Thursday, July 31, 2014

Melódia-koktél: I Want To Break Free

Và đây là QUEEN với "igazi" I Want To Break Free qua giọng hát của Freddie Mercury. QUEEN đã từng biểu diễn ở Budapest vào năm 1986.
                                Szeretettel barátaimnak
Nghe bài hát ở đây
I want to break free
I want to break free
I want to break free from your lies
You're so self satisfied I don't need you
I've got to break free
God knows God knows I want to break free

I've fallen in love
I've fallen in love for the first time
And this time I know it's for real
I've fallen in love yeah
God knows God knows I've fallen in love

It's strange but its true
I can't get over the way you love me like you do
But I have to be sure
When I walk out that door
Oh how I want to be free baby
Oh how I want to be free
Oh how I want to break free

But life still goes on
I can't get used to living without living without
Living without you by my side
I don't want to live alone hey
God knows got to make it on my own
So baby cant you see
I've got to break free

I've got to break free
I want to break free yeah



Sách

"...một cuốn sách có thể thay đổi cuộc sống của tôi chỉ trong một giờ buổi tối hoặc một vài thời điểm nhàn rỗi nào đó. Có vô số cuốn sách đã cho tôi những chỉ dẫn hoặc dạy tôi một bài học. Cũng có rất nhiều cuốn sách chỉ cho tôi cách thể hiện cảm xúc hay suy nghĩ, giúp tôi tìm được giọng nói của chính mình. Nếu không có những cuốn sách, tôi đã không phải là một con người với tính cách, suy nghĩ giống như ngày hôm nay..."  (Himay Zepeda) 

Alan Alexander: Người bạn đích thực

"Người bạn đích thực là người biết được giai điệu bài hát ẩn chứa trong trái tim bạn và biết hát lại cho bạn nghe khi bạn quên."

Melódia-koktél: Chris Norman

      Để đi hết "xâu chuỗi" Suzi Quatro-Smokie-Chris Norman, tôi muốn các bạn nghe giọng hát của Chris Norman qua một bài rất nổi tiếng (như một version khác) của Queen, dù tôi rất muốn giới thiệu với các bạn một trong 2 bài đặc trưng của anh là Midnight Lady và Some Hearts Are Diamonds. 
                                              
Szeretettel barátaimnak
CHRIS NORMAN sings the QUEEN's song - I Want to Break Free
I want to break free
I want to break free
I want to break free from your lies
You're so self satisfied I don't need you
I've got to break free
God knows God knows I want to break free

I've fallen in love
I've fallen in love for the first time
And this time I know it's for real
I've fallen in love yeah
God knows God knows I've fallen in love

It's strange but its true
I can't get over the way you love me like you do
But I have to be sure
When I walk out that door
Oh how I want to be free baby
Oh how I want to be free
Oh how I want to break free

But life still goes on
I can't get used to living without living without
Living without you by my side
I don't want to live alone hey
God knows got to make it on my own
So baby cant you see
I've got to break free

I've got to break free
I want to break free yeah

Wednesday, July 30, 2014

Bút Tre (1911-1987)

Cùng với Hồ Xuân Hương, "Bút Tre" cũng là một hiện tượng của thơ Việt Nam, ông là Đặng Văn Đăng, nguyên Trưởng ty (Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Vĩnh Phú), giai thoại và thơ của ông cũng là một "tính cách văn hóa" của VN nên tôi muốn trích đăng (tóm lược) ở đây bài "Chuyện thơ Bút Tre" của tác giả Huyền Viêm trên Kiến Thức Ngày Nay No. 863 (01.08.2014) với những tư liệu tản mạn về nhà thơ "dí dỏm" đặc biệt này.


Vài nét về nhà thơ
Bút Tre là một ông già xuề xòa, mảnh khảnh nhưng rắn rỏi, quắc thước, lúc nào cũng nồng nhiệt, sôi nổi. Ông đỗ Tú tài II nên giỏi tiếng Pháp, đọc nhiều, viết nhiều và đã nói là nói say sưa không muốn dừng.
     Vào những năm 1957-1958, ông làm thư ký cho thứ trưởng Ung Văn Khiêm, từng là Trưởng ty Văn hóa Thông tin (Vĩnh Phú), Phó Ban Tuyên huấn Tỉnh...
     Năm 1962 ông in Tập thơ Bút Tre chỉ để tặng bạn bè. Tập thơ bị chê trách nặng nề, nhưng nhờ đó mà ông nổi tiếng.
     Ông nghỉ hưu với chiếc xe đạp buộc lốp rỉ vành, chiếc xe này đã từng làm ông ngã khi xuống dốc vì đứt thắng gãy niềng khiến ông bị ngã đau, văng cả hàm răng giả ra ngoài.

Thơ Bút Tre
Ông nổi tiếng với những bài thơ lục bát dân dã ngắn, mỗi bài nhiều thì 4 câu, ít chỉ 2 câu.
Thơ Bút Tre mộc mạc, chất phác như ca dao và nhất là ... rất tếu.
Ít khi ông dùng từ Hán Việt mặc dù rất rành.
Tên người, tên đất trong thơ, ông thoải mái ngắt ra đặt ở cuối câu trên và đầu câu dưới:
     "Hoan hô Đại tướng Võ Nguyên
      Giáp ta thắng trận Điện Biên lẫy lừng."
Nhưng đặc điểm lớn nhất của Bút Tre là nghệ thuật cưỡng từ đoạt lý, đảo lộn ngữ âm, ngữ pháp trong thơ tiếng Việt, ép vần sửa dấu rất thông minh, táo bạo và hóm hỉnh:
     "Liên hoan có lạc có chuồi (chuối),
      Ra về nhớ mãi cái buồi (buổi) hôm nay."
Thơ về tình cảm cách mạng quốc tế:
     "Hoan hô đồng chí họ Phi-
      Đen Cu-Ba đó rất chi anh hùng."
Về sự kiện Gagarin là phi hành gia đầu tiên bay vào vũ trụ:
     "Liên Xô rất đỗi tự hào:
      Anh Ga-ga-rỉn (rin) bay vào vũ tru (trụ)."
Có dạo, Bút Tre được điều về làm công tác bảo tàng. Ông thấy không hợp với mình, nhưng cũng tự an ủi:
     "Anh nay công tác bảo tàng
      Cũng là nhiệm vụ cách màng (mạng) giao cho."
Tuy vậy, thỉnh thoảng ông cũng làm những bài thơ chân thành, không đùa cợt, rất tình cảm. Ông đã tặng một đồng chí giữ cầu bài thơ:
     "Chú làm công tác giữ cầu,
      Quản chi bom đạn trên đầu nó rơi.
      Bút Tre chẳng như mọi người,
      Qua sông nhớ mãi nụ cười chú em."
Có nhiều người yêu thơ ông, nên từ đó mà xuất hiện nhiều bài thơ làm theo "trường phái Bút Tre":
     " Anh đi công tác Pờ-Lây...
    ...Cu dài dằng dặc biết ngày nào ra."
và:
     "Chị em du kích tài thay!
      Bắn máy bay Mỹ rơi ngay cửa mình."
(...)
Chữa thế nào được thơ tôi
Có lần, một nhà thơ nổi tiếng có chức vụ cao, lên Phú Thọ. Sau khi làm việc với lãnh đạo tỉnh liền cho mời Bút Tre sang yêu cầu đọc thơ. Ông đọc liền hàng chục bài. Nhà thơ nổi tiếng nghe một lượt rồi gật gù bảo:
     -Tôi sẽ nhờ anh Xuân Diệu sửa giùm những bài thơ của anh.
Ông Đăng điềm nhiên trả lời:
     - Báo cáo anh, anh Xuân Diệu làm "thơ bác học", còn tôi làm "vè dân gian". Anh Xuân Diệu là "bút máy", còn tôi là "bút tre", chữa thế nào được thơ tôi!

