Monday, January 31, 2022

CLB Những người thích đùa: Hát ez…

 "Egész éjjel havazott. Reggel kimentünk a gyerekkel hóembert építeni.

    8:00     A hóember elkészült.

    8:10     Egy arra járó feminista megkérdezte, miért nem építünk hóembernőt is.

    8:15     Építettünk egy hóembernőt is.

    8:17     Feminista szomszédom panaszt emelt a hóembernő nagy mellei miatt, mert szerinte tárgyiasítom a nőket.

    8:20     Egy közelben lakó meleg pár is odajött, és hisztériázni kezdtek, hogy miért nem két azonos nemű hóembert építettünk.

    8:22     Egy transznemű férf... akarom mondani n... szóval személy  kérdőre vont, hogy miért nem építünk nemi identitás nélküli hószemélyt,  választható nemi szervekkel.

    8:25     Idejött az utca végéből a vegán házaspár, és szóvá tették, hogy  a répa élelmiszer, nem pedig hóemberek dekorálására való.

    8:28     Lerasszistáztak, mert a hóemberpárunk fehér.

    8:31     A szemben lakó muszlim pasas követeli, hogy a hóembernőre azonnal adjak burkát.

    8:40     Megérkezik a rendőrség, valaki kihívta őket, mert megsértettük az önazonosságát.

    8:42     30 ezres bírságot kaptam, mert nincs rajtuk maszk.

    8:44     A feminista szomszéd ismét megjelent. Most a seprűt kifogásolja  a hóemberasszony kezében, mert szerinte ezzel a nőket  háziasszony-szerepbe helyező régi sztereotípiát erősítjük.

    8:46     Kiszállt a városi tanács egyenlőségügyi bizottságának elnöke, és kilakoltatással fenyeget bennünket.

    8:50     Megérkezett a BBC híradójának stábja. Megkérdezték, szerintem  mi a különbség a hóember és a hóembernő között. "A hógolyók", feleltem,  mire leszexistáztak.

    9:00     A tévében mint feltételezett terroristát, rasszistát, homofóbot  és mások érzékenységébe gázoló bűnözőt mutogatnak, aki balhét kavar  a lakóhelyén ilyen súlyos időjárás közepette.

    9:10     A rendőrök megkérdezték, kivel építettem a hóembert, majd  letartóztattak, és velem együtt a gyermekemet is, mint bűntársat."

-----------

Well this is...

"It snowed all night. We went out this morning with the kid to build a snowman.

8:00 the Snowman is ready.

8:10 A feminist passing by asked why we don't build a snowman too.

8:15 We built a snowman too.

8:17 My feminist neighbor raised a complaint about the snowman's big boobs because she thinks I'm negotiating women.

8:20 A gay couple living nearby came over and began to hysterize why we didn’t build two snowmen of the same sex.

8:22 A transgender man... i want to say n... so a person is questioning why we don't build a snowman without gender identity with selective genitals.

8:25 The vegan couple came from the end of the street and they promised that carrots are food, not for decorating snowmen.

8:28 They got racist because our snowman pair is white.

8:31 The Muslim guy living across the street demands that the snowman be given a burqa immediately.

8:40 Police arrive, someone called them out because we violated their identity.

8:42 I got a 30 thousand fine for not wearing a mask.

8:44 The feminist neighbor showed up again. Now the broom is blaming in the hands of the snowman, because according to this, we are strengthening the old stereotype that puts women in the role of housewives.

8:46 The president of the equality committee of the city council has left and is threatening us with eviction.

8:50 BBC news crew has arrived. I was asked, I think what is the difference between the snowman and the snowman. "The snowballs", I answered before they became sexist.

9:00 On TV, as a suspected terrorist, racist, homophobic and others, they are showing a criminal who stumbles into the sensitivity of their residence in the midst of such severe weather.

9:10 The police asked, with whom I built the snowman, then they arrested me, and with me my child as a partner in crime. "

Sunday, January 30, 2022

Saturday, January 29, 2022

Câu chuyện cuối năm

 Không biết để làm gì…

Sáng, đang ở nhà thì nghe thấy tiếng bố quát lớn. Ra là mấy đứa thanh niên vô vườn trộm tre.

- Đốn tre về làm chi?

- Làm cây nêu.

- Làm cây nêu làm chi?

- Không biết, thấy mọi người làm thì làm theo rứa…

Không biết làm để làm gì, nhưng sẵn sàng đi ăn trộm về làm. Cũng y như năm ngoái, vốn mắc bệnh “ông giáo làng” nên mình hay “kiểm tra kiến thức” người khác. Và thấy hầu hết vẫn thế: làm theo thói quen bất giác. Thế nhưng họ vẫn làm, như một phản xạ vô thức. Khó hiểu là, tại sao không ai buồn đặt câu hỏi, để chỉ bằng một cái click chuột thì sẽ biết được ngay; nhưng, cái điều giản dị và gần như là đòi hỏi tất yếu ấy đã lại trở nên xa xỉ.

Rất khó hiểu người Việt! Có lẽ vì cái sự “làm mà không cần biết để làm gì” nên nó sinh lắm “biến thể”, đôi khi kỳ dị hoặc phản lại ý nghĩa ban đầu. Cây nêu cao cả chục mét, được quấn đèn nhấp nháy từ gốc lên, trên treo cờ tổ quốc!

Từ cái "tác dụng" trừ tà và những ý nghĩa tâm linh khác, cây nêu đã bị mai một theo thời gian và vắng bóng, giờ đây bỗng sống lại, nhưng vô nghĩa và bất ngờ trở thành một món trang trí lòe loẹt. 

Từ hiện tượng cây nêu mà nhìn rộng ra cái đời sống tâm linh, tín ngưỡng hay các vấn đề văn hóa nói chung sẽ có thể thấy hướng vận động như là tất yếu của cộng đồng người Việt…

Hình: Cây nêu trên quốc lộ 1A, đoạn đi qua Thanh Hóa

Thái Hạo

Friday, January 28, 2022

Cơ chế tuyệt vời

20 ĐIỀU TUYỆT VỜI VỀ CƠ THỂ NGƯỜI!

Các bộ phận cơ thể người có cấu tạo và khả năng tuyệt vời mà không phải ai cũng biết.

Cơ thể con người chứa đựng nhiều điều bí ẩn.

1. Axít tiêu hóa của dạ dày đủ mạnh để hòa tan kẽm. Tuy nhiên, các tế bào trong lớp niêm mạc dạ dày thay mới rất nhanh chóng, khiến axít không đủ thời gian hòa tan chúng.

2. Phổi chứa hơn 300.000 triệu mao mạch (mạch máu nhỏ). Nếu được nối lại với nhau từ đầu tới cuối, chúng sẽ có độ dài 2.400 km.

3. Tinh hoàn một người đàn ông sản xuất 10 triệu tế bào tinh trùng mới mỗi ngày, đủ để tạo ra dân số cả thế giới chỉ trong vòng 6 tháng.

4. Xương con người mạnh mẽ như đá hoa cương khi chống đỡ sức nặng. Một khối xương cỡ bằng bao diêm có thể chống đỡ vật thể nặng 9 tấn (tức gấp 4 lần khả năng một khối bê tông cùng kích cỡ có thể chống chịu).

5. Móng tay và móng chân phát triển từ gốc đến ngọn trong 6 tháng.

6. Cơ quan lớn nhất trên cơ thể người là da. Một người đàn ông trưởng thành có diện tích da khoảng 1,9 m2. Trong cuộc đời mỗi người, da liên tục bong đi khoảng 18 kg.

7. Khi ngủ, con người có thể tăng chiều cao khoảng 8 mm. Ngày hôm sau, chiều cao sẽ quay trở lại như trước. Các nhà khoa học lý giải rằng, đĩa sụn bị nén chặt giống như miếng bọt biển do lực hấp dẫn khi con người đứng hoặc ngồi.

8. Trung bình, một người phương Tây ăn 50 tấn thực phẩm và uống 50.000 lít chất lỏng trong suốt cuộc đời.

9. Mỗi quả thận người có một triệu bộ lọc riêng biệt. Nó lọc trung bình khoảng 1,3 lít máu mỗi phút và thải 4 lít nước tiểu hàng ngày.

10. Các cơ tập trung ở mắt di chuyển khoảng 100.000 lần trong một ngày, tương đương với việc cơ bắp ở chân đi bộ 80 km mỗi ngày.

11. Trong 30 phút, cơ thể trung bình tạo ra đủ lượng nhiệt đun sôi 1,9 lít nước.

12. Tế bào máu người đơn lẻ chỉ mất khoảng 60 giây để thực hiện một vòng hoàn chỉnh trong cơ thể người.

13. Con người về cơ bản là những sinh vật trực quan. Đôi mắt nhận gần 90% tất cả lượng thông tin con người tiếp nhận được từ môi trường xung quanh.

14. Buồng trứng phụ nữ chứa gần nửa triệu tế bào trứng, nhưng chỉ khoảng 400 tế bào có cơ hội tạo ra một cuộc sống mới.

15. Tương tự vân tay, mỗi người đều có một dấu vân lưỡi duy nhất.

Khứu giác con người có thể ghi nhớ hàng chục nghìn mùi hương.

  Người trưởng thành có ít xương hơn một em bé. Khi chào đời, con người có 350 chiếc xương, nhưng chúng nối lại với nhau trong quá trình phát triển nên chỉ còn 206 chiếc xương sau này.

17. Dù khứu giác chúng ta không nhạy như thú săn mồi, nó có thể ghi nhớ đến 50.000 mùi hương khác nhau.

18. Ruột non dài gấp bốn lần chiều cao trung bình của một người trưởng thành. Nếu không được xếp gọn gàng trong khoang bụng, chúng sẽ trở nên khá lộn xộn.

19. Trên mỗi 6,45 cm2, da chứa khoảng 32 triệu vi khuẩn. Tuy nhiên, hầu hết trong số chúng đều vô hại.

20. Trong suốt cuộc đời, một người trung bình tạo ra 25.000 lít nước bọt, đủ để lấp đầy hai hồ bơi.

Từ fb Chau Nguyen Thi 

Wednesday, January 26, 2022

Történet egy étteremből

 

"Egy fiatal nő tért be az étterembe. 

Ebédidőben érkezett, majdnem tele volt minden helyiség. 

A pincér hellyel kínálta, majd hozta az étlapot. 

Miután a hölgy kiválasztotta, hogy mit fog enni, az embereket figyelve várakozott. 

Ahelyett, hogy a mobiltelefonjába merült volna, ahogyan a legtöbben tették, 

ő inkább érdeklődve nézelődött.

Ahogy a szemei az étterem vendégeiről az ablakon keresztül 

az utcára tévedtek, egy hajléktalan férfit pillantott meg. 

Sovány, ötvenes éveinek végén járó, beesett arcú ember volt, 

akiről látszott, hogy borzasztóan nehezen éli meg, hogy az utcán kell élnie.

A nő egy darabig figyelte, ahogy a férfi sóvárgó szemekkel nézi az 

előtte elhaladó embereket, és reménykedve keresi a tekintetüket, 

de mindhiába. 

Senki nem foglalkozott vele. 

Túl szerény volt ahhoz, hogy bármit is kérjen magának, 

de látszott, hogy nagy szüksége lenne segítségre.

Időközben megérkezett a hölgy ebédje. 

Frissen sült, puha hús és vegyes köret – mindig minőségi 

ételt választott, erre odafigyelt. 

Megköszönte a pincérnek, majd gondolkodás nélkül felállt, 

megfogta a tányérját és az evőeszközöket, majd az étteremből kisétálva 

átnyújtotta azokat az éhező férfinak.

A hajléktalan férfi hirtelen nem is tudta, hogy mit kezdjen 

a semmiből érkező jó cselekedettel. 

Felcsillant a szeme, elrebegett egy köszönömöt, majd lesütött szemmel enni kezdett. 

Minden falatot kiélvezett; élete talán legszebb lakomája volt ez.

Miután végzett az ebéddel, a hölgy visszavitte a tányért és az evőeszközöket 

az asztalára, majd a számlát kérte. 

Az üzletvezető, aki végignézte az iménti esetet, 

a pincér fülébe súgott valamit, majd sarkon fordult és ment tovább a dolgára.

Amikor a pincér megérkezett, a hölgy megnézte a számlát, amin ez állt:

„Az emberi jóság ingyenes.

Köszönjük, hogy nálunk járt.”

----------

"A young woman entered the restaurant.

Arrived at lunchtime, almost every room was full.

The waiter offered a place and then brought the menu.

After the lady chose what she was going to eat, she was waiting watching people.

Instead of going into her cell phone like most of them did,

he was more interested in looking.

The way her eyes of restaurant guests through the window

they lost on the street, they caught a homeless man.

He was a skinny man, in his late fifties, with a down-faced face,

from whom it seemed to have a terrible time living, that he has to live on the streets.

The woman watched for a while as the man looked at it with longing eyes

people who pass before him, and seek their attention with hope,

but whatever .

No one cared about it.

He was too humble to ask for anything,

but it seemed like he needed help badly.

The lady's lunch arrived in the meantime.

Freshly baked, soft meat and mixed wings - always quality

she chose food, pay attention to this.

He thanked the waiter and then stood up without thinking,

grabbed her plate and cutlery then walked out of the restaurant

she fed them to the hungry man.

The homeless man suddenly didn't know what to do

with good deed that comes from nothing.

His eyes glanced, shook a thank you, then started eating with a blurry eye.

He enjoyed every bite; this was perhaps the best feast of his life.

After she was done with lunch the lady brought back the plates and cutlery

on his table and then asked for the bill.

The business manager who watched the prayer case,

the waiter whispered something in his ear, then turned a corner and went on to his job.

When the waiter arrived, the lady looked at the bill that said:

"Human kindness is free.

Thank you for visiting us. "

(copy from net)

Tuesday, January 25, 2022

Tội ác man rợ của Khmer đỏ ở Ba Chúc, Bảy Núi, An Giang

 BIÊN GIỚI TÂY NAM CỦA TỔ QUỐC 

* Theo ghi chép của cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Chiến 

Đã bao nhiêu năm trôi qua rồi mà tôi vẫn không sao quên được những năm tháng quân ngũ của đời mình. Tất cả như vẫn còn đây hiển hiện tươi rói những kỷ niệm ngọt ngào, thương đau và như đang hành trình cùng tôi giữa biết bao lo toan, bộn bề cuộc sống. 

Biên giới An Giang ơi! Một thời để nhớ và một thời để thương. Nỗi nhớ thương mênh mang, cuồn cuộn chảy trong lòng tôi, như dòng sông trào dâng tha thiết.

Nỗi nhớ thương đầu tiên cho tôi xin được cúi đầu, hướng về phương nam, tưởng nhớ và đau lại nỗi đau trước cái chết thương tâm, vô tội của gần hai nghìn đồng bào xã Ba Chúc, huyện Bảy Núi, tỉnh An Giang. 

Tại đây trong những ngày tháng tư năm 1978, bọn đao phủ Pônpốt đã sát hại một cách dã man gần một phần ba dân số của xã. Trong lịch sử nước ta, chưa từng có một cuộc thảm sát dân thường nào do kẻ thù gây ra, lớn như vậy và tàn bạo đến như vậy. Khi đơn vị chúng tôi theo những chuyến xe GMC đến được tận nơi thì bọn đồ tể coi như đã “hoàn thành” cái công việc trời không dung đất không tha ấy đối với đồng bào ta, cũng như mấy năm qua chúng từng thi hành đối với chính dân tộc của chúng: Diệt chủng. 

