Saturday, February 7, 2015

Những ngọn núi lớn: Bài ca người lính

Trường Sơn, dãy núi in dấu chân của bao người lính từ khắp các vùng quê miền Bắc lên đường ra trận. Cuộc chiến tranh đã qua đi, nhưng những bài hát về những người lính mang ngọn lửa trong tim vẫn còn mãi.

                                                                                    Szeretettel barátaimnak

Chiếc gậy Trường Sơn là bài hát của nhạc sỹ Phạm Tuyên, nói về khí thế phơi phới, lòng quyết tâm của những người lính đi suốt dải Trường Sơn để ra mặt trận. Bài hát được viết năm 1967. Giống như rất nhiều bài hát khác thuộc dòng nhạc cách mạng khi ấyChiếc gậy Trường Sơn được yêu thích bởi khả năng truyền cảm không khí hào hùng một thời của dân tộc và làm nhớ lại truyền thống vẻ vang của quân đội Việt Nam anh hùng, một đội quân đã được trui rèn trong máu lửa chiến tranh cách mạng luôn tiếp bước cha anh bảo vệ Tổ quốc.
Các bạn nghe bài hát ở đây

Tác giả Trần Chung đã thể hiện hình ảnh các chiến sĩ đi theo tiếng gọi của đất nước với sức trẻ như những con đại bàng tung cánh vượt Trường Sơn ra trận trong bài hát Bài ca Trường Sơn qua giọng hát Trung Kiên.
Các bạn nghe bài hát ở đây

Cháy bỏng ngọn lửa trong tim, những người lính ấy lại tiếp tục mang truyền thống Điện Biên năm xưa ra trận. Lần này là 1 cuộc chiến đấu khó khăn, gian khổ với những thử thách và hy sinh gấp nhiều lần so với cuộc kháng chiến trước đây. Nhưng họ vẫn lên đường với tinh thần "quyết thắng" sắt đá để thực hiện nhiệm vụ vinh quang mà nhân dân đã giao. Bài hát Bước chân trên dãy Trường Sơn đã thể hiện được cái ý chí của những người lính ngày nào, một lòng "quyết chiến" vì Độc lập và Tự do của dân tộc. Bài hát được nhạc sĩ Vũ Trọng Hối soạn nhạc với lời của Đăng Thục.
Các bạn nghe bài hát ở đây

Vút cao tiếng hát, theo chân những người lính bay vào không trung là bài Anh vẫn hành quân do Huy Du sáng tác. Và ở đây tôi muốn giới thiệu với các bạn qua tiếng sáo trúc mang tâm hồn Việt Nam của những chiến sĩ năm xưa.
Các bạn nhấn vào đây để nghe

1 comment:

  1. Tinh thần chống Mỹ - giải phóng miền Nam những năm 60-70 rất cao. Bạn của tôi đã từng viết đơn bằng máu xin nhập ngũ nhưng không biết cuối cùng thế nào lại sang Nga để theo con đường "kiến thức". Còn tôi hồi bé rất thích làm bộ đội, lớn lên lại thích trở thành phi công chiến đấu. Nhưng rồi vì bé con nhẹ ký nên không thể theo đuổi được ước mơ của mình. Và số phận/chính sách đào tạo của nhà nước đã đưa tôi sang Hungary mà không phải là con đường binh nghiệp.

    ReplyDelete