Chuyện của cầu thủ

Trên trang Facebook của mình, một cầu thủ bóng đá than thở:
     - Tình huống bị thẻ đỏ oan nghiệt. Chỉ tại ông trọng tài không ưa mình.
Một người bạn nhảy vào bình luận:
     - Ừ, thẻ vàng cũng đã nặng. Ai biểu ông tán tỉnh vợ thằng chả làm chi!

Chuyện của họa sĩ

Có lần, đang đi dạo, Picasso thấy bức tranh vẽ một con cá của một chàng họa sĩ vỉa hè trẻ tuổi bèn hỏi:
     - Theo anh thì đây là loại cá gì?
     - Cá mập đấy, thưa ngài.
     - Nhưng tôi cược là anh chưa bao giờ nhìn thấy một con cá mập - Picasso nói.
     - Đúng vậy, thưa ngài, cũng giống như mấy ông họa sĩ ở Viện Hàn lâm vẽ được cả thiên thần.

Napoleon Hill: Cảm xúc

"Hãy nhớ rằng không ai có thể xúc phạm những cảm xúc của bạn nếu không có sự hợp tác và cho phép của chính bạn."

Melódia-koktél: Smokie

     Về Chris Norman và Smokie, tôi cũng có nhiều cảm xúc và kỷ niệm. Với tôi và các bạn của mình, đó là những lần nhảy đầm ở căn nhà số 57 đường Đồng Khởi (tp. HCM), tất cả đều là những anh chàng chưa vợ (khi ấy tôi biết vợ tôi đã được 4 năm, anh Lê Minh vẫn là trai tơ). Chúng tôi cũng đã gặp Ái Việt và Hồng ở đây. Vui nhất là những lần anh Minh từ Nha Trang vào, chúng tôi lại tụ tập ăn uống và nghe nhạc từ cái máy hát "Philips" nhỏ bé của tôi, nếu đông đủ thì kéo nhau lên lầu nhảy nhót. Và như thế, Smokie đã gắn liền với chúng tôi trong những năm đầu của thập niên 80's cho đến khi tôi đi Bulgaria.
      Chúng ta hãy trở lại không khí của những ngày ấy với một trong những Greatest Hits của nhóm này!
                                  Szeretettel barátaimnak
Nghe bài hát ở đây
Lyrics:

I saw her today, I saw her face.
It was a face I loved, and I knew,
I had to run away
and get down on my knees and pray
that they'd go away.

But still they begin,
needles and pins.
Because of all my pride
The tears I gotta hide.

Oh, I thought I was smart, I won her heart.
Didn't think I'd do, but now you see,
She's worse to him than me.
Let her go ahead and take his love instead.
And one day she will see just how to say -

Please, and get down on her knees.
That's how they begin.
She'll feel those needles and pins
Hurtin' her, hurtin' her.

Why can't I stop and tell myself I'm wrong,
I'm wrong, so wrong,
Why can't I stand up and tell myself I'm strong.

Because I saw her today, I saw her face,
It was a face I loved, and I knew,
I had to run away
and get down on my knees and pray,
That they'd go away.

But still they begin,
needles and pins.
Because of all my pride
The tears I gotta hide.

Oh, needles and pins.
Needles and pins.
Needles and pins.
Needles and pins.

Tuesday, July 29, 2014

Jimmy Ray Dean: Những cánh buồm của tôi ...

"Tôi không thể thay đổi được hướng gió nhưng có thể điều chỉnh được những cánh buồm của mình để đi đến đích."




Monday, July 28, 2014

Melódia-koktél: Oh! Suzi

     Vì tình yêu của Ái Việt quá lớn với nàng và Phan Nguyễn Khánh cũng rất nhiệt tình bằng comment với bài Stumblin' In nên tôi không thể không post bài If You Can't Give Me Love cho thỏa lòng ngưỡng mộ của mình và các bạn. Hãy cùng nghe/xem và enjoy với tôi nhé!

                                           Szeretettel Việt-nek, Khánh-nak és barátaimnak     
                                      
Nghe bài hát ở đây
artist: Suzi Quatro lyrics
title: If You Can't Give Me Love
albums: If You Knew Suzi, What Goes Around: Greatest & Latest, Greatest Hits

Well I've seen you before on that discotheque floor
You were driving me out of my mind
But I could have swore that I saw something more in your eyes
Although you were surrounded by beauty unbounded
Your glance was intended for me
And though I tried to hide it I found myself looking to see you
So then you took your chances, you made your advances
Your touch took my breath away
But when you said hello, are you ready to go
Well I had just one thing to say

If you can't give me love honey, that aint enough
Let me go look for somebody else
If you can't give me feelings with old fashioned meanings
You're just in love with yourself
If you can't give me love(Love)If you can't give me love(Love)
If you can't give me love(Love)If you can't give me love(Love)
If you can't give me love(Love)

Well you may be the king of this discotheque scene
But honey I aint looking for that
What I need is a man, not some so-called aristocrat
Oh if only you'd waited, just hesitated, or maybe just asked me to dance
But you really don't know why I don't want to go
And baby that's why we don't stand a chance

So if you can't give me love honey, that aint enough
Let me go look for somebody else
If you can't give me feelings with old fashioned meanings
You're just in love with yourself
If you can't give me love(Love)If you can't give me love(Love)
If you can't give me love(Love)If you can't give me love(Love)
If you can't give me love(Love)

Oh if you can't give me love honey, that aint enough
Let me go look for somebody else
If you can't give me feelings with old fashioned meanings
You're just in love with yourself

If you can't give me love honey, that aint enough
Let me go look for somebody else
If you can't give me feelings with old fashioned meanings
You're just in love with yourself
If you can't give me love(Love)If you can't give me love(Love)
If you can't give me love(Love)If you can't give me love(Love)
If you can't give me love(Love)If you can't give me love(Love)
If you can't give me love(Love)If you can't give me love(Love)
Give me love(Love)Give me love(Love)
Give me love(Love)Give me love(Love)
Give me love(Love)

Đức Phật: Hãy làm việc thiện!

“Người làm việc thiện hãy cứ tiếp tục làm như vậy.
Hãy tìm kiếm niềm vui trong việc thiện.

Việc thiện tích tụ và mang lại niềm vui.”




Sunday, July 27, 2014

Hãy cẩn trọng...

"Hãy cẩn trọng với những suy nghĩ của bạn vì chúng tạo nên những ngôn từ của bạn!
Hãy cẩn trọng với những ngôn từ của bạn vì chúng tạo nên những hành động của bạn!
Hãy cẩn trọng với những hành động của bạn vì chúng tạo nên những thói quen của bạn!
Hãy cẩn trọng với những thói quen của bạn vì chúng tạo nên tính cách của bạn!
Hãy cẩn trọng với tính cách của bạn vì nó tạo nên số phận của bạn!"

