Thursday, December 31, 2015

Cuộc chiến tranh Việt Nam qua điệp viên huyền thoại Phạm Xuân Ẩn (12)

"...đây là ln đu tiên tôi sng dưới chế đ cng sn. Tôi có rt nhiu điu đ hc và c gng điu chnh mi th, t cách nghĩ, cách hành đng, và thm chí c cách nói đùa."  Phạm Xuân Ẩn

Phần kết

Sau vài ngày ở Khách sạn Contineltal, Phạm Xuân Ẩn và mẹ về sống ở nhà. Nhưng ông vẫn sợ cái điều mà ông từng mô tả đại loại như là: "khoảng hai giờ sáng, người ta đến gõ cửa nhà tôi rồi bắt tôi đi thủ tiêu, không ai còn được nghe gì về tôi nữa. Cảm giác lo sợ này giống hệt như ngày tôi từ Mỹ trở về Sài Gòn năm 1959. Đây là thời điểm rất nguy hiểm với tôi, bởi vì người ta chỉ biết tôi là một phóng viên Sài Gòn làm việc cho Mỹ". Phạm Xuân Ẩn cho rằng, sẽ là không công bằng khi đất nước thì được thống nhất, còn gia đình ông thì bị ly tán.
Phạm Xuân Ẩn phải ra trình diện trước các nhà chức trách địa phương. Ông điền vào tờ khai nghề nghiệp là nhà báo, làm việc cho tạp chí Time. 
Phóng viên người Australia Neil Davis và nhà báo Ý Tiziano là 2 trong số ít phóng viên nước ngoài còn ở lại Sài Gòn. Thỉnh thoảng họ lại ghé qua Văn phòng tạp chí Time để trao đổi với Phạm Xuân Ẩn và hỏi ông về quan điểm của ông về giai đoạn quá độ này. Davis cũng giữ quan hệ thân thiết với Shaplen, cung cấp những thông tin cập nhật về tình hình và giúp chuyển những thông tin từ phía Phạm Xuân Ẩn cho Shaplen. Những bài viết của Davis đặt ra một chút nghi ngờ rằng, sau khi được giải phóng Sài Gòn trở thành 1 nơi nguy hiểm. "Tôi bị bộ đội (lính Bắc Việt Nam) bất ngờ từ trong bụi cây hay đang nấp, hay sau gốc cây nhảy ra chặn lại hỏi giấy tờ tùy thân". Tất cả mọi người bất kể là người nước ngoài hay người VN, đều phải trình diện chính thức ngay từ đầu với các nhà chức trách mới. "Hoặc nguy hiểm hơn nữa là có thể bị những thanh niên mặt mày hớn hở thuộc các đội tự vệ mới chặn lại. Những người này gây phiền hà giống hệt như dân vệ trước đây của chính phủ cũ. Việc đăng ký trình diện, ít nhất là tại Sài Gòn, có vẻ như sắp hoàn thành. Cho đến nay thì trình diện là một trong số ít việc làm chứng tỏ quyền lực của chính quyền mới. Tất cả mọi người Việt Nam, từ cựu sĩ quan, binh lính, viên chức chính quyền cũ, nhân viên làm việc cho Mỹ cho đến những người được mô tả kỳ cục như là "nhân viên mật vụ", đều phải khai báo rõ nơi ở, nơi làm việc,... để xác định danh tính".
Đối với những người dân Nam VN từng cộng tác và làm việc với người Mỹ, cuộc sống chẳng bao lâu sau đã trở nên khó khăn và tàn nhẫn. Đây cũng là thời gian đặc biệt bối rối đối với Phạm Xuân Ẩn cùng với rất nhiều bạn bè bởi tương lai không mấy sáng sủa. Nguyễn Xuân Phong là 1 trong số những người này. Phong từng làm việc trong Nội các của Chính quyền Sài Gòn, từng là Bộ trưởng phụ trách đàm phán ở Paris. Giống Phạm Xuân Ẩn, Nguyễn Xuân Phong không thể rời bỏ cha mẹ của mình nên đã khước từ lời mời di tản của Đại sứ Mỹ Graham Martin. Giờ đây, ông Phong chẳng biết làm gì ngoài chờ đợi chỉ thị của chế độ mới. Ông đã ngoan ngoãn chấp hành ra trình diện mà chẳng biết sau đó ông sẽ bị tử hình, tù chung thân, hay gì gì đi nữa. "Tôi nghĩ nếu ngồi tù 5 hoặc 10 năm thì còn có thể chịu đựng được, chứ 20 năm thì tôi không dám nghĩ tới", Nguyễn Xuân Phong nói.
Tướng Trần Văn Trà thay mặt Ủy ban Quân quản đã ra 1 mệnh lệnh rằng tất cả các quan chức của chế độ cũ từ cấp đứng đầu ngành, các sĩ quan thuộc các lực lượng vũ trang từ cấp trung tá trở lên phải ra trình diện để đi học tập cải tạo tập trung 30 ngày, từ tháng 5 đến hết tháng 6. Các viên chức và sĩ quan còn lại sẽ học tập cải tạo thời gian 7 ngày tại địa phương nơi họ cư trú. Cứ mỗi ngày trôi qua, bạn bè của Phạm Xuân Ẩn lại biến mất dần để đi học tập.
Sau khi đã kết thúc 30 ngày, Nguyễn Xuân Phong và bao người khác vẫn chưa được trở về nhà. Sở dĩ có thay đổi này vì 1 số cán bộ từ Hà Nội vào đã xem xét lại mệnh lệnh của Tướng Trần Văn Trà, cho dù ông Trà không tán thành.
Nguyễn Xuân Phong nhớ lại: "Chúng tôi được giảng giải rằng, chúng tôi có lỗi lầm là đã chống lại Tổ quốc. Người ta không dùng cụm từ "những kẻ phản bội Tổ quốc", nhưng chúng tôi được giải thích cho hiểu một cách rõ ràng rằng chúng tôi đã có tội tiếp tay cho Mỹ - đế quốc xâm lược kiểu mới, dẫn đến sự chết chóc và hủy hoại đối với người Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Chúng tôi không được biết liệu có bị đưa ra xử trước tòa án hay không, hay là nếu xử án thì xử trên cơ sở nào, hoặc tội như vậy thì bị tù trong bao lâu, hay là thời gian giam giữ chúng tôi được xác định như thế nào, theo từng cá nhân hay tập thể".
Cuộc hành trình đi vào thế giới không biết của Nguyễn Xuân Phong bắt đầu từ nhà tù Thủ Đức tháng 6/1975. Sau vài tuần, tù nhân được lệnh ra tập trung ngoài sân, bị xích từng đôi một rồi đưa lên 1 chiếc xe tải quân sự đưa ra phi trường. Sau đó, họ được chở đến sân bay Gia Lâm, rồi chuyển tiếp đến Trại A15 vẫn được coi là cơ sở phụ của "Hilton Hà Nội", cách Hà Nội 50km, trước kia giam giữ nhiều tù binh Mỹ. Nguyễn Xuân Phong và 1.200 bạn tù phải ở trong trại này cho đến khi được phép trở về. Đối với trường hợp của Phong là 1 ngày trong tháng 12/1979; nhiều người khác, ngày trở về là 10 hoặc thậm chí 15 năm sau.
Một số phận tốt hơn nhiều đã chờ đợi Phạm Xuân Ẩn. Vài tuần sau ngày 30/4, có người của lực lượng an ninh chế độ mới đến gặp ông và nói "Ông thì OK".
Danh tính của Phạm Xuân Ẩn đã đươc xác nhận. Ông được coi là "người ba mươi năm cách mạng" - một thuật ngữ được dùng để chỉ những người đã tham gia đáng giặc ngoại xâm trong 3 thập kỷ qua. Phạm Xuân Ẩn được chính thức chuyển sang bên thắng trận, điều này dễ nhận thấy vì số lượng gạo của ông được tăng thêm, được cấp phát quân phục hàm Đại tá Quân đội Nhân dân VN.
Phạm Xuân Ẩn được mời dự Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV cũa Đảng CSVN (tháng 12/1976) . Ông được phong danh hiệu Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân. Sau Đại hội này, tất cả văn phòng đại diện của các công ty nước ngoài đang hoạt động ở miền Nam VN đều bị đóng cửa. "Đó cũng là sự chấm dứt việc tôi đi làm tại văn phòng tạp chí "Time" ", Phạm Xuân Ẩn nói.
Là 1 Anh hùng nhưng Phạm Xuân Ẩn vẫn phải tham dự 1 khóa học chính trị 1 năm. Ông đã sống quá lâu với người Mỹ. Khi nói chuyện, ông vẫn còn xen vào cách nói đánh giá rất cao kẻ thù đã bị đánh bại. Chiến tranh kết thúc, đất nước của ông đã được thống nhất, và ông vẫn còn khâm phục người Mỹ. Chế độ mới không còn nghi ngờ gì về lòng trung thành của ông với Tổ quốc, nhưng họ rất lo ngại về những điều mà ông nói ra mà dân chúng nghe được thì không có lợi. Phạm Xuân Ẩn cần được lập trình lại tư duy như 1 người VN, chứ không phải là tư duy như 1 người Mỹ.
Tháng 8/1978, Phạm Xuân Ẩn rời gia đình để dự khóa học của Học viện chính trị cao cấp ở Hải Dương, cách Hà Nội khoảng 30 km. Ông không để tâm nhiều đến thời gian học tập này. Trong tất cả các cuộc nói chuyện với Larry Berman, ông chưa bao giờ gọi đó là 1 cuộc cải huấn. Phạm Xuân Ẩn nói: "Đó là một học viện chính trị. Tôi cần phải đến đó vì tôi chẳng biết gì về chủ nghĩa Mác - Lênin và duy vật biện chứng. Tôi đã có một cuộc sống khác trong suốt thời gian tôi thi hành nhiệm vụ bí mật của mình. Cuộc sống đó giờ đây đã chấm dứt. Tôi hiểu nhiều về hệ thống Mỹ hơn là hệ thống này, do vậy tôi cần phải đọc tất cả những sách kinh điển về lối tư duy kinh tế Nga". Phạm Xuân Ẩn nói mà không nở một nụ cười nào, mất hẳn cái cách châm biếm thường thấy của ông. "Đây là năm mà lối tư duy của tôi được chờ đợi là sẽ thay đổi. Tôi đã cố gắng để là một học viên tốt, nhưng do tôi đã biết quá nhiều, nên thay đổi là rất khó khăn".

