Wednesday, December 8, 2021

Chuyện nghề (27): Đường xuống địa ngục

(tiếp theo)

Sự nghiệp và thành công ko phải là 1 con đường bằng phẳng. Có người nói rằng: nếu thấy khó khăn, vất vả nhọc nhằn mới là đáng kể, bởi đó là con đường đi lên. Tuy nhiên, nếu gọi những thách thức ở phía trước, để đến được vinh quang là những vực thẳm phải vượt qua, thì đó là những cái vực nhiều khi có thể chôn vùi tất cả mọi thứ, dù tốt đẹp đến thế nào cũng phải chấp nhận đó là 1 sự thật.

Đôi khi, trên cái dốc dẫn xuống vực thẳm có những ngã rẽ bất ngờ. Những cơ hội mỉm cười với kẻ liều lĩnh và lì lợm dường như đã kéo tất cả trở lại với niềm tin và hy vọng.

Nhưng câu chuyện tưởng chừng suôn sẻ lại ko toàn màu hồng. Những ý kiến trái ngược tưởng như ko quan trọng lại gây nên rắc rối chỉ vì đó là những phản ứng cá nhân hoàn toàn do cảm tính. Chủ nhân của căn nhà tương lai vốn ủng hộ thiết kế của kts lại muốn làm vừa lòng người khác để giữ hòa khí trong nhà. Những khó khăn trở nên lớn hơn sau khi các bản vẽ thi công đã được chấp thuận ko có nhà thầu có uy tín nào nhận thi công. Trên thực tế, về nguyên tắc thì hầu hết các nhà thầu ko ưa các kts.

Do đó, công việc xây dựng chỉ có thể do những nhà thầu ko có tiếng tăm đảm nhận. Và quá trình thi công cũng xảy ra rất nhiều vấn đề. Mỗi ngày nó lại mang đến những cuộc chiến mới từ mọi phía để chống lại những gì đã nằm trong đồ án. Thậm chí dù căn phòng ko tối nhưng người ta chỉ CẢM THẤY như thế cũng có chuyện để kts phải thức suốt nhiều đêm để xử lý/sửa đổi những cái mà anh ta ko thể tránh được.

Điều đó có nghĩa là phải mất nhiều ngày để phá bỏ các sàn nhà, cầu thang, vách ngăn... đã thi công; và những khoản phát sinh chồng chất trong các bản thống kê chi phí của nhà thầu. Được thể, nhà thầu sẽ buông ra những câu quen thuộc: "Tôi đã nói trước rồi. Đó là điều luôn xảy ra khi thuê 1 kts ngông cuồng và lạc điệu".

Nhìn căn nhà được xây như 1 thứ có tật nguyền như thế, kts của chúng ta hiểu rằng: nó đã bị mất những cái để trở nên hợp lý hơn trong 1 tổng thể chặt chẽ. Anh ta biết mình đang trong quá trình trải nghiệm những bước đi đầu tiên và nói rõ/công khai những khiếm khuyết phải khắc phục với chủ đầu tư thì câu trả lời mà anh nhận được chỉ là: "Ko phải là tôi ko đồng ý với anh. Thực ra, tôi biết anh đúng nhưng chúng tôi ko thể đủ tiền cho việc đó. Xin lỗi!".

Cuối cùng, dù căn nhà có được làm theo cách nào thì sự thật cũng bị dư luận tung búa rìu để hủy hoại và nhấn chìm nó trong 1 đống đá đầy ác ý, rằng đó là ngôi nhà bị gia chủ coi là ko thể ở được và là nhân chứng cho vấn đề của sự thiếu khả năng chuyên môn.

Hình ảnh: chọn từ net

(còn nữa)

5 comments:

  1. Hoàng Quôc Thành
    Chuyện hàng ngày ở phường ! May mà gặp chủ dễ , may mà gặp chủ thầu có tâm .

    ReplyDelete
    Replies
    1. Có khi câu chuyện lãng nhách, kẻ phá đám có thể là cô con gái phải lòng anh kts nhưng anh này cứ phớt tỉnh như bơ, hay bà mẹ vốn hay nói ngược/khác ý ông chồng vì ko cùng chung ý tưởng, vốn đã hay hục hặc về đủ thứ chuyện trên đời cũng nhè anh kts mà phản bác... chỉ vì muốn phản đối ông chồng nhà mình thôi.
      Nhiều chuyện trời ơi lắm anh ạ!

      Delete
    2. Hoàng Quôc Thành
      Nguyễn Cao Bình, Chủ ó đâm !

      Delete
  2. Quy Phuong Nguyen
    Nguyễn Cao Bình, khổ nhất là "làm dâu trăm họ" mà nghề này kinh hơn, "làm dâu một họ nhưng có đến trăm bà mẹ chồng"

    ReplyDelete
    Replies
    1. Quy Phuong Nguyen, em thì nhiều lần/từng trải chuyện thiết kế và thi công ntn rồi, tuy ko bị bầm dập như nhiều người khác bị ăn đòn của đám thầu xây dựng. Ra công trường mà lạng quạng là nhà thầu nuốt chửng mình ngay bằng bao thư (dấm dúi).
      Nhưng nhiều khi tin nhà thầu (quân ta) cũng làm thiệt hại cho chủ nhà, mất uy tín ghê gớm. Đến giờ vẫn còn day dứt mãi... !

      Delete