Melódia-koktél: Stumblin' In

      "Vấp ngã dại khờ" như Ái Việt dịch là tên của bài hát này do Chris Norman & Suzi Quatro trình bày. Bài hát được cặp đôi này trình bày rất dễ thương. Đây cũng là bài hát mà anh Lê Minh (Debrecen,VIDI69) rất thích và hay hát. Tôi thích nghe anh ấy hát bài này và nhiều bài hát tiếng Anh khác vì được trình bày theo phong cách rất thoải mái và tự nhiên. Anh Minh có nhạc cảm và giọng hát rất tốt, hát rất đúng và hay (Tây nghe anh ấy hát My Way còn phải khen, còn anh ấy thì "chuyên môn" chê tôi hát dở). Tiếc là hồi ở Hungary tôi lại không biết về tài "lẻ" này của anh ấy. Nếu kéo nhau đi chơi hát hò cùng bạn bè với cây guitar thùng cũng rất thú vị, nhất là có thêm vài em Hung ái mộ tuyệt vời như Ica thì không còn gì bằng... Bây giờ có lẽ cũng nên lập hội như vậy khi có dịp gặp nhau cho vui. Để lần sau ra Hà Nội sẽ tính. Nhất định là phải rủ anh Minh đi bằng được.
         Suzi làm tôi nhớ đến Vár, Khánh và Bình "to". Tôi nghe Suzi, Shocking Blue nhiều nhất ở đây. Và bài hát làm tôi nhớ nhất về Suzi là bài "48 Crash", rất hợp với nữ ca sĩ nhỏ bé "rực lửa" này.

         Còn đây là cảm tưởng của Ái Việt (mạn phép bạn đem sang đây vì cũng vẫn hợp với bên này, chứ để ở blog của bạn lại thành "nhất  bên trọng nhất bên khinh"):
  
         "Suzie Quatro là nữ ca sĩ thần tượng của tôi, say đắm, nhiệt thành và táo bạo. Tôi đã định viết về nàng để bắt đầu chuỗi bài về âm nhạc trong blog. Những bài như "Can the can" và "If you can't give me love" luôn nằm trong danh sách 50 bài nhạc mà tôi yêu nhất. Không biết vì nhạc hay, hay kỷ niệm về đêm hè nồng cháy năm xưa trên đảo Margit, Budapest, khi chúng tôi được nghe nàng hát live, nhỏ nhắn, xinh đẹp trong bộ quần áo da nổi tiếng, dưới những tán lá cổ thụ um tùm, trên bãi cỏ dày mượt.
Chúng tôi, nghe mà cảm thấy máu chảy dào dạt từng đợt trong huyết quản. Cảm giác đó không thể nào quên.
         Nhưng cuối cùng do tình cờ tôi lại viết về Stumblin in. Chris Norman có lẽ là nam ca sĩ hát hợp nhất với Suzie, do chất giọng và ngoại hình đầy nam tính của anh. Bài "Lay back in the arms of someone" với ban nhạc Smokie, có lẽ là tuyệt phẩm của anh. Tuy vậy, các bài hát của anh về tình yêu đều có sức quyến rũ đặc biệt. Tuy nhiên, sự phối hợp của Chris với Suzie mới làm tôi say mê anh. Theo tôi cặp Suzie Quatro-Chris Norman là cặp ca sĩ đẹp nhất và cháy bỏng nhất."

"Cuộc tình mình còn đây, và chúng ta bắt đầu 
Cuồng nhiệt bày ra, trái tim ta còn sáng trong
Vấp ngã dại khờ

Cuộc tình còn là lửa bay, sẽ thiêu cháy tâm hồn
Cuộc tình mình còn say, sẽ lôi kéo đôi ta
Vấp ngã dại khờ"
     
Mời các bạn của tôi cùng thưởng thức.


                                                                                                Szeretettel barátaimnak      


 Nghe bài hát ở đây
Our love is alive and so we begin
Foolishly laying our hearts on the table, stumblin' in
Our love is a flame burning within
Now and then, fire light will catch us stumblin' in

Wherever you go, whatever you do
You know these reckless thoughts of mine are following you
I've fallen for you, whatever you do
'Cause baby, you've shown me so many things that I never knew
Whatever it takes, baby, I'll do it for you

Our love is alive and so we begin
Foolishly laying our hearts on the table, stumblin' in
Our love is a flame burning within
Now and then, fire light will catch us stumblin' in

You were so young and I was so free
I may have been young but baby, that's not what I wanted to be
Well, you were the one, oh, why was it me?
'Cause baby, you've shown me so many things that I'd never knew
Whatever you need, baby, you got it from me

 Our love is alive and so we begin
Foolishly laying our hearts on the table, stumblin' in
Our love is a flame burning within
Now and then, fire light will catch us stumblin' in

Saturday, July 26, 2014

Minimalism

 "Chủ nghĩa tối giản" từ lâu đã ảnh hưởng trên những phạm vi rộng lớn với phong cách đặc thù của nó và là một phong cách hiện đại được thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ nghệ thuật hội họa, design, kiến trúc...như một trong những khuynh hướng tiên phong trên thế giới.
     Với tôi, từ những năm 2000, phong cách "minimalist" mang triết lý "less is more" là những gì lôi cuốn nhất được áp dụng trong kiến trúc và nội thất thay cho những lựa chọn trước đây khi chúng tôi khai thác những kiểu thức kiến trúc khác mang phong cách cổ điển hoặc đặc thù/truyền thống của châu Âu cho những thiết kế của chúng tôi ở VN.
           
     Minimalist art    

     Không chỉ trong nghề nghiệp, ngay cả trong cuộc sống "chủ nghĩa tối giản" cũng là những gì rất gần gũi với tôi trong cuộc sống thực tế vì không màu mè, cực kỳ đơn giản nhưng không hề nhàm chán.
     Và khi viết bài về hai chữ "sơ khai" của Ái Việt, tôi cũng suy nghĩ về minimalism trong tính cách của Hồ Chủ tịch. Không biết rằng: có phải Người là đại diện tiên phong cho VN khi đưa "chủ nghĩa tối giản" vào cuộc sống cách mạng của mình hay không? Tất cả những gì thuộc về con người và tính cách của Người đều thể hiện rất đậm nét những gì thuộc về phẩm chất cô đọng của một người hiểu biết sâu sắc về minimalism, từ phong cách sống, giao tiếp, viết lách và sáng tác... đều làm tôi phải liên tưởng rằng, Bác Hồ đã tiếp xúc không chỉ với chủ nghĩa cộng sản mà còn với những tư tưởng và học thuyết rất mới, rất tiến bộ ở những năm đầu của thế kỷ 20.

John Milton: Phán xét

"Đừng phán xét dựa trên hình thức, diện mạo.
Tâm hồn cho thấy chúng ta thực sự là người như thế nào!

Đừng để ý đến hình thức bên ngoài, hãy tìm kiếm tâm hồn.

Và thông qua tâm hồn yêu thương mọi người."

Friday, July 25, 2014

L. Ron Hubbard: HÃYBIẾT GIỮ LỜI !

"Nếu chúng ta nói sẽ làm điều gì đó, hãy làm. Nếu chúng ta nói sẽ không làm điều gì đó, đừng làm. HÃY BIẾT GIỮ LỜI !"
Bổ sung của Aiviet
"Hãy giữ những lời hứa thông minh. Nhưng hãy đủ thông minh để biết từ bỏ những lời hứa ngu ngốc"
"Tartsd meg okos adott szavadat. De légy elég okos, hogy tudjál buta ígéreteidrol lemondani"

Thursday, July 24, 2014

Egy kis foci

 Click vào hình để xem rõ hơn  (Post lại từ Ludas Matyi évkönyve 1975)

H. Jackson Brown: Nụ cười

"Hãy mỉm cười với một người không quen biết. Đối với người đó, có lẽ đây sẽ là tia nắng duy nhất trong ngày sưởi ấm tâm hồn"

Wednesday, July 23, 2014

Aldous Huxley: Sức mạnh của từ ngữ

"Từ ngữ giống như tia Rơnghen. Nếu biết cách sử dụng phù hợp, chúng có thể xuyên qua bất cứ thứ gì."