Sau khi kết thúc khóa học, Phạm Xuân Ẩn trở về TP.HCM. Chính phủ mới mời Phạm Xuân Ẩn vào làm việc tại 1 cơ quan kiểm duyệt, nhưng ông từ chối. Sau đó, ông được đề nghị đào tạo các nhà báo CS, nhưng ông nghĩ, về mặt thực tiễn đó là điều không thể. "Tôi có thể dạy được gì cho các nhà báo Việt Nam về nghề nghiệp của tôi?..."
David De Voss, cựu Trưởng phân xã tạp chí Time phụ trách khu vực ĐNA, đã rất khó khăn mới có thể tìm gặp được Phạm Xuân Ẩn vào năm 1981. Lần đó, Phạm Xuân Ẩn đã đề nghị De Voss bí mật giúp gia đình ông ra khỏi VN. Phạm Xuân Ẩn nói ông rất buồn về những điều diễn ra trên đất nước ông. Trước đó, ông đã từng cố gắng đưa gia đình ra nước ngoài 2 lần, nhưng không thành công.
Năm 1986, ngọn gió đổi mới cuối cùng rồi cũng thổi tới VN. Năm 1988, Bob Shaplen đến TP.HCM và đề nghị gặp Phạm Xuân Ẩn. Lần đầu tiên, cơ quan an ninh cho phép gặp với điều kiện có 1 thành viên cùa Bộ Ngoại giao cùng dự. Sau đó, Phạm Xuân Ẩn xin phép người bạn của ông làm việc tại Bộ Ngoại giao rằng liệu ông và Shaplen có thể đi ăn tối riêng với nhau được không? Phạm Xuân Ẩn được phép làm điều đó.

Phạm Xuân Ẩn từng sống và làm việc với người Mỹ trước khi xảy ra cuộc chiến tranh của Mỹ ở VN. Ông từng đánh giá cao người Mỹ. Sau chiến tranh, tất nhiên ông muốn con trai mình cũng như vậy.
Phạm Xuân Ẩn cũng tin tưởng rằng con trai mình có thể đại diện cho 1 cây cầu mới nối giữa nhân dân VN và nhân dân Mỹ.

"Suốt cuộc đời mình, tôi chỉ có hai trách nhiệm. Một là nghĩa vụ của tôi đối với Tổ quốc. Hai là trách nhiệm của tôi đối với những người bạn Mỹ - những người đã dạy cho tôi mọi điều từ A đến Z, đặc biệt là nhân dân Mỹ. Mong ước của tôi là: Đấu tranh cho đến khi đất nước giành được độc lập và sau đó, lập quan hệ ngoại giao và bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, được như vậy thì tôi có thể mỉm cười mà nhắm mắt xuôi tay bất cứ lúc nào cũng thỏa lòng rồi."

Nhật ký: Ngày cuối năm

Ngày cuối năm trôi theo chút buồn cùng những hàng chữ trong Búcsúlevél của Ngô Việt. Tên này lại nêu một tấm gương cặm cụi tìm kiếm và chia sẻ/nhớ lại tiếng Hung qua những idézet. Blog bây giờ thiếu chuyên mục thường xuyên mỗi sáng bắt đầu cho một ngày... giống như bàn ăn thiếu một người ngồi cùng để thấy bữa ăn thêm ngon, đồ ăn như thiếu chút hương vị để cảm được sự đậm đà quen thuộc, và đồ uống cũng chẳng còn nồng cay như đã từng thưởng thức... Nhưng bạn vẫn là người phải chọn cho mình điều gì để làm và còn phải đủ sức để không bao giờ lùi bước trong cuộc sống.

Minden jót!


Ảnh đẹp 2016: Akt

Dưới đây là những tấm ảnh được chọn từ album ảnh của Dương Quốc Định, một nhà nhiếp ảnh từng đoạt nhiều giải về ảnh khỏa thân. (Các bạn nhấn vào hình để xem rõ hơn)

Wednesday, December 30, 2015

Búcsúlevél

A "Minden nap egy magyar idézet" FaceBook rovatom már három éve fut. Ebben az időszakban mintegy ezer magyar idézetet fordítottam, beleértve a szólásokat és közmondásokat. A szívem legmélyéből szeretném megköszönni mindazoknak, akik drága idejüket azzal töltötték, hogy elolvassák és véleményüket adják ezekről.
Van néhány új nagy projektem, így a következő időszakban a szűk időkeret miatt búcsút kell mondanom a rovatnak. Mostantól kezdve, nem lesz "Minden nap egy magyar idézet" rovat. Ez nem jelenti azt, hogy el fogok tűnni a FaceBook-ról, csak nem leszek olyan aktív, mint eddig.
Kívánok mindenkinek jó egészséget és boldogságot az új évre!

Tuesday, December 29, 2015

Cuộc chiến tranh Việt Nam qua điệp viên huyền thoại Phạm Xuân Ẩn (11)

Những ngày cuối cùng của cuộc chiến

Phạm Xuân Ẩn rất hay chỉ trích Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Bằng chứng rõ nhất về điều này có thể tìm thấy trong sổ tay ghi chép của Shaplen, tại đó ông Ẩn so sánh sự lãnh đạo của Tổng thống Thiệu như một con khỉ làm xiếc nghiện thuốc phiện. 
Sổ ghi chép của Shaplen: "Ẩn: Thiệu, chúng ta đã dựng ông ta lên như vậy, và nếu chúng ta để ông ta tự đi, ông ta sẽ chết chìm. Nhiều người Hoa và người Sài Gòn nuôi khỉ, cho khỉ ăn thuốc phiện, thức ăn ngon, dạy làm trò, đội mũ lên đầu, xiếc. Nhưng khi chủ gánh xiếc quay mặt đi chỉ trong ba phút, chú khỉ sẽ trở lại bản năng gốc của nó, lại bốc phân ăn ngay, giống như Nguyễn Văn Thiệu vậy. Vì thế, nếu chúng ta chỉ cần hỗ trợ chậm trễ trong năm phút, Quân đội Việt Nam Cộng hòa sẽ bị nuốt chửng ngay. Chúng ta đã tạo ra một bầu khí hậu con khỉ ở đây". Phạm Xuân Ẩn giải thích cho Shaplen rằng sự khủng hoảng lãnh đạo ở Sài Gòn là kết quả trực tiếp của việc Hoa Kỳ chẳng làm gì để đào tạo một thế hệ lãnh đạo mới ở miền Nam Việt Nam. 

"Máu và đôla đã đổ vào đây, nhưng thử hỏi chúng ta đã làm được gì cho người Việt Nam và cho Sài Gòn? Hầu hết mọi người Mỹ đều chỉ tiếp xúc với những con khỉ và chẳng bao lâu nữa, chúng ta sẽ rút đi. Chúng ta chỉ biết những con khỉ. Khi chúng ta tới đây, chúng ta đã sử dụng những người Việt Nam do Pháp đào tạo và một đám đông quan lại và rồi chúng ta biến họ thành những viên tướng mới. Đôla,v.v. và những con khỉ không biết sử dụng những thứ đó như thế nào. Đám người Việt đó chẳng có học thuyết, người Mỹ cũng chẳng có học thuyết gì cả. Chúng ta xây dựng nên những tòa nhà trường học, nhưng không có giáo viên. Chúng ta xây dựng đường bộ và mở những con kênh, nhưng đám người Việt đó không biết sử dụng nó. Chưa bao giờ có sự huấn luyện lãnh đạo thật sự." 

