Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn: Bạn Ca Vu Thanh,
người bạn tôi quen biết và đối thoại từ khi tham gia diễn đàn điện tử
VNSA của Du học sinh Việt Nam. Tôi post lại comment sau đây của Vũ Thanh
Ca nói về tổng thể quan hệ Việt Trung Mỹ và Biển Đông lên status này để
mọi người cùng bàn thảo cho sáng vấn đề từ nhiều góc nhìn, nhiều trí
tuệ, nhiều cách nghĩ, nhiều lượng thông tin. Vũ Thanh Ca viết:
"Không có con số điều tra cụ thể, nhưng qua trao đổi cá nhân tôi cho
rằng hiện nay đa số cán bộ lãnh đạo của VN đều hiểu rằng Mỹ không có
quyền lợi trong việc lật đổ CP VN. Về dã tâm của TQ thì ai cũng biết.
Vấn đề quan trọng là ta ở thế yếu nên ứng xử như thế nào cho thích hợp.
Một điều rất rõ rằng Philippines là đồng minh tin cậy nhất của Mỹ nhưng
Mỹ có giúp Philippines giữ bãi Cỏ Mây, bãi Scarborough đâu? Mỹ luôn
tuyên bố trung lập trong vấn đề phân định chủ quyền trên Biển Đông và
chỉ nhấn mạnh vấn đề thực thi luật pháp quốc tế, tự do hàng hải, hàng
không. Mặc dù nói về luật pháp quốc tế nhưng chính Mỹ lại chưa phê chuẩn
UNCLOS.
Các bác cứ chửi thôi, chửi theo nhận thức của mình, nhưng
chỉ cần đầu tư nghiên cứu một tý các bác sẽ thấy ở khu vực ĐNA, TQ sợ
nhất là VN, còn sợ hơn cả Philippines. Các phương tiện thông tin đại
chúng TQ cũng chỉ chửi chủ yếu VN, rồi sau đó mới là Philippines.
Các anh chị có thấy là trong khoảng 10 năm qua Philippines mất rất nhiều
phần biển nhưng ta không mất thêm không? TQ có tuyên bố đấu thầu thăm
dò, khai thác dầu ở thềm lục địa VN nhưng rồi ta phản đối và cứ thăm dò,
khai thác; TQ đưa giàn khoan 981 vào, ta đuổi được ra và tạo được dư
luận quốc tế rất thuận lợi cho ta. Về phần mình, Philippines đã đòi lại
được gì chưa? Mặc dù họ đang kiện và ta đang mạnh mẽ ủng hộ việc họ
kiện, nhưng kiện xong họ cũng chẳng đuổi được TQ ra khỏi phần biển mà TQ
đã chiếm. Tất nhiên tôi rất ủng hộ việc Philippines kiện TQ và luôn
nhất quán quan điểm là ta nên tham gia mạnh mẽ hơn vào vụ kiện này. Điều
này không mâu thuẫn với những điều khác mà tôi nói vì theo quan điểm cá
nhân của tôi, trong những năm qua ta đã làm một số việc khá tốt, một số
việc chưa tốt lắm nhưng không nhất thiết như nhiều ý kiến phát biểu
trên internet.
Tôi đã nói là tôi không đồng ý về việc nói rằng
"tranh chấp giữa các siêu cường" mà phải nói rõ là Mỹ thực thi luật pháp
quốc tế, TQ thì vi phạm. Như vậy, Mỹ là người đúng và TQ là kẻ sai
trái. Tuy vậy, trong chiến lược bảo vệ chủ quyền đất nước, việc chửi TQ
là việc của đại chúng và các học giả. Đối với những cán bộ lãnh đạo và
chính trị gia, vẫn luôn cần tiếp xúc ngoại giao, xây dựng lòng tin để
hạn chế tới mức thấp nhất khả năng xảy ra xung đột vũ trang, xấu hơn nữa
là chiến tranh để giữ gìn hòa bình, toàn vẹn. Tôi luôn cổ súy việc tăng
cường hơn nữa quan hệ hợp tác với Mỹ, nhưng có nên liên minh với Mỹ
chưa thì tôi thành thật là chưa đủ thông tin để phát biểu."
(Post từ Đỗ Minh Tuấn's wall/FB)
Son Le: Việc ta có mất thêm không thì khá rõ anh Đỗ Minh Tuấn, hay nói cách khác là mất hẳn. Việc TQ xây dựng mở rộng căn cứ quân sự trên các đảo là bằng chứng quá rõ. Trong khi đó Phil không bị xây dựng căn cứ như vậy. Lập luận trên không thuyết phục, còn mơ hồ.
ReplyDeleteCa Vu Thanh: Anh Son Le có đưa ra được cách nào để ta ngăn TQ xây mấy cái đảo không? Và anh có biết chế độ pháp lý của các thực thể mà TQ xây dựng trên quần đảo TS không?
DeleteSon Le: Oh bạn ơi, một câu hỏi đánh đố " cách nào ta ngăn cản...". Xin thưa là tôi đâu phải Tôn tẫn hay Bàng Quyên. Câu hỏi sau cũng ko nằm trong phạm vi bài viết này.
DeleteTôi nghĩ tư duy đơn giản thôi, hàng xóm nó thuê xe chở đất đến lấp 1 phần ao nhà mình để xây nhà hàng thì việc tối thiểu là phải đi kiện. Không kiện mà chỉ ú ớ bố con trong nhà với nhau coi như thừa nhận. Sau này ra tòa ( như cái anh gì nói sau này con cháu đòi ) hỏi lúc nó làm có kiện không, trả lời không chắc chắn toà đuổi về. Đơn giản vậy thôi ngoa ngôn xảo ngữ chả để làm gì.
Dung Truong: Sơn Le không thóa mạ Bạn .Còn Bạn muốn biết Kiện cái gì ? Tôi xin trả lời thay Bạn Sơn Le. Bạn có hiểu ? Luật pháp Quốc Tế soạn ra để làm gì không ? Tôi ví dụ thực tế cho Bạn rễ hiểu nhé . Nhà bạn có giấy chứng nhận quyện hở hữu Nhà và đất ở .Bông dưng Thằng hàng Xóm Nó đổ đất trước mặt Nhà Bạn , Nó xây chuồng Lợn ? Bạn tính sao ?
DeleteNguyễn Hồng Hưng: Tôi thấy hiện nay tàu Mỹ đi tuần duyen một mình, chưa có tàu của quốc gia nào đi cùng tàu của Mỹ để thực thi luật pháp quốc tế trên biển. Viêt nam có nên đi cùng không ? Nếu đi tuần trên biển cùng Mỹ thì là " hợp tác " hay là " đồng minh" ? Thái độ China sẽ ra sao ? Và thực sự của những hải trinh đi tuần trên biển của Mỹ là gì ? Bạn nào thông thạo thi cho tôi và bà con cùng biết ? Chúng ta có lực lượng, phuong tiện, vị thế gì để tham gia ?
DeleteSon Le: Hehe. Kỳ lạ quá Ca Vu Thanh, ta đang bàn về việc chung tự nhiên lại nói " thóa mạ", tôi không có ý làm việc tào lao ấy.
DeleteKhông nói đúng sai chỉ cần nói khía cạnh một ng̣ười bản lĩnh như vậy mà muốn bước vào trường tranh luận thì khác nào bắc thang lên cung trăng.
Ca Vu Thanh: Theo quy định của luật pháp quốc tế, chủ quyền lãnh thổ sẽ được coi là thực thi một cách hòa bình, lâu dài và liên tục nếu nước tuyên bố chủ quyền có hành vi phản đối chính thức nước vi phạm chủ quyền. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã liên tục phản đối việc TQ xây đảo nhân tạo. Như vậy, các phản đối của VN thể hiện sự hành xử chủ quyền lâu dài, liên tục của VN và đủ để cho VN đòi hỏi chủ quyền trong tương lai mà không cần kiện.
DeleteBây giờ bàn về vấn đề kiện. Luật pháp quốc tế quy định các vụ kiện về chủ quyền lãnh thổ cần có sự đồng thuận tham gia của các nước liên quan. TQ không đồng thuận ra tòa án quốc tế nên tòa sẽ không có thẩm quyền giải quyết vụ ta kiện TQ để khẳng định chủ quyền trên quần đảo TS là thuộc ta chứ không phải thuộc TQ.
Ta có thể kiện TQ vì họ xây dựng đảo nhân tạo trên quần đảo TS? Muốn vậy, ta phải kiện ra tòa để chứng minh được rằng vùng TQ xây đảo nhân tạo nằm trong lãnh hải, hoặc vùng đặc quyền kinh tế, hoặc thềm lục địa của ta. Rất tiếc là vào năm 1996, Trung Quốc đưa ra tuyên bố chính thức theo điều 298 UNCLOS 1982 rằng nước này không chấp nhận hệ thống các thủ tục có tính chất bắt buộc đưa có thể dẫn tới phán quyết ràng buộc theo Mục 2 Phần XV UNCLOS đối với bất kỳ loại tranh chấp nào được liệt kê trong điều 298, bao gồm tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng điều 15, 74 và 83 liên quan đến việc phân định biên giới biển hoặc liên quan đến vịnh hoặc danh nghĩa lịch sử. Như vậy tòa không có thẩm quyền giải quyết vụ kiện của ta và ta sẽ thua nếu kiện bằng cách này.
Một cách khác là kiện TQ phá hoại rạn san hô và môi trường trên quần đảo TS do xây đảo nhân tạo. Cái này Philippines đang làm và ta đang ủng hộ. Vậy ta kiện gì nữa đây?
Dung Truong: Nói như vậy là Ta thua à ? Chơi với Thằng chầy cối . Coi thường Pháp luật . Ỷ lớn hiếp nhỏ . Bạn phải tính sao ? Bạn có hiểu tai sao Đàn Trâu chấu nhỏ bé như vậy mà Đá Chết Con Voi không ?
