Sunday, July 31, 2016

LIFE IS SHORT

Life is short, break the rules. Forgive quickly, Kiss Slowly. Love truly. Laugh uncontrollably. Never regret anything that made you smile. 
MARK TWAIN

Có những điều VN không làm được như Mỹ

Trong cty, nếu hai đồng nghiệp trái ý nhau, thì khó mà tránh gây nhau khi ra khỏi cty hay bên bàn nhậu. Rồi giận nhau. Nói xấu nhau.
Khi làm chung, nếy hai vợ chồng trái ý nhau, thì trên giường thế nào cũng bị ảnh hưởng.
Khi không cùng quan điểm dạy con, sẽ lan qua quan ̣điểm khác
Nếu hai gia đình đối kháng nhau, khó lòng hai đứa con còn là bạn nhau
Chelsea và Ivanka là hai bạn thân. Chồng hai cô ta là bạn nhau.
cả hai là mẹ hai con, có cha gây nhiểu scandal, có mẹ cũng gây bảo trên báo, và bây giờ cực kỳ nhiệt tình giúp mẹ và cha vào Nhà Trắng. Cả hai đều làm nghề truyền thông, Chelsea là phóng viên, Ivanka làm cho Cty Trump.
Cả hai kịch liệt phản kích, công kích, chỉ trích .... trên báo, mạng, twiter, phóng sự ..... về chính sách của Hillary- Ivanka- và Trump- Chelsea.
thế mà cả hai cũng giử được tình bạn
Thế đấy
vì cả hai không có thái độ " ba tao mạnh hơn ba mầy "
bạn là bạn, công việc là công vịêc.
Một đồng nghiệp VN thấy tôi uống bia vui vẻ với thầng canadian, khoản 10', sau khi đối kháng kịch liệt với thằng canadian trong buổi họp, hỏi tui
- sao anh có thể uống bia với nó sau khi cải nhau kịch liệt
- tôi cải vì khác ý trên công việc. Không mang cá nhân nó vào. Và không phỉ báng ý nó, cá nhân nó.
Đấy
người việt, ngay cả vk hay có thói quen phủ lên công vịêc đặc tính cá nhân, nên hay thoá mạ cá nhân thay vì vạch ra những khía cạnh công vịêcVà khi nghe chỉ trích công vịêc, lại nghĩ nó không tôn trọng cá nhân.
Và người việt chỉ biết hơn thua. Không chấp nhận là cái gì cũng chỉ có 1 người hay một cách quyết định. Thất bại công việc, không liên quan gì con người, tình người. Chỉ tình người không ̣đúng hay làm công việc thất bại.
Nên đa số mất bạn, mất đồng nghiệp, mất bà con, anh em và chòng/vợ vì vậy.
Vì cái TÔI.

Nguyễn Q Quy

Tin tặc ở sân bay, ai rắc lông ngỗng Mỵ Châu?

Hãy xem hành động tin tặc là một hành động chiến tranh của những thế lực đen tối. Nó có thể đến từ những thế lực xưng là bạn tốt trước mặt, nhưng chìa dao sau lưng ta.


Bản chất của vụ tấn công vào hai sân bay lớn nhất của Việt Nam là Nội Bài, Tân Sơn Nhất, và sau đó là đại học Kinh tế Quốc dân là những hành động mang tính chất của một cuộc chiến tranh điện toán. Dù đứng sau chúng là ai, về mặt chính sách vĩ mô chúng ta cần nghiêm túc tự vấn và có những sách lược bài bản bảo vệ lợi ích nước nhà, trên một mặt trận phi truyền thống.

Lên gác rút thang (Thượng ốc trừu thê) là kế thứ hai trong 36 kế của Binh Pháp Tôn Tử. Nội dung của kế này là cố ý tạo ra điểm có lợi cho đối phương để dẫn dụ kẻ địch “lên gác”, khiến chúng tiến vào chiến trường theo ý của bên bày mưu, sau đó “rút thang” để chặt đường lui của chúng. Kế này còn có một ý nghĩa khác: đặt quân của mình vào chỗ hiểm nguy, không có đường lui, buộc các binh sĩ phải dồn toàn tâm lực để đưa mình ra khỏi vùng hiểm nguy, chiến thắng kẻ thù. Năm xưa, Tôn Tẫn bày kế “lên gác rút thang” cho Bàng Quyên (là tướng nước Ngụy) buộc nước Sở với binh hùng, tướng mạnh phải khuất phục.

Thiết kế hệ thống động lực cho một quốc gia là cực kỳ quan trọng. Để phát triển cần phải cải cách, sửa chữa các khuyết tật hệ thống vốn có của mình. Động lực cho cải cách chỉ có được khi lãnh đạo quốc gia, tổ chức nhận thức ra được nguy cơ sống còn trước những thách thức. Và thực tế, có nhiều quốc gia đã thiết kế hệ thống và vận hành hoàn hảo.

Lấy ví dụ Trung Quốc của thời điểm trước năm 1980, là một nước nghèo, quân đội hùng hậu nhưng lạc hậu ở cả phương diện kỹ thuật lẫn chiến thuật. Cuộc chiến tranh biên giới với Việt Nam năm 1979 mà Đặng Tiểu Bình phát động nhằm “dạy cho Việt Nam một bài học“ thực chất là áp dụng kế sách kế sách “lên gác rút thang“, thức tỉnh người Trung Quốc cải cách mạnh mẽ quân đội yếu kém của họ. Họ phải cải cách hay là sẽ phải thua trước những đối thủ khác – đó là một trong các mục tiêu khác của Đặng. Và rõ ràng, sau cuộc chiến phi lý và phi nhân nghĩa đó, Trung Quốc đã thức tỉnh để cải cách quân đội theo hướng hiện đại.

Rồi nhiều người đặt câu hỏi, vì sao mấy chục năm qua Hàn Quốc và Israel vẫn cứ để đất nước ở trong “tình trạng chiến tranh“ mặc dù họ là những quốc gia tươi đẹp, yên bình và phát triển rực rỡ? Phải chăng đó là một cách khác của việc áp dụng “lên gác rút thang“, khi người dân hiểu được nỗi lo sống còn, thì phải ra sức lao động, học tập để dồn sức cho việc vệ quốc và phát triển?!

Quay trở lại câu chuyện tin tặc tấn công 2 sân bay lớn nhất Việt Nam, cần xem đó là một cuộc chiến tranh phi truyền thống - chiến tranh điện toán (cyberwar), mà sự an nguy của quốc gia bị thử thách trong tình hình mới. Hãy thử tưởng tượng rằng, chuyện gì sẽ xảy ra nếu các thông tin về đường bay, điều khiển tàu bay bị can thiệp? Sẽ ra sao nếu tin tặc nắm lấy các thông tin bí mật quốc gia? Sẽ ra sao nếu một đập thủy điện lớn, thậm chí tới đây là nhà máy điện hạt nhân (được quản trị bởi hệ thống máy tính) bị chiếm quyền điều khiển? Chỉ tưởng tượng thôi đã thấy đó là những thảm họa khủng khiếp, sự tàn phá của nó hơn tất cả mọi loại bom đạn, súng ống nào.

Vậy nên, hãy xem hành động tin tặc là một hành động chiến tranh của những thế lực đen tối. Nó có thể đến từ những thế lực xưng là bạn tốt trước mặt, nhưng chìa dao sau lưng ta. Nếu coi đây là những hành động “lên gác“, hãy “rút thang“ cho người dân thấy chúng ta cần phải cải cách sâu rộng hệ thống, ít nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin.

Tôi còn nhớ câu chuyện vài năm về trước, khi còn là một nhà báo, tôi được một hãng viễn thông Việt Nam mời đến tham dự buổi ra mắt một dòng điện thoại mới, mà theo hãng này là “hàng 100% của Việt Nam”. Khi phần lễ chính xong, các nhà báo được mời tham quan khâu sản xuất tại nhà máy. Các đồng nghiệp đi tham quan dây chuyền, tôi tách đoàn đi một vòng khắp nhà máy. Và trước mắt tôi là ngổn ngang những thùng linh kiện bằng gỗ phía ngoài đề mác Huawei – một công ty sản xuất linh kiện và dịch vụ viễn thông của Trung Quốc. Một cảm giác chờn chợn khắp người, tôi quyết định ngừng đưa tin về sản phẩm đó, và thực tế đến nay dòng điện thoại được quảng cáo là “made in Vietnam“ này đã biến mất khỏi thị trường.

Chúng ta vô tư dùng những mặt hàng có nguy cơ đến bảo mật dữ liệu, bảo mật thông tin. Chuyện An Dương Vương bị tráo nỏ thần vì tin giặc vẫn đang là bài học cho thời hiện đại. “Nỏ đểu” bây giờ có thể là những con chip do thám tinh vi, ngày đêm âm thầm ăn cắp, thay đổi các dữ liệu. Trọng Thủy thời nay đóng vai được nhiều vai, theo nhiều cách: Đó có thể là những món lợi (vì nó rẻ hơn so với hàng của những quốc gia khác), nó cũng đến từ việc tham bát bỏ mâm của những kẻ tham nhũng.

Việc sử dụng các thiết bị điện tử và hệ thống phần mềm từ những nơi xuất xứ có nguy cơ cao, sẽ đưa tổ chức, quốc gia vào một thế hiểm nguy mới. Nó không khác nào hành động rắc lông ngỗng của Mỵ Châu. Việc này cần được xem xét nghiêm túc, và chặn đứng lại.

Một mặt, nhà nước hãy lường ước các nguy cơ để cải cách nền quản trị. Cần khuyến khích việc đào tạo đội ngũ công nghệ thông tin chất lượng cao, xóa mọi rào cản pháp lý nhằm tạo điều kiện để những người trẻ khởi nghiệp mạnh mẽ trong lĩnh vực này. Mặt khác, mỗi doanh nghiệp, cá nhân cần ý thức được mức rủi ro khi dùng những sản phẩm điện tử “hàng chợ“ (giá rẻ) có xuất xứ từ những vùng có nguy cơ cao về bảo mật.

Đôi khi, cần tỉnh táo để tự vấn, liệu có việc rắc lông ngỗng mách đường, hay có chăng “kẻ thù đang ở sau lưng ta“?! Đôi khi, sau những tình huống nguy nan, cần xem đó là hành động “rút thang“, như là một cách tạo động lực nhằm cải cách và tu chỉnh những nhược tật của nền quản trị quốc gia.

Lê Ngọc Sơn (Dân Việt)

Saturday, July 30, 2016

Phẩm chất con người

Khi sung túc, phẩm chất lớn nhất là điều độ. Khi khốn khó, phẩm chất lớn nhất là kiên cường.
F. BACON