Phạm Xuân Ẩn dự đoán rằng một khi Mỹ rút đi, Chính quyền Sài Gòn sẽ chỉ còn là "một cái xác khô".
Phạm Xuân Ẩn nói: "Nguyễn Văn Thiệu sẽ tiếp tục chửi bới mọi người, chỉ trừ mỗi bản thân ông ta và sẽ kéo cả tòa nhà xuống cùng với ông ta. Theo tôi, đó sẽ là một trận đại hồng thủy" (câu này ông Ẩn nói bằng tiếng Pháp).
Trước tình thế không gì cứu vãn nổi c
ủa miền Nam
, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức. Ông ta nói với các cố vấn thân cận của mình rằng, tình hình quân sự đã trở nên vô vọng và sự tiếp tục có mặt của ông ta tại Dinh Tổng thống sẽ là 1 trở ngại cho 1 giải pháp hòa bình, đó là điều có thể hình dung được.
Ngày 25/4, lúc 9 giờ 30 phút tối, Nguyễn Văn Thiệu đáp chiếc máy bay C-118 số hiệu 231 rời phi trường Tân Sơn Nhất đi Đài Bắc.

Một ngày sau khi Nguyễn Văn Thiệu di tản, vợ và bốn con của Phạm Xuân Ẩn đáp chuyến bay của hãng truyền hình Mỹ CBS News rời Sài Gòn cùng với 39 nhân viên khác của tạp chí Time.
Phạm Xuân Ẩn ở lại Sài Gòn. Ông đã được cho biết: nhữ
ng người CS xác định ba nơi an toàn, đó là Đại sứ quán Pháp, Bệnh viện Grall, và Khách sạn Continental của Pháp. Trong túi Phạm Xuân Ẩn có đầy những chìa khóa mà các bạn đồng nghiệp khi ra đi để lại. Ông quyết định rằng tốt nhất là cùng với mẹ đến ở tại phòng số 407 của Bob Shaplen tại Khách sạn Continental.

Đại sứ quán Mỹ đã thông báo cho tất cả các trưởng phân xã rằng khi nào đến thời điểm phải di tản khỏi Sài Gòn, thì Đài phát thanh của các lực lượng vũ trang sẽ phát 1 bản tin thời tiết đặc biệt nói rằng "Nhiệt độ là 105 độ, và đang tăng lên!". Việc di tản sẽ đến cực điểm khi Đài phát thanh này phát đi bài hát Đêm Giáng sinh trắng của nhạc sĩ Irving Berlin do Bing Corsby trình bày. Sáng 29/4/1975, khi các phóng viên và tất cả những người Mỹ còn lại ở Sài Gòn thức dậy đã nghe bản nhạc này phát trên Đài phát thanh các lực lượng vũ trang ở Sài Gòn.

BS Trần kim Tuyến bị lỡ nhiều cơ hội để ra đi. Vợ ông, bà Jackie và các con đã sang Singapore dưới sự bảo trợ của Đại sứ quán Anh. Ông nằm ở vị trí cao trong danh sách những người di tản 
của CIA nhưng người giúp đỡ của ông là William Kohlmann đã đi trước rồi. Sau đó dù có sự giúp đỡ của Shaplen để đưa tên của Trần Kim Tuyến vào danh sách các phóng viên nước ngoài cần di tản bằng trực thăng từ phi trường Tân Sơn Nhất nhưng việc này không thực hiện được. Cuối cùng, Shaplen phải đưa cho Tuyến tất cả số tiền còn lại trong túi của mình cùng với chiếc chìa khóa dự trữ của phòng mình tại khách sạn và nói: "Ở cùng với Ẩn".
Trong ng
ày 29/4, Phạm Xuân Ẩn đã tìm mọi cách để giúp 
Trần Kim Tuyến ra đi, từ việc trở lại Sứ quán Mỹ, cố gắng liên lạc với các mối quan hệ và cuối cùng nhận được sự giúp đỡ từ Trưởng trung tâm CIA Tom Polgar. Tên của Trần Kim Tuyến nằm trong danh sách của đám lính thủy đánh bộ làm nhiệm vụ an ninh tại cổng Sứ quán. Nhưng cả Trần Kim Tuyến và Trần Văn Đôn, từng làm Phó thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng trong nội các cuối cùng của Nguyễn Văn Thiệu, đều không thể lọt được vào Đại sứ quán Mỹ vì tình hình hỗn loạn ở đó. Theo chỉ dẫn của Tom Polgar, trong trường hợp không đến được Sứ quán, Phạm Xuân Ẩn đã đưa ngay Trần Kim Tuyến đến tòa nhà số 22 phố Gia Long. Lúc đó, những người lính gác đang đóng chiếc cổng lại. Tình hình có vẻ vô vọng. Nhưng khi cổng đang từ từ khép lại, Phạm Xuân Ẩn theo bản năng chạy tới dùng tay trái chặn cổng lại rồi lấy tay phải đẩy mạnh Trần Kim Tuyến với dáng người bé nhỏ chui qua cổng. Khe hở lúc đó chỉ còn khoảng chưa đầy 50 cm. Phạm Xuân Ẩn nói: "Chạy". Thang máy không hoạt động, Tuyến phải chạy bộ hết 8 tầng mới lên đến sân thượng, ở đây, chính Trần Văn Đôn đã kéo Tuyến lên máy bay. Và chiếc máy bay trực thăng Huey màu bạc cuối cùng đáp xuống đây để đón mỗi lần 15 người ra phi trường Tân Sơn Nhất cũng rời khỏi tòa nhà. Những người may mắn này sẽ được đưa lên các trực thăng lớn hơn chở họ ra các tàu chiến của Mỹ đang chờ ở ngoài Biển Đông.
Trên bầu trời Sài Gòn, suốt đêm 29/4 cho tới rạng sáng 30/4/1975, là những chiếc máy bay trực thăng CH-46 Sea Knight và cả những chiếc lớn hơn CH-53 Sea Stallion hối hả đón những người di tản bay ra hạm đội của Mỹ ở ngoài khơi.
Cuối cùng, lúc 7 giờ 51 phút sáng, giờ Sài Gòn, 1 chiếc CH-46 sử dụng tín hiệu gọi Swift 22 để phát đi 1 bức điện cuối cùng: "Tất cả mọi người Mỹ đã ra khỏi, nhắc lại, ra khỏi".

Phạm Xuân Ẩn đã mô tả những ngày cuối cùng đó trong 1 bài đăng trên Time mang tựa đề Cuộc chia tay cuối cùng nghiệt ngã: "Hình ảnh cuối cùng về cuộc chiến tranh: Những người lính thủy đánh bộ Mỹ dùng báng súng giáng xuống những ngón tay của nhiều người Việt Nam đang cố bám tường tìm cách vào được bên trong khuôn viên tòa Đại sứ Mỹ để chạy trốn khỏi đất nước họ. Một không khí lộn xộn, bừa bãi chẳng khác nào cảnh mô tả trong kinh khải huyền - một số kẻ cướp ngày lái những chiếc xe hơi của sứ quán bỏ lại chạy như điên quanh thành phố cho đến khi hết sạch xăng; một số kẻ khác vào lục soát Siêu thị PX Tân cảng Sài Gòn vốn được coi là giấc mơ, rập khuôn như vùng ngoại ô của Mỹ. Một người phụ nữ đội hai thùng rượu anh đào và một thùng kẹo cao su Wrigley Spearmint. Ngoài khơi, những chiếc máy bay trực thăng trị giá hàng triệu đôla bị lật nhào khỏi boong tàu cứu hộ Mỹ một cách lãng phí, chẳng khác nào việc ném đi những lon bia, để lấy chỗ cho những chiếc máy bay trực thăng khác sắp đến.
Cuối cùng, Việt Cộng và những người Bắc Việt Nam đổ vào Sài Gòn, kéo cờ của Chính phủ Cách mạng Lâm thời và bắt giữ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu. Đối với nhiều người Mỹ, điều đó giống như một cái chết đã được chờ đợi từ lâu, nhưng đến khi xảy ra thì người ta vẫn cảm thấy bị sốc.
Một cuộc chiến tranh dài nhất của thế kỷ đã kết thúc bằng một cuộc di tản hiệu quả, nhưng nhục nhã. Đó là sự kết thúc giống như một cơn ác mộng, không, có thể còn tồi tệ hơn cả cơn ác mộng; chỉ có rất ít lính Việt Nam Cộng hòa nổ súng vào những người Mỹ đang di tản, nhưng chẳng trúng phát nào. Ít nhất thì người Mỹ cũng đã gây ra cảnh tượng khủng khiếp cuối cùng về người của mình đánh những người bạn và đồng minh của Mỹ đang chen lấn nhau di tản. Mặc dù trên thực tế, người Mỹ đã tìm cách đưa khoảng 120.000 người Việt Nam tị nạn ra đi với họ.
Có lẽ đúng hơn phải nói rằng, cuộc chia tay lần này của Mỹ đối với miền Nam Việt Nam là một hành động duy nhất không ảo tưởng trong suốt những năm chiến tranh...
Những người cầm quyền mới ở miền Nam Việt Nam tuyên bố rằng họ sẽ "quyết tâm thực hiện một chính sách hòa bình, độc lập, trung lập, và không liên kết" ".
(còn nữa)

Ghi lại từ cuốn Điệp viên hoàn hảo của Larry Berman

Con người

Con nguời ta không thể sống nếu
không có một ai đó yêu thương mình,
và cũng không thể sống nếu không có
một ai đó để yêu thương.