DeleteCa Vu Thanh: Luật pháp quốc tế không giống luật pháp quốc gia và chính trị quốc tế cũng khác chính trị quốc gia. TQ là một thành viên thường trực HĐBA Liên hợp quốc có quyền phủ quyết nên cho dù tòa có tuyên bố cho Philippines thắng kiện cũng không có cơ chế thực thi phán quyết của tòa. Tuy vậy, không nhất thiết là ta thua. Ta sẽ thua nếu gây chiến trước và mất hết sự ủng hộ của thế giới. Ta vẫn sẽ giữ vững được những điểm đóng quân nếu ta kiên trì, không khiêu khích, hợp tác mạnh mẽ hơn với các nước trong và ngoài khu vực, đặc biệt là Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Úc, Philippines v.v., tranh thủ sự ủng hộ của thế giới. Ngoài ra, ta cần mua sắm vũ khí, nỗ lực xây dựng kinh tế, chống tham nhũng v.v. và thực thi một chính sách ngoại giao,quốc phòng khôn ngoan. TQ cho dù mạnh đến đâu cũng vẫn cần thế giới, và nếu ta được thế giới ủng hộ TQ sẽ không dám làm liều. Thực tế tôi cho rằng ta đang làm như thế nhưng chống tham nhũng và phát triển kinh tế quá kém. Người Việt mình lười làm, muốn hưởng thụ. Chắc phải còn dài dài nữa ta mới khá được.
DeleteSon Le: Hum. Vẫn nhầm Ca Vu Thanh. Tôi đã nói ko làm việc tào lao đấy, nói " ngoa ngôn xảo ngữ" là nói chung hệ thống tuyên truyền báo mậu dịch.
DeleteCa Vu Thanh: Vậy thì xin lỗi anh, tôi hiểu lầm. Tôi mới bị mấy thằng chống cộng chửi bới nên hơi nóng tính. Tôi sẽ xóa các comment liên quan của tôi đi.
DeleteSon Le: Ko sao cứ để đi, nhiều lúc hiểu nhầm va chạm tí có khi lại tốt
DeleteCa Vu Thanh: Nguyễn Hồng Hưng Thật ra thì đi tuần chung chỉ là hợp tác, không phải liên minh. Có những định nghĩa khá rõ ràng về liên minh truyền thống mà nhóm TS Truong-Minh Vu trình bày trong thảo luận của mình. Hiện nay tôi cũng chưa rõ tại sao ta không tham gia đi tuần chung với Mỹ. Tuy vậy, tham gia đi tuần chung là một hành động cần phải được cân nhắc thật kỹ. Ngay chuyện Mỹ có đi qua đảo nhân tạo của TQ theo kiểu "tự do hàng hải" (tức là không công nhận chủ quyền của TQ) hay không đã là một vấn đề mà người ta đang bàn luận. Chú ý là lẽ ra Mỹ có thể quảng bá cho hành động "nghĩa hiệp" (tôi để trong nháy nháy không có nghĩa là chê bai Mỹ, mà chỉ là để cho thấy là còn phải bàn xem có phải là nghĩa hiệp hay không), nhưng Mỹ lại im lặng đầy tính toán. Ta cũng cần tính. Lịch sử đã nhiều lần chọn ta làm điểm tựa rồi, không nên nhanh nhảu chạy ra làm điểm tựa nữa. Cẩn thận, khoan sức dân sẽ lợi hơn.
DeleteNguyễn Hữu Hùng: Vấn đề ta có định kiện TQ khoong đã.Khi đã có chủ trương và quyết tâm kiện rồi các luật sư trong nước và quốc tế sẽ bàn thảo sẽ kiên TQ cái gì.Chả nhẽ tất cả những bằng chứng ls nói rõ HS,TS là của VN quản lý hàng mấy trăm năm nay không có giá trị pháp lý gì hay sao?Trong khi TQ chẳng có gì ngoài cái bản đồ đường chín đoanj vu vơ không căn cứ.Bạn bè quốc tế hiểu rõ về vấn đề BĐ của VN cũng đề nghị ta kiện TQ.Chả nhẽ họ xui dại ta ư?Có thể VN phụ thuộc vào TQ quá nhiều,quá sâu nên không dám làm điều gì gọi là"quá đáng"để nó đừng khùng lên trả đũa thì nguy to?Vậy cho nên vụ giàn khoan 981 trắng trợn xâm phạm vùng biển VN như thế mà ô Trọng im re,mấy lần muốn gặp Tập nó không tiếp đành chịu.Gọi đại sứ TQ đến để phản đối cũng không.Bảo người phát ngôn BNG lên tiếng phản đối,tương tự như công an nấp gốc cây thổi còi để trấn áp bọn lưu manh côn đồ vậy.Vơis TQ thì như gãi ghẻ!Cách hành xử của lãnh đạo VN thật khó hiểu,không thể giải thích được.Cos thể để câu giờ chăng?Vì vũ khú,khí tài săm về cần thời gian thao tác rèn luyện cho thành thạo mới chiến đấu được?Nhưng đối nội,hành xử với dân oan bất công,dã man...Như thế khó mà đoàn kết dân tộc thành một khối.Xem ra các vị lãnh đạo lúng túng như gà mắc tóc.Tuyên bố thì rất hay,hành xử rất dở,đầy mâu thuẫn...
DeleteĐỗ Minh Tuấn: Năm phe bảy phái chín lý sự mười tham lam, còn làm được gì cho dân tộc nhân dân nữa.
DeleteLan Le: Ca Vu Thanh , ông mê cộng thì cứ ôm đừng chửi ai là mấy thằng chống cộng nhé . Tôi nói ông biết Tướng Trần Độ và nhiều vị khác chống cộng đấy . Cộng giết rất nhiều người giỏi . giọng này là dư luận viên cao cấp rồi
DeleteTrung Quang: Góc nhìn của những kẻ khoanh tay ngồi nhìn, ko biết chọn bạn, tự sướng bóp chim
ReplyDeleteCa Vu Thanh: Tôi đã viết là tôi dành cho mình quyền không trả lời những kẻ ngu muội chửi tôi vì tôi không ngu muội như chúng.
ReplyDeleteDung Truong: Ca Vu Thanh ? Trả lời hay không trả lời . Là quyền của Bạn . Anh Đd Đỗ Minh Tuấn là Con Người như thế nào Bạn cũng biết rõ . Còn giêng Bạn ? Bạn chê Người khác Ngu muội . Tôi hỏi Bạn một câu? Bạn có Vợ chưa . Vợ Bạn có thuộc quyền Sở hữu của Bạn hay là của Chung .
DeleteĐỗ Minh Tuấn: Anh Ca Vu Thanh đang nói về việc không trả lời Trung Quang. Tôi chỉ post lại comment của anh ấy, có gì phải trả lời.
DeletePhong Nha: Sự việc Mỹ-Phi-Trung đúng như CVT nói thì thật đáng suy ngẫm, năm 1974 Mỹ cũng làm ngơ cho Tàu lấy Hoàng Sa.
ReplyDeleteTất nhiên về quan hệ hiện nay với TQ là ta quá nhu nhược. Có một vị ĐBQH có ví von là ta đã "bỏ tất.cả trứng vào một giỏ" , ý nói về làm ăn kinh tế với TQ.
Theo tôi phải quan hệ gắn bó hơn nữa với Mỹ, nhưng cũng đừng ngây thơ Mỹ sẽ lấy lại H. sa, Tr. sa cho ta, công việc đó là của chính chúng ta.
Phải thoát bỏ dần ảnh hưởng của TQ. Nước không mất vì súng đạn mà mất vì "diễn biến hòa bình" với người Tàu thâm độc.
Đỗ Minh Tuấn: Cũng phải thông cảm. Cách đánh Tàu của ta là đặc công, chui sâu leo cao đánh từ trong đánh ra. Khi các vị ấy đã từ phía sau chui sâu vào bụng nó rôif thì cũng phải nằm im trong đó chịu dựng đủ thứ để chờ thời cơ chứ! Không đánh cho nó đau bụng quằn quại thì ra cách nào đây? Cứ ở mãi trong bụng nó sao?
DeleteNguyễn Đức Long: Thằng tàu nó sợ nhất là Việt Nam bước lên thềm dân chủ. Khi đó sẽ không bị ảnh hưởng nó nữa. Dưng.... dư thể mất mẹ nó đảng à?
ReplyDeleteĐỗ Minh Tuấn: Phong Nha Không ai trông chờ Mỹ lấy lại HS-TS cho ta, nói thế là phiên dịch sai ý nguyện của nhân dân. Nhân dân VN trong đó có chúng ta chỉ muốn họ đừng nhìn nhận và ứng xử với các quan hệ QT, luật pháp quốc tế bằng cái nhìn tiểu nông,, làng xã, lấy lòng bên nọ bên kia bất chấp đúng sai. Và khi Mỹ làm cái việc đúng luật pháp QT thì ủng hộ họ, thay vì mát-xa thằng kẻ cướp một cách ươn hèn, khốn nạn.
ReplyDeleteHoang Nam Tran: Không có kẻ thù vĩnh viễn, cũng không có đồng minh vĩnh viễn. Chỉ có chân lý mới là vĩnh viễn mà chỉ có kẻ vượt lên mọi đỉnh điểm của sự khôn ngoan mới nhận ra được sự thật đó! Nếu hôm qua anh làm điều sai ( so với chân lý), tôi phản đối , nhưng hôm nay anh làm điều đúng, tôi ủng hộ , ngợi khen. Giả sử ngày mai anh lại làm điều chưa đúng, tôi tiếp tục phản đối anh...đơn giản vậy thôi. Tại sao người Việt tới tận thế kỷ này vẫn chưa từ bỏ được cái tâm lý "đòi hỏi sự tuyệt đối ở người khác" cùng căn bệnh ỷ lại ngu ngốc và đáng ghét!? Tại sao tôi thấy rất nhiều "ngưu nhi" lên mạng toàn lý sự " Chơi với Mỹ thì liệu Mỹ có đòi được HS-TS cho ta không?', hay "Thằng nào cũng đểu cả, tốt nhất chẳng theo thằng nào"...Tôi cho rằng chính cái tư tưởng ỷ lại sẽ khiến ta rơi vào sự lệ thuộc nặng nề nay mai, dù cho là lệ thuộc ai thì cũng tệ hại cả. Và cái tâm lý so đo "theo thằng này hơn hay theo thằng kia hơn" , để rồi hoặc có kẻ cho là cần "theo thằng này", hoặc có kẻ cho là cần "theo thằng kia", lại có kẻ "cẩn thận chắc ăn" cho là "không nên theo thằng nào hết"...thì đó đều là những kẻ mang tư tưởng nhược tiểu, ngu dốt, có xuất phát điểm từ bản chất não trạng nô lệ!
