Chuyện thứ nhất: HÔNG NGỰ VÀ TÌNH YÊU ĐẤT SẠCH CỦA VÕ VĂN TIẾNG
Trưa ngày 8 tháng 7/2016, Út lúa Võ vănTiếng hẹn cần gặp tôi gấp. Hai
cộ cháu đi ăn phở trưa. Tiếng vui vẻ, cô, tuần qua lúa của con đã trổ
bông tốt rồi nên con mới thở phào, đi kiếm cô . Chưa tới một tháng nữa
là gặt. Con định xong mùa này con tạm dừng trồng lúa, để cho đất nghỉ,
tạm chuyển qua trồng rau màu và nuôi vịt và nuôi cá . Ruộng mình thì ổn
rồi nhưng nhìn quanh thấy đáng buồn, đáng lo lắm cô.
Mấy tháng qua,
con để ý kỹ cách làm của mọi người chung quanh. Mới thấy hết hồn vì
người ta xài thuốc trừ sâu quá nhiều, nhiều chóng mặt luôn. Một mùa 3
tháng họ xit thuốc cỡ 10 lần, cứ hơn tuần là xit một lần. Vậy là họ làm
và bán sản phẩm của hóa chất chứ đâu phải gao bình thường. Tiếng kể là
bạn ấy đã thuyết phục được hai người nông dân ở gần làm theo cách không
xài thuốc trừ sâu. May mà họ thu hoạch tốt (họ trồng lúa ngắn ngày hơn
Tiếng) nên giờ Tiếng nghĩ sẽ dễ thuyết phục những nông dân chung quanh
hơn nữa. Con thích cái ý tưởng đi thuyết phục họ bỏ xài thuốc trừ sâu
quá cô. Hay là... con giao tất cả lúa cho anh Thiện (Phạm Minh Thiện,
CEO doanh nghiệp Cỏ May, người cho Tiếng mượn tiền làm lúa) nhờ ảnh
...bán giùm còn con tập trung đi mở rộng diện tích làm nông kiểu mới?
Hỏi Thiện về ý tưởng này, Thiện cười lý thú trong điện thoại. Cô ơi,
con muốn Tiếng tập làm doanh nhân. Con sẽ nhận lúa về xay , lau, đóng
gói xong giao lại Tiếng đem bán. Bán lời, hai anh em chia đôi còn lỗ,
con bao hết.
Tôi hình dung vẻ mặt sường sượng, cười cười của Tiếng
khi phải chịu thua, miển cưởng chấp nhận làm doanh nhân. Ở Thiện có sự
tin tưởng tuyệt đối tính kiên định làm nông kiểu mới của Tiếng vì cuối
cuộc điện đàm ngắn, Thiện nói, chà, phải nông dân mình ai cũng quyết
liệt không xài thuốc sâu, thuốc độc như Tiếng thì nông nghiệp mình đỡ
biết bao nhiêu, héng cô.
Tôi cười thầm, với 20 tỉ đồng thuốc sâu
tiêu thụ mỗi ngày (hầu hết là thuốc độc của Tàu) thì Thiện khoan hãy mơ!
Quả thật theo dõi cách làm ruộng của Tiếng hàng ngày mới thấy chống
chọi, kiên quyết không xài hóa chất (hàng ngày đầu độc đất) là khó khăn
gian khổ dường nào!
Trưa hôm đó, tiễn Tiếng về Đồng Tháp, tôi mở FB lên và đọc thấy đoạn viết này của Minh Phong...
Chuyện thứ hai: CÓ AI VỀ CẢNH DƯƠNG MÀ NGHE...
Đoạn viết của Minh Phong trên FB ngày 7/7/2016 kể câu chuyện: Bà con
ngư dân xã Cảnh Dương (Quảng Bình) đã có 3 kiến nghị gửi các cấp chính
quyền.sau đây: (1) Đề nghị được khám sàng lọc bệnh vì nhiều người không
biết nguyên nhân cá chết đã ăn cá đánh bắt trong vùng biển ô nhiễm trong
một thời gian dài; (2) Có biện pháp làm sạch biển, thay vì chuyển đổi
ngành nghề...(3) Dân Cảnh Dương không nhận tiền đền bù từ Formosa vì như
thế là tiếp tay cho huỷ hoại môi trường!
Người viết stt này đặt tựa
đoạn viết của mình là: có ai về Cảnh Dượng mà nghe...Nghe gì nhỉ? Bạn
cũng như tôi, mấy chục năm qua chắc nhiều người vẫn thường nghe mấy câu
hát rất tình cảm này: “Quảng Bình quê ta ơi, giữ lấy đất trời của quê
hương ta; giữ lấy những gì mà ta yêu quí; Quảng Bình...quê ta ơi"
Làm sao không bần thần trước câu chuyện âu lo giành lại đất sạch của
Tiếng và đòi hỏi giành giật lại biển sạch của dân Cảnh Dương, Quảng
Bình. Bài toán, làm gì cho “ĐẤT SẠCH, NƯỚC SẠCH” là việc của mỗi người
dân, vâng, những công dân-nông dân và ngư dân- vẫn muôn đời tự nguyện
nhận trách nhiệm của mình. Nhưng ai cho họ thực hiện quyền của họ? Nghĩ
về lý, đó là quyền tự do kinh doanh của họ. Ai có quyền buộc họ phải
buông việc “ra khơi bám biển” mà phải đi “tha phương cầu thưc” ?
Mấy
hôm trước, tôi share câu chuyện thương nhân bán vé số (cậu bé Bằng) từ
Hà Tĩnh đã giạt về Sài gòn. Mai mốt, qua chuyện dạy nghề và xuất khẩu
lao động, ai cũng dễ thấy trước kết quả, bao nhiêu Bằng nữa về TP này?
Mấy năm nữa, chừng nào biển QB mới sạch để ngư dân thực hiện quyền làm
ăn trên mảnh đất Quảng Bình quê hương họ, làm nghề của cha ông họ truyền
lại nhiều đời?
Vũ Kim Hạnh
No comments:
Post a Comment