 

Monday, December 28, 2015

Cuộc chiến tranh Việt Nam qua điệp viên huyền thoại Phạm Xuân Ẩn (10)

Những trận đánh cuối cùng

Đầu tháng 11/1974, BCT triệu tập tất cả những nhà lãnh đạo Đảng và chỉ huy trưởng các mặt trận ở miền Nam ra Hà Nội để đánh giá kế hoạch chiến lược cho cuộc Tổng tấn công năm 1975.
Ngày 13/11/1974, Tướng Trần Văn Trà ngồi trên ghế trước của chiếc GAZ 69 do Liên Xô sản xuất, phía sau ông là ông Phạm Hùng, Bí thư Trung ương Cục miền Nam, người cấp cao nhất của CS ở miền Nam. Ông Trần Văn Trà từng di chuyển trên đường mòn Hồ Chí Minh trong năm 1959 từ miền Bắc vào Nam. Ngày đó con đường mòn này còn sơ khai và được gọi với cái tên là đường 559. Chuyến đi từ Bắc vào Nam của ông ngày đó phải mất 4 tháng mới đến nơi nhưng lần này ông từ Nam ra Bắc chỉ mất 10 ngày.
Chiếc GAZ 69 rẽ sang đường 13 đoạn tại Lộc Ninh, nơi đóng chỉ huy sở của Quân khu B-2, vốn được coi là thủ đô của Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời CHMNVN. Khi đã đi cách Sài Gòn 100km, chiếc xe quay đầu nhằm thẳng hướng Bắc tiến trên đường 13 giữa ban ngày. Trên đoạn này, ông Trần Văn Trà chỉ hơi sợ một chút về việc, có thể bị một vài đơn vị nhỏ đã suy yếu của quân đội VNCH được giao nhiệm vụ canh giữ kho đạn và xăng dầu tấn công. Chưa đầy 1 giờ sau, chiếc xe đã vượt biên giới sang Campuchia, nhằm hướng Tây Bắc, đi theo bờ sông Mê Kông đến gần Kratie thì dừng lại để đi bằng xuồng máy. Khi đến Nam Lào, họ lại đổi sang đi bằng ô tô, tiếp tục chạy trên đường mòn Hồ Chí Minh. Tới Đông Hà, họ thẳng tiến hướng Bắc để hoàn thành nốt chặng cuối cùng của hành trình ra Hà Nội.
Hội nghị kéo dài 22 ngày, từ ngày 18/12/1974 đến ngày 8/1/1975. Đây là cơ hội để Tướng Trần Văn Trà thanh minh vì ông đã phải trả giá đắt cho kế hoạch năm 1968 của mình để đạt được sự nổi dậy đồng loạt dịp Tết Mậu Thân. Do còn những thiếu sót, ông Trần Văn Trà đã lỡ cơ hội vào BCT "nhưng là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Thượng tướng, Tư lệnh các lực lượng quân đội Cộng sản vùng đồng bằng - tức là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tại hội nghị, ông đã trình bày các kế hoạch mới cho miền Nam".
Những người tham dự hội nghị đã có quan điểm rất khác nhau về chiến lược và thời gian biểu mà Tướng Trần Văn Trà trình bày. Một số Ủy viên BCT còn e ngại về việc Mỹ sẽ phản ứng thế nào đối với một cuộc tấn công mới. Họ đã từng đánh giá thấp Nixon hồi tháng 4 và tháng 12/1972. Nhưng lúc này, Nixon không còn là ông chủ trong Nhà Trắng nữa. Vụ Watergate đã phá tan giấc mơ làm tổng thống nhiệm kỳ 2 của ông ta.
Nghị quyết kết thúc hội nghị nhận định: "Chưa bao giờ chúng ta có được các điều kiện chính trị và quân sự thuận lợi như vậy, cũng như chưa bao giờ chúng ta có được lợi thế chiến lược to lớn như hiện nay; Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam và tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc..."

Lúc 10 giờ rưỡi sáng ngày 5/2/1975, chiếc máy bay Antonov AN-24 cất cánh từ sân bay quân sự Gia Lâm bay đến Đồng Hới. Trên máy bay có Đại tướng 4 sao Văn Tiến Dũng. Tướng Văn Tiến Dũng từng làm Tham mưu trưởng từ năm 1953. Ở tuổi 56, ông trở thành Ủy viên BCT trẻ nhất. Để hành trình của Tướng Dũng đảm bảo bí mật tuyệt đối, 1 kế hoạch đánh lừa đối phương đã được áp dụng. Người lái xe cho Đại tướng Văn Tiến Dũng vẫn hàng ngày 2 lần đúng giờ lái chiếc Volga từ nhà Tướng Dũng đến Tổng hành dinh quân đội theo lộ trình bình thường. Những người lính được chỉ thị tiếp tục chơi bóng chuyền hàng ngày trước nhà Đại tướng. Báo chí vẫn đưa tin về các hoạt động của Đại tướng quanh thành phố trong nhiều tuần sau khi ông đã rời Hà Nội. Các bí danh tạo ra để ký dưới các bức điện được mã hóa trao đổi giữa Tướng Văn Tiến Dũng và Tướng Võ Nguyên Giáp là "Tuấn" cho Văn Tiến Dũng và "Chiến" cho Võ Nguyên Giáp.
Thiếu tướng Đồng Sĩ Nguyên mang xe của chỉ huy Sư đoàn 559 đón Đại tướng Văn Tiến Dũng ở Đồng Hới và chở đến bờ sông Bến Hải để đi tiếp bằng xuồng máy đến sở chỉ huy của lực lượng 559 ở phía tây Gio Linh.
Đại tướng Văn Tiến Dũng tập trung phổ biến các chỉ thị của BCT về việc thành lập bộ tư lệnh mới cho Chiến dịch 275 giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Trận đánh đầu tiên, để thăm dò phản ứng của Mỹ, theo đề nghị của Tướng Trần Văn Trà, mục tiêu là tỉnh Phước Long, nằm cách Sài Gòn 130km. Đây là 1 tỉnh tương đối cô lập, nên là mục tiêu tấn công dễ dàng cho Quân đoàn 301 của Quân đội miền Bắc.
Trận đánh mở màn ngày 13/12/1974. Ngày 7/1 toàn bộ tỉnh Phước Long đã hoàn toàn bị đánh chiếm. Đại tá Harry Summers đã nói ngắn gọn về trận Phước Long như sau: "Trận đánh nhỏ ít được biết đến ở Phước Long là một trong những trận đánh mang tính chất quyết định nhất, vì nó đánh dấu việc Mỹ từ bỏ đồng minh cũ của mình... trước sự vi phạm trắng trợn Hiệp định Paris này - và nó được thiết kế một cách có tính toán kỹ lưỡng để vi phạm một cách trắng trợn như vậy rõ ràng là nhằm thăm dò thái độ của Mỹ - Tổng thống Gerald Ford giới hạn một cách nhu nhược sự phản ứng của mình chỉ trong một công hàm ngoại giao. Miền Bắc Việt Nam đã được bật đèn xanh cho việc chinh phục miền Nam Việt Nam".
Sau Phước Long, Buôn Ma Thuột là điểm mong manh dễ chọc thủng nhất của VNCH.
Đại tướng Văn Tiến Dũng đến Buôn Ma Thuột vào đêm giao thừa Tết Ất Mão 1975. Tại đây, ông đặt đại bản doanh cho chiến dịch sắp tới.
Đêm 25/2/1975, Tướng Văn Tiến Dũng ký giao nhiệm vụ phác thảo trên bản đồ về bố trí lực lượng, các đường tấn công vào Buôn Ma Thuột.
Ngày 9/3, "Tuấn" gửi cho "Chiến" bức điện: "Ngày 10/3, chúng tôi sẽ tấn công Buôn Ma Thuột".
Ngày 11/3, "Tuấn" lại gửi tiếp 1 bức điện khác cho đồng chí "Chiến": "Chúng tôi đã hoàn toàn kiểm soát được Buôn Ma Thuột. Chúng tôi đang tiến tới quét sạch các mục tiêu xung quanh".
Ngày hôm sau, "Chiến" đáp lại 1 bức điện chỉ thị của BCT: "Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, và Võ Nguyên Giáp đồng ý rằng chúng ta phải nhanh chóng quét sạch những đơn vị tàn quân địch ở Buôn Ma Thuột" và tiến sang hướng Pleiku.
Bắc VN đã công khai đưa các sư đoàn quân chính quy vào tham chiến ở miền Nam. Tổng thống Mỹ Gerald Ford từng cả đời làm nghị sĩ Quốc hội nên hiểu rằng, Quốc hội sẽ không duyệt chi khoản ngân sách bổ sung theo đề nghị để cung cấp các thiết bị mà Sài Gòn cần để ngăn chặn đối phương. Tổng thống Gerald Ford phái Đại tướng Tham mưu trưởng Fred Weyand sang VN đế đánh giá tình hình, nhằm đưa ra khuyến nghị cho các hành động tương lai. Weyand sang VN từ ngày 27/3 đến 4/4/1975, nên được chứng kiến sự thất thủ của Đà Nẵng ngày 30/3. Trở về Mỹ, Weyand đã gặp ngay Tổng thống Gerald Ford tại Palm Springs ngày 5/4. Tướng Weyand tán thành rằng: "Chúng ta đến miền Nam Việt Nam để giúp đỡ nhân dân Nam Việt Nam, chứ không phải để đánh bại quân đội Bắc Việt Nam. Chúng ta chìa tay ra với người miền Nam Việt Nam và họ đã nắm lấy. Bây giờ là lúc hơn bao giờ hết, họ cần một bàn tay giúp đỡ". Tướng Weyand còn khuyến nghị 1 khoản viện trợ bổ sung 722 triệu USD để đáp ứng sự tự vệ tối thiểu cho Chính quyền Sài Gòn. Cuối cùng, Weyand kết luận: "Tình hình quân sự là rất nguy kịch và khả năng tồn tại của Nam Viêt Nam là rất khó".
Trong lần cầu viện cuối cùng, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu viết 1 lá thư cho Tổng thống Gerald Ford, người mà ông ta chưa từng gặp mặt bao giờ, rằng: "Ý định của Hà Nội là sử dụng Hiệp định Paris để chiếm miền Nam Việt Nam bằng quân sự là điều chúng tôi đã biết rõ trong suốt quá trình đàm phán về Hiệp định Paris... Sau đó chúng tôi được hứa một cách chắc chắn rằng Mỹ sẽ trả đũa một cách nhanh chóng và mạnh mẽ đối với bất kỳ sự vi phạm nào về Hiệp định... Chúng tôi coi những lời hứa đó là sự đảm bảo quan trọng nhất đối với Hiệp định Paris; những lời hứa đó giờ đây trở nên những lời hứa quan trọng nhất đối với sự sống còn của chúng tôi".