ReplyDeleteCa Vu Thanh: Thật ra thì các anh chị ở đây không phải là những người có kiến thức về chính trị và luật pháp quốc tế nên trao đổi rất khó. Tôi luôn nói và thực tế là luôn hành động để tăng cường hợp tác Việt - Mỹ trên biển; nhưng như tôi đã viết nhiều lần là việc ta từ bỏ chính sách "3 không" để tham gia liên minh với Mỹ chưa chắc đã là hành động khôn ngoan. Mời các anh chị xem ý kiến bác Hoàng Đức Nhã, chính trị gia của chính quyền VNCH về vấn đề này để rộng đường dư luận
ReplyDeletehttp://vi.rfi.fr/.../20150427-hoang-duc-nha-%C2%AB-dung.../
Hoang Nam Tran: Vậy ta nên chấm dứt chủ đề này tại đây!?
DeleteCa Vu Thanh: Các anh chị cứ bàn. Không thóa mạ hay chửi bới thì tôi sẽ trả lời một cách lễ độ. Tôi chỉ lễ độ với người lễ độ thôi. Rất tiếc là chủ đề liên minh hay không liên minh với Mỹ được nhóm TS Truong-Minh Vu, một học giả trẻ và rất giỏi, đang bàn luận trong nhóm Quan sát và suy nghĩ. Không biết các anh chị có vào đọc được không. Nếu được thì rất đáng đọc để mở rộng tầm mát.
DeleteHoa Nguyen: Về chuyện Hoàng Đức Nhã. Đó là tình hình của miền Nam VN năm 1975, mà Mỹ là đồng minh với nhiều cam kết, như sẽ yểm trợ quân sự lại cho miền Nam nếu miền Bắc tấn công sau hiệp định Paris năm 1973. Mỹ lúc sắp ký hiệp định đã muốn giải kết hoàn toàn với miền Nam, sẽ rút hết quân Mỹ, nhưng không đòi hỏi miền Bắc cũng rút quân, lúc đó có ở miền Nam ước chừng 160 ngàn. Nên ông Nguyễn Văn Thiệu không chịu ký hiệp định, và Kissinger qua Sài Gòn thương lượng với nhiều cam kết về viện trợ tài chính và yểm trợ VNCH sau này. Hoàng Đức Nhã là cố vấn của ông Thiệu, đã gặp và nói chuyện với Kissinger, hẳn nhiên biết rõ những cam kết đó thế nào.
DeleteĐến tháng 4 năm 1974 , Nixon từ chức vì một vụ tai tiếng nội bộ của Mỹ, tổng thống lên thay không do dân bầu lên mà là ông Ford chủ tịch Hạ viện Mỹ, không đủ uy tín trong nhiều quyết đoán quan trọng. Khi miền Bắc tấn công Phước Long rồi cao nguyên Trung phần, thì Mỹ bất động, không viện trợ gì cho miền Nam kể cả phần tiền viện trợ dân sự cho năm 1974. Đó là lý do tại sao ông Hoàng Đức Nhã cay đắng, và có thể ảnh hưởng đến suy tư cho tới bây giờ.
Dung Nguyen: Té ra mấy anh Tàu con , hèn chi.
DeleteHoang Nam Tran: Vấn đề liên minh quân sự ở Biển Đông tôi đã nghiên cứu kỹ và nhanh, tính toán mọi điều hơn lẽ thiệt, mọi đường đi nước bước, cả bước tiến, bước lui...trong tổng thể vị trí địa chính trị, địa chiến lược, tình hình khu vực, tình hình thế giới và chiến lược toàn cầu của các siêu cường ... nói chung suy tính tới mọi mặt , không sót mặt nào, rồi viết mail gởi Thủ tướng chính phủ và thông qua đó gởi tới BCT vào cuối năm 2009-đầu 2010. Thật ra tôi không có ý tranh luận chuyện nên hay không nên liên minh, bởi những cuộc tranh luận của kẻ sĩ sẽ chẳng đi tới đâu, nhất là với những kẻ chỉ biết thao thao theo sách vở. Kể cả việc kêu gọi chính phủ kiện trung cẩu ra quốc tế tôi cũng là người đầu tiên khởi xướng, từ 2009, tức là trước vụ kiện của Phi rất lâu. Cũng chỉ là nói để bạn hiểu, còn nếu bạn cho rằng ở đây chỉ có bạn mới hiểu được những vấn đề của luật pháp quốc tế và những vấn đề A, B, C nào đó, thì mong bạn hãy chín chắn điềm đạm hơn, tránh rơi vào sự khiếm nhã, dù cho bạn có hoàn toàn vô tư, không hề có ý coi thường người khác!
DeleteCa Vu Thanh: Hoa Nguyen Bác có tin là nếu VN liên minh với Mỹ và TQ đánh Trường Sa thì Mỹ sẽ giúp VN không? Tại sao Mỹ lại tuyên bố trung lập trong tranh chấp chủ quyền? Và tại sao Mỹ lại ứng xử như cách họ đã ứng xử trong vụ mà họ gọi là "thực thi quyền tự do hàng hải" ở TS không? Tôi thảo luận với bác vì bác là người có lễ nghĩa và có kiến thức.
DeleteHoa Nguyen: Hiện tại chủ quyền ở Trường Sa thuộc về nước nào thì quốc tế và Mỹ chưa có quan điểm rõ rệt. Nhưng dứt khoàt Mỹ không công nhận đường 9 khúc là đường ranh lãnh hải của TQ ở biển Đông, Mỹ thấy Trường sa đang là vùng tranh chấp của nhiều nước: Đài Loan, Phi, Mã, Brunei, VN và TQ.. Không nói rõ ra vì là vấn đề tế nhị thuộc ngoại giao.
DeleteĐiều bác Ca Vu Thanh hỏi thì chúng ta chờ coi Mỹ giúp Phi thế nào; hiện tại Mỹ cung cấp tàu chién, xe tăng (100 chiếc theo tin hôm nay), và bán máy bay. Nhưng nếu TQ dùng quân sự chiếm thêm vài đảo của Phi, thì Mỹ sẽ phản ứng thế nào, khó mà biết chắc. Theo quyết định của tổng thống Mỹ thôi (có thể khác nhau tuỳ người).. .
Đình Ấm Nguyễn: Ca Vu Thanh mới là DLV cự phách.Nếu phải giữ bằng được chế độ độc tài CSVN trên lợi ích quốc gia, dân tộc thì ứng xử với TQ như tác giả là chính xác.Thế nhưng nếu đặt lợi ích dân tộc lên trên hết thì làm như Phi là chuẩn xác.Trước mắt Phi chưa đòi được phần biển đảo TQ xâm phạm nhưng trên bình diện quốc tế đó vẫn là lãnh thổ của họ và nước họ không sợ bị TQ xâm chiếm, phải van lạy TQ nhục nhã như VN.Hiện nay HS,TS bị TQ xâm lược nhưng lãnh đạo VN đã tự thừa nhận là "tranh chấp" giữ nguyên hiện trạng thì bao giờ đòi lại được. Muốn giành lại phần giang sơn chỉ có cách dân chủ hóa đất nước liên kết với thế giới dân chủ, văn minh, hùng mạnh như Hàn, Đài Loan...thì mới thành công còn chính sách van lạy TQ sẽ thất bại.Không phải van lạy mà làm TQ thương hại,tha cho, chỉ chiếm biển đảo, đất đai đến thế, ngược lại nó sẽ chiếm sạch biển đông khi cơ hội thuận tiện nhất.
ReplyDeleteCa Vu Thanh: Tôi đã viết là tôi dành cho mình quyền không trả lời những kẻ ngu muội chửi tôi vì tôi không ngu muội như chúng.
DeleteDung Nguyen: Cứ ai có quan điểm khác hay yêu nước Việt Nam thì bị chửi là ngu muội vậy mr . Ca Vu Thanh?
DeleteĐỗ Minh Tuấn: Vấn đề là thái độ phản biện thôi! Tôi nghĩ anh ấy muốn nói rằng anh ấy không hề đóng cửa với những ý kiến khác, nhưng không trả lời trả lời những người chửi bới anh ấy dù người ấy có ý kiến khác hay cùng quan điểm với anh ấy.
DeleteDung Nguyen: 1979 mộng xâm lược Việt Nam của Trung Quốc đã bị quân ,dân chiến đấu rất dũng cảm đẩy lùi , chúng chửi rủa nhưng cũng biết dừng lại và 9 năm sau ( 1988 ) chúng thử lửa ở Gạc Ma lần này thì tại sao người lính không được chiến đấu để bảo vệ biển đảo ??? Không chiến đấu họ có được sống không ????
ReplyDeleteVà cái mốc 1988 là sự đánh dấu bắt đầu của nhu nhược của đảng cộng sản Việt Nam đối với Trung Quốc để đi đến sự cúi đầu của ngày hôm nay .
Dĩ nhiên không ai giúp ta cả khi ta không lên tiếng nói . Sung đâu mà rụng sẵn cho ta ăn đó chỉ là ngụy biện của thành phần bán nước , chủ đích ngu dân nên chỉ dụ được dân ngu .
Chính quyền cũng như nhân dân Philippines đúng đáng khâm phục , họ chứng tỏ được bản sắc riêng của dân tộc Phi trên thế giới, và mọi quốc gia đều công nhận Phi đúng , Trung Quốc sai .
Còn Việt Nam vì đâu mà đi ngược lại ?????