Và sau cơn say máu tàn sát người vô tội cả một trung đoàn “thiện chiến” Pônpốt đã bỏ chạy tháo thân lên núi Phú Cường hòng lẫn trốn. 

Một chiếc trực thăng của ta vè vè lượn trên đầu, giảm dần độ cao, tìm bãi đáp rồi từ từ hạ xuống. Cánh quạt quay tít tạo nên một cơn lốc hãi hùng. Gió xô ngả những ngọn lau và tạo ra muôn lớp sóng lăn tăn trên cánh đồng lúa ở xa xa. Đâu đó một đàn quạ hoảng hốt vỗ cánh loạn xạ bay lên. 

Tiếng “quà quạ” trong chiều lặng nghe thật rùng rợn, bi ai. Một đoàn nhà báo quốc tế gồm người Liên Xô (cũ), người Pháp, người Nhật, người Ba Lan, người Hunggari... từ trong máy bay bước ra. Họ lặng lẽ bỏ mũ cúi đầu đi chầm chậm đến sân vận động xã là nơi bọn sát nhân dồn gần 600 người tập trung lại để dễ bề giết hại. 

Họ đứng từ xa hướng máy quay phim, máy ảnh về phía đó. Không hiếm người vừa thao tác công việc, vừa rút khăn đưa lên dụi mắt. Họ thực sự bàng hoàng xúc động như đang tận mắt chứng kiến tội ác của bọn Hít le ở Ghét - to -Vác -gia -va (Ba Lan) 35 năm trước nay lại được Pônpốt tái diễn ở một làng nhỏ Việt Nam? Cũng như ở sân vận động, ở bờ kênh Vĩnh Tế xác người còn đông hơn, gần 700 người.

Ở chùa Phi Lai trên 300 người. Trong các đường làng, ngõ xóm, sàn nhà, bờ ao, trường học...nơi nào cũng có người chết. Xác người ngổn ngang, chồng chất, chết đủ các tư thế, các kiểu nằm. Một trăm phần trăm nhà cửa bị chúng đốt cháy, hàng trăm con trâu bò bị chúng bắn chết. 

Cây cối, vườn tược, hoa màu, cái chum đựng nước cũng bị chúng phá phách, đập vỡ. Ở các bãi xác tập thể, đồng bào ta chủ yếu chết do bị dồn lại, bị bắt xếp hàng và bọn lính đứng từ xa dùng đại liên, súng chống tăng B40, B41, M71, M72, súng phóng lựu M79... bắn xả vào. 

Hàng trăm người trong đó có những em bé chưa đầy tuổi bị chúng đập đầu bằng báng súng. Hàng chục thanh niên có lẽ do kháng cự bị chúng cắt cổ, moi mắt, phanh thây, xé xác. Nhiều phụ nữ có thai, nhiều em bé khi chết miệng còn ngậm vú mẹ. Thảm thương nhất là phụ nữ, đa số các cô gái, sau khi bị hãm hiếp, bị bắn chết còn bị chúng lột hết quần áo dùng cọc tre vót nhọn cắm vào cửa mình găm xuống đất. 

Một nhà báo nữ bỗng kêu rú lên, ôm mặt bỏ chạy về phía máy bay khi chị nhìn thấy một bé gái chừng mười hai, mười ba tuổi không một mảnh vải che thân, nằm ngửa, với chiếc cọc tre đâm thẳng xuống người.

Anh Hoàng Đình Mác đại đội trưởng, anh Phạm Thanh Đuyền đại đội phó mặt sắt lại, hai vành môi mím chặt, rướm máu. Chính trị viên phó Bùi Ngọc Giáp chỉ trong vài tiếng đồng hồ mà râu dài ra như trông thấy. Mấy thằng bạn tôi dụi mắt vào vai áo nhau. 

Tôi quỳ xuống, tay cào trên đất, bàn tay tuổi mười chín của tôi xé nát cả vầng cỏ. Trời bỗng như đen đặc lại. Gió ngừng thổi. Một không khí tang thương úp chụp lên cánh đồng. 

Tôi nhìn những chiếc cọc tre dựng chéo đều đều, cách quãng, những xác chết chồng chất lên nhau, bất chấp mùi tử thi xông lên nồng nặc và tự hỏi: Má Sáu Nhơn, bác Hai Ngàn, chị Năm Vui, anh Ba Hoà, bé Ni, bé Nghĩa... nằm chỗ nào? Tại sao phải thế này? 

Bọn đồ tể Pônpốt chúng nó quyền gì động đến đất nước ta, động đến mái nhà, ngọn dừa, con trâu và trước hết là sinh mạng của con người? Tàn sát đồng bào Campuchia chưa đủ hay sao mà còn xâm lược sát hại đồng bào Việt Nam? 

Tôi nhớ vô cùng má Sáu Nhơn có chồng hy sinh hồi chống Pháp, có con hy sinh hồi chống Mỹ đã thương chúng tôi như con đẻ, ngày chúng tôi mới vào, đóng quân trong nhà má. 

Và cả bác Hai Ngàn theo đạo Hiếu Nghĩa, tóc để dài, búi thành búi sau gáy, vác rựa chặt gần hết quả chục cây dừa của nhà mình để lấy nước cho chúng tôi uống sau mỗi đêm chúng tôi bám chốt trở về. 

“Tụi bây ngoài miền Trung vô đây, tuổi còn nhỏ quá ! Đã có đứa nào lấy vợ hay lỡ hứa với người thương chưa ? Chưa có thì ráng bám lại đây, mai kia hết mấy thằng giặc tụi tao gả con gái cho, hay làm mai con gái nhà khác cho rồi cắm nhà, ở rể đây luôn, được hôn?”. 

Má Sáu nói vậy. Còn bác Hai Ngàn thì: “Tụi bay cứ cầm cả đi mà hút. Thuốc rê tao trồng được chớ có mua bán gì mà lo. Mà dẫu có mua, tao cũng đủ sức cho tụi bay xài xả láng”. 

Cả các em nữa. Con gái Bảy Núi xinh đẹp, dịu hiền, dễ thương; làm rẫy suốt ngày, tối về giả bàng đan đệm thâu đêm. Bây giờ thì thế này đây. Chúng tôi xếp hàng, ngả mũ, cúi đầu. Hỡi Pônpốt ... hãy nhớ lấy! Cô bác Ba Chúc ơi, chúng con nguyện trả mối thù này!

Liên tục những tháng sau, các đơn vị vũ trang có mặt trên đất An Giang đã dấy lên phong trào: “ Thi đua giết giặc, bảo vệ biên giới, trả thù cho đồng bào Ba Chúc ”. Nhiều trận đánh đã diễn ra. Sinh lực địch bị đánh đuổi, tiêu hao, buộc phải tháo chạy về bên kia biên giới. 

Có lẽ tiêu biểu nhất là trận núi Phú Cường, chỉ sau vụ thảm sát không lâu. Trận này bộ đội ta đã phối hợp bao vây, đánh một trận tuyệt đẹp, diệt gọn trên 1000 tên xâm lược, lại đánh trúng những kẻ đã trực tiếp gây ra vụ Ba Chúc. 

Đài tiếng nói Việt Nam đưa tin ngay sau đó. Đại đội 2 ( sau đổi là đại đội 5) của tôi ra đi từ đất lửa Bình -Trị – Thiên trở thành “ quả đấm thép ” của Công an vũ trang An Giang, có nhiệm vụ cơ động, chi viện chiến đấu cho tất cả các điểm chốt biên phòng trên tuyến biên giới An Giang, từ Vĩnh Gia giáp tỉnh Kiên Giang, đến Vĩnh Xương giáp tỉnh Đồng Tháp. 

Thời điểm này bọn Pônpốt cũng phát động “tổng động viên” với quy mô toàn diện hơn. Con bạch tuộc mỗi khi chưa được đập nát đầu thì cái vòi của nó còn ngọ nguậy, chui rúc, nó trở nên tàn bạo, hung hãn hơn lúc nào hết. Và đó đây, máu đồng bào, đồng chí của chúng ta vẫn ngày đêm thấm đỏ đất biên cương.

Nỗi nhớ trong tôi tuần tự trôi theo năm tháng. Tôi nhớ mãi trận chiến đấu phối hợp giữa đơn vị tôi với các đơn vị bạn để lấy lại hai xã Khánh An và Khánh Bình thuộc huyện Phú Châu, vừa rơi vào tay sáu tiểu đoàn chủ lực Khơ me đỏ, mà trong đó có bốn tiểu đoàn vừa được Pônpốt phong tặng danh hiệu “anh hùng”, vì đã có công “chiến đấu dũng cảm”..... ?

Tôi không sao quên được hình ảnh Hoàng Kim Long, người chiến sĩ 19 tuổi, quê Thái Bình đã dùng dao khắc vào khẩu ĐKZ hai chữ “căm thù” để rồi ngày hôm sau, trong một trận chiến đấu không cân sức, cả anh và khẩu súng mãi mãi đi vào huyền thoại, tô thắm trang sử vàng truyền thống của lực lượng Bộ đội Biên phòng Việt Nam và tiếng thơm ngàn năm cho tỉnh lúa Thái Bình. 

Tôi cũng không sao quên được một đồng hương, đồng đội của tôi: Lê Văn Hoà. Lê Văn Hoà trước khi bị đạn xăm nát mình vẫn còn kịp thời gian dùng hai tay bóp chết tên lính giữ súng máy chỉ vì nó ngoan cố, không chịu đầu hàng. 

Rồi Phan Trung Trẻ, quê ở Vĩnh Quang, Vĩnh Linh, có biệt hiệu là “anh hề” trong đại đội, trước khi bị đạn M79 cắt gọn một bàn tay, đã kịp dùng bàn tay còn lại ấn nút điện cho quả mìn định hướng ĐH10 nổ tung, làm gần chục tên lính “áo đen” tung lên trời. 

Rồi Võ Ngọc Kế “răng vàng” quê Quảng Bình, thằng bạn thân nhất của tôi, được mệnh danh là “con hổ” của đại đội, chiến đấu cực kỳ dũng cảm, nhanh như sóc. Trong trận ấp Phú Lợi, xã Phú Hữu một mình nó với khẩu súng AK đã án ngữ tại một chân cầu, không cho địch tràn lên, diệt tại chỗ trên mười tên. 

Rồi thằng Hồ Trọng Bá cũng quê ở Quảng Bình, thường gọi là “Bá béo” vì nó có thân hình cao to nhất đại đội, giữ hoả lực B41, chỉ một phát đạn làm rụi cả một tiểu đội địch. 

Rồi thằng Phúc “rom” chỉ vì quá gầy; thằng Phúc “híp” chỉ vì hay ngủ; thằng Phúc “bãi tha ma” chỉ vì mặt nhiều mụn trứng cá; thằng Ca “khỉ độc” chỉ vì lửa đạn B40 thiêu sém cả mặt mũi, tóc tai; thằng Đờn “Chéc - nơ - mo” chỉ vì nhỏ con nhất đại đội. 

Và tôi cũng có biệt hiệu là “trọc”, do “thủ” tôi có thời gian không còn lấy một sợi tóc “làm duyên”...Thế đấy, một thằng mỗi biệt hiệu khác nhau, nghe có vẻ chướng lỗ tai, nhưng giống nhau là đều chiến đấu dũng cảm, lập công xuất sắc, huân chương đỏ chói ngực áo quân phục.

Hết P1

 Ảnh: Hàng trăm binh lính Khmer đỏ bị quân ta bắt khi chúng xâm lấn biên giới, giết hại thường dân ở 2 huyện Bảy Núi và Tịnh Biên, tỉnh An Giang (19-1-1978).

Monday, January 24, 2022

Lênh đênh với những trải nghiệm trên những con tàu

 Mấy năm qua tôi đi đi lại lại trên vùng Baltic và biển Bắc châu Âu, đã quen khí hậu nơi đó:mùa xuân gió mát, nắng ấm vào mùa hè và những ngày đầu thu. Rồi tới cuối thu sang đông thì gió, mưa, tiếp theo là băng, tuyết lạnh buốt da. Tôi rất thích cảnh rừng thông ngút ngàn và quí trọng đất nước con người trên bán đảo Scandinavia. Tuy nhiên dù cho những người dân nơi đó hiền hoà, thân thiện và cảnh nơi đó có đẹp như tranh vẽ mà cứ lẩn quẩn hoài trong một vùng thì cũng thấy bình thường và nhàm chán. Cho nên khi nghe được đổi qua tàu khác, đi tuyến đường mới thì trong lòng tôi phấn khởi và vui tươi, cộng thêm háo hức. Dù sao đến một địa danh lạ, quang cảnh mới, con người khác vẫn thích thú hơn.

Từ hải cảng Rotterdam - Hoà Lan qua hải cảng Villagarcia - Tây Ban Nha mất hơn hai ngày hải hành. Suốt chuyến qua Tây Ban Nha tôi không tắt điện thoại, hễ nghe tín hiệu, dù đương ngủ tôi cũng thức dậy xem để biết tàu chạy ngang một hải phận hay một địa danh nào. Khi tàu vô eo biển Manche, tôi thích thú ra boong đứng nhìn. Ban ngày thì lúc thấy bên này bờ là nước Anh, khi thấy bên kia bờ là nước Pháp. Ban đêm rất nhiều đèn của tàu buôn xuôi ngược và hợp cùng ánh sáng của những thành phố trên đất liền hiện ra từng chòm. Những chòm đèn gần thì ánh sáng toả nhiều màu sắc, xa thì nhấp nhá như đom đóm, xa hơn nữa thì ánh sáng hừng toả phía chơn trời. Tàu hải hành ra khơi, bốn phương là biển, nhưng ngồi trong phòng, không cần xem nhiệt kế, cũng cảm nhận được thời tiết thay đổi qua mỗi vĩ tuyến và nghe lòng háo hức lạ thường khi trông thấy một bán đảo hay một con voi xa mờ lấp thấp trên mặt nước. Nhứt là lúc chiều lên, khi mặt trời sắp lặn, nhìn được mặt trời tròn như cái mâm nung đỏ sắp chìm xuống viền nước phía trời Tây, lúc này mới thấy được thời gian trôi qua chầm chậm, tuy thấy chậm nhưng lơ là day qua, day lại thì nguyên cái mâm đỏ biến mất tiêu. Giữa đại dương minh mông, bốn phương trời nước, sắc màu của không gian cũng dần thay đổi từ màu hồng sang màu xám, chẳng bao lâu bóng đêm tràn ngập và vài vì sao trên bầu trời hiện lên nhấp nhá.

Ông thuyền trưởng lái tàu từ hải cảng Rotterdam qua hải cảng Villagarcia xong ông trở về Hoà Lan. Hôm qua bà thuyền trưởng vừa đổi xuống thì cũng vừa lúc tàu khởi hành. Tới giờ ăn chiều bà xuống bắt tay tôi và khoe vừa đi tour Việt Nam mới về. Tôi hỏi bà đi từ đâu tới đâu. Bà nói, bà xuống phi trường Hà Nội nhưng trước tiên bà tham quan vịnh Hạ Long, Mai Châu rồi lần vô Hội An, Huế, Mũi Né, Hồ Chí Minh City, Cần Thơ xong ra Phú Quốc. Bà khen nước Việt Nam đẹp, người Việt Nam dễ thương, nhứt là xuống bến Ninh Kiều đi đò trên sông Cần Thơ và xem chợ nổi Cái Răng, bà rất thích sông nước và con người ở đây, ai gặp bà cũng vui vẻ cười chào. Những địa danh nổi tiếng tôi nghe đã quen, chỉ có Mai Châu thì tôi chưa nghe tới, tôi sợ bà nói lộn nên hỏi lại:

– Lai Châu hay Mai Châu?