Cuộc tấn công cuối cùng vào Sài Gòn sắp bắt đầu.
Chiều ngày 7/4, 1 chiếc xe gắn máy phóng tới tổng hành dinh của Đại tướng Văn Tiến Dũng. Người ngồi trên xe gắn máy là ông Lê Đức Thọ với 1 chiếc cặp bên trong là tờ mệnh lệnh cuộc tấn công cuối cùng mang tên "Tiến tới thắng lợi cuối cùng". Tờ lệnh này khẳng định, Đại tướng Văn Tiến Dũng là Tư lệnh chiến dịch, các Tướng Trần Văn Trà và Lê Đức Anh là các Phó Tư lệnh chiến dịch. BCT đặt tên cho kế hoạch mới của mình là Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Trận đánh vào Xuân Lộc, 1 cứ điểm then chốt của Quân đội VNCH nằm bên quốc lộ 1 mở màn ngày 9/4. Trận Xuân Lộc có thể coi như 1 trong những trận ác liệt nhất của cuộc chiến tranh vì Sư đoàn 18 quân đội VNCH đã kháng cự quyết liệt, chứng tỏ đây là sư đoàn tinh nhuệ nhất trong số tất cả các sư đoàn của Nam VN. Tuy nhiên, sau 2 tuần giao tranh làm tiêu hao 5.000 quân và phá hủy 37 xe tăng của quân đội Bắc VN, Sư đoàn 18 được lệnh rút lui. Xuân Lộc rơi vào tay quân đội Bắc VN ngày 22/4.
Ngày hôm sau, Tổng thống Gerald Ford nói chuyện tại Trường Đại học Tulane: "Mỹ có thể lấy lại được niềm tự hào từng tồn tại trước Việt Nam. Nhưng niềm tự hào đó không thể đạt được bằng việc lại đánh nhau trong một cuộc chiến tranh mà đối với Mỹ nó đã kết thúc".
Kết cục của cuộc chiến tranh đến nhanh hơn mọi người nghĩ. Phạm Xuân Ẩn bị sốc khi thấy gần 1 triệu quân của Quân đội VNCH, 1 đội quân lớn thứ tư trên thế giới, lại có thể vỡ vụn ra chỉ trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 4/1975.
(còn nữa)

Ghi lại từ cuốn Điệp viên hoàn hảo của Larry Berman

Móricka apukájának főnöke

A telefon cseng, és Móricka veszi fel a kagylót.
- Halló?
- Szervusz kisfiam, beszélhetnek az apukáddal? Itt a főnöke beszél.
- Melyik? - kérdezi Móricka - az a piszkos patkány, az a kövér disznó, vagy
az a szemét tróger?

Đ
oàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90) st

Hãy cám ơn...

Mỗi buổi sáng, khi tỉnh dậy, hãy cám ơn
ánh sáng mặt trời và rằng bạn vẫn sống và
mạnh mẽ. Hãy nói cám ơn cuộc đời và niềm
vui của sự tồn tại. Và nếu bạn không thấy
xung quanh có gì để có thể noi cám ơn, hãy
tìm sai sót trong bản thân bạn.


 

Sunday, December 27, 2015

Cuộc chiến tranh Việt Nam qua điệp viên huyền thoại Phạm Xuân Ẩn (9)

