Monday, June 28, 2021

Thế giới trong ĐDVH: Chữa hay Chích?

 MỘT ĐẠI DỊCH KHÓ HIỂU NHẤT TRONG LỊCH SỬ

Cùng với mọi người trong cộng đồng, lão nông tôi chấp hành mọi quy định về phòng chống dịch của nhà nước. Riêng về tuân thủ quy định giãn cách xã hội mà nói thì lão tự thấy mình thuộc thành phần gương mẫu rất đáng được khen hihi. Nhưng đứng về mặt nhận thức thì chúng ta được cha mẹ thầy cô dạy dỗ phải nhìn sự vật đúng như nó đang diễn ra. Có những thứ đang diễn ra chúng ta biết nhưng nhiều thứ chúng ta không biết hoặc là chưa biết, chúng ta chỉ nói những gì mình biết thôi, nói những thứ mình không biết hoặc nói theo những kẻ nói những thứ mà những kẻ đó không biết và coi đó là những thứ mình biết thì hoặc sẽ gây hại cho người khác hoặc sẽ biến thành đứa tào lao ngay. Mang những lời dạy dỗ đó áp dụng vào cuộc đại dịch Covid-19 thì thấy như thế này :

Đại dịch Covid-19 ở Việt Nam ta 2 năm qua, tính đến hôm nay làm chết 76 người. Thông tin chính thức từ cơ quan y tế cũng cho thấy hầu hết những người chết có dương tính với Covid-19 đều chết vì những bệnh nền nan y khác. Cũng tính đến hôm nay, dù có 16.136 ca dương tính, 9.538 ca đang điều trị, nhưng đã có 6.519 ca đã chữa khỏi. Số người được chữa khỏi hàng ngày nhiều hơn là số người nhiễm mới. 

Thông tin này cho thấy điều gì ? Nó cho thấy việc nhiễm virus Vũ Hán làm chết người là rất ít và người bị nhiễm virus Vũ Hán hoàn toàn có thể được các thầy thuốc Việt Nam chữa khỏi (*). Từ đây cũng có thể thấy tuyên bố của Tổ chức Y tế thế giới ngay từ đầu rằng bệnh này không có thuốc chữa là hoàn toàn sai. Không phải chỉ có Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Anh Boris Johnson và nhiều nguyên thủ quốc gia khác dương tính đã được chữa khỏi mà 6.519 người Việt bình thường cũng như hàng triệu người bình thường khác trên thế giới cũng đã được chữa khỏi. 

76 người chết liên quan đến Covid-19, dù có phải do con virus Vũ Hán hay không cũng đều rất thương tâm và dù chỉ có 1 người chết cũng rất thương tâm. Nhưng theo Tổng cục Thống kê thì năm 2020 Việt Nam ta có tới 620.921 người chết. Thông tin từ ngành y tế cũng cho thấy trong năm này cả nước có tới 122.690 người chết vì bệnh ung thư. Các bệnh khác cũng như tai nạn giao thông và các tai nạn khác cũng làm cho vô số người chết. Thiếu ăn, suy dinh dưỡng cũng khiến cho số người Việt ta chết mỗi năm không hề nhỏ. 620.921 người chết trong một năm không hề tạo ra thương tâm trên truyền thông vì không được đưa tin hàng ngày, nó chỉ là một con số thống kê gộp lại để tính tỷ suất tử so sánh với tỷ suất sinh nhằm tính tốc độ tăng dân số. Chẳng ai sợ con số thống kê đó cả. Hơn 120 ngàn người chết vì ung thư cũng không thấy ai sợ. Nhưng lại sợ hãi cái con virus hầu như không làm chết ai một cách rõ ràng và hoàn toàn có thể chữa được. 

Thống kê của nhiều nước trên thế giới cũng cho thấy tổng số người chết năm đại dịch 2020 không có mấy khác biệt so với tổng số người chết năm 2019. Nhiều thông tin cho thấy người ta đã đưa số người dương tính với Covid-19 chết vì các nguyên nhân khác vào thống kê chết vì Covid-19 (Riêng số người chết ở Ấn Độ vì Covid-19 gần đây thì phải chờ đến hết năm mới có thể đối chiều được). Trong khi bệnh ung thư vẫn là nguyên nhân khiến cho số người chết cao nhất trên phạm vi toàn cầu.

Nhưng vì sao chết vì ung thư cao như vậy mà không khiến cho thế giới sợ hãi để tìm cách ngăn chặn ? Là do truyền thông đấy ! Thủ phạm gây ra ung thư là các tập đoàn đa quốc gia đưa hoá chất “phục vụ” nông nghiệp, “phục vụ” chế biến thực phẩm với thế lực có thể làm nghiêng lệch trái đất. Các Big Media, Big Tech rất sợ mích lòng những đại gia này nên thường ỉm đi những nghiên cứu phân tích bệnh tật không có lợi cho bọn họ. 

Cuộc chống dịch của nước ta đang rất quyết liệt. Nhưng đã đến lúc nhìn đúng sự thật để có giải pháp phòng chống dịch hiệu quả, tránh việc phân tán nguồn lực vào những giải pháp không cần thiết, trong khi những yếu tố mang tính nguy cơ cao thì không đủ nguồn lực để tập trung. Một trong những nhà khoa học đứng ở tuyến đầu chống dịch là bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) bắt đầu có cái nhìn thực tế. Sau khi phân tích tình trạng lây nhiễm, ông đề nghị cần tính đến việc “sống chung” với dịch bệnh, rằng “TP.HCM cần bảo vệ những nhóm đối tượng có nguy cơ, có bệnh nền, ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 và áp dụng các biện pháp phòng ngừa; còn những đối tượng khác có thể coi là mắc cúm” (Trích theo Thanh Niên). Bác sĩ Dũng nói đó chỉ là quan điểm của cá nhân ông, nhưng tôi nghĩ quan điểm này rất cần được Chính phủ tính đến.

HOÀNG HẢI VÂN 

(*) Có một số bạn cmt nói nhiều người dương tính vào cơ sở y tế điều trị không có dùng thuốc gì hết cũng khỏi bệnh. Tôi không biết các bệnh nhân nhiễm covid-19 được điều trị bằng thuốc gì, nhưng nếu như có người không dùng thuốc gì cũng khỏi bệnh thì cũng coi như là một phương pháp điều trị của các bác sĩ Việt Nam làm tăng sức đề kháng của cơ thể để tự khỏi bệnh, điều trị đâu có nhất thiết phải dùng đến thuốc.

No comments:

Post a Comment