Wednesday, July 9, 2014

Tenzi Gyatso: Bạn muốn có những kỷ niệm đẹp khi về già?

"Hãy sống một cuộc sống tử tế và trung thực, như vậy khi về già và ôn lại kỷ niệm cũ, bạn sẽ có cơ hội một lần nữa tận hưởng những kỷ niệm đó."

24 comments:

  1. Mình cũng nghĩ là việc sống để có kỷ niệm hay và ôn lại kỷ niệm là được sống nhiều nhất. Ở đây thấy rõ ràng là giữa người Việt và người Hung có sự khác biệt về quan niệm "jó, becsuletes élet" dịch sang tiếng Việt hoàn toàn có vẻ đạo đức luân lý "tử tế và trung thực" và rõ ràng là hướng tới người khác: tử tế và trung thực đều là "với ai". Thực ra "jó, becsuletes élet" đối với người Hung mang tính hướng nội, bản ngã nhiều hơn. "Jó élet" trước hết là "jó nekem", "jó" cho người khác cũng chỉ phục vụ cho mục tiêu cuối cùng cho bản thân tôi. Becsuletes cũng thế, không chỉ là trung thực, mà còn là vì danh dự, trách nhiệm, nhiệt tình. Nhưng có một phương án dịch khác cho đạt hơn và cô đọng cũng khó. Thế mới biết rằng ngôn ngữ cũng ảnh hưởng tới cách nghĩ và số phận của dân tộc

    ReplyDelete
    Replies
    1. Có lần ngồi nc với nhau. Ngô Tiến Nhân bỗng hỏi: "Cái gì là lényeg của một gentleman?". Tao nói luôn: "Becsulet", nó bảo: "Thằng này đúng." Nhưng như vậy còn phải "jó" nữa!

      Delete
  2. Phải thấu hiểu ngay từ khi còn chưa già...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Như tao non dại quá thì hôm nay vẫn còn kịp mày ạ!

      Delete
  3. Người Việt suy nghĩ còn naive (không dịch là ngây thơ nhé, dân Việt mình gian ra phết) lắm. Vẫn còn nghĩ ai mà sống cho mình đều là ích kỷ, không tử tế. Thực ra sống cho tốt hay sống khốn khổ đều chẳng liên quan gì tới tử tế. Hay là vì ở Việt Nam những thằng tử tế đều phải khốn khổ. Nói về becsulet khác với trung thực, tao chợt có hai ý. Một thằng cầu thủ đá bóng cho đội tuyển, nếu người Hung nói là "kuzdott becsuletesen" tức là "hết lòng chiến đấu", không quan tâm tới việc có ngã vờ để kiếm penalty hay không.
    Ý thứ hai liên quan đến một truyện ngắn của Pautovsky về Mozart. Có một người chồng ăn trộm một cái thìa bạc để cứu vợ bị ốm. Mozart nói "Maga egy becsuletes ember". Tất nhiên "ăn trộm" tức là đã không trung thực. Nhưng rõ ràng là "hết lòng". Nhân đây dịch luôn chữ naive cho nhận thức của người Việt là "sơ khai" :-))

    ReplyDelete
    Replies
    1. Về chữ naive/"sơ khai" thì đã có chữ gần giống hay dùng để chê bai/phê bình là "ấu trĩ", nhưng có lẽ nó giống như "ngây thơ" nhiều hơn nên dùng chữ "sơ khai" mang tính tổng quát hơn. Ko biết AV nghĩ thế nào?

      Delete
  4. Ở đây còn vấn đề nữa "Élj jó, becsuletes életet" chứ không phải "Élj egy jó, becsuletes életet". Tao nghĩ không phải là "một cuộc sống".
    Như vậy, dịch cho thoát ý (của Tây) phải là: "Hãy sống đàng hoàng và hết lòng, như thế khi lớn tuổi hơn và ôn lại những kỷ niệm, bạn sẽ thưởng thức được những kỷ niệm đó một lần nữa."
    Tao cũng không thích chữ "tận hưởng" lắm nghe có vẻ vật chất kiểu như "vét sạch đĩa". Có thể dùng trong trường hợp, "tận hưởng thời gian còn là sinh viên". Élvezni mang ý nghĩa tinh thần nhiều hơn, chỉ là thấy khoái, sướng thôi. Bạn gái hỏi sau khi đi chơi về " Élveztél?" Cao Bình thử trả lời xem là phải nói "Élveztem" hay "Élveztelek". Tao có lần đã trả lời thế này "Téged? Igen!".