Cuộc chiến tranh đã được chuẩn bị hồi kết như thế nào

Nguyễn Văn Thiệu từng coi bản Hiệp định Paris là 1 bản hòa ước tự sát, nhưng vì cần chặn đứng những sự phá rối của phe đối lập, nên ông đã đồng ý ký.
Người Mỹ chuẩn bị rút khỏi VN. Các điều khoản quan trọng nhất của Hiệp định Paris ký ngày 27/1/1973 bao gồm cả việc đình chiến và việc rút quân Mỹ khỏi VN. Mỹ phải ngừng tất cả các hoạt động không quân, hải quân chống miền Bắc VN và phải tháo gỡ hoặc làm vô hiệu vĩnh viễn toàn bộ số mìn và thủy lôi mà họ đã thả xuống vùng sông, biển của miền Bắc VN. Trong vòng 60 ngày sau khi Hiệp định được ký kết, tất cả các lực lượng Mỹ và đồng minh của Mỹ phải rút khỏi VN. Mỹ bị cấm không được cung cấp hoặc đưa trở lại VN những phương tiện chiến tranh và bị buộc phải tháo dỡ tất cả các căn cứ quân sự ở miền Nam. Các lực lượng vũ trang của 2 bên VN được duy trì tại chỗ, nhưng sự ngừng bắn phải được duy trì cùng với việc cấm đưa quân đội, cố vấn quân sự, nhân viên quân sự, kể cả các nhân viên kỹ thuật quân sự, vũ khí, đạn dược và các vật liệu chiến tranh vào miền Nam VN. Cả 2 bên được phép theo định kỳ thay thế, bổ sung những vật liệu đã bị phá hủy, hư hỏng, hoặc dùng hết trên cơ sở 1 đổi 1 dưới sự giám sát và kiểm soát quốc tế.
Mỹ và miền Bắc VN hứa tôn trọng nguyên tắc tự quyết của nhân dân miền Nam VN, bao gồm cả việc tổ chức bầu cử tự do, dân chủ dưới sự giám sát của quốc tế. Để thự hiện được điều này, 1 Hội đồng Hòa giải và Hòa hợp dân tộc được lập ra và Mỹ bị cấm can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam VN.
Hiệp định Paris là 1 thắng lợi lớn của miền Bắc VN trên bàn đàm phán. Đài phát thanh Tiếng nói VN, cả chương trình đối nội và đối ngoại đều dành mấy ngày liền để đọc đi đọc lại toàn văn nội dung bản hiệp định. Tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ công bố Quốc kỳ của nước Việt Nam DCCH sẽ được kéo lên trên khắp mọi miền đất nước trong 8 ngày, tính từ phút đầu tiên cuộc ngừng bắn có hiệu lực (từ 28/1 cho đến 4/2). Trong suốt 3 ngày đêm liên tục, các đường phố Hà Nội đông nghẹt người đổ ra đường để ăn mừng sự kiện chỉ còn 60 ngày nữa sẽ không còn quân đội nước ngoài nào trên đất nước VN và các căn cứ quân sự Mỹ ở miền Nam sẽ phải bị tháo dỡ.
Trong khi đó, tại miền Nam không hề có niềm vui. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và các cộng sự của ông biết rõ rằng ông Lê Đức Thọ đã thắng trong cuộc chiến tranh ngoại giao. Ngoại trưởng Henry Kissinger đã thương lượng 1 Hiệp định chẳng đại diện cho cái gì khác ngoài 1 văn bản lễ tân ngoại giao về sự không can dự của Mỹ. Nhiều người, trong đó có cả trợ lý John Negroponte, đều thấy rõ rằng Kissinger làm như vậy chẳng khác nào "cầu nguyện cho chính quyền Thiệu ở miền Nam VN nhanh chết".
Vào thời kỳ đầu thực hiện Hiệp định, Hà Nội chưa có kế hoạch nào cho việc mở các cuộc tấn công ở miền Nam. Họ cũng cần có thời gian để phục hồi và chấn chỉnh nhân lực các cấp. Các tài liệu lưu hành nội bộ của Đảng cho thấy năm 1973 miền Bắc đã nghĩ đến việc mở lại chiến dịch tấn công quy mô lớn sau năm 1976, nhưng 1 số sự kiện chính trị nội bộ nước Mỹ đã ngăn cản việc thực hiện các kế hoạch này.
Phân tích của Phạm Xuân Ẩn về tình hình miền Nam VN sau khi ký Hiệp định Paris cho thấy thắng lợi của Chính phủ Cách mạng Lâm thời CHMNVN là: "...những điều mà từ năm 1966 họ đòi thì nay họ đã có - quyền được tham gia vào chính phủ... Do vậy, giờ đây Mặt trận DTGP đã có điều mà họ muốn. Có thể họ sẽ thúc đẩy trong 60 ngày hoặc là thúc đẩy để cho Thiệu bị lật đổ". Và ông cho biết về quan điểm của Hà Nội: "thực hiện toàn bộ hiệp định là điều họ muốn, không còn nghi ngờ gì nữa... Trong khi đó, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa chủ trương đi chậm lại. Họ muốn giữ nguyên trạng hoặc là tổ chức tổng tuyển cử theo điều kiện của họ mà Đảng Cộng sản không thể nào chấp nhận được. Thái độ của họ là Bắc Việt Nam và Mỹ đẩy họ đến tình trạng mọi chuyện đã rồi, một nền hòa bình độc ác, do vậy họ muốn giữ nguyên trạng càng lâu càng tốt và để tăng cường vị thế của họ... Nhưng cũng còn nhiều vấn đề nội bộ ở đây, và đó là một lý do khác mà chúng ta không thể thương lượng. Các vấn đề kinh tế, chính trị, và quân sự, tham nhũng, vấn đề xã hội phải được giải quyết ổn thỏa trước khi chúng ta có thể đề cập đến bên khác".
Có lẽ 1 khía cạnh làm Thiệu đau đớn nhất là điều khoản ngừng bắn tại chỗ, cho phép quân đội miền Bắc vẫn được ở lại miền Nam. Tháng 10, Henry Kissinger đi thăm Campuchia rồi trở về Sài Gòn. Ông ta đi thẳng tới thăm Tổng thống VNCH đúng lúc Thiệu đang trong trạng thái rất căng thẳng và đầy xúc động. Nguyễn Văn Thiệu nói với Kissinger: "Giờ các ông đã công nhận sự có mặt của quân đội Bắc Việt Nam ở đây. Nhân dân Việt Nam cho rằng chúng tôi đã bị Hoa Kỳ bán đứng. Bắc Việt Nam đã thắng trong cuộc chiến tranh".
Làm sao Nguyễn Văn Thiệu có thể chấp nhận sự có mặt của từ 200.000 đến 300.000 quân đội Bắc VN. "Nếu chúng tôi chấp nhận những điều trên trong Hiệp định, chúng tôi sẽ tự sát". Chỉ lên tấm bản đồ trên tường, Thiệu nói: "Mất một nước nhỏ như miền Nam Việt Nam thì có hề gì với Mỹ đâu? Đối với các ông, chúng tôi chỉ lớn hơn một dấu chấm trên bản đồ thế giới. Nếu các ông muốn từ bỏ cuộc chiến tranh, chúng tôi sẽ chiến đấu một mình cho đến khi nào chúng tôi hết sức, và đến lúc đó chúng tôi sẽ chết... Đối với chúng tôi, sự lựa chọn là giữa sống và chết. Đặt bút ký vào bản Hiệp định không khác nào một sự đầu hàng, là chấp nhận một bản án tử hình, bởi vì cuộc sống mà không có tự do là chết. Không, nó còn tồi tệ hơn cả cái chết!".
Bằng một hành động còn tồi tệ hơn, Henry Kissinger để lại cho nhà lãnh đạo Campuchia Lon Nol ấn tượng về một điều không có thật rằng Hiệp định đã được ký kết và Nguyễn Văn Thiệu đã chấp nhận bản Hiệp định. Lon Nol vốn sôi nổi và bồng bột liền mở sâm banh ăn mừng: "Cuối cùng thì hòa bình cũng đã đến. Chúng ta phải uống để mừng cho điều đó và cho Tiến sĩ Henry Kissinger vì sứ mạng của ông".
Phạm Xuân Ẩn đã gửi báo cáo ra Hà Nội về sự bất đồng giữa Henry Kissinger và Nguyễn Văn Thiệu. Đó là lý do vì sao phóng viên Arnaud de Borchgrave của tạp chí Newsweek được mời ra Hà Nội để có cuộc phỏng vấn độc quyền với Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Hà Nội đã nhìn thấy 1 cơ hội làm bối rối Henry Kissinger trong con mắt của những người thuộc chính quyền Sài Gòn.
Ngày 23/10, tạp chí Newsweek đăng bài phỏng vấn, dẫn lời Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói rằng, bản Hiệp định đã thỏa thuận xong. Lễ ký kết dự định được tổ chức tại Paris vào ngày 31/10. Hà Nội cũng cho phát toàn văn bản dự thảo Hiệp định, mặc dù nó vẫn còn được thảo luận giữa Kissinger và Lê Đức Thọ. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đề cập đến một "sự liên minh tạm thời" và nói rằng các sự kiện đã đi nhanh hơn ông Nguyễn Văn Thiệu. Cuộc phỏng vấn với Thủ tướng Phạm Văn Đồng là nhằm đưa ra công luận, đặc biệt là dư luận Mỹ, một sự đã rồi. Hơn nữa, cuộc phỏng vấn này còn chứng tỏ ý đồ xấu xa của Richard Nixon và Henry Kissinger trong quá trình tìm kiếm hòa bình. Ngoài ra, cuộc phỏng vấn này còn để chứng tỏ cho Liên Xô và TQ biết rằng Hà Nội đang thực lòng muốn tìm kiếm 1 hiệp định với Mỹ và như vậy thì xứng đáng được tiếp tục nhận viện trợ từ 2 nước này. Đại sứ Nguyễn Xuân Phong, Bộ trưởng trong Chính phủ VNCH từ năm 1965 - 1975 nhớ lại: "Theo ý kiến tôi, đó mới là thành tích lớn nhất của ông Phạm Xuân Ẩn".
Henry Kissinger bị buộc phải về Washington để tổ chức 1 cuộc họp báo với tư cách 1 người tham gia đàm phán tại Hội nghị Paris về VN. "Thưa quý bà, quý ông, hiện nay chúng ta đã nghe nói từ cả hai miền Việt Nam và trên thực tế cuộc chiến tranh từng tồn tại hơn mười năm, giờ đây đang đi đến hồi kết. Và đây là sự trải nghiệm đáng buồn cho tất cả các bên tham gia. Tổng thống cho rằng, có lẽ sẽ là hữu ích nếu tôi đến đây để nói với tất cả quý vị về những điều gì chúng ta đang làm, hiện nay chúng ta đang đứng ở đâu, và để làm rõ một số lời đồn đại khác nhau và những lời buộc tội... Chúng tôi tin rằng hòa bình đang ở trong tầm tay".
Phạm Xuân Ẩn cả quyết rằng về mặt cá nhân ông cảm thấy rất hài lòng khi giúp Hà Nội làm cho Kissinger bối rối.
Ngày 9/8/1974, Tổng thống Nixon phải từ chức. Sự kiện này làm Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu choáng váng. Như thế có nghĩa là mọi lời đảm bảo và cam kết của ông sẽ không thể thực hiện được. Như vậy, người bảo lãnh cho Thiệu đã ra đi, mặc dù ngày 10/8, Tổng thống mới của Mỹ Gerald R. Ford viết rằng: "Những cam kết hiện tại mà Hoa Kỳ đã đưa ra trước đây mà còn giá trị, thì chính quyền của tôi sẽ hoàn toàn tôn trọng". Nhưng 1 làn sóng thủy triều đang dâng lên làm thay đổi chính trị nước Mỹ. Tháng 11/1974, trong cuộc bầu cử Quốc hội, phe Dân chủ thắng lớn giành được 34 ghế Hạ viện và 3 ghế Thượng viện. Kết quả này giúp cho Đảng Dân chủ được hưởng quyền đa số khổng lồ với tỷ lệ 291 - 144 tại Hạ viện và 61 - 39 tại Thương viện. Người Mỹ đã sẵn sàng từ bỏ VN và chôn vùi toàn bộ 1 chương nhớp nhúa bẩn thỉu của lịch sử.
Tất cả những điều này đã góp phần giải thích tại sao cuộc chiến tranh VN đã được kết thúc nhanh hơn so với dự kiến của Hà Nội.
Tháng 10/1974, Quân ủy Trung ương đã có cuộc họp với BCT ở Hà Nội để thảo luận về việc liệu cuộc chiến tranh đã đến giai đoạn cuối cùng hay chưa? Theo Đại tướng Văn Tiến Dũng thì vấn đề mấu chốt là "một khi các cuộc tấn công quy mô lớn của chúng ta đẩy Quân đội Sài Gòn đến nguy cơ sụp đổ, liệu Mỹ có thể đưa quân trở lại miền Nam Việt Nam hay không?". Các đại biểu tham dự cuộc họp liên tịch này đã thảo luận về vụ Watergate, về việc từ chức của Nixon, và về việc Quốc hội Mỹ cắt giảm chi phí cho chiến tranh. Tại hội nghị này, kế hoạch của Bộ Tổng tham mưu đã được duyệt. Kế hoạch đó được gọi là "Cuộc tổng tiến công 1975 mở rộng, quy mô lớn" tại Tây Nguyên.
(còn nữa)

Ghi lại từ cuốn Điệp viên hoàn hảo của Larry Berman

Bạn

Bạn của tôi là người khi đã chúc
điều tốt lành cho tôi thì trong
lòng cũng nghĩ như vậy...


