Sunday, December 20, 2015

Qua Càn Hải nhớ Văn Thiên Trường

Nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh
Làm người từ cổ ai không chết
Giữ lại lòng son rạng sử xanh

(Đền Cờn - Nghệ An)



Bài & ảnh: Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

15 comments:

  1. Sau Saigon: Bác sắp "đuờng mây rộng thênh thênh cử bộ" chưa ạ ? :)

    ReplyDelete
  2. Do Xuan Phuong: Người xưa tấm lòng so trời biếc.
    Người nay phù vinh tưởng núi non.
    P/s: có câu phụ họa vì nhớ tới anh nhà giàu xây nhà trên núi Hải Vân ạ. :)

    ReplyDelete
  3. Vuong Manh Son: Mới nhìn qua ảnh tưởng Aiviet Nguyen qua TQ ghé thăm đền Văn Thiên Trường, nghĩ là bên đó cũng phục chế xanh xanh đỏ đỏ... Hoá ra ở Đền Cờn xứ Nghệ. Nhưng Đền Cờn thờ ai mà "lòng son rạng sử xanh" vậy anh Việt?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Đền Cờn trong thờ Văn Thiên Trường Lục Tú Phu Trương Thế Kiệt và Triệu Bính

      Delete
    2. Pham Quan: Ngoài thờ Ông Chín Cờn và Ông Hoàng Mười

      Delete
    3. Nguyen Ai Viet: Đền ngoài thờ 4 vị mẫu Cờn

      Delete
    4. Pham Quan: Tứ vị vương hậu- vương phi công chúa Nam Tống! Sau được các Vua Lê sắc phong thần do phù trợ báo mộng đánh Chiêm thành

      Delete
  4. Bxchung Vuong: Có thể Anh Việt Có "Căn" Ông Hoàng Mười nên đưa ra cái nhìn bao la bản chất.

    ReplyDelete
  5. Bxchung Vuong: Nghệ An là vúng có nhiều Miếu Thiêng, đứng đầu là đền Củi, Sau đó Đền Cờn

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Củi hình như ở Hà Tĩnh mới là chính. Càn Hải vị thế đẹp đặc biệt. Mình lần đầu tiên đến đền Ông. Trước kia không biết thờ ai là chính. Lần này mới thấy Văn Thiên Trường. Mình luôn hâm mộ những nhân vật bi tráng như Nhạc Phi và Văn Thiên Trường. Văn Thiên Trường không chết ở Nhai Sơn cùng với các vị được thờ ở đền Cờn mà bị bắt từ trước và bị xử sau đó.

      Delete
  6. Bxchung Vuong: Đền Củi ở Nghệ an, Mộ Ông ở Đất Hà Tĩnh. Thí sinh ngày xưa đi thi ở Đất Nghệ thường hay xin may mắn tyrong thi cử tại Đền Củi Nghệ An và Đền Cờn.
    Hôm này Đại ca rảng bình luận thêm về đạo trị quốc từ văn hóa thờ cúng. Phương Tây là thờ chúng chỉ có chúa không có các dòng tộc và thành hoàng. Nên họ góp sức xây dựng được cái chung. Ngược lại VN lại thờ đến cả họ và thành Hoàng. Câu hỏi đó có phải là căn nguyên của cách suy nghĩ manh mún nhỏ lẻ và làng xã?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Gợi ý của Chung rất hay. Anh nhìn theo góc độ khác. Các vị thờ ở các đền địa phương đều được vua có sắc phong. Tuy nhiên trừ chùa thờ Phật là quốc giáo, các đền đều là dân tự phát làm, rồi được nhà nước thừa nhận. Phải nói đó là cách hình thành và thúc đẩy các giá trị tinh thần của Việt Nam. Khi không có duy lý đó là cách đồng thuận duy nhất. Cố nhiên là khó tiến lên.

      Delete
  7. Bxchung Vuong: Rất mong đại ca kiến giải giúp. Vì nếu thế việc cơ cấu cán bộ theo vùng cũng là manh mún.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Mấy suy nghĩ khi thăm Càn Hải:
      1) Nhà Tống (Triệu) nói chung là vớ vẩn, nhưng những trang sử đẹp đẽ hào hùng nhất là khi sắp suy sụp, xuất hiện các vị anh hùng như Văn Thiên Trường, Lục Tú Phu và Trương Thế Kiệt (Triệu (Đế) Bính cũng là một thiếu niên anh hùng)
      2) Tuy nhiên, các vị lại là biểu tượng đẹp cho một thể chế bị hủ bại vì một lũ vua quan ngu dốt, đểu giả. Có cái gì đó không được toàn bích.
      3) Đền thiêng nhất xứ toàn thờ người TQ, nhưng mình thấy thỏa đáng. Người Việt được hưởng lợi nhiều từ các giá trị tinh thần của người TQ và người Pháp, do thiếu duy lý và không tự xây dựng được các giá trị này. Chính các giá trị này mới bổ sung vào tính ăn xổi, thiển cận và thích "xoay xở" của dân Việt.

      Delete
    2. Bxchung Vuong: Trong Lãnh đạo thì có thể coi đó là văn hóa ủy nghiệm trong chọn người không phải vì năng lực. Mỗi cái đều có cái hay, nhưng Chiến lược dài hạn sẽ khó với phương án này.

      Delete