Im lặng thì còn !!!!!! Quan điểm chính trị cho dân tộc vậy mà hay và đúng sao ?????
Có nhìn công an Trung Quốc nó đánh đập dân Tây Tạng còn hơn con thú không mấy cha nội ??????!!!!!!!!!
Quốc gia hưng vong , thất phu hữu trách . Nhớ không? ?????
Congtrung Nguyen: Cái độc ác nhất là có kẻ cho đục đẽo mồ mả của các anh hùng liệt sĩ chống Trung Quốc xâm lược và không cho tưởng niệm là vong ơn bội nghĩa nhưng cái mất lớn nhất là giới trẻ bị hủy hoại niềm tin khi sự dâng hiến của mình cho Tổ quốc trở thành ngu si, chết không biết cho ai, để làm gì thì là hiểm họa mất nước vô cùng.
DeleteĐình Nguyễn: Mỹ muốn thực thi luật pháp quốc tế, luật biển, không có tham vọng chiếm lãnh hải, đảo. Tàu muốn chiếm đảo, lãnh hải, vi phạm luật biển, luật pháp quốc tế. CS nói các thế lực tranh chấp, tạo hỏa mù, mập mờ, giảm nhẹ tội cho thầy TQ, có ý hạ vai trò trung thực Mỹ, thành kẻ tranh chấp. Chỉ con nít mới bị CS gạt, lái hướng sự thật sang dối trá thôi. !
ReplyDeleteHoang Nam Tran: Thực chất thì đó cũng chính là một trong những cách để kiềm chế tham vọng của trung cẩu, việc làm có lợi cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam vfa cũng là ngầm giúp Việt Nam, nhưng bọn đầu đất ngu tới mức không nhận ra ( nếu Mỹ mà công khai bênh vực VN-PLP trong vấn đề chủ quyền lãnh hải thì sẽ mang tiếng thiên vị, không hay), mặt khác vì bọn ngu vẫn sợ tàu và nịnh tàu nên còn cho người phát ngôn lên nói năng ngớ ngẩn chẳng đâu vào đâu trong sự kiện lần đầu tiên Mỹ cho tàu tuần tra các đảo nhân tạo mà giặc tàu xây dựng trái phép ở TS.
DeleteĐình Ấm Nguyễn: Tác gia Ca Vu Thanh nói không thèm trả lời những kẻ ngu muôi, hãy để các bạn phán xét.VN nay là nước nghèo, nhỏ lại tự tách mình khỏi thế giới văn minh, dùng chính sách xu nịnh, lạy quỳ kẻ cướp nước mình mong nó thương hại không chiếm biển đảo tiếp để yên thân ngồi đại hội đảng...là con bài bảo vệ đất nước tốt nhất ?
ReplyDeleteHoang Nam Tran: Đúng là hiện nay lđ VN đang đi theo hướng này đấy! Với hành động đó, họ đang đẩy dân tộc này đi vào hang cùng!
DeleteDung Truong: Kẻ chê bai Người Khác ngu muội .? Chính là Người vừa Ngu vừa Hèn. ? Muốn Người khác giúp Mình . Trước tiên Mình phải là Người Đoàng hoàng . Tử tế . Đi lên bằng chính Đôi chân của Mình. Chỉ có Kẻ Hèn . Ngu muội ? Mới quì lậy van xin Người khác Thương hại . Khi không được đáp ứng quay Mặt cắn ẩu Người muốn giúp Mình . Đừng mơ tưởng quỳ lậy Kẻ Hại Mình Nó Thương hại .
ReplyDeleteCa Vu Thanh: Là người lương thiện thì cần phải biết nói lời nói thật thà. Biết thì nói biết, không biết thì nói không biết. Lấy những sự hiểu biết hạn hẹp của mình về cách ứng xử của chế độ đối với các hiện tượng cụ thể để gán nó thành quan điểm của người không có nhận thức như mình; gọi họ là DLV. Cái này người ta gọi là ngậm máu phun người. Đấy là cách ứng xử của bọn vừa ngu muội, vừa bất lương.
ReplyDeleteTôi chỉ phát biểu như là một người dân trong chế độ, tự nghiên cứu về vấn đề chủ quyền biển đảo, chính trị và luật pháp quốc tế. Trong cơ quan nhà nước, lĩnh vực của tôi phụ trách không liên quan tới những vấn đề mà ta đang bàn luận ở đây.
Nếu muốn hành xử như một người lương thiện thì hãy biết đối xử với người khác như với một người dân, và tranh luận với họ như tranh luận với một người dân. Cái gì biết thì bảo là minh biết, cái gì không biết hoặc biết ít thì ngồi im mà nghe mà học tập.
Nguyen Ai Viet: Vậy bác Ca Vu Thanh nói rằng VN hành xử đúng hơn Phi ? Tôi tin bác là người nắm vững vấn đề này và có tâm. Tuy nhiên nói công luận TQ chửi VN nhiều hơn Phi không đúng đâu. Tôi theo dõi Lôi Đình thấy chửi Phi ác hơn. Có điều chắc nó biết về ta nhiều hơn nên số tin tương đương.
DeleteĐình Nguyễn: Vấn đề là ở chooxys kiến, cái biết của người khác, bạn cho rằng họ không biết, ngược với ý nghĩ của bạn, động chạm đến thể chế bạn thích, hay đang được hưởng bổng lộc trong đó. Diễn đàn tự do, phải chấp nhận vậy, cả người hiểu biết lẫn người kém cỏi hơn, thậm chí không hiểu chút gì, cực đoan, ác khẩu,
DeleteCa Vu Thanh: Đình Nguyễn Tôi chả có trách nhiệm bảo vệ thể chế. Tôi phát biểu với tư cách cá nhân, theo hiểu biết của cá nhân mình. Vì vậy, nếu lương thiện thì đừng gắn thể chế vào tôi.
DeleteCa Vu Thanh: Ngoài việc hưởng bổng lộc, còn phải nói chuyện cống hiến nữa. Đất nước sẽ không thể phát triển nếu không có người làm việc cho nhà nước. Cứ nói đến làm việc là nói đến bổng lộc là suy nghĩ cực kỳ hạn hẹp. Tôi cho rằng anh Aiviet Nguyen là người rất hiểu tôi đang hưởng "bổng lộc" như thế nào từ thể chế hiện nay, nhưng việc này ngoài phạm vi ta bàn ở đây.
DeleteĐỗ Minh Tuấn: Tôi cũng từng bị một số người dán nhãn DLV cao cấp anh Ca Vu Thanh ạ! Nhưng tôi biết họ là ai, vì sao họ nói thế...nên tôi cũng chẳng xúc động gì. Thanh minh giữa chợ thì rất khó. Nên cứ đối thoại 1-1 theo từng comment hoặc viết bài đối thoại từng cụm vấn đè là hay nhất.
DeleteCa Vu Thanh: Aiviet Nguyen Đúng là TQ chửi Phi cũng kinh, nhưng nó sợ mình hơn Phi bác ạ. Bác cứ lên mạng đọc các phân tích thì thấy. Tôi không phải là người vạch ra và chịu trách nhiệm về chính sách chủ quyền biển, đảo của VN mà chỉ là người nghiên cứu và phát biểu mọi nơi, kể cả ở đây. Tôi chỉ trình bày đánh giá của tôi về ứng xử của các nước thôi.
DeleteCó thể nói là ứng xử với TQ về việc xây đảo rất khó. TQ đã khôn ngoan chặn mọi đường mà quốc tế có thể can thiệp. Chỉ còn mỗi DOC, nhưng DOC không phải là văn bản pháp lý và không cấu thành cơ sở để kiện. Mỹ cũng rất to tiếng nhưng ngoài to tiếng thì cũng không làm được gì vì không đủ cơ sở pháp lý để làm. Cái mà Mỹ có thể làm trong tầm tay là dùng quyền tự do hàng hải đi qua các đảo nhân tạo mà Mỹ còn rụt rè.
Về phần VN, vì chính sách quốc phòng an ninh thuộc hàng tối mật nên tôi không biết rõ. Tuy vậy, với những thông tin bên ngoài, có thể thấy là VN đang rất tích cực hoạt động ngoại giao, hợp tác và chuẩn bị lực lượng để đối phó với tình huống xấu nhất, khi TQ tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông và có những hành động leo thang nguy hiểm hơn nữa.
Nguyen Ai Viet: Ca Vu Thanh Đúng vậy. Nhưng nó nói Phi tội ác côn đồ trời không dung đất không tha. Nhưng VN thì nó nói sẽ đánh cho như chó rớt xuống nước. Rõ ràng, nó khinh thị mình hơn Phi. Cái đó mình phải xem lại chính mình.
DeleteNguyen Ai Viet: Ca Vu Thanh Đúng là làm ông Viện trưởng thì oai, nhưng không biết bác Ca lương tháng bổng lộc thế nào :) cứ khai thật để anh em rõ. Nhưng khéo mấy bác here cậy tiền, lại khinh cho như mẻ.
DeleteĐỗ Minh Tuấn: Tôi nghĩ anh Ca Vu Thanh có nhiều thông tin chuẩn.Nhưng cách trình bày và diễn giải thông tin của anh hơi vụng, chưa quan tâm kết nối các thông tin đó với thắc mắc của bà con để chia sẻ và làm dịu những lo âu của người chưa đủ thông tin, mà chỉ thông tin khô khan theo hệ chính thống nên bị bà con dị ứng hiểu lầm thôi!
DeleteNguyen Ai Viet: Đỗ Minh Tuấn Việc anh Ca Vu Thanh làm là quan trọng chứ. Anh ấy không làm lỡ người không tốt làm thì rất rầy rà. Theo tôi đếm xỉa đến nhiệt độ của here thì khó làm gì ra hồn được.