 

10 gyönyörű magyar vár, amit legalább egyszer látnod kell

1. Budai Vár

A Budai Vár a pesti oldalról a legkönnyebben felismerhető, a 13. századtól adott otthont a magyar királyoknak. Ebből a korszakból a középkori falak és néhány épület maradt fenn, de a 19. században jelentősen átalakították Ybl Miklós és Hauszmann Alajos tervei alapján.

Fotó: budapest.varosom.hu

2. Visegrádi vár

A visegrádi vár egy óriási erődítmény, a Dunakanyarban található, a Visegrádi-hegység magas sziklacsúcsától egészen a Duna partjáig húzódik. A középkori vár fontos politikai és katonai szerepet játszott a magyar történelem során egészen a 17. század végéig, amikor hadászati jelentőségét elvesztette. A törökök óriási pusztítást mértek a várra. Az erődítmény helyreállítási munkálatai az 1870-es évek elején kezdődtek, és még napjainkban is tartanak.

Fotó: kirandulohelyek.com

3. Sümegi vár

A sümegi vár az ország egyik legszebb, viszonylag épen megmaradt középkori erődje. A vár területileg három nagyobb egységből, a külső, a belső és fellegvárból áll. A várban megrendezett programoknak, valamint a folyamatos fejlesztéseknek köszönhetően a sümegi vár ma már az egyik legkedveltebb kirándulóhely.

Fotó: turizmus.zalatermalvolgye.hu

4. Kőszegi vár – Jurisics-vár

A kőszegi vár legrégebbi része a 13. században épült. Az eredetileg gótikus stílusú belső várat később kibővítették. A reneszánsz és barokk korban is átalakított épületegyüttes uradalmi várkastélyként szolgált. A vár az 1532-ben, a Bécs felé nyomuló oszmán hadak rohama elleni védekezést vezető várkapitányról, Jurisics Miklósról kapta a nevét. Jurisics Miklós maroknyi védőserege 19 ostromot vert vissza, az ő győzelmeikre emlékeztet a Kőszegen mindennap 11-kor megszólaló harangszó.

Fotó: jurisicsvar.hu

5. Cseszneki vár

A Bakonyban, egy sziklaszirten láthatóak Csesznek várának kőfalai. A több mint 700 éves vár virágkora a 15. századra tehető. Ebben az időszakban a várat birtokló Garai család impozáns megjelenésű, gótikus lovagvárrá építette át az addig alacsony, belső tornyos kis erődítményt. Hadászatilag kiemelkedő szerepet először a török időkben, majd később, a Rákóczi-szabadságharc idején kapott. A vár utolsó tulajdonosai, az Eszterházy család, a 18. század közepére barokk várkastéllyá építették át a ma is rendkívül sokat látogatott erődítményt.

Fotó: csesznekivar.hu

6. Szigligeti vár

A Tapolcai-medence délnyugati részén, a 230 méter magas vulkanikus hegy tetején állnak az észak–déli irányú, szabálytalan alaprajzú szigligeti vár maradványai. A várat egykor egy villámcsapás tépázta meg, ami a lőporraktárba csapott bele. Ami ezek után megmaradt az erődítményből, azt végül megerősítették, és a hely ma kedvelt kirándulóhely.

Fotó: kirandulastervezo.hu

7. Esztergomi vár

Az esztergomi vár a Duna jobb partján emelkedő, több mint ötven méter magas, szakadékos oldalfalakkal határolt magaslaton áll. A vár Magyarország középkori történelmének kiemelkedő fontosságú helyszíne. Az épületegyüttes 2008-ban elnyerte az európai örökség helyszíne kitüntető címet.

Fotó: holmagazin.hu

8. Egri vár

Az egri vár ma már védett műemlék, melyben a Dobó István Vármúzeum működik. Az állandó kiállításokon a látogató megismerheti a vár történetét, föld alatti erődrendszerét, a középkori büntetési módokat és ezek eszközeit. A kőtárban megtekinthetők az elpusztult katedrális maradványai és a Hősök Termében az 1552-es várvédelmet irányító várkapitány, Dobó István márvány síremlékének fedőlapja is.

Fotó: eger.varosom.hu

9. Siklósi vár

A Villányi-hegység déli lábainál, egy kisebb magaslaton láthatóak Siklós várának teljes épségben lévő falai, melyek oltalmazóan fogják körbe a palotaszárnyakat. Siklós várát Szulejmán szultán serege 1543-ban, háromnapos ostrom után foglalta el. Siklós visszavételére csak Buda visszafoglalásakor került sor. A várat gróf Caprara Eneas császári generális kapta meg, aki hozzákezdett a kastély kiépítéséhez, de halálával a munka félbemaradt. A várkastély befejezése már a Batthyányiak nevéhez fűződik.

Fotó: egykor.hu

10. Bory-vár

A Bory-vár egy különleges épületcsoport, amelyet Bory Jenő építész, szobrász épített és díszített Székesfehérváron. A vár 1923-tól az építész haláláig épült. Ma az épület nagy része múzeumként látogatható, de a leszármazottak egy része még mindig itt él. A Bory-vár szerepel a Guinness Rekordok Könyvében, mint a világ legnagyobb épülete, melyet egyetlen ember alkotott.

Fotó: kirandulastervezo.hu
NÉMETH ORSI (NLCAFÉ)

Saturday, December 26, 2015

Cuộc chiến tranh Việt Nam qua điệp viên huyền thoại Phạm Xuân Ẩn (8)

Giai đoạn khốc liệt của cuộc chiến tranh

Đợt tấn công có kế hoạch tiếp theo cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân bắt đầu từ ngày 4/5/1968. Đây là 1 cuộc tấn công vào 119 cơ sở, thị trấn, thị xã và thành phố miền Nam. Các đơn vị đặc công và pháo hạng nặng đã đánh vào các mục tiêu như Dinh Tổng thống, nhà riêng của Đại sứ Mỹ, Văn phòng Đại sứ quán Mỹ. William Tuohy viết: "Chính phủ đã có một thời kỳ rất khó khăn trong tháng năm mà không nhổ được hết rễ của Việt Cộng. Việt Cộng đã cắm được một lá cờ của họ trên cầu chữ Y". Loạt tấn công lần này có đặc điểm là đột nhập thành công vào khu vực Chợ Lớn.
Một kế hoạch chặn đường tiếp viện của Hà Nội vào miền Nam VN đã được vạch ra từ tháng 11/1970. Theo kế hoạch, cuộc tấn công này phải được bắt đầu trước mùa mưa nhằm làm gián đoạn việc sử dụng đường mòn Hồ Chí Minh trong 1 thời gian dài hơn nhiều so với sự gián đoạn bình thường của mùa mưa.
Ngày 8/2/1971, 20.000 quân VNCH vượt biên giới sang vùng cán xoong của Lào. Cuộc hành quân này mang bí danh "Lam Sơn 719". Mục tiêu trước mắt của cuộc hành quân này là 1 thị trấn nhỏ của Lào mang tên Sêpôn, cách biên giới với VN khoảng 30km. Nó nằm kề Đường 9, mọi nhánh của đường mòn Hồ Chí Minh đều đi qua vùng này.
Phạm Xuân Ẩn đã gửi báo cáo về kế hoạch "Lam Sơn 719" cho Trung ương Cục miền Nam. Lập tức, mọi công việc chuẩn bị đối phó với cuộc hành quân này được tiến hành.
Sau đó, Đại tướng Cao Văn Viên và Trung tướng Đồng Văn Khuyên đã đánh giá: "Đối phương đã không bất ngờ về trận Lam Sơn 719 và họ đã chuẩn bị đầy đủ để đối đầu với các lực lượng của chúng ta".
Trong trận này, quân Bắc VN mất hơn 20.000 quân, nhưng quân đội Sài Gòn trong lần ra quân lớn đầu tiên không có cố vấn Mỹ và lính Mỹ, đã mất hơn một nửa lực lượng. Phía Mỹ mất 108 máy bay trực thăng cùng với 618 chiếc khác bị phá hỏng.

