Tuesday, December 22, 2015

Cuộc chiến tranh Việt Nam qua điệp viên huyền thoại Phạm Xuân Ẩn (4)

Các bạn trở lại phần trước ở đây

Sau 3 ngày sang thăm miền Nam VN, Phó Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson đã mô tả Ngô Đình Diệm như là Winston Churchill của VN, thậm chí có thể so được với cả George Washington, ...
Sau này, nhà báo Stanley Karnow hỏi Johnson rằng có đúng ngày đó ông đã nói như vậy không? Johnson trả lời: "Khỉ thật, Diệm là người duy nhất chúng ta có ở đó".


Việt Nam Cộng hòa dưới thời Ngô Đình Diệm: Chiến tranh đặc biệt

Những người CSVN hiểu biết rất ít về những chiến thuật được Mỹ vạch ra cho 1 cuộc "chiến tranh đặc biệt". Việc dùng máy bay trực thăng để hỗ trợ cho các cuộc hành quân càn quét đã gây tổn thất rất nặng nề cho Việt Cộng.

Do được các nhân vật chủ chốt của phía VNCH tin cậy nên Phạm Xuân Ẩn có trong tay nhiều tài liệu quan trọng. Ông đã đọc các tài liệu này, trao đổi với các cố vấn Mỹ và các sĩ quan VNCH vừa trở về từ khóa huấn luyện ở Mỹ, sau đó ông viết báo cáo gửi cho cấp trên là các đồng chí của ông. Từ đó, những người CS đã nắm được phương thức mới trong chiến tranh đặc biệt của người Mỹ để có thể vạch ra được những chiến thuật để đối phó.
Tổng thống đắc cử John Fitzgerald Kennedy tin rằng Edward Lansdale là 1 trong số ít người Mỹ đủ năng lực để cố vấn cho Tổng thống về chiến tranh không thông thường và vai trò của Mỹ ở Đông Dương. Lansdale rời Sài gòn năm 1957, 
cùng thời gian với Phạm Xuân Ẩn sang học ngành báo chí ở California. Lansdale được mời về Mỹ để làm việc tại Văn phòng của Bộ trưởng Ngoại giao với chức Phó Trợ lý Ngoại trưởng về các cuộc hành quân đặc biệt. Trong thời gian chuyển giao giữa 2 Tổng thống, Tổng thống Kennedy đã phái Lansdale trở lại VN để đánh giá lại tình hình một cách toàn diện. Trong chương trình dày đặc những cuộc gặp cấp cao và đi thăm thực địa chiến trường của mình, Lansdale tỏ ra rất quan tâm những đánh giá của Phạm Xuân Ẩn. Đồng thời, Phạm Xuân Ẩn cũng nhận được những đánh giá của Lansdale, đó là những thông tin rất quý báu và ông cũng học được rất nhiều từ Lansdale.
Ông Mười Nho, một chỉ huy trực tiếp của Phạm Xuân Ẩn thời gian đó nhớ lại: "Năm 1962, ông Hai Trung đã gửi cho chúng tôi hai mươi bốn cuộn phim về toàn bộ các kế hoạch liên quan đến chiến lược Chiến tranh Đặc biệt của Mỹ. Những tài liệu này bao gồm cả kế hoạch tổng thể về cuộc chiến tranh, những thông tin về sự gia tăng các lực lượng vũ trang, sự hỗ trợ của lính Mỹ, kế hoạch về xây dựng ấp chiến lược, kế hoạch hành quân chiếm lại những vùng đã được giải phóng, và kế hoạch củng cố quân đội ngụy cùng với những thiết bị quân sự Mỹ".
Chính Mười Nho đã trực tiếp rửa những cuộn phim đó. Tay ông run lên khi ông nhìn thấy toàn bộ nội dung các báo cáo của Stanley và Taylor. Ông nói: "Có đến cả một tỷ USD chúng tôi cũng không thể mua được những tài liệu như vậy".
Khi được hỏi về sự đóng góp nào của Phạm Xuân Ẩn được coi là giá trị nhất, ông Mai Chí Thọ cho rằng đó là tài liệu chương trình bình định, ấp chiến lược nhận được từ Phạm Xuân Ẩn vì đã giúp những người CS vạch ra kế hoạch chống lại nhằm đánh bại đố
i phương.
Cu
ối tháng 1/1961, Lansdale trở lại Washington để gặp Tổng thống Kennedy. Sau khi báo cáo với Tổng thống rằng những người CS coi năm 1961 là năm thắng lợi của họ, Lansdale thúc giục Chính quyền Kennedy ủng hộ Ngô Đình Diệm. Kennedy đã chấp thuận hầu hết những khuyến nghị của Lansdale, duyệt ngay ngân sách 28,4 triệu USD để mở rộng lực lượng quân đội Diệm thêm lên khoảng 2 vạn quân và 1 khoản ngân sách khác 12,5 triệu USD để cải thiện lực lượng phòng vệ dân sự. Bản kế hoạch chống nổi dậy cho VNCH mà Kennedy phê chuẩn giống hệt bản của Phạm Xuân Ẩn đã có trong tay.
Tháng 5, Phó Tổng thống Lyndon Johnson sang thăm miền Nam VN trong 3 ngày. Johnson mô tả Ngô Đình Diệm như là Winston Churchill vủa VN, thậm chí có thể so sánh với cả George Washington, Woodrow Winston, andrew Jackson, và Franklin D. Roosevelt.

