Lịch
sử Việt Nam, tuy được sưu tập,
biên soạn khá đầy đủ, nhưng
vì là lịch sử, nên có nhiều
điều xưa cũ được
phát hiện ra sau quá
trình tìm kiếm công phu.
Đúng sai sự thật lịch sử
chưa thể bàn, tuy nhiên là nguồn tư liệu
đáng xem xét. Truyện
Thánh Gióng, trước được xem như một cổ
tích - huyền thoại, tuy nhiên theo các nghiên
cứu mới trong quá trình xây dựng đề án xin UNESCO công nhận di sản
văn hoá phi vật thể, có thể coi như một truyện
dân gian biên dịch lại chính sử. Nếu có sai sót, xin độc giả
vui lòng góp ý.
Truyện
Thánh Gióng
Phù Đổng
Thiên Vương (chữ Hán: 扶董天王), phổ biến với
tên gọi Thánh Gióng (聖𢶢),
là một trong bốn vị Tứ
bất tử, là 4 vị Thánh bất tử trong tín ngưỡng
dân gian Việt Nam. Ông được xem là tượng trưng cho tinh thần
chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi
trẻ.
Vào thời
Hùng Vương thứ 6 (Hùng Huy vương (雄暉王): 1712 - 1632 TCN), ở làng Gióng (tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội ngày nay) có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ
làm ăn và có tiếng là
phúc đức. Hai ông bà rất ao ước có một
đứa con. Tuy đã tặn tiện để
nhờ thầy lang cùng làng chữa trị, nhưng
vẫn không được gì. Một hôm bà ra đồng thấy một
vết chân rất to, liền đặt chân mình lên ướm
thử để xem thua kém bao nhiêu.
Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh được một cậu
bé khôi ngô. Dân làng xì xồ,
ý là nhà ông bà bịa đặt, lý trưởng vò đầu bứt tai vì không biết
nên làm như thế nào. Ông lang làng băn khoăn
nhất là việc đứa trẻ
cho đến khi lên ba mà vẫn không biết nói cười, cũng chẳng biết đi, đặt
đâu nằm đấy. Đã nhiều lần ông bàn với
hai vợ chồng cho cháu lên huyện, mong rằng các ông lang huyện giỏi giang hơn
chăng. Dù vậy, do nghe người làng chê các ông lang huyện chữa trị
tốn kém, lại phải qụy
lụy, nên cả nhà chưa đi đâu cả.
Gặp
lúc trong nước có tin
nguy cấp, có kẻ bẩm báo giặc
lạ. Trong buổi chầu, Vua vặn
hỏi giặc lạ là ai thì lại
ấp úng, nhất định không nói, hỏi
đến quần thần ai cũng lắc
đầu. Vua triệu ngay thương thư bộ
Binh vừa tuần thú phương Nam về. Ông đi xem tài lạ của con trai mình đang đương chức
phó liêm vừa học được của
người bộ tộc từ
bên kia dãy Trường Sơn dạy cho phép xây nhà chất lên nhà, xem ra được năm bảy
nhà, mỗi chuyện làm thế nào để vào được
các nhà trên thì chưa
nghĩ ra. Vua sai thượng thư
huy động
binh mã để ứng phó với giặc. Thượng
thư bẩm rằng quá nửa
quân sĩ đang rải rác khắp nơi, tốp
lo nối các ống tre với nhau bằng dây rơm bện, ở
làng bên này nói vào ống
thì làng bên kia biết giờ ra đồng, vô cùng tiện
lợi. Tốp lính khác thì lo giúp đỡ xây nhà bán cho dân để sung ngân khố, tốp khác lại
đang muôn công ngàn việc
giúp đỡ cho các chàng
trai cô gái nên duyên vợ
chồng. Vua đành đi cùng
thượng thư ra ngoài thành điểm binh thì vừa may có thuỷ đội vừa
đưa sáu ghe đi ngầm dưới
nước của người mắt
xanh râu vàng về đến nơi. Bàn trước, bàn sau, thấy lực lượng
yếu, khó bề cự địch,
Vua bèn phát lệnh sai
giám quản Thăng long
thành cùng mã đội đi tiền trạm, đàm phán với
địch tìm cách trì hoãn.