NGỰA HƯƠU LỘNG HỨA ĐIỀN

Người Việt học được rất nhiều từ có chữ "lộng" từ chữ Hán. Từ Hán Việt thì có "trào lộng", "lộng hành", "lộng quyền", "lộng ngôn", "hí lộng". Từ có vẻ thuần Việt "gió lộng", "lồng lộng" cũng từ chữ "lộng" gốc Hán mà ra. Trong khi các thành ngữ "lộng giả thành chân", "hí lộng quỷ thần" được học triệt để đến mức thực hành thuần thục nhan nhản ở mức "mẹo chọi gà mưu cờ bạc" không hề có chút ích nước lợi dân, các sĩ phu người Việt học chữ "lộng" rất dè dặt, nhút nhát đến mức khó khăn. Sĩ phu hèn, tất quan lại tha hồ gian manh, thời nào cũng vậy. Thành thử "lộng" ở khắp nơi mà người đọc sách vẫn không dám suy xét về nghĩa của một chữ "lộng".
Bùi Kỷ dịch Tam Quốc diễn nghĩa có dùng câu "Tào Tháo đi săn lộng Hứa Điền" có thể coi như cố gắng bất thành đưa chữ "lộng" vào tiếng Việt. Chuyện rằng vua quan nhà Hán ngu xuẩn, buông lỏng triều chính để hưởng lạc, khoác lác "vua sáng tôi hiền". Nhân dân hết chịu nổi bắt đầu phản kháng. Triều đình cử quan đàn áp dìm các cuộc khởi nghĩa vào biển máu. Nhưng đó không phải là thắng lợi, mà sau đó nổi lên các thế lực quân phiệt át chế triều đình, vua thì nhu nhược, chỉ ham hưởng lạc. Sau đó,các địa phương cũng cát cứ không nghe lệnh triều đình nữa. Ngân sách trống rỗng, vua, hậu, tam công, thượng thư đói đến mặt xanh nanh vàng, rớt giá thảm hại. Trước đó, mua quan bán tước, một chức quan huyện cũng tới ngàn vàng. Đến lúc đó đại phu, đình hầu đổi lấy một đấu gạo cũng không ai mua.
Tào Tháo nghe lời Tuân Úc đầu tư vào cổ phiếu một xu này, biến nó thành cổ phiếu ngàn vàng. Ông đưa lũ vua quan đói rách về Hứa Đô cho ăn ngon mặc đẹp, cho ra dáng triều đình và dùng nó làm bung xung để hiệu lệnh thiên hạ. Từ vai vế một sứ quân thường, ông đè bẹp các sứ quân mạnh nhất bằng cách nắm quyền Thừa tướng thay mặt vua sai khiến chư hầu.
Một trong những quy luật của phong kiến: công cao quá sẽ bị vua mưu giết. Để thăm dò tâm lý của triều đình và công chúng, Tào Tháo tổ chức cho vua đi săn ở Hứa Điền. Dĩ nhiên cả triều đình binh lính kéo theo hàng vạn người. Khi thấy một con hoẵng (chắc binh sĩ thả ra), Tháo giục vua bắn. Vua sợ bắn không trúng, bèn đưa cung tên nhờ Tháo bắn hộ. Trải qua bách chiến, Tháo bắn một phát trúng ngay. Binh sĩ nhìn thấy mũi tên có dấu hiệu của vua bèn đồng thanh hô "Đức vua muôn năm" Tháo tế ngựa ra trước vua để nhận lời mừng. Trăm quan tuy thấy chướng mắt nhưng đều nuốt giận im lặng. Qua đó Tháo biết vua dù có muốn mưu hại mình nhưng sẽ không đi đến đâu.
Lộng là một trò đùa, trêu chọc, xúc phạm láo lếu. Thâm ở chỗ nếu phản ứng thì thành ra mang tiếng chấp nhặt một trò đùa. Không phản ứng thì lại có thể biến thành chuyện thật quan trọng. Cố nhiên trò thâm nho này xuất phát từ sự hèn nhát của đám đông. Tư duy phương Tây không có chữ "lộng". Nếu có cũng chỉ thuộc loại cháu chắt chút chít chữ "lộng" của Tàu. Tuy mưu mẹo thâm nho của Tàu ghê gớm thế, nhưng chính khách phương Tây không cần chữ "lộng" vẫn thắng thế. Rất vui vẻ hoà nhã, nhưng không bông phèng ngu, thớ lợ, đểu giả như ngoại giao Tàu, họ vẫn sống tốt, làm đúng và hạnh phúc.
"Ngựa hươu" cũng gắn liền với chữ lộng. Thời nhà Tần, gian thần Triệu Cao dâng vua một con hươu nhưng bảo đó là ngựa. Vua nói là hươu. Cao tâu hỏi các quan xem sao. Hầu hết đều nói ngựa theo ý Cao. Một số người nói hươu sau đều bị Cao lập mưu giết. Vua tự cho mình là bị bệnh lọan óc Trước đó, Cao đã từng bị Lý Tư quở trách "ngươi tưởng trò hý lộng của ngươi qua được mắt ta sao" Cao nói "Thừa tướng chấp làm gì một tên dốt nát hèn mọn nhỏ bé như tôi". Kết cục, không lâu Cao lập mưu giết cả nhà Lý Tư, do Tư coi đó là trò đùa nhỏ nhặt. Do đó mà có thành ngữ "trỏ hươu bảo ngựa", đừng xem là thường. Khi người ta chấp nhận được hươu là ngựa không phải là chuyện hươu được lợi hay ngựa bị xúc phạm (chẳng nghĩa lý gì với xã hội), mà toàn thể hệ thống công luận đã bị thối nát mới là chuyện đáng nói.
Có lẽ đã đến lúc phải đưa chữ "lộng" vào tiếng Việt vì chưa bao giờ nó phổ biến như thế, trong khi sĩ phu làm ngơ như không có. Học để gọi đúng bản chất của nó, mà biết, mà có công luận. Chứ không phải để bông phèng tán nhảm về mưu mẹo lắt léo. Không chỉ dựa trên sự hèn nhát, lộng còn sống nhờ được trên sự giả dối, không minh bạch. Hiểu rõ chữ "lộng" cũng là thấy được bản chất của các sự "lộng" đang bị bóp méo đủ cách bởi truyền thông theo cảm tính nhất thời.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

Giải mật lịch sử: Sự thảm khốc của chiến tranh biên giới Việt -Trung và cái nhìn của nhân chứng người Trung Quốc

Gần đây, trên mạng có xuất hiện một bài viết tiết lộ về những bí ẩn kinh hoàng đằng sau cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung đã xảy ra cách đây hơn 30 năm, bài viết này còn nói rằng đây là “một cuộc chiến tranh tay mơ nhất, tức tưởi nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)” từ lúc bắt đầu cầm quyền cho đến nay. Sự thảm khốc của cuộc chiến này khiến người ta phải dựng tóc gáy, đứng ở góc độ dân tộc Hoa Hạ mà nói: điều phẫn uất nhất là đã có hàng vạn binh sĩ Trung Quốc phải đổ máu vì một trò đùa vớ vẩn do ĐCSTQ phát động.

ĐCSTQ giật dây chiến tranh vì muốn “dạy dỗ” Việt Nam

Bài viết nói rằng, từ sau năm 1949, ĐCSTQ đã có 4 lần phát động các cuộc chiến tranh ra bên ngoài (chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh biên giới Trung – Ấn, chiến tranh biên giới Trung – Xô, và chiến tranh Trung – Việt), đều là những cuộc chiến không cần thiết. Nhìn từ góc độ quân sự cũng chẳng thấy chút huy hoàng nào; nhìn từ góc độ chiến lược thì đều là thất bại. Trong số đó thì cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung (mà phía ĐCSTQ gọi là “cuộc phản kích tự vệ đối với Việt Nam”) là một cuộc chiến đầy tức tưởi, tay mơ nhất của ĐCSTQ từ khi bắt đầu nắm quyền.
Bài viết có nhắc đến chiến tranh biên giới Việt – Trung là một cuộc chiến do ĐCSTQ phát động nhắm vào Việt Nam, do Đặng Tiểu Bình đã tìm cách ép buộc người lãnh đạo đương thời của Trung Quốc là Hoa Quốc Phong phải đồng ý. Mục đích quân sự là nhằm cứu vớt cho chính quyền Khmer đỏ, ép Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia. Mục đích chính trị là “dạy dỗ” chính phủ thân Liên Xô của Việt Nam một “bài học”, ngoài ra thì Phó Chủ tịch họ Đặng của Quân ủy Trung ương cũng có mục đích của riêng mình, tức là kiểm tra thử xem bản thân mình có khả năng huy động quân đội được hay không, bởi vì Đặng phó Chủ tịch đã quyết định là sẽ thay thế Hoa Quốc Phong để trở thành người lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ.
Ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân đội ĐCSTQ tiến hành một cuộc đột kích nhắm vào Việt Nam từ 500 km chiến tuyến. Tuy phía Việt Nam có chuẩn bị nhưng sự chuẩn bị này vốn không đầy đủ, họ cho rằng quy mô của ĐCSTQ cùng lắm cũng giống như trận đánh nhau với Ấn Độ. Nhưng quả thực, họ không ngờ rằng lực lượng lần này lại lớn đến như vậy, hỏa lực lại hung hăng đến như vậy. Phía Việt Nam có 4 sư đoàn chủ yếu (sư đoàn số 3, sư đoàn 346, sư đoàn 316A, sư đoàn 345) và một số dân quân địa phương đối kháng với quân Trung Quốc.

Sau khi khai chiến, quân Trung Quốc liên tiếp giành được một số tỉnh thành của Việt Nam, Hà Nội ngay sau đó đã lâm vào hỗn loạn. Ngày 5 tháng 3, ĐCSTQ lên tiếng rút quân. Chính phủ Việt Nam phát động lệnh tổng động viên trên toàn quốc. Ngày 16 tháng 3, ĐCSTQ rút toàn bộ quân về nước, trận chiến này kết thúc giai đoạn một.
Thương vong của trận chiến này là bao nhiêu, cả hai phía đều không đưa ra con số cụ thể. Chiến tranh kết thúc, nội bộ những người như Diệp Kiếm Anh, Lý Tiên Niệm có nói miệng với nhau là phía Trung Cộng chết 48.000 người, Việt Nam cũng là 48.000 người. Nhưng phía Trung Quốc đều là những thanh niên vai dài sức rộng (bao gồm cả những dân binh phụ trách vận chuyển), Việt Nam thì bao gồm những dân quân (có cả phụ nữ, người già,…), hàm ý là được chẳng bù với mất.