Bà lấy giấy viết ra viết hai chữ Mai Châu có dấu rõ ràng rồi chìa qua tôi xem. Bà cười cười, gật gật cái đầu ra vẻ hiểu biết và nói:

– Mai Châu là một làng nhỏ ở miền cao, phần đông người dân tộc thiểu số, sống bằng nghề dệt vải.

– Oh, đất nước, con người và văn hoá của nước tui mà tui hổng biết, vậy là bà biết nhiều hơn tui rồi.

Ngày đầu bà kể tôi nghe được bao nhiêu, nhưng rồi mạnh ai nấy làm việc đó. Những năm gần đây bạn đồng nghiệp của tôi đi tour, hay hải hành ghé Việt Nam, không gặp được thì thường gởi tin nhắn, khoe là được ghé Việt Nam. Hễ gặp mặt là phấn khởi khoe, lúc nào tôi cũng nghe khen Việt Nam vui, ăn thức ăn ngon, cảnh đẹp lắm... Nhìn gương mặt hớn hở và nghe họ hả hê khoe khoang thành tích những chuyến du lịch, trong đầu tôi miên man suy nghĩ và thường hiện ra câu hỏi. Nếu những người này họ sống trong xã hội Việt Nam, cũng như những người dân bình thường nơi đó, thì họ có thời gian, tiền bạc để đi du lịch và thưởng thức những món ngon, những vẻ đẹp như họ đã được hưởng trọn vẹn trong chuyến đi hay không? Hay là tới lúc đó họ mới thấm thía câu ‘có tiền mua tiên cũng được’?

Chiếc Alinda chạy tuyến Villagarcia ra Santa Cruz, một hải cảng của đảo Tenerife, cùng với Las Palmas là quần đảo nằm về châu Phi nhưng thuộc vương quốc Tây Ban Nha. Xuống hàng tại cảng Villagarcia, chiều hoặc tối thứ sáu khởi hành, trưa thứ Hai ra tới Santa Cruz de Tenerife, thứ Ba qua Las Palmas lên hàng, xuống hàng xong rồi trở về tới Villagarcia vào sáng thứ Sáu, như vậy chuyến ra, chuyến vô đúng một tuần lễ.

Đúng một tuần tàu trở vô đất liền lúc khuya và neo trong vàm Villagarcia. Sáng lại tôi lên phòng lái mượn ống dòm. Bà thuyền trưởng thấy tôi phóng ống dòm nhìn những bè nuôi tôm, cá dọc theo bờ biển. Bà nói:

– Ở Phú Quốc cũng có nhiều bè nuôi tôm, cá.

– Ờ, đúng rồi, nhưng bà thấy bè ở đây có khác hơn ở Phú Quốc không?

– Bè nuôi tôm, cá là bè nuôi tôm, cá tui thấy khác gì đâu?

– Khác chớ, những bè nuôi tôm, cá ở Phú Quốc, nói chung là ở Việt Nam đều có cất chòi cho người ở canh chừng ăn trộm, bọn ăn trộm ban đêm chúng hay bơi xuồng ra bè trộm cá hoặc phá phách. Có những bè cất chòi đủ cho cả một gia đình sống luôn trên đó. Cho nên từ bờ sông hay bờ biển nhìn ra những dãy bè trông giống như những căn nhà nhỏ nổi bình bồng trên mặt nước. Những bè nuôi cá, tôm bên này không có những căn chòi và cũng hổng có người canh nên thấy nằm lè phè gần như ngang bằng mặt nước.

– Ờ ờ...

Tôi hỏi bà:

– Bà đi từ Bắc Việt vô Nam Việt bà có ấn tượng nào không?

– Oh, nhiều lắm như Vịnh Hạ Long cảnh đẹp, Mai Châu tui có mua được chiếc khăn choàng cổ vải rất mềm, rồi phố cổ Hội An, Huế, Mũi Né nơi nào thức ăn cũng ngon, nơi nào cũng hấp dẫn, chỗ nào tui cũng thích.

– Nhưng bà thấy chỗ nào ấn tượng nhứt?

Bà chu cái mỏ, đưa tay lắc lắc ra chiều suy nghĩ, một chút sau bà nói:

– Phú Quốc, chỗ người ta phơi cá cơm và hãng nước mắm thúi kinh khủng...

Đoạn bà kể tôi nghe chuyện bà tham quan hãng nước mắm và cách người ta phơi cá cơm. Bà có mua mấy bọc cá cơm khô và hai chai nước mắm, bà nói nặng quá bà hổng mua được nhiều, bà khen:

– Đảo Phú Quốc rất đẹp...

Nói tới đây chợt có tiếng gọi của văn phòng bến cảng, bà bắt ống nghe. Thấy bà bận nói chuyện, tôi bỏ đi xuống từng dưới và ra boong đứng hóng gió.

Mùa xuân Âu Châu nơi nào cũng mát mẻ và bình minh chuyển màu cũng rất nhanh. Khi mặt trời thong thả nhô lên và soi hừng đồi núi nằm lừng lững trong một vịnh nhỏ thông ra Đại Tây Dương. Mực nước biển sâu, trong xanh và gió xuân nhẹ nhàng thổi tạt sóng nước gờn gợn đủ để nhấp nhô những chiếc bè nuôi cá của dân ngư thả neo bềnh bồng dọc ngang trên mặt nước. Trong khi tôi đứng nhìn những bè cá và cảnh mặt trời lên, thì nghe tiếng máy tàu nổ. Viên thuyền phó người Lithuania từ trên đi xuống, thấy tôi đứng hắn dừng lại, đi tới bên tôi, chào và nói:

– Tàu sắp nhổ neo.

– Oh! Có chuyện gì không?

Tiếp theo hắn hỏi:

– Nhổ neo xong tui vô ăn sáng, ông chiên cho tui hai cái trứng được hông?

– Dĩ nhiên.

Qui chế ăn uống mỗi ngày trên tàu Hoà Lan, ontbijt tiếng Hoà Lan là ăn sáng, bữa ăn sáng trên tàu có bánh mì, bơ, thịt nguội, phó mát, trứng gà, sữa, nước trái cây, trà và cà phê. Nếu hôm qua còn dư cơm nguội, tôi đem chiên với trứng hoặc xào mì gói cho người In Đô hoặc người nào hổng ăn được bánh mì. Maaltijd là ăn trưa, bữa trưa là bữa ăn chính có súp, rau, thịt, khoai tây, cơm và đồ tráng miệng có trái cây tươi, trái cây đóng hộp, yoghurt, pudding hoặc kem. Diner là ăn chiều, bữa ăn chiều dọn bàn cũng giống như bữa điểm tâm và ăn đồ ăn dư của bữa trưa còn lại hoặc thêm xúc xích, hamburger, pizza... Hôm nào siêng tôi làm món chả giò, gần bốn mươi năm nấu cho nhiều giống dân và nhiều hạng người ăn, tôi chưa từng nghe dân nước nào, hạng người nào chê món chả giò Việt Nam (Vietnamese loempia) là dở hết.

Hồi tôi còn phụ bếp, nhiều đầu bếp nấu nhiều món không hạp khẩu vị dân tứ xứ làm thủy thủ đoàn ăn hổng được, thức ăn dư rất nhiều, đầu bếp kêu tôi bưng những thức ăn dư đổ bỏ. Mỗi lần bưng thức ăn đem đổ, tôi không cầm được nước mắt. Tôi nhớ lại quê hương tôi trong những ngày chiến tranh, chạy giặc phải ăn cháo loãng và những ngày vượt biển tị nạn Cộng Sản sau này. Trên bước đường gian khổ, hổng có đồ ăn, nhiều người chết đói, thậm chí đói quá người còn sống ăn thịt người đã chết. Cho nên khi làm đầu bếp, tôi tìm tòi học hỏi, lựa chọn chế biến những món ăn nào nhiều người có thể ăn được. Dĩ nhiên nấu cho tập thể ăn, hổng tránh được thức ăn thừa, nhưng tôi cố gắng làm sao cho thức ăn dư càng ít càng tốt. Cho tới nay, hơn bốn mươi năm làm bếp tàu buôn, tôi rất hài lòng công việc của mình và lương tâm tôi cũng hổng bị ray rứtvì tôi biết độ số lượng nấu cho bao nhiêu người ăn và ra menu hợp khẩu vị nhiều người, cho nên mỗi ngày thức ăn thừa rất ít, thường là ngày nào hết ngày nấy, có khi ngon miệng bà con hỏi thêm, ít khi thức ăn bị đổ bỏ. Hổng phải chỉ pha chế nấu nướng cho ngon, đầu bếp cũng cần để ý văn hoá ăn uống của mỗi người và mỗi vùng nữa. Nếu đầu bếp được thủy thủ đoàn quý mến thì chuyện đố kỵ về văn hoá, chủng tộc cũng giảm đi, ít ra chỉ là bề mặt.

Có lẽ nhờ để ý học hỏi, dần dà tôi khám phá ra, không khí trên tàu vui hay buồn một phần cũng do đầu bếp, ngoài cách ăn uống khác nhau, tánh tình, ý tưởng của mỗi dân tộc cũng khác nhau và con người khó hoà hợp với nhau lắm. Nhứt là những người lớn tuổi, như viên thuyền phó trong chuyến đi này, hắn nhỏ hơn tôi vài ba tuổi, muốn ăn giờ nào thì ăn, uống giờ nào thì uống, hổng giờ giấc gì ráo và không khi nào ngồi bàn ăn chung với ai hết. Thuyền trưởng người Hoà Lan cũng chịu thua hắn luôn. Trước kia gặp thành phần như viên thuyền phó tôi khó chịu lắm, nhưng hổng lẽ mỗi lần đụng chuyện mỗi lần nổi nóng la ó om sòm, hơn nữa chỉ vì miếng ăn mà chửi bới nhau hoài, chẳng ra thể thống gì hết. Tôi mới nghĩ ra cách, sau giờ ăn tôi để phần ăn của những người chưa ăn ra ngoài và nói với họ muốn ăn giờ nào thì tự lấy ăn nhưng phải rửa dĩa sạch sẽ và dọn dẹp cho gọn gàng, tưởng làm cách đó là ổn, nhưng phiền cái là thằng tới trước lấy nhiều quá, có khi lấy sạch luôn, thằng tới sau hổng có ăn rồi cũng tìm tôi mắng vốn. Thấy vậy tôi mới chia phần ăn ra mỗi người một dĩa, bao giấy kiếng lại rồi để ra bàn, cách này coi vậy mà hữu hiệu và cũng từ đó cho tới nay tôi mới được yên thân. Hôm rồi ngồi nói chuyện chơi với viên thuyền phó, thấy không khí vui vẻ, tôi mới hỏi hắn:

– Bên nước ông giờ giấc ăn uống thế nào?

Hắn lắc đầu nói:

– Muốn ăn giờ nào cũng được, đói giờ nào ăn giờ đó.

– Ai cũng vậy sao?

– Ờ, tất cả mọi người.

Tôi cười thành tiếng:

– Oh! Thiệt hông cha nội?

– Thiệt mà.

– Nếu đi tuyến đường sang Mỹ, mỗi khi qua một múi giờ, giờ giấc thay đổi ông làm sao?

Hắn nhún vai:

– Thì cũng vậy, khi nào đói thì ăn.

Hắn rất thích thịt gà, hôm nào làm gà chiên, gà luộc, gà kho, nói chung món nào cũng được miễn là gà, người khác ăn dư ra bao nhiên hắn đớp hết bấy nhiêu.

Thấy vậy tôi hỏi:

– Bộ ở nước ông hổng có thịt nào khác hơn gà sao?

Ông trả lời:

– Có chớ, nhưng gà ở bên nước tui rẻ tiền hơn những thứ thịt khác.

Thiệt tình mà nói, nói chuyện với những người này khó tin và khó hiểu họ lắm. Ăn, uống tùy tiện, nói sao họ cũng nói được hết.

Trước đây thì đầu bếp ghi đơn đặt thực phẩm đưa thuyền trưởng đặt mua, có khi thuyền trưởng và đầu bếp cùng đi siêu thị mua thêm rau cải và trái cây tươi. Mỗi tháng đặt hàng một lần, đầu bếp tự phân chia làm sao đủ trong một tháng cho tuyến đường gần, ba tháng cho chuyến đi xa. Ngoại trừ những tuyến đường xa, không mua được rau tươi thì ăn đồ đông đá, nếu đầu bếp kinh nghiệm, khéo tay thì chế biến đồ đông đá ra những món ăn cũng ngon lành.

Tôi còn nhớ hồi bốn mươi năm trước, lúc đó thủy thủ đoàn người In đô, Tây Ban Nha, còn officers là người Hoà Lan, đầu bếp người Hoà Lan và người Cape Verde. Không hiểu sao hồi đó người cung cấp thực phẩm chất lượng rất tốt và một hai tuần thuyền trưởng đưa tiền cho đầu bếp mua thêm rau và trái cây tươi. Còn rượu nho, rượu mạnh, bia, nước lọc, nước ngọt, thuốc lá những thứ này thì thủy thủ tự trả tiền với giá miễn thuế, lúc nào trên tàu cũng đầy đủ. Từ ngày những người Nga và những người Đông Âu sang làm việc, nhứt là người Nga, họ uống rượu say rồi phá phách nhiều quá, có người say xỉn gây lộn sao đó rồi đổ dầu, châm lửa đốt tàu, vì vậy công ty cấm không cho dự trữ rượu mạnh trên tàu. Và cũng từ đó cho tới bây giờ, thức ăn tuy không thiếu nhưng những món thịt mắc tiền và loại thịt bò bít tết công ty cũng không cho đặt nữa. Bị công ty giảm phần ăn và đầu bếp cũng hổng còn được đi chợ mua thêm rau, trái cây tươi nữa. Thực phẩm mỗi tháng lấy một lần, dĩ nhiên đầu bếp ghi đơn đặt hàng, đưa thuyền trưởng gởi về công ty đặt, chớ thuyền trưởng không trực tiếp đặt như trước kia. Theo tôi thì khắp thế giới này bọn phân phối thực phẩm cho tàu buôn hổng có người nào lương thiện hết, ngoài rau và trái cây tươi họ làm mặt để giữ mối ra, còn lại những thứ khác như thịt bò đông đá thì gân, mỡ nhiều hơn thịt và dai như vỏ bánh xe, heo tuy không dai nhưng thịt ít mỡ nhiều, đồ đóng hộp và đông đá thường là những thứ gần hết hạn. Hôm rồi ông thợ máy người Ukraine cầm miếng thịt heo ba chỉ muối rất mặn đem xuống đưa cho tôi và nói:

– Vợ tui làm cho tui đem theo, nhưng ông nấu lúc nào tui cũng ăn no nên tui hổng cần nữa, ông lấy làm gì thì làm.

Tôi hỏi:

– Bộ vợ ông sợ trên tàu thiếu thịt hả?

Ông nhún vai:

– Có nhiều tàu hổng có thịt heo.

– Cái này làm gì ăn?

– Hổng làm gì hết, để vậy ăn.

– Oh!