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thật sự là còn lắm vấn đề để nói. Nhưng nếu chỉ 1 từ thì không thể diễn tả được. Vì vậy nên mới có nhiều lúc "bút còn không tả xiết" và nghĩa của mỗi từ lại cứ phải tùy lúc thế này thế khác để hiểu. Cái ego nó rộng, nó sâu quá thì người ta thấy ngôn ngữ không thể nói hết. Như AV thấy, không phải chỉ riêng 1 người mà còn cả 1 dân tộc "thiếu chữ". Chẳng hạn, tiếng Việt thiếu rất nhiều "chữ" để chỉ ra màu sắc, tên gọi của màu sắc. Nên, tao cũng ước rằng được 1 lần nói với em là "Élveztelek". Nhưng mà AV cũng ác thật, sao mày lại nhè tao là thằng "cạn tiếng Hung" mà hỏi. Nhưng vẫn cứ như trước, cách hiểu của mày và của NV ko loại trừ nhau. Cứ đọc và ngẫm nghĩ cả hai để "nghiệm".

      Delete
    2. Lý do hỏi Cao Bình là vì mày có vẻ là thằng biết élvezni nhất hội (tuy có vẻ không biết "tận hưởng")

      Delete
    3. Có thể trong 1 số chuyện thì tao cũng khoái élvezni như nghe nhạc, đọc sách, xem tranh hoặc cái gì đại loại như vậy. Còn ngoài ra thì thường là "ăn theo" nhiều hơn, nên nhiều khi 'được hưởng' chứ ko 'tận hưởng' được :)
      Và để élvezni hoàn toàn thì dân gian cũng có câu "an cư lạc nghiệp" ứng với tuổi già thì cũng cần phải 'có chỗ có nơi' đàng hoàng mới có thể élvezni được ("Đừng sống theo điều ta mong muốn. Hãy sống theo điều ta có thể" - Ngạn ngữ Latinh - vì sống theo điều ta muốn là để cho tuổi trẻ đã qua), nên cái "căn cứ" hay là cái "cơ sở cách mạng" này nằm ở đâu rất chi quan trọng; ko biết các bạn của tôi nghĩ ntn? Nó trải rộng khắp nơi, ko hề giới hạn cho vùng miền lãnh thổ nào, duyên hải hay vùng cao, thành thị hay chốn dân dã...? Tôi cũng đã có trao đổi về chuyện này, ko biết có nên chọn 1 nơi để lập 1 cái "làng" cho những ai từng sống ở Hungary, từng yêu Hungary về già quây quần với nhau ko nhỉ?

      Delete
  5. Có lẽ AV suy nghĩ hơi "subjective". Từ "tận hưởng" không phải bao giờ cũng liên quan đến vật chất. Trong từ điển Wikitionary tiếng Việt thì "tận hưởng" là

    Hưởng cho bằng hết, thường là cảm giác sung sướng có được.

    Tận hưởng những giây phút sung sướng, hạnh phúc.
    Tận hưởng cảnh đẹp sơn thuỷ.

    Như vậy các ví dụ đưa ra ở đây cũng là về giá trị tinh thần. Một điều nữa, không phải bao giờ cứ ảnh nude là khiêu dâm.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Lại phải có quan điểm về "khiêu dâm". Ko biết cụ Trường Chinh nhà mình đứng trước tượng "Venus de Milo" thì lấy tay bịt mắt hay ngoảnh mặt làm ngơ hay thế nào? Mình chẳng tưởng tượng ra được. Chứ nếu ông ta nhìn thì ông ấy nhìn kiểu gì, chắc chắn là ko 'ngắm' rồi.

      Delete
    2. Ngô Việt chưa hiểu ý mình rồi. Không phải cậu sai so với sách vở, mà sách vở sai. Vấn đề là không có chữ "tận" nào ở đây cả. "Giây phút" thì có thể "tận" hưởng, thậm chí cả "cuộc sống" (đều là những khái niệm vật lý) nhưng kỷ niệm và tình cảm với bạn gái thì không tận hưởng được.
      Nếu tra từ điển Magyar értelmezo szótár http://wikiszotar.hu/wiki/magyar_ertelmezo_szotar/%C3%89lvez
      thì thấy nghĩa của élvezni là "örömhöz jut (valamilyen dologból vagy tevékenységből". Hoàn toàn không có ý nào là "tận" hay "cho bằng hết", "toàn bộ",... Đây là toàn thể dân tộc hiểu sai chứ không phải lỗi của Ngô Việt.