Sự ngu xuẩn của ĐCSTQ và sinh mạng của hàng vạn binh sĩ

Đây là một trận chiến vô cùng thảm khốc, dùng từ máu chảy thành sông để miêu tả thật không khoa trương chút nào. Quân đội Việt Nam chống cự một cách ngoan cường vượt qua cả mọi dự tính. Sự thảm khốc này bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau đây:
1. ĐCSTQ đã sử dụng chiêu bài chiến thuật cũ “biển người” trong cuộc chiến tranh liên Triều để xung kích trận địa của đối phương, quân số vượt xa những người Việt Nam vốn quen với mưa tên bão đạn. Trong thời gian Cách Mạng Văn Hóa, quân đội Trung Cộng chỉ quen với bài vở chính trị, rất ít khi huấn luyện thao trường, quân lính không biết đánh trận, sĩ quan không biết chỉ huy, vả lại còn không được huấn luyện chiến đấu ở các địa hình đồi núi, rừng sâu, thời gian ban đêm…, tăng thiết giáp và bộ binh không thể hiệp đồng tác chiến, vì vậy phải trả một cái giá nặng nề.
Ngoài ra, có một trưởng thôn ở vùng biên cảnh Vân Nam vào năm 1982 đã kể cho tác giả bài viết một câu chuyện. Lúc chiến tranh bắt đầu, phía Trung Quốc dưới sự yểm trợ của hỏa pháo tiến công thẳng về phía trận địa Việt Nam, tiếng súng hiệu xung phong vừa nổ, binh sĩ xông lên phía trước, một loạt khoảng hơn 100 người lúc trở về chỉ còn lại 20 – 30 người. Một loạt khác xông lên lại hy sinh đến gần hết. Cuối cùng khi đánh lên núi, phát hiện trên ấy chỉ có hơn 20 người lính Việt Nam.  Người thôn trưởng ấy nói rằng, lúc đó ông ta tổ chức dân binh đi khuân vác, khắp núi đều là thi thể của binh lính Trung Quốc, thảm lắm!
2. Quân đội Trung Quốc sử dụng binh chủng cơ giới để tiến hành xâm nhập bao vây nhưng lại xem nhẹ những cơn mưa rừng nhiệt đới Bắc Bộ Việt Nam, dạng khí hậu này hoàn toàn không thuận lợi cho các binh chủng cơ giới tác chiến. Phía quân đội Việt Nam có nhiều vũ khí chống tăng nhờ viện trợ từ Liên Xô và chiếm dụng từ quân Mỹ nên rất dễ bắn thủng các xe tăng của quân đội Trung Quốc, có một số xe tăng khi bị đột kích thì bộ binh lại theo không kịp, xe tăng bị phá hủy rất nhiều, con số này lên đến hơn 200 chiếc.
Cách làm ngu xuẩn nhất là lúc bộ binh phối hợp với binh chủng thiết giáp để tiến hành bao vây, nhằm tránh bị rơi từ trên xe tăng xuống, binh lính đã cột chặt balo của mình vào xe tăng. Kết quả là khi gặp phải phục kích không thể nhảy xuống để tác chiến kịp thời mà lại trở thành miếng thịt nướng trên vỉ, có nhiều binh lính chưa kịp gỡ dây ra đã bị bắn chết. Có chiếc xe tăng bị phá hủy bên trên còn buộc chặt 4-5 người lính bộ binh.
Ngoài ra, quân Việt Nam còn bố trí mìn ở khắp nơi, thiết bị dò mìn của quân đội Trung Quốc không đủ, lúc khẩn cấp trên chiến trường phải dùng chính cơ thể con người để dò mìn, con số hi sinh rất lớn. Đồng thời, lúc xuất hiện tình trạng pháo binh bắn nhầm khiến cho binh lính bị thương, cũng không đủ nhân viên y tế để tiến hành cứu chữa, số người chết và bị thương cũng rất nhiều.
3.  So với người Việt Nam, quân Trung Quốc thiếu ý chí chiến đấu hơn, dẫn đến thiệt hại rất lớn. Điều này đã được báo cáo trong bản “Báo cáo tình hình chiến trường”, có lúc quân Trung Quốc bắt được tù binh Việt Nam, không ngờ rằng người tù binh này lại nhân lúc sơ hở liền giật quả lựu đạn giắt trên lưng lính Trung Quốc rồi cả hai “đồng quy dĩ tận”. Có trường hợp người lính Việt Nam bị thương đứt cả cánh tay, quân Trung Cộng cõng anh ta, anh ta lại dùng răng cắn đứt tai người lính ấy. Dân quân địa phương của Việt Nam cũng có rất nhiều phụ nữ bị bắt làm tù binh, chính vì vậy nên lính áp giải rất coi thường, không hề cảnh giác, kết quả là bị nữ binh này giật súng tiểu liên bắn chết đến bảy tám mạng lính. Sau đó, bên trên hạ lệnh: không bắt tù binh nữa, tất cả đều bắn chết.
Việt Nam là xứ sở “toàn dân giai binh” (ý nói toàn dân đều là binh lính). “Báo cáo tình hình chiến trường” có nêu một trường hợp, bộ đội Trung Quốc lúc đang hành quân, đột nhiên có quả đạn cối rơi vào giữa hàng ngũ. Họ liền phái quân trinh sát đi điều tra, chỉ tìm được một vài người phụ nữ đang lao động, không hề thấy bất cứ binh lính nào. Bộ đội tiếp tục tiến lên, lại có đạn cối rơi đến, thương vong rất lớn. Sau đó mới phát hiện ra, những người phụ nữ ấy chính là dân quân, họ đào hố giấu khẩu súng cối dưới đất, rồi lấy nón lá che lên, nhân lúc quân địch không chú ý thì khai hỏa, lúc quân địch đến trinh sát thì giấu vũ khí đi, tiếp tục làm lụng như không có việc gì. Sau đó bên trên lại hạ lệnh, bất kể là già trẻ gái trai, nhất loạt đều giết hết.
Một người bạn thời tiểu học của tác giả từng là một đại đội trưởng trong trận chiến này, ông ta sau khi trở về đã từng kể lại với tác giả, bởi vì quân đội Trung Quốc thương vong quá lớn, bị giết đến phờ người, bên trên hạ lệnh thực hiện tiêu chí “ba sạch” (giết sạch, cướp sạch, đốt sạch), sự tàn khốc ấy khiến người ta rất khó hình dung, mức độ phá hoại vượt xa so với những cuộc oanh tạc không kích của quân Mỹ năm xưa. Chỉ có khác biệt là không có cưỡng bức phụ nữ như quân đội Nhật Bản thời thế chiến II.
“Báo cáo tình hình chiến trường” cũng báo cáo tình huống tương tự, ví như mỏ than của Việt Nam chủ yếu tập trung ở Lạng Sơn, được viện trợ rất nhiều từ phía ĐCSTQ và Liên Xô, sau khi quân đội Trung Quốc rút đi thì đã cho nổ toàn bộ. Nhà cửa của dân chúng đều đốt sạch, toàn bộ gia súc gia cầm gà, vịt, bò, heo… đều giết thịt hết. Đánh chiếm được một thành phố rồi không chỉ cho nổ hết tất cả nhà cửa, đến cả cột ăng ten cũng bị phá hủy, tất cả những thứ có thể lấy đi – kể cả thanh ray đường sắt, cũng bị gỡ ra.
4. Vùng núi phía Bắc Việt Nam có rất nhiều hang động thiên nhiên, lại thêm nhiều công sự được xây dựng qua mấy chục năm, dường như là hang thông với hang, giống như lối đi địa đạo. Quân Việt Nam lúc chống không nổi, lại ẩn mình hết vào những hang núi này, đợi lúc quân đội Trung Quốc đi qua lại chui ra đánh du kích, giết chết nhân viên hậu cần của quân Trung Quốc, gây khó khăn cho công tác hậu cần của phe địch. Đồng thời bộ chỉ huy của quân Việt Nam cũng rất khó bị phát hiện. Sau đó, quân Trung Quốc chỉ còn cách cho nổ tất cả những hang động có khả năng trở thành chỗ ẩn nấp cho quân Việt Nam.
Ngoài ra, quân đội Trung Quốc mật độ rất lớn, đến mấy trăm nghìn quân, phân bố tại một chiến khu chật hẹp, những con đường trọng yếu đều chen chúc đầy quân lính, nội bộ rất dễ phát sinh xung đột. Người bạn học của tác giả nói rằng, buổi tối dựng trại, xung quanh đều là quân mình, lúc này là thời điểm mà đặc công Việt Nam (biết nói tiếng Hoa) xuất hiện; họ trà trộn vào quân doanh rồi tiến hành đột kích dẫn đến thương vong và hỗn loạn rất lớn. Khi nhân viên chỉ huy của một đơn vị đã hi sinh lại phải điều một người khác đến, người chỉ huy mới này không quen với đội quân cũ nên rất khó chỉ huy, do đó sự hỗn loạn này cũng là một trong những nguyên nhân thất bại của quân đội Trung Quốc.

Sĩ khí sụt giảm

Có một vài đơn vị đã bị tụt sĩ khí. Tiểu đoàn 448 thuộc trung đoàn 50 lúc đụng phải quân Việt Nam, bị chặn mất đường rút lui, bộ chỉ huy vô trách nhiệm đã ra quyết định cho các đơn vị tiến hành phá vòng vây một cách phân tán. Kết quả là bị quân Việt Nam chia cắt để bao vây, tổng thiệt hại lên đến 542 người, đánh mất 407 khẩu súng các loại, trong đó có hơn 200 người bị bắt, bao gồm cả tham mưu trưởng, giáo quan huấn luyện và hơn 10 đại đội trưởng.
Có trường hợp sĩ quan dẫn nguyên một đại đội ra đầu hàng tập thể. Còn có một đại đội vừa đụng phải khoảng chừng hơn 20 bộ đội Việt Nam thì viên chỉ huy đã lập tức rời bỏ hàng ngũ chạy trốn về, đã vậy lại còn tự khiến mình bị thương để được đưa vào bệnh viện, binh lính dưới quyền anh ta thì bị diệt sạch.

Lấy chiến tranh để “luyện binh” và để diễn trò hề

Tác giả bày tỏ rằng chỉ nên sử dụng quân đội để bảo vệ quốc gia, đồng thời phản đối việc dùng sinh mệnh và máu huyết để đạt được bất cứ mục đích nào.
Nhưng trên thực tế, quân đội ĐCSTQ đến ngay cả cái mục đích ban đầu đặt ra cho cuộc chiến cũng không đạt được.  “Tiểu đệ” của ĐCSTQ – chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ Pol Pot Iengsari vẫn bị quân đội Việt Nam đánh bại. Vấn đề ở đây là, những người lính của Trung Quốc có đáng phải đổ máu vì một chính quyền như thế hay không? Sau trận chiến này, làn sóng bài Hoa ở Việt Nam lại ùn ùn dâng cao, quan chức gốc Hoa bị cách chức, thương nhân người Hoa bị ép phải ngừng kinh doanh, trường học của người Hoa bị đóng cửa, một lượng lớn người Hoa bị xua đuổi, bị ép phải lên những con thuyền cũ rách lênh đênh ra giữa biển khơi, số người chết đếm không xuể.
Trận chiến này của ĐCSTQ không hề gây dựng được một chút “uy danh” nào, ngược lại còn bộc lộ ra rất nhiều vấn đề. Bộ Trưởng Quốc phòng Đài Loan đã từng nói: “Nhìn vào biểu hiện của quân đội Trung Cộng tại chiến trường Việt Nam, việc bảo vệ Đài Loan của chúng ta là không thành vấn đề!”.
Sau trận chiến, Đặng Tiểu Bình đã thành công trong việc giành lại quyền hành từ hệ thống đảng – chính – quân, Hoa Quốc Phong bị ép phải xuống đài. Nhưng từ đây, cuộc chiến tranh biên giới kéo dài 10 năm lại sẽ mở màn, biên giới Việt– Trung lại trở thành thao trường luyện binh, các đơn vị dã chiến lần lượt ra trận. Trên thế giới có bao nhiêu quốc gia lại dùng chiến tranh làm thao trường? Đó không phải là một trò đùa hay sao?

Tác giả: NTDTV | Dịch giả: Daniel Nguyen
Nguồn: http://vietdaikynguyen.com/v3/107333-giai-mat-lich-su-su-tham-khoc-cua-chien-tranh-bien-gioi-viet-trung-va-cai-nhin-cua-nhan-chung-nguoi-trung-quoc/

Đừng ru ngủ đám đông bằng 'tinh thần dân tộc' viển vông

Đoàn kết là để chiến thắng, còn sợ hãi thì chỉ khiến người ta co cụm nép vào nhau. Đừng nhầm lẫn giữa hai khái niệm và cũng đừng ru ngủ đám đông bằng “tinh thần dân tộc” viển vông

Sau sự cố thông tin vừa qua tại hai sân bay lớn của cả nước là Tân Sơn Nhất và Nội Bài, một người quen của người viết bài này có mặt tại sân bay Nội Bài vào thời điểm đó thuật lại họ đã rất “lo lắng và không biết phải làm gì” khi không có bất kỳ một thông báo chính thức nào ngay tức thì về sự an toàn cho các chuyến bay sắp tới.
Không còn là thuyết âm mưu nữa khi các tin tặc có thể xâm nhập thành công hệ thống thông tin ở sân bay thì cũng có đủ sức làm như vậy với hệ thống đảm bảo an toàn bay, điều đã xảy ra trước đó. Mọi kết luận để an lòng người đi máy bay vẫn chưa được đưa ra sau một ngày xảy ra sự cố, dù Bộ Công an cho biết đã vào cuộc.
Một bài viết xuất hiện trên tờ báo mạng Vnexpress với tiêu đề: “Điều kỳ diệu sau cuộc tấn công” đã ca ngợi thái độ trật tự của đám đông hành khách đi máy bay khi sự vụ tấn công mạng xảy ra. Bài viết có vẻ tìm được sự đồng cảm của rất nhiều người khi nhiều tài khoản facebook chia sẻ lại với những câu chữ bày tỏ xúc động. Tinh thần dân tộc dường như là “xương sống” cho sự đồng cảm này.
Không hiểu vì lẽ gì mà nhiều người lại đánh đồng giữa sự đoàn kết của tập thể và sự co cụm của đám đông. Đoàn kết vốn là một từ thường dùng cho hành động cùng nhau phấn đấu vươn lên, cùng chiến thắng. Còn theo lời tường thuật của một nhà báo có mặt tại sân bay thì đám đông khi đó đã trật tự vì “ngơ ngác” và “không hiểu chuyện gì đang xảy ra”.
Đó là thái độ rất dễ thấy để bảo vệ nhau khi đứng trước một cuộc tấn công. Dù cho dùng mỹ từ nào đi nữa thì cũng không thể phủ nhận rằng cuộc tấn công của những tin tặc, đến từ Trung Quốc, đã đánh vào những lỗ hổng trong bảo mật thông tin một cách thành công để truyền đi các thông điệp của mình. Và, đây không phải là lần đầu tiên những cuộc tấn công như vậy xảy ra, thậm chí đài không lưu tại sân bay Tân Sơn Nhất đã bị chiếm sóng đến 18 phút vào ngày 16.6.
Cũng không hiểu từ bao giờ sự trật tự, xếp hàng nghiêm túc và giúp đỡ lẫn nhau trong một cộng đồng lại được tôn lên như những điều vĩ đại để rồi tác giả bài viết trên khẳng định: “… thật bất hạnh cho những ai lăm le tấn công dân tộc này”. Có lạc quan quá không khi những điều bình thường nhất như xếp hàng hay trật tự lại có thể trở thành vũ khí tinh thần để đối đầu một cuộc tấn công trên không gian ảo nhưng kết quả không hề ảo chút nào!
Đứng trước những biến cố như vậy, nên chọn thái độ xoa dịu, an ủi đám đông bằng cái lý lẽ “nhờ có cuộc tấn công nên người dân mới đoàn kết lại” hay cần phải cật vấn trách nhiệm đối với những người hoặc lực lượng được xã hội giao cho sức mạnh để bảo vệ cộng đồng?
Một người có suy nghĩ rạch ròi và tỉnh táo hẳn phải chọn vế sau. Cho dù, nhiều người dân Việt Nam vẫn chưa làm gì được cho đất nước ngoài việc phải đóng rất nhiều khoản thuế cao hơn ở các nước khác, nhưng tất cả chúng ta đều có quyền yêu cầu các lực lượng có trách nhiệm phải làm tốt hơn nữa công việc của mình trong việc sử dụng đồng thuế của dân.
Cũng xin thôi cách nói khó hiểu “Hàng không Việt Nam chủ động đánh sập hệ thống điều hành liên quan đến an toàn bay để không bị hacker tấn công” như báo Người Lao Động đã dẫn. Có ai giao tính mạng mình và gia đình mình cho một hãng bay mà đến an toàn thông tin cũng không bảo vệ được rồi lại đi chống chế như vậy.
Đoàn kết là để chiến thắng, còn sợ hãi thì chỉ khiến người ta co cụm nép vào nhau. Đừng nhầm lẫn giữa hai khái niệm và cũng đừng ru ngủ đám đông bằng tinh thần dân tộc viển vông.