Theo tôi biết người Ukraine và người Nga có món cá thu muối trộn gia vị ăn sống, bây giờ tôi mới biết thêm món thịt ba rọi muối, gia vị rất nặng mùi, họ cũng ăn sống luôn. Tôi cũng có nghe nhiều thủy thủ tàu khác, nước khác, công ty khác than phiền trên tàu có khi bị thiếu đồ ăn. Cả đời làm bếp cho tàu Hoà Lan, thức ăn trên tàu dạo sau này tuy chất lượng có hơi kém, nhưng tàu nào dự trữ thức ăn cũng dư, không bao giờ thiếu. Vậy mà những bữa ăn dọn ra đầy bàn, người Hoà Lan thì vào ngồi ăn, ít có người vào bếp hỏi món này món kia và cũng hổng dám chê khen, trứng gà thì người Hoà Lan ăn rất ít, có người hổng ăn. Những người Nga và Đông Âu thì thường xông vào bếp, đòi này, đòi nọ và kèo nài thêm một hai cái trứng chiên, trứng luộc. Họ cũng biết menu của một ngày giống nhau vậy mà thỉnh thoảng có người vô bếp hỏi:

– Bếp, ông có món nào khác không?

Khi tôi hỏi lại:

– Món gì?

Thì họ đừ cái bản mặt ra lắc đầu nói hổng biết. Nhứt là những người cỡ tuổi tôi, còn ảnh hưởng cái văn hoá nước Nga thời Cộng Sản. Cái văn hoá tham ăn, keo kiệt, nhỏ nhen và ích kỷ. Mặt mày lúc nào cũng nặng chịt nhăn nhó khó chịu, hễ mở miệng ra thì dùng ngôn ngữ tuyên truyền, phóng đại, nói sai sự thật mà hổng biết ngượng. Dân chúng nghèo thiếu thốn, vây mà nói ra cái gì bên nước họ cũng có hết. Người thất nghiệp thì đi khắp thế giới tìm việc làm, ai hỏi tới thì nói ở nước họ việc làm thiếu gì. Thật ra thì tôi cũng có một số bạn trẻ người Nga, họ sống rất văn minh, những người này còn trẻ, hội nhập với thế giới tự do rất nhanh nên tánh tình cởi mở, thân thiện và dễ gần gũi hơn. Có lần tôi nói với viên thuyền phó người Nga:

– Người Nga mày phần đông gương mặt lúc nào cũng buồn bã, ít khi cười tươi.

Nó tươi cười và nói:

– Hồi đó dân nước tui, nếu ai mà thoải mái vui vẻ cười tươi thì bị nghi ngờ, hoặc nói thật lòng đôi khi bị đi tù, nên họ lầm lì chịu đựng riết rồi thành thói quen.

“Lầm lì chịu đựng riết rồi thành thói quen.” Câu nói của viên thuyền phó làm tôi chạnh lòng và cảm thấy buồn buồn. Sao mà giống y chang ở nước tôi! Quả thật xã hội nào, con người đó. Cũng từ đó trở đi tôi thay đổi cách nhìn và mắc cở không dám trêu chọc và phê bình, chê bai đất nước con người bất cứ ở nơi đâu.

Những năm sau này thủy thủ tạp nhạp nhiều hơn. Mặc dù tôi hổng còn trẻ trung nữa, nhưng tôi thích tiếp cận với mấy đứa nhỏ, cũng nhờ thân thiện với chúng nên tôi mới thấy được sự tiến bộ và sự đổi thay trên thế giới này. Dần dà tôi cũng quen với mọi đổi thay trong cuộc sống, cho nên đi tới một đất nước lạ, gặp con người mới hoặc hoàn cảnh khác hay thời tiết biến chuyển, tôi thích nghi rất dễ dàng. Có lẽ đây là nguyên nhân do cuộc sống luôn xê dịch của tôi và cũng có lẽ là do càng lớn tuổi trải nghiệm càng nhiều nên tôi nhìn cuộc đời thông thoáng hơn.

Nguyễn Lê Hồng Hưng

Santa Cruz De Tenerife10-6-2019

Sunday, January 23, 2022

Only way

 

Vấn đề: Làm giàu vì lợi ích nào?

 MỘT CÁI NHÌN ĐÚNG VỀ PHẠM NHẬT VƯỢNG

Hãy nhớ ông Vượng không sản xuất được cái gì có chìa khóa trí tuệ trong tay. Ông ta còn thua xa cả Đặng Lê Nguyên Vũ – Trung Nguyên, nơi hàng năm mang về hàng trăm triệu đôla cho đất nước. Nếu người dân mua xe và điện thoạt của Vin lắp ráp, nghĩa là đang gián tiếp gây thâm hụt dự trữ ngoại tệ quốc gia, tăng nợ nần và ủng hộ kinh doanh không trí tuệ của ông này!

Tôi không nhìn từ khía cạnh một người bình thường với khát vọng làm giàu cho bản thân. Mà đó là lợi ích cho quốc gia, dân tộc này. Hãy tự hỏi Phạm Nhật Vượng và VinGroup: Người tài trí hay tội đồ?

Tôi đã kinh doanh, làm việc với rất nhiều doanh nhân nổi tiếng trên thế giới, đọc và nghiên cứu gần như tất cả lịch sử chính trị của nhân loại. Nên tôi sẽ có cái nhìn nhiều điểm chung với tầng lớp tri thức, làm doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nếu chỉ đánh giá Phạm Nhật Vượng và Vingroup qua khát vọng kinh doanh làm giàu hay sự nổi tiếng thì không có gì đáng nói, cũng sẽ giống như sự ra đời, phát triển như những doanh nghiệp thông thường khác ở Việt Nam.

Nhưng hiện nay, sau hơn 20 năm quay về Việt Nam kinh doanh và xây dựng doanh nghiệp của ông Vượng tới quy mô này, lựa chọn ngành dọc và sản phẩm như hiện nay thì nó không còn là riêng vấn đề cá nhân ông ta và nội bộ đời sống của công ty này. Nó càng không phải rất hình thức như gần đây nhiều người nói: bộ mặt quốc gia, hình ảnh quốc gia, tự hào dân tộc, hay sự tỏa sáng của người Việt. Những từ ngữ này chỉ là của nội bộ công ty này và một bộ phận dân trí còn chưa được mở rộng khai sáng hơn để hiểu bản chất vai trò của ông Vượng, của Vingroup, sự đóng góp hay gây thiệt hại cho nền kinh tế Việt Nam.

Tôi không vội nói về quy mô, vì so với các tập đoàn kinh doanh đa ngành quốc tế thì Vingroup tạm quy đổi khoảng $15 tỉ và chỉ bằng 1/6 của Deawoo của Hàn Quốc cách đây 15 năm khi sụp đổ. Cũng như nó vẫn nhỏ so với các tập đoàn đa quốc gia khác ở EU, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc. Tạm bỏ qua vấn đề quy mô, mà thực sự nó được xây dựng và tăng quy mô tài sản dựa trên buôn bán gì và đang sản xuất gây thiệt hại một cách bản chất cho Việt Nam những năm vừa rồi và tương lai hàng chục năm nữa.

Trước tiên nói về sự phát triển một cách ngắn gọn: Sau khi ông Vượng rời Ukraine, chuyển giao Technocom và nhận thấy cơ hội quay về Việt Nam kinh doanh sau giai đoạn bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ 1995. Bắt đầu phát triển bằng thu mua đất để phát triển ngành bất động sản, việc nhận thấy cần có kho quỹ về đất để có sự chuẩn bị xây dựng hàng loạt các dự án bất động sản đình đám sau này, đặc biệt sau giai đoạn 2006, ông Vượng đã ngấm ngầm liên kết với quan chức, công an, quân đội để cưỡng chế, cướp đất đai của người dân để có một kho quỹ đất làm giàu trên sự oan ức của người dân khắp nơi ở Việt Nam. Ai lên tiếng đều bị công an, truyền thông bịt miệng, bắt bớ. Ông ta không phát triển doanh nghiệp dựa trên trí tuệ và tạo ra giá trị thặng dư cho quốc gia, cho người dân như Apple, Microsoft, Facebook…Ông ta làm giàu dựa trên sự tham nhũng của quan quyền, lỗ hổng thể chế chính trị của Việt Nam.

Trong mắt một người như tôi, ông Vượng không phải loại tài trí ngút trời, xoay chuyển càn khôn gì. Chỉ là một loại trục lợi, làm giàu dựa trên nguồn tài nguyên đất – nguồn tài nguyên gần như cuối cùng của Việt Nam. Quy mô càng tăng lên hàng chục tỉ đôla, thì sự tước đoạt sở hữu đất của người dân càng tăng lên. Nó còn là phát súng cho hàng ngàn doanh nghiệp kinh doanh bất động sản như kiểu FLC gây oan trái khắp nơi. Một loại làm giàu ký sinh chứ không thực tài trí. Có chăng là làm thay đổi hình ảnh đẹp hơn ở các góc thành phố trải dài trên khắp Việt Nam mà không đi đôi với tạo ra giá trị thặng dư, đóng góp vào cân bằng ngân sách lõi cho quốc gia.

Tiếp theo hai năm gần đây, ông Vượng cho mở ra nhà máy sản xuất ôtô Vinfast, sản xuất điện thoại V-Smart. Đây mới là VẤN ĐỀ LỚN NHẤT tôi muốn bàn đến. Tôi không đánh giá chất lượng sản phẩm ông ấy tạo ra, vì thực ra ông ấy chẳng tạo ra gì. Chỉ mua về, lắp ráp, dán logo của Vin lên để làm thương mại. Ông Vượng không thực sự sản xuất gì, vì không sở hữu người tài nào, nắm giữ chìa khóa trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm trên.

Vậy việc nhập toàn bộ phụ tùng, máy móc, phương tiện để lắp ráp ôtô Vinfast, điện thoại V-Smart đã tiêu tốn đến hiện nay khoảng $3 tỉ. Với chuyển giao công nghệ cũ từ Châu Âu và một phần phụ tùng từ Trung Quốc, ông ta trực tiếp làm giảm cán cân thương mại, gây thâm hụt thương mại vì các đơn hàng nhập khẩu quốc tế. Tiền thanh toán không phải là VND, mà phải bằng USD, Euro, JPY – là các ngoại tệ mạnh mà Việt Nam hàng năm phải trông chờ vào nguồn kiều hối duy nhất để giữ được lãi suất, không đổ vỡ thị trường giá cả ở Việt Nam.

Nói cho thật đơn giản để khai dân trí với ngay cả giới tri thức và người dân rằng: Ông Vượng sau 20 năm lấy đất của dân bán được một đống tiền tính bằng VND thì tiếp tục lấy USD từ hệ thống ngân hàng quốc gia, phát hành trái phiếu bằng USD có sự bảo lãnh của chính phủ để có tiền nhập tất cả mọi thứ về lắp ráp ra ôtô và điện thoại. Chưa bao giờ ông Vượng và Vingroup xuất khẩu được một cái gì mang lại ngoại tệ cho đất nước này. Chỉ khi nào mang lại ngoại tệ mạnh mới thực sự tạo ra giá trị thặng dư cho quốc gia, mới trực tiếp đóng góp vào sự giàu có, phát triển của dân Việt.

Với việc mua máy móc, chuyển giao công nghệ thải từ châu Âu thế hệ thập niên 1990, ông Vượng không bao giờ bán nổi ôtô, điện thoại bên ngoài lãnh thổ Việt Nam – kể cả khu vực Đông Nam Á và Phi châu. Như vậy hiện nay ông Vượng vẫn đang dùng tiền, quan hệ với lãnh đạo Việt Nam, chỉ để bán hàng nội địa, những thứ ông ta mang về gây thiệt hại hàng tỉ đôla của người dân. Ông Vượng đang gián tiếp dùng công cụ thuế để bán ôtô, điện thoại – giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với hàng nhập khẩu tại chỗ từ sản phẩm ông ta lắp ráp lên.

So với việc ông ta góp một phần nhỏ làm thay đổi một vài góc thành phố thì việc gây oan sai khắp nơi – đặc biệt gây thiệt hại trước mắt khoảng $3 tỉ cho quỹ ngoại hối quốc gia mà không thu lại một đồng ngoại tệ nào – ông ta trong mắt tôi và nhiều người trí thức khác là tội đồ của nhân dân chứ không phải là một tài trí đáng khen.

Hãy nhớ rằng vào thời kỳ Park Chung Hee, ông tổng thống tầm vóc, quả cảm của Hàn Quốc đã giao nhiệm vụ cho những tập đoàn như Huyndai đi kiếm ngoại tệ về xây dựng, phát triển, làm giàu cho quốc gia, cho người dân. Vingroup và ông Vượng đang làm ngược lại. Chỉ có hình ảnh đánh bóng, lừa người dân và là công cụ mị dân lòe bịp của chính quyền về sự thịnh vượng giả tạo.

LÊ VIỆT ĐỨC

LÂU ĐÀI HUNG GA RI CỔ PHỤC SINH NHỜ TÀI TRÍ VIỆT

 Tình cờ trong một chuyến đi dã ngoại, vợ chồng Phan Bích Thiện thấy thông báo của chính phủ Hung ga ri rao bán tòa lâu đài Fried bên cạnh thành Simontornya, cách thủ đô Budapest khoảng 120 km về phía Nam, cách đỉnh Bắc hồ Balaton nổi tiếng chỉ hơn 40 km về phía Đông Nam.

Lâu đài thuộc sở hữu của Imre Fried (28 tháng 1 năm 1887) và vợ là Margit Gottlieb, được hoàn thành vào năm 1926. Imre Fried là chủ xưởng đồ da do cụ cố nội Fried Salamon (đến Imre là đời thứ 5) thành lập từ năm 1780 danh tiếng không chỉ ở Hung ga ri mà còn ở hầu hết các nước ở châu Âu, thậm chí cả bên ngoài lục địa già. Năm 1931, ông còn được nhà vua phong chức danh Cố vấn trưởng của nhà vua (a magyar királyi főtanácsos Cím).

Tuy nhiên trong chiên tranh thế giới thứ 2, Imre đã bị đưa vào trại tập trung của phát xít và chết ở đó, lâu đài bị quốc hữu hóa và được chính phủ rao bán trong chương trình khôi phục các kiến trúc xưa với giá ưu đãi nhưng phải thỏa mãn điều kiện khôi phục lại dáng vẻ ban đầu.

Trong cảnh hoang tàn của lâu đài sau một quãng thời gian dài bị biến thành nơi ở không những không được quan tâm giữ gìn còn bị biến cải vô tội vạ đến xuống cấp thảm hại do nhiều lần thay đổi chủ, vợ chồng Phan Bích Thiện vẫn nhìn ra tiềm năng từ bóng dáng hoành tráng của "Người đẹp ngủ trong rừng". Năm 2002, họ quyết định xuống tiền mua lại và đầu tư, dù phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định giữ nguyên hình dáng bên ngoài ban đầu, không được cơi nới và đảm bảo sự hài hòa của kiến trúc. Vợ chồng chị Thiện quyết tâm thực hiện ý tưởng biến lâu đài thành khách sạn và một khu nghỉ dưỡng hấp dẫn để hút khách tới chiêm ngưỡng vẻ đẹp lịch sử và vẻ thơ mộng của một khu vực không xa không gian du lịch Balaton danh tiếng, góp phần quảng bá cho ngành công nghiệp xanh của đất nước Hung ga ri quyến rũ.

