Sau khi tổng hợp các dữ liệu từ PISA, bao gồm cả
các câu hỏi về hoàn cảnh, trải nghiệm học tập và hệ thống giáo dục của
học sinh, các nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng sự đầu tư cho giáo dục cùng
truyền thống văn hóa chính là một phần nguyên nhân dẫn đến sự vượt trội
của học sinh Việt Nam.
Truyền thống văn hóa thực chất đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nên tính cách của học sinh. Về cơ bản, học sinh Việt Nam tập trung và rất coi trọng việc học. Họ ít khi đi học muộn, tìm lý do vắng mặt hay bùng học.
Học sinh Việt Nam cũng thường dành nhiều hơn 3 tiếng tự học thêm ngoài
giờ lên lớp so với học sinh các nước đang phát triển khác. Những học
sinh này cũng ít lo lắng về môn Toán và khá tự tin về việc họ có thể ứng
dụng nó ra sao trong tương lai.
Ngoài ra cũng phải kể tới việc cha mẹ Việt
Nam thường tham gia nhiều hơn vào các hoạt động học tập của con cái,
giúp đỡ chúng và thậm chí còn đứng ra kêu gọi góp quỹ cho trường học.
Hệ thống giáo dục cũng tập trung hơn: Giáo viên có ít quyền tự chủ và
bị quản thúc chặt chẽ hơn so với các nước khác. So với các nước phát
triển thì Việt Nam cũng chú trọng thành tích học tập của học sinh hơn
những yếu tố khác như ngoại khóa hay thể thao.
Tuy
nhiên, quan trọng hơn cả là Việt Nam đầu tư khá nhiều vào giáo dục so
với các nước đang phát triển khác, nhất là lại trong điều kiện GDP thấp
hơn. Với mức độ phát triển kinh tế không cao, các bậc cha mẹ không được
giáo dục đẩy đủ bằng tầng lớp sau và cũng có ít trường học ở thành thị
hơn các khu vực nông thôn, quốc gia này có vẻ như sẽ khó có được một nền
giáo dục tốt.
Tuy nhiên, mặc cho những khó khăn về kinh tế, cơ sở vật chất các trường học tại Việt Nam lại khá tốt. Và mặc dù các trường học sở hữu rất ít máy tính nhưng chúng đều được kết nối Internet, một trong những bằng chứng cho thấy mức độ đầu tư cho giáo dục ở Việt Nam.
Người
Việt hiện nay cũng được tiếp cận với giáo dục từ sớm hơn trước – đây là
một trong những quốc gia có tỷ lệ học sinh theo học các chương trình
chuẩn bị vào lớp 1 khá cao.
Tất nhiên tất cả
những yếu tố này cộng lại mới chỉ giải thích được một nửa khoảng cách
vượt trội của học sinh Việt Nam so với các nước cùng mức GDP. Những yếu
tố khác trong ẩn số này hiện vẫn chưa được được làm rõ, tuy nhiên kết
quả này cũng cho thấy một điều là học sinh những quốc gia nghèo cũng
hoàn toàn có thể đạt đến ngưỡng như học sinh những đất nước giàu có.
Tham khảo Business Insider
No comments:
Post a Comment