Wednesday, December 23, 2015

Cuộc chiến tranh Việt Nam qua điệp viên huyền thoại Phạm Xuân Ẩn (5)

Các bạn trở lại phần trước ở đây

Tại sao người Mỹ lại lật đổ chính người từng được coi là một người hùng của họ ở Đông Nam Á, thậm chí còn được ví như một George Washington của phương Đông? 

Việt Nam Cộng hòa dưới thời Ngô Đình Diệm: Cuộc Đảo chính năm 1963

Trận Ấp Bắc đã làm cho cách tiếp cận của chính phủ và của giới báo chí về cuộc chiến tranh trở nên khác nhau. Có vẻ như MACV luôn tìm cách chứng minh rằng cuộc chiến đang diễn ra tốt đẹp. Nhưng cánh nhà báo tại chỗ lại nhìn tình hình khác hẳn. Cuộc chiến tranh để lấy thông tin đã đẩy đoàn quân báo chí đến chỗ chống lại sứ quán Mỹ, MACV, và quan điểm áp đặt của Tổng thống cho rằng mọi chuyện đang tốt đẹp. Đó là một thời làm báo rất khó khăn trong những năm Kennedy cầm quyền. Tình hình trở nên đặc biệt tồi tệ khi cuộc chiến tranh này trở thành một cuộc chiến tranh của Mỹ. Trước khi 1 đoàn phóng viên mới lên đường sang VN, Lyndon Johnson căn dặn họ:ừng làm việc giống như mấy cậu Halberstam và Sheehan. Đó là những kẻ phản bội lại nước Mỹ của họ".

Các nhà báo trở thành mục tiêu đặc biệt của bà Ngô Đình Nhu, thường gọi là Madame Nhu, em dâu của Ngô Đình Diệm. Sự hiếu chiến của Madame Nhu đã trở thành biểu tượng của chế độ Diệm. Người ta gọi bà Nhu là "Con rồng cái của miền Nam Việt Nam" vì bà này có quan điểm chống Phật giáo, nhưng lại thân Thiên Chúa giáo. Bà đã chỉ trích các nhà lãnh đạo Phật giáo là đã để cho Việt Cộng thâm nhập. Khi một vị sư tự thiêu sống để phản đối sự đàn áp của chính quyền, bà nhận xét rằng đó chẳng qua chỉ là các nhà lãnh đạo Phật giáo đem "nướng" ông sư ấy mà thôi. Khi những người khác phản đối tiếp theo, Madame Nhu nói: "Hãy để cho họ tự thiêu, chúng tôi vỗ tay hoan hô".

Cuộc chiến chống các nhà báo đạt đỉnh điểm vào mùa hè năm 1963, khi Charles Mohr, Trưởng phân xã Time viết 1 bài chỉ trích Madame Nhu. Khi được gửi về tòa soạn ở New York, bài báo đã bị coi là trái với tầm nhìn thế giới của trưởng ban biên tập Henry Luce. Bài của Charles Mohr bị viết lại khiến tác giả rất cáu, vì toàn bộ phần kết luận của ông đã bị sửa lại theo hướng tác giả đồng tình với quan điểm của Chính quyền Mỹ rằng hiện không có nhân vật nào có thể thay thế được Diệm.
Trước khi xảy ra trận Ấp Bắc, hầu hết cánh nhà báo ở Sài Gòn đều ủng hộ quan điểm về mục tiêu ở VN của Chính quyền Mỹ. Sau này, David Halberstam đã thay đổi cách nghĩ của mình về cuộc chiến tranh. 
Ông viết: "Sự thực, điều luôn ám ảnh tôi trong suốt những năm tháng đó vẫn là một sự thực đau lòng. Cánh phóng viên chúng tôi có sai lầm là đã không bi quan quá, mà cũng chưa bi quan đủ... chúng tôi chưa bao giờ tìm cách đưa vào trong các 
bài viết của mình câu hỏi về cuộc chiến tranh Đông Dương của Pháp đã làm được gì ở Việt Nam. Nó đã tạo ra những gì ở miền Bắc Việt Nam, một xã hội năng động và hiện đại. Và nó đã trao lại cho chúng ta, với tư cách những đồng minh, một trật tự xã hội hậu phong kiến đang giãy chết như thế nào... Không phải là chúng ta đã không yêu nước hoặc chúng ta đã phá hoại những mục đích dân tộc cao cả khác của mình - mà đúng hơn là chúng ta, ngay từ đầu, đã không làm rõ được những điều không thể về cuộc chiến tranh".
V
ào thời gian này, chế độ Ngô Đình Diệm đang tiến đến gần bờ phá sản nên khước từ mọi quyền tự do cơ bản đối với các Phật tử; cắt giảm mọi thứ, trừ sự trung thành tuyệt đối với gia đình họ Ngô. Năm 1962, BS Trần Kim Tuyến, cũng như Nguyễn Thái (chủ bút/Tổng Giám đốc Việt Tấn Xã) và nhiều nhân vật tai to mặt lớn khác không còn nghe lời Madame Nhu trong các vấn đề chính trị nữa. Trong 1 lá thư gửi Ngô Đình Diệm, Trần Kim Tuyến thúc Diệm phải gạt bà Nhu ra khỏi trung tâm sân khấu chính trị. Sau đó, Ngô Đình Nhu biết chuyện, liền cho khai tử số phận chính trị của Tuyến. Ngay lập tức, BS Trần Kim Tuyến bị cử đi làm việc tại Tổng lãnh sự quán ở Cairo. Gia đình của Tuyến ở Sài Gòn bị Ngô Đình Nhu ra lệnh quản thúc. Trần Kim Tuyến đã kịp 
vạch ra 1 kế hoạch đảo chính, sau đó thảo luận các chi tiết với Phạm Xuân Ẩn và một số người khác. Tuyến rời Sài Gòn, nhưng không đi Cairo, mà đến Hong Kong và dừng ở đó với hy vọng sẽ trở về Sài Gòn sau khi Diệm bị lật đổ.
Trong số những người gặp Trần Kim Tuyến là Đại tá tình báo Phạm Ngọc Thảo. Ông có nhiệm vụ làm mất sự ổn định của chính phủ chống CS ở miền Nam VN. Phạm Ngọc Thảo cũng trở thành 1 chuyên gia lật đổ nổi tiếng thường cấu kết với BS Trần Kim Tuyến. Dưới vỏ bọc của mình, Phạm Ngọc Thảo đã hoạt động như 1 trong những trợ lý tin cậy nhất của Ngô Đình Diệm. Sau khi sang Mỹ học Trường chỉ huy và tham mưu tại Kansas, Phạm Ngọc Thảo được phong quân hàm đại tá, làm Chỉ huy trưởng các lực lượng vùng Vĩnh Long, sau làm Chỉ huy trưởng các lực lượng vùng Bình Dương, rồi Tỉnh trưởng tỉnh Bến Tre. Khi thực hiện dự án đô thị nông nghiệp, thôn ấp hiện đại tự quản (là dự án nhằm chia rẽ những người nổi dậy với dân chúng), ông biết chương trình này sẽ vấp phải sự phản đối của nông dân nên càng đề nghị thúc đẩy dự án này một cách mạnh mẽ. Chương trình này đã gây ra sự phản đối và cô lập chính quyền Ngô Đình Diệm. Khi dự án này bị hủy bỏ, Phạm Ngọc Thảo tập trung vào vấn đề xây dựng ấp chiến lược. Phạm Xuân Ẩn cho biết: "Nhiệm vụ của ông Phạm Ngọc Thảo nguy hiểm hơn nhiệm vụ của tôi rất nhiều". Và ông nhận định thêm: "cá nhân ông Phạm Ngọc Thảo đã làm thay đổi cán cân quyền lực chính trị giữa chính quyền Sài Gòn với Mặt trận DTGPMNVN. Phạm Ngọc Thảo đã giúp làm suy yếu Diệm và Nhu bằng cách làm cho chương trình bình định nông thôn nhanh chóng thất bại. Phạm Ngọc Thảo là một nhân vật lớn trong cơn lốc xoáy của các âm mưu phá hoại ngầm, rồi cuối cùng là hủy hoại các chương trình đó".