Suốt 3 năm trời, dựa vào những tài liệu thu thập được, vợ chồng chị Phan Bích Thiện-Thuróczy László đã giữ được hình dáng nguyên bản ban đầu của lâu đài, nhưng nội thất bên trong lại toàn những đồ tinh xảo do bàn tay khối óc những người thợ Việt tạo nên, nhưng là theo mẫu của chính chị thiết kế cho từng căn phòng có kích thước hình dạng khác nhau, thậm chí cả từng chi tiết hoa văn vừa phù hợp với điều kiện thời tiết khác biệt của châu Âu, lại toát lên nghệ thuật thuần Việt ... Cho đến khi hoàn thiện, chị còn dùng các tranh thêu của thợ Việt để bài trí mang phong cách rất quyến rũ, độc đáo và gợi cảm ...

Với chủ trương hình thành khu nghỉ dưỡng thân thiện và hấp dẫn, vợ chồng chị Phan Bích Việt không bố trí quá nhiều phòng để tạo không gian thư thái, thoải mái. Với tổng số 50 phòng đảm bảo tối đa 150 khách mỗi lượt, toàn bộ khuôn viên rộng chừng 19 ha gồm 3 không gian:

- Lâu đài khách sạn Fried không chỉ có bể bơi, phòng họp hội nghị cho mùa Đông khi du lịch trầm lắng hơn, phòng tổ chức tiệc cưới ... mà còn có phòng gim, bàn bi a, bàn bóng bàn, sân chơi cho trẻ em ...

- khu “Người đi săn” nằm ngay gần khu rừng săn bắt quốc gia lớn nhất Hungary nên rất nhiều khách tới đây vào mùa săn bắn

- khu nghỉ dưỡng spa “Hoa Huệ” do EU tài trợ 40% được bố trí một khoảng vườn rộng rãi thoáng đãng có hầm rượu, đồi nho, khoảng trống để vui chơi nghỉ dưỡng với nhiều chim, thú thân thiện ...

Chỉ mới hoạt động từ 2005 mà ngay năm 2010 lâu đài khách sạn đã giành giải thưởng "Khách sạn đẹp nhất Hung ga ri", rồi ngay năm sau, 2011, đã là giải "Khách sạn của năm", 2014 đã đoạt giải "Chất lượng" của Tổng cục du lịch Hung ga ri và cơ quan du lịch của Liên minh Châu Âu ...

Không những thế, hằng năm, vợ chồng chị Thiện còn cùng lãnh đạo thành phố và ca sĩ nổi tiếng Hungary Csepregi Eva tổ chức các chương trình gây quỹ thiện cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, được xã hội Hung ga ri đánh giá rất cao và vinh danh.

Thêm một điều lý thú là chị Phan Bích Thiện lại là du học sinh ở Liên Xô và lấy bằng tiến sĩ kinh tế của Nga. Nữ doanh nhân xinh đẹp đã được nhận cúp Bông hồng vàng kèm danh hiệu 'Nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu" năm 2010, "Nữ doanh nhân xuất sắc" của tạp chí "Nữ doanh nhân Hung ga ri". Và đặc biệt Phan Bích Thiện còn là một nhà thơ xuất sắc với 3 tập thơ đã xuất bản (Tình yêu không đáy, Khoảng khắc, Cánh chim Lạc Việt), một dịch giả có tiếng, thậm chí còn là nguyên mẫu của bài thơ "Áo đỏ em đi trong chiều tuyết trắng" của nhà thơ nổi tiếng Phạm Tiến Duật viết tháng 12 năm 1987, khi chị mặc áo đỏ đi đón các nhà thơ về nói chuyện với các lưu học sinh giữa trời tuyết trắng:

.... Tuyết thì trắng chưa bao giờ trắng thế

Còn áo em rực đỏ giữa trời

Bởi như thế em trở thành ngọn lửa

Ấm một vùng tuyết lạnh xứ xa xôi.

Luôn hướng về Việt Nam quê hương, 19 tháng 9 năm 2018, Chủ tịch Quỹ Vì quan hệ Hungary - Việt Nam Phan Bích Thiện vừa khánh thành chùa Đại Bi trên ngọn đồi thuộc địa phận của Simontornya. Chị là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam 3 khóa liền,  khóa VII (2009-2014); khóa VIII (2014-2019) và khóa IX (2019-2024), Chủ tịch Quỹ vì quan hệ Hungary – Việt Nam; Phó chủ tịch Hiệp Hội người Việt Nam tại Hungary; Chủ tịch Hội Phụ Nữ Việt Nam tại Hungary.

Thêm 1 chi tiết, hai cô con gái trong gia đình là những học sinh xuất sắc, những vận động viên bơi nghệ thuật tuyệt đỉnh, đều tham gia đội tuyển bơi nghệ thuật của Hung ga ri. Karolina MyLan tại giải vô địch thế giới năm 2017, và Viktória LyAnh tại giải thế giới lứa tuổi vị thành niên năm 2016.

Ảnh sưu tầm

Nhữ Đình Ngọc

HN 23*1*2021

Saturday, January 22, 2022

Sống sao cho khỏe

Độ tuổi nguy hiểm nhất trong đời

Để có được trường thọ, 10 năm từ 70 đến 79 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất! Học giả Israel đã phát hiện ra điều đó. 70-79 tuổi là giai đoạn nguy hiểm. Trong giai đoạn này, nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể giảm nhanh chóng. Đây là một thời kỳ thường xuyên mắc các bệnh lão khoa khác nhau, và thông thường dễ bị tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và tiểu đường.

Sau khi bước vào độ tuổi 80, những căn bệnh trên sẽ giảm đi, sức khỏe tinh thần và thể chất có thể trở lại ở độ 60-69 tuổi. Vì vậy, tuổi từ 70 đến 79 tuổi được gọi là ′′nhóm tuổi nguy hiểm". 

Khi về già mọi người muốn có một cuộc sống khỏe mạnh. Họ nhận ra rằng ′′Sức khỏe là của cải" nên việc chăm sóc sức khỏe 10 năm từ 70 đến 79 tuổi là rất quan trọng. 

Dưới đây là một số bước đơn giản được gọi là ′′Làm mười điều mỗi ngày′′. Điều này sẽ giúp bạn vượt qua giai đoạn ′′nhóm tuổi nguy hiểm′′ của cuộc đời mình.

1. Nước

Nước là ′′thức uống tốt nhất và rẻ nhất cho sức khỏe". 3 thời điểm quan trọng với mỗi lần 1 ly nước:

Cốc đầu tiên: Sau khi ra khỏi giường. Bạn có thể uống một ly nước trong một cái bụng rỗng. Ngay cả khi chúng ta không cảm thấy khát nước sau khi thức dậy, máu ở trạng thái bị đặc do thiếu nước. Do đó, sau khi ra khỏi giường, bạn phải từ từ bổ sung nước càng sớm càng tốt.

Cốc thứ hai: Sau khi tập thể dục. Một bài tập thể dục phù hợp là một trong những nền tảng của trường thọ. Tuy nhiên, sau khi tập thể dục, đặc biệt chú ý cần phải bổ sung và thay thế nước. Điều này đực biệt khuyến khích đối với người già.

Cốc thứ ba: Trước khi đi ngủ. Một cốc nước trước khi đi ngủ có thể làm giảm độ nhớt của máu một cách hiệu quả và làm chậm quá trình lão hóa. Giúp chống lại đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và các bệnh khác.

2. Cháo

Trung Quốc Daily Online đã công bố một nghiên cứu 14 năm do Đại học Harvard thực hiện trên 100,000 người. Thấy rằng mỗi ngày một bát cháo ngũ cốc nguyên hạt khoảng 28 gram giảm 5% đến 9% tử vong và giảm cơ hội mắc bệnh tim mạch. Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, ngô và tam giác mạch dường như đã tránh được tất cả các bệnh, đặc biệt là bệnh tim.

3. Một cốc sữa

Sữa được gọi là ′′huyết trắng ′′ và có trong cơ thể con người. Giá trị dinh dưỡng của nó được biết đến với rất nhiều canxi, chất béo và protein. Sữa và các sản phẩm từ sữa được khuyến nghị dùng hàng ngày là 300 gam. Khuyên nghị uống một hoặc hai bình sữa 200 ml hoặc gói sữa mỗi ngày.

4. Một quả trứng

Trứng có thể nói là loại thực phẩm thông dụng nhất của con người. Tỷ lệ hấp thụ protein trứng của cơ thể có thể cao hơn 98 %.

5. Một quả táo

Nghiên cứu hiện đại tin rằng táo có tác dụng hạ mỡ máu, giảm cân, ngăn ngừa ung thư, ngăn ngừa lão hóa, tăng cường trí nhớ, và làm cho da mịn màng và mềm mại. Lợi ích sức khỏe của táo màu khác nhau:

Táo đỏ có tác dụng hạ lipid máu và làm mềm mạch máu

Táo xanh có tác dụng dưỡng gan và giải độc, chống trầm cảm nên thích hợp hơn cho người trẻ.

Táo vàng có tác dụng tốt trong việc bảo vệ thị giác.

6. Một củ hành

Hành có giá trị dinh dưỡng rất cao và có nhiều chức năng, bao gồm việc giúp hạ đường huyết, giảm mỡ máu, ngăn ngừa ung thư, bảo vệ tim mạch và các bệnh về não, và chống vi khuẩn, ngăn ngừa cảm cúm, bổ sung canxi và xương. Ăn hành tây ít nhất ba hoặc bốn lần một tuần.

7. Một miếng cá

Các nhà dinh dưỡng Trung Quốc đã cảnh báo rằng ăn “bốn chân” còn tệ hơn ăn “hai chân”, ăn “hai chân” còn tồi tệ hơn ăn “không có chân”.

′′Không có chân′′ chủ yếu đề cập đến cá và nhiều loại rau khác nhau. Các protein chứa trong cá dễ dàng được tiêu hóa và hấp thụ. Lượng axit béo không bão hòa trong chất béo, đặc biệt là axit béo đa năng, tương đối tốt cho cơ thế.

8. Bước đi nhẹ nhàng

Đây có tác dụng chống lão hóa thần kỳ. Khi người cao tuổi đi bộ (khoảng 1 km hoặc ít hơn) đều đặn trong hơn 12 tuần, sẽ đạt được hiệu quả về dáng và vòng eo, và cơ thể trở nên dẻo dai và không dễ bị mệt mỏi. Ngoài ra, tập thể dục bằng cách đi bộ cũng có lợi cho việc chữa đau đầu, đau lưng, đau vai., và có thể thúc đẩy giấc ngủ.

Các chuyên gia tin rằng đi bộ 30 phút mỗi ngày có thể thoát khỏi nguy hiểm của ′′bệnh người cao tuổi". Những người đi 10,000 bước một ngày sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não.

9. Một sở thích

Có một sở thích, dù là trông hoa, nuôi chim, sưu tầm tem, câu cá, hay vẽ tranh, hát, chơi cờ, và du lịch, đều có thể giúp người già duy trì sự tiếp xúc rộng rãi với xã hội và thiên nhiên. Điều này làm mở rộng những thú vị của người già. Họ sẽ yêu và trân trọng cuộc sống.

10. Tâm trạng vui vẻ

Người già nên duy trì cảm xúc tốt vì những điều này cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của họ. Các bệnh mãn tính thường gặp ảnh hưởng đến người già có liên quan chặt chẽ đến những cảm xúc tiêu cực của người già:

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh tim, mạch vành, bị nhồi máu cơ tim do kích thích các cảm xúc bất lợi dẫn đến tử vong đột ngột;

Tính nóng là điều ′′xấu′′ dẫn đến huyết áp cao. Trong trường hợp kéo dài và nghiêm trọng sẽ có thể gây ra đột quỵ, suy tim, tử vong đột ngột,.;

Các cảm xúc tiêu cực như tức giận, lo lắng và đau buồn có thể khiến lượng đường huyết tăng lên, gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.

Phan Nguyễn Khánh (VÁR.vidi72)
st onl

Friday, January 21, 2022

Về quê làm xuất khẩu nông sản

 Chông chênh tuổi 25

"Con là T.A, năm nay 25 tuổi, độ tuổi chông chênh nhất của đời người. Ở lứa tuổi này, người ta mới đủ trưởng thành để biết cuộc đời mình ra sao, nhưng cũng bàng hoàng nhận ra hiện tại có quá nhiều lối rẽ. Rẽ trái, phải hay đi thẳng bây giờ? Ai có được misssion, biết ham muốn tột bậc của mình là gì thì mới kiên định con đường đi, trở nên xuất chúng. Còn lại, cứ nhấp nha nhấp nhổm với đa mục tiêu, rồi thành hạng xoàng cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, không xuất chúng được. 

Con học chuyên Anh ở một trường cấp 3 nổi tiếng ở Sài Gòn, rồi vào ĐH ngoại thương. Khi ra trường, con đậu vào chương trình quản trị viên tập sự của một công ty đa quốc gia. Họ cho con 2 năm rèn luyện ở mọi phòng ban, nhằm đào tạo cán bộ quản lý. Họ đào tạo vô cùng tốt, nhiều bài học vô cùng hay. Các sếp đến từ các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh,…với lịch sử cơ chế thị trường hàng trăm năm, nên chiêu trò của họ cũng lắm. Người tiêu dùng một quốc gia nông nghiệp mới đi lên như nước mình, chỉ biết rơi vào vòng xoáy của các chương trình quảng cáo PR hát hò của họ, chỉ biết dốc hầu bao để mua và mua. Lương tháng của công nhân nhà máy ở mình chỉ có 5-6 triệu chứ sẵn sàng bỏ nửa tháng lương mua mấy sản phẩm của công ty con, dù không phải là hàng hoá thiết yếu.

Tình cờ con đọc cuốn Trên đường băng trên một chuyến bay. Có một câu dượng viết mà làm con bàng hoàng, đó là sinh viên ngoại thương tức được đào tạo về xuất nhập khẩu, ra trường không làm xuất khẩu giúp người dân mình bán hàng Made in Vietnam với giá cao, mà cứ lao vô các phòng marketing các công ty nước ngoài để nhận lương tháng mấy trăm đô. Mà đúng thế thật, con học xuất nhập khẩu, cũng bill tàu, cũng thư tín dụng, cũng vận tải này nọ…nhưng quên hết rồi. Nước mình tới 70% là nông dân, nông sản làm ra cứ đổ đống, hoặc lũ lượt chờ ở cửa khẩu Tân Thanh, điệp khúc được mùa mất giá. Suy nghĩ điều này khiến con day dứt mãi. Lớp con, các bạn phần lớn đi làm tài chính ngân hàng kiểm toán, marketing, dạy tiếng Anh, đi làm sale cho các hãng tàu, còn lại đi du học lên thạc sĩ. Tụi con được đào tạo để trở thành cán bộ XNK mà sinh viên tốt nghiệp phần lớn làm trái nghề hết dượng ơi. 

Hai năm qua, con thật sự là trải qua một công việc mà bạn bè mơ ước, nhưng con thấy tẻ nhạt. Hàng ngày lên ngồi họp hành với sếp Tây sếp Tàu, các buổi uống rượu trong các khách sạn 5 sao với đối tác với hoá đơn cả chục triệu, các buổi tập huấn ở nước ngoài gọi là team-building chứ thật ra là đi du lịch, xài tiền…. Nhiều lúc con nghĩ đến những cô gái chàng trai trong các công xưởng hầm hập nắng, tăng ca ngày đêm, tháng cầm mấy triệu bạc và vui mừng khôn xiết, sao con thấy chạnh lòng. Rồi con đi các tỉnh chơi, thấy bà con hái thanh long cho bò ăn, cà chua đổ đống, điều tiêu xơ xác tiêu điều, cà phê bao bao chất cao ngất…chỉ vì phụ thuộc vài thương lái bán cho các thành phố lớn và xuất tiểu ngạch qua Trung Quốc. Một bác nông dân ở Di Linh nói với con sao mấy cô học cao hiểu rộng, tiếng Tây tiếng Tàu rành rẽ vậy mà không giúp tụi tui. Tụi tui là nông dân ít chữ, một nắng hai sương, cắm mặt vô đất làm ra những cái này, nhưng giờ không biết bán cho ai. Tụi tui biết là thế giới ngoài kia rộng lớn, người ta mua nhiều, nhưng không dám đi. Tiếng không biết, thủ tục không rành,...

