Ngày 10-7-1986, Tổng bí thư Lê Duẩn qua đời.
Ngày 14-7-1986, Ban chấp hành trung ương họp phiên đặc biệt, bầu Trường Chinh làm Tổng bí thư.
Ngay sau đó, TBT Trường Chinh chỉ đạo viết lại Báo cáo chính trị và các văn kiện Đại hội VI.
Về chủ trương và chính sách kinh tế, ba nội dung đổi mới quan trọng nhất bao gồm:
1. Đổi mới về cơ cấu kinh tế và đầu tư (do Phan Diễn phụ trách biên soạn)
2. Đổi mới về chính sách kinh tế nhiều thành phần (do Hà Đăng phụ trách biên soạn)
3. Đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế (do Trần Đức Nguyên phụ trách biên soạn)
Nhiều người ở Việt Nam (cũng như nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài, kể cả
nhà sử học Keith Taylor) lầm tưởng, cho rằng Nguyễn Văn Linh là vị TBT
khởi xướng đổi mới trong Đảng. Sự thực là chính Trường Chinh mới là
người đóng vai trò này. Cũng phải nói thêm là, ở cấp trung ương, bên
cạnh Trường Chinh và Nguyễn Văn Linh, không thể không kể đến đóng góp
của một số vị lãnh đạo khác như Võ Văn Kiệt, Võ Chí Công, Lê Thanh Nghị.
Nhưng suy đến cùng, chính nhân dân Việt Nam mới là tác giả đầu tiên của
đổi mới. Khởi đầu cho phong trào “đổi mới từ dưới lên” hay “phá rào”
trong sản xuất nông nghiệp là Kim Ngọc – Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc – cha
đẻ của thử nghiệm khoán hộ từ năm 1966 trước sự bức xúc của nông dân.
Sau này, phong trào “khoán chui” len lỏi và lan rộng ở nhiều địa phương
như Tiền Giang, Hà Sơn Bình, Hải Phòng, Thái Bình v.v. Tuy chính sách
khoán hộ của Kim Ngọc bị chính Trường Chinh phê bình gay gắt, nhưng cũng
chính ông là người sau này tiếp thu một cách hết sức cầu thị và đưa
những sáng kiến cải cách của địa phương trở thành tinh thần của đổi mới ở
cấp trung ương.
Vì thế, khác với tất cả các nước XHCN cũ (kể cả
Trung Quốc), đổi mới kinh tế ở Việt Nam thường được xem là cải cách từ
dưới lên chứ không phải đổi mới từ trên xuống.
Viết đến đây, tôi
lại nhớ đến Thầy Đặng Phong. Kể từ khi Thầy ra đi (2010) cho đến nay,
hình như chưa có một công trình sử kinh tế đáng kể nào được ra đời.
from FB/Vu Thanh Tu Anh's post
Tuy Anh Nguyen: Cuba cũng đang chờ kịch bản tương tự. Cải cách ở Cuba không xảy ra vì bác Phi vẫn còn trường thọ do y tế của Cuba quá phát triển :D Lịch sử các quốc gia cộng sản cho thấy sự thay đổi chỉ xảy ra khi 1 vị lãnh tụ 1 qua đời :)
ReplyDeleteTruong Quang: Vu Thanh Tu Anh còn đợi gì mà không viết đi.
ReplyDeleteSandy Huynh: Đổi Mới nhưng thực ra là không Mới, chỉ là thừa nhận lại giá trị thực tiễn và thừa nhận sai lầm trong chính sách kinh tế...
ReplyDeleteTung Nguyen: Tiếc là TC mất sớm, NVL tưởng là đổi mới nhưng lại nhát chết, chỉ mới làm chưa được 50% mong muốn bán đầu của TC.
ReplyDeletePham Dung: Voi cach tu duy lam kinh te thi truong dinh huong xa hoi chu nghia se cha co cong trinh su kinh te nao duoc ra doi dau, dung co mong cho, vo ich thoi. Voi co che nhu hien nay thi cach lam kinh te noi dia deu bi triet tieu lan nhau. Kinh te nuoc ngoai dan dan dang giu vi tri then chot nhung ko nop thue nhieu, chinh phu dan khong con nguon thu ngan sach de hoat dong, no cong cang phinh ra, va bo may chinh quyen thi ko chiu cat giam, co ca chuc nha kinh te dat giai nobez cung khong the cai cach noi tinh hinh o Vietnam dau, su that dang buon nay phai danh noi ra va danh chap nhu vay.
ReplyDeleteTrát Quang Thụy: Cải cách kinh tế bằng chính công cụ kinh tế, liệu có ổn lắm không?
DeletePham Dung: Cong cu kinh te thi co day du ca, chi la chinh phu khong chiu doi moi dung nghia, uu tien cho kinh te nha nuoc va cac nhom loi ich, nhom nay hoat dong ko hieu qua va lam thiet hai kinh te nghiem trong gay nen mat can doi nen kinh te, cha co nguon luc nao dap ung noi cho no ca, chinh phu vay no, vay no, va vay no... de nuoi cac nhom nay.
DeleteNguyễn Thiệu: đọc Dang Phong để cảm nhận nhưng khó khăn gian nan của đất nước trong thời kỳ bao cấp. Sự xung đột về ý thức hệ trong lãnh đạo cấp cao, sự đấu tranh của cấp tiến và thủ cựu! Tại sao ta có Khoán 100 - chỉ thị 100 của Ban bí thư được ký bởi thường trực ban bí thư Lê Thanh Nghị vào 1981, 1 van kiện quan trong mà ko phải do Bộ chính trị... Ngày 10/07 của 30 năm trước với sự ra đi của TBT Lê Duẩn, sự phản tỉnh của Trường Chinh được tạo nên từ chính người nôg dân quê Nam Định của mình từ nhưg năm 83 84 đưa đến một quyết định, 1 sự lựa chọn để ta có 1 Đại hội VI lịch sử!
ReplyDeleteNgô Trí Minh: Có bài báo nói rằng vấn đề mở cửa đã dc hội nghị 4 và đến hội nghị 6 mới bắt đầu, từ hồi lê duẩn còn thì vấn đề cải cách kinh tế đã dc định hướng.
ReplyDeleteThanh Vo: Vinh dự đã được nghe Thầy Đặng Phong
ReplyDeleteHảo Bùi: Tự hào về bác Trường Chinh- người con quê hương Xuân Trường - Nam Định !
ReplyDeletePhùng Phú Hữu: Mầm mống đổi mới kinh tế xuất hiện ở thành phố HCM. Việc này đã được Nguyễn Văn Linh báo cáo Hội nghị Bộ chính trị tại Đà Lạt (hội nghị kéo dài một tuần do Trường Chinh chủ trì). Sau hội nghị Trường Chinh có đi thăm một số doanh nghiệp ở TPHCM. Có thể nói ý tưởng đổi mới kinh tế do Nguyễn Văn Linh khởi xướng; Trường Chinh tiếp thu đưa thành chủ trương, đường lối đổi mới kinh tế. Khi đã có đường lối đổi mới, Nguyễn Văn Linh là người tổ chức tiến hành trong những năm đầu đổi mới.
ReplyDeleteTran Son Dong: Em có thắc mắc nhỏ, liệu vấn đề đổi mới kinh tế của VN ở đại hội 6 có được sự "chuẩn y" của Đảng cộng sản Liên Xô ko ? Mô hình đổi mới của VN có phải là 1 bài test về sự cải cách của Liên Xô không ? Dù sao đi nữa, trong giai đoạn này giữa VN và LX nói riêng và cả khối Vacsava vẫn là huynh đệ mà.
ReplyDelete