Quần thần tâu Vua xin cho tìm cách có
thể đánh lui được giặc.
Thế
giặc mạnh, nhà vua càng lo sợ hơn khi biết
tin giặc lạ có âm mưu thâm độc từ trước, phái nhiều
kẻ giả dạng thương
buôn, hành
tung bí ẩn,
đem độc chất phương Bắc
tráo làm thức uống gia tăng công lực số một,
lại còn trộn vào thức ăn cho súc vật, nên cả người lẫn
trâu ngựa đều yếu cả.
Bí lối, Vua bèn truyền cho sứ giả đi khắp
nơi tìm người
tài giỏi cứu nước. Hôm ấy
lúc sứ giả đi qua làng, dừng chân xin gáo nước, đứa trẻ
bỗng nói được, bảo mẹ
ra mời sứ giả vào và nói: "Xin cho một roi, một áo giáp sắt và một con ngựa
sắt, Vua không phải lo gì". Sứ giả bẩm
báo khẩn cấp qua hệ thống ống
tre về kinh thành. Vua
sai thượng thư bộ Hộ,
vốn dĩ không ưa gì thượng thư bộ
Binh, khẩn cấp rèn ngay roi, áo giáp và ngựa. Nhờ có sứ
giả ở vương quốc
xa xôi miền Đông Bắc cho vay hơn nghìn lượng vàng nên thượng thư bộ
Hộ kịp thời tìm ba đội
thợ ngày đêm thi tài xem
ai giỏi giang để được chọn
rèn vũ khí. Đội thắng cuộc rèn chiếc
roi dài sắt mềm mại nhưng
vô cùng
rắn chắc, áo giáp nhẹ như bông và chú ngựa
thật oai dũng, chỉ mất chưa
đến
trăm lượng vàng, phần còn lại, thượng thư
tạm giữ tại
gia để làm vật lực về
sau. Thượng thư bộ Công ngày đêm sai lính đưa giáp ngựa về làng cậu
bé.
Vì ba năm không ăn nên đói, cơm
ăn mấy
cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ
chồng làm ra bao nhiêu
cũng không đủ nuôi con,
thành thử ra chạy nhờ bà con, hàng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo thóc nuôi chú bé, vì ai
cũng mong chú giết giặc, cứu nước.
Ăn xong bảy nong cơm, ba nong cà, chú bé lớn nhanh như thổi, nhưng
vì khi bón cà có pha nhầm
thuốc lạ, nên cậu bé không nói được, chỉ ú ớ
không thành âm. Sứ giả hỏi tên là gì, cậu
nói: '.... óng!' Vì ở
làng Gióng nên khi lên ngựa,
mọi người gọi cậu
là cậu Gióng, người thành tâm hơn gọi là thánh Gióng. Ai cũng nghĩ cậu thích thế, thực ra vì mặc
áo giáp làm gian dối nên
vừa to lại nặng, lại
bí, nên cậu than nóng.
Cậu
Gióng liền phi ngựa vung gươm tiến lên trước,
quan quân liền chạy theo sau. Đến chân núi Trâu thì gặp giặc. Bọn
giặc hàng ngũ chỉnh tề, gươm
giáo sáng
ngời, cờ quạt bay rợp
trời. Tuy đông cả biển người
nhưng thấy mình Gióng đến, đội quân giặc
lặng im như tờ. Thượng
tướng giặc uy phong lẫm lẫm, rảo
ngựa ra trước, chờ xem Gióng nói gì. Gióng im lặng hồi lâu rồi
nói: '... óng', sau một
lát lại '... óng', lần này to tiếng hơn, tiếng
cuối thì quát to như sấm nổ
vang tai. Bọn giặc thấy đứa
trẻ lên ba, thân to
không bình thường, tay cầm kiếm, mang giáp, quát vang như thiên tướng, hoảng quá giẫm đạp lên nhau mà chạy.