Sau chuyến đi Di Linh đó, con về suy nghĩ để chọn một lối rẽ khác. Ngày con nhận được thông báo là chương trình tập sự kết thúc, được vô phòng marketing làm với mức lương cao…thì cũng là ngày con thông báo xin nghỉ việc. Mấy sếp ngạc nhiên lắm, vì thấy con đủ năng lực, cống hiến trong 2 năm đó hết mình, đóng góp khá nhiều cho công ty. Các sếp chỉ cho con thấy gương thành đạt của thế hệ các anh chị các khoá trước đang làm cho các tập đoàn đa quốc gia, ai cũng có xe hơi, chung cư cao cấp, ăn mặc sành điệu…Nhưng con không thấy đam mê như vậy nữa. Con muốn xuất khẩu nông sản, đồng thời tạo dựng một cơ sở vững chắc để mình nghỉ hưu khi tuổi bước qua 40. Con nghĩ đã đến bên kia con dốc của khả năng lao động, mình nên đầu tư có một mức thu nhập ổn định, chứ tóc bạc rồi mà phải vật lộn với báo cáo, giờ bấm thẻ, ăn trưa vội vã vào làm, 10h giờ đêm còn ở văn phòng bàn bạc kế hoạch này kế hoạch kia, rồi đi nhậu đi nhảy với các agency (công ty quảng cáo)…sao con thấy mệt quá. Nhường lại cho đàn em nó làm, mình chỉ tham gia quản lý, hoặc đi dạy, hoặc nghỉ hưu, rong chơi chăm lo gia đình. 20 năm quần quật cho công ty nước ngoài, nghỉ hưu ở tuổi 44-45 là được rồi dượng ơi. Bữa nhậu đó con nói hết tâm tư của mình. Sau khi nghe con nói, ông sếp người Ấn Độ trầm ngâm không nói gì, còn ông sếp Mỹ thì nâng ly lên chúc mừng con, ổng nói đó là sự trưởng thành về tư duy của mày rồi đó. Chỉ có chị sếp người Việt, sau khi uống 1 hồi, chị bắt đầu xỉn và khóc khi con đề cập đến sứ mạng (mission) của cuộc đời. Chị nói chị từng có suy nghĩ như vậy, nhưng vòng xoáy cơm áo gạo tiền không cho phép chị dứt bỏ công việc hiện tại để theo giấc mơ. Chị còn 2 đứa con đang học trường quốc tế với mấy trăm triệu đồng/năm, còn cha mẹ già phải chăm sóc, còn mấy cái chung cư trả góp. Chị quen với tháp ngà ở đây, giờ lăn lộn từ đầu theo mission ngày xưa cũng khó....

Con đậu vào một Văn phòng đại diện công ty nông sản của Mỹ ở quận 1, nhưng không làm. Vì làm ở văn phòng trên phố, cái mình biết chỉ là phần ngọn. Con quyết định xuống một tỉnh miền Tây làm cho một công ty xuất khẩu nông sản, bắt đầu từ con số không tròn trĩnh. Ai cũng nói con khùng. Ba mẹ con cũng nghĩ con bị thần kinh nặng. Bạn trai con cũng nói con đi là ảnh bỏ, ảnh không thể rời xa Sài Gòn, ảnh nói đã bỏ quê lên đây học rồi thì có điên mới trở về quê, đi Mỹ thì trốn bên Mỹ có thẻ xanh mới về, mình phải khôn, lo cho mình trước, ai nói gì nói, đầu óc chim sẻ, thóc ở đâu ngon thì tìm tới mà ăn thôi. Ảnh nói “có nhà lầu ở quê cũng không bằng ngồi lê ở phố”, dù ngột ngạt khói bụi chen lấn nhưng mình tranh thủ, chen lấn với người ta, chờ thời. Bạn trai con ảnh ra trường 3 năm rồi, lương cũng có mấy triệu, chả có tương lai gì nhưng kiên quyết không đi tỉnh khác, có đổi công việc cũng xoay vòng ở trung tâm quận 1 để “chờ thời”. Con thì không rõ là thời gì nên quyết tâm đi. Kệ, bỏ hết. Con biết con đường trở thành doanh nhân là con đường cô độc, mấy ai hiểu mình. Con lặng lẽ đón xe xuống dưới đó, thuê nhà gần công ty và bắt đầu một cuộc sống mới.

Hàng ngày, con đọc tài liệu hướng dẫn nông dân trồng xoài, trồng nhãn, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, rau củ quả…. theo tiêu chuẩn GlobalGAP và ký hợp đồng bao tiêu. Con tiếp các đối tác nước ngoài sang mua hàng, dắt nó đi ăn uống, hỏi cho ra lẽ quy chuẩn hàng đủ tiêu chuẩn vô siêu thị Âu Mỹ Nhật Trung Đông. Rồi con làm chứng từ xuất nhập khẩu, lên phòng thương mại xin giấy chứng nhận xuất xứ, giấy khử trùng này nọ. Con tham gia coi việc xử lý sơ chế đóng gói, đã nắm được bí mật vì sao nông sản để cả tháng trên tàu đi sang tới nước ngoài vẫn không bị chín rục hay hư hỏng…Con còn theo cả mấy anh tài xế xe container chở hàng lên cảng Sài gòn để xuất khẩu, ai cũng nhìn con ái ngại vì thân gái dặm trường mà bản lĩnh quá, người ta tưởng con phóng viên không đó dượng. Con lao vô làm thủ tục xuất, rành rẽ 6 câu chỉ trong có 3 tháng thui. Làm việc dưới tỉnh, nhiều lúc cũng buồn, cũng nhớ thành phố quay quắt. Sài Gòn là nơi con sinh ra lớn lên, đã quá quen thuộc với hàng cây góc phố quán cà phê và bao nhiêu bè bạn. Nhưng con suy nghĩ lại, mình ấp ủ làm một cái gì đó lớn lao, một tập đoàn xuất khẩu nông sản của riêng mình, mình phải bắt đầu từ dưới bưng biền, từ cánh đồng, từ nhà máy, từ một cô công nhân xếp loại đóng gói. Chứ nào có ai làm chủ nhà máy mà bước ra từ bàn phím và cao ốc máy lạnh bao giờ?  Có vài ba cơ hội du học nhưng con cũng không quan tâm vì phải toàn tâm toàn ý cho sứ mạng lớn lao của đời mình. Con bỏ gia đình, bỏ bồ, bỏ các cơ hội khác....để theo đuổi 1 mục tiêu duy nhất thôi đó dượng. Con thấy ai "đa mục tiêu" cái gì cũng muốn thì đều chỉ có thể đạt được "những thành công nho nhỏ" mà thôi. Hồi đi học, học sinh nào mà học tiếng Anh 1 h gấp sách học toán 1h, rồi đàn 1h, bơi 1h, võ 1h,...thì đều nhàn nhạt hết. Còn ai giải toán 12/24h không chán mới thành Ngô Bảo Châu, ai đánh đàn say mê 14/24h mới thành Đặng Thái Sơn, cả ngày trên sân tập mới thành Messi, Ronaldo,....NĂNG LỰC CỦA 1 NGƯỜI LÀ KHẢ NĂNG TỰ HỌC, TỰ ĐAM MÊ. Ai đợi training mới biết, có thầy mới học được là còn dở. Còn ai mà bị gia đình ép, nhắc nhở việc học hay làm thì thua. 

Con mới trở về từ hội chợ nông sản châu Âu. Con bận áo dài, đội nón lá, nói tiếng Anh như chim hót và vui vẻ như hình ảnh của Dượng ở London á. Con gặp ai cũng "ú oà, cút hà" cho khách hết hồn rồi nói “welcome to Vietnam”. Một tuần ở bển, con toàn hẹn gặp khách Tây để tiếp thị. Ăn sáng cũng hẹn tiếp khách, sau đó ra gian hàng, ăn trưa cũng hẹn khách, rồi quay lại gian hàng, ăn tối hẹn 2-3 khách luôn. Con về khách sạn lúc 1h đêm, may mà thành phố lớn ở châu Âu 1h sáng cũng như 1h chiều, vẫn nhộn nhịp. Con chốt được 10 hợp đồng, mức cao nhất mà công ty con làm được xưa nay ở một kỳ hội chợ. Tự dưng, con nể mình quá cơ, sao ở đâu ra một đứa con gái vừa giỏi lại vừa xinh đẹp (cái này con bị lây từ dượng, dượng cắt đoạn này kẻo con bị ném đá).

Bữa nay con rảnh, đang ngồi quán chờ khách xuống đây ăn trưa, mà khách bị kẹt xe ở cao tốc Trung Lương nên con mới có thời gian viết như vầy á. Miền Tây đóng góp tới 90% nông sản và thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam, mà có mỗi độc đạo quốc lộ 1A chật chội thì kẹt xe kinh khủng. Nước mình cần phải bỏ ngân sách đầu tư cả chục cao tốc ở miền Tây thì sẽ giúp xuất khẩu nông sản gấp chục lần, rồi đóng góp lại cho ngân sách nhanh chóng. Đầu tư cơ sở hạ tầng cho miền Tây, nước mình sẽ có nhiều đô la hơn. 

Và cuối thư, con xin cám ơn hai cuốn sách của dượng. Có dượng, con đã tìm đúng mission của cuộc đời mình. Có dượng, tuổi 25 của con đã không còn chông chênh”.

Nguồn: Tony

Người Israel và những điều cần nhận thấy trong suốt lịch sử đáng khâm phục của họ

 DÂN TỘC DUY NHẤT KHÔNG CÓ ĂN MÀY…

(Posted by Ho Binh)

Trong hơn 2000 năm, người Do Thái ly biệt quê hương và tản mạn đi khắp mọi khu vực của trái đất.

Mãi đến năm 1947, khi chiến tranh thế giới thứ 2 chấm dứt, người Do Thái mới trở về đất nước của mình.

Nhưng mà, là một dân tộc dù phải lang bạt hơn 2000 năm, nhưng Do Thái lại là dân tộc “độc nhất vô nhị” không có người ăn mày.

Người Do Thái cho rằng: Giáo viên vĩ đại hơn cả quốc vương. Họ vô cùng kính trọng giáo viên.

Dựa vào học tập, tri thức và sách, người Do Thái dù lang thang ở bất kể nơi đâu họ cũng đều có thể sinh tồn, hơn nữa còn phát triển mạnh mẽ.

Người Do Thái là một dân tộc có tín ngưỡng tôn giáo mạnh mẽ. Họ coi học tập là một phần của tín ngưỡng, học tập là một hình thức thể hiện sự tôn kính của mình đối với Thượng đế.

Mỗi người Do Thái đều cần phải đọc sách.

Talmud chính là nguồn gốc trí tuệ của người Do Thái. Talmud có nghĩa là “nghiên cứu” hoặc “nghiên cứu và học tập”.

Talmud cho rằng:

“Học tập là thứ giúp hành vi hướng thiện, là nguồn gốc của đức hạnh. Sự thành kính, lương thiện, ôn hòa, ưu nhã của một người đều là dựa vào kết quả của giáo dục.”

Người Do Thái coi sách là bảo bối của cả đời. Giá sách không được đặt ở đầu giường hay cuối giường nếu không sẽ bị coi là bất kính với sách.

“Trí tuệ quan trọng hơn tri thức”.

Như thế nào là tri thức?

Tri thức chính là thực tế khách quan và chân tướng của vạn sự vạn vật.

Còn trí tuệ là đem thực tế khách quan và chân tướng của vạn sự vạn vật tiến hành tổng hợp ra một phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề.

Đối với con người, quan trọng nhất là cái gì?

Là đến từ trí tuệ, mà trí tuệ lại đến từ tri thức.

Mục đích của đọc sách là để mở rộng tri thức, sau khi đã chuẩn bị được nguồn tri thức phong phú, bạn sẽ học được cách suy xét.

Bạn sẽ minh bạch được đạo lý làm người hoặc là sẽ tìm được cách thức giải quyết vấn đề. Đây chính là trí tuệ!

Vì vậy, trí tuệ đến từ tri thức và quan trọng hơn tri thức!

Người Do Thái ủng hộ sáng tạo cái mới.

Họ cho rằng, việc sáng tạo ra cái mới chính là trí tuệ, phải dám hoài nghi, dám đặt câu hỏi bất cứ lúc nào, bởi vì tri thức càng nhiều sẽ càng sản sinh ra sự hoài nghi.

Người Trung Quốc thường hỏi con cái khi chúng tan trường là:

- “Hôm nay con làm bài thế nào?”

Còn người Do Thái sẽ hỏi con:

- “Hôm nay con có đưa ra câu hỏi nào không?

- "Hôm nay con có gì khác hôm qua không?”

Người Do Thái cho rằng, thông qua học tập mọi người có thể nhận thức chính mình và siêu việt chính mình.

Cách giáo dục của người Do Thái bao gồm cả đóng và mở.

Đối với nội bộ người Do Thái là cởi mở, còn đối với bên ngoài là đóng kín, để duy trì sự cạnh tranh sinh tồn của người Do Thái. Talmud là kinh thánh chuẩn.

Trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ 6 công nguyên, người Do Thái đã vận dụng nó 500 năm.

Hơn 2000 giáo sĩ Do Thái và các nhà khoa học đã biên soạn ra cuốn sách quý này. Nó là bảo bối sinh tồn của người Do Thái.

Trên thế giới, dân tộc Do Thái là dân tộc hiểu nhất về nghệ thuật của giáo dục. Có thể nói, người Do Thái là dân tộc thành công nhất về giáo dục.

Người Do Thái cho rằng giáo dục có thể cải biến đời người, số mệnh, cải biến hết thảy.

Vì vậy, trong hơn 2000 năm lang bạt trong lịch sử, hết thảy mọi thứ của họ đều bị cướp đoạt hết chỉ có sách và tri thức là không thể bị cướp mất.

Người Do Thái vô cùng coi trọng giáo dục, tri thức và sách.

Chỉ có tri thức là tài phú quan trọng nhất, là tài sản có thể mang theo bên mình và còn cả đời có thể hưởng dụng.

Vì thế, người Do Thái là dân tộc đầu tiên trên thế giới xóa mù chữ.

Từ trước năm 1947, ngay cả một mảnh đất lãnh thổ cũng không có. Thế nhưng, trong thời kỳ trung cổ, người Do Thái đã xóa mù chữ, vì vậy tố chất chỉnh thể của dân tộc này cao hơn của các dân tộc khác một bậc.

Dù với dân số ít ỏi, nhưng Do Thái là dân tộc đã giành được rất nhiều giải thưởng Nobel, với 169 người, chiếm 17.7% tổng số người giành được giải thưởng này của cả thế giới.

Chính những yếu tố này đã khiến cho người dân Do Thái dù phải phiêu bạt khắp thế giới hơn 2000 năm, nhưng lại là một nước duy nhất trên thế giới không có ăn mày.