Mạn phép thêm câu của Aiviet cho đủ bộ
"Régi felfogású fejek olyanok, mint ólom rácsok
  Akármilyen bolcsek vagy erosek a szavak és Rontgen sugarak, nem hatolhatnak beluk" 
"Những cái đầu nhận thức cũ kỹ giống như những tấm chắn bằng chì.
Ngôn từ và tia rontghen dù có thông thái hay mạnh mẽ đến đâu cũng không thể lọt vào"

Tuesday, July 22, 2014

Thomas A. Edison

"Nếu chúng ta làm tất cả những gì mà chúng ta có thể làm, chắc chắn bản thân chúng ta cũng sẽ ngỡ ngàng."

Địa chính trị thế giới và tương lai của Việt Nam

Xin lỗi các bạn vì bận nhiều việc nên chưa có thời gian lo cho Hoàng Tử Bé. Phần nữa cũng đang phải hoàn thành bài viết đại cà sa này. Bạn nào quan tâm tới thời sự thì xem cho biết.

Đọc tại đây

Monday, July 21, 2014

Bạn là người cầm lái! Chúc bạn lên đường may mắn!

"Đôi khi chúng ta có thể cảm thấy như một chiếc lá xoay tròn bị gió cuốn trên đường phố bẩn thỉu, hay là một hạt cát bị mắc kẹt ở đâu đó...Con người không phải là chiếc lá lìa cành và cũng không phải là một hạt cát: Ít nhiều chúng ta cũng có thể vạch hướng đi cho mình và theo đuổi nó...
Bạn là người cầm lái! Chúc bạn lên đường may mắn!"


Barkóba - Trò chơi 20 câu hỏi

Barkóba
A tudós és a székely utazik a vonaton. Mennek egy ideig, aztán megszólal a tudós:
- Figyeljen ide! Barkobázzunk! De mivel én sokkal okosabb vagyok, ezért ha én nem tudok válaszolni, adok ezer forintot, de ha maga nem tud válaszolni, akkor magának csak száz forintot kell adnia. A székely belemegy a játékba. Tudós: - Afrikai rovar, nagy kék páncélja van. Székely: - Nem tudom, itt a százas. Most én jövök. Vízben él, hat lába van, a parton sántít és moty-moty! Tudós: - Nem tudom. Itt az ezres. Mi a válasz? Székely: - Nem tudom, itt a százas.
Trò chơi Barkóba (còn gọi là trò chơi 20 câu hỏi)

Nhà bác học và một người Székely cùng đi trên tàu. Một lúc sau, nhà bác học lên tiếng:
- Này anh kia! Chúng ta chơi Barkóba đi! Nhưng vì tôi thông minh hơn anh nhiều nên nếu tôi không trả lời được, tôi sẽ trả cho anh một nghìn forin,  Nhưng nếu anh không trả lời được, anh chỉ phải trả một trăm forint thôi.
Anh chàng Székely đồng ý chơi.  
Nhà bác học:
- Một con bọ châu Phi, có mai to màu xanh.
Anh chàng Székely:
- Tôi không biết, một trăm đây. Bây giờ đến lượt tôi. Sống trong nước, có sáu chân, vừa đi khập khiễng trên bờ vừa lẩm bẩm!
Nhà bác học:
- Tôi không biết. Một nghìn đây. Thế câu trả lời là gì?
Anh chàng Székely:
- Tôi không biết, một trăm đây.

Hungary - "Vấp ngã dại khờ" của tôi

Nếu Ái Việt đã thổ lộ rằng: tên này không phải là Hoàng tử Bé mà chỉ là một người "cố gắng sống chân thành, trân trọng mỗi rung động của mình, mỗi khi nhớ Hoàng Tử Bé" thì tôi chỉ là một kẻ 'nhận vơ' là Hoàng tử Bé mà thôi. 

     Tôi đã phí hoài nửa đời mình với những "vấp ngã dại khờ" để bây giờ cố gắng "sống sao cho ra sống" vì lẽ: mặc dù từng sống theo chủ nghĩa giáo điều made in Vietnam (chủ nghĩa tập thể), bản chất của tôi vẫn luôn "hướng ngoại" và mong "tu tỉnh" bản thân khi được tiếp xúc với những cơn gió lành, những luồng tư tưởng mới mẻ đến từ những phương trời xa lạ.

     Hồi còn bé, những lần trở về Hà Nội từ nơi sơ tán là những dịp để tôi lân la tìm hiểu về thế giới ở ngoài những trang sách. Những nơi tôi hay đến là các Đại sứ quán nước ngoài hoặc cơ quan đại diện văn hóa của các tổ chức quốc tế và các nước chưa có quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Tôi dán mũi vào mặt kính xem không biết chán hình ảnh các nước được giới thiệu trong những Bảng tin (được làm như những cái hộp với mặt kính lớn và lắp đèn ống bên trong) đặt trước các cơ quan đại diện này.

     Tư tưởng "vọng ngoại" của tôi còn ở chỗ rất ngưỡng mộ mấy anh chị lưu học sinh trắng trẻo "đi Tây" về. Tôi rất thích cái mùi "Tây" từ các món đồ mới "khui thùng". Cái gì có hơi hám "Tây" tôi đều ngưỡng mộ tất, từ áo quần, vật dụng, và cả cách đi đứng, ăn nói, kể chuyện... Bất kể thứ gì tôi vớ được, từ tranh ảnh, quà cáp và thư từ... tôi đều thích thú khám phá với tất cả sự tò mò của một đứa trẻ; nhất là những thứ từ hai ông anh theo đuổi bà chị nhan sắc "nghiêng thùng đổ nước" nhà tôi (anh thứ nhất là L.T.T., học ở Liên Xô, sau này là phóng viên báo ảnh chiến trường và anh thứ hai là N.V.H., nghiên cứu sinh nông nghiệp ở Hungary, sau này là hiệu trưởng Đại học Nông Lâm tp. HCM).

     Tôi đọc say sưa những câu chuyện thần thoại, bị lôi cuốn vào những câu chuyện cổ tích rồi đọc thêm những cuốn sách, tiểu thuyết được dịch ra tiếng Việt của các tác giả Đông Âu và Tây phương, thích thú xem những bộ phim nước ngoài và cũng không bỏ qua các tạp chí, báo ảnh các nước hoặc bài viết của các tác giả Việt Nam về các nước mà tôi muốn tìm hiểu (riêng Trung Quốc thì bị "dội" vì tôi cho rằng không hơn gì Việt Nam, có khi còn "hủ lậu" hơn nữa là khác. Tôi giống Ái Việt ở chỗ không ưa nổi cái bản mặt của Mao được tô vẽ hết mức với chứng "sùng bái cá nhân" đầy rẫy trên sách báo đỏ lòe về "đại cách mạng văn hóa" TQ). Thế giới mà tôi biết khi đó hầu hết từ những thông tin văn hóa và tin tức về Liên Xô, về những nước khác thì ít hơn hoặc rất hạn chế. Vì thế, tràn ngập trong tôi là nước Nga, là tâm hồn Nga, là văn hóa Nga... nên tôi chỉ yêu nhất nước Nga mà thôi. Đó cũng là thành công của công tác tuyên truyền văn hóa của Đảng và nhà nước ta sau những thành công về mặt tư tưởng.
 
