Những ngày cuối cùng của cuộc chiến
Phạm Xuân Ẩn rất hay chỉ trích Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Bằng chứng rõ nhất về điều này có thể tìm thấy trong sổ tay ghi chép của Shaplen, tại đó ông Ẩn so sánh sự lãnh đạo của Tổng thống Thiệu như một con khỉ làm xiếc nghiện thuốc phiện.
Sổ ghi chép của Shaplen: "Ẩn: Thiệu, chúng ta đã dựng ông ta lên như vậy, và nếu chúng ta để ông ta tự đi, ông ta sẽ chết chìm. Nhiều người Hoa và người Sài Gòn nuôi khỉ, cho khỉ ăn thuốc phiện, thức ăn ngon, dạy làm trò, đội mũ lên đầu, xiếc. Nhưng khi chủ gánh xiếc quay mặt đi chỉ trong ba phút, chú khỉ sẽ trở lại bản năng gốc của nó, lại bốc phân ăn ngay, giống như Nguyễn Văn Thiệu vậy. Vì thế, nếu chúng ta chỉ cần hỗ trợ chậm trễ trong năm phút, Quân đội Việt Nam Cộng hòa sẽ bị nuốt chửng ngay. Chúng ta đã tạo ra một bầu khí hậu con khỉ ở đây". Phạm Xuân Ẩn giải thích cho Shaplen rằng sự khủng hoảng lãnh đạo ở Sài Gòn là kết quả trực tiếp của việc Hoa Kỳ chẳng làm gì để đào tạo một thế hệ lãnh đạo mới ở miền Nam Việt Nam.
"Máu và đôla đã đổ vào đây, nhưng thử hỏi chúng ta đã làm được gì cho người Việt Nam và cho Sài Gòn? Hầu hết mọi người Mỹ đều chỉ tiếp xúc với những con khỉ và chẳng bao lâu nữa, chúng ta sẽ rút đi. Chúng ta chỉ biết những con khỉ. Khi chúng ta tới đây, chúng ta đã sử dụng những người Việt Nam do Pháp đào tạo và một đám đông quan lại và rồi chúng ta biến họ thành những viên tướng mới. Đôla,v.v. và những con khỉ không biết sử dụng những thứ đó như thế nào. Đám người Việt đó chẳng có học thuyết, người Mỹ cũng chẳng có học thuyết gì cả. Chúng ta xây dựng nên những tòa nhà trường học, nhưng không có giáo viên. Chúng ta xây dựng đường bộ và mở những con kênh, nhưng đám người Việt đó không biết sử dụng nó. Chưa bao giờ có sự huấn luyện lãnh đạo thật sự."
Phạm Xuân Ẩn dự đoán rằng một khi Mỹ rút đi, Chính quyền Sài Gòn sẽ chỉ còn là "một cái xác khô".
Phạm Xuân Ẩn nói: "Nguyễn Văn Thiệu sẽ tiếp tục chửi bới mọi người, chỉ trừ mỗi bản thân ông ta và sẽ kéo cả tòa nhà xuống cùng với ông ta. Theo tôi, đó sẽ là một trận đại hồng thủy" (câu này ông Ẩn nói bằng tiếng Pháp).
Trước tình thế không gì cứu vãn nổi của miền Nam, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức. Ông ta nói với các cố vấn thân cận của mình rằng, tình hình quân sự đã trở nên vô vọng và sự tiếp tục có mặt của ông ta tại Dinh Tổng thống sẽ là 1 trở ngại cho 1 giải pháp hòa bình, đó là điều có thể hình dung được.
Ngày 25/4, lúc 9 giờ 30 phút tối, Nguyễn Văn Thiệu đáp chiếc máy bay C-118 số hiệu 231 rời phi trường Tân Sơn Nhất đi Đài Bắc.
Một ngày sau khi Nguyễn Văn Thiệu di tản, vợ và bốn con của Phạm Xuân Ẩn đáp chuyến bay của hãng truyền hình Mỹ CBS News rời Sài Gòn cùng với 39 nhân viên khác của tạp chí Time.
Phạm Xuân Ẩn ở lại Sài Gòn. Ông đã được cho biết: những người CS xác định ba nơi an toàn, đó là Đại sứ quán Pháp, Bệnh viện Grall, và Khách sạn Continental của Pháp. Trong túi Phạm Xuân Ẩn có đầy những chìa khóa mà các bạn đồng nghiệp khi ra đi để lại. Ông quyết định rằng tốt nhất là cùng với mẹ đến ở tại phòng số 407 của Bob Shaplen tại Khách sạn Continental.