Trung Bảo (Một Thế giới)
Nguồn: http://motthegioi.vn/chuyen-hom-nay-c-155/dung-ru-ngu-dam-dong-bang-tinh-than-dan-toc-vien-vong-39178.html

Về việc hệ thống thông tin VNA bị tấn công

Chuyện này là lỗi sơ đẳng của VNA cần gì tập trung toàn các doanh nghiệp và các cơ quan lớn như thế, thể hiện thiếu năng lực, bị động. Chắc mấy thằng hacker đang cười.
http://ictnews.vn/…/bo-tt-tt-bo-cong-an-viettel-fpt-dang-ho…
Vấn đề ở đây không phải là kỹ thuật để mà nhốn nháo. Vấn đề là nhận thức về an toàn an ninh mạng của các khách hàng rất kém. Tôi nghĩ Bộ cần nhanh chóng có chương trình truyền thông về nhận thức và cởi trói cho ngành này nhiều hơn. Chuyện gì cũng quanh quẩn mấy ông với nhau, quản lý cấp phép chặt thì nó thành như vậy. An toàn an ninh phải là chiến tranh toàn dân và thường xuyên thường trực. Đơn giản việc của Bộ chỉ thế thôi, lao vào vấn đề kỹ thuật là không đúng tầm.

Các bạn đọc thêm ở đây

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

TRUYỆN VUI CUỐI TUẦN – HÉTVÉGI VICCEK (No. 022)

Cô gái tuổi tin thông báo với mẹ rằng đến tháng mà không thấy có kinh.
Bố mẹ cô bé rất tức giận, than khóc, hoảng hốt hỏi con gái rằng thằng mất dạy nào đã làm chuyện này.
Cô bé gọi điện cho người tình, trần tình câu chuyện và đặt máy xuống.
Nửa giờ sau, một chiếc Porsche mới toanh đậu trước nhà và một quý ông đứng tuổi trong bộ com lê lịch sự, đắt tiền bước ra và đi vào nhà.
Ông ta tự tin đi thẳng vào phòng khách, ngồi vào giữa cô bé và bố mẹ cô ta.
- Tôi đã nghe con gái hai bác kể mọi chuyện. Vì lý do gia đình, tôi không thể cưới cô ấy, nhưng tôi xin có một đề nghị như sau:
Nếu con gái hai bác sinh con gái, sẽ nhận được ba cửa hàng, hai ngôi nhà, một biệt thự trên bờ biển và 1 triệu đô la mỗi năm.
Nếu sinh con trai, tôi sẽ sang tên cho cô ấy hai nhà máy, và cũng thêm 1 triệu đô la mỗi năm.
Nếu sinh đôi, mỗi con sẽ được thêm một nhà máy và 500.000 đô la mỗi năm.
Nếu bị sẩy thai,….
Lúc này, bố cô bé tận dụng lúc quý ông đang nghỉ lấy hơi nói xen vào:
- Thế thì ngài thử lần nữa xem sao!

-------------------
A tinilány újságolja az anyjának, hogy nem jött meg neki a mensese.
A szülők felmérgesedve, zokogva, kétségbe esve kérdik lányukat, hogy melyik disznó tette ezt vele.
A lány felhívja telefonon a pasiját, beszél, majd leteszi.
Fél óra múlva megáll a ház előtt egy vadiúj Porsche, kiszáll egy öregedő úriember, drága, elegáns öltönyben, és belép a házba.
Határozottan a nappaliba megy, és leül a szülők és a lány közé.
- Hallom a lányuktól, hogy mi történt. Családi okok miatt nem tudom őt feleségül venni, de ajánlatom a következő.
Amennyiben lánya születne, kap tőlem három üzletet, két házat, tengerparti villát és 1 millió dollárt évente.
Ha fiú lesz, nevére íratom két gyáramat, és ugyanúgy az 1 millió dollárt évente.
Amennyiben ikrek lennének, egy-egy gyár és évi 500.000 dollár lenne az apanázsuk.
Amennyiben a lányuk elvetélne, ...
Itt az apa kihasználva a lélegzetvételnyi szünetet, közbeszól:
- Akkor megbaszod mégegyszer!

Nguyễn Ngô Việt (Debrecen,VIDI73)

Friday, July 29, 2016

Cố nhân

Thức lâu mới biết đêm dài, chơi lâu mới biết là người cố nhân
Lời xưa của cổ nhân

Các hành vi ngăn cấm

"Việc cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó; Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc; Không cho thành viên gia đình đọc sách, báo, nghe, xem chương trình phát thanh, truyền hình hoặc tiếp cận với thông tin đại chúng hàng ngày…sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đến 300 nghìn đồng."
Tóm lại đừng ngăn vợ đi họp tổ dân phố, đừng cản con đi bán vé số, đặc biệt đừng quấy rầy khi chồng đọc báo Nhân Dân, nghe quảng cáo dần gội đầu, xem lãnh đạo vung tay trên tivi. Các hành vi ngăn cấm đều bị phạt.

Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90)

Điều kỳ diệu

"Và đám đông tôi nhìn thấy, cho dù rất trật tự và nhẫn nại, lại cho thấy sẽ thật bất hạnh cho bất kỳ kẻ nào lăm le tấn công dân tộc này" VÀ CHO BỌN TAY SAI CỦA CHÚNG.

Điều kỳ diệu sau cuộc tấn công


Tôi vừa trở về sân bay Nội Bài sau một chuyến bay dài từ TP HCM. Chuyến bay dài hơn thường lệ, bởi một cuộc tấn công điện tử thực hiện vào hạ tầng hàng không Việt Nam, một cuộc tấn công chưa từng có.


Chúng tôi ra sân bay từ 17h. Giao thông trước sân bay Tân Sơn Nhất kẹt cứng. Bước vào sân bay, đông nghẹt người vì nhiều chuyến ùn tắc.

Không còn thông báo điện tử, tất cả đều phải thông báo bằng giấy in. Tôi đứng xếp hàng trong hàng người bất tận, đến tận gần 19h mới đến quầy làm thủ tục, dù theo lịch là 19h đã bay. Hệ thống máy tính không hoạt động, thủ tục làm bằng tay. Thứ tự các chuyến bay và cổng ra tàu bay thay đổi liên tục và chỉ được thông báo qua loa phóng thanh. Bởi ngay cả hệ thống loa sân bay cũng đã bị tấn công.

Và trong khung cảnh tưởng như sẽ vô cùng hỗn loạn ấy, lại là một sự trật tự đáng ngạc nhiên. Gần như không ai phàn nàn. Tất cả mọi người đều xếp hàng trật tự. Không thấy sự vội vàng chen lấn như ngày thường. Mọi người nhường nhịn và thông cảm cho nhau lẫn cho hãng hàng không.

Khi tôi bước vào phòng chờ, không còn một chỗ ngồi. Hành khách ngồi la liệt dưới đất, trong một khung cảnh tôi chưa từng chứng kiến ở đâu trên thế giới. Trong phòng lounge cũng không còn chỗ ngồi. Nhưng sự thông cảm và chia sẻ được duy trì đến tận phút cuối.

Trong phòng lounge dành cho thương gia, ngày thường, sự riêng tư vô cùng được tôn trọng. Nhưng hôm qua, mọi người chia sẻ cho nhau từng chiếc ghế. Ngày thường, khách thương gia là những người vội vàng nhất, khó tính nhất. Nhưng hôm qua, tôi chứng kiến những vị khách nhẹ nhàng nói chuyện với tiếp viên, nhờ nhắc giờ lên máy bay, còn cẩn thận dặn lại sợ tiếp viên sốt ruột: "Chị chỉ nhờ vậy thôi, không giục đâu".

Không có sự cáu gắt hay giục giã, mọi người ngồi trò chuyện với nhau, chia sẻ tin tức. Tất cả đều biết rằng mình đang là nạn nhân của một cuộc tấn công. Một cuộc tấn công không báo trước. Và không ai bảo ai, tất cả quyết định rằng họ sẽ cùng đoàn kết và hỗ trợ nhau dù chỉ bằng sự im lặng.

Đây là lần thứ 2 tôi chứng kiến một khung cảnh mà tưởng như sẽ có hỗn loạn, cuối cùng lại chỉ thấy sự đoàn kết và sẻ chia.

Tháng 10 năm 2010, tôi vào Minh Hóa, Quảng Bình để đưa hàng cứu trợ cho một xã chịu thiệt hại nặng nề nhất sau lũ. Ngập cả xã, ngập qua cả cột điện, xã gần như bị cô lập. Khi chiếc xe đến, mọi người ùa ra chờ nhận gạo và thuốc lọc nước. Mọi người đã vô cùng mệt mỏi vì bão lũ rồi, và tôi ở trên xe, thấp thỏm lo sợ về một sự hỗn loạn. Nhưng không, mọi người xếp hàng ngay ngắn, đẩy những đứa trẻ lên trước. Những gói quà được trao lần lượt. Cho đến khi hết hàng, vẫn còn nhiều người đứng chờ nhưng chưa được nhận. Không một ai phàn nàn. Mọi người vui vẻ, tự an ủi, rồi ra về.

Hàng ngày, chúng ta phải nghe rất nhiều lời phàn nàn về ý thức của người Việt. Sân bay, bến tàu sẽ là nơi dễ nhìn thấy những câu chuyện như thế nhất. Nào là chen lấn khi xếp hàng, nào là tranh cãi quanh thái độ phục vụ, từ lời ăn tiếng nói đến cung cách ứng xử, chỗ nào cũng thấy "người Việt xấu xí". Ngày thường, một chuyến bay delay, một thông báo không chính xác, sẽ nhận không biết bao nhiêu nhiếc móc to tiếng.

Nhưng hôm qua, trước một cuộc tấn công, tôi chỉ nhìn thấy hình ảnh của một dân tộc đoàn kết. Một hành vi phá hoại, vốn chủ đích tạo ra sự hỗn loạn, lại đẩy mọi người xích gần lại với nhau. Chính hành vi của những kẻ tấn công khiến cho người Việt bộc lộ những đức tính tốt đẹp của mình: sự đoàn kết; sự sẻ chia.

Và tôi tin rằng những điều tôi đã chứng kiến ở Tân Sơn Nhất hôm qua không phải là cá biệt, bởi tôi đã nhìn thấy tinh thần ấy hơn một lần. Tôi biết, chứ không phải tin, rằng tinh thần dân tộc của chúng ta chưa bao giờ phai nhạt.
Những kẻ tấn công chiều qua đã tắt đi được những màn hình điện tử vô tri ở sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng vô tình, lại bật lên ý chí đoàn kết của những con người Việt Nam. Đó là một cuộc tấn công thất bại.

Và đám đông tôi nhìn thấy, cho dù rất trật tự và nhẫn nại, lại cho thấy sẽ thật bất hạnh cho bất kỳ kẻ nào lăm le tấn công dân tộc này.
Hoàng Minh Trí (VNExpress)

Góc lẩn thẩn

2 vợ chồng cãi nhau. Vợ kêu chồng là thằng nầy thằng nọ
- sao em kêu anh là thằng ?
- thằng nào bú tao là thằng con tao
Phân bua với con
- con xem mẹ nói vậy có được không ?
- mẹ nói đúng. Và đừng gọi là con nữa. Thằng nào cai bú sau tao là em tao
phân bua với osin
- em xem vợ con anh mất dạy không ?
- không. Họ nói đúng. Thằng nào le hoe nhìn vào cái ấy của tao thì chỉ là con tinh trùng, trong cả nửa tỷ tinh trùng. Không đáng quan tâm.
Uất ức, than phiền với cô láng giềng
- nhà tui toàn lũ mất dạy
- Không, họ nói đúng đó. Thằng nào loay hoay trên dưới đồ phụ tùng của tao mà không làm tao cảm xu'c thì không bằng con kẹt già của chồng tao
- #$@%&*#!!!!!!!