     Tôi cũng từng trao đổi thư từ với một bạn gái rất dễ thương sống ở thành phố Vinnytsia (Ucraina) tên là Valia (qua phong trào giao lưu hữu nghị của học sinh Liên Xô hồi đó). Tôi rất thích nhận thư và viết thư cho bạn. Vốn tiếng Nga học được ở trường của tôi chẳng được bao nhiêu nên nhiều khi tôi cũng phải nhờ sự trợ giúp của chú Cao Xuân Hạo (do cùng ở trong 1 nhà, khu tập thể Kim Liên) dù chỉ để viết những lá thư ngắn của trẻ con với nhau.
 
     Đối với tôi khi ấy, Liên Xô là đất nước vĩ đại với nhiều cái nhất. Các nước khác trong phe XHCN đều bé nhỏ về mọi mặt so với "quê hương của Cách mạng XHCN tháng 10". Tôi mơ ước được đến những xứ sở khi ấy với tôi như thuộc về một thế giới khác, hoàn toàn cách biệt tưởng chừng không thể chạm tới được, những thiên đường của con người so với Việt Nam. Vì vậy, tôi đã sung sướng vô cùng khi biết mình sẽ được đi nước ngoài, tuy rằng, khi nhận quyết định sẽ học ở Hungary tôi nghĩ là mình không may mắn so với những ai được đi Liên Xô.

     Nhưng tất cả bắt đầu đảo lộn từ khi tôi bước lên con tàu Hungary ở Moszkva. Lần đầu tiên tôi bị Hungary chinh phục là khi cầm trên tay chai Coca Cola, thứ đồ uống của tư bản mà tôi chỉ đọc được trong sách ở Việt Nam, không thể kiếm được trên tàu Trung Quốc hay tàu Nga. Sau này tôi còn mê nó hơn khi uống cùng với szendvics trong những giờ giải lao ở NEI (Nemzetközi Előkészítő Intézet), có lẽ đó là những lúc tôi thấy Coca Cola và szendvics dùng với nhau ngon không thể tả. Tôi cũng khoái ăn các loại bánh ngọt rất ngon bán ở đây, chúng là một trong những cái bánh ngon nhất mà tôi từng ăn ở Hungary. Và điều làm tôi thấy mọi thứ ngon hơn là cô bán hàng, tôi nhớ cô ta nhất với cái mũ lông làm dáng bằng sợi nhân tạo mượt như lông cáo mà cô rất thích và luôn đội trên đầu. Cô ta cũng tỏ ra chú ý đến tôi, có lần cô ấy còn nháy mắt hỏi tôi: "Lányok nagyon szeretnek! Ugye?". Nhưng lúc đó tôi thật đáng ghét, lẽ ra cũng nên đáp lại cô ta một cách láu lỉnh hoặc ít nhất cũng cười "tán thành" cho đúng phép xã giao thì tôi cứ "ngây" ra như 1 thằng điếc. Những kỷ niệm về đồ ăn và bánh trái của tôi chỉ còn được như vậy nên tôi không thể có được một bài viết dài như Ái Việt về tiệm bánh của cu cậu được.

     Trường Ngoại ngữ (NEI) là nơi tôi bắt đầu cuộc sống của mình ở Hungary. Tôi rất yêu thích ngôi trường này, từ kiến trúc hiện đại của tòa nhà cho đến các thầy cô giáo và cuộc sống ở đó. Đây là lần đầu tiên tôi được học trong một lớp học chỉ có hơn mười trò nên tiếp thu rất tốt những gì được học. Những người Hung đầu tiên mà chúng tôi tiếp xúc là các giáo viên với phong cách sống rất thoải mái và phóng khoáng: bao giờ cũng rõ ràng trong mọi vấn đề, không "ấm ớ hội tề" như người Việt. Họ cũng là những người châu Âu đầu tiên mà tôi có dịp được gần gũi và học hỏi. Tôi cũng rất thích và hãnh diện với các bạn khác vì cô Mária, giáo viên chủ nhiệm dạy tiếng Hung của chúng tôi, là 1 phụ nữ trẻ đẹp và lôi cuốn nhất trường.Tôi còn may mắn hơn khi được sống trong tòa nhà chính của trường, số 73-75 Budaörsi út, vì nó được thiết kế rất tiện lợi cho học sinh. Chúng tôi được ăn ở và học ngay trong tòa nhà này trong khi rất nhiều bạn phải ở chỗ khác và đến đây học. Tôi còn nhớ phòng của tôi số 517 (nằm ở lầu 5), phía trên các lớp học (bố trí ở lầu 1 và tầng Trệt). Phòng được thiết kế cho 2 học sinh, có tủ áo, bàn học, lavabo rửa mặt và giường đệm tươm tất. Toilet và chỗ tắm giặt ở 2 đầu hành lang. Mùa đông có hệ thống sưởi bằng hơi nước. Nhà ăn được bố trí ở tầng dưới cùng, nếu muốn tập tành thì xuống phòng gym (tornaterem). Tuy lúc đó chưa biết bóng bánh là gì nhưng mấy cái sân bóng thật cuốn hút, có điều, lúc đó tôi không biết rằng: chúng sẽ là một phần trong cuộc sống của tôi sau này.

Các trò lớp M12 (Mérnök szakirány, NEI, 1972) và cô giáo Tallér Mária (Ảnh: Album Bá Bình,VIDI72)

     Tôi vẫn nhớ cảnh tượng mà tôi nhìn thấy vào đêm đầu tiên ở ký túc xá. Khi kéo rèm che cửa sổ phòng của tôi để nhìn ra ngoài, Budapest hiện ra trước mắt tôi thật ấn tượng với vẻ đẹp từ những ánh đèn làm tôi ngây người sửng sốt vì chưa bao giờ được thấy một thành phố rực rỡ đến thế.

    Cũng phải nói đến một chi tiết nhỏ là cuốn Leckekönyv ở NEI. Nó làm tôi phải so sánh với cuốn Học bạ của Việt Nam. Giữa 2 nền giáo dục là 1 khoảng cách rất xa trong việc theo dõi học sinh bằng hồ sơ lưu trữ. Tôi không thắc mắc về cuốn Học bạ của Hungary nhìn rất giá trị với bìa cứng bọc vải vì họ có điều kiện hơn ta về mặt vật chất, nhưng tôi suy nghĩ về kích thước và nội dung nhiều hơn. Với kích thước chỉ 11cm x 19cm, bên trong cô đọng những dữ liệu về học sinh và quá trình học tập với điểm số và nhận xét (rất ngắn) của giáo viên và những con tem... Học bạ của Hungary khác xa với cuốn học bạ rườm rà, khổ lớn chiếm nhiều không gian lưu trữ của Việt Nam; muốn theo dõi đầy đủ phải đọc mất nhiều thời gian và còn mất thời gian nhiều hơn để ghi chép tất cả những nội dung đó.


    Tôi vẫn còn giữ được Thời khóa biểu của năm học đầu tiên @ NEI. Đây là cái Thời khóa biểu tôi tự làm, trên đó có thể nhận ra các môn học được ghi bằng chữ viết tắt, con số là số phòng học của từng môn:


    Hungary còn là nơi mà các ban nhạc, ca sĩ và cầu thủ nổi tiếng được biết đến nhiều hơn các vị lãnh đạo nhà nước. Đường phố, TV và báo ảnh thật ấn tượng với rất nhiều quảng cáo đủ loại... Tất cả đều thú vị và lạ lẫm với bọn Việt Nam chúng tôi... Hình tượng lãnh tụ, cờ quạt, khẩu hiệu, bích chương cổ động và ca tụng chế độ...không nhiều như ở Việt Nam và những nước chúng tôi đã đi qua cũng là điều đáng ghi nhận của đất nước này. Ở Budapest, thay cho tượng đài hùng vĩ của cách mạng thường thấy ở các nước khác, biểu tượng của Tự do được đặt ở nơi cao nhất của thành phố làm tôi càng tôn trọng hơn dân tộc này.