Đại sứ quán Mỹ đã thông báo cho tất cả các trưởng phân xã rằng khi nào đến thời điểm phải di tản khỏi Sài Gòn, thì Đài phát thanh của các lực lượng vũ trang sẽ phát 1 bản tin thời tiết đặc biệt nói rằng "Nhiệt độ là 105 độ, và đang tăng lên!". Việc di tản sẽ đến cực điểm khi Đài phát thanh này phát đi bài hát Đêm Giáng sinh trắng của nhạc sĩ Irving Berlin do Bing Corsby trình bày. Sáng 29/4/1975, khi các phóng viên và tất cả những người Mỹ còn lại ở Sài Gòn thức dậy đã nghe bản nhạc này phát trên Đài phát thanh các lực lượng vũ trang ở Sài Gòn.
BS Trần kim Tuyến bị lỡ nhiều cơ hội để ra đi. Vợ ông, bà Jackie và các con đã sang Singapore dưới sự bảo trợ của Đại sứ quán Anh. Ông nằm ở vị trí cao trong danh sách những người di tản của CIA nhưng người giúp đỡ của ông là William Kohlmann đã đi trước rồi. Sau đó dù có sự giúp đỡ của Shaplen để đưa tên của Trần Kim Tuyến vào danh sách các phóng viên nước ngoài cần di tản bằng trực thăng từ phi trường Tân Sơn Nhất nhưng việc này không thực hiện được. Cuối cùng, Shaplen phải đưa cho Tuyến tất cả số tiền còn lại trong túi của mình cùng với chiếc chìa khóa dự trữ của phòng mình tại khách sạn và nói: "Ở cùng với Ẩn".
Trong ngày 29/4, Phạm Xuân Ẩn đã tìm mọi cách để giúp Trần Kim Tuyến ra đi, từ việc trở lại Sứ quán Mỹ, cố gắng liên lạc với các mối quan hệ và cuối cùng nhận được sự giúp đỡ từ Trưởng trung tâm CIA Tom Polgar. Tên của Trần Kim Tuyến nằm trong danh sách của đám lính thủy đánh bộ làm nhiệm vụ an ninh tại cổng Sứ quán. Nhưng cả Trần Kim Tuyến và Trần Văn Đôn, từng làm Phó thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng trong nội các cuối cùng của Nguyễn Văn Thiệu, đều không thể lọt được vào Đại sứ quán Mỹ vì tình hình hỗn loạn ở đó. Theo chỉ dẫn của Tom Polgar, trong trường hợp không đến được Sứ quán, Phạm Xuân Ẩn đã đưa ngay Trần Kim Tuyến đến tòa nhà số 22 phố Gia Long. Lúc đó, những người lính gác đang đóng chiếc cổng lại. Tình hình có vẻ vô vọng. Nhưng khi cổng đang từ từ khép lại, Phạm Xuân Ẩn theo bản năng chạy tới dùng tay trái chặn cổng lại rồi lấy tay phải đẩy mạnh Trần Kim Tuyến với dáng người bé nhỏ chui qua cổng. Khe hở lúc đó chỉ còn khoảng chưa đầy 50 cm. Phạm Xuân Ẩn nói: "Chạy". Thang máy không hoạt động, Tuyến phải chạy bộ hết 8 tầng mới lên đến sân thượng, ở đây, chính Trần Văn Đôn đã kéo Tuyến lên máy bay. Và chiếc máy bay trực thăng Huey màu bạc cuối cùng đáp xuống đây để đón mỗi lần 15 người ra phi trường Tân Sơn Nhất cũng rời khỏi tòa nhà. Những người may mắn này sẽ được đưa lên các trực thăng lớn hơn chở họ ra các tàu chiến của Mỹ đang chờ ở ngoài Biển Đông.
Trên bầu trời Sài Gòn, suốt đêm 29/4 cho tới rạng sáng 30/4/1975, là những chiếc máy bay trực thăng CH-46 Sea Knight và cả những chiếc lớn hơn CH-53 Sea Stallion hối hả đón những người di tản bay ra hạm đội của Mỹ ở ngoài khơi.
Cuối cùng, lúc 7 giờ 51 phút sáng, giờ Sài Gòn, 1 chiếc CH-46 sử dụng tín hiệu gọi Swift 22 để phát đi 1 bức điện cuối cùng: "Tất cả mọi người Mỹ đã ra khỏi, nhắc lại, ra khỏi".