      Delete
    3. Cụ Trường Chinh, tao thấy nhiều người khen là tốt và cẩn thận, nhưng có lẽ là chính trị gia hơi boring (unalmas). Tao tưởng tượng thấy cụ nhìn các em xinh tươi mắt "hấp háy" :-)

      Delete
    4. Học trò của Hồ chủ tịch thì chẳng có ai xấu cả. Toàn người tốt và xuất chúng. Nhưng tính nết có khác nhau tí thôi :)

      Delete
  6. Theo mình thì từ "élvezni" tương đương với từ "Enjoy" trong tiếng Anh, có cả nghĩa "tận hưởng" và "thuởng thức" và tùy ngữ cảnh nào sử dụng từ nào hơn. Còn với bạn gái thì đúng là không nên nói" tận hưởng" nhưng cũng không nên nói là" thưởng thức". :))).

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thực ra, tiếng Anh chẳng liên quan gì đến đây. Nghĩa tiếng Hung theo értelmezo szótár chỉ là "đạt đến sự sung sướng". Nếu muốn nói tiếng Anh, thì enjoy cũng chẳng có nghĩa nào nói là "tận hưởng". Thử tra xem nhé: http://www.yourdictionary.com/enjoy Enjoy is defined as to have or receive happiness, pleasure or satisfaction from someone or something. "Enjoy" được định nghĩa là có hoặc nhận được hạnh phúc, khoái cảm hay thỏa mãn từ ai đó hoặc từ cái gì đó. Đâu có nói là "tận" hay "cho bằng hết" đâu. Cố nhiên, với bạn gái không nói thưởng thức mà nói "sướng với".

      Delete
    2. Mình chỉ muốn nói thêm là từ điển song ngữ chưa chắc đã đúng, vì giữa các khái niệm gần giống nhau, mỗi dân tộc có cách hiểu khác nhau. Vì thế dùng értelmezo szótár cực kỳ quan trọng

      Delete
  7. Nói thêm một chút với Cao Bình về việc trả lời câu hỏi "Élveztél?". Tiếng Hung hay ở chỗ, trả lời là "Élveztelek!" hơi thô. Trả lời "Élveztem!" thì có vẻ ngố và nhát gan, không dám hiểu là nàng thả lưỡi câu. Trong tiếng Việt "Anh sướng với em" nghe cũng thô. Cho nên mình phải ném cái động từ thô về phía bạn "Téged? Igen" chuyện dùng từ élvezni là do mày nói chứ tao có nói đâu. Nhưng dù mày dùng từ gì thì tao cũng ... téged... Mình học được từ ông giáo mình cách đẩy động từ về phía người khác. Hôm mình với ông ấy đang nói chuyện thì có một bà trông khá ngon lành đi vào hỏi "Nem zavarlak?" (Em không quấy rầy anh chứ) Ổng trả lời "Sot!" (Thậm chí). Mình phục thầy sát đất luôn.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cái này là nói để học tiếng Hung với nhau. Chỉ sơ sơ là đi chơi với bạn gái về thôi mà mày bắt tao trả lời thì quá khó (lại phải tưởng tượng ra tình huống 'các loại'), ví dụ như bạn gái của mày là cô gái VN cho 'làm' rồi cảnh cáo thì mày nói kiểu gì bây giờ? Đi với Magdi thì khác!
      Tao cũng rất phục người Hung và Tây nói chung, bậc "trưởng lão" như thầy của mày thì phục sát đất là phải. Nagyon értelmes!

      Delete
  8. Udv. NV! Idézet này của bạn đang được xem với số lần đạt mức TOP của blog cho đến thời điểm này.

    ReplyDelete
  9. Thì ra tiếng Hung đây ạ? Em còn tưởng tiếng Nhật phiên âm ra nữa chứ bác. Cám ơn thông tin các bác giúp em mở mang thêm.
    ------------------------------------
    Truyền hình số HD - Xem tivi hơn 50 kênh miễn phí thuê bao tháng.
    Chuyên phân phối: Dau thu DVB T2 chính hãng VTV, VTC, LTP...
    Đầu thu nhiều người quan tâm: Dau thu DVB T2 VTC T201

    ReplyDelete