Ngày 1/11/1963, Ngô Đình Diệm và em trai của ông bị giết ở phía sau chiếc xe bọc thép do Mỹ sản xuất. Mặc dù cuộc đảo chính do nhóm quân sự của Nam VN thực hiện, nhưng CIA đã dính líu rất sâu thông qua người bạn của Phạm Xuân Ẩn là Lou Conein.

Ph
ạm Xuân Ẩn nói: " Tôi rất ngạc nhiên về vụ đảo chính đó. Người Mỹ đã đầu tư quá nhiều cho Ngô Đình Diệm, thế mà chỉ có mỗi ông Lansdale mới là người có thể kiềm chế được ông Diệm. Nhiều người là cấp trên của tôi đã nhận định sai rằng sau khi loại bỏ Diệm, Mỹ sẽ tìm cách rút khỏi Việt Nam. Tôi đã phá lên cười và nói rằng không có chuyện ấy đâu. Người Mỹ sắp kéo vào đấy. Tốt nhất là các đồng chí hãy chuẩn bị sẵn sàng để đương đầ
u với một cuộc chiến tranh lớn. Tôi đã nói với các cấp trên của tôi rằng một trong những lý do khiến CIA loại bỏ Diệm là vì ông ta chống lại việc đưa quân Mỹ vào Việt Nam. Diệm đã phải trả giá bởi vì ông ta không còn là nhân vật thân cận của Mỹ nữa".

Các bạn xem tiếp ở đây


Ghi lại từ cuốn Điệp viên hoàn hảo của Larry Berman

1 comment:

  1. "..Khi Mỹ muốn vào Việt Nam năm 1962 ông Diệm nói với người Mỹ rằng các ông nên nhớ trên đất nước tôi trong 4 nghìn năm lịch sử không có một chế độ nào đi theo quân đội nước ngoài mà có thể được nhân dân ủng hộ. Vì vậy ngày nào quân đội Mỹ đặt chân lên đất nước này chúng tôi sẽ mất chính nghĩa, mà khi mất chính nghĩa thì các ông không thể nào thắng được và chúng tôi cũng phải thua theo. Vì vậy ngày nào quân Mỹ đổ bộ lên đất nước này thì kể như ngày đó chính nghĩa Việt Nam đã mất rồi, chúng tôi không thể chấp nhận được.
    Người Mỹ không chấp nhận cái lý luận của ông Ngô Đình Diệm nên họ tìm cách lật đổ ông Diệm đi, đó là vấn đề cốt lõi..."
    (Chuyên gia Bùi Kiến Thành, trả lời phỏng vấn RFA)

    ReplyDelete