                                                           

     Hungary là một chân trời mới của tôi. Nơi tôi nhận ra mình là một con người như thế nào. Cũng như Vũ Thư Hiên bộc bạch về những ngày sống và học tập ở nước ngoài, hành trang của tôi còn thiếu quá nhiều để tiếp cận cái mới - cả trí thông minh lẫn kiến thức cần có. "Đi một ngày đàng học một sàng khôn", cái hay cái lạ xứ người đã làm một chàng trai đang độ tuổi lớn như tôi phải suy nghĩ nhiều quá... Đất nước và con người Hungary như một tác nhân vén bức màn che mà cuộc sống ở Việt Nam đã phủ lên con người tôi, rọi vào trong tôi một thứ ánh sáng khác, làm sáng lên những phần u tối vì bị tiêm nhiễm quá nhiều chủ nghĩa giáo điều huyễn hoặc ở Việt Nam. Nhớ lại tất cả những gì đã qua để thấy lại chính mình ngày trước thì mới nhận ra được những cách biệt và khác biệt là thế nào... thật khờ khạo bé dại làm sao nên dù có đẹp đi nữa thì cũng là cái thời ấy nó đẹp chứ mình thì chẳng đẹp chút nào!

      Nếu viết lại cái thời "ngây ngô" ấy, tôi không thể viết được như Ái Việt và bạn bè của mình, những người đã làm được những gì phải làm với trách nhiệm/bổn phận khi phải hy sinh nhiều thời gian và ham muốn vì chúng. Tôi không có được "tư cách" của họ, nếu có thì chỉ với tư cách là bạn của họ mà thôi, không phải của một "lưu học sinh" mà của một kẻ "đồng hành" lêu lổng, vì thế phải gọi những gì nếu được viết của tôi là "Ký sự đi Hung" mới đúng.

Với các bạn, và những anh chị lớn hơn mình, những người làm tròn bổn phận của ''hạt giống đỏ'' hay những người ''bôn sệt'' chân chính, tôi luôn giành cho họ sự tôn trọng chân thành từ 1 kẻ lêu lổng như tôi. Tuy nhiên, kết thân hay gắn bó với nhau hay ko là câu chuyện khác. Nhớ lại thì lúc đó tôi là 1 thằng nhóc ko phải dạng vừa (khó chịu lắm), bởi ko coi hiện tại của mình ra gì cả, cứ nghĩ rằng, cái tương lai ghê gớm của mình sẽ diễn ra sau này chứ ko phải lúc đó (dù đó mới là thời kỳ đẹp nhất!).

      "Đi là về", từ khi đến Hungary tôi yêu đất nước của mình nhiều hơn và đúng cách hơn, thấy dân mình "thật" hơn với những thói hư tật xấu và những cái hay cái lạ. Ở VN, nếu không quanh quẩn với thôn xóm (chỗ sơ tán) của mình thì dù ở Hà Nội, cũng chẳng mấy khi tôi tự mình có những chuyến đi để mở tầm mắt của mình về quê hương. Cuộc sống của chúng tôi phần lớn chỉ đóng khung trong không gian ở trường, còn ở nhà là trong những gia đình có gia cảnh gần giống nhau, chỉ một số rất ít có gia phong khác biệt nên được thừa hưởng sự giáo dục tốt hơn từ nền tảng văn hóa của cha mẹ. Vì thế, so với người Hung đồng trang lứa, bọn tôi chỉ như những đứa trẻ to xác. Nếu không sang Hungary thì chẳng bao giờ tôi biết con trai ngủ chung với nhau là "quái đản", cái thói hay cười vớ vẩn là "vô duyên", nhiều người tôi cho là giỏi giang chỉ là "khôn vặt"... 

Trong sinh hoạt hàng ngày, dân Việt Nam “mặc kệ thói ở bẩn, khoa trương một cách lố bịch, vô kỷ luật, ăn cắp, tắt mắt và gian dối... dù sống ở VN hay ở đâu. Thường thì họ cảm thấy thấp kém khi thua trong tình trạng "tự ti" một cách khiếp nhược nhưng lại "tự hào" một cách mù quáng vì những chuyện không đâu...” (Nguyễn Thụy Phương, ĐH Paris Descartes). Con người Việt Nam bằng xương bằng thịt trước mắt người Hungary và bạn bè quốc tế chỉ là một mớ "hổ lốn" tẻ nhạt, dưới chiếc áo khoác made in Vietnam mang nhãn hiệu "anh hùng" là sự thật chẳng có gì đáng kể, nó không đủ che con người tự ti đầy mặc cảm, sản phẩm của một xã hội lạc hậu nửa phong kiến cộng vài thứ lặt vặt ở thời kỳ khai hoá của thực dân Pháp ở châu Á, thật là 1 sản phẩm "sơ khai", "nghèo nàn" một cách thảm hại, chẳng phản ánh được những gì mang giá trị văn hóa và tinh thần của 4000 năm văn hiến cả! 

Ờ 1 trại hè (építő tábor), tôi đã nghe 1 nữ sinh Hung nói thẳng với lũ con trai VN: "Buták vagytok!". Tuy tôi biết: ko phải tất cả chúng tôi đều như vậy, nhưng quả tình, khi tiếp cận với dân Việt, người Hung nhìn thấy đa số là như vậy? Bởi tất cả cho thấy: con người VN trước mắt họ, thực chất chỉ là một sự "vay mượn" từ chủ nghĩa thực dân (nhưng không phải là "di sản văn hóa" Pháp) cộng với một ít văn hóa "lai Tàu" tàn dư của 1000 năm "Bắc thuộc" và cuối cùng là sự "kết tinh" của những gì mang tên "chủ nghĩa anh hùng cách mạng" mà ngay cả cha mẹ đẻ còn không hiểu đấy thật ra là cái gì!

 Hành trang "đi Tây" của hầu hết "lưu học sinh" khi ấy chỉ vỏn vẹn một ít kiến thức và tư tưởng của công dân thời chiến, bó hẹp và ít ỏi như những bộ đồ hạng "xoàng" của "bác Bửu" lọt thỏm trong cái va li "công vụ" thời Việt Nam DCCH mà ai đi nước ngoài cũng được cấp. Nhưng đó là tất cả những gì tốt đẹp nhất mà đất nước đã dành cho chúng tôi.

     Cho đến bây giờ, tôi vẫn không quên được hình ảnh lẻ loi của một anh chàng Việt Nam trong lần đi tham quan Hungary vào cuối năm học ở NEI (Khánh, Bình "to", Trung và tôi đi với nhau trong đoàn thăm vùng Đông Bắc - Miskolc - Eger, Ái Việt đi đâu thì tôi không nhớ). Anh này (tôi không nhớ là người Nghệ An hay Hà Tĩnh) vì muốn "phô diễn" mình và văn hóa Việt Nam với bài "Lý Hoài Nam" nên lúc nào cũng ôm ấp cái máy hát bên mình và chỉ nghe khúc sáo trúc này trên cả chặng đường dài. Anh nghe mà không thấy nhàm (hoặc dù nhàm vẫn phải "thể hiện" bằng được tình yêu âm nhạc của mình). Nên cứ nhìn thấy anh với cái máy hát, cái dáng ôm ấp lắng nghe "vô cùng tha thiết" một cách quá đáng bản nhạc "tội nghiệp" bị đem ra làm trò diễn thì tôi ngao ngán vô cùng. Cô Mária, giáo viên chủ nhiệm của tôi chắc phải chịu đựng khổ sở hơn nhưng vì lịch sự nên cũng kiên nhẫn tôn trọng hiện tượng "nổi trội" vô cùng "sơ khai" này. Nếu không có chuyện phô diễn cho thấy sự nghèo nàn và lạc điệu về vh này thì chuyến đi của chúng tôi toàn những kỷ niệm đẹp về những gì chúng tôi được thấy và cảm nhận. Đó là một chiều hoàng hôn tuyệt vời trên thành Eger, những đỉnh núi và những hang ngầm tuyệt đẹp... những bữa ăn tối thịnh soạn và những giấc ngủ tuyệt vời ở những khách sạn sạch sẽ tinh tươm sau những ngày chất đầy những điều thú vị...

