Khoa học công nghệ có vai trò mờ nhạt tại Việt Nam do không phát huy được sức mạnh lớn nhất của mình.
Có thể các nhà khoa học không đủ dũng cảm gánh vác, hoặc không đủ tầm nhận thức. Cũng có thể các nhà quản lý không chịu giao trách nhiệm, hoặc nhận thức kém. Cũng có thể cả hai.
Giá trị lớn nhất của KHCN ở Việt Nam chưa phải là nội dung khoa học của các bài báo, sản phẩm, trước hết là đóng góp vào hệ thống giá trị một tinh thần đổi mới. KHCN Việt Nam phải đưa được văn hóa đổi mới sáng tạo vào đời sống, phải lãnh đạo, tiên phong về tinh thần đổi mới nói chung (không nhất thiết về KHCN) trong phát triển kinh tế xã hội. Nhà khoa học phải là nhà khai phóng, phản biện các giá trị cũ, tạo lập các giá trị mới, KHCN sẽ đến sau khi tinh thần khai phóng trở nên phổ biến, cạnh tranh và thăng hoa.
Thực tế các nhà khoa học Việt Nam lại bảo thủ hơn phần lại của xã hội, trở nên học phiệt và dựa vào nhau như một quần thể đa bào, rất sợ đơn độc và tách khỏi đề tài quen thuộc để vào cuộc sống.
Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)
Đề nghị nghị bạn làm rõ khái niệm "học phiệt" cho ra nhẽ. Cái này quan trọng để lĩnh hội toàn phần.
ReplyDeleteLiệu nó có đồng nghĩa với cái này ko:
"Học phiệt là học giả có thế lực chuyên tìm cách đàn áp những tư tưởng học thuật khác mình nhằm nắm quyền chi phối hoặc giữ độc quyền về học thuật".
Aiviet Nguyen
DeleteỞ đây đang nói một tầng lớp học phiệt. Có thể từng người không có thế lực gì, nhưng tổng cộng lại họ có thế lực đè nén người khác dám đi khỏi tiêu chuẩn của họ. Vì thế mới có ý sau về "quần thể đa bào".
Aiviet Nguyen, giống 1 cái pháo đài kiên cố?
DeleteAiviet Nguyen
DeleteNguyễn Cao Bình Giống một chùm vi khuẩn rúc đầu trong lớp dịch nhầy.
Nguyễn Trọng Dũng
DeleteAiviet Nguyen Em nghĩ từ học phiệt sang quá. Phải có quân mới có quân phiệt. Phải có tiền mới có tài phiệt.
Aiviet Nguyen
DeleteNguyễn Trọng Dũng, Phải có học mới có học phiệt? Chú có coi thường các nhà khoa học quá không?
Nguyễn Trọng Dũng
DeleteAiviet Nguyen, Anh nghĩ đủ đến mức thành học phiệt hay không?
Aiviet Nguyen
DeleteNguyễn Trọng Dũng, TỪ 1930 -1945 Phan Khôi đã có bài Trả lời các nhà học phiệt nên anh giả thiết là có theo một nghĩa nào đó
Nguyễn Trọng Dũng
DeleteAiviet Nguyen, Em nhớ là có thấy bài đó. Em không tìm thấy chữ học phiệt trong tiếng Anh. Tiếng Trung cũng có vẻ không phổ biến. Tra từ điển Hán Việt thì có. MGBD thì không. Nếu ngoại suy từ quân phiệt và tài phiệt thì có thể hiểu học phiệt là dùng học để lấn át (chính trị, đạo đức, tư tưởng, hay các trường phái học thuật khác) thì em nghĩ trong hoàn cảnh Việt Nam trước kia cũng như bây giờ là hơi "sang chảnh" quá. Em muốn nói rõ là chủ yếu dùng học để lấn át, chứ không phải chỉ một phần trăm nhỏ độn với phần lớn là quyền thế, hành chính, chính trị, ngụy biện, chày cối. Tất nhiên là từ học phiệt có trong tiếng Việt và em nhiều lần đọc thấy rồi. Nhưng theo em là chỉ nên dùng với ý mỉa mai nhẹ nhàng. Nếu dùng với ý lên án nghiêm chỉnh em sợ không có cá nhân, nhóm, hay tổ chức nào xứng đáng.
Aiviet Nguyen
Delete1. Nhóm người tạo thành tổ chức, có thế lực trong giới học thuật hoặc giáo dục. ◎Như: “giá thứ hội nghị thụ đáo học phiệt tả hữu, thành hiệu bất chương” 這次會議受到學閥左右, 成效不彰.
2. Từ điển Nguyễn Quốc Hùng:
Người dùng sự học cao rộng của mình để tạo thế lực trong ngành giáo dục và trong quốc gia.
