Theo nhà sử
học Trần Quốc Vượng,
vùng tứ giác sông Hồng, đặc biệt
là tứ giác Cổ Loa là nơi nuôi dưỡng người Việt
cổ sau khi di dân từ vùng Động Đình Hồ về phương
Nam. Dần sau phát triển rộng lên phía Bắc
và về phía Tây, phía
Nam. Hiện nay Việt Nam có 54 dân tộc và 1 nhóm "người nước ngoài", nêu trong Danh mục các dân tộc Việt Nam, theo Quyết
định số 421, ngày 2/3/1979 của Tổng cục
Thống kê Việt Nam.
Việc
Việt Nam có bao nhiêu
dân tộc, thực chất ngoài thống
kê hiện tại, không nói lên điều gì về nguồn
gốc, mối quan hệ giữa các dân tộc
sống trên mảnh đất hình chữ
S. Sử sách có ghi Hùng Vương thứ nhất
là con trưởng của mẹ Âu Cơ,
như vậy dân tộc Kinh là một trong các dân tộc con của mẹ Âu Cơ
cùng với
49 dân tộc anh em khác. Tuy
nhiên theo thống kê có
54 dân tộc nguồn gốc tách biệt
hoàn toàn, bên cạnh đó sử sách không ghi lại các cuộc di dân nào đáng kể của một
dân tộc khác, ngoài những đợt di dân đời
Tống, đời Thanh từ phương Bắc.
Vậy 4
dân tộc nữa đến từ
đâu ?
Lần
ngược theo sử sách, với một quân đội
có tổ chức tốt hơn,
từ thế kỷ 11 đến
thể kỷ 15, sau các cuộc chiến tranh cũng như
hôn nhân
chính trị
giữa Đại Việt và Chăm Pa, lãnh thổ Đại
Việt đã được mở rộng
thêm từ dãy Hoành Sơn tới đèo Cù Mông. Từ
thế kỷ 17, các chúa Nguyễn đã lần lượt
tiến hành các cuộc chiến tranh với
Chăm Pa và sát nhập phần lãnh thổ còn lại của
người Chăm vào năm 1693.
Sau các cuộc di dân của người Việt
từ Đàng Trong vào sinh sống ở vùng đất
của người Khmer, các cuộc chiến với
vương quốc Khmer, đến năm 1757 chính quyền Đàng Trong đã giành được hoàn toàn Nam Bộ ngày nay vào sự kiểm soát của
mình. Tóm lại là từ sau thế kỷ 11 chúng ta có thêm hai dân tộc là Chăm và Khmer.
Sau một
thời gian dài nghiên cứu các nguồn tư liệu
cổ, kết hợp với
các chuyên gia nước
ngoài nổi tiếng về khảo
cổ học, các nhà sử học Việt
Nam đã đi đến một kết luận
bất ngờ: “ngược lại
với truyền thuyết Âu Cơ
- Lạc Long Quân, ban đầu chúng ta có 52 dân tộc!”
Truyền
thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân, vì vậy,
được xem là chuyện dã sử - để
kể lại chính sử cho dễ nghe dễ
hiểu, thuật lại câu chuyện
nàng Âu Cơ là con gái vua Đế Lai (con thứ 7 của vua Thần
Nông) gặp gỡ Lạc Long Quân (con trai của Kinh Dương
Vương Lộc Tục và Long Nữ),
tên huý là Thần Long - đại loại một
loại rồng thần.
Âu Cơ
là nàng tiên xinh đẹp
sống ở trên những ngọn núi cao. Nàng có tài về y thuật
và thường đi khắp bốn phương
để
trị bệnh. Nàng có lòng từ bi và thường giúp đỡ những người
gặp khó khăn. Lạc Long Quân, nhân vật tương tự
Hercules trong truyền
thuyết Hy Lạp, diệt tinh ngư
xà dài hơn năm mươi trượng, chân nhiều
như chân rết,
biến hóa vạn trạng, linh dị
khôn lường, khi đi thì ầm ầm như
mưa, lại ăn được thịt
người nên ai cũng sợ. Ngoài ra Lạc Long Quân còn bắt con cáo chín đuôi, chặt cây quỷ ám. Chàng nổi tiếng khắp
vùng là người nghĩa hiệp.
Đế
Lai cùng con gái về phương Nam, nhìn thấy
cảnh thiên nhiên giàu
có, sung túc, của cải thừa mứa,
nổi lòng tham truyền cho quân lính xây thành, dựng trại. Cây cỏ,
loài vật và dân chúng nổi giận, tìm Lạc
Long Quân để cầu cứu. Khi nghe lời
cầu xin của muôn loài, chàng tìm đến trại Đế
Lai, nhưng chỉ thấy một
cô gái xinh đẹp giữa đám tuỳ tùng. Âu Cơ, rung động trước vẻ đẹp
thuần Việt của chàng, nguyện
theo chàng. Khi đội quân
của Đế Lai đuổi theo, chàng xua muông thú tấn công và đuổi quân Đế Lai ra khỏi bờ cõi.
Chuyện
khá ngạc nhiên là nguồn gốc Việt
- tiền Hán của các dân tộc Việt Nam có lồng
ghép với việc xâm lăng của người phương
Bắc. Dĩ nhiên kèm theo
là việc dân tộc Việt đẹp
trai, nhưng không rõ giờ
đây sao giảm sút.
Tình yêu đã nảy
nở giữa hai người và họ cưới nhau, lễ
lạt khá đơn giản vì nhà trai ở
xa, nhà gái thì đã bị đuổi về từ
lâu. Sống với nhau ít lâu Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng.
Do chăm trứng vất vả, nên lục
đục trong nhà. Lạc Long Quân nói rằng:
- Ta là giống
Rồng, mình là giống Tiên, thủy hỏa khắc
nhau, không ở cùng nhau
mãi được.
Họ
bèn bàn bạc chia nhau mỗi người năm mươi
trứng.
Theo những
nghiên cứu mới nhất từ
các hình ảnh, tranh vẽ, kể cả
từ các phim ảnh hiện đại,
các nhà sử học cho kết luận: do công nghệ
may mặc chưa phát
triển, nhà nước chưa đầu tư tập
đoàn dệt may nên Lạc Long Quân mặc khố! Đây chính là điểm
mấu chốt.
Khi chia trứng,
Lạc Long Quân mặc khố ngồi
xổm trên mặt đất, thong thả
đếm 50 quả, bảo Âu Cơ:
“ta đã đếm
xong", rồi cho các
trứng vào bọc, do khi ngồi xổm mặc
khố đếm lẫn cả
trứng của mình nên thực ra chàng chỉ đem theo 48 trứng. Xong chàng đứng dậy chia tay và đi về
phương Nam. Âu Cơ gói chỗ
trứng còn lại, đi đến ở Phong Châu, trứng
nở ra các con, người anh cả trở thành Hùng Vương
đầu
tiên của nước Văn Lang.
Kết
luận phụ khá quan trọng là ông bố Việt bỏ
đi, đi đâu không biết,
bà mẹ tiền Hán ở lại
chăm đàn con Việt - tiền Hán.
Sứ mệnh tiếp theo của
các nhà lịch sử và của dân tộc
ta là đi cả thế giới để
tìm 48 dân tộc anh em
còn lại!
Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90)
Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90)
No comments:
Post a Comment