Wednesday, January 19, 2022

Thông điệp của lợn và người

 Chân lý và sự tiện dụng,

    1. Con người ta (bao gồm cả bản thân tôi) cho rằng suy nghĩ chi phối bởi việc hướng tới chân lý. Những người được cho là anh hùng hay thánh nhân, hành động theo chân lý chứ không phải vì sự tiện dụng. 

    2. Cố nhiên, không ai húc đầu vào tường đá vì chân lý, bởi vì có một chân lý cao hơn hàm ý húc đầu vào tường đá không được tiện dụng. Đánh nhau với một tên điên không biết đau là gì, cãi nhau với tên ngu không biết thị phi, hay anh hùng bảo vệ chân lý khi bị một tên cướp đang kê súng vào đầu, đều không tiện dụng. Tuy vậy có những vị thánh thực sự lên giàn thiêu, vì một sự tiện dụng cao hơn, khi họ ý thức được là phải có giàn thiêu ấy đồng loại mới thay đổi được nhận thức. 

      3. Con lợn có ý thức hay không? Có biết đau hay không? Người nói có cũng có thể trưng ra các bằng chứng, như những kẻ nói không. Nhưng quan niệm lợn không có ý thức khá tiện dụng nếu chúng ta thấy món lợn quay là khoái khẩu. Những kẻ thích Tết thì bảo vệ truyền thống ăn Tết, không hề có một chân lý gì cả, chẳng qua là do họ thấy tiện dụng mà thôi. 

      4. Cũng có thể không chỉ hạn chế ở các ý thích thường tình mà mọi chân lý trên đời đều xuất phát từ sự tiện dụng.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

1 comment:

  1. Người ta lúc giàu sang thì bị chi phối bởi lễ nghĩa (kiểu ngưu tầm ngưu mã tầm mã...). Khi đói thiếu thì chẳng có gì bằng miếng cơm manh áo (kiểu hết gạo chạy rông, ko có nhất nhì gì nữa).

    Dễ nhận ra: xứ nào người ta bằng lòng với việc sống với đủ thứ chân lý, xứ nào thì mấy cái đó toàn là loại nhảm nhí, vì có ăn được đâu... !

    Và chỗ nào ai nhìn cũng thánh thiện, chỗ nào toàn đầu trộm đuôi cướp cũng từ cái thông điệp ko thành văn này mà ra cả.
    Dân gian vì thế mới có câu: TƯỚNG TỰ TÂM SINH. TƯỚNG TUỲ TÂM DIỆT.

    ReplyDelete