khi dùng tên ấy để nhắc đến nó trong những hoàn cảnh khác nhau, ta mới chắc được rằng ta vẫn nói về sự vật hay sự kiện ấy, mà người nghe cũng nhận ra như thế. Nếu mỗi lúc lại dùng một tên khác mà gọi, thì người nghe làm thế nào cùng biết được ta vẫn nói về một sự việc, một sự kiện, và rồi chính ta cũng không nhận ra được nữa. Vì, trừ những tên riêng ra, thì mỗi tên gọi có công dụng làm cho ta và người khác nhận định sự việc dưới một khía cạnh nhất định nào đó.

Chính vì thế mà các khoa học đều phải xác định danh từ chuyên môn, phải có chính danh, để ai nấy đều rõ ta muốn nói về cái gì. Danh từ chuyên môn trong các khoa học thường được định nghĩa một cách thực dụng, vì căn cứ vào những tác động và những kinh nghiệm có thể đo lường được, để ai nấy đều làm được như nhau và cùng hiểu đích xác như nhau. Ðó là lối định nghĩa khách quan. Nhưng những danh từ đó, nhất là khi phiên dịch từ ngoại ngữ, nếu không biết lựa chọn cho chính xác, thì làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hẳn đi.

Người Việt chúng ta, khi nói về các nhân vật, thường không bỏ được cái thói quen, là thêm vào tên gọi những tiếng nói lên tình cảm riêng của mình. Ví dụ khi muốn tỏ ra lòng kính trọng (thật hay giả, cũng vậy) thì thêm chữ “cụ”, “ngài”, v.v…; nếu muốn tỏ ý khinh bỉ thì thêm những chữ “thằng”, “tên”.

Các sử gia nghiên cứu ở Việt Nam về đạo Thiên Chúa, thường gặp thấy trong sách vở nhiều tên gọi khác nhau, như: đạo Ðức Chúa Trời, đạo Gia Tô, đạo Cơ Ðốc, đạo Hoa Lang, đạo Khirixitô, đạo Kirixitô, đạo Kitô, rồi đạo Công giáo nữa. Những tên gọi khác nhau ấy, chắc gì có cùng một nghĩa như nhau. Cho nên vấn đề là phải gọi thế nào cho đúng, cho chính danh.

Cách gọi tên đạo Thiên Chúa của người Trung Hoa cũng rất lúng túng, nhất là khi người ngoại đạo đặt tên cho nó. Ví dụ trong buổi đầu, vào thế kỉ XVI, người ta gọi là thập tự giáo. Trong một cuốn từ điển in tại Trung Hoa, tôi thấy dịch chữ christianismeCơ Ðốc giáo, nhưng lại dịch chữ CatholicismeThiên Chủ giáo, và chữ ProtestantismeGia Tô giáo. Cũng không trách được: chính vì hiểu biết mập mờ, cho nên phân loại lộn xộn, gọi tên không chính danh. Vì thế ta không nên cứ thấy người Trung Hoa dịch thế nào thì theo như thế. Bên Việt Nam ta quen gọi Catholicismeđạo Công giáo, và Protestantismeđạo Tin Lành. Như thế có phần đúng hơn, nhưng không phải là không có chỗ thiếu chính xác, gây nhiều thiên kiến, như tôi sẽ trình bày sau đây.

Thiết tưởng muốn gọi tên cho đúng thì người trong cuộc, để hiểu biết rõ hơn về đạo của mình, phải đứng ra giải thích cho rõ nghĩa và đề nghị tên gọi cho đúng ý. Có thế mới tránh được những cách gọi lầm, đưa đến những lối hiểu sai trong khi tìm hiểu và nghiên cứu. Ðó là dự định của tôi trong bài này.


Những cách gọi tên một tôn giáo

Theo thói quen, người ta có nhiều tiêu chuẩn để gọi tên một tôn giáo, một chi nhánh hay một tông phái.

Cách thứ nhất là gọi theo tên vị giáo tổ, hay vị đã khởi xướng ra giáo phái. Ví dụ: Khổng giáo, Lão giáo, Phật giáo, đạo Mahômét (Mohammed), đạo Luther, đạo Calvin, v.v…

Cách thứ hai là gọi tên theo đối tượng. Ðạo thờ vị nào thì gọi theo tên vị đó. Ví dụ: đạo Bàlamôn, đạo Siva, đạo Phật, đạo Cao Ðài, Thần đạo, đạo Thiên Chúa, v.v…

Cũng có khi lại gọi theo tên của dân tộc theo đạo. Ví dụ: Ấn (Ðộ) giáo, Hồi giáo (người Hồi ở Tây- Bắc Trung Hoa theo đạo Mahômét), Anh giáo (người nước Anh theo một tông phái của đạo Thiên Chúa). Tuy vậy, người tín đồ có thể ý thức được rằng đạo mình theo không phải là của riêng dân tộc nào, là đạo ai cũng có thể và nên theo. Ðó là lúc nảy ra ý thức truyền giáo. Truyền giáo để chia sẻ với người khác những niềm tin mà mình cho là cao quý nhất.