DeleteCa Vu Thanh: Aiviet Nguyen Tôi giờ không làm VT nữa. Lương tháng của tôi hiện nay kể cẩ phụ cấp lãnh đạo khoảng 8,7 tr. Hồi xưa ở nước ngoài, trước khi về VN, mỗi năm tôi kiếm khoảng trên 100.000 USD. 13 năm về VN, tôi đã bán đi 3 mảnh đất ở Hà Nội để chi tiêu. Tôi không kêu khó khăn, khổ sở, nhưng chỉ cần nói như thế để biết bổng lộc ra sao.
DeleteTôi không phủ nhận là bây giờ tham nhũng tràn lan ở VN, mà nói chuyện này làm gì, bác biết quá còn gì.
Đình Nguyễn: Nếu có nhiều vị như anh, phụng sự, cống hiến, vì dân, vì nước thì tốt quá, ai cũng mong vậy, tôi kính trọng họ. Điều tôi nói trên là giả định vậy, chứ biết anh đâu mà quy kết, anh hưởng bổng lộc. Cảm ơn anh đã hồi đáp.
DeleteLan Le: Giọng văn từ Ca Vu Thanh nghe có vẻ xoa dịu Việt Trung quá . Xin nói các quần đảo bị mất diện tích lớn hơn các quần đảo của Phi rất nhiều . Việc Phil mất đảo đòi được hay ko nhưng kiện ra toà án quốc tế chưa đòi được cũng là điều ích lợi cho dân tộc họ sau này . Còn mình mất đảo lại ko kiện nhưng mang nỗi nhục cho con cháu sau này . Đi ra ngoài quốc tế , họ sẽ cư xử như nào khi một ng là Phil và ng kia là Việt Nam ???
ReplyDeleteCa Vu Thanh: Tôi đã nói rồi, vấn đề là kiện cái gì và kiện như thế nào và lúc nào thì kiện. Việc này là chuyện đại sự quốc gia, không thể bàn bạc lung tung được. Bạn là người dân, bạn cứ nói với tôi kiện cái gì và kiện như thế nào đi, tôi sẽ phân tích giúp bạn ngay, nếu như bạn lễ độ.
DeleteĐỗ Minh Tuấn: He he! "Lễ độ" là thái độ với người trên đó Ca Vu Thanh ơi! Nên nói "Nếu như bạn khách quan và tôn trọng người đối thoại".
DeleteCa Vu Thanh: Đỗ Minh Tuấn Không phải anh ạ. Lễ độ đối với tất cả mọi người anh ạ. Tôi rất lễ độ với các bạn trẻ là đồng nghiệp của tôi. Kính nhi viễn chi mà anh.
DeleteĐình Nguyễn: Sao lại, kính mà xa lánh, đối với người có lòng yêu nước, ta phải thân nhi cận chi chứ ! Tuy họ có kiến giải khác ta, ta có thể gợi ý cho họ, '' giải hoặc'' cho họ. Hung hiểm, mãi quốc chi nhân, tôi sẽ không kính nhi viên chi mà phải xét nét dùng ngôn luận vạch trần ý đồ đen tối của họ.
DeleteCa Vu Thanh: Đình Nguyễn Cái này tôi dùng từ sai. Xin nhận sai.
DeleteLan Le: Đọc các commet trên ở nhiều các commet khác của Ca Vũ Thanh tôi nghĩ tự bạn chưa lễ phép đâu . Đó là thứ nhất . Điều thứ hai : mất đảo thì theo bạn khi nào sẽ kiện , thế thì nói luôn chúng ta và con cháu chúng ta sẽ ko bao giờ kiện được . Theo bạn có muốn mất đảo ko , nếu bạn hiểu Thông hiểu luật quốc tế và Trung quốc thế thì ở góc độ của bạn kiện như thế nào , dĩ nhiên cá nhân tôi và nhiều người sẽ chưa biết luật quốc tế như bạn . Vậy bạn chấp nhận mất đảo vì tàu cộng sẽ ko bao giờ trả lại đảo cho Việt Nam! Một khi bành trướng xây căn cứ trên đảo .
ReplyDeleteCa Vu Thanh: Lan Le Tôi đã nói là tôi không bàn chuyện kiện ở đây. Chuyện kiện là chuyện đại sự quốc gia. Người không biết nói lăng nhăng không sao, người biết không nên nói. Tôi nói bạn muốn kiện cái gì thì cứ hỏi, tôi sẽ giải thích cho rõ là kiện như thế thì có khả thi hay không? Tôi cũng là công dân VN, ăn lương, làm việc theo lương được trả. Không ai trả lương cho tôi để tôi học luật quốc tế. Bạn muốn nói chuyện luật quốc tế thì tự học đi. Tôi cũng tự học thôi. Còn chuyện đòi lại HS thì tôi đã nói. Luật quốc tế quy định nếu mình liên tục phản đối các hành động của TQ, liên tục khẳng định chủ quyền của VN thì có nghĩa là mình đang thực thi chủ quyền một cách hòa bình, lâu dài và liên tục, do vậy không mất chủ quyền. TQ chiếm đóng quần đảo bằng vũ lực là bất hợp pháp và không bao giờ hợp thức hóa được chủ quyền nếu VN liên tục đòi. Còn để giành lại đảo thì ta không thể làm chỉ bằng hình thức kiện mà phải bằng các hình thức khác. Tôi cũng đã nói là TQ là thành viên thường trực HĐBA LHQ, có quyền phủ quyết; họ có thua kiện đi chăng nữa thì cũng chẳng có cơ chế nào bắt họ thực hiện phán quyết của tòa.
DeleteLan Le: câu 1: Tôi ko biết luật quốc tế và nhiều ng ko biết luật quốc tế trong đó có bạn ...đúng không ? câu 2: Liên tục phản đối ....do vậy ko mất chủ quyền ???????? Và câu cuối cùng có đoạn ta là thành viên của khi cho đến hết nữa . Hai phần này suy ra là Việt Nam Vẫn mất biển đảo đúng không ? câu 3 : bạn có ghi rằng Trung ko sợ Phil mà sợ Việt Nam, chúng ta ko dùng vũ lực mà dùng cách khác để đòi ,vậy đòi bằng hình thức khác là hình thức gì ???? câu 4 : có một đất nước bị trung chiếm nhưng lãnh đạo của nhan dan nước này là Ngài Lama14 vẫn được đón tiếp trọng thị trên khắp thế giới dù Ngài đấu tranh bất bạo động ko dũng vũ lực cho dù Liên hợp quốc giúp . vậy lãnh đạo Việt Nam ko kiện , ko dùng vũ lực nhưng có được sự kính nể của các nước khác ko Việc kiện ra toàn án như Phil Vn vẫn có thể làm được nhưng trong đầu bạn vẫn bám chặt ý nghĩ là ko thể kiện được vì lí do trung đưa ra về các quần đảo . Câu 4 theo bạn làm gì để sau con cháu mình ko bị khinh ạ ?
DeleteCa Vu Thanh: Lan Le Nước đổ đầu vịt. Tôi chỉ nói là tôi không bàn chuyện kiện ở đây chứ không nói là không kiện. Bàn chuyện đại sự quốc gia ở chốn công cộng không phải là thói quen của tôi.
DeleteLan Le: Oh hay , biển đảo là của nhân dân, chả phải của thằng đảng nào trả lương cho ông nhé . Tự ông viết stt len Fb công cộng, ko bình được à , ko phản biện được thì kêu ai . Ko đủ trình thì chấp nhận bản thân mình là Vịt nhé , đừng vội chê ng khác . Khi tư duy chê ng khác có nghĩa tự mình hạ thấp mình vì các commet mọi ng chưa ai chê bạn cả . Toàn tự bạn gào lên thôi.
DeleteCongtrung Nguyen: Hãy dám đặt lợi ích quốc gia lên trên cái ý thức hệ viễn vông trong quan hệ với Trung Quốc, từ bỏ " tư duy xơ cứng, giáo điều ". Thoát Trung hoàn toàn như ông Đại sứ Nguyễn Trung nói :" Hoặc là Việt Nam phải dứt bỏ sự lệ thuộc kiểu chư hầu vào Trung Quốc, quyết vươn lên tự mình trở thành đối tác chiến lược của thiên hạ để tồn tại và cùng dấn thân với cả cộng đồng thế giới cho hoà bình, hợp tác và phát triển để tranh thủ được sự hậu thuẫn của cả thế giới cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của mình. Hoặc là tiếp tục chịu khuất phục sự trói buộc của Trung Quốc, cam tâm sống với thân phận quốc gia leo dây giữa các nước lớn để trở thành con tốt cho sự phục hưng đế chế mang tên gọi " Giấc mơ Trung Hoa " hôm nay.
ReplyDeleteCa Vu Thanh: Hiện nay VN đã là đối tác chiến lược của nhiều nước; vừa mới thành đối tác chiến lược của Philippines. Quan hệ VN với Mỹ đang ngày càng chặt chẽ, tuy chưa là đối tác chiến lược nhưng là đối tác toàn diện; chắc chỉ nay mai thành đối tác chiến lược.
DeleteCongtrung Nguyen: Đó cũng là suy diễn để an ủi và hy vọng mà sống chứ chưa có gì rõ ràng cả . Đáng ra phải có bước đi chiến lược,tập hợp sức mạnh toàn dân tộc từ trước,từ lâu ít nhất cũng là thời điểm theo như bức thư của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt chứ không phải lúng túng nước đến chân mới nhảy như bây giờ làm lụi tàn niềm tin,nhuệ khí của biết bao nhiêu người.. Trước mắt cần kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế để lấy lại khí thế,tinh thần yêu nước trong nhân dân, hơn nữa cho con cháu về sau có cái để mà ăn nói tranh chấp với Trung Quốc..
