"...đây là lần
đầu tiên tôi sống dưới chế
độ cộng sản. Tôi có rất
nhiều điều để học
và cố gắng điều chỉnh
mọi thứ, từ cách nghĩ, cách hành động, và thậm
chí cả cách nói
đùa." Phạm Xuân Ẩn
Phần kết
Sau vài ngày ở Khách sạn Contineltal, Phạm Xuân Ẩn và mẹ về sống ở nhà. Nhưng ông vẫn sợ cái điều mà ông từng mô tả đại loại như là: "khoảng hai giờ sáng, người ta đến gõ cửa nhà tôi rồi bắt tôi đi thủ tiêu, không ai còn được nghe gì về tôi nữa. Cảm giác lo sợ này giống hệt như ngày tôi từ Mỹ trở về Sài Gòn năm 1959. Đây là thời điểm rất nguy hiểm với tôi, bởi vì người ta chỉ biết tôi là một phóng viên Sài Gòn làm việc cho Mỹ". Phạm Xuân Ẩn cho rằng, sẽ là không công bằng khi đất nước thì được thống nhất, còn gia đình ông thì bị ly tán.
Phạm Xuân Ẩn phải ra trình diện trước các nhà chức trách địa phương. Ông điền vào tờ khai nghề nghiệp là nhà báo, làm việc cho tạp chí Time.
Phóng viên người Australia Neil Davis và nhà báo Ý Tiziano là 2 trong số ít phóng viên nước ngoài còn ở lại Sài Gòn. Thỉnh thoảng họ lại ghé qua Văn phòng tạp chí Time để trao đổi với Phạm Xuân Ẩn và hỏi ông về quan điểm của ông về giai đoạn quá độ này. Davis cũng giữ quan hệ thân thiết với Shaplen, cung cấp những thông tin cập nhật về tình hình và giúp chuyển những thông tin từ phía Phạm Xuân Ẩn cho Shaplen. Những bài viết của Davis đặt ra một chút nghi ngờ rằng, sau khi được giải phóng Sài Gòn trở thành 1 nơi nguy hiểm. "Tôi bị bộ đội (lính Bắc Việt Nam) bất ngờ từ trong bụi cây hay đang nấp, hay sau gốc cây nhảy ra chặn lại hỏi giấy tờ tùy thân". Tất cả mọi người bất kể là người nước ngoài hay người VN, đều phải trình diện chính thức ngay từ đầu với các nhà chức trách mới. "Hoặc nguy hiểm hơn nữa là có thể bị những thanh niên mặt mày hớn hở thuộc các đội tự vệ mới chặn lại. Những người này gây phiền hà giống hệt như dân vệ trước đây của chính phủ cũ. Việc đăng ký trình diện, ít nhất là tại Sài Gòn, có vẻ như sắp hoàn thành. Cho đến nay thì trình diện là một trong số ít việc làm chứng tỏ quyền lực của chính quyền mới. Tất cả mọi người Việt Nam, từ cựu sĩ quan, binh lính, viên chức chính quyền cũ, nhân viên làm việc cho Mỹ cho đến những người được mô tả kỳ cục như là "nhân viên mật vụ", đều phải khai báo rõ nơi ở, nơi làm việc,... để xác định danh tính".
Đối với những người dân Nam VN từng cộng tác và làm việc với người Mỹ, cuộc sống chẳng bao lâu sau đã trở nên khó khăn và tàn nhẫn. Đây cũng là thời gian đặc biệt bối rối đối với Phạm Xuân Ẩn cùng với rất nhiều bạn bè bởi tương lai không mấy sáng sủa. Nguyễn Xuân Phong là 1 trong số những người này. Phong từng làm việc trong Nội các của Chính quyền Sài Gòn, từng là Bộ trưởng phụ trách đàm phán ở Paris. Giống Phạm Xuân Ẩn, Nguyễn Xuân Phong không thể rời bỏ cha mẹ của mình nên đã khước từ lời mời di tản của Đại sứ Mỹ Graham Martin. Giờ đây, ông Phong chẳng biết làm gì ngoài chờ đợi chỉ thị của chế độ mới. Ông đã ngoan ngoãn chấp hành ra trình diện mà chẳng biết sau đó ông sẽ bị tử hình, tù chung thân, hay gì gì đi nữa. "Tôi nghĩ nếu ngồi tù 5 hoặc 10 năm thì còn có thể chịu đựng được, chứ 20 năm thì tôi không dám nghĩ tới", Nguyễn Xuân Phong nói.