Như thế đủ biết là một tôn giáo có thể có nhiều tên gọi. Ví dụ đạo Mahômét (gọi theo tên vị giáo tổ) còn gọi là đạo Hồi hồi, hay Hồi giáo (vì là đạo của người Hồi theo), lại cũng có tên là đạo Islam (tên chỉ thái độ tuyệt đối quy phục Thiên Chúa); còn đạo do giáo tổ Giêsu, có biệt hiệu là Christos, truyền bá, thì người Châu Âu gọi là Chritianisme; người Trung Hoa có hai tên gọi: gọi theo tên vị giáo tổ là Yesu, đọc theo kiểu Hán - Việt là đạo Giatô; gọi theo biệt hiệu phiên âm là Jilisisu (Kilisitu), đọc theo kiểu Hán - Việt là Cơ lợi tư đốc, gọi tắt là đạo Cơ Ðốc; còn ở Việt Nam thì ngay từ buổi đầu đã phiên âm là đạo Khirixitô hay là Kirixitô, gọi tắt là Kitô.


“Ðạo” hay là “tôn(g) giáo”?

Trong truyền thống văn hóa của Trung Hoa không có sẵn từ ngữ nào để phiên dịch cho đúng từ ngữ religion của người Châu Âu. Học giả Léon Vandermeersch, chuyên gia về văn hóa Trung Hoa có viết: “Ngay từ ngữ đó cũng không có trong chữ Hán cổ điển, kiểu nói zong-jiào (tông giáo) là một từ ngữ cũng mới được đặt ra, trong kiểu nói ấy ta chỉ thấy có chữ jiào (giáodạy), nhưng nó không phải là từ ngữ riêng về tôn giáo. Còn về những lễ nghi trong Khổng giáo, thì chữ lỉ (lễ) dùng để chỉ nó, lại không thể dùng để chỉ các lễ nghi trong tôn giáo hiểu theo nghĩa của Châu Âu, vì thế cả Phật giáo lẫn Lão giáo cũng đều bỏ, không dùng đến nó” [1] .

Tuy là mới được đặt ra nhân dịp tiếp xúc với người Châu Âu, nhưng từ tôn giáo chúng ta dùng đã quá quen rồi, cho nên thiết tưởng không nên thay đổi nữa. Tuy nhiên dùng nó không phải là không có cái bất tiện, bất cập. Thực thế, hiểu theo đúng nghĩa chữ, thì tông giáo có nghĩa là lời dạy (giáo) của ông tổ (tông). Dĩ nhiên là tôn giáo cũng là một di sản văn hóa được truyền lại. Nhưng nghĩa của nó quá rộng, vì bất cứ cái gì được truyền từ đời này sang đời khác đều có thể gọi là tông giáo cả. Cho nên có thể dùng nó để chỉ những cái mà người Châu Âu không gọi là religion. Chẳng lẽ chúng ta coi Phật giáo, Thiên Chúa giáo cũng là một loại như Bạch Liên giáo? Nói cho cùng, chính cái ý niệm tôn giáo đối với người Âu -Mỹ ngày nay cũng rất khó định nghĩa, vì trong định chế tự do tôn giáo, có nhiều người đem vào Âu-Mỹ hay là chế biến ra tại Âu-Mỹ những hệ thống tư tưởng và thực hành, viện cớ là tôn giáo mới, để được tự do truyền bá, tuy nhiều khi người dân Âu-Mỹ cũng khám phá ra trong đó có những điều nhảm nhí, lừa bịp để làm tiền.

Nói tóm lại, dùng từ ngữ tôn giáo chỉ nói lên được rằng đó là một truyền thống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, chứ không nói rõ được cái nội dung của những truyền thống ấy.

Trong tiếng Việt bây giờ người ta cũng hay dùng chữ đạo. Tôi nghĩ dùng như thế hay hơn, đúng hơn và giầu ý nghĩa hơn. Chữ đạo mà ta lấy lại của người Trung Hoa, vừa có nghĩa là đường, đường phải đi, lối phải sống, lại vừa có nghĩa là nguyên lí điều hòa vũ trụ, thiên địa nhân. Nó có tính cách thực hành, có liên quan đến hành vi, hạnh kiểm, nếp sống, như người ta nói: sống cho phải đạo.

Trong sách Phép giảng tám ngày, sách trình bày giáo lí của đạo Thiên Chúa, do giáo sĩ Alexandre de Rhodes soạn bằng tiếng Việt viết theo mẫu tự Latinh, có đối chiếu với tiếng Latinh và cho in tại Rôma năm 1651, ta thấy dùng chữ đạo để phiên dịch chữ Iex, nghĩa là lề luật (tiếng Pháp là: Ioi), chứ không phải để phiên dịch chữ religio (tôn giáo). Thực ra chữ Latinh Iex cũng như chữ Hy Lạp nomos đã được dùng để phiên dịch chữ torah trong Thánh Kinh của đạo Do Thái. Torah là bộ luật do giáo tổ Môsê (xưa ta phiên âm là Maisen) ban hành cho dân, để biết cách sống cho phải đạo. Vì Torah là sách chỉ đạo, chỉ cho tín hữu con đường phải theo, nếp sống phải giữ. Chính vì thế mà tôi nghĩ chữ đạo giầu ý nghĩa hơn chữ giáo.