Nguyen Q Quy

Thursday, July 28, 2016

HỎI NGU

Thấy báo chí nói nhiều đến vụ nguyên Bộ trưởng bổ nhiệm con trai là sai, nghị Hường có quốc tịch Malta là vi phạm luật quốc tịch, tôi có mấy điều không hiểu, chắc vì ngu dốt. Nay xin hỏi ngu một chút.
1. Nhiều người nói rằng Bộ trưởng Hoàng bổ nhiệm con trai là vi phạm. Tôi không rõ điều luật nào quy định như vậy. Nếu không có điều luật, thì tại sao sai hiển nhiên với nhiều người mà lại không đưa điều đó vào luật? Nếu không đưa vào luật mà nói là sai thì có phải cảm tính hay không. Bởi vì liệu có thể thống kê bao nhiêu điều sai không có luật điều chỉnh? Nếu pháp luật có rất nhiều điều sai nhưng không có điều luật điều chỉnh, thì có phải là cố ý để điều sai được áp dụng khi này, không áp dụng khi khác tùy cảm tính yêu ghét, dậu đổ bìm leo. Mấy anh to mồm bây giờ, khi ông Hoàng làm bộ trưởng đang bận làm gì? Tôi nhớ ông Fidel nói khi ông Raul ra làm Thủ tướng: Raul là em tôi, nhưng nếu xứng đáng làm thủ tướng thì tại sao không làm. Báo chí không đặt vấn đề ở năng lực con trai ông Hoàng mà nhấn mạnh vào việc bổ nhiệm xem chừng theo một chuẩn kép.
2. Chuyện nghị Hường, đã từng làm nghị khi có quốc tịch Malta. Thực ra, ai làm nghị cũng chẳng có gì quan trọng, vì nghị có quyền gì lắm đâu. Nhưng thấy nói quá trời cũng phải nghĩ. Thêm nữa nghị Hường mặt mũi xinh đẹp, khả ái, cũng đáng công nghĩ. Thứ nhất nói nghị Hường lợi dụng quyền miễn tố, thế lực nghị viên để làm giàu, có vẻ không chuẩn. Nghị viên ở Việt Nam hữu danh vô thực, làm gì có thể lực và quyền miễn tố. Nếu có vướng mắc gì thì nghị viện sẽ được chỉ đạo biểu truất quyền nghị viên trong nháy mắt, quyền miễn tố cũng theo đó mất luôn. Chẳng có hội đồng xét xử gì, đại hội đồng thì chỉ giỏi gật. Những vấn đề luật pháp rắc rối sở dĩ phải có hội đồng xét xử có chuyên môn có am hiểu là vì thế. Cái gì cũng đưa ra biểu quyết thì ai biết gì mà biểu quyết. Biếu quyết đầu phiếu không phải luôn luôn là công cụ dân chủ tốt. Thứ hai, có thật nghị Hường vi phạm luật quốc tịch không. Nếu có hai quốc tịch thì tại sao không quy định tường minh "Hiến pháp cấm mọi trường hợp có hai quốc tịch. Công dân Việt Nam phải từ bỏ quốc tịch Việt Nam mới được lấy quốc tịch khác". Tôi nghĩ các nhà làm luật không phải dốt mà đặt ra một quy định yếu hơn. Tôi nhớ nhóm phản động Lê Quốc Túy là công dân Pháp, lại bị xử với tư cách là công dân Việt Nam. Liệu có thể là tiêu chuẩn mập mờ và kép hay không?
Tôi nghĩ nghị Hường đương nhiên là công dân Việt Nam và có quyền tranh cử nghị trường. Điều khoản trong luật quốc tịch không nói nghị Hường là vi phạm luật một cách tường minh. Sự thật luật đặt ra để căn cứ vào câu chữ mà thực thi chứ không phải để suy diễn. Cho dù suy diễn, thì phải có tòa chuyên môn chứ không thể bỏ phiếu đám đông mà quyết định. Giả sử có một đám người sắp chết đói ngoài biển, biểu quyết để ăn thịt một người cho đỡ đói có phải là đúng hay không?


Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

Trung Tran: Từ Hội hữu nghi Việt - Hung

TK của Hội lại báo có 3 triệu của anh Viet Nguyen Ngo và chị Phuong Mai Do Thi đóng góp Gặp mặt Hội ngày 18/9. Trong sổ Quỹ của Hội từ 2012 đến nay ghi nhận năm nào anh chị cũng đóng góp như vậy. Anh Việt là sinh viên KLTE Debrecen, sang 73, quay lại Viện hàn lâm Hung làm TS, chi Mai học trường y HN, con trai được anh đặt tên Ngô Việt Hưng để kỷ niệm mối tình Việt - Hung. Anh là một trong những người thể hiện nhiều tình cảm nhất với Hội: lên FB Viet Nguyen Ngo, các bạn sẽ được xem mục TRUYỆN VUI CUÔI TUẦN – HÉTVÉGI VICCEK bằng 2 thứ tiếng, vô cùng thú vị cùng nhiều ảnh kỷ niệm với bạn bè ở Hung; tôi rất thích bức ảnh Debrecen Videki Csapat, đội đã làm nhiều khóa sinh viên Budapest, Miskolce chúng tôi phải ngã mũ. Xin cảm ơn anh, chị và mong được đọc chuyện của anh mỗi tuần.

from FB

Wednesday, July 27, 2016

Cuốn “Rise of the robots” và thách thức lớn nữa của người Việt

Rise of the robots (Sự trỗi dậy của người máy), xuất bản 2015, của Martin Ford chỉ ra rằng, loài người chúng ta đang đứng trước một tương lai vừa tươi sáng lại vừa tăm tối. Tươi sáng cho những người bắt kịp với thời đại và tăm tối cho những người để bị tụt lại phía sau.
Loài người vốn đã lo sợ sự trỗi dậy của máy móc, công nghệ từ lâu. Trong quá khứ, nỗi lo ấy trở thành sự thật với một số người. Nhưng trong 10 năm tới, nỗi lo ấy sẽ biến thành sự thật với rất nhiều người trong chúng ta.
Hiện nay ở nhiều quốc gia, một lượng lớn công nhân đã bị đẩy ra đường và được thay thế bởi máy móc. Những người ở lại cũng không sung sướng gì hơn khi theo thống kê năm 2013 tại Mỹ, thu nhập của họ giảm 13% trong khi năng suất lao động tăng 107%.
Cũng theo Rise of The Robots, trong khi máy tính ngày càng rẻ, phần mềm ngày càng thông minh, trí tuệ nhân tạo liên tục vượt qua con người trong nhiều lãnh vực, thì việc công nhân bị đẩy ra đường đã là chuyện của quá khứ. Trong thời gian tới, nhiều công việc văn phòng (từ chăm sóc khách hàng đến kế toán) đều sẽ dần dần bị thay thế bởi những hệ thống trí tuệ nhân tạo, vừa tiết kiệm chi phí hơn tiền lương, vừa dễ quản lý hơn con người và vừa hiệu quả hơn gấp nhiều lần.
Rõ ràng không phải ngẫu nhiên mà trong năm 2015, gần như cùng một lúc, nhiều quốc gia tiến bộ trên thế giới (Mỹ, Anh, Nhật Bản,...) bắt đầu nghiên cứu về việc làm trong 10 năm tới. Cũng không phải ngẫu nhiên mà các nghiên cứu này đưa ra cùng một kết luận rằng, phần lớn công việc của con người hôm nay sẽ rơi vào tay trí tuệ nhân tạo chỉ trong vòng 10 năm nữa. Con số dự đoán có thể khác nhau, dao động từ 25-49%. Nhưng có thể chỉ trong vòng 10 năm tới, một nửa chúng ta sẽ mất hoàn toàn công việc hiện tại của mình vào tay những hệ thống trí tuệ nhân tạo.
Dĩ nhiên, điều tệ hại sẽ không diễn ra cho tất cả mọi người. Ngược lại, có một nhóm nhỏ người sẽ hưởng lợi lớn từ việc tiết kiệm chi phí nhân lực và tăng hiệu quả làm việc nhờ tận dụng được sức mạnh của thời đại.
Đó là nhóm 5% những người giàu nhất - nhóm có thể tận dụng được công nghệ để liên tục nâng cấp bản thân và công việc của mình. Nhóm người này có thể là chủ doanh nghiệp hoặc cũng có thể là những người làm thuê chuyên nghiệp (ngày càng được trả lương cao hơn khi công ty của họ ngày càng giảm được số lượng nhân viên). Dù là chủ doanh nghiệp hay người đi làm thuê chuyên nghiệp, họ có một điểm chung là đóng góp ngày một lớn cho nền kinh tế. Nếu vào năm 1992, nhóm này đóng góp vào 27% tiêu dùng ở Mỹ, thì đến năm 2012, họ đóng góp đến 38% tiêu dùng ở Mỹ.
Hãy tưởng tượng, một nhóm lớn 95% tiêu dùng 62%, trong khi một nhóm nhỏ 5% tiêu dùng đến 38% và còn được xem là động lực ngày càng lớn của nền kinh tế.
Gần đây, theo nghiên cứu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), khoảng 137 triệu lao động (chiếm 56% tổng số người làm công ăn lương) ở Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Philippines và Việt Nam bị xếp vào diện nguy cơ mất việc cao. Trong đó, Việt Nam và Campuchia có nguy cơ rất cao.
Không những vậy, ở Việt Nam chúng ta, khoảng cách giàu nghèo đó sẽ còn càng lớn hơn nữa. Chính vì thế, ngày hôm nay, mỗi người Việt chúng ta đứng trước hai lựa chọn. Quyết tâm vươn lên mạnh mẽ để làm giàu bền vững ngay từ bây giờ, hay sẽ bị đào thải trong vòng 10 năm tới (cùng với gia đình và cả thế hệ kế tiếp của mình)./.

Nguyễn Việt Anh (Theo TGM Corp.)

Quan sát bò sún răng: Bi kịch

Bi kịch đau đớn nhất trong tình yêu là ...
nhận thấy ... chỉ có chữ đầu

Nguyen Q Quy

CÚC ƠI!

Nguyễn Việt Anh: Nhân ngày Thương binh - Liệt sỹ, xin post lại bài thơ này, viết về Bùi Thị Cúc, một trong 10 cô gái nổi tiêng của Ngã Ba Đồng Lộc.

Tiểu đội đã xếp một hàng ngang
Cúc ơi em ở đâu không về tập hợp?
Chín bạn đã quây quần đủ hết
Nhỏ - Xuân - Hà - Hường - Hợi - Rạng - Xuân - Xanh
A trưởng Võ Thị Tần điểm danh
Chỉ thiếu mình em
(Chín bỏ làm mười răng được!)
Bọn anh đã bới tìm vẹt cuốc
Đất sâu bao nhiêu bọn anh không cần biết
Chỉ sợ em đau nên nhát cuốc chùng
Cúc ơi! em ở đâu?
Đất nâu lạnh lắm
Da em xanh
Áo em thì mỏng!
Cúc ơi! em ở đâu?
Về với bọn anh tắm nước sông Ngàn Phố
Ăn quýt đỏ Sơn Bằng
Chăn trâu cắt cỏ
Bài toán lớp Năm em còn chưa nhớ
Gối còn thêu dở
Cơm chiều chưa ăn.
Ở đâu hỡi Cúc
Đồng đội tìm em
Đũa găm, cơm úp
Gọi em!
Gào em!
Khan cổ cả rồi
Cúc ơi!
YẾN THANH

NGUYÊN NGỌC (Hồi ký Lê Phú Khải)

Một nhóm mười trí thức
Được bà Nguyễn Thị Bình
Mời đến chơi, nói chuyện,
Kiểu thân mật gia đình.


Giữa chừng, bà chợt hỏi,
Không khỏi không bất ngờ:
Theo các anh, nói thật,
Ta sai từ bao giờ?

