Thursday, December 17, 2015

TRỘM TƯƠNG LAI

"Đời cha ăn mặn, đời con khát nước!" - người đi trước hay dạy người đi sau như thế. Cha mình sinh thời cũng hay lặp lại câu này, hồi học cấp 3 mình nhớ có lần mình vặc lại "con sợ đời nào ăn mặn thì đời ấy khát nước luôn, chả cứ gì phải đợi đến đời sau mới khát...". Văng tê xong mình thấy ông già khựng lại, tái mặt và không nói gì thêm, có khi ông chả biết trả lời sao với thứ lý sự ngang phè đấy...
Hồi mới hòa bình, chưa sang cái đoạn thiếu đói khủng hoảng, cha mẹ mình thi thoảng răn dạy "chẳng biết các con cháu có giữ được không hay lại bán nước?". Nghe nhiều, mệt, nên mình cũng văng tê "có khi chả đợi đến lượt bọn con bán đâu - dù chắc bọn con mà bán có khi được giá hơn - kiểu gì các cụ còn bán từ lúc bọn con còn chưa kịp lớn ấy chứ!". Cũng chả thấy ông bà già mắng gì, những câu ấy thời xưa đó là ngang như cua, khó nghe hơn so với thời sau này...
"Giấy rách phải giữ lấy lề!", ghét kiểu nói ý nên mình hồi cấp 3 cũng văng "có sách có vở đâu mà nói chuyện giấy với lại chả lề!" (có lẽ thế nên hồi học đh mình chẳng chơi cuốn vở nào, toàn dùng giấy thếp bán ram, đi học được giờ nào thì nhón mấy tờ mang theo cho... nhẹ, thế là chẳng có "lề" để giữ, hehe). Cũng không thấy các cụ phản bác lại được gì.
"Phong tục, tập quán, truyền thống của ta là cứ phải thế mới đúng!" - đám hiếu, đám hỷ, cúng giỗ vào chùa ra đình thấy nhiều cao niên hay phán trịnh trọng như chân lý, không ít lần mình ngứa mồm hỏi chơi là những thứ gì, nhẹ nhàng đàng hoàng, không xếch mé! Nói chung là tịt, tán dóc thì dễ, cứ thử xem cái gì là phong tục tập quán truyền thống đi - nói một hồi thì ra không Tàu lại Tây nửa vời, hầu như chúng ta chả có mịa gì mấy ở các món lộng ngôn này thì phải...
Một số quốc gia tân tiến đều hay có những kỳ vọng vào tương lai: thành tựu khoa học công nghệ, chính sách, trào lưu,... cho nên cũng không hiếm khi có những sự giãn nở thái quá tài sản trên giấy kiểu bong bóng và ứng tiền vay nợ tiêu trước. Đó là một kiểu xài vào tương lai nhưng dù sao các kỳ vọng ấy ban đầu cũng có cơ sở dựa trên những mô hình và kế hoạch nhất định, cái chính là lao động và sức sáng tạo. Cũng là một kiểu vay mượn tương lai nhưng không hẳn là trộm.
Chúng ta thì khác, chúng ta không có mô hình tiệm tiến, kế hoạch thì toàn vẽ không một ai tin, thành tựu dựa vào khoa học công nghệ và chính sách cũng là trí tưởng tượng ít thực tiễn, không dựa trên lao động. Chúng ta thì có trào lưu tiêu tiền hơn Tây hơn Tàu, mình cứ nhớ trò PCMan hồi xa xưa, giờ lâu nay thấy đâu cũng là những cái mồm cạp cạp đánh chén, càng về cuối lại càng biến màu, càng nhanh càng nhiều... Đã chén thì chén 1đ hay chén 1tr khác éo gì nhau đâu! Sự thành đạt cá nhân được quy về lợi, thế...
Như thế thì gọi trộm cắp là còn nhẹ, phải nói ăn cướp thì mới đúng. Ngôn ngữ dân tộc đâu cũng rặt chữ ăn thì là dân tộc đói, và dân tộc đói thì là dân tộc lười lao động, nói chi sáng tạo. Các thứ khác rồi cũng cù lần vậy thôi... Cứ ăn cái đã, nhỉ?
Truyền thông dạy cách ứng xử với trộm vào nhà là phải giả ngủ cho yên, nhưng chắc thiếu mất vế "chúng tôi quan ngại sâu sắc!" khi trộm đã xong. Đó là trộm ngoài, còn trộm cướp bên trong thì chắc "đóng cửa bảo nhau..."? Đời ta ăn mặn thì đời ta khát nước, đừng nói tương lai, đừng bảo lịch sử hay giáo dục - cái gì cũng là bất cập như nhau cả thôi! Có lẽ rồi cũng phải bán nốt, bán rẻ cho lịch sử hết sạch cái lợi, cái thế vốn là tiền đề cho nạn trộm cắp, ăn cướp.
Tương lai vốn dĩ không muốn bị mất trộm bị ăn cắp hay bị đánh cướp...