Tướng Trần Văn Trà thay mặt Ủy ban Quân quản đã ra 1 mệnh lệnh rằng tất cả các quan chức của chế độ cũ từ cấp đứng đầu ngành, các sĩ quan thuộc các lực lượng vũ trang từ cấp trung tá trở lên phải ra trình diện để đi học tập cải tạo tập trung 30 ngày, từ tháng 5 đến hết tháng 6. Các viên chức và sĩ quan còn lại sẽ học tập cải tạo thời gian 7 ngày tại địa phương nơi họ cư trú. Cứ mỗi ngày trôi qua, bạn bè của Phạm Xuân Ẩn lại biến mất dần để đi học tập.
Sau khi đã kết thúc 30 ngày, Nguyễn Xuân Phong và bao người khác vẫn chưa được trở về nhà. Sở dĩ có thay đổi này vì 1 số cán bộ từ Hà Nội vào đã xem xét lại mệnh lệnh của Tướng Trần Văn Trà, cho dù ông Trà không tán thành.
Nguyễn Xuân Phong nhớ lại: "Chúng tôi được giảng giải rằng, chúng tôi có lỗi lầm là đã chống lại Tổ quốc. Người ta không dùng cụm từ "những kẻ phản bội Tổ quốc", nhưng chúng tôi được giải thích cho hiểu một cách rõ ràng rằng chúng tôi đã có tội tiếp tay cho Mỹ - đế quốc xâm lược kiểu mới, dẫn đến sự chết chóc và hủy hoại đối với người Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Chúng tôi không được biết liệu có bị đưa ra xử trước tòa án hay không, hay là nếu xử án thì xử trên cơ sở nào, hoặc tội như vậy thì bị tù trong bao lâu, hay là thời gian giam giữ chúng tôi được xác định như thế nào, theo từng cá nhân hay tập thể".
Cuộc hành trình đi vào thế giới không biết của Nguyễn Xuân Phong bắt đầu từ nhà tù Thủ Đức tháng 6/1975. Sau vài tuần, tù nhân được lệnh ra tập trung ngoài sân, bị xích từng đôi một rồi đưa lên 1 chiếc xe tải quân sự đưa ra phi trường. Sau đó, họ được chở đến sân bay Gia Lâm, rồi chuyển tiếp đến Trại A15 vẫn được coi là cơ sở phụ của "Hilton Hà Nội", cách Hà Nội 50km, trước kia giam giữ nhiều tù binh Mỹ. Nguyễn Xuân Phong và 1.200 bạn tù phải ở trong trại này cho đến khi được phép trở về. Đối với trường hợp của Phong là 1 ngày trong tháng 12/1979; nhiều người khác, ngày trở về là 10 hoặc thậm chí 15 năm sau.
Một số phận tốt hơn nhiều đã chờ đợi Phạm Xuân Ẩn. Vài tuần sau ngày 30/4, có người của lực lượng an ninh chế độ mới đến gặp ông và nói "Ông thì OK".
Danh tính của Phạm Xuân Ẩn đã đươc xác nhận. Ông được coi là "người ba mươi năm cách mạng" - một thuật ngữ được dùng để chỉ những người đã tham gia đáng giặc ngoại xâm trong 3 thập kỷ qua. Phạm Xuân Ẩn được chính thức chuyển sang bên thắng trận, điều này dễ nhận thấy vì số lượng gạo của ông được tăng thêm, được cấp phát quân phục hàm Đại tá Quân đội Nhân dân VN.
Phạm Xuân Ẩn được mời dự Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV cũa Đảng CSVN (tháng 12/1976) . Ông được phong danh hiệu Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân. Sau Đại hội này, tất cả văn phòng đại diện của các công ty nước ngoài đang hoạt động ở miền Nam VN đều bị đóng cửa. "Đó cũng là sự chấm dứt việc tôi đi làm tại văn phòng tạp chí "Time" ", Phạm Xuân Ẩn nói.
Là 1 Anh hùng nhưng Phạm Xuân Ẩn vẫn phải tham dự 1 khóa học chính trị 1 năm. Ông đã sống quá lâu với người Mỹ. Khi nói chuyện, ông vẫn còn xen vào cách nói đánh giá rất cao kẻ thù đã bị đánh bại. Chiến tranh kết thúc, đất nước của ông đã được thống nhất, và ông vẫn còn khâm phục người Mỹ. Chế độ mới không còn nghi ngờ gì về lòng trung thành của ông với Tổ quốc, nhưng họ rất lo ngại về những điều mà ông nói ra mà dân chúng nghe được thì không có lợi. Phạm Xuân Ẩn cần được lập trình lại tư duy như 1 người VN, chứ không phải là tư duy như 1 người Mỹ.