Phạm Xuân Ẩn đã mô tả những ngày cuối cùng đó trong 1 bài đăng trên Time mang tựa đề Cuộc chia tay cuối cùng nghiệt ngã: "Hình ảnh cuối cùng về cuộc chiến tranh: Những người lính thủy đánh bộ Mỹ dùng báng súng giáng xuống những ngón tay của nhiều người Việt Nam đang cố bám tường tìm cách vào được bên trong khuôn viên tòa Đại sứ Mỹ để chạy trốn khỏi đất nước họ. Một không khí lộn xộn, bừa bãi chẳng khác nào cảnh mô tả trong kinh khải huyền - một số kẻ cướp ngày lái những chiếc xe hơi của sứ quán bỏ lại chạy như điên quanh thành phố cho đến khi hết sạch xăng; một số kẻ khác vào lục soát Siêu thị PX Tân cảng Sài Gòn vốn được coi là giấc mơ, rập khuôn như vùng ngoại ô của Mỹ. Một người phụ nữ đội hai thùng rượu anh đào và một thùng kẹo cao su Wrigley Spearmint. Ngoài khơi, những chiếc máy bay trực thăng trị giá hàng triệu đôla bị lật nhào khỏi boong tàu cứu hộ Mỹ một cách lãng phí, chẳng khác nào việc ném đi những lon bia, để lấy chỗ cho những chiếc máy bay trực thăng khác sắp đến.
Cuối cùng, Việt Cộng và những người Bắc Việt Nam đổ vào Sài Gòn, kéo cờ của Chính phủ Cách mạng Lâm thời và bắt giữ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu. Đối với nhiều người Mỹ, điều đó giống như một cái chết đã được chờ đợi từ lâu, nhưng đến khi xảy ra thì người ta vẫn cảm thấy bị sốc.
Một cuộc chiến tranh dài nhất của thế kỷ đã kết thúc bằng một cuộc di tản hiệu quả, nhưng nhục nhã. Đó là sự kết thúc giống như một cơn ác mộng, không, có thể còn tồi tệ hơn cả cơn ác mộng; chỉ có rất ít lính Việt Nam Cộng hòa nổ súng vào những người Mỹ đang di tản, nhưng chẳng trúng phát nào. Ít nhất thì người Mỹ cũng đã gây ra cảnh tượng khủng khiếp cuối cùng về người của mình đánh những người bạn và đồng minh của Mỹ đang chen lấn nhau di tản. Mặc dù trên thực tế, người Mỹ đã tìm cách đưa khoảng 120.000 người Việt Nam tị nạn ra đi với họ.
Có lẽ đúng hơn phải nói rằng, cuộc chia tay lần này của Mỹ đối với miền Nam Việt Nam là một hành động duy nhất không ảo tưởng trong suốt những năm chiến tranh...
Những người cầm quyền mới ở miền Nam Việt Nam tuyên bố rằng họ sẽ "quyết tâm thực hiện một chính sách hòa bình, độc lập, trung lập, và không liên kết" ".
(còn nữa)
Ghi lại từ cuốn Điệp viên hoàn hảo của Larry Berman
Một tình tiết gây nhiều thắc mắc là việc Phạm Xuân Ẩn giúp Trần Kim Tuyến thoát khỏi Sài Gòn. Tại sao điệp viên CS lại cứu trùm mật vụ của đối phương?
ReplyDeletePhạm Xuân Ẩn là người có nhân cách chính trực, đầy ân nghĩa nên việc này có thể là để đáp lại lần BS Trần Kim Tuyến đã giúp ông giải quyết thủ tục xuất cảnh sang Mỹ học báo chí năm 1957, ngoài ra còn là tình bằng hữu sau này. Cả ông Mai Chí Thọ và Mười Hương đều cho rằng đó là 1 đặc tính của Phạm Xuân Ẩn, rất nhân đạo và đúng đạo lý.
Ông cũng từng cứu Robert Sam Anson mặc dù việc này rất nguy hiểm cho ông.
Phạm Xuân Ẩn phải viết tường trình về các chi tiết của việc Trần Kim Tuyến trốn thoát. Ông đã cung cấp đầy đủ nhất theo khả năng mọi chi tiết liên quan về BS Trần Kim Tuyến.
ReplyDeleteCuối tháng 3/1976, Phạm Xuân Ẩn được khuyên nên gọi gia đình trở về nước. Sau đó, vợ và các con của ông đã trở về từ Mỹ. Bà Thu Nhạn đã xin phép cùng các con đi du lịch sang Pháp. Sau đó đáp máy bay đi Matxcơva và sau đó về Hà Nội. Từ Hà Nội, họ đi tiếp về TP.HCM bằng xe hơi.
ReplyDelete