Ðạo Thiên Chúa, đạo Ðức Chúa Trời

Trước khi đạo được truyền sang Việt Nam thì ở bên Trung Hoa các giáo sĩ Tây phương đã phải giải thích đạo của mình thờ vị nào. Họ làm việc một cách đường đường chính chính, viết xong sách thì dâng lên cho vua quan đọc. Khi vua Càn Long nhà Thanh cho làm sổ thư tịch bằng Hán văn ở Trung Quốc, có cho vào sổ đó ba cuốn sách trình bày đạo Thiên Chúa do ba vị giáo sĩ Tây phương soạn thảo [2] . Nhưng muốn gọi cho đích xác vị nào đạo mình thờ thì không dễ gì, vì trong các vị Thần, Thánh, Tiên, Phật được thờ bên Trung Quốc, không thấy có vị nào như thế cả.

Khó gọi tên như thế là vì lấy gốc tích từ đạo Do Thái. Thực thế, dân Do Thái thờ phụng một vị không giống một nhân vật hay sự vật nào trong trời đất này cả. Vì thế không thể gọi tên được, cũng như ta đọc trong Ðạo Ðức kinh của Ðạo gia: “Danh khả danh phi thường danh”. Vì gọi tên ra được, tức là phân loại được, xếp được vào một loại như các nhân vật hay sự vật khác. Ðàng khác, cũng như ở Việt Nam có thói tránh tên huý, cho nên tên viết phải đọc trại đi; cũng thế, mà còn hơn nữa, người Do Thái chỉ viết tên vị đó bằng bốn phụ âm YHWH, mà không viết nguyên âm, vì thế không thể đọc lên được, vì không được phép gọi tên vị đó. Khi quan niệm tôn giáo ấy được truyền vào văn hóa Hy Lạp và Latinh, thì người ta tạm dùng từ ngữ TheosDeus, có nghĩa là thần linh. Nhưng vì trong hai nền văn hóa đó người ta thờ bách thần, nghĩa là vô số thần linh, cho nên phải nói thêm ra rằng mình chỉ thờ có một thần linh mà thôi còn các thần linh khác thì mình coi là không có, và cũng vì thế người ta viết chữ hoa Theos, Deus, như là tên riêng vậy. Sau này người Châu Âu cũng viết chữ hoa như thế: Deus, Dieu, Dio, Dios, God, Gott, v.v…

Các giáo sĩ Tây phương đã bàn luận rất nhiều để tìm ra tên gọi cho chính danh. Họ đi tới quyết định là không dùng chữ Thiên, không dùng hai chữ Thượng Ðế, để tránh hiểu lầm, mà chỉ dùng hai chữ Thiên Chủ (hay là Thiên địa chân chủ, Chúa thật trời đất). Do đó gọi tên đạo là Thiên chủ giáo. Và vì các giáo sĩ truyền bá Thiên chủ giáo vào thế kỉ XVI và XVII đều thuộc về tông phái “Công giáo”, cho nên người ta cũng dùng những chữ Thiên chủ giáo để chỉ đạo “Công giáo”.

Khi đạo truyền vào Việt Nam, thì tên gọi đã được ấn định, cho nên người ta gọi theo chữ Hán – Việt là Thiên Chủ giáo, Thiên Chủ Chúa Trời, nhưng người Việt ta đệm chữ Ðức để tỏ lòng cung kính, cũng như ta nói: Ðức Phật, Ðức Khổng Tử, Ðức Thánh Trần, và sau này người Công giáo Việt Nam cũng có cách gọi tên như: Ðức Chúa, Ðức Chúa Bà, Ðức Bà, Ðức Mẹ, Ðức Cha, Ðức Ông, v.v… Vì thế cho nên tên gọi đạo là đạo Ðức Chúa Trời.

Có một điều làm cho tôi hơi thắc mắc: vì sao người mình không đọc theo lối Hán – Việt là Thiên Chủ, mà lại đọc là Thiên Chúa? Tôi xin phép đề nghị một giả thuyết: Ðạo Thiên Chúa được truyền sang đất Ðại Việt vào thời Nam Bắc phân tranh: Ðàng Trong thì có chúa Nguyễn, Ðàng Ngoài thì có vua Lê, chúa Trịnh. Vua thì xưng hiệu là đế, là hoàng đế, còn chúa Nguyễn và chúa Trịnh, thì tuy chỉ có tước vương là vua, nhưng thực có binh quyền trong tay và tự quyết định lấy mọi việc. Vì thế khi nói về chúa Trịnh, các giáo sĩ Tây phương thời đó quen gọi là “le roi du Tonkin”. Biết đâu vì vua là hư vị, còn “Chúa” mới có thực quyền cho nên người ta phiên dịch chữ DeusThiên Chúa?

Nói cho đúng thì gọi là Thiên Chúa vẫn chưa đủ ý nghĩa, vì sách vở đời xưa cũng hay dùng kiểu nói Thiên địa chân chủ, Chúa thật trời đất. Nhiều khi lại gọi vắn tắt là Chúa, và để phân biệt được với chúa Trịnh, chúa Nguyễn, thì các giáo sĩ thường đệm từ ngữ Deus, đáng lẽ phải phiên âm là Ðêu, nhưng lại viết theo kiểu người Châu Âu là Dêu, cho nên gọi là Chúa Dêu. Lối phiên âm này có điều bất tiện là: người Hà Nội đọc là Zêu, người miền khác lại đọc là Rêu, Giêu hay là Jêu!