     Và một ngày đáng nhớ khác khi chính tôi là kẻ lẻ loi/lạc lõng. Đó là ngày hội quốc tế dành cho học sinh ở NEI với buổi tối diễn ra rất vui vẻ và tưng bừng. Sau những lời phát biểu và chương trình văn nghệ với nhiều tiết mục do học sinh của các nước tham gia (hình như Đỗ Bá Khang hát bài "Nhạc rừng") là chương trình tánczene do một ban nhạc được nhà trường mời đến biểu diễn. Hội trường được thiết kế với một phần sàn bằng phẳng phía trước sân khấu lập tức được dọn hết các hàng ghế ngồi để trở thành một sàn nhảy. Tây trắng, Tây đen, trai gái Nam Mỹ đều có đôi có cặp, chỉ mình tôi lẻ loi giữa đêm hội giương mắt dỏng tai nghe nhìn (tôi không biết đêm ấy có ai là Việt Nam tham dự cho đến cuối chương trình không?). Đó là lần đầu tiên tôi được nghe trực tiếp bài "Beautiful Sunday" do một ban nhạc trình diễn. Tuy không uống rượu nhưng tôi cảm thấy rất phấn khích cho tới bài hát điệu nhảy cuối cùng, nhưng cũng chỉ đứng một chỗ để enjoy chứ không hề nhúc nhích nhún nhảy theo nhạc một chút nào. Bây giờ thì tôi chỉ ước là đêm ấy ở bên mình là em Bình Dương (tạm "tuyển"/mượn từ những gì Ái Việt mô tả ở bài Tàu liên vận 1) cũng "máu me" như tôi thì tôi đã không trơ trọi vô duyên như thế (nhưng đấy cũng là chuyện bây giờ mới nói, chứ lúc đấy thì chắc là chưa đủ "tư cách" để bước ra sàn nhảy đâu). Về chuyện "nhảy nhót", nhân đây cũng xin hỏi học giả giáo sư kiêm Hoàng tử Bé Ái Việt (và cả các bạn khác nữa) rằng: nếu đã từng bôn ba nhiều năm nơi đất lạ xứ người thì tới nay trình độ của bạn trên sàn nhảy có tiến triển vượt bậc so với hồi trại hè Baja không? có tương xứng với hiểu biết về ẩm thực, về các loại tiêu khiển theo kiểu Tây phương của bạn không? Nếu bây giờ bạn đã là chuyên gia nhảy múa thì mình muốn được làm học trò "nhỏ" của bạn, vì thú thực một điều là: cho tới nay, ngoài khả năng "tự biên tự diễn" khua khoắng loạn xạ thì khiếm khuyết đáng trách của 1 thằng mê chuộng Tây phương như mình là không biết nhảy cho đúng điệu một kiểu thức nào, từ nhạc van/waltz cho đến tango, cha cha cha...mình đều mù tịt nên rất cần được chỉ giáo. Thật là một thiếu sót quá lớn! Tại sao mình lại không biết nhảy nhỉ?

     Trở về với con người Việt Nam, tôi không hề cho rằng Việt Nam không có "tinh hoa, tinh túy", nhưng tất cả những con người này, từ các cụ họ Phan đáng kính đến các học giả trí thức "Tây du" rất mực uyên bác (và cả những người bạn tuyệt vời của tôi) cũng chỉ là những nhân chứng lịch sử khốn khổ vì những trận "phong ba bão táp" cuồng tín, cổ hủ và bảo thủ của xứ ta. Cái nơi mà truyền thống "phồn thực" tự nhiên không lấn át được quan niệm xã hội lạc hậu về sex (cũng như không có một nhân vật quần chúng xuất sắc nào, dù tài ba lỗi lạc đến đâu cũng khó lòng tạo được uy tín, đừng nói đến chuyện "lấn át" lãnh tụ/vua chúa để mở ra những định hướng cho tương lai). Và trái ngược hơn cả là quyền năng phủ nhận các nguyên tắc tư duy để tiêu diệt "bản năng" và "bản ngã" của con người (vì bị coi là ích kỷ và thấp hèn với tên gọi là "chủ nghĩa cá nhân") để biến con người trở thành "siêu nhân" hoang tưởng. Nơi đây "thăng hoa" không phải là rung động mãnh liệt của con người mà "chiến thắng" cho lý tưởng mới là "hạnh phúc vô biên" và như thế người ta sống với trái tim "điển hình" chỉ chia thành ba phần (con người đơn giản vậy sao?) bao gồm phần "yêu", phần "công vụ" và "phần nhiều" dành cho "thể chế" lãnh đạo với mục đích giành được "thắng lợi cuối cùng" (mà không biết là sau thắng lợi này thì cái gì xuất hiện)...

     Nếu tôi là Victor Hugo, tôi sẽ viết thêm một cuốn "Những người khốn khổ" nói về những ai phải cam chịu bị vùi dập đến không ra con người mà một trong số này là Mr.Trần Đức Thảo. Tôi không bao giờ quên được một Trần Đức Thảo to lớn nhẫn nhục gò người trên chiếc xe đạp "Peugeot-con vịt" cọc cạch bé xíu mỗi ngày, một hình ảnh tiêu biểu và vô cùng tương phản cho thực tế đáng buồn ở Việt Nam. Ông đã phải sống 1 cuộc sống khổ nhục suốt 1 thời gian dài ở khu tập thể Kim Liên, Hà Nội, như 1 con đại bàng bị vặt trụi lông, cô độc giữa 1 bầy gà nháo nhác. Chỉ trong một xã hội chịu ảnh hưởng của 1 thể chế đầy quyền lực nhưng còn hạn chế về nhiều mặt, đa số chưa đủ nhận thức/phủ nhận những gì thuộc về "nhân sinh quan" và "thế giới quan" đúng đắn mới ngăn cản những ảnh hưởng tích cực mà thôi. Không biết có phải vì vậy mà Bác Hồ của chúng ta cũng phải hy sinh một phần cuộc sống của mình (không dám lấy vợ, mặc "đại cán", đi dép râu, ở nhà sàn khổ hạnh...) để "giữ mình" được linh thiêng trong vai trò "cha già dân tộc" và một lãnh tụ tối cao hay không? Con người với cặp mắt sáng như sao này có lẽ đã nhìn thấu được "tâm can" của dân tộc? Nhưng cuối cùng chính cái "dòng thác cách mạng" của Cụ cũng cuốn phăng tất cả... Và có lẽ về cái sự "ngoại lệ" đặc biệt của xứ này phải có những nghiên cứu vô cùng nghiêm túc, vô cùng vất vả mới có được những luận chứng cụ thể khái quát được những gì "làm nên" con người Việt Nam, thuộc tính dân tộc của Việt Nam, tai ách của mọi thời đại và cũng là thử thách vô cùng khắc nghiệt với những ai dám nói: "Không có gì quý hơn Độc lập Tự do"!