Thuật ngữ "Chiến tranh đặc biệt" có nghĩa là một cuộc chiến tranh kết hợp giữa các biện pháp và hoạt động quân sự trên bộ có sự hỗ trợ của lính dù và chỉ được áp dụng trong cuộc chiến tranh không thông thường, chống nổi dậy, và chiến tranh tâm lý."


Như lời Tổng thống Kennedy thì: ể thắng được trong cuộc Chiến tranh này, các sĩ quan và binh lính của chúng ta phải hiểu và biết kết hợp các biện pháp chính trị, kinh tế, và dân sự với nhau trong khi thực hiện các nỗ lực quân sự nhằm hoàn thành nhiệm vụ này".
Thực thi chiến lược này, Mỹ phải cung cấp cho quân đội Diệm nhiều cố vấn hơn, nhiều máy bay trực thăng và xe bọc thép hơn để tăng khả năng cơ động trên chiến trường. Chống nổi dậy bao gồm cả việc coi trọng vai trò huấn luyện các lực lượng của chính quyền Sài Gòn về các chiến thuật mới. Các phần khác của chiến lược chống nổi dậy gồm Chương trình ấp chiến lược; Việc sử dụng hóa chất và chất khai quang/làm rụng lá rải xuống các vùng du kích; Việc thành lập các trại lính đặc nhiệm với vai trò chính là huấn luyện cho lực lượng đặc nhiệm quân đội Sài Gòn.
 
Tin rằng đó là những ý tưởng rất cần thiết cho miền Nam VN, Tổng thống Kennedy đã cử sang Sài Gòn một phái đoàn khảo sát kinh tế do Tiến sĩ Eugene Stanley (Viện nghiên cứu Stanford) dẫn đầu. Báo cáo của phái đoàn nhấn mạnh sự tác động không thể tách rời của hỗ trợ kinh tế và trợ giúp quân sự với an ninh nội địa của Nam VN. Báo cáo xác định Việt Cộng là 1 kẻ thù "thâm độc, thoắt ẩn thoắt hiện, và có lực lượng dồi dào". Do vậy, cần phải có 1 "sự huy động toàn diện các nguồn kinh tế, quân sự, tâm lý, và xã hội của miền Nam VN và sự giúp đỡ mạnh mẽ từ phía Mỹ".
Phái đoàn của Stanley vừa từ Sài Gòn trở về, Tổng thống Kennedy liền cử Tướng Maxwell D. Taylor sang VN với tư cách Đặc phái viên quân sự của Tổng thống. Đoàn của Taylor đến Sài Gòn làm việc trong 1 tuần, tập trung vào những vấn đề triển khai quân đội Mỹ sang VN. Taylor nhận định đó là "thời kỳ đen tối nhất kể từ đầu năm 1954... Không cần phải phóng đại thì cũng có thể nói được rằng toàn bộ miền Nam VN đang xấu đi vì tinh thần dân tộc bị suy sụp" trong tình trạng Việt Công chiếm ưu thế qua việc liên tục giành thắng lợi trong các đợt tấn công và thâm nhập. Taylor và phái đoàn của ông nhận thấy cách duy nhất để cứu vãn tình thế là đưa quân Mỹ vào Nam VN.
Taylor kêu gọi triển khai tại đồng bằng sông Cửu Long 8.000 quân trên bộ, chủ yếu là các kỹ sư và nhân viên hậu cần, cùng một số đơn vị chiến đấu để lập căn cứ an ninh. Lực lượng 8.000 người này sẽ hoạt động dưới vai trò ngụy trang là lực lượng cứu trợ bão lụt lớn ở vùng này.
Theo cách nhìn của Hà Nội, các chuyến thăm cấp cao này đã gây ra sự lo ngại lớn. Trong 1 ấn phẩm của CS xuất bản năm 1965 viết: "Miền Nam VN đã trở thành một bãi thử các chiến thuật chống du kích của quân đội Mỹ, một cuộc chiến tranh thí nghiệm chưa từng có của Mỹ".
Phạm Xuân Ẩn tiết lộ rằng Tướng Võ Nguyên Giáp lo ngại đến mức, ông phải cử 2 phái đoàn sang Mátxcơva và TQ để tìm kiếm cách chống lại Chiến tranh đặc biệt của Mỹ. Nhưng người Nga chỉ biết mỗi chiến tranh thông thường, còn người TQ cũng chẳng giúp được gì nhiều từ kinh nghiệm chống Liên quân trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Phạm Xuân Ẩn cho biết: "Chính tôi là người đã giúp mọi người hiểu cuộc chiến tranh kiểu mới của Mỹ. Vì thế mà
 Đại tướng Võ Nguyên Giáp vô cùng phấn khởi". Sau việc 2 phái đoàn ra nước ngoài thảo luận với các chuyên gia đều thất bại, Phạm Xuân Ẩn "mới lập ra chương trình giúp đối phó lại".