Hầu hết mọi người nói
Thưa chị, chúng ta sai
Từ Một Chín Năm Mốt,
Tức từ Đại Hội Hai,

Khi đảng quyết định lấy
Chủ nghĩa Mác - Lênin
Tư tưởng Mao Chủ Tịch
Làm đường lối của mình.

Còn Nguyên Ngọc thì nói,
Mọi người nghe, tưởng đùa:
Chúng ta sai, thưa chị,
Từ thời Đại Hội Tours!

Bà Bình không đồng ý.
Nhưng ngay sáng hôm sau
Tự đến tìm Nguyên Ngọc,
Rồi nói, vẻ buồn rầu:

Hôm qua chị không ngủ,
Nằm suy nghĩ suốt đêm,
Và buộc phải thừa nhận,
Chị đồng ý với em!
*
Cùng đẳng cấp phong kiến,
Cho nên ta với Tàu
Đánh nhau trong lịch sử,
Lúc thắng, lúc thua nhau.

Còn thằng Pháp thì khác.
Đẳng cấp nó cao hơn.
Nó văn minh - vật chất
Và tinh thần cao hơn.

Đáng lẽ nên học nó
Giúp đất nước canh tân.
Rồi độc lập chưa muộn.
Khai trí cho người dân.

Chứ nếu dùng vũ lực,
Công nông lên cầm quyền,
Đất nước sẽ đi xuống,
Không thể nào đi lên.

Khi những người vô học
Có quyền hành trong tay,
Thì họ sẽ vơ vét,
Vơ vét mãi hàng ngày.

Họ sẽ làm băng hoại
Các mỹ tục thuần phong,
Văn hóa và đạo đức,
Nếp sống của cộng đồng.

Con đường duy nhất đúng
Để phát triển nước mình
Là con đường phục quốc
Của cụ Phan Chu Trinh…

PS
1
Nguyên Ngọc đã nói thế,
Nhà văn của chúng ta.
Một tấm lòng đáng quí,
Một cây bút tài ba.

Nếu không có Nguyên Ngọc
Và những người như ông,
Giới văn chương Đại Việt
Sau này sẽ chạnh lòng

Và chắc xấu hổ lắm,
Vì ngậm miệng ăn tiền,
Vì văn nô, đĩ bút
Bợ đít cho chính quyền.

2
Bà Bình vào thời ấy
Là lãnh đạo cấp cao,
Đã nhận ra sai trái
Do ai và lúc nào.

Có nghĩa các vị khác,
Vốn không phải ngu lâu,
Thừa biết thằng cộng sản
Sẽ đưa ta đến đâu.

Nhưng biết thì cứ biết,
Mà làm thì cứ làm.
Và đó là thảm họa
Cho nước ta, Việt Nam.

Thái Bá Tân

Tuesday, July 26, 2016

Bản lĩnh của đàn ông

NGHỊCH CẢNH NƯỚC TA - 10

*
Lương viên chức nhà nước
Chỉ ba bốn triệu đồng.
Nhưng người ta mua nó
Với giá trăm triệu đồng.
*
Muốn thông tin chính xác,
Phải đọc báo nước ngoài.
Biểu tình chống Trung Quốc
Cũng phải ra nước ngoài.
*
Lãnh đạo của đất nước
Là giai cấp công nông.
Nhưng tất cả lãnh đạo
Chẳng ai là công nông.
*
Ông chủ đi xe máy.
Đầy tớ đi ô tô.
Đầy tớ chăn hoa hậu.
Ông chủ chăn trâu bò.
*
Sinh viên học bài bản,
Ra trường phải ngồi không,
Để Con Cháu Các Cụ
Được vào biên chế công.
*
Càng hô chống tham nhũng,
Tham nhũng càng gia tăng.
Càng hô giảm biên chế,
Biên chế càng gia tăng.
*
Công ty nhà nước lỗ,
Mà lương giám đốc cao.
Hơn thế, còn nghe nói
Càng lỗ, lương càng cao.
*
Tham nhũng và ăn cắp
Đã thành chuyện bình thường.
Nhưng thương dân, yêu nước
Lại là không bình thường.
*
Nước nào cũng chối bỏ
Cái thằng Formosa.
Thế mà nó, thật lạ,
Được rước vào nước ta.
*
Người dân bị bóc lột,
Đánh đập và moi tiền.
Thế mà luôn nhẫn nhục.
Đúng, dân ta thật hiền.
*
Đất nước thì nghèo đói.
Ngân sách thiếu dài dài.
Thế mà quan lớn nhỏ,
Nhà to như lâu đài.
*
Trường học, bệnh viện thiếu,
Không lo xây cho dân,
Lại xây tượng nghìn tỉ
Là cái không ai cần.
*
Có tám nghìn lễ hội
Trong một năm, ối trời.
Dân ta là thế đấy,
Đã nghèo còn ham chơi.
Riêng cái hội bầu cử,
Tức Lễ Hội Non Sông
Một ngày mà tiêu tốn
Gần bốn nghìn tỉ đồng.
*
Có nhiều sự lạ lắm.
Càng kể càng thấy lo.
Mà muốn kể cho hết
Phải đến tết Công-gô.

Thái Bá Tân

Monday, July 25, 2016

Hun Sen nên im lặng

Nếu Campuchia tiếp tục hành xử như hiện nay, các thành viên khác của ASEAN có thể đến lúc phải đặt câu hỏi: Tại sao nên giữ Campuchia ở lại trong ASEAN?
The Cambodia Daily ngày 25/7 đưa tin, Ngoại trưởng 10 quốc gia ASEAN đang nhóm họp tại Vientiane, Lào và đã bắt đầu soạn thảo tuyên bố chung. Hầu hết (9) thành viên nhất trí đưa nội dung kêu gọi các nước tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý trong giải quyết tranh chấp Biển Đông, chống quân sự hóa Biển Đông vào dự thảo tuyên bố chung.
Tuy nhiên theo Reuters hôm thứ Bảy 23/7, cuộc họp đã rơi vào tình trạng hỗn loạn sau khi Campuchia bác bỏ bất kỳ ý kiến nào liên quan đến phán quyết vụ kiện trọng tài Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc, cũng như việc "quân sự hóa Biển Đông" vốn đã xuất hiện trong các tuyên bố chung của ASEAN trước đó vào tuyên bố chung lần này.
Một nhà ngoại giao Indonesia bức xúc: "Ngôi nhà chung của chúng tôi đang là một mớ hỗn độn."
Người phát ngôn chính phủ Campuchia ông Phay Siphan nói với The Cambodia Daily: "Chúng tôi gần gũi với Trung Quốc, nhưng không có nghĩa là chúng tôi là một con rối của Trung Quốc, và chúng tôi cũng không thể là một con rối của Mỹ.
Đừng ai bảo Campuchia phải làm thế này hay làm thế khác. Đừng ai ra lệnh cho chúng tôi."
Tờ báo The Cambodia Daily lưu ý, chỉ 3 ngày sau khi Hội đồng Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982 ra phán quyết hôm 12/7 về vụ kiện trọng tài Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc, Bắc Kinh đã cam kết viện trợ hơn 500 triệu USD cho Campuchia.
Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia được The Cambodia Daily dẫn lời bình luận: "Bằng cách phá hoại ASEAN, Hun Sen đang làm mất lòng hoặc nhiều hoặc ít đối với Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam."
Theo ông, lập luận của Thủ tướng Campuchia rằng phán quyết trọng tài vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc không liên quan gì đến Phnom Penh, đó là cách Hun Sen tự chuốc lấy thất bại. Giáo sư Carl Thayer nói:
"Nếu thế thì ông ta nên im lặng và tiếp tục làm theo điều đó. Nếu đây không phải là một phán quyết có ảnh hưởng đến Campuchia, thì nước này nên dừng quấy rối, để nói chuyện thẳng thắn và tuân theo các quyết định của số đông."
The Cambodia Daily nhắc lại, đây không phải lần đầu tiên Campuchia ngăn chặn một tuyên bố chung của ASEAN dẫn đến sự thất vọng của các thành viên có yêu sách ở Biển Đông.
Tháng 7/2012 Campuchia lấy vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN đã gạt Biển Đông ra dự thảo tuyên bố chung, khiến lần đầu tiên hội nghị Ngoại trưởng ASEAN không ra được tuyên bố chung.
Hôm qua 24/7 The Wall Street Journal đưa tin, một số nhà ngoại giao ASEAN đã đề nghị từ bỏ nguyên tắc đồng thuận trong ASEAN và thay thế bằng nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số.
Còn Giáo sư Carl Thayer cho rằng,
Nếu chuyện này đi đến điểm giới hạn của nó, các nước sẽ phải nói với Campuchia rằng: Hãy ra khỏi phòng họp, Campuchia, các ông đang cản trở quá trình (tìm cách giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông), Giáo sư Carl Thayer lưu ý.

Hồng Thủy (from FB/Nguyen Viet Anh's post)

Nếu muốn đi nhanh...

"Nếu bạn muốn đi nhanh, đi một mình. Nếu bạn muốn đi xa, hãy cùng đi." 
COREY BOOKER

"Lãnh đạo của quốc gia là tấm gương của thế hệ trẻ. Hãy lựa chọn lãnh đạo sao cho con của tôi, cháu của bạn tìm thấy con đường đúng đắn để đi."
MICHELLE OBAMA

"Một doanh nghiệp tạo dựng sự giàu có của mình từ thừa kế, lừa đảo sinh viên, người thất nghiệp, quịt tiền người làm thuê và thách thức kiện cáo, chia rẽ màu da, tiếng nói, tôn giáo liệu làm sao có thể dẫn dắt một quốc gia."
ELIZABETH WARREN

Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI 90) chọn lọc

LỊCH SỬ KHÔNG THỂ CHỐI CÃI: PHÁP ĐÃ CHỨNG MINH “HOÀNG SA TRƯỜNG SA”… LÀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM


Việt nam là thuộc địa của Pháp.
Trong thế chiến thứ 2, Nhật có một thời gian khá lâu ở VN. Hai nước này có nhiều bằng chứng cho thấy Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của VN.

Điều này làm cho Trung Công mặt tái ngắt.
Về tính liên tục của sự chiếm hữu thực sự, Tiến sĩ Trần Công Trục đưa ra một số mốc lịch sử hết sức cụ thể, có ý nghĩa: Với tư cách là đại diện Nhà nước Việt Nam về đối ngoại trong thời kỳ Việt Nam là thuộc địa của Pháp, Cộng hòa Pháp đã tiếp tục thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo Hiệp ước Patenotre năm 1884, Chính quyền thuộc địa Pháp đã tiến hành các hoạt động đại diện cho Nhà nước Việt Nam trong việc tiếp tục bảo vệ, quản lý và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cụ thể, sau một thời gian tổ chức các cuộc nghiên cứu, khảo sát tại thực địa của các nhà khoa học và những cuộc trao đổi giữa những chính khách Pháp có liên quan đến quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, ngày 8/3/1925, Toàn quyền Đông Dương đã tuyên bố khẳng định, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là bộ phận lãnh thổ thuộc địa của Pháp.
Ngày 19/3/1926, Thống đốc Nam Kỳ cấp giấy phép nghiên cứu mỏ ở đảo Trường Sa cho Công ty Phosphat của Bắc Kỳ.
Ngày 13/4/1930, Thông báo hạm Malicieuse do thuyền trưởng De Lattre điều khiển ra quần đảo Trường Sa theo chỉ thị của Toàn quyền Đông Dương dựng bia chủ quyền, đóng giữ đảo Trường Sa và các đảo, đá, bãi phụ thuộc.
Ngày 23/9/1930, Chính phủ Pháp gửi thông báo ngoại giao cho các cường quốc về sự kiện đóng giữ quần đảo Trường Sa theo đúng thủ tục.


Ngày 31/12/1930, Phòng Đối ngoại Phủ Toàn quyền Đông Dương gửi báo cáo lên Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp về những hoạt động đóng giữ đảo Trường Sa và các đảo phụ cận, cũng như các tư liệu khảo cứu về pháp lý bảo vệ cho sự kiện đóng giữ này.
Ngày 4/1/1932, Chính phủ Pháp gửi Công hàm tới Công sứ Trung Quốc tại Paris khẳng định chủ quyền của Pháp đối với Hoàng Sa và đề nghị giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hữu nghị hoặc bằng phương thức trọng tài quốc tế. Trung Quốc từ chối đề nghị này.
Ngày 18/2/1937, Pháp lại chính thức yêu cầu Trung Quốc áp dụng phương thức trọng tài quốc tế để xác định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa; Trung Quốc lại khước từ.
Ngày 26/11/1937, Pháp phái kỹ sư trưởng J. Gauthier ra Hoàng Sa để nghiên cứu tìm địa điểm xây dựng đèn biển, bãi đỗ cho thủy phi cơ, nghiên cứu các điều kiện định cư ở quần đảo này.