Lê Như Hùng

15 comments:

  1. Diana Do: Bác viết hay quá, ngày học PT lắm lúc em cũng lý sự gần giống bác làm phụ huynh bực lắm. Nói cho cùng giấy đã rách thì còn gì lề? Các cụ cũng chỉ là nạn nhân của giáo điều. Bác làm em nhớ tới ba cái ông cứ hô: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Viêt. Chắc các ông ý quên gốc gác của tiếng Viet, chữ Viet & cũng quên rằng ngôn ngữ vốn là giao thoa, "vay mượn". smile emoticon

    ReplyDelete
    Replies
    1. Lê Như Hùng: Phải giữ cái vô lề, nhỉ? Hehe

      Delete
  2. Hàn Mạnh Tiến: Hùng viết hay lắm

    ReplyDelete
  3. Nguyendangson Nguyen Dang: Đúng thật, còn mỗi lũy tre làng chưa một thế lực nào cai trị nổi (giờ đây có bị trộm mất nốt lũy tre làng thì sạch sành sanh). Chỉ số CQ về sáng tạo (tài năng); CQ có vài nghĩa nữa, nếu cướp được CQ vì lợi ích nhóm thì không biết bao giờ tóm được chúng nhỉ?.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Lê Như Hùng: Có lũy tre làng à ông? Tưởng chặt ráo rồi...

      Delete
    2. Nguyendangson Nguyen Dang: Nó còn lại trong tâm hồn người Việt, tôi nghĩ thế.

      Delete
  4. Hoang Tuyet Mai: Anh Hùng viết chỉ có đúng sự thật thôi

    ReplyDelete
    Replies
    1. Lê Như Hùng: He he, sự thật cũng ba bảy đường...

      Delete
  5. Le Vu Van: Bạn biết sâu sắc lắm ! Xin đừng văng tục nhé ! Trán trọng như một người bạn !

    ReplyDelete
    Replies
    1. Lê Như Hùng: Cố nhưng chất lính tẩy vẫn khó sửa bác ơi, cũng là ăn tục nói phét...

      Delete
  6. Chu Huong: Mẹ iem hay nói câu:"ngày xưa ăn mặn thì tày ngày nay ăn mặn thiô ngay cạnh sườn"hỏi thì mẹ iem rải thích rằng thì là ngày xưa ăn mặn thì cứ bảo đời con phải trả chứ bây giờ mà ăn mặn thì mình phải trả ngay và luôn và mẹ em sinh năm 1939 chứng tỏ cụ tân tiến rống bác Lê Như Hùng dồi he he.

    ReplyDelete
  7. 1 bản ký họa rất cụ thể về hình ảnh VN "ăn mặn" trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH còn dây dưa đến nay.
    Cảm ơn bạn Lê Như Hùng về đoản khúc gợi lại 1 giai đoạn của cái gọi là: thời kỳ quá độ.../chiến tranh - kỷ nguyên oanh liệt và bi tráng của 1 VN từng là "lương tâm của nhân loại". Khi mà con người VN được coi như thần thánh trên thế giới... nhưng bản chất riêng rẽ tách rời tập thể của chúng ta thật sự chỉ là 1 thế hệ "mít-xoài", những cục đất sét rỗng tuếch được nhào nặn và phủ đầy sự tuyên truyền & tư tưởng giáo điều hết sức huyễn hoặc (cái từng tạo nên chủ nghĩa anh hùng cách mạng VN nay đang bị thối rữa bởi 1 lũ tha hóa/biến chất & phá hoại, không hề kế thừa từ thành quả có được bằng sức mạnh của nhân dân...). Nghịch lý này đang biến VN trở thành 1 đất nước suy bại về mọi mặt. Tôi không biết nên gọi bọn chúng là gì vào lúc này? Cặn bã hay rác rưởi của dân tộc???

    ReplyDelete