Tháng 8/1978, Phạm Xuân Ẩn rời gia đình để dự khóa học của Học viện chính trị cao cấp ở Hải Dương, cách Hà Nội khoảng 30 km. Ông không để tâm nhiều đến thời gian học tập này. Trong tất cả các cuộc nói chuyện với Larry Berman, ông chưa bao giờ gọi đó là 1 cuộc cải huấn. Phạm Xuân Ẩn nói: "Đó là một học viện chính trị. Tôi cần phải đến đó vì tôi chẳng biết gì về chủ nghĩa Mác - Lênin và duy vật biện chứng. Tôi đã có một cuộc sống khác trong suốt thời gian tôi thi hành nhiệm vụ bí mật của mình. Cuộc sống đó giờ đây đã chấm dứt. Tôi hiểu nhiều về hệ thống Mỹ hơn là hệ thống này, do vậy tôi cần phải đọc tất cả những sách kinh điển về lối tư duy kinh tế Nga". Phạm Xuân Ẩn nói mà không nở một nụ cười nào, mất hẳn cái cách châm biếm thường thấy của ông. "Đây là năm mà lối tư duy của tôi được chờ đợi là sẽ thay đổi. Tôi đã cố gắng để là một học viên tốt, nhưng do tôi đã biết quá nhiều, nên thay đổi là rất khó khăn".
Sau khi kết thúc khóa học, Phạm Xuân Ẩn trở về TP.HCM. Chính phủ mới mời Phạm Xuân Ẩn vào làm việc tại 1 cơ quan kiểm duyệt, nhưng ông từ chối. Sau đó, ông được đề nghị đào tạo các nhà báo CS, nhưng ông nghĩ, về mặt thực tiễn đó là điều không thể. "Tôi có thể dạy được gì cho các nhà báo Việt Nam về nghề nghiệp của tôi?..."
David De Voss, cựu Trưởng phân xã tạp chí Time phụ trách khu vực ĐNA, đã rất khó khăn mới có thể tìm gặp được Phạm Xuân Ẩn vào năm 1981. Lần đó, Phạm Xuân Ẩn đã đề nghị De Voss bí mật giúp gia đình ông ra khỏi VN. Phạm Xuân Ẩn nói ông rất buồn về những điều diễn ra trên đất nước ông. Trước đó, ông đã từng cố gắng đưa gia đình ra nước ngoài 2 lần, nhưng không thành công.
Năm 1986, ngọn gió đổi mới cuối cùng rồi cũng thổi tới VN. Năm 1988, Bob Shaplen đến TP.HCM và đề nghị gặp Phạm Xuân Ẩn. Lần đầu tiên, cơ quan an ninh cho phép gặp với điều kiện có 1 thành viên cùa Bộ Ngoại giao cùng dự. Sau đó, Phạm Xuân Ẩn xin phép người bạn của ông làm việc tại Bộ Ngoại giao rằng liệu ông và Shaplen có thể đi ăn tối riêng với nhau được không? Phạm Xuân Ẩn được phép làm điều đó.
Phạm Xuân Ẩn từng sống và làm việc với người Mỹ trước khi xảy ra cuộc chiến tranh của Mỹ ở VN. Ông từng đánh giá cao người Mỹ. Sau chiến tranh, tất nhiên ông muốn con trai mình cũng như vậy.
Phạm Xuân Ẩn cũng tin tưởng rằng con trai mình có thể đại diện cho 1 cây cầu mới nối giữa nhân dân VN và nhân dân Mỹ.
"Suốt cuộc đời mình, tôi chỉ có hai trách nhiệm. Một là nghĩa vụ của tôi đối với Tổ quốc. Hai là trách nhiệm của tôi đối với những người bạn Mỹ - những người đã dạy cho tôi mọi điều từ A đến Z, đặc biệt là nhân dân Mỹ. Mong ước của tôi là: Đấu tranh cho đến khi đất nước giành được độc lập và sau đó, lập quan hệ ngoại giao và bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, được như vậy thì tôi có thể mỉm cười mà nhắm mắt xuôi tay bất cứ lúc nào cũng thỏa lòng rồi."
Trả lời nhà báo Morley về những suy thoái và khó khăn trong những cải cách sau 1975 "Tại sao cuộc cách mạng gặp những thất bại?" Phạm Xuân Ẩn đã thẳng thắn "Có nhiều lý do. Có quá nhiều lỗi lầm chỉ vì sự dốt. Như mọi cuộc cách mạng, chúng tôi gọi đây là cuộc cách mạng nhân dân, nhưng dĩ nhiên chính nhân dân là thành phần đầu tiên chịu khốn khổ." Ông cũng không ngại ngần nhận định: "Khi nào mà dân chúng còn ngủ đầu đường xó chợ thì khi đó cuộc cách mạng còn thất bại. Không phải do giới lãnh đạo là những người tàn nhẫn, nhưng đó là hậu quả của chính sách cha chú của nhân dân cũng như các lý thuyết lỗi thời về kinh tế."
ReplyDelete