Thuan Nguyen
ReplyDeleteBài viết hay.theo em một cách thiết thực hiệu quả và phát triển khoa học công nghệ việt nam lên một tầm cao mới để nó đi thẳng vào đời sống..thì việt nam nên làm việc khó đó là thành lập thung lũng silicon valley. Theo đúng mô hình và cơ chế silicon valley của mỹ..khi đó tự cơ chế của mô hình này nó sẽ kích hoạt sự sáng tạo và phát triển..biết đâu sẽ có một vài starup như facebook hay FANUC ra đời tại silicon việt nam
Kai Klooster
ReplyDeleteCó phải vì "tư duy" không phải là thói quen của dân tộc, chỉ "gặp bất lợi thì nghĩ mẹo để thoát, xong rồi tiếp tục enjoy ăn ngủ ụ ị"
Tan Le
ReplyDeleteTiên sinh, nghe đâu cũng là nhà khoa học, người trong chăng, thế mà ko biết do trình độ, dũng cảm, nhận thức, nhà quản lý, ... thì còn nói chi xa xôi?
Aiviet Nguyen
DeleteĐây là nói cả một cộng đồng, chưa nói chuyện cá nhân.
Gia Ninh Trần
ReplyDeleteNguồn gốc vô tích sự của khoa học Việt nam (cả khcn lẫn KH XH) là chỉ biết nói suông KH là then chốt mà không biết xác định khcn Việt Nam phải làm gì. Xem nghèo như Cuba chỉ đặt ra làm y sinh, TT, Pakistan...làm hạt nhân, bé như Israel thì hitech...đều rất thành công.
Học phiệt ở Việt Nam là nhóm người “thấy người ta uống thuốc tễ thì bắt KH ăn cứt dê”, ai trái lệnh thì khử.
Aiviet Nguyen
DeleteGia Ninh Trần, Quan điểm của em lại ngược hoàn toàn với bác. Không có superman nào định trước được là phải làm gì. Chỉ cần có được tinh thần đổi mới sáng tạo, ai làm gì tốt đều Ok. Kết quả sẽ tự tới nếu có được nền tảng văn hoá đó.
Gia Ninh Trần
DeleteAiviet Nguyen, không cần Superman. Một thinktank group nhỏ, có doang nghiệp và nước ngoài (thực) đập đầu ra thì sẽ làm được. Chỉ cần tập trung 80%, còn cho 20% theo kiểu mít-sầu riêng là xong.
Aiviet Nguyen
DeleteGia Ninh Trần, Em không nghĩ như thế Định hướng kế hoạch tập trung cổ rồi. Bác cứ định hướng cho nhóm của bác, có thành tựu thì có đầu tư. Bác không phải lo định hướng cho cả xã hội
Gia Ninh Trần
DeleteAiviet Nguyen, Một team nhỏ thì chẳng phải nghĩ cho mất công. Một Viện cũng chẳng phải bận tâm. Thiếu gì kẻ cầm mỏ Hàn ,gõ bàn phím tài giỏi, chẳng qua cũng chỉ là anh thợ cao cấp. Việc chồi lên một múi mít không phải là chuyện nên bàn ở đây nữa ! Để thì giờ và sức lực cho việc khác có ích cho đời hơn.
Thanh Hung Nguyen
ReplyDeleteCác gs ts vn mang hình ảnh của ông đồ Nghệ
Aiviet Nguyen
DeleteThanh Hung Nguyen, Được thế thì tốt quá
Thanh Hung Nguyen
DeleteAiviet Nguyen, tốt thì tốt nhưng không có sản phẩm công nghệ đâu.
Aiviet Nguyen
DeleteThanh Hung Nguyen, Đang bàn về vấn đề khác
Hoang Xuan Bach
ReplyDeleteEm nói câu hơi to mồm quá, chứ nơi nào mà không có nền tảng triết học thì khoa học mãi chỉ là tầm gửi.
Aiviet Nguyen
DeleteHoang Xuan Bach, Công nghệ thì sao
Hoang Xuan Bach
DeleteCó thể em hiểu không đúng, nhưng Công nghệ có thể nhìn nhận ở hai góc độ: từ góc độ sản phẩm thuần túy của khoa học thì nó nhưng một phần của kinh tế (không bàn ở đây); còn nếu từ góc độ là sản phẩm đổi mới trong khoa học thì cũng theo quy luật trên thôi, nghĩa là không có một nền tảng triết học thì sẽ khó mà tạo được bước tiến trong công nghệ.
Aiviet Nguyen
DeleteHoang Xuan Bach, Trong Chiến lược KHCN Trung Quốc họ chia Khoa học cơ bản và Công nghệ tiên tiến vào một nhóm.
Aiviet Nguyen
DeleteHoang Xuan Bach, Người miền Bắc thích lý luận nên phù hợp với khoa học suông, không nên thân đúng là vì thiếu triết học. Người miền Nam tư duy khai phóng, thích đổi mới phù hợp với kỹ nghệ, kinh tế, máy móc không cần triết học nhiều
Hoang Nguyen Ngoc
ReplyDeleteAnh Aiviet Nguyen, em thấy dân Nhiệt Đới Bản Xứ thì như vậy cả. Cuba, Singapore đều có di dân chiếm số đông nên mới khác được chút.
Aiviet Nguyen
DeleteHoang Nguyen Ngoc, Anh cũng nghĩ do ý thực hệ Nho học