SƯU TẦM onl

Thursday, January 20, 2022

Bà Chúa thơ Nôm

 BÀN VỀ CÁI "DÂM" VÀ CÁI "TỤC" TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG

Tôi có thấy trong diễn đàn topic “ Theo gót Hồ xuân hương” của bạn P.H.P. Quá vui mừng tôi đã vào đọc vì tôi là một người đặc biệt yêu thích bà. Buồn thay khi đọc xong trang ấy tôi lại thấy buồn...

Hóa ra một nữ thi sĩ đứng hàng thứ hai của Việt Nam chỉ sau có mỗi cụ Nguyễn Du lại không phải ai cũng hiểu bà. Mà đã không hiểu bà thì làm sao có thể theo chân bà được? Thậm chí đọc topic ấy mà hiểu Hồ xuân Hương như thế thì đã làm méo mó hình ảnh của bà. Đây chính là nguyên nhân tôi viết bài này.

Tôi không có ý định phê phán bạn P.H.P và những bạn đã tham gia vào topic ấy. Quyền viết như thế nào là quyền tự do của các bạn. 

    Ở bài viết này tôi chỉ muốn nêu lên những tinh hoa của thơ bà để mọi người hiểu bà hơn và nếu có định theo phong cách của bà thì phải theo cho đúng để tên tuổi của bà mãi mãi không bị hoen ố. Còn nếu không thì đừng nên để dòng chữ “Theo gót Hồ xuân Hương” để làm cho những người yêu mến bà phẫn nộ.

***

Nói đến Hồ Xuân Hương là người ta nói đến cái “ Dâm” và cái “Tục” trong thơ của bà. Đúng vậy. Những câu như

Chành ra ba góc da còn thiếu

Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa

Hay

Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa

Hoặc

Khi dang thẳng cánh bù khi cúi

Chiến đứng không thôi lại chiến ngồi

Có dâm không? Có tục không?

Rất dâm và rất tục nhưng cái dâm và cái tục ở đây bà dùng nó như một thứ vũ khí để tát vào mặt bọn quan lại thống trị, bọn vua chúa, bọn trí thức nghênh ngáo nhưng đã bị tha hóa về mặt đạo đức. Cái “ Chành ra ba góc da còn thiếu” ấy mà làm mát mặt những “Anh hùng” để ”che đầu quân tử” Thì thật chẳng có cái tát nào đau hơn. Nhưng cái tài của bà là ở chỗ: Bị tát đau thì đau thật nhưng không nói được. Hiểu thì hiểu là “ Cái ấy” nhưng nó lại là cái quạt. Phải là người có con mắt sắc sảo, có đầu óc tinh tế mới nhận được ra những cái giống nhau của hai cái rất khác nhau ấy. Tôi đoan chắc với các bạn rằng đến tận ngày nay không phải ai cũng nói chắc được cái phần “Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa “ Trong câu thơ là phần nào của cái quạt và phần nào của “Cái ấy” đâu. Và còn điều này nữa không hiểu các bạn có nhận ra không? Trong cái quạt chỉ có hai thứ đó là nan quạt và giấy bồi - giấy bồi lúc thì bà gọi nó là da “Chành ra ba góc da còn thiếu” Lúc thì bà lại bảo nó là thịt “Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa” Chắc rằng ở “Cái ấy” Có một thứ nhìn thì tưởng là thịt nhưng “Chành ra” Mới biết đó là da. Không biết có đúng không? Các bạn nữ hoặc các bạn nam đã có vợ kiểm tra lại hộ xem. Tôi chưa có vợ nên đoán mò như thế (Đọc đến đây các bạn đừng cho là tôi điêu nhất Việt Nam thư quán nhé. Nếu có điêu thì cũng chỉ điêu thứ nhì thôi vì thứ nhất đã có người nhận mất rồi).

    Các bạn thấy chưa muốn học theo bà đâu phải dễ, cần phải sắc sảo và tinh tế lắm

Là một người phụ nữ mà đường tình duyên không mấy thuận lợi lại sống trong một xã hội phong kiến, không thừa nhận tự do yêu đương và người đàn bà nhiều khi bị coi là một thứ đồ chơi - bà đã đồng cảm với khát vọng được thương yêu, được hạnh phúc của những người phụ nữ. Những lúc như thế. cái dâm và cái tục của bà đổi khác.

    Chúng ta thử đọc bài “ Đánh đu “ của bà

Bốn cọc khen ai khéo khéo trồng

Người thì lên đánh kẻ ngồi trông

Trai du gối hạc khom khom cật

Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng

Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới

Hai hàng chân ngọc duỗi song song

Chơi xuân đã biết xuân chăng tá?

Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không

Bài thơ phảng phất (Chỉ phảng phất thôi) cảnh sinh hoạt vợ chồng và bà đã ca ngợi nó bằng những hình ảnh bay bổng,

Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới

Đôi hàng chân ngọc duỗi song song

Không có một chút dâm, không có một chút tục nào ở đây. Bà ngợi ca nó bằng tất cả những khao khát được ái ân, được thỏa mãn mà người đàn bà mong muốn. Đọc câu “Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng” của bà ta cảm nhận được sự thỏa mãn, cảm nhận được khát vọng yêu đương toát lên trong câu thơ. Cả bài thơ như một bức tranh trong sáng và đẹp đẽ. Nếu ai đó còn muốn nói đến cái tục trong câu “Trai du gối hạc khom khom cật” của bài thơ thì cũng đành phải nói rằng đây là bức ảnh Nude nhưng là Nude nghệ thuật. 

Nhưng - câu kết của bài thơ lại đột nhiên lắng xuống

Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không

Xa xót quá cho thân phận người đàn bà trong chế độ cũ. Một sự đồng cảm? Không! hơn thế nữa. Một tiếng thở dài chắt ra từ chính cuộc đời bà. 

Đọc thơ Hồ Xuân Hương chúng ta bắt gặp không ít những sự đồng cảm như thế

Nhắn nhủ ai về thương đấy với

Thịt da ai cũng thế mà thôi

Một cô gái yếu ớt muốn chống lại cả một xã hội hủ bại. Một người đàn bà muốn đứng lên đòi lại cho mình, cho giới của mình quyền được khao khát. Quyền được yêu đương, quyền được thỏa mãn. Người đàn bà ấy đã dùng đến một thứ thuốc nổ, đó là cái dâm và cái tục để muốn phá bỏ đi cái trật tự xã hội cũ. Cái dâm và cái tục của bà trở thành một thứ vũ khí,một phương tiện để chiến đấu cho một mục đích chứ không phải là cái dâm, cái tục thô thiển mà các bạn trong topic “Theo gót Hồ Xuân Hương” đã nghĩ.

Văn hóa phương đông của chúng ta cố tránh nói đến hai từ tình dục. Chinh những vị được goi là “Hiền nhân” “Quân tử” sau khi đã thỏa thuê với năm thê bẩy thiếp,những vua chúa với ba trăm cung nữ, sáu trăm cung tần sau khi đã no xôi chán chè thì lại mặc bộ quần áo đạo đức “ Eo ơi! Kinh quá. Ai lại nói đến cái ấy” và bà đã vạch thẳng mặt bọn đạo đức giả ấy

Chúa dấu vua yêu một cái này

Hay

Hiền nhân quan tử ai mà chẳng

Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo

Muốn nói gì thì nói tình dục đóng một vai tò cực kỳ quan trọng (Nếu như không muốn nói là nhất) trong hôn nhân và trong cuộc sống. Bà là người duy nhất nói thẳng điều đó và ca ngợi nó. Chúng ta đọc lại bài “ Chơi đền Khán xuân”

Êm ái chiều xuân đến khán đài

Lâng lâng chẳng bợn chút trần ai

Ba hồi chiêu mộ xuân gầm sóng

Một vũng tang thương nước lộn trời

Bể ái nghìn trùng khôn tát cạn

Nguồn ân muôn trượng dễ khơi vơi

Nào nào cực lạc là đâu tá

Cực lạc là đây chín rõ mười

“Ba hồi chiêu mộ xuân gầm sóng” Ba từ "xuân gầm sóng” đã ai diễn tả được cái đam mê, cái mãnh liệt, cái khát khao trào dâng được như thế chưa, kể cả các nhà thơ hiện đại ngày nay? Chưa ai cả. Bà là người duy nhất dám nói đến những khát khao trần tục của con người

“Một vũng tang thương nước lộn trời” Có một thứ bé lắm chỉ là một cái vũng nhỏ thôi nhưng có thể làm đảo lộn cả đất trời. Câu thơ có tính khái quát quá sâu sắc. Nó đúng cho từng cá nhân chúng ta nhưng cũng đúng cho cả một xã hội. Đọc hai câu này tôi lại nhớ đến câu 

"Nhất tiếu khuynh nhân thành

Tái tiếu khuynh nhân quốc"

Của nhà thơ Đường xưa. 

   Kể thì đó là một câu thơ hay nhưng còn lâu lắm câu thơ ấy mới sánh được hai câu của bà.

Tôi dẫn bài thơ này ra để các bạn có thể dễ dàng nhận thấy đặc điểm cái “Dâm” và cái ‘Tục” trong thơ của bà. Khi bà dùng cái dâm và cái tục để làm vũ khí thì bà tả “Cái ấy” rất rõ, rất sắc nét ai cũng nhận ra rồi mang” Cái ấy” trùm vào mặt một kẻ nào đó

“Chành ra ba góc da còn thiếu. Mát mặt anh hùng khi tắt gió

----------

Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa. Che đầu quân tử lúc sa mưa

Hoặc

Cửa son đỏ loét tùm hum nóc. Hiền nhân quân tử ai mà chẳng

...

Hòn đá xanh rì lún phún rêu. Mỏi gối chồn chân vẫn cố trèo

Còn khi bà dùng cái dâm và cái tục để ca ngợi tình dục, tình yêu thì bà không bao giờ tả “Cái ấy”. Nếu có nói đến những bộ phận trên thân thể người đàn bà thì bà lại tả nó một cách ẩn dụ đầy nên thơ và lãng mạn. và bà khẳng định

Nào nào cực lạc là đâu tá?

Cực lạc là đây chín rõ mười

Với ý thức mà chúng ta tạm gọi là “Dùng cái dâm và cái tục “ để ca ngợi người phụ nữ, ca ngợi tình yêu và tình dục - vô tình bà đã vẽ được một bức tranh khỏa thân đẹp nhất và có thể nói là duy nhất trong văn thơ cổ điển Việt Nam. Chắc có bạn sẽ phản đối tôi và dẫn ra câu

Rõ ràng trong ngọc trắng ngà

Dầy dày đúc sẵn một tòa thiên thai

Của cụ Nguyễn Du trong truyện Kiều. Nhưng theo tôi - đây chưa phải là một bức tranh khỏa thân. Cụ Nguyễn Du vẽ Kiều qua chiếc rèm mỏng của buồng tắm, nhưng trong bài “ Vịnh thiếu nữ ngủ ngày” thân thể người phụ nữ được bà tả bằng những hình ảnh đầy diễm lệ

Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm

Một lạch đào nguyên suối chửa thông

Hãy đặt “Một lạch đào nguyên suối chửa thông” Bên cạnh “Cửa son đỏ loét tùm hum nóc” bạn sẽ nhận ra có hai Hồ Xuân Hương trong một thân hình -  Một Hồ Xuân Hương đấu tranh và một Hồ Xuân Hương của ái tình

Nhưng dù bất cứ là Hồ Xuân Hương nào thì trong thơ của bà cũng “ Tục mà không tục. Dâm mà không dâm, trong tục có thanh và trong thanh có tục”. Đấy là một nghệ thuật đã đưa bà lên vị trí nhất nhì trong các nhà thơ Việt Nam.

Tôi rất băn khoăn khi đặt bà dưới cụ Nguyễn Du bởi vì kể ra Hồ Xuân Hương đoạt nhiều cái nhất hơn cụ Nguyễn Du.

Thứ nhất: Bà là người duy nhất với phong cách dùng cái dâm và tục để viết về cuộc đời thì trước bà không có ai và sau bà cũng không có ai (Tất nhiên những bạn đang học theo bà thì không kể). Còn với cụ Nguyễn Du thì khác, cái cơ bản để tạo nên văn phong của Nguyễn Du là lời thơ đẹp đến mức mỹ lệ. Dùng cảnh tả tình, Hình ảnh chọn lọc v…v…

   Nhưng có một điều Nguyễn Du không phải là duy nhất. Có một truyện Nôm khuyết danh - truyện Hoa tiên. Lời thơ cũng cực đẹp phảng phất như truyện Kiều đến nỗi người ta còn cho rằng Nguyễn du học ở Hoa tiên mà viết nên truyện Kiều. Điều đó đúng hay không thì ở đây ta không bàn đến. Nhưng có một điều khẳng định: “về phong cách viết thì Nguyễn Du không phải là duy nhất”. Không phải tìm kiếm đâu xa,  đọc Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm - ta thấy thơ bà cũng đẹp chẳng thua truyện Kiều là mấy

Thứ hai: Về ngôn ngữ thơ - Thơ Nguyễn Du đẹp, mỹ lệ nhưng ông không tạo ra được một ngôn ngữ của riêng mình. Từ ông dùng vẫn là những từ thông thường mà ta vẫn dùng. Nhưng với Hồ Xuân Hương thì khác hẳn. Phải nói rằng bà là người duy nhất sáng tạo ra những từ ngữ mà từ trước đến nay không ai dùng. Những từ này vô cùng độc đáo và thú vị

Đêm khuya tỏm cắc một đôi hồi

Từ "tỏm cắc" không phải là tuyệt bút nữa mà phải gọi là thần bút. Hay câu “Thân này đâu đã chịu già tom”. Chữ “già tom” Hoặc từ "Khéo khéo phòm” trong câu “Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm” trong bài động Hương tích v….v...

Những từ như thế  rất mới lạ đã nâng tiếng Việt lên thêm một nấc thang mới

Thứ ba: Về tính nhân văn - Đồng cảm với người đàn bà thì có rất nhiều nhà văn, nhà thơ mà không cần nói thì các bạn cũng đã biết. Nhưng xây dựng nên hình tượng người đàn bà mà bóng của nó trùm lên trên bóng của những người đàn ông thì bà là người duy nhất.

Thân này ví đổi làm trai được

Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu?

Hay

Cái tội trăm năm chàng chịu cả

Mảnh tình một khối thiếp xin mang

Hình ảnh người đàn ông, đấng mày râu, trở thành vô cùng thảm hại khi bà hạ bút viết một câu:

Bố cu lỏm ngỏm bò trên bụng

Và - điểm cuối cùng là dám nói lên khát vọng luyến ái. Đề cập đến vấn đề tình dục như một nhu cầu, một khát vọng của con người thì bà cũng là người duy nhất và bà đã đi trước thế hệ của bà hàng vài trăm năm.

Ở bài này tôi chỉ hạn chế trong vấn đề cái dâm và cái tục trong thơ Hồ Xuân Hương thôi vì về bà còn nhiều điều đáng nói lắm.

Nói đến Hồ Xuân Hương là người ta nói ngay đến cái dâm, cái tục nhưng xin các bạn nhớ cho rằng: những bài như bài Cái quạt trong thơ Hồ Xuân Hương ít lắm, chỉ có khoảng dăm bảy bài thôi nên giá trị của thơ bà không chỉ nằm trong cái dâm, cái tục đâu mà sao các bạn chỉ học theo bà cái dâm cái tục ấy?. 

Học theo Hồ Xuân Hương là học theo những tinh hoa của bà. Cái dâm, cái tục chỉ là một phần rất nhỏ ( Và cũng chỉ là cái vỏ để chở bao nhiêu Đạo bên trong các bạn ạ!)

