Dọc đường đi, chị ấy bảo: “Em nói may mà gọi được chị nhưng chị cũng phải nói may mà em gọi. Cả ngày chị chỉ kiếm được hơn trăm nghìn, trừ tiền xăng lang thang và tiền trả app còn lại được 60, mà còn đang nuôi con nhỏ, phải trả tiền nhà, không biết sống cách nào.” Tôi không nhìn được chị, nhưng nghe giọng cảm giác như chị đang khóc. Mà cũng khó khác được, khi chị kể “thằng em đồng nghiệp, là đàn ông mà nghe kể chuyện nhà, nó bảo chị, tiền thì không thể kiếm, nhà trọ vẫn phải trả, không thể về quê, ở quê bố mẹ già thì bệnh, chị thấy nó như sắp khóc”.
Trước đến nay, thực ra với chuyện Covid-19, tôi đã luôn dùng câu “chết đói trước khi chết dịch” theo nghĩa bóng. Bởi với tầng lớp trung lưu, những thành phần vẫn còn có thể work from home, tập gym tại nhà, hay đăng ảnh đồ ăn facebook, chết đói thật sự là cái gì rất xa lạ khó tưởng tượng ở 2020 này. Cho đến khi gặp và nghe chị shipper ấy, tôi mới nhận ra điều hiển nhiên này:
Nhưng Việt Nam nào chỉ có trung lưu.
Tôi cho chị tất tiền mặt đem lúc đó, dù đã trả qua app. Điều đó chẳng giải quyết nổi vấn đề gì ngoài vuốt ve cảm giác là tôi dường như tốt hơn một chút. Còn chị ấy những ngày tới sẽ sống sao, con chị sẽ ra sao, tôi chẳng thể rõ. Tôi chỉ nhớ những câu chị nói trên đường:
“Cứ thế này dân lương thiện lại phải chui nhủi như phạm pháp. Mà chị bảo em, sau rồi thể nào cũng nhiều trộm cướp. Không có cơm ăn, người ta chịu được, nhưng con người ta đói khóc, ai chịu được?”
Với tôi, vấn đề của chuyện kéo dài giãn cách xã hội không nằm ở 1 tuần, 1 tháng, hay 1 năm.
Vấn đề là dường như chẳng ai có thể đưa ra đảm bảo nào rằng 1 tuần này sẽ giải quyết triệt để được chuyện gì.
Sự giải quyết triệt để mà tôi kỳ vọng hẳn nhiên không hề là dập được Corona.
Mà là ở, 1 tuần cách ly thêm ấy cần cung cấp một kