NGUYỄN QUANG A: Cảnh sát tư tưởng Việt Nam toàn ăn lương và bổng lộc tàu.
TỪ ĐẶNG TIỂU BÌNH, CÀN LONG ĐẾN CÁC "CELEB" TRUNG QUỐC CHỐNG PHÁN QUYẾT CỦA PCA.
(Post lại bài đã đăng FB ngày 27/2/2016, có cập nhật đôi chỗ)
Hàng loạt cuốn sách
đồ sộ về Đặng Tiểu Bình đã được in thời gian qua. Không cuốn nào nói
đến chuyện kẻ xâm lược, kẻ giết người hàng loạt Đặng Tiểu Bình xua quân
tấn công toàn tuyến biên giới Bắc Việt Nam, để "dạy cho Việt Nam một bài
học" ?
Tôi nhớ lại không khí căng thẳng tại cuộc họp điểm báo
tháng 2 năm 1997, khi Đặng Tiểu Bình tạ thế, tờ Thời báo kinh tế Sài Gòn
đã có bài viết về tư tưởng cải cách kinh tế của nhân vật, đồng thời nói
rõ Đặng Tiểu Bình LÀ KẺ ĐÃ PHÁT ĐỘNG CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC VIỆT
NAM. Tiếp nhận phê phán nặng nề từ ban tuyên huấn, Tổng Biên tập Võ Như
Lanh điềm tĩnh trả lời, đó là sự thật lịch sử và tôi là nhà báo Việt
Nam, tôi có trách nhiệm nhắc bạn đọc của tôi về điều đó.
Sau này,
trong bài báo tưởng nhớ anh khi anh qua đời (vẫn còn trên mạng), ban
biên tập TBKTSG còn nhắc quan điểm này: “Anh cho rằng một khi đã tin
tưởng điều gì là đúng và cần thiết phải thông tin thì hãy thông tin, sau
khi đã cân nhắc đầy đủ lợi hại và sẵn sàng đón nhận những khó khăn có
thể đến. Như khi Đặng Tiểu Bình qua đời vào tháng 2-1997, anh đã chủ
trương đưa tin nói rõ cả những mặt sáng và mặt tối của nhân vật này”.
Nói chuyện Đặng Tiểu Bình, không thể không buồn cười nhớ tới những Tề
Thiên Đại Thánh, Võ Tắc Thiên, Hoàn Châu Cách Cách và nhất là nhân vật
được biết đến nhiều nhất, được ái mộ rộng khắp Việt Nam: vua Càn Long.
Nhiều tháng, năm, truyền hình Việt Nam chiếu liên tu bất tận những tập
phim về vị “minh quân xuất chúng” Càn Long khiến khán giả Việt yêu quí
say mê, rồi yêu luôn tài tử Trương Thiết Lâm, Trương Quốc Lập. Nhiều ký
sự về đời tình ái của hai tài tử này một dạo bán rất chạy, giăng đầy mặt
báo Việt Nam (Xin cập nhật: cuối năm 2015, “vua Càn Long” Trương Thiết
Lâm đã lìa "chính sự" mà xuống tóc quy y, vào chùa đi tu theo Phật giáo
Tây Tạng)
Công đức của VTV và các đài truyền hình VN trong xây dựng
hình ảnh vị minh quân Càn Long thật là vô lượng. Duy có những sự thật
về vua Càn Long liên quan trực tiếp tới Việt Nam thì hầu như rất xa lạ,
hầu như đến giờ chưa thấy báo đài nào nói tới. Tháng 7 năm 1788, Lê
Chiêu Thống sai người sang Trung Quốc cầu viện.. Cuối năm 1788, chính
vua Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy hơn 29 vạn
quân, hộ tống Lê Chiêu Thống về Việt Nam, vào chiếm đóng Thăng Long.
Đúng ngày22 tháng 12 năm 1788, Bắc Bình vương Nguyễn Huệ xuất quân tiến
ra Bắc Hà. Đêm 30 Tết âm lịch, quân Tây Sơn đã đánh tan 29 vạn quân
Thanh, và trưa mồng 5 Tết Kỷ Dậu - 1789, quân Tây Sơn tiến vào Thăng
Long. Tôn Sĩ Nghị dẫn tàn quân bỏ chạy, tổn thất lớn.
Giật mình,
1789-1979. Vậy là từ khi vua Càn Long định chiếm Đại Việt bị thất bại,
cho đến cuộc xâm lược của Đặng Tiểu Bình là tròn 190 năm.