Trận Ấp Bắc

Ngày 28/12/1962, Sư đoàn 7 quân đội VNCH nhận lệnh phải bắt giữ 1 điện đài của các lực lượng vũ trang quân Giải phóng đang hoạt động gần làng Ấp Bắc. Đài này đang được 1 đơn vị du kích Việt Cộng khoảng 120 người bảo vệ đêm ngày. Cố vấn Mỹ cao cấp của Sư đoàn 7 là John Paul Vann sang VN được 8 tháng nhưng chưa chạm trán với đối phương lần nào. John Paul Vann ngứa ngáy muốn tham chiến để có thể đánh giá các chỉ huy của quân đội VNCH học thuộc đến mức nào các bài giảng của ông. Ở phía bên kia, các nhà lãnh đạo Việt Cộng cũng đã chuẩn bị để đương đầu chống lại chiến thuật trực thăng vận của Mỹ. Việc đưa đại đội trực thăng đầu tiên tham chiến từ tháng 12/1961 cùng với các cuộc càn quét ác liệt giữa ban ngày để tìm kiếm Quân Giải phóng của quân đội Sài Gòn đã gây rất nhiều khó khăn cho quân du kích. Ông Mai Chí Thọ cho biết: "Lúc đó, chúng tôi không biết phải làm thế nào để có thể chống lại các xe bọc thép và máy bay trực thăng của Mỹ. Chính ông Phạm Xuân Ẩn đã cung cấp cho chúng tôi những thông tin mà từ đó, cho phép chúng tôi vạch ra các cách đánh ở quy mô chiến thuật chống lại kiểu chiến tranh mới của đối phương".
Tin tình báo của John Paul Vann đã sai. Không phải ông ta đối mặt với 1 đại đội 120 người mà là lực lượng nòng cốt của Tiểu đoàn 261 gồm 320 quân nhân Việt Cộng có sự hỗ trợ của 30 du kích xã. Tuy nhiên, phía quân đội VNCH vẫn vượt trội cả về quân số lẫn thiết bị quân sự. Một tiểu đoàn của Sư đoàn 7 được biên chế 330 quân. Ngoài ra còn có sự hỗ trợ của 2 tiểu đoàn lính phòng vệ dân sự và 1 đại đội xe bọc thép M-113, cộng thêm 1 đại đội bộ binh được hỗ trợ với các xe bọc thép M-113 nặng 10 tấn mà Việt Cộng đặt cho biệt danh "rồng xanh". Như vậy, John Paul Vann có trong tay hơn 1.000 quân.
Ngay từ đầu, quân VNCH nhanh chóng chịu thương vong, buộc phải gọi quân tiếp viện từ căn cứ
Tân Hiệp. Mười chiếc trực thăng Shawnee và 5 trực thăng kiểu mới Huey bay thẳng hướng Ấp Bắc. Khi những chiếc trực thăng này lọt vào cái bẫy đã giương sẵn, hàng loạt đạn bất ngờ từ những rặng cây đồng loạt bắn lên ào ạt. Chỉ trong mấy phút đầu, 14 trong số 15 chiếc trực thăng bị trúng đạn, nhưng chỉ có 4 chiếc rơi trong đó có 1 chiếc Huey và 3 lính Mỹ thiệt mạng.
John Paul Vann bèn gọi thêm xe bọc thép đến tiếp viện, nhưng Ngô Đình Diệm đã ra lệnh không ai được tham gia trận đánh đó nếu không có sự chấp thuận trực tiếp của Sài Gòn. Chỉ huy của quân đội VNCH tại trận Ấp Bắc đã không tuân theo chỉ thị của cố vấn Mỹ John Paul Vann trong việc chặn đường rút của lực lượng CS ra hướng cánh đồng phía Đông. Chiếc máy bay thứ 5 bị bắn rơi khi đang cố gắng cứu hộ. Cuối cùng, toàn bộ quân đội CS đã rút được ra ngoài khi màn đêm buông xuống.
John Paul Vann nhìn lại trận Ấp Bắc: "Đó là một cuộc trình diễn khốn nạn. Những người này không chịu nghe lời. Họ mắc phải những lỗi chết tiệt lặp đi lặp lại, lần nào cũng giống nhau". Còn Phạm Xuân Ẩn thì nói: "Trận Ấp Bắc đã phơi bày tất cả. Đó là những điểm yếu của ban lãnh đạo quân đội VNCH và những chính sách cất nhắc chỉ dựa vào sự trung thành đối với Ngô Đình Diệm, mà không dựa vào khả năng, năng lực chuyên môn".
Ý nghĩa của trận Ấp Bắc là 1 thắng lợi
 đánh dấu về sự trưởng thành của Quân Giải phóng. Tài liệu Dự báo tình báo đặc biệt của CIA ngày 17/4/1963 đã kết luận: "Việt Cộng đã chứng tỏ họ là một kẻ thù hùng mạnh và có một lực lượng du kích hiệu quả... Họ cũng đã thể hiện một cách linh hoạt trong việc điều chỉnh các chiến thuật của mình để đối phó lại với những khái niệm hành quân mới của quân đội miền Nam Việt Nam... Một nhân tố quan trọng dẫn đến thắng lợi của Việt Cộng là hệ thống tình báo có hiệu quả của họ. Những người cung cấp thông tin, những người có cảm tình với Cộng sản có ở khắp các vùng nông thôn. Chứng tỏ rằng Việt Cộng đã có khả năng duy trì được sự bao quát tình báo với mọi cấp cả quân sự lẫn dân sự của chế độ miền Nam Việt Nam".
Sự đánh giá rõ ràng nhất về trận Ấp Bắc là bản Báo cáo sau trận đánh của các lực lượng Quân giải phóng. Đây là tài liệu thu được của đối phương, được dịch sang tiếng Anh và lưu hành trong tổng hành dinh của Bộ chỉ huy quân sự ở Nam VN (MACV). Theo tài liệu này  Việt Cộng coi việc họ chống lại cuộc hành quân càn quét ngày 2/1/1963 ở Ấp Bắc là một "thắng lợi to lớn của các lực lượng vũ trang và toàn thể đồng bào ta... Chiến thắng Ấp Bắc chống lại cuộc càn quét chứng tỏ rằng các lực lượng vũ trang của chúng ta đã lớn mạnh trong lĩnh vực chiến thuật và kỹ thuật... Thắng lợi này cũng đã cho chúng ta một khái niệm rõ ràng về những lợi thế chiến thuật của kẻ thù".
Nhà báo Sheehan viết: "Trước khi diễn ra trận Ấp Bắc, Chính quyền Kennedy đã thành công trong việc ngăn cản không để cho công chúng Mỹ biết về việc nước Mỹ đã dính líu vào chiến tranh tại một nơi được gọi là Việt Nam... nhưng trận Ấp Bắc đã đặt Việt Nam lên trang nhất các tờ báo Mỹ và xuất hiện trên truyền hình chương trình tin buổi tối nhiều đến mức, không sự kiện nào sánh bằng".
Phạm Xuân Ẩn nói: "Ấp Bắc đã bắt đầu làm phân hóa chế độ Diệm. Chúng tôi biết điều đó và chẳng bao lâu sau, mọi người ai cũng biết điều đó".