Năm 1938, Pháp phái các đơn vị Bảo an đến đồn trú trên các đảo và xây dựng một hải đăng, một trạm khí tượng được Tổ chức Khí tượng Thế giới cho đăng ký với số hiệu là 48859 ở đảo Phú Lâm, một trạm vô tuyến điện TSF trên đảo Hoàng Sa.
Ngày 15/6/1938, Pháp xây xong trạm khí tượng ở đảo Ba Bình, quần đảo Trường Sa.
Ngày 30/3/1938, vua Bảo Đại ký Dụ số 10 sáp nhập Hoàng Sa vào tỉnh Thừa Thiên thay vì Nam Ngãi trước đây.
Ngày 15/6/1938, Toàn quyền Đông Dương Jules Brevie ký Nghị định 156-S-V thành lập đơn vị hành chính cho quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên.


Tháng 6/1938, một đơn vị lính Bảo an Việt Nam được phái ra đồn trú tại quần đảo Hoàng Sa. Một bia chủ quyền đã được dựng tại đảo Hoàng Sa có khắc dòng chữ: “Republique Francaise-Empire d’Annam-Achipel de Paracel 1816-Ile de Pattle 1938”.
Trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản tuyên bố sáp nhập các quần đảo trong Biển Đông vào các vùng lãnh thổ mà Nhật đã chiếm đóng. Ngày 4/4/1939, Chính phủ Pháp gửi Công hàm phản đối các quyết định nói trên của Nhật và bảo lưu quyền của Pháp tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 15/8/1945, Nhật thua trận phải rút khỏi Đông Dương và
ngày 26/8/1945, quân đội Nhật phải rút khỏi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Sau khi Nhật rút đi, mở ra một thời kỳ mới vô cùng phức tạp.
Tiến sĩ Trục cho biết, trong hoàn cảnh lịch sử cuối năm 1946, đầu năm 1947, mặc dù Việt Nam đã tuyên bố độc lập ngày 2/9/1945, không còn ràng buộc vào Hiệp định Patenotre 1884, song Pháp cho rằng, theo Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946, Việt Nam Dân chủ cộng hòa còn nằm trong khối Liên hiệp Pháp, về ngoại giao vẫn thuộc Pháp nên Pháp có nhiệm vụ thực thi quyền đại diện Việt Nam trong vấn đề chống lại mọi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Theo Hiệp định ngày 8/3/1949, Pháp dựng lên chính quyền thân Pháp, gọi là Quốc gia Việt Nam do cựu hoàng Bảo Đại đứng đầu. Tuy nhiên, trong thực tế quân đội Pháp vẫn làm chủ Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cũng trong năm 1949, Tổ chức Khí tượng Thế giới đã chấp nhận đơn xin đăng ký danh sách các trạm khí tượng do Pháp xây dựng tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa vào danh sách các trạm khí tượng thế giới: Trạm Phú Lâm, số hiệu 48859, Trạm Hoàng Sa số 48860, Trạm Ba Bình số 48419.
Ngày 14/10/1950, Tổng trấn Trung phần Phan Văn Giáo đã chủ trì việc bàn giao quản lý quần đảo Hoàng Sa giữa Chính phủ Pháp và Chính phủ Bảo Đại.
Từ ngày 5/9 đến ngày 8/9/1951, Hội nghị San Francisco có đại diện của 51 nước tham dự để ký kết Hòa ước với Nhật. Tại phiên họp toàn thể mở rộng ngày 5/9, với 48 phiếu chống, 3 phiếu thuận, hội nghị đã bác bỏ đề nghị của Ngoại trưởng Gromyco (Liên Xô cũ) về việc tu chỉnh khoản 13 của Dự thảo Hòa ước, trong đó có nội dung: Nhật thừa nhận chủ quyền của CHND Trung Hoa đối với quần đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa về phía Nam.
Ngày 7/9/1951, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng của Chính phủ Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã long trọng tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam. Không một đại biểu nào trong hội nghị này có bình luận gì về tuyên bố này.
Ngày 8/9/1951, Hòa ước với Nhật được ký kết. Điều 2, Đoạn 7, của Hòa ước đã ghi rõ: “Nhật Bản từ bỏ chủ quyền, danh nghĩa và tham vọng đối với các quần đảo Paracel và Sprathly” (khoản f).


Ngày 20/7/1954, Hiệp định Geneve được ký kết đã công nhận một nước có nền độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất. Điều 1 của Hiệp định đã quy định lấy sông Bến Hải (vĩ tuyến 17) làm giới tuyến tạm thời để phân chia quyền quản lý lãnh thổ giữa hai miền Nam-Bắc của Việt Nam. Giới tuyến tạm thời này cũng được kéo dài bằng một đường thẳng từ bờ biển ra ngoài khơi (Điều 4). Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 nên thuộc quyền quản lý của chính quyền miền Nam Việt Nam.

Tháng 4/1956, khi quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, quân đội Quốc gia Việt Nam, về sau là Việt Nam Cộng hòa, đã ra tiếp quản nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa.Trước những hành động xâm chiếm một số đảo ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Trung Quốc tiến hành vào thời điểm giao thời này, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối.
Ngày 24/5 và 8/6/1956, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ra thông cáo nhấn mạnh, quần đảo Hoàng Sa cùng với quần đảo Trường Sa “luôn luôn là một phần của Việt Nam” và tuyên bố khẳng định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam.
Ngày 13/7/1971, tại Hội nghị ASPEC Manila, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa Trần Văn Lắm đã tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Từ ngày 17/1 đến 20/1/1974, Trung Quốc huy động lực lượng quân sự đánh chiếm nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Trên mặt trận ngoại giao, Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ trước Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế.
Cũng trong thời gian này, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã tuyên bố nêu rõ lập trường của mình trước sự kiện này.

(source from NGUYEN Van Mui’s blog)

Vì sao khi đi ăn chúng ta phải tự trả tiền

Tôi có một người bạn sống lâu năm ở Mỹ về Việt Nam. Trong một lần mời bố con người bạn đi ăn, chúng tôi đã có buổi nói chuyện rất vui vẻ. Nhưng đến khi thanh toán, bạn tôi nhất quyết đòi chia tiền ăn chứ không để tôi trả. Tôi không vui, nhưng câu chuyện của bạn đã thay đổi cách nghĩ của tôi.
Trên đường về nhà, người bạn hỏi: “Có phải việc chia tiền làm cậu cảm thấy mất mặt?”. Vì là bạn thân nên tôi không phải giấu, và gật đầu. Bạn nói để anh ấy kể một chuyện và sau đây là câu chuyện đó:
Ở một trường trung học tại tiểu bang Wisconsin có một học sinh Việt Nam và 1 học sinh Mỹ cùng nhau đi leo núi.
Trong khi hai cậu đang leo thì bỗng nhiên những tảng đá ở trên sạt lở rơi xuống và chúng bị kẹt ở trong đó. Cậu người Mỹ bị đá rơi vào chân và cho rằng xương đã bị gãy.
Nếu như đợi đến tối trời lạnh và đói khát thì có thể họ bị hôn mê bất tỉnh, thậm chí tử vong. Cậu người Mỹ đã thử trèo lên, máu từ vết thương ở đùi đã chảy khắp cả phiến đá. Khi trèo đến tảng đá cao nhất, do chân bị thương cậu không thể dẫm lên những mỏm đá. Cậu không thể tiếp tục trèo lên chỉ bằng 2 bàn tay nên lại bị rơi xuống dưới.
Bị thương nặng, cậu bé người Mỹ gần như tuyệt vọng nằm trên bãi đá. Nhưng chỉ mươi phút, cái lạnh và những vết thương khiến cậu dại, cậu cho rằng phải mau chóng thoát ra. Rồi cậu quyết định thử trèo lên lần nữa, và lần này cậu thành công. Khi đã trèo lên tảng đá lớn nhất, việc trèo xuống để thoát ra ngoài với đôi chân bị đau là không thể. Cậu đã nhắm mắt để cho cơ thể mình tự lăn xuống dưới…
Không ai ngờ rằng học sinh người Mỹ có thể kiên trì bò được về đến thị trấn. Kiểm tra cho biết chân trái của cậu bị gãy, xương sườn cũng bị gãy 2 cái do lăn từ tảng đá xuống. Mọi người vội vã đưa cậu đến bệnh viện và phái người đi cứu cậu học sinh người Việt. Trong giá lạnh và sợ hãi, cậu bé người Việt Nam nằm thoi thóp thở. Nếu nhân viên cứu hộ đến muộn chút nữa thì rất có thể cậu mất mạng.
Nghe bạn kể đến đây, tôi phát hiện con trai anh ấy hơi đỏ mặt và nói: “Chú ơi, học sinh Việt Nam chính là cháu.”
Bạn tôi hỏi: “Tại sao học sinh người Mỹ kiên cường hơn con tớ, cậu biết không?” Tôi lắc đầu tỏ vẻ không hiểu.
Bạn tôi trả lời: “Thực ra nguyên nhân vô cùng đơn giản. Trẻ em Mỹ từ rất nhỏ khi đi ra ngoài ăn đều phải tự trả tiền. Người Mỹ dạy con cái tự trả tiền, đó là “có gặp phải chuyện gì thì cũng không ai trả tiền cho con, cho dù là bố mẹ, người thân hay bạn bè của con.”
Do đó cậu người Mỹ hiểu rằng, dù tình huống nguy hiểm mấy, nếu muốn tiếp tục sống thì nhất định phải dựa vào chính bản thân mình.
Trê em Việt nhận được quá nhiều giúp đỡ, chúng quen chờ đợi giúp đỡ từ người khác.
“Không có ai sẽ trả tiền cho bạn”. Chỉ một câu đơn giản nhưng đã tạo một nét đặc trưng về sự tự lập và nghị lực của người Mỹ
Nghe xong chuyện, tôi cũng về kể cho các con nghe câu chuyện này. Tôi nói cho chúng biết: “Đôi khi tiền không phải là vấn đề. Giúp đỡ con cũng không phải là vấn đề. Nhưng trong cuộc sống, sau này sẻ không ai trả tiền cho con..."./.

Nguyễn Việt Anh (st)

Nhân chuyện xôn xao làng nước, góp vui vài câu.

Biết làm thợ may có thể xin đi may máy, gia công quần áo cho Tây mặc. Học đại học IT ra có thể đi gia công phần mềm cho Tây xài. Biết buôn bán dự án IT, có thể đi Mỹ định cư.
Nếu là con nhà, bạn có thể lên bí thư, chủ tịch phường, quận, thậm chí tỉnh (nhưng nhà phải đủ to) hoặc tốn vài năm rồi ra đứng đuờng.
Nếu biết lái xe hoặc gương lược tốt, có thể làm đến bộ trưởng. Tuy trình lớp 7 nhưng biết theo đuổi nghề y tá, có thể lên đến thủ tướng.
Để lên cao hơn, bạn cần văn hoá lớp 3, biết hoạn lợn hoặc lý luận như L.

Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90)

Sunday, July 24, 2016

CHÚC MỪNG SINH NHẬT!

Hôm nay là Sinh nhật của anh Lê Minh (Debrecen,VIDI69). Với tất cả sự chân thành của mình, tôi chúc anh mạnh khỏe, vui vẻ, trẻ mãi không già!


LÀM NGƯỜI TỬ TẾ

Lãnh đạo ta có mốt
Khi hạ cánh an toàn,
Muốn làm người tử tế,
Thanh bạch và an nhàn.


Họ nói nghiêm túc lắm.,
Cảm động và chân thành.
Nhưng thực ra họ biết
Họ đang dối lừa mình.

Một - Chí Phèo cũng muốn
Thành tử tế như ai,
Nhưng không ai cho phép,
Đành nuốt hận, thở dài.

Khi cả làng tham nhũng,
Dẫu về hưu, thì quan,
Muốn tử tế cũng khó.
Khó cả sống an nhàn.

Sẽ khối đứa nhòm ngó,
Khối đứa nói xỏ xiên.
Khối đứa đến cầu cạnh,
Trong túi mang theo tiền.

Hai - Muốn thành tử tế,
Nếu lương tâm đang còn,
Thì trả của tham nhũng,
Của mình và của con.