Đến nay, 227 năm đã qua, vậy những mảnh lịch sử Việt Nam liên hệ đến họ đã được Và đã được nói rõ ràng, công bằng đến đâu?
Chuyện đó cũ, chuyện này mới hơn. Hôm 26/2/2016, tờ Petrotimes đưa
tin: Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 25/2 có bài kêu
gọi quân đội nước này hãy “dạy cho Mỹ một bài học” nếu Washington tiếp
tục có những hành động táo bạo. Tờ báo em của Nhân Dân Nhật Báo TQ là
Hoàn cầu Thời báo thì rổn rảng hơn, quy cho Mỹ đang làm rùm beng chuyện
Trung Quốc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa HQ-9 ở Hoàng Sa "là
không chỉ gây áp lực cho Bắc Kinh về vấn đề biển Đông mà còn kích động
xung đột giữa Bắc Kinh với các nước khác”.
TQ có đánh Mỹ không? Chưa
biết. Tuy vậy, điều lạ là lần này, TQ xả cảng cho cơ quan ngôn luận
chính thức của Đảng và nhà nước TQ nhắm thẳng Mỹ mà hăm dọa kích động
như vậy.
Còn để “nghênh tiếp” phán quyết của PCA, lãnh đạoTrung quốc
đã thực hiện “chiến lược ngoại giao công chúng” nhằm định hình nhận
thức của quốc tế về “chính nghĩa và lòng yêu hòa bình” (sic) của họ! Sử
dụng cả phim hoạt hình miệt thị dân Việt Nam là những con khỉ, hay làm
phim truyền hình thiếu nhi để tự tôn vinh. Mấy hôm nay là chiến dịch dữ
dội nhất: dùng mạng, dùng tất cả celeb, các ngôi sao văn hóa nghệ thuật
phủ nhận phán quyết PCA.
Rõ ràng là TQ đã luôn cân nhắc kỹ, đã
"chơi" rất bản lĩnh, rất có tính toán trong cuộc chiến truyền thông.
Binh chủng nào, lúc nào, nói gì, "ton" gì, nhắm vào ai...là có đủ loại
để nghênh chiến, thay đổi rất linh hoạt để đạt nhưng kết quả khác nhau,
chứ không hoàn toàn đồng phục và đơn điệu nhàm chán.
Nhớ hồi chiến
tranh, ta đánh ba thứ quân, phối hợp chính quy với du kích. Vậy sao lúc
ngư dân sôi sục vì bị rượt đuổi, bắn, giết, cướp tàu khi ra khơi làm ăn
trong biển của mình thì báo chí của Mặt trân, của Hội nghề cá, của Hội
phụ nữ, thanh niên...không thể lên án tội ác, đòi bồi thường, đòi quốc
tế có thái độ với kẻ ý lớn hiếp đáp? Nhiều loại báo,sách, phim, bài
hát... đại diện nhiều đối tượng nhiều giọng, nhiều nội dung, nhiều cách
thức tham gia linh hoạt vào cuộc chiến. Mà đừng lo bị ông anh giận, làm
vậy cũng là “học” cách họ đang xài đủ thứ binh chủng vậy thôi.
Rõ ràng trong một thế giới hội nhập, ta cần tính lại chiến lược, sách lược cho cuộc chiến truyền thông.
Và đó là chuyện lâu dài. Trước mắt, xin bày tỏ sự yêu quí, trân trọng
với Thành Lộc . Anh đã sống xuyên suốt như anh nghĩ và viết-chứ không
chỉ nói - về lòng tự trọng dân tộc. Cũng nghe là MC Phan Anh, Tuấn Hưng,
Mai Khôi, (NS Tuấn Khanh thì...dĩ nhiên rồi), Trúc Diễm, Phương Thanh,
Thu Minh, Sơn Tùng, hoa hậu Phạm Hương, hoa khôi Lan Khuê... đã lên
tiếng. Không cần phất phong trào hay dậy chiến dịch. Cứ tự nhiên như
sống và thở. Như Thành Lộc viết: Là nghệ sĩ Việt, trước hết là công dân
Việt.
PS. Hôm nay là 100 ngày người tử tế Phạm văn Bên ra đi. Xin
đốt nén nhang tưởng nhớ ông, người đã góp phần định nghĩa người Việt tử
tế.
Vũ Kim Hạnh
No comments:
Post a Comment