Sunday, December 12, 2021

Chuyện nghề (31): Đường xuống địa ngục

(tiếp theo)

MỘT CÔNG VIỆC LỚN

Nhận xét về thiết kế do kts của chúng ta thực hiện thường gây tranh cãi, nhất là khi đó là công trình mà anh cho là vĩ đại, ko chỉ vì nó có 1 vị trí ở ngay trung tâm của 1 tp lớn nhất nước Mỹ mà còn bởi anh đã dồn hết hy vọng vào nó. Ý tưởng của anh làm nảy sinh những ý kiến hoàn toàn trái ngược nhau, vì thế người ta tranh cãi rất kịch liệt bởi có nhiều người ko thể nuốt nổi những cách đổi mới có tính đột phá của anh. Đối với anh, họ là những người bảo thủ 1 cách ngu xuẩn. Và điều khó nhất để họ thay đổi là phải tìm được cách làm họ hài lòng.

Dù để cho anh thiết kế, họ vẫn muốn 1 sự thỏa hiệp do ko thể đồng tình hoàn toàn với anh. Đó là thừa nhận mặt bằng bố trí rất hợp lý/lô-gíc nhưng lại muốn có 1 mặt đứng lai tạp để có thể làm vừa lòng cả những người bảo thủ luôn đòi hỏi những thứ đại loại 1 cổng vòm kiểu Doric được đơn giản hóa, thêm 1 mái đua trên đỉnh và những phần trang trí cách điệu từ mẫu Hy Lạp cổ đại. Họ đề nghị sự thỏa hiệp như thế và gọi đó là giải pháp dung hòa chỉ với mục đích/lý do để thuận lòng công chúng và tạo được ấn tượng về những gì họ đã quen thuộc. 

Và như thế, đó là những bộ luật kiến trúc với những quy định bất thành văn đã định hình như những tiêu chuẩn bất biến. Nhất là với các công trình như các ngân hàng danh tiếng có uy tín lớn cần sự bề thế tương xứng thì ko thể là chỗ để thể hiện sự nổi loạn và phá cách. Điều này sẽ làm giảm cảm giác tin cậy vô hình vốn có với phong cách Cổ điển.

Để bảo vệ thiết kế của mình, kts của chúng ta phải trình bày bằng sự điềm tĩnh với 1 thái độ cho thấy anh ko chú trọng/nhấn mạnh ở đâu, ko mang 1 màu sắc nào, và những khoảng ngắt như được điều hành bởi 1 cái máy. Anh giải thích tại sao cấu trúc này ko thể có 1 mặt tiền Cổ điển. Nó gắn liền với những nguyên tắc, đơn giản nhưng chặt chẽ bởi 1 tòa nhà chân thực, giống như 1 con người chân thực, phải là 1 khối thống nhất trong 1 đức tin thống nhất; anh giải thích cái gì tạo nên nguồn sống - cái ý tưởng xuyên suốt bất kỳ 1 thực thể hay 1 sinh vật nào và tại sao - dù 1 phần nhỏ nhất phản bội lại ý tưởng đó - thì sinh vật đó sẽ chết; và anh kết luận: cũng như thế, tại sao những cái tốt đẹp, những cái cao quý lại là những cái giữ được sự toàn vẹn của chúng.

Hình ảnh: chọn từ net

Cuối cùng, dù đồng ý với kts của chúng ta về lý lẽ/nguyên tắc, nhưng những người đại diện cho chủ đầu tư vẫn xác nhận với anh rằng: Ko may, trong thực tế của cuộc sống, ko thể lúc nào cũng kiên định 1 cách hoàn hảo được. Sẽ luôn có những yếu tố chi phối con người nằm ngoài mọi tính toán. Ko thể áp dụng lô-gích 1 cách lạnh lùng mà bỏ qua yếu tố tình cảm con người. Dù anh đề nghị lần cuối cùng, họ ko muốn anh đứng trước hội đồng thẩm định để trình bày thêm và quyết định dứt khoát rằng: anh chỉ có thể chấp nhận giải pháp dung hòa hoặc 1 kts khác sẽ là người thiết kế tòa nhà. Lúc đó, anh hiểu tình thế của mình. Dĩ nhiên là anh ko thể chấp nhận như thế. Tất cả đã sụp đổ.

Những người bác bỏ anh ko thể hiểu nổi chuyện gì đã xảy ra. Với 1 kts khác thì đây là hợp đồng vô cùng lớn, nó lớn đến nỗi, với 1 kts trẻ có lẽ ko thể có 1 cơ hội nào lớn hơn thế trong đời. Chính anh cũng thấy mình cần nó đến mức nào. Tất cả những người đại diện của chủ đầu tư, kể cả những người ủng hộ anh, đều cho rằng quyết định của anh hoàn toàn điên rồ. Họ muốn thiết kế của anh. Còn anh cần nó để thể hiện, để có được con đường khẳng định 1 tương lai sáng sủa cho mình chứ ko phải sự cuồng tín và quên-mình 1 cách ngu muội đến thế.

Trở lại vp, anh thu gom các dụng cụ vẽ của mình và vài thứ anh có ở đó. Anh khóa cửa và đưa chìa khóa cho người đại diện bên cho thuê. Anh bảo người đó rằng: anh sẽ đóng cửa vp.

(còn nữa)

1 comment:

  1. Hoàng Quôc Thành
    Con đường tới chân lý ko bằng phẳng bao giờ !

    ReplyDelete