Việc này quả rất khó.
Vì dẫu rất thật lòng
Muốn làm người tử tế,
Nhưng trả tiền thì không.

Xưa nay, như ta biết,
Một khi đã dính chàm,
Thành tử tế khó lắm.
Nhất là ở Việt Nam.

Thái Bá Tân

NHỮNG BÀI THƠ CUỐI ĐỜI CỦA NGUYỄN ĐÌNH THI


Nhà thơ Hoàng Hưng vừa công bố những bài thơ cuối đời của Nguyễn Đình Thi:
Hoàng Hưng: Tâm sự của nhà thơ Nguyễn Đình Thi bộc lộ trong những bài thơ cuối đời mà có lẽ ít người biết khi hoang mang nhìn lại con đường cách mạng mà mình đã theo suốt đời: 

Đã có mùa xuân đời tôi không nhỉ
Và đã có không cả một mùa hè
Tôi chỉ nhớ đã đi nhiều mê mải
Năm tháng đêm ngày theo một ánh xa

(Mùa thu vàng)

Cuối cùng tự đấm ngực sám hối bi thương:
Người tôi còn nhiều bùn tanh
Mặt tôi nhuốm xanh nhuốm đỏ
Tay tôi vướng nhiều đồ bỏ
Nhiều dây nhợ tự buộc mình
Thôi xin tha cho mọi lỗi lầm
Quên cho những dối lừa khoác lác
Tôi biết tôi đã nhiều lần ác
Và ngu dại còn nhiều lần hơn

(Gió bay)

Nguồn: VanViet.info

Larung Gar

Larung Gar view

The hillside homes

At night the view of the Serthar Buddhist Institute is magical, with thousands of little

(Các bạn click vào hình để xem rõ hơn)

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO TẠI HUNGARY

NCTG (19/09/2010): Tất cả 22.400 vé cho hai buổi thuyết giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được bán hết từ cách đây nhiều tháng cho những người ái mộ Ngài đến từ 32 quốc gia, mặc dù sự kiện này được tổ chức tại Cung Thể thao Sportaréna (Budapest), nơi mà nhiều khi, các ngôi sao nhạc Pop, Rock cũng không thu hút được nhiều khán giả đến thế.


Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

Do đã hết chỗ, Ban tổ chức quyết định sẽ tường thuật các buổi thuyết giảng trên website của họ. Tuy nhiên, do điều kiện kỹ thuật, trong cùng một thời điểm chỉ tối đa 10 ngàn người có điều kiện lắng nghe các bài giảng trực tuyến và giao lưu tương tác với chương trình, nên việc theo dõi trên website cũng cần phải đăng ký trước.

Thiện cảm với đại diện của Phật giáo

Mặc dù được tổ chức thành những chủ đề riêng cho các tín đồ Phật giáo và những người có sự quan tâm đến tôn giáo này, nhưng Ban tổ chức nhấn mạnh rằng những lời dạy, khuyến cáo của Đức Đạt Lai Lạt Ma là dành cho tất cả mọi người. Những ai mở lòng để tiếp nhận cơ hội và sức mạnh trong việc tìm hiểu bản thân và thế giới một cách sâu sắc, đều có thể đặt cuộc sống của mình trên một cơ sở mới.

Chính sự cởi mở đó - không đòi hỏi cử tọa phải là Phật tử - đã đem lại sức quyến rũ lớn cho người Hungary đến với các buổi thuyết giảng, vì họ tin rằng có thể thực hành những giáo lý của vị Đạt Lai Lạt Ma theo cách riêng của mình, mà không phải từ bỏ những tín ngưỡng, đức tin tôn giáo cá nhân.

Mặt khác, những ai đã có dịp đọc các trước tác của Ngài như “Cốt tủy của hạnh phúc”, “Chữa lành cơn thịnh nộ”, “Biển của Trí Huệ”..., được chuyển ngữ rộng rãi sang tiếng Hungary, đều muốn chiêm nghiệm sức hút đặc biệt của vị “thánh nhân” này, người đã từng có mặt tại Hungary nhiều năm trước chuyến công du chính thức.

Cạnh đó, những hồi ký của Ngài như “Tự do trong lưu đày” cũng được độc giả Hungary rất yêu mến  và gần gũi, như minh chứng cho nỗ lực đấu tranh bất bạo động bền bỉ cho nền tự do của Tây Tạng, “trên tinh thần khoan dung và tôn trọng lẫn nhau để bảo vệ lịch sử và tài sản văn hóa của con người” (lý giải của Ủy ban Hòa bình Nobel năm 1989).

Truyền thống Phật giáo lâu đời

Đáng ngạc nhiên là một xứ sở xa xôi tại Đông Âu như Hungary là một quốc gia có truyền thống lâu đời về đạo Phật, đặc biệt là Phật giáo Tây Tạng. Một số cư sĩ Phật giáo cho rằng do có nguồn gốc xuất xứ từ Phương Đông nên các giá trị văn hóa Phương Đông, trong đó có Phật giáo, luôn tồn tại một cách vô hình trong tâm thức người dân Hungary.

Sự hấp dẫn và phát triển của Phật giáo tại Hungary cũng được nhiều người lý giải là bởi khi tiếp cận với Phật pháp, người Hungary luôn có cảm giác như họ đang nghe những giáo lý quen thuộc, đã từng được biết tới.

Khởi điểm và đặt nền móng cho Phật giáo Tây Tạng tại Hungary, phải kể đến sự nghiệp nghiên cứu Tây Tạng và Phật pháp của Kőrösi Csoma Sándor, một học giả sinh vào cuối thế kỷ 18.

Học giả Hungary Kőrösi Csoma Sándor, người đặt nền móng cho sự nghiên cứu Phật giáo, ngôn ngữ và văn hóa Tây Tạng tại Châu Âu và Hungary

Trong những chuyến hành hương về Phương Đông, đặc biệt là sang Tây Tạng để tìm thủy tổ của dân tộc Hungary, ông đã chấp bút cuốn tự điển Tây Tạng - Anh đầu tiên (năm 1834), tổng hợp những nguyên tắc ngữ pháp của ngôn ngữ Tây Tạng và như thế, Kőrösi Csoma Sándor được coi là người đã sáng lập bộ môn khoa học nghiên cứu về Tây Tạng.

Có học vấn uyên bác, đọc thông viết thạo 20 thứ tiếng, trong quá trình dịch thuật kinh sách và truyền bá ngôn ngữ Tây Tạng, Kőrösi Csoma đã đồng thời giới thiệu những khái niệm căn bản của Phật giáo Tây Tạng tại Hungary và Châu Âu đương thời.

Nhờ sự nghiệp truyền bá đó, vào ngày 22-2-1933, tại Đại học Phật giáo Taisho (Tokyo), ông đã được “tấn phong” Bồ tát (ông là người Châu Âu đầu tiên được danh hiệu đó), mặc dù suốt đời ông vẫn giữ niềm tin vào đạo Tin Lành và chỉ khiêm nhường coi mình là một “môn đệ Phương Tây” của Phật giáo.

Được đánh giá là người đã “mở trái tim Phương Tây trước giáo lý nhà Phật”, Kőrösi Csoma Sándor trở thành một biểu tượng tại Hungary như người kết hợp giữa tinh thần dân tộc, nguồn cội và Phật giáo. Có thể coi ông là người đặt những cột mốc đầu tiên cho sự xuất hiện của các nhóm tìm hiểu Phật giáo tại Hungary từ cuối thể kỷ 19.

Hoạt động Phật giáo phong phú

Một phần nhờ sự nghiệp chói lọi và không thể phủ nhận của Kőrösi Csoma Sándor mà trong những thập niên dưới thể chế cộng sản tại Hungary, khi tất cả các tôn giáo đều bị Nhà nước hạn chế và quản lý ngặt nghèo, thì đạo Phật vẫn có đất sống.

Năm 1952, đúng vào thời kỳ đen tối nhất của các giáo hội ở Hungary, với sự ủng hộ của một vị Lạt Ma người Đức, tại Budapest đã thành lập một hội Phật giáo theo nhánh Đại thừa mang tên Sứ mệnh Phật giáo (Buddhista Misszió), đứng đầu là một cư sĩ Hungary tên là Hetényi Ernő (1912-1999).

Đồng thời, vào năm 1956, Hetényi Ernő - người sau này trở thành một Lạt Ma - cũng thành lập tại Berlin và Budapest một Viện Nghiên cứu Phật giáo Quốc tế mang tên Học viện Phật giáo Kőrösi Csoma Sándor.

Trong những thập niên sau đó, dưới sự quản lý của Cục Tôn giáo Quốc gia, Sứ mệnh Phật giáo là tổ chức Phật giáo duy nhất được chính thức cho phép hoạt động tại Hungary và còn có những sinh hoạt mang tính quốc tế.

Tháp tưởng niệm học giả Kőrösi Csoma Sándor tại Vũng Tàu

Chính tổ chức này, vào năm 1972, đã cho xây dựng một ngôi chùa tháp tưởng niệm Kőrösi Csoma Sándor tại Vũng Tàu, Việt Nam, theo đề xướng của cư sĩ Rudolf Petri (1915-1980), giảng viên Học viện Phật giáo Kőrösi Csoma Sándor (Budapest). (*)

Và, mặc dù không được phép chính thức ấn hành sách vở, nhưng dưới hình thức “samizdat” (tự xuất bản), nhiều kinh sách in rêneô đã được Giáo hội này lan truyền trong giới Phật tử và những người tìm hiểu Phật giáo Hungary.

Cuối thập niên 80 và nhất là sau khi Hungary thay đổi thể chế chính trị, xuất hiện rất nhiều cơ sở Phật giáo (đa phần theo nhánh Tây Tạng và Ấn Độ) vì theo luật định, chỉ cần một nhóm 100 người cùng đức tin là đủ để thành lập một giáo hội được tòa án chính thức công nhận.

Hungary đã có trường Cao đẳng Phật học thành lập từ năm 1992 thu hút nhiều thanh niên, trí thức, với chương trình giảng dạy về giáo lý, Đông Phương học và Hán học có nhiều điểm đặc sắc được coi là độc nhất vô nhị tại Châu Âu.

Stupa Hòa bình tại Zalaszántó


Hungary cũng có có tới 7 tòa stupa (tháp bà), trong đó, stupa ở vùng Zalaszántó được coi là thánh đường Phật giáo lớn nhất Châu Âu, và cũng là nơi duy nhất tại Châu Âu được giữ một phần xá lợi của Đức Phật Tổ.

Tọa lạc trên một quả đồi cao 316m, tòa tháp này cao 36m, bề ngang 24m, được gọi bằng cái tên stupa Hòa bình, do đích thân Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 cắt băng khánh thành vào ngày 17-6-1993 như một “biểu tượng của hòa bình, hạnh phúc và giác ngộ”.

Từ hai thập niên nay, với sự xuất hiện của một số cộng đồng Á Đông tại Hungary, Phật giáo tại nước này có thêm những nét mới. Cộng đồng người Hoa đã có hai ngôi chùa và Giáo hội Phật giáo riêng tại Budapest, nơi quy tụ cả những Phật tử Hungary và Việt Nam.

Trong tương lai không xa, cộng đồng Việt Nam cũng dự tính sẽ có ngôi chùa cho riêng mình: sự ra đời của Hội Phật tử Việt Nam tại Hungary vào mùa hè năm ngoái, cũng như hoạt động một số nhóm Phật tử khác cho thấy đời sống tâm linh ngày càng đóng vai trò lớn trong sinh hoạt văn hóa và tinh thần của bà con Việt tại đây. (**)

Ghi chú:

(*) Sau nhiều năm không được chăm sóc, hiện tại tòa tháp bà đã bị hư hại nhiều và tọa lạc trong một khu hoang vu, bị các hộ dân địa phương lấn chiếm bất hợp pháp thành nơi nuôi lợn, chó... Các thành viên thuộc đoàn Hungary tham dự Lễ hội Ẩm thực Quốc tế (World Food Festival, tổ chức vào cuối tháng 7-2010 ở Vũng Tàu) đã phải rất khó khăn mới tìm được đến tòa tháp để đặt hoa tưởng niệm vị học giả lớn.

Trong năm nay, nhân kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hungary, một kế hoạch trùng tu stupa đã được ĐSQ Hungary tại Việt Nam và Quỹ Văn hóa Vì văn hóa Hungary - Việt Nam dự tính thực hiện.

(**) Bản tin đã trích đăng tại RFI.

Hoàng Nguyễn, từ Budapest