DeleteHoang Nam Tran: Nếu không kiện tq về HS thì theo luật quốc tế chỉ còn 9 năm nữa thôi dù khi đó VN bị tát tay và tỉnh ngộ ra thì lúc đó có muốn kiện cũng không kiện được nữa. Chính là trung cẩu đang tìm mọi cách ru ngủ mấy thằng ngu để cho 9 năm trôi qua nhanh trong sự im lặng ngu si hèn nhược của Việt Nam. Khi đó, chủ quyền của VN đối với HS sẽ bị mất vĩnh viễn và được trung quốc hợp thức hóa, dù cho khởi điểm ban đầu của nó là do trung quốc ăn cướp bằng vũ lực ( bất hợp pháp), vì theo quy định, nếu sau 50 năm mà VN không chính thức đưa vấn đề này ra quốc tế thì mặc nhiên được xem là VN đã tự nguyện từ bỏ chủ quyền đối với HS. Còn những lời tuyên bố sáo rỗng nhàm chán do cái loa của BNG phát ra và lặp đi lặp lại ngày này qua ngày khác thì đâu được tính là hành động "đưa vẫn đề ra quốc tế"!?
DeleteHoang Nam Tran: P/S: Sau khi năm 2024 trôi qua, trung quốc sẽ không còn mơn trớn , "vừa đấm vừa xoa" như hiện nay đâu, mọi người hãy nhớ điều này giùm cho, nhưng xin đừng ngồi yên đợi cho tới khi điều đó xảy ra, vì như thế là mất biển, mất đảo. Chỉ là tới đó không biết ông TBT NPT có còn sống không để mà hối hận trong sự muộn màng, hối hận mà chẳng làm đếch gì được, và nói chung lúc đó thì lo gồng lên mà chống tàu, vì thời hạn theo quy định của luật pháp quốc tế cho Việt Nam không còn nữa, thằng chó tàu chẳng còn gì để kiêng dè, chẳng còn cần phải đưa củ cà rốt còi và hôi thối ra nhử kẻ ngu ngốc tham ăn đến ti tiện nữa !
DeleteCa Vu Thanh: Hoang Nam Tran Tôi nói là việc VN liên tục phản đối TQ chính là việc thể hiện VN đang hành xử chủ quyền một cách hòa bình, lâu dài và liên tục, và do vậy không mất chủ quyền theo quy định của luật pháp quốc tế. Việc TQ dùng vũ lực chiếm đóng trái phép Hoàng Sa của VN là trái với Hiến chương Liên hợp quốc và do vậy nếu VN tiếp tục phản đối và khẳng định chủ quyền thì việc chiếm đóng của TQ là vô giá trị về mặt pháp lý. Anh nói rằng nếu VN không kiên TQ sau 50 năm thì VN sẽ mất chủ quyền? Điều anh nói căn cứ vào khoản nào, điều nào, bộ luật nào?
DeleteCa Vu Thanh: Cơ chế quốc tế để giải quyết tranh chấp trên đất liền hay trên biển giữa các nước là Toà án Công lý Quốc tế (ICJ), Toà án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS), Toà án Trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS), Toà án Trọng tài Đặc biệt theo Phụ lục VIII của UNCLOS.
DeleteICJ hiện hữu từ năm 1946; ba Toà án còn lại hình thành sau khi UNCLOS có hiệu lực năm 1994. ICJ và ITLOS đòi hỏi mọi bên trong tranh chấp đồng ý tham gia vào quá trình thưa kiện. vào năm 1996, Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố chính thức theo điều 298 UNCLOS 1982 rằng nước này không chấp nhận hệ thống các thủ tục có tính chất bắt buộc có thể dẫn tới phán quyết ràng buộc theo Mục 2 Phần XV UNCLOS đối với bất kỳ loại tranh chấp nào được liệt kê trong điều 298, bao gồm tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng điều 15, 74 và 83 liên quan đến việc phân định biên giới biển hoặc liên quan đến vịnh hoặc danh nghĩa lịch sử. Như vậy, TQ đã loại Toà án Trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS) ra khỏi việc giải quyết các tranh chấp liên quan tới phân định biển. Toà án Trọng tài Đặc biệt theo Phụ lục VIII của UNCLOS chỉ giải quyết các vấn đề liên quan tới nghề cá, nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường mà không giải quyết vấn đề chủ quyền.
Như vậy, theo quy định của luật pháp quốc tế, việc kiện giải quyết tranh chấp lãnh thổ (đảo) phải được sự đồng thuận của hai bên. Cần nhớ năm 1938 Pháp đã đề nghị Trung Quốc ra tòa trọng tài để giải quyết tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa nhưng Trung Quốc không đồng ý. Có thể thấy rằng nếu ta kiện Trung Quốc về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì khả năng Trung Quốc chấp nhận ra tòa để giải quyết tranh chấp là hầu như không có.
Trong luật pháp quốc tế có nguyên tắc “không làm xáo trộn sự ổn định, quieta non movere”, tức là có phần ưu tiên xử thắng cho nước đang chiếm đóng. Trong giải quyết tranh chấp giữa hai nước, ICJ vẫn sử dụng nguyên tắc “quieta non movere” hay “không làm xáo trộn sự ổn định”. ICJ có thể đưa phán xét thuận lợi cho nước đang chiếm giữ một vùng đất, vùng biển, mặc dù chủ quyền ban đầu không thiết lập rõ ràng, nhưng có hành xử thích hợp trong một thời gian.
Trong vụ kiện giữa Norway và Sweden, nguyên tắc này là một trong những yếu tố khiến Sweden nhận được quyết định thuận lợi về Grisbadarna Banks. Trong vụ kiện giữa Bahrain và Qatar, nguyên tắc này cũng là một trong những yếu tố khiến Bahrain nhận được quyết định thuận lợi về quần đảo Hawar.
Nguyên tắc “quieta non movere” đang được các học giả TQ sử dụng để hối thúc chính phủ mau chóng hợp thức hóa chủ quyền của họ trên các đảo mà họ chiếm đóng trái phép của ta. Giản Quân Ba, một học giả Trung Quốc, từng gián tiếp nói về nguyên tắc này vào năm 2010: “Nếu Bắc Kinh không thể giải quyết vấn đề tranh chấp và xác lập chủ quyền ở những hòn đảo và vùng lãnh hải trước năm 2020, đây sẽ là một thách thức lớn đối với Trung Quốc, bởi vì theo một nguyên tắc của luật quốc tế, nếu một quốc gia chiếm đóng một vùng đất thành công trong hơn 50 năm, vùng đất đó có thể trở thành một phần của lãnh thổ nước này. Nhưng với điều kiện tiên quyết là việc chiếm đóng đó không bị các nước khác phản bác.” Tuy vậy, cho đến nay, chưa thấy hiện hữu bất cứ bằng chứng nào trong luật pháp quốc tế hỗ trợ con số 50 năm như một đòi hỏi cho nguyên tắc “quieta non movere”.
Nguyen Dang Hung: Bác Ca Vu Thanh có ở đây cho nên tôi mới vào bình.
ReplyDeleteBác nói: TQ sợ nhất là VN, còn sợ hơn cả Philippines. Các phương tiện thông tin đại chúng TQ cũng chỉ chửi chủ yếu VN, rồi sau đó mới là Philippines.
Tôi e không đúng. TQ (tôi sẽ gọi là TC) khinh nhất là VN thì có. Nó sợ thì nó khg giết ngư dân Việt Nam, nó coi thuỷ quân VN chả ra gì, cảnh sát biên VN là đồ bỏ, là phe nó, nó mới dám làm như vậy! T ôi chưa gnhe nói nó giết ngư dân Philippines?
Dĩ nhiên là nó coi VN là vị trí địa chính trị mấu chốt. Nó biết rõ là thôn tính được VN thì cả Đông Nam Á sẽ vào tay nó... Nó tập trung doạ nạt, hăm he để làm nhụt chí một bộ phận trong quân đội chính quyền vẫn cương quyết chống lại nó. Nó biết đã thâu phục được vài lãnh đạo nhưng không phải là toàn bộ... Nó biết nhân dân VN 95% chống nó...
Ca Vu Thanh: Bác Hưng có biết ngư dân ta hoạt động ra sao không? Nếu không biết thì bác không nên phát biểu mà không có chứng cứ. Tôi không trả lời các ý kiến khác của bác vì tôi thấy tầm của tôi không nên trả lời những ý kiến đó.
DeleteĐỗ Minh Tuấn: Sao Bác Nguyen Dang Hung phải thanh minh việc vào comment trong nhà toi thế nhỉ? Câu rào đón của bác có thể là một chỉ dấu về những não trạng nào đó chi phối các ý kiến?
DeleteCa Vu Thanh: Cơ chế quốc tế để giải quyết tranh chấp trên đất liền hay trên biển giữa các nước là Toà án Công lý Quốc tế (ICJ), Toà án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS), Toà án Trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS), Toà án Trọng tài Đặc biệt theo Phụ lục VIII của UNCLOS.
ReplyDeleteICJ hiện hữu từ năm 1946; ba Toà án còn lại hình thành sau khi UNCLOS có hiệu lực năm 1994. ICJ và ITLOS đòi hỏi mọi bên trong tranh chấp đồng ý tham gia vào quá trình thưa kiện. vào năm 1996, Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố chính thức theo điều 298 UNCLOS 1982 rằng nước này không chấp nhận hệ thống các thủ tục có tính chất bắt buộc có thể dẫn tới phán quyết ràng buộc theo Mục 2 Phần XV UNCLOS đối với bất kỳ loại tranh chấp nào được liệt kê trong điều 298, bao gồm tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng điều 15, 74 và 83 liên quan đến việc phân định biên giới biển hoặc liên quan đến vịnh hoặc danh nghĩa lịch sử. Như vậy, TQ đã loại Toà án Trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS) ra khỏi việc giải quyết các tranh chấp liên quan tới phân định biển. Toà án Trọng tài Đặc biệt theo Phụ lục VIII của UNCLOS chỉ giải quyết các vấn đề liên quan tới nghề cá, nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường mà không giải quyết vấn đề chủ quyền.
Như vậy, theo quy định của luật pháp quốc tế, việc kiện giải quyết tranh chấp lãnh thổ (đảo) phải được sự đồng thuận của hai bên. Cần nhớ năm 1938 Pháp đã đề nghị Trung Quốc ra tòa trọng tài để giải quyết tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa nhưng Trung Quốc không đồng ý. Có thể thấy rằng nếu ta kiện Trung Quốc về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì khả năng Trung Quốc chấp nhận ra tòa để giải quyết tranh chấp là hầu như không có.