     Tôi cũng không thể phủ nhận được một sự thật hiển nhiên là vào thời ấy, với nhiều người trên thế giới, Việt Nam được ca ngợi như "lương tâm của thời đại" và bộ máy tuyên truyền của chúng ta lập tức đưa người Việt lên tận "mây xanh" ngang hàng với Đấng tối cao để phán xét tất cả không chừa bất kỳ một ai, một đất nước, một triết lý hay học thuyết nào, kể cả các "Đảng anh em"... (vì vậy nên chẳng có gì lạ khi ở Việt Nam những người từng hoài nghi khắc khoải lại càng "chìm đắm" sâu hơn trong "bể khổ").

     Tôi vẫn nhớ câu nói của Fidel: "Con người là sản phẩm của xã hội". Dân tộc nào cũng đều phản ánh những gì là văn hóa của họ, đó là những gì vốn thuộc về truyền thống lâu đời trong sự đa dạng do ảnh hưởng/đan xen từ nhiều nền văn minh khác nhau, bất kể từ đâu hoặc từ lịch sử xa xưa, thậm chí từ những xứ sở mà chính họ còn không biết rõ... Nhưng người Việt là 1 dân tộc khác biệt với các dân tộc khác khi mang hình ảnh của những con người bị phá vỡ sự liên hệ với những gì là di sản văn hóa và tinh thần vốn có từ lâu đời. Họ chịu ảnh hưởng của một hệ thống tuyên truyền sâu rộng để chỉ hướng tới những gì hoàn toàn duy lý và không dựa trên bất kỳ 1 nền tảng nào. Luôn tự hào với 4.000 năm văn hiến, nhưng người Việt không có những biểu hiện thật sự về những gì là cốt cách máu thịt, những gì là truyền thống, thuộc về di sản của dân tộc và ăn sâu trong tâm hồn và trái tim của họ ngoài những gì là nhận thức vô cùng "sơ khai" về 1 thế giới mới chưa định hình, hoàn toàn siêu thực; họ sống như những người vô tri vô giác trong mộng mị và ảo giác, đầy mâu thuẫn vì thực tế họ vẫn chỉ là những người rất đỗi bình thường, thô thiển và lạc hậu. Thực tế này đã làm mất niềm tin với không ít người cho đến tận bây giờ. Ngay từ những ngày ấy, nếu trong tâm hồn của nhiều người là những dòng thơTố Hữu:
                              "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ"
  Thì trong tôi không có cái nắng ấy, mà bắt đầu đã nhuốm những dòng thơ khác:
                               "Lũ chúng tôi đầu thai nhầm thế kỷ
                                Trót sinh ra làm 1 lũ sao mờ..."

   Nếu Picasso sáng tác những họa phẩm của mình qua nhiều thời kỳ, mỗi thời kỳ phản ánh sự chuyển biến về những phong cách khác nhau của họa sĩ thì thời gian ở Hungary của tôi cũng có thể chia ra 3 giai đoạn:
   1. Giai đoạn sơ khai: Năm đầu tiên @ NEI (1972-1973)
   2. Giai đoạn biến chất: Là thời gian tôi sống giữa những "bộ óc xuất chúng" của sinh viên Việt Nam học khoa Toán năm thứ 5 ở ký túc xá ELTE, có thể ví họ như những đại diện hàng đầu của sinh viên theo phong trào phục hưng "Nhân văn-Giai phẩm" ở Hungary (1973-1974)
   3. Giai đoạn "Hiện sinh" không hoàn toàn: Định hình phong cách theo lối sống Tây phương (1974-1975)

   Trong những năm 70-es évek, sau khi sang Hungary một thời gian hầu hết chúng tôi đều phải nghĩ ngợi, có người muốn phê phán triết lý sống "thanh bần" thiếu thực tế, có người muốn hòa nhập, có người muốn "giữ mình" toàn vẹn/không thay đổi như một minh chứng của chữ "trung" (tôi không muốn nói đến những người hồi đó thường được gọi là "bôn sệt", đó là những người thật sự "vừa hồng vừa chuyên" luôn làm tôi bứt rứt vì xen lẫn vừa cảm phục vừa ái ngại và họ cũng ái ngại cho tôi) ...

     Còn tôi, nếu khi đó có người hỏi rằng tôi nghĩ gì và muốn sống ra sao cho đúng thì chắc câu trả lời sẽ chỉ đơn giản là: "Khó lắm nếu sống được như tôi muốn, nên tôi sẽ chọn cái dễ hơn mà nếu muốn thì tôi có thể làm được là đá bóng như tôi muốn." Tiếc rằng, nó chỉ là những cảm hứng có được trên sân bóng mà thôi, dù có những lúc nó làm mình vui và "thăng hoa" thì vẫn không phải là lẽ sống của mình.

     Nếu bây giờ lại có người hỏi tôi như vậy, thì câu trả lời sẽ khác! Vì bây giờ tôi biết rất rõ là mình sẽ làm gì, sẽ sống như thế nào nếu được bắt đầu lại tất cả mà không cần phải mang theo những ràng buộc nặng nề hão huyền khi trước. Rũ bỏ được những thứ ấy, tôi là một người khác và đương nhiên sẽ không khác gì lắm so với bọn Tây trắng, Tây đen khi xưa ở Hungary. Cuộc sống sẽ dễ chịu hơn khi ta thực hiện trách nhiệm của mình bằng lý trí và sống với tất cả trái tim của mình. Có điều tôi không hề hổ thẹn vì mình là người Việt bởi tôi là một người Việt không phải như tôi trước đây nữa.

     Thế mới thấy là tôi đã phải mất một thời gian rất dài để có thể sống được như tôi muốn.

      Cuối cùng, nếu muốn là một người Việt đúng nghĩa (thuần Việt), theo tôi, phải biết rõ cội nguồn của mình từ cây lúa, là nền "VĂN MINH LÚA NƯỚC" xuất phát ở đồng bằng sông Hồng. Tìm về những gì gắn liền với cái gốc này để giữ lấy rồi mới kế thừa và đan xen... mới du nhập và biến đổi. Điều đó không có nghĩa là cái gì của nông dân cũng hay, cái gì cũng phục vụ "nhà nông", văn hóa văn nghệ... hết thảy phải cho anh đi cày chị đi cấy thưởng thức, được họ khen thì hay còn chê thì phải dẹp...

     Trở lại với vẻ đẹp thật sự của Việt Nam bằng bài hát ngợi ca cây lúa của Hoàng Vân - "Hát về cây lúa hôm nay" - và hãy mong mỏi rằng, hôm nay sẽ là một khởi đầu mới "và ngày mai đang bắt đầu từ ngày hôm nay..."

     Tôi nhớ lại đất nước và con người Hungary mà tôi biết: từ những năm 70-es évek họ đã làm chúng ta phải khâm phục như thế nào để bảo tồn và phát triển. Nếu họ không sa vào "lỗi hệ thống" và được tự do phát triển, không bị chi phối và ràng buộc thì chắc chắn họ sẽ đạt được kết quả còn cao hơn nhiều. Những sai lầm và tác động bên ngoài (khó tránh khỏi) của lịch sử đã làm cho họ trở nên như hiện nay cũng đáng để phải suy nghĩ về hậu quả mà chúng ta cũng đang nhận. Nếu có bạn nào trả lời được tại sao Hungary bây giờ lại khốn khó/sa sút như vậy thì cũng là điều tôi rất muốn biết. Với tất cả tình yêu dành cho Hungary, tôi nghĩ là người Hung không đáng phải chịu như vậy vì họ có một giá trị khác so với giá trị còn rất "sơ khai" của chúng ta.