Monday, July 25, 2016

Hun Sen nên im lặng

Nếu Campuchia tiếp tục hành xử như hiện nay, các thành viên khác của ASEAN có thể đến lúc phải đặt câu hỏi: Tại sao nên giữ Campuchia ở lại trong ASEAN?
The Cambodia Daily ngày 25/7 đưa tin, Ngoại trưởng 10 quốc gia ASEAN đang nhóm họp tại Vientiane, Lào và đã bắt đầu soạn thảo tuyên bố chung. Hầu hết (9) thành viên nhất trí đưa nội dung kêu gọi các nước tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý trong giải quyết tranh chấp Biển Đông, chống quân sự hóa Biển Đông vào dự thảo tuyên bố chung.
Tuy nhiên theo Reuters hôm thứ Bảy 23/7, cuộc họp đã rơi vào tình trạng hỗn loạn sau khi Campuchia bác bỏ bất kỳ ý kiến nào liên quan đến phán quyết vụ kiện trọng tài Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc, cũng như việc "quân sự hóa Biển Đông" vốn đã xuất hiện trong các tuyên bố chung của ASEAN trước đó vào tuyên bố chung lần này.
Một nhà ngoại giao Indonesia bức xúc: "Ngôi nhà chung của chúng tôi đang là một mớ hỗn độn."
Người phát ngôn chính phủ Campuchia ông Phay Siphan nói với The Cambodia Daily: "Chúng tôi gần gũi với Trung Quốc, nhưng không có nghĩa là chúng tôi là một con rối của Trung Quốc, và chúng tôi cũng không thể là một con rối của Mỹ.
Đừng ai bảo Campuchia phải làm thế này hay làm thế khác. Đừng ai ra lệnh cho chúng tôi."
Tờ báo The Cambodia Daily lưu ý, chỉ 3 ngày sau khi Hội đồng Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982 ra phán quyết hôm 12/7 về vụ kiện trọng tài Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc, Bắc Kinh đã cam kết viện trợ hơn 500 triệu USD cho Campuchia.
Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia được The Cambodia Daily dẫn lời bình luận: "Bằng cách phá hoại ASEAN, Hun Sen đang làm mất lòng hoặc nhiều hoặc ít đối với Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam."
Theo ông, lập luận của Thủ tướng Campuchia rằng phán quyết trọng tài vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc không liên quan gì đến Phnom Penh, đó là cách Hun Sen tự chuốc lấy thất bại. Giáo sư Carl Thayer nói:
"Nếu thế thì ông ta nên im lặng và tiếp tục làm theo điều đó. Nếu đây không phải là một phán quyết có ảnh hưởng đến Campuchia, thì nước này nên dừng quấy rối, để nói chuyện thẳng thắn và tuân theo các quyết định của số đông."
The Cambodia Daily nhắc lại, đây không phải lần đầu tiên Campuchia ngăn chặn một tuyên bố chung của ASEAN dẫn đến sự thất vọng của các thành viên có yêu sách ở Biển Đông.
Tháng 7/2012 Campuchia lấy vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN đã gạt Biển Đông ra dự thảo tuyên bố chung, khiến lần đầu tiên hội nghị Ngoại trưởng ASEAN không ra được tuyên bố chung.
Hôm qua 24/7 The Wall Street Journal đưa tin, một số nhà ngoại giao ASEAN đã đề nghị từ bỏ nguyên tắc đồng thuận trong ASEAN và thay thế bằng nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số.
Còn Giáo sư Carl Thayer cho rằng,
Nếu chuyện này đi đến điểm giới hạn của nó, các nước sẽ phải nói với Campuchia rằng: Hãy ra khỏi phòng họp, Campuchia, các ông đang cản trở quá trình (tìm cách giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông), Giáo sư Carl Thayer lưu ý.

Hồng Thủy (from FB/Nguyen Viet Anh's post)

4 comments:

  1. Ủng hộ TQ là bá chủ chỉ có những kẻ như Hun Sen, Khơ me Đỏ và 1 số ít ở VN mà thôi.

    ReplyDelete
  2. Dũng Đỗ: Tôi đồng ý với ý kiến của Gs.Carl Thayer nên loại CPC ra khỏi Asean

    ReplyDelete
  3. Lê Minh (Debrecen,VIDI69): Hay than trong vi thang nay do VN dung nen ??? Lai lien quan den cong tac nhan su nua roi !

    ReplyDelete
  4. Quốc Tuấn Chu: Theo tôi, bao giờ và ở đâu cũng có những kẻ bán mình cho TQ. Có một điểm chung của những kẻ bán mình đó là : Lịch sử chưa xác nhận bất kể 1 tên tuổi nào trong số họ là kẻ có nhân cách. Sau năm 2012 Hun xen bán mình xong thì chính Hun xen lại bị TQ nướng tái trong kỳ bầu cử QH khi TQ bơm tiền cho Ranarit để lật đổ Hun xen, nếu không có sự ủng hộ ngầm thì Hun xen mất chính quyền từ 2013. Thêm lần tráo trở này nữa thì trong mắt cộng đồng thế giới, Hun xen trở thành con số 0 tròn trĩnh. Thương cho người dân Cambodia quá chân chất luôn bị những kẻ tham lam cơ hội, thiển cận dẫn dắt suốt chiều dài lịch sử.

    ReplyDelete