Ðạo Hoa Lang, Ðạo Gia Tô?

Hai tên gọi này đã có từ thế kỉ XVII. Các sách Ðại Việt sử kí toàn thư (ÐVSKTT) và Khâm định Việt sử thông giám cương mục đều có nhắc tới.

Về tên gọi Hoa Lang thì ÐVSKTT viết: (1663) Mùa đông tháng 10, cấm người trong nước học đạo Hoa Lang. Trước đây có người nước Hoa Lang vào nước ta, lập đạo lừa phỉnh dân ngu, đàn ông đàn bà ngu dốt nhiều người tin mộ, chỗ nhà giảng người ở hỗn tạp, trai gái không phân biệt. Trước đã đuổi người giảng đạo đi rồi, mà sách vở và nơi giảng hãy còn thói tệ chưa đổi. Ðến nay lại nghiêm cấm” (Q. XIX, Huyền tôn Mục hoàng đế, Cảnh Trị, bản dịch Nxb. KHXH, tập III, tr. 298).

Người Công giáo không chịu nhận tên gọi như thế và đã tìm cách giải thích từ lâu rồi. Tôi xin trưng dẫn ra đây chứng lí được in ra bằng chữ Quốc ngữ lần đầu tiên trong sách Chân đạo yếu lí do giám mục Paul – François Puginier (quen gọi là Ðức Cha Phước), coi sóc địa phận Tây Ðàng Ngoài cho in bằng chữ Quốc ngữ năm 1882, trang 124-125: “Có kẻ quen gọi đạo Thiên Chúa là Hoa Lang đạo; nhưng mà tiếng Hoa Lang có ít người hiểu. Vậy có sách rằng: tên Hoa Lang là tên đặt cho lái buôn kia chở những vóc có hoa như hoa khoai lang, cho nên gọi lái buôn ấy là Hoa Lang. Ðến ngày sau những người giữ đạo Thiên Chúa gọi là Hoa Lang đạo, vì giữ một đạo như lái buôn ấy; nhưng mà trong các sách đạo Thiên Chúa chẳng có dùng tiếng Hoa Lang bao giờ, một dạy kính chuộng một Thiên địa chân chúa trên hết mọi sự và yêu người ta bằng mình ta vậy”. Ðoạn văn đó căn cứ vào bản chữ Nôm in năm 1829, và có sửa ít chút; rồi bản chữ Nôm đó đã lấy lại trong cặp vở ghi chú của giáo sĩ Langlois viết vào cuối thế kỉ XVIII [3] .

Trong thiên khảo luận viết bằng tiếng Pháp, nhan đề Truyền thống Việt Nam: Một quốc gia trong lòng văn hóa Trung Hoa, học giả Philippe Langlet viết: “Trong Minh sử, Ngoại quốc truyện, có gọi họ là Hoà Lan; họ là người phương Tây mà dân quê tôi gọi trại đi là Hoa Lang” [4] . Và ông ghi chú rằng đó không thể là Hoà Lan được, nhưng là người Bồ Ðào Nha, căn cứ theo lá thư của giáo sĩ Le Royer viết năm 1714 về vụ cấm đạo năm 1712, như sau: “Cũng như trước đây, sắc lệnh cấm đạo không bao giờ gọi tên là đạo Ðức Chúa Trời, nhưng đã cấm đạo dưới cái tên là đạo Hoa Lang, tức là đạo của người Bồ Ðào Nha” (Lettres édifiantes et curieuses, t. IV, tr. 538b).

Gần đây Alexander Barton Woodside lại đưa ra một lối giải thích khác trong cuốn sách Việt Nam và khuôn mẫu Trung Hoa. Căn cứ vào lối giải thích của một người Thái Lan, là Chule Chakrabongse [5] , Woodside viết: “(cũng trong những tài liệu đó), Châu Âu, thường được gọi là Hoa Lang quốc, Hoa Lang là cách người Việt Nam phiên âm tiếng Xiêm farang, từ ngữ dùng để chỉ người da trắng” [6] . Tuy chưa có bằng chứng gì cả, nhưng tôi cũng tự hỏi: biết đâu chữ farang đó lại chẳng phải là từ chữ France (Pha Lang Sa) mà ra?

Còn về tên gọi đạo Gia Tô (cũng viết là Da Tô), thì dễ giải thích hơn. Ðây là lời giải thích trong sách Chân đạo yếu lí đã dẫn trên đây: “Bằng tiếng Da Tô kẻ ghét đạo quen dùng, thật là tiếng vô nghĩa trong nước Annam, vì kẻ đọc tiếng ấy cứ về chữ nho, song người Ðại Minh đọc tiếng ấy là Jêsu, như bổn đạo Annam cũng quen đọc, mà trong các sách đạo đã cắt nghĩa rằng: tiếng Jêsu nghĩa là đấng hay cứu” (tr. 137; bản Nôm năm 1828, tờ 126 a+b).