Gióng lao vào thiên binh vạn
mã toát lên bá khí cường
liệt dị thường, giặc
giẫm nhau chết như rạ.
Bỗng roi sắt gãy do sắt rèn thiếu lửa. Gióng bèn nhổ
những cụm tre cạnh đường quay quay doạ
giặc, giặc càng hãi, chạy loạn rồi
tan vỡ. Ðám tàn quân giẫm đạp nhau chạy
trốn, lương thực, trâu ngựa,
xe cộ vứt bừa bãi, quan quân chạy sau nhặt
nhạnh vô cùng hoan hỉ. Gióng đuổi đến chân núi Sóc, rồi
lên đỉnh núi Sóc Sơn cưỡi ngựa
bay về trời.
Vua sai sửa
sang chỗ vườn nhà của đứa trẻ
để lập đền thờ,
tuế thời cúng tế.
Ghi chú
Về
sau, Lý Thái Tổ phong là
Xung Thiên Thần Vương. Đền thờ ở
cạnh chùa Kiến Sơ, hương
Phù Đổng.
Hội đền Gióng được tổ chức
long trọng tại nhiều nơi
trong đó có
hai nơi: là hội
Gióng ở đền Sóc Sơn tại núi Sóc huyện
Sóc Sơn vào 6/1 âm lịch
và hội đền Phù Đổng, xã Phù Đổng huyện Gia Lâm vào ngày mồng 9/4 âm lịch
đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của
nhân loại. Phong giao
Kinh Bắc xưa có câu: "Mồng
bảy hội Khám, mồng tám hội Dâu, mồng chín đâu đâu cũng kéo về xem hội Gióng".
Giáo hội
Phật giáo VN và UBND TP Hà Nội tổ chức khánh thành và gắn
biển công trình chào mừng đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội cho tượng
đài Thánh Gióng đặt trên đỉnh
núi Ðá Chồng của
khu du lịch tâm linh Ðền
Sóc - Chùa Non thuộc xã Phù Linh, huyện
Sóc Sơn vào ngày 5 tháng 10 năm 2010. Tổng
chi phí dự án bao nhiêu chưa rõ.Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90)
Phạm Ngọc Thắng: Sao bảo đến lúc Đại hội báo công, binh tôm tướng cá tranh nhau tố: Cậu này Lý lịch bất minh không rõ cha là ai, cưỡi ngựa chay lung tung tà tàn phá ruộng đồng, dùng áo giáp hàng giả, lại nhổ phá tre quý của nhà nước, nên phạt không nên thưởng.... nghe đến đấy Thánh buồn quá, bay cmn lên giời.... cho xong !
ReplyDeleteDoan Hong Nghia: Em đang kể chuyện lịch sử, anh lại mang chuyện của anh ra kể, vênh là phải!
DeletePhạm Ngọc Thắng: Đâu, anh cũng kể chuyện lịch sử đấy chứ....
DeleteDoan Hong Nghia: May là chuyện lịch sử của anh kết thúc sớm, không thì lại đi nối ống bơ cho dân làng nói chuyện!
DeletePhạm Ngọc Thắng: Lại giống bốn anh lính xe teng thui... thằng cắt tóc, đứa đánh dậm, anh xe lam..... v..v... và v...v
DeleteDoan Hong Nghia: Gà qué hết, sói thì hung dữ quá, nên cả đám chó tái hấp, thui hoặc nhựa mận đề ổn cả!
DeleteĐọc xong mất ăn mất ngủ tra cứu đọc sử... loay hoay mãi mà vẫn chẳng biết viết comment ntn, chắc lại phải tra cứu tiếp ...hehe.
ReplyDelete