Trong luật pháp quốc tế có nguyên tắc “không làm xáo trộn sự ổn định, quieta non movere”, tức là có phần ưu tiên xử thắng cho nước đang chiếm đóng. Trong giải quyết tranh chấp giữa hai nước, ICJ vẫn sử dụng nguyên tắc “quieta non movere” hay “không làm xáo trộn sự ổn định”. ICJ có thể đưa phán xét thuận lợi cho nước đang chiếm giữ một vùng đất, vùng biển, mặc dù chủ quyền ban đầu không thiết lập rõ ràng, nhưng có hành xử thích hợp trong một thời gian.
Trong vụ kiện giữa Norway và Sweden, nguyên tắc này là một trong những yếu tố khiến Sweden nhận được quyết định thuận lợi về Grisbadarna Banks. Trong vụ kiện giữa Bahrain và Qatar, nguyên tắc này cũng là một trong những yếu tố khiến Bahrain nhận được quyết định thuận lợi về quần đảo Hawar.
Nguyên tắc “quieta non movere” đang được các học giả TQ sử dụng để hối thúc chính phủ mau chóng hợp thức hóa chủ quyền của họ trên các đảo mà họ chiếm đóng trái phép của ta. Giản Quân Ba, một học giả Trung Quốc, từng gián tiếp nói về nguyên tắc này vào năm 2010: “Nếu Bắc Kinh không thể giải quyết vấn đề tranh chấp và xác lập chủ quyền ở những hòn đảo và vùng lãnh hải trước năm 2020, đây sẽ là một thách thức lớn đối với Trung Quốc, bởi vì theo một nguyên tắc của luật quốc tế, nếu một quốc gia chiếm đóng một vùng đất thành công trong hơn 50 năm, vùng đất đó có thể trở thành một phần của lãnh thổ nước này. Nhưng với điều kiện tiên quyết là việc chiếm đóng đó không bị các nước khác phản bác.” Tuy vậy, cho đến nay, chưa thấy hiện hữu bất cứ bằng chứng nào trong luật pháp quốc tế hỗ trợ con số 50 năm như một đòi hỏi cho nguyên tắc “quieta non movere”.
Ca Vu Thanh: Luật pháp quốc tế quy định về thụ đắc chủ quyền với lãnh thổ có chủ như dưới đây.
ReplyDeleteĐối với các lãnh thổ có chủ, quốc gia khi muốn xác lập chủ quyền trên lãnh thổ đã có chủ phải được sự đồng ý của quốc gia đang sở hữu vùng đất đó. Danh nghĩa chủ quyền trên vùng đất đã có chủ có thể được chuyển cho quốc gia khác theo những con đường sau: quốc gia sở hữu danh nghĩa này nhường lại cho quốc gia khác hoặc bằng con đường chuyển nhượng (tặng, bán, trưng cầu dân ý) hoặc bằng con đường thụ đắc theo thời hiệu. Trong trường hợp thứ nhất, một hiệp ước phải được ký kết để ghi nhận sự chuyển giao quyền lực. Trong trường hợp thứ hai, cơ chế thụ đắc theo thời hiệu đòi hỏi hai điều kiện đồng thời.
- Quốc gia danh nghĩa từ bỏ danh nghĩa của họ và lãnh thổ trở thành lãnh thổ bị từ bỏ dereclictio.
- Quốc gia cạnh tranh thực thi việc chiếm hữu lãnh thổ yêu sách, mà việc này có thể được coi như giá trị và áp đặt cho quốc gia thứ ba phù hợp với các điều kiện được yêu cầu. Đó là một sự “củng cố bởi tác động của thời gian” - thuật ngữ mà Ch.de Visscher sử dụng - khi tiến hành thực thi chủ quyền thực sự, công khai, liên tục và hoà bình. Thụ đắc theo thời hiệu gần như lúc nào cũng là cơ sở cho một hành vi vi phạm . Do vậy, để minh chứng danh nghĩa thụ đắc theo thời hiệu, bên chiếm cứ thứ hai phải thể hiện được một sự quản lý hoà bình, có hiệu lực và không có lỗ hổng nào về chủ quyền lãnh thổ trước sự thờ ơ nghiêm trọng của bên chiếm cứ đầu tiên.
Luật quốc tế cổ điển không ngăn ngừa việc sử dụng vũ lực để chinh phục một lãnh thổ. Tuy nhiên, hình thức thụ đắc này yêu cầu ký kết một hiệp ước hoà bình. Trong đầu thế kỷ XX, những toan tính đầu tiên nhằm hạn chế việc sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế đã được ghi nhận với học thuyết Drago (1902 – 1907). Cuối cùng, bước quyết định theo hướng cấm sử dụng vũ lực đã được thực hiện bằng việc thông qua Hiệp ước Paris ngày 26 tháng 8 năm 1928 (Pacte Briand-Kellogg). Từ đó trở đi, quy tắc truyền thống sử dụng vũ lực đã bị lên án. Ý tưởng này đã được khẳng định lại trong Điều 2, Khoản 4 Hiến chương Liên hợp quốc:
“Các nước thành viên của tổ chức kiềm chế, trong quan hệ quốc tế của họ, đe doạ vũ lực hoặc sử dụng vũ lực, chống lại sự vẹn toàn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của tất cả các quốc gia, hoặc mọi cách khác không phù hợp với mục tiêu của Liên hợp quốc”.
Nguyên tắc này đã được phát triển và củng cố trong Nghị quyết 2625 (XXV) của Đại Hội đồng Liên hợp quốc ngày 24 tháng 10 năm 1970 (Tuyên ngôn về các nguyên tắc của luật pháp đề cập các quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc):
“Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm đóng quân sự, kết quả của việc sử dụng vũ lực trái với các điều khoản của Hiến chương Liên hợp quốc. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là một đối tượng thụ đắc bởi một quốc gia khác do đe doạ sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lưc. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào bằng sự đe doạ sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực đều là bất hợp pháp”.
Hiến chương Liên hợp quốc và các nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng lên án mọi sự đe doạ sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực như một phương tiện để giải quyết các tranh chấp quốc tế, trong đó có tranh chấp lãnh thổ. Các nước thành viên Liên hợp quốc phải giải quyết “Các tranh chấp quốc tế của họ bằng phương pháp hoà bình, sao cho hoà bình và an ninh quốc tế cũng như pháp lý không bị đe doạ” .
Như vậy, việc TQ chiếm đóng quần đảo HS và Trường Sa của VN bằng vũ lực là trái với các quy định của luật pháp quốc tế. Chỉ cần VN liên tục khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo là VN đã có đủ cơ sở để khẳng định rằng VN đang sở hữu và quản lý một cách hợp pháp, hòa bình và liên tục phần lãnh thổ trên hai quần đảo.
Ca Vu Thanh: Các hành vi được coi là chiếm hữu thực sự để khẳng định chủ quyền của một quốc gia trên một vùng lãnh thổ (bao gồm đảo) cần phải thoả mãn những điều kiện sau đây:
ReplyDelete- Do các nhân viên của Nhà nước hoặc một tổ chức công cộng thực hiện nhân danh Nhà nước.
- Mang tính thực sự (effectivité).
- Với ý định chiếm hữu lãnh thổ đó.
- Không theo một cách trái với luật pháp quốc tế đương đại.
1) Hành động được coi là chiếm hữu thực sự phải do Nhà nước thực hiện, thông qua người hoặc tổ chức có khả năng đại diện cho nhà nước. Trong vụ tranh chấp biên giới giữa Guyan thuộc Anh và Braxil, Trọng tài đã nhấn mạnh:
"(...) muốn đạt được chủ quyền trên một vùng chưa thuộc về quốc gia nào, nhất thiết phải thực hiện chiếm hữu nhân danh nhà nước tuyên bố chiếm hữu; việc chiếm hữu này chỉ được coi là hoàn thành khi có sự chiếm hữu một cách thực sự, liên tục và lâu dài nhân danh nhà nước (...)"
2) Để việc chiếm hữu lãnh thổ là chiếm hữu thực sự là việc chiếm hữu này phải biểu hiện bằng những hành vi chủ quyền thực chất và hiệu quả. Phán quyết của Tòa tại vụ Đông Groenland cũng nêu rõ:
"(...) có lẽ cần phải chỉ ra rằng một đòi hỏi về chủ quyền dựa trên sự thực hiện liên tục quyền lực bao gồm hai yếu tố cần phải được chứng minh là có tồn tại: ý định và ý thức hành động với tư cách nhà nước và một số biểu hiện hoặc việc thực hiện thực sự quyền lực này"
3) Ý định chiếm hữu lãnh thổ đó cho quốc gia. Nếu trong khi có mặt và thực hiện một số hành vi trên một vùng lãnh thổ, quốc gia không có ý định chiếm hữu và sáp nhập lãnh thổ đó thì những hành vi đó không thể tạo ra danh nghĩa chủ quyền cho quốc gia. Như vậy, những hành vi như đo đạc thiên văn, đi thám hiểm v.v. mà không thể hiện ý định chiếm hữu lãnh thổ cho nhà nước không được coi là chiếm hữu thực sự.
4) Việc chiếm hữu phải được tiến hành phù hợp với các qui phạm pháp luật đương thời. Cụ thể, theo luật pháp quốc tế hiện đại, việc chiếm hữu không được coi là thực sự nếu vi phạm nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc và Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Ca Vu Thanh: Thật ra thì cái thời hạn 50 năm có thể là con bài của TQ mà mấy "chiến sỹ" của ta ít hiểu biết nên tung hô. TQ đang nói là ta không hành xử chủ quyền liên tục trên 2 quần đảo từ cuối những năm 1830 tới cuối những năm 1920. Cái thời hạn 50 năm này hoàn toàn không được quy định trong luật pháp quốc tế. Vậy chớ có vội a dua, có khi mắc mưu TQ, hợp thức hóa tuyên bố chủ quyền của TQ.