Ngày 3/10/1971, 87% của 7 triệu cử tri đủ tư cách đi bỏ phiếu ở miền Nam VN đã đi bầu cho 1 ứng cử viên duy nhất. Nguyễn Văn Thiệu thu được 94% số phiếu. Trước đó, Phạm Xuân Ẩn nói với Tướng Dương Văn Minh, tức Minh "Lớn", một thủ lĩnh phái trung lập được ưa thích nhất trong số các nhà lãnh đạo của miền Nam VN, rằng: nếu Minh "Lớn" ra tranh cử với Nguyễn Văn Thiệu thì chỉ đóng vai trò như 1 tấm thảm đỏ của người Mỹ thôi. Họ chỉ cần Minh "Lớn" tham gia để cuộc bầu cử có vẻ dân chủ. Người Mỹ cần Nguyễn Văn Thiệu thắng cử. Nguyễn Văn Thiệu là người của Mỹ. Vì thế, Minh "Lớn" đã ra tranh cử nhưng đến phút chót thì bỏ cuộc.

Ngày 30/3/1972, những người CSVN bắt đầu mở đợt tổng tấn công mới. Đây là trận đánh lớn nhất trong suốt thời kỳ Chiến tranh VN do quân đội Bắc VN tiến hành, kéo dài 6 tháng. Cuộc tấn công này nhằm giáng 1 đòn chí mạng vào các lực lượng Quân đội VNCH. Đại tướng Võ Nguyên Giáp hy vọng sử dụng các làn sóng quân đội ào ạt tấn công chiếm giữ lãnh thổ, kể cả những thành phố lớn ở miền Nam như Huế, Đà Nẵng. Điều này giúp cho quân đội Bắc VN có nhiều lợi thế khi tấn công vào Sài Gòn.
Nixon tin rằng Hà Nội đã tự cam kết là mở chiến dịch "được ăn cả, ngã về không" trong năm 1972.
Các máy bay ném bom đã không kích, mở đường tạo sự hỗ trợ tầm gần cho bộ binh của quân đội Sài Gòn. Kết quả cuối cùng là quân đội Bắc VN bị mất 50.000 quân và ước tính khoảng 225 xe tăng và trọng pháo bị phá hủy.
Cuộc tổng tấn công năm 1972, về mặt ngắn hạn, rõ ràng là 1 thất bại về quân sự của miền Bắc VN. Bằng việc dàn quân ra ba mặt trận và tấn công ào ạt trong nhiều đợt, quân đội miền Bắc VN bị căng ra quá mỏng. Thực tế đã cho thấy họ không đủ hỏa lực để dội vào bất kỳ 1 điểm nào để giành được vùng lãnh thổ lớn. Vì nhịp độ nhanh của các cuộc tấn công thông thường, một số đơn vị của quân đội Bắc VN bị thương vong nhiều (một số tiểu đoàn bị rút quân số xuống còn 50 người). Điều này khiến họ chiến đấu kém hiệu quả trong thời gian gần 2 năm. Thực tế về những kết quả đáng thất vọng của cuộc tấn công này đã buộc Hà Nội phải đi đến quyết định tìm kiếm 1 cách giải quyết thông qua thương lượng. Họ đã đánh giá sai Nixon và cho rằng giờ đây, dường như Richard Nixon đang tiến tới thắng lợi tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11. Đảng CS vẫn giữ được quyết tâm, không nao núng. Họ đã thấy cơ hội xuất hiện đó là việc Quân đội VNCH đang thực hiện kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ. Điều này ngẫu nhiên trùng hợp với thời kỳ bầu cử tổng thống ở Mỹ, mà trong cuộc bầu cử này, tất cả không thể đoán trước được điều gì. Đó là lý do tại sao họ chấp nhận rủi ro khi mở đợt tấn công.
Ngày 1/4, Richard Nixon ra lệnh ném bom miền Bắc VN trong phạm vi 40km của khu phi quân sự.
Ngày 14/4, Nixon ra lệnh ném bom đến vĩ tuyến 20.
Hội nghị Paris bị ngừng lại. Tại 1 cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc Gia, Nixon nói: "Miền Bắc VN sắp phải bị ném bom với mức độ ác liệt chưa từng thấy". Sau lời tuyên bố này là những trận tấn công bằng không quân thành công nhất trong thời gian chiến tranh với bom điều khiển bằng tia laser và 1 chiến dịch ném bom lớn nhất trong lịch sử thế giới mang tên "Cuộc hành quân Linebacker I" (Operation Linebacker I) kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1972. Lúc này, Hội nghị Paris hoàn toàn bế tắc và đổ vỡ do 2 phía Việt Nam DCCH và Mỹ bất đồng về các điều khoản trong hiệp định.
Về Hội nghị Paris, nơi đối đầu chủ yếu giữa phái đoàn Việt Nam DCCH và Mỹ, các cuộc đấu trí giữa Lê Đức Thọ và Henry Kissinger đã trở thành những giai thoại trong lịch sử ngoại giao thế giới. Ngay tại cuộc gặp nhau đầu tiên ở Paris ngày 20/2/1970, ông Lê Đức Thọ đã thách thức Ngoại trưởng Mỹ bằng 1 bài phát biểu cùng 1 kiểu với bài diễn văn khi ông kết nạp đảng viên mới Phạm Xuân Ẩn ở rừng U Minh ngày trước: "Nếu thế hệ chúng tôi chưa giành được thắng lợi, thì thế hệ các con, các cháu của chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh. Chúng tôi thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu làm nô lệ một lần nữa. Đây là ý chí gang thép của chúng tôi. Chúng tôi đã từng đấu tranh hai mươi lăm năm chống lại Pháp và Mỹ. Các ông muốn dập tắt tinh thần của chúng tôi bằng bom đạn. Nhưng các ông không thể bắt buộc được chúng tôi phải khuất phục... Các ông đe dọa chúng tôi. Tổng thống Nixon đe dọa chúng tôi. Nhưng nếu các ông từng đọc lịch sử của chúng tôi thì biết, chúng tôi đã đấu tranh chống Pháp trong chín năm. Khi đó chúng tôi chỉ có hai bàn tay trắng. Như tôi đây này, tôi tham gia kháng chiến chống Pháp mà chẳng biết gì về quân sự. Thế mà chúng tôi vẫn thắng... Đây không phải là một sự thách thức. Tôi nói thật đấy. Chúng tôi là một dân tộc nhỏ. Chúng tôi không thách thức được ai. Chúng tôi đã từng bị đô hộ trong nhiều năm... Tôi tin rằng chúng tôi sẽ thắng".
Và Nixon đã quyết định thực hiện điều chưa từng thấy trong cuộc chiến tranh VN để bẻ gãy ý chí của những người lãnh đạo CSVN. Lần này, ý định của Mỹ là dùng sức mạnh và biện pháp không hạn chế, tấn công dồn dập bằng máy bay ném bom chiến lược B-52 đánh thẳng vào các trung tâm đầu não ở miền Bắc VN. Trong Cuộc hành quân  mang tên "Linebacker II" này, Mỹ đã sử dụng lực lượng không quân chiến lược với B-52 làm nòng cốt ném bom rải thảm hủy diệt xuống Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và các mục tiêu khác trong 12 ngày đêm liên tục. Đây là 1 chiến dịch ném bom dữ dội nhất trong Chiến tranh VN và là 1 trong những cuộc tập kích có cường độ cao nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh. Trong 12 ngày, từ 18/12 đến 30/12/1972, Mỹ đã thả hơn 36.000 tấn bom, vượt quá số lượng bom đã ném trong toàn bộ thời gian từ 1969 đến 1971.
Mặc dù gây ra những tổn thất nặng nề cho miền Bắc VN, nhưng Mỹ vẫn không thể thay đổi được lập trường của Hà Nội. Hơn nữa, cuộc không kích đã gây 1 làn sóng bất bình của người Mỹ và dư luận trên thế giới trong đó có cả những đồng minh của Mỹ, uy tín của chính phủ Mỹ bị xuống thấp cùng với sự thiệt hại của lực lượng không quân chiến lược do vấp phải sự chống trả quyết liệt của đối phương. Trước tình hình đó, Tổng thống Richard Nixon đã phải ra lệnh chấm dứt chiến dịch vào ngày 30/12, đề nghị nối lại đàm phán tại Paris và cuối cùng nhanh chóng ký kết Hiệp định Paris trên cơ sở dự thảo mà phía Mỹ trước đó đã từ chối ký, đây là bản đã được ký tắt vào tháng 10/1972.
(còn nữa)

Ghi lại từ cuốn Điệp viên hoàn hảo của Larry Berman

Sự đáng kính

Sự đáng kính của một người được
đo không phải dựa trên việc có bao
nhiêu người vây quanh khi thành
công, mà là người đó có nhớ những|
bàn tay đã giơ ra khi người đó cần
nhất đến chúng hay không.