Ghi lại từ cuốn Điệp viên hoàn hảo của Larry Berman

3 comments:

  1. John Paul Vann là trung tá lục quân, sau này được coi là 1 trong những huyền thoại của cuộc Chiến tranh VN. Ngày 9/6/1972, John Paul Vann bị thiệt mạng trong 1 vụ máy bay trực thăng rơi.

    ReplyDelete
  2. Ông Mai Chí Thọ nói: "Trận Ấp Bắc là do có thông tin về chiến thuật. Ông Phạm Xuân Ẩn đã cho chúng tô biết về việc Mỹ vừa đưa ra những chiến thuật mới, nhờ đó mà chúng tôi có thể vạch ra chiến thuật đối phó. Một số người khác của chúng tôi thì vạch ra những kế hoạch mới để thực hiện những chiến thuật đó. Một số người khác nữa khi thực hiện đã chiến đấu rất dũng cảm tại trận Ấp Bắc. Nhưng những tin tức tình báo và những tài liệu mà ông Phạm Xuân Ẩn gửi về đã giúp cho chúng tôi làm được những điều đó."

    ReplyDelete
  3. "Trong bản thành tích tóm tắt in ra công khai, ở trang "Anh hùng Trần Văn Trung" (Hai Trung) chỉ khoảng 20 dòng: Sinh năm 1927, quê Biên Hòa - Đồng Nai, nhập ngũ tháng 12-1952. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung tá, cán bộ tình báo thuộc Bộ Tham mưu Miền, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam." ("Phạm Xuân Ẩn - Tên người như cuộc đời", Nguyễn Thị Ngọc Hải, tr.27)

    ReplyDelete