ReplyDeleteCongtrung Nguyen: Ở góc độ chủ quan có thể như vậy, nhưng phải lường cho bằng được mọi âm mưu thâm độc của Trung Quốc là chuyên dùng thời gian để " lộng giả thành chân ", để tương kế tựu kế mà tuỳ lúc, tuỳ thời mà gặm nhấm từ từ, mềm nắn rắn buông và cái gì họ cũng dám làm bất chấp mọi thủ đoạn như Tần Thủy Hoàng chôn sống một lúc 400 ngàn hàng binh nước Triệu ( ai có tư tưởng đầu hàng nên biết), dám bỏ ra 500 năm xây dựng Vạn Lý Trường Thành, chủ mưu cho Khơme đỏ đập đầu, giết hại hai triệu người với mong muốn diệt chủng nhân dân Campuchia.. nên cứ để Trung Quốc làm những việc đã rồi thì sẽ muộn như cưỡng chiếm rồi bồi đắp,xây dựng thì việc tranh chấp càng khó khăn vô cùng khi là một nước nhỏ, lệ thuộc như luật sư Nghĩa -đại biểu quốc hội có đặt vấn đề nhận vay của Trung Quốc rồi có thể kiện đòi lãnh thổ được không? chưa kể Trung Quốc có truyền thống mua chuộc như đã từng đối với tổng thống Philippines Arroyo..
DeleteĐể kết luận về vần đề Biển Đông nói riêng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, tôi muốn câu nói của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “Không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông” là điều hợp lòng dân cần được thực thi một cách khôn ngoan đầy mưu lược như truyền thống vốn có của dân tộc ta.
ReplyDeleteCongtrung Nguyen: Đất nước ta hùng mạnh nhờ có vũ khí chính nghĩa và lòng dân. Trung Quốc sẽ bắt đầu từ đó để vô hiệu hóa dần thứ vũ khí đặc biệt này trong đó có việc tình báo Hoa Nam hoạt động hết công suất để đạt được mục tiêu bằng mọi giá. Chúng ta từng mạnh mẽ nhờ chiến tranh nhân dân, ngoại giao nhân dân nhưng khi ta buông vũ khí đặc biệt này thì những lý lẽ tưởng chừng vững chắc chủ quan của một vài người sẽ bất ngờ bị vô hiệu hóa khi những lá bài tẩy cuối cùng được trưng ra?
ReplyDeleteCa Vu Thanh: Cám ơn anh đã có ý kiến. Tôi không phải là người được nhà nước giao quản lý về chủ quyền nên những cái tôi nói chỉ là nghiên cứu của riêng tôi anh ạ. Những người khác và cơ quan khác được giao nhiệm vụ này. Tuy vậy, việc bảo vệ chủ quyền là việc chung của mọi người nên tôi cũng mong là sẽ có được nhiều đóng góp. Tôi hoàn toàn đồng ý với anh là ta cần hết sức thận trọng để không bất ngờ trước những âm mưu thiên biến vạn hóa của TQ.
DeleteCongtrung Nguyen: Ông Trần Quang Cơ đã nói :" Họ (Trung Quốc) tiến hành cái tạm gọi là :"thôn tính mềm ",không gây ầm ĩ như cuộc chiến tranh chớp nhoáng tháng 2 /1979 mà dùng những thủ đoạn hiểm độc hơn nhiều đó là vừa dùng sức mạnh quân sự để uy hiếp trắng trợn, vừa dùng tiền tài mua chuộc, vừa phá từ trong phá ra, vừa bao vây từ ngoài lấn vào ". Thẳng thắn thừa nhận rằng Trung Quốc đã thành công khi thế kỷ trước cực nam chỉ ở đảo Hải Nam nhưng tự vẽ " đường lưỡi bò " nuốt trọn biển Đông của Việt Nam, từ đó lấy cớ tuyên bố chủ quyền bậy bạ rồi cho cảnh sát biển bắt bớ, đánh đập, cướp đoạt, tống tiền chuộc đối với bà con ngư dân. Trung quốc cho bồi đắp các đảo của Việt Nam mà họ cưỡng chiếm trong vụ Gạc ma năm 1988 muốn biến thành những căn cứ quân sự, những hàng không mẫu hạm khổng lồ, sừng sững không bao giờ chìm để cai quản như ao nhà của Trung Quốc.. Có lẽ nhiều người khiếp nhược nên nguỵ biện đó là " lời nguyền địa lý " khi nước ta nhỏ bé nằm kề miệng " con sói " tham lam có " Giấc mơ Trung Hoa " muốn cam phận chấp nhận kiếp lệ thuộc Trung Quốc dưới vỏ bọc ý thức hệ chăng,mà quên rằng với " căn nhà mặt tiền " địa chính trị đặc biệt mà tổ tiên để lại sẽ dễ dàng nhanh chóng giàu có nếu biết chọn bạn để hợp tác, giao thương. Hơn nữa,lịch sử ông cha ta đã từng chiến thắng oanh liệt tất cả những triều đại lừng lẫy của Trung Hoa ? Ai không biết nước Chăm pa ngày xưa là một đất nước hùng mạnh, từng có một nền văn hoá rực rỡ bỗng dưng bị biến mất chỉ vì bọn vua chúa chỉ lo đến quyền lợi cá nhân và hoàng tộc,lo tham lam, đồi bại mà bỏ quên quyền lợi của dân tộc để nhân dân ai oán khắp nơi..
DeleteCongtrung Nguyen: Vì đau đáu với vận mệnh Tổ quốc nên Congtrung Nguyen cũng tự tìm hiểu và tự đặt vấn đề như các anh, như mọi người để cùng trao đổi bổ túc cho nhau. Được biết ngay như Đại tướng Phạm Văn Trà - Người trong cuộc cũng phải thừa nhận sự bất ngờ của các cuộc chiến bắt buộc với Khơme đỏ sau ngày giải phóng cũng như cuộc tấn công xâm lược Việt Nam năm 1979 và các cuộc nổ súng cưỡng chiếm biển, đảo của ta. Có khi nào ta đặt vấn đề tại sao Trung Quốc không muốn cho ta ra Luật Biển, không muốn ta kiện ra tòa án..? Những cái tình báo của chúng làm được thì chắc chắn chúng không cần ép ta mà cứ thầm lặng tiến hành.. Tại sao chúng cần ép buộc thu thập chữ ký xác nhận chủ quyền của những ngư dân Việt Nam để trưng ra tại các cuộc hội thảo quốc tế,tại sao,cách nào chúng có được công hàm 1958, để làm gì? Giá trị pháp lý, cách hoá giải? Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói :" Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả " vì vậy nên chăng ỷ lại và mang một thân phận tầm gửi " có nhà nước lo "? Không một nhà nước nào có thể lo được nếu không có tập hợp được trí lực, vật lực, nhân lực của toàn dân. Hơn nữa, vận mệnh quốc gia không thể chấp nhận tự đánh mất mình như " bèo dạt mây trôi ". Có khi nào chúng ta đã kiểm điểm lại vì sự yếu kém trên mặt trận tuyên truyền mà xương máu của hàng trăm ngàn người trong hai cuộc chiến bắt buộc với Trung Quốc và Khơme đỏ không địch lại với sự vu khống Việt Nam một cách trắng trợn, trơ trẽn ra thế giới rằng Việt Nam xâm lược Campuchia, là muốn xưng hùng tiểu bá để thành lập Liên minh Đông dương (?) để thế giới không đủ thông tin để hiểu tại sao Việt Nam đã đánh sang Campuchia? Tại sao Trung Quốc đánh Việt Nam mà Việt Nam không tố cáo chúng thậm chí sách giáo khoa không nhắc đến? Né tránh cách này hay cách khác chỉ càng bất lợi cho một nước nhỏ mà sự thật đã quá bất lợi trong lịch sử quan hệ với Trung Quốc luôn luôn phần thiệt về ta, hãy nhìn cái cách chúng từng lợi dụng, lật lọng, bán đứng, nhìn cán cân thương mại kinh tế với con số ta bị nhập siêu khủng khiếp,chưa kể âm mưu tiêu diệt giống nòi Việt Nam bằng " vũ khí sinh học " hoá chất độc hại mỗi năm đưa vào nước ta cả trăm ngàn tấn (?)..Chỉ có cách dám nhìn thẳng sự thật, đối mặt với sự thật, thoát Trung,kiện ra tòa án,hội nhập đi cùng với thế giới văn minh và tìm đồng minh đáng tin cậy cùng với tự lực, tự cường tập hợp toàn dân, nuôi dưỡng tinh thần yêu nước,khát khao xả thân cho Tổ quốc khơi dậy lịch sử bất khuất, tự hào của dân tộc, bài bác,chống lại thói vô cảm, ăn chơi, bạc nhược,hoang phí ..để ta THOÁT TA như nhiều người đang nói hiện nay, để dám là mình, dám khẳng định mình, để ta có giá trị, đủ sức quyến rủ Mỹ đến với mình và không thể bỏ rơi mình không chỉ là vị trí địa chính trị mà là những giá trị bất khuất của 4.000 năm lịch sử do tổ tiên ta để lại mà thế giới không có nhiều dân tộc may mắn được sở hữu.
DeleteCa Vu Thanh: Congtrung Nguyen Về Công hàm Phạm Văn Đồng, tôi đã có một bài viết mới được đăng nhưng chưa có đủ thời gian để biến định dạng cho phù hợp với đăng ở trên này. Tôi đã hứa với anh Đỗ Đỗ Minh Tuấn là sẽ đăng sớm. Khi đó, mong anh đọc. Trong quá khứ, ta có khá nhiều sai lầm. Hiện tại, tôi và nhiều bạn cũng đang phân tích ta đúng thế nào, sai thế nào để có thể có những khuyến nghị chinh sách thích hợp. Tôi rất mong muốn các anh chị có những phát biểu có tính chất xây dựng để tôi và nhiều bạn khác có thể học hỏi. Chửi bới thì rất dễ, nhưng vạch ra đường lối để cùng đi lại là vấn đề khác
Delete