Như thế cũng đủ rõ là hai tên gọi Hoa LangGia Tô không chỉnh. Có điều là các sắc lệnh cấm đạo thời xưa, và cả bài hịch Bình tây sát tả của Văn thân, thì đều viết bằng Hán văn, cho nên viết và đọc theo giọng Hán –Việt là đạo Gia Tô, chứ có lẽ không biết phải gọi là Giêsu. Về chữ Cơ Ðốc cũng thế, như đã nói trên đây. Ta thấy, viết như người Trung Hoa thì được, nhưng đọc lên theo giọng Hán –Việt thì sai đi nhiều. Ðó cũng là cái tật của người mình khi phiên âm tên ngoại quốc: thay vì phiên âm theo cách đọc của người ta, thì lại bắt chước cách viết của người Trung Quốc, rồi đọc sang giọng Hán – Việt. Ví dụ trước đây thay vì viết tên Rousseau và chỉ cách đọc là Ruxô, thì lại phiên âm là Lư Thoa; thay vì viết Platon và chỉ cách đọc là Pờlatôn, thì lại phiên âm là Bá Lạp Ðồ, v.v...
Vậy nên làm thế nào?

1. Ở Việt Nam người ta quen nói đạo của người Công giáo là đạo Thiên Chúa. Nói như thế đúng nhưng chưa rõ lắm. Thực vậy, các tín đồ của đạo Do Thái, của đạo Giêsu và của đạo Hồi hồi (Islam) đều cùng thờ một Thiên Chúa, một Thiên Ðịa Chân Chúa như nhau, nhưng họ khác nhau về quan niệm và về tương quan với Thiên Chúa, lại khác nhau về lối sống đạo và hành đạo.

Người Do Thái căn cứ vào lịch sử của họ mà tin rằng Thiên Chúa đã chọn riêng dân tộc của họ, chọn giáo tổ của họ là Môsê, cho họ biết dự định của Ngài về họ, và thành lập giao ước với họ, lại dẫn dắt họ trên đường đời. Ðạo của họ, tuy là có nói đến ý định của Thiên Chúa về vận mệnh của các dân tộc khác, nhưng không có tính cách phổ thông, vì dành ưu tiên cho một dân tộc, ít là trong một giai đoạn lịch sử. Cũng như hai tôn giáo sau đây, họ tin rằng Thiên Chúa là siêu việt, khác hẳn mọi vật trong trời đất này.

Còn môn đồ của đức Giêsu, cũng từ đạo Do Thái mà ra, thì tin rằng chính Ngài là hiện thân của Thiên Chúa, để dạy dỗ và để tỏ ra mối tình thân ái đối với nhân loại. Ðó là giao ước mới của Thiên Chúa. Cũng như trong đạo Do Thái, họ tin tưởng rằng Thiên Chúa có tình riêng với nhân loại, chứ không hờ hững bất xét đối với người ta, như thần linh của các tôn giáo khác. Ðạo của Ngài có tính cách phổ thông, vì là đường lối đề nghị cho mọi người, chứ không dành riêng cho một dân tộc nào cả.

Hồi giáo cũng tôn thờ một vị Thiên Chúa như thế, nhưng họ đến sau hai tôn giáo kia, cho nên không cần kinh nghiệm nhiều thế kỉ trong lịch sử, không cần mất nhiều thì giờ, để nhận định là có một Thiên Chúa mà thôi. Nhưng họ không cho rằng Thiên Chúa nói với người ta một cách từ từ, qua những biến cố lịch sử của một dân tộc (Do Thái), hay là qua nếp sống của một nhân vật đặc biệt (Giêsu), mà là nói thẳng ra ngay bằng tiếng Arập cho giáo tổ là Mohammed nghe và cho chép lại thành cuốn Thánh kinh Coran. Ai nấy phải nghe và quy phục. Hồi giáo là đạo phổ thông, nhưng nội dung thì ít hơn đạo Do Thái và đạo Giêsu nhiều, vì Mohammed cho rằng hai đạo ấy quá rườm rà, và ông cho rằng làm như ông là trở về nguồn trong sáng và đơn sơ hơn. Ðại khái là như thế.

Người Công giáo thì theo đạo do Ðức Giêsu lập, tức là theo một trong ba tôn giáo thờ một Thiên Chúa. Cho nên đúng là họ theo đạo Thiên Chúa.

2. Nếu nói thêm ra rằng người Công giáo theo đạo do Ðức Giêsu Kitô (Jésus-Christ), thì cũng đúng nữa, nhưng vẫn chưa rõ lắm, vì Công giáo là một trong mấy tông phái của đạo Giêsu, như tông phái Chính Thống (Orthodoxe), và tông phái Tin Lành (évangélique, protestant). Riêng tông phái Tin Lành, cũng gọi là Canh tân giáo (réformée), trước đây đã chia ra làm nhiều chi nhánh, và ngày nay, nhất là bên Hoa Kỳ lại thêm ra vô số chi nhánh mới, nhiều khi không biết đến nhau và không lâu bền. Vì thế tông phái Tin Lành thấy cần phải thống nhất, và họ đã thiết lập ra Hội đồng Ðại kết. Nhưng thống nhất không phải là dễ, vì có nhiều điểm khác nhau, và ai cũng cho mình là đạo Giêsu chính hiệu.