Tác giả: NGUYỄN THẾ DUYÊN - 8/9/2009

Wednesday, January 19, 2022

Thông điệp của lợn và người

 Chân lý và sự tiện dụng,

    1. Con người ta (bao gồm cả bản thân tôi) cho rằng suy nghĩ chi phối bởi việc hướng tới chân lý. Những người được cho là anh hùng hay thánh nhân, hành động theo chân lý chứ không phải vì sự tiện dụng. 

    2. Cố nhiên, không ai húc đầu vào tường đá vì chân lý, bởi vì có một chân lý cao hơn hàm ý húc đầu vào tường đá không được tiện dụng. Đánh nhau với một tên điên không biết đau là gì, cãi nhau với tên ngu không biết thị phi, hay anh hùng bảo vệ chân lý khi bị một tên cướp đang kê súng vào đầu, đều không tiện dụng. Tuy vậy có những vị thánh thực sự lên giàn thiêu, vì một sự tiện dụng cao hơn, khi họ ý thức được là phải có giàn thiêu ấy đồng loại mới thay đổi được nhận thức. 

      3. Con lợn có ý thức hay không? Có biết đau hay không? Người nói có cũng có thể trưng ra các bằng chứng, như những kẻ nói không. Nhưng quan niệm lợn không có ý thức khá tiện dụng nếu chúng ta thấy món lợn quay là khoái khẩu. Những kẻ thích Tết thì bảo vệ truyền thống ăn Tết, không hề có một chân lý gì cả, chẳng qua là do họ thấy tiện dụng mà thôi. 

      4. Cũng có thể không chỉ hạn chế ở các ý thích thường tình mà mọi chân lý trên đời đều xuất phát từ sự tiện dụng.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

Triển vọng và niềm hy vọng từ những người làm khoa học

Sinh ra trong gia đình 5 anh chị em ở ngôi làng nhỏ tại Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Sau năm 1975, cha đi cải tạo, anh chị em Quyên theo mẹ, một giáo viên dạy toán cấp 2, đi làm kinh tế mới để kiếm kế sinh nhai. Thời ấy để nấu một bữa cơm bà phải đi nhặt lá để nhóm bếp.

Năm 21 tuổi, Quyên cùng bố mẹ và anh chị em đến Mỹ định cư (theo diện đoàn tụ gia đình - HO). Hai năm đầu, bà nhiều lần khóc đòi về Việt Nam vì không hiểu tiếng Anh và phong tục tập quán khác lạ. "Khó khăn nhất là ngôn ngữ, khi ấy đi đâu cũng phải nhờ người thông dịch", bà nhớ lại.

GS Quyên bảo, con đường đến với khoa học của mình rất khác so với những nhà khoa học khác. Bà vốn hứng thú với lịch sử thế giới và yêu văn học, thích địa lý nhưng ngặt nỗi khi sang Mỹ để theo các môn đó phải "tra từ điển muốn chết luôn". Vậy là bà "nhảy" sang lớp Toán, rồi nhận ra bản thân học khoa học cũng khá. Sau đó, bà dần trở nên hứng thú với hóa học và bắt đầu theo đuổi con đường này.

Tháng 9/1995, bà xin chuyển lên ĐH California, Los Angeles và làm thêm trong phòng thí nghiệm với công việc rửa dụng cụ. Thích thú với công việc nghiên cứu, nhưng bà không được nhận vì "có chất giọng nặng". "Họ bảo với tôi rằng 'nghiên cứu không phải chuyện ai cũng làm được, cô nên tập trung vào học tiếng Anh hơn đi", GS Quyên kể lại. Nhận xét này được cô sinh viên ngày ấy coi làm động lực để cố gắng: "không ai có thể ngăn cản bạn thực hiện ước mơ của mình".

Quyết tâm học tiếng Anh nhanh nhất có thể, bà tham gia bốn lớp tiếng anh dành cho người nước ngoài, rồi tới trung tâm dạy kèm sinh viên để trau dồi thêm. Thấy bố mẹ làm việc vất vả trong nhà hàng và ở hãng may, bà không cho phép bản thân thất bại. Để có tiền đi học, bà cũng làm thêm trong nhà hàng, tiệm nail. "Càng cực tôi càng phải cố gắng", bà nói.

Sau khi tốt nghiệp vào năm 1997, bà nộp đơn học cao học và chỉ một năm sau đã có bằng thạc sĩ ngành Lý-Hóa. Bà quyết định học tiếp lên tiến sĩ và trong năm cuối của chương trình, trở thành một trong 7 nghiên cứu sinh xuất sắc của Đại học Califonia, Los Angeles được trao học bổng.

Tháng 6/2001, bà nhận bằng tiến sĩ, trước cả những sinh viên trong phòng thí nghiệm nơi bà từng phải rửa dụng cụ thí nghiệm cho họ. Bà chính thức giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học California, Santa Barbara (UCSB) từ hè năm 2004.

GS Quyên kể, 5 năm đầu sự nghiệp đầy rẫy khó khăn. Là một người trẻ, lại là phụ nữ, việc nhận được lời mời thuyết giảng gần như rất hiếm. "Nếu được mời thuyết giảng, đương nhiên họ sẽ mời người được giải Nobel", GS Quyên nói "trừ khi họ từ chối thì mới tìm đến tôi".

Để được công nhận, GS Quyên phải chứng minh bằng sự đóng góp của mình trong lĩnh vực. Các nghiên cứu của bà xoay quanh tính chất điện tử của polyelectrolytes liên hợp, giao diện trong các thiết bị quang điện tử, việc tạo và vận chuyển điện tích trong chất bán dẫn hữu cơ, vật liệu mới cho các ứng dụng pin mặt trời hữu cơ, tự lắp ráp phân tử, xử lý vật liệu, đặc tính kích thước nano của pin mặt trời hữu cơ và vật lý thiết bị.

Lý giải về chọn hướng nghiên cứu vật liệu mới cho ứng dụng pin mặt trời hữu cơ, GS Quyên nói đó là bởi "suốt 16 năm thời thơ ấu lớn lên trong cảnh không có điện ở quê nhà". Bà cho hay mối quan tâm đặc biệt đến năng lượng mặt trời luôn ở trong tiềm thức hướng về quê hương.

Đến nay bà đã có 7 phòng thí nghiệm riêng cho nhóm nghiên cứu. Đồng thời là một trong số ít nhà khoa học nữ 4 năm liền được vinh danh trong danh sách hơn 4.000 nhà khoa học toàn cầu vào top 1% những nhà khoa học có nhiều trích dẫn nhất thế giới (HCR).

Bà rất quan tâm tới những nhà nghiên cứu trẻ tại Việt Nam. Trong suốt sự nghiệp, bà đã chứng kiến những học sinh, sinh viên người Việt sáng tạo, chăm chỉ, tò mò, luôn sẵn sàng học hỏi. "Nếu có những cơ hội và sự chỉ dẫn, những nhà nghiên cứu trẻ ở Việt Nam có thể đạt được những điều vĩ đại như những nhà khoa học khác trên toàn thế giới".

Trở về Việt Nam những ngày đầu năm 2022 với vai trò là đồng Chủ tịch Hội đồng sơ khảo giải thưởng VinFuture, GS Nguyễn Thục Quyên chia sẻ về hành trình vượt khó để trở thành nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới bốn năm liền do Thomson Reuters bình chọn.

Nữ giáo sư hy vọng có thể xây dựng viện nghiên cứu với phòng lab tối tân, mở những workshop để kết nối các nhà khoa học trẻ Việt Nam với thế giới bên ngoài. "Qua quỹ VinFuture, chúng tôi tin rằng những nhà khoa học trẻ có cơ hội cạnh tranh với những tên tuổi trong làng khoa học và tiến gần hơn tới ước mơ".

Theo VnE

Continuum có thật hay giả tưởng

 1. Continuum là khái niệm toán học. Toán học làm việc với những giả tưởng, nên không đặt vấn đề phân biệt "có thật" và "giả tưởng". Nói một cách khác Toán học quan niệm cái gì đã "giả tưởng được" tức là "có thật". Nói đến continuum tức là nói tới cái vô hạn. Dieudonné phân biệt hai khái niệm vô hạn: "vô hạn hiện thực" và "vô hạn tiềm năng". Vô hạn tiềm năng phải dùng tới năng lực siêu việt hóa của nhận thức con người để quán thông. Con lợn dù thông minh, có lẽ cũng không thể nhận thức được vô hạn tiềm năng. Tất nhiên đó cũng chỉ là một giả thiết,  vì con người không phải là lợn, nên nói như Trang Tử, không thể chứng minh lợn không biết đến vô hạn tiềm năng. 

     2. Chúng ta có thể hình dung về vô hạn tiềm năng khi chúng ta kẻ một đoạn thẳng trên một tờ giấy. Đoạn thẳng đó được nhận thức như một continuum. Đó là một ảo tưởng của con người hay là một hiện thực? Nếu chúng ta đồng nhất tập các điểm với tập các phần tử có mực, dĩ nhiên đó là một tập hợp không liên tục, nếu chúng ta phóng to đoạn thẳng đã vẽ. Sẽ có những phân tử giấy không dính mực. Cho dù các phân tử giấy đều dính mực, khoảng không giữa chúng không thể dính mực, vì mực là các phân tử. Như vậy đoạn thẳng chỉ là ảo giác của cái mà chúng ta vẽ trên giấy mà thôi. 

     3. Không phải chỉ với continuum chúng ta mới cần năng lực siêu việt hóa của nhận thức. Bản thân khái niệm vô hạn đã là tưởng tượng, vì thế vô cực cũng chỉ là một ký hiệu hình thức chỉ cái siêu việt hóa của quá trình lấy một số tự nhiên bất kỳ cộng với 1 vô hạn lần. Trong ý thức chúng ta luôn có tiềm năng làm điều đó nhưng không thể chứng minh con lợn có nhận thức được điều đó hay không. Nói một cách khác liệu continuum là khái niệm a priori à la Kant hay khái niệm sinh ra từ kinh nghiệm. 

      4. Có một điểm trái ngược giữa quan điểm của Kant về sự hiện hữu với các nhà duy vật. Đối với Kant, các khái niệm tiên nghiệm như không thời gian, Thượng đế,... đều tồn tại có sẵn trong ý thức con người, độc lập với kinh nghiệm. Theo ông, kinh nghiệm là giả tưởng, sản phẩm của ý thức sinh ra trong quá trình con người tương tác với tự nhiên, vốn không có thực.  Đối với các nhà duy vật, chỉ những gì do kinh nghiệm đem lại mới là có thực, không thời gian, Thượng đế và bất cứ thứ gì Kant cho là tiên nghiệm đều không có thực, và chỉ là ảo tưởng của nhận thức trong quá trình suy nghĩ mà thôi. Ngay quan niệm về hiện hữu đã không xác định thống nhất được thì tranh luận triết học về cái "có thực" hay "tiềm năng" chỉ là biện thuyết. 

      5. Ông thầy dạy Toán của tôi, Viện sĩ Daróczi Zoltán nói rằng số thực, cũng là một continuum là có thực vì nó là tập hợp duy nhất thỏa mãn 3 tính chất: i) trường đại số (nghĩa là có thể cộng trừ nhân chia) ii) sắp thứ tự được, và iii) trù mật (dày đặc) khắp nơi. Tính chất cuối phản ánh tính continuum tức là mở một lân cận bất kỳ luôn có một số thực. Tất nhiên chữ "bất kỳ" đã chứa đựng nghĩa như "tiềm năng". Tất nhiên ông cũng cẩn thận khi nói rằng chúng ta phải thêm ký hiệu vô cực vào tập số thực để nó đóng kín đại số, thí dụ như chia cho 0. Đây là cách quan niệm số thực theo sách giải tích của Walter Rudin, khác với quan niệm bằng lát cắt Dedekin của sách Fichtengolc. Đó không phải là điều tôi muốn nói. Cái tôi muốn nói là số thực liệu có thực hay giả tưởng. 

       6. Kinh Dịch quan niệm mọi trạng thái của bất cứ sự vật nào đều có thể mô tả bằng 64 quẻ. Tất nhiên đó chỉ là một mô tả gần đúng, khi chồng 6 hào âm dương lên nhau. Nhưng nếu tại mỗi quẻ chúng ta lại tiếp tục phân tích thành 64 quẻ và tiếp tục làm điều đó (một cách tiềm năng) thì liệu đó có thể là toàn bộ hiện thực hay không? Về mặt Toán học, nếu công nhận số thực là "có thực" thì có lẽ không thể mô tả toàn bộ hiện thực bằng cách chồng (lồng) quẻ như thể. 

       7. Newton khi xây dựng hệ thống thế giới thấy cần thiết mô tả thế giới bằng các hàm có biến số continuum (thực). Hệ thống này hoạt động tốt, mô tả chính xác chuyển động của mọi vật. Theo một quan niệm nào đó, điều đó nói lên là hàm có biến số continuum, cũng như continuum là có thật. Chúng ta không thể phủ định sự có thật của một khẩu súng, vì kê nó vào thái dương bóp cò không thể là một giả tưởng, vì hệ quả của nó không thể đảo ngược. Khẩu súng đó là kết quả của các định luật Newton, dựa trên các hàm biến số thực. Theo một quan niệm nào đó, như vậy, chúng ta có thể cho rằng continuum số thực là có thực. 

      8. Tuy vậy, cơ học lượng tử ra đời, cho thấy rằng trong thế giới vi mô có những hiện tượng, ở đó chúng ta không thể gán các giá trị thực cho những đại lượng, mà chúng ta có thể gán tùy ý trong thế giới của chúng ta. Như vậy, ở đó khái niệm về tiềm năng trở thành không có thực. 

     9. Thuyết lượng tử Planck, cho rằng năng lượng là gián đoạn  để giải quyết cái gọi là mâu thuẫn bức xạ vật đen, ở đó tổng năng lượng bức xạ của một vật đen sẽ tiến tới vô cùng nếu năng lượng là liên tục. Tôi không biết vật đen có phải là có thực hay không để đây là mâu thuẫn "có thực", thậm chí nếu coi vật đen là có thực thì việc coi năng lượng vật đen có thể bức xạ là hữu hạn liệu có thể là có thực hay đó là một hạn chế của năng lực nhận thức con người.

   10.  Đối với các kỹ sư máy tính, hiện thực có thể mô tả không cần tới continuum.  Nếu chúng ta nói rằng số thực có thực vì khẩu súng là có thực, các kỹ sư máy tính có thể nói, mọi vật trong không gian thực đều có thể mô tả bởi các đối tượng trong không gian ảo xây dựng từ các bit, do đó continuum không CẦN có thực.

   11. Quay trở lại ý tưởng lợn có biết vô hạn tiềm năng hay không, chúng ta có thể lý luận, con lợn vục mặt vào máng ăn mà không băn khoăn đến stress như các triết gia bởi nó cho rằng nếu hôm nay vục mặt ăn được thì ngày mai cũng sẽ tiềm năng như thế. Suy cho cùng con người nhiều khi cũng có thể đã quan niệm như thế về tiềm năng. Bởi thế Trung Quốc có thành ngữ rất hay "hiên nhà cháy én sẻ hớn hở cười". Én sẻ làm tổ ở hiên nhà không hề nhận thức được nhà đang cháy. Tiềm năng của ngày mai giống như  của ngày hôm nay có thể chỉ là giả tưởng mà thôi.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)