Vậy phải gọi tên đạo của Ðức Giêsu Kitô thế nào cho đúng?

Theo như lịch sử thì cái tên christianus (chrétiens) christianismus là tên người ngoại cuộc đặt cho môn đồ của Ðức Giêsu và đạo Ngài dạy, nghĩa là không đặt theo tên vị giáo chủ. Biệt hiệu tiếng Hy Lạp của Ngài là Christos (Christ): nghĩa là đạo do vị Christos (tiếng gốc Hipri là Masia), tức là vị mà Thiên Chúa sai xuống thế gian để cứu độ cho người ta. Như đã nói trên đây, người Trung Quốc phiên âm là Jilisisu hay là Kilisitu, đọc theo giọng Hán-Việt là Cơ lợi tư đốc, gọi tắt là Cơ Ðốc. Cho nên khi gọi đạo Ngài là Cơ Ðốc giáo tức là phiên âm chữ Christianisme. Ngoài ra người Trung Quốc cũng có danh từ Ye su jiào, đạo của Giêsu, nhưng giọng Hán – Việt lại đọc trệch đi là Gia Tô giáo, hay là đạo Gia Tô.

Bên Việt Nam buổi đầu người ta phiên âm chữ ChristosKhirixitô hay là Kirixitô và gần đây là Kitô. Xem chừng người ta đã bắt đầu quen dùng tên gọi đạo Kitô thay vì đạo Kirixitô. Cá nhân tôi thấy nó thế nào ấy, vì đọc lên không thấy có âm hưởng gì cả, lại không thấy giống chữ Christos là bao nhiêu. Có lẽ dùng mãi thì nó cũng quen đi. Nhưng tôi đề nghị nên dùng thêm mấy kiểu nói khác để dịch chữ Christianisme cho rõ ý nghĩa hơn, như: đạo Giêsu, đạo Chúa Giêsu, đạo Chúa Cứu Thế. Ðề nghị như thế là tôi căn cứ vào lời giải thích trong sách giáo lí, sách Bổn cũ, Phần I, đoạn 4: “Hỏi: Giêsu nghĩa là làm sao? Thưa: Nghĩa là đấng hay cứu….”. Như thế dĩ nhiên là bỏ mất chữ Christos, nhưng không thiệt gì cả vì chữ đó là tiếng Hy Lạp dùng để phiên dịch chữ Hipri Masia, có nghĩa là cứu tinh mà Thiên Chúa sai xuống thế gian để cứu độ cho người ta.


Phần Phụ lục: Về nguồn gốc hai chữ “Công giáo”

Cho đến hết thế kỉ XIX, đạo Giêsu Cứu Thế (Gia Tô, Cơ Ðốc) thường bị khó dễ, bắt bớ, cấm cách, vì nội dung của nó không được vua quan cho là hợp với đạo lí. Người theo đạo đã phải ra công minh chứng rằng đạo của mình không có gì là trái với tam cương ngũ thường. Nhưng vào thế kỉ XX, khi mà người theo đạo dùng hai chữ “Công giáo” để chỉ cho đích xác tông phái của mình, thì bị một số người ngoại cuộc hiểu lầm hay là hiểu sai đi, gây ra nhiều xích mích tai hại cho hoà bình. Không biết như thế là vô tình hay cố tình, nhưng những người này cho rằng hai chữ đó nói lên cái tham vọng của người Công giáo muốn đặt tôn giáo của mình lên làm tôn giáo của công quyền, làm tôn giáo của nhà nước, làm quốc giáo, nghĩa là nhà nước có thể dùng công lực và công quyền để bắt buộc mọi người phải theo, và dĩ nhiên là đi tới kì thị tôn giáo. Cái tham vọng đó, xưa nay nhiều tôn giáo đã, đang và còn sẽ thực hiện, nhất là khi người ta không phân biệt tôn giáo với chính trị. Nhưng đó không phải là lập trường của người Công giáo, vì trên bình diện lí thuyết họ đòi phải phân biệt tôn giáo với chính trị.

Thực ra cách đây hơn 60 năm tôi đã nghe một linh mục lão thành nói rằng dùng chữ “Công giáo” thì không chính danh, mà phải dùng hai chữ khác, ví dụ như “Phổ giáo” để nói lên rằng đó là đạo chung đón nhận mọi người, chứ không riêng cho dân tộc hay quốc gia nào.

Sau đây tôi xin nói lên cái nội dung và nguồc gốc của hai chữ “Công giáo”, để tránh những cái hiểu lầm tai hại.

Theo như chỗ hiểu biết của tôi thì trong sách vở của người theo đạo Giêsu Cứu Thế, từ thế kỉ XVII cho đến hết thế kỉ XIX, chưa bao giờ dùng hai chữ “Công giáo”. Mãi đến thế kỉ XX mới dùng, nhưng tôi chưa biết đích xác ai đã bắt đầu dùng ở Việt Nam, dùng từ bao giờ và trong văn kiện nào. Xin để các nhà nghiên cứu có phương tiện tìm giúp.

Như ai nấy đều biết, chữ “Công giáo” bây giờ dùng để dịch chữ “Catholica” (Catholique). Vốn chữ đó là do gốc Hy Lạp: kata = (theo như), holon (= cái toàn thể), dùng để chỉ một trong ba đặc điểm của giáo hội, nghĩa là của cộng đoàn những người theo đạo Giêsu Cứu Thế. Những người đó ý thức được và tuyên xưng (trong kinh Credo, tức là kinh Tin Kính) ra rằng cộng đoàn của họ là cộng đoàn duy nhất (una), không chia ra năm bè bảy phái, thánh thiện (sancta), nghĩa là có mục đích và các phương tiện giúp cho người ta thánh thiện. Còn đặc điểm thứ ba là chữ Catholica trong mấy thế kỉ đầu không tìm ra từ ngữ nào để dịch cho đúng, cho nên người ta chỉ biết lấy lại chữ Catholica rồi giải thích ý nghĩa của nó.

Muốn nói cho đầy đủ cũng cần phải thêm rằng: ngày xưa người ta chưa dùng chữ thánh thiện và chữ giáo hội (hội thánh) [7] để dịch chữ sancta và chữ ecclesia (église, giáo hội). Riêng chữ ecclesia, thì người ta còn phiên âm chữ Igreja từ tiếng Bồ Ðào Nha, thành ra nhiều kiểu.

Xin đơn cử ra đây một vài ví dụ: giáo sĩ Alexandre de Rhodes, trong sách Phép giảng tám ngày (Roma, 1651) thì dùng kiểu nói: “thánh ecclesia” (tr. 136). Trong Sách dạy những phép giúp lễ misa, viết tay tại Cửa Hát năm 1704 (Văn khố Hội thừa sai nước ngoài tại Paris, AMEP, số V – 1099) thì viết là Ighereja. Trong Sách giảng đạo thật viết năm 1785, (AMEP, số 1183) thì nói “thánh Igrêsa catholica”. Còn trong sách Bổn (sách giáo lí) tiếng Việt, có đề tên Latinh là Catechismus annamiticus (AMEP, số V-1092) - có lẽ đã soạn ra vào thế kỉ XVIII - thì viết: “Tôi tin có sangta Igheresa catholica” (tr. 117). Có lẽ Giám mục Bá Ða Lộc (Pierre Pigneaux Béhaine) là người đầu tiên dùng chữ “Hội thánh” thay vì chữ “ecclesia” trong sách Thánh giáo yếu lí Quốc ngữ[8] (in năm 1774 tại Quảng Châu bằng chữ Nôm, có bản viết tay bằng chữ Quốc ngữ mẫu tự Latinh, AMEP số V-1095, tr. 42), nhưng cũng trong sách đó, trang 64, trong kinh “Tôi tin kính”, lại dùng kiểu nói cũ “Tôi tin có Sancta Ighêleja catholica”. Trong Sách sổ sang chép các việc, viết xong tại Lisboa (Lisbonne, Bồ Ðào Nha) năm 1822 (do Thanh Lãng giới thiệu và Viện đại học Ðà Lạt cho xuất bản năm 1968), thì tác giả Philiphê Bỉnh vẫn còn dùng kiểu nói “thánh Igreja” (tr. 262) và “thánh Igreja catholica” (tr. 194).

Về ý nghĩa chữ “catholica”, thì sách Thánh đạo đại nguyên, in bằng chữ Quốc ngữ tại Làng Sông, gần Quy Nhơn, năm 1907 giải thích như sau: “Chính mình Chúa xuống thế lập một hội chung cho các nước cả và thiên hạ” (tr. 199); Và ngày nay người Công giáo Việt Nam vẫn đọc trong kinh Tin Kính: “Tôi tin có hội thánh hằng có ở khắp thế này”. Những câu mà tôi cho in nghiêng đều chứng tỏ rằng những người đọc kinh như thế không có ý dùng công lực hay công quyền để bắt ép người khác phải theo đạo mình.

Như tôi đã nói trên đây, hai chữ “Công giáo” dùng để dịch chữ “catholica” thực ra không hợp với ý nghĩa của nó cho lắm, lại cũng có thể gây ra hiểu lầm. Nhưng người ta dùng cũng đã quen, cho nên vấn đề là phải giải thích cho người ta hiểu đúng. Nhưng hai chữ đó từ đâu mà ra?

Theo tôi hiểu thì có hai nguyên do đưa tới kiểu nói “Công giáo”.

Thứ nhất là về chữ giáo”: Theo đúng nghĩa của nó thì tất cả những người theo đạo Giêsu Cứu Thế đều là thành phần của một cộng đoàn catholica, chung cho cả thế giới, không phân biệt quốc gia dân tộc, coi mọi người là anh em, con một Cha chung; vì cộng đoàn không có tính cách thế tục, hơn nữa lại cũng không phân biệt tông phái. Vì thế các tông phái, tuy nhiều khi không tự xưng là catholica, nhưng cùng có niềm tin một cộng đoàn catholica như nhau.

Vào thế kỉ XI vì một vài lí do có tính cách văn hóa và cách thức tổ chức, lại đôi khi có thêm lí do chính trị và kinh tế, hơn là vì lí do đức tin, nên có li khai thành hai tông phái, hai cộng đoàn: người miền Ðông Âu, nói tiếng Hy Lạp, thì tự xưng là “oxthodoxes”, có nghĩa là “chính kiến”, nhưng ta quen gọi là giáo hội “Chính Thống”; còn người miền Tây Âu, nói tiếng Latinh, thì không lấy tên gì khác, cho nên vẫn gọi là giáo hội catholica. Ðến thế kỉ XVI, lại có li khai nữa ở giáo hội Tây Âu: những người ở Bắc Âu đi theo phong trào cải cách của Martin Luther (1483-1546) và của Jean Calvin (1509-1564) thì tự xưng là “Tin Lành” (évangélique), “Cải giáo (réforme) hay là “Chống đối” (protestant, không nên dịch là “thệ phản”). Còn những người miền nam Châu Âu, không chống đối, không li khai với giáo tông, thì không có tên gì khác, cho nên vẫn gọi là giáo hội catholica. Từ đó, giáo hội gọi là catholica, chỉ còn là một tông phái, tuy là cộng đoàn đông người nhất, nhưng không thu họp được tất cả các môn đồ của giáo tổ Giêsu nữa. Những giáo sĩ đầu tiên sang truyền giáo ở Việt Nam đều thuộc về giáo hội catholica cả.

Thêm vào đó chữ catholica, theo lí thuyết phải dùng để chỉ một đặc tính của giáo hội, thì dần dần ở Châu Âu người ta dùng để chỉ tôn giáo. Vì lí do rằng mỗi tông phái trên đây đều cho rằng đường lối của mình là chính đạo. Từ đó, ngay từ bên Châu Âu người ta đã nói đến đạo Chính Thống (religion orthodoxe), đạo Tin Lành (religion protestante) và đạo catholica. Theo như tôi biết thì trong sách vở bằng tiếng Việt có lẽ Philiphê Bỉnh là người đầu tiên dùng kiểu nói “đạo catholica Romana”, “đạo catholica” (Xem Sách sổ sang chép các việc, đã dẫn trên đây, trang 177 và 191). Như thế là ta giải thích được chữ “giáo” trong kiểu nói “Công giáo”.

Thứ hai là về chữ công”: Chữ catholica trước đây không được phiên dịch ra tiếng Việt, mà chỉ được giải thích là: “hội thánh hằng có ở khắp thế này”. Vì thế tôi nghĩ phải tìm trong sách đạo viết bằng chữ Hán dùng ở Việt Nam. Thực ra các giáo sĩ người Âu, trước khi họ sang Việt Nam, thì thường đã sang Trung Hoa trước, và đem sang bên ta một ít sách chữ Hán cho mình dùng, không những là sách giáo lí mà cả sách chép các kinh nhật tụng nữa. Ðặc biệt nhất là Kinh cầu Ðức Bà bằng chữ Hán, gọi là Kinh cầu chữ, mà trước đây thường đọc trong những ngày giỗ.

Tôi đã may mắn tìm được trong cuốn sách viết tay Bổn Ba Ngôi (AMEP, số V-1100) trang 115, có Kinh Tin Kính phiên âm Hán –Việt. Kinh bắt đầu thế này: “Thần tín tuyền năng giả Thiên Chúa Phatêrê tạo thành thiên địa, v.v…: (= Tôi tin kính Ðức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất, v.v…). Ðến chỗ nói về giáo hội thì phiên âm Hán-Việt là như sau: “Thần tín hữu thánh nhi công Ighêregia”. “Thần tín hữu” là “Tôi tin có”; “thánh” là dịch chữ “sancta” là “thánh thiện”; “nhi” là “mà, mà lại”; còn “Ighêrêgia” là phiên âm chữ “Igreja”, “ecclesia” (église), tức là giáo hội, hội thánh. Riêng chữ “công” ở đây là dịch chữ “catholica”, có nghĩa là (hội thánh) hằng có ở khắp thế này”, như đã giải thích trên đây.

Như thế đã rõ: tông phái catholica theo đường lối nào, theo đạo nào, thì đạo ấy gọi là đạo catholica, tức là đạo chung cho mọi người. Lại vì chữ “công” có nghĩa là “chung”, cho nên người Trung Hoa dịch “catholica” là “công”. Thành ra khi chuyển đặc tính catholica làm đặc tính của đạo, thì dĩ nhiên là người ta dùng hai chữ “Công giáo”. Tôi không biết người đầu tiên dùng hai chữ “Công giáo” có cân nhắc như thế không, nhưng tôi trộm nghĩ đó là cái lí sự làm nền tảng cho cách phiên dịch chữ “religio catholica”.

Vẫn biết là cần phải nói cho chính danh, mới tránh được hành động sai lầm, nhưng tôi nghĩ không nên câu nệ về từ nguyên [9] . Những kiểu nói tuy không hoàn toàn đúng, nhưng dùng đã quá quen, như hai chữ “Công giáo”, thì có lẽ không nên sửa lại nữa, nhưng cần phải giải thích để hiểu cho đúng./.

Tác giả: Trần Văn Toàn, GS. Ðại học Công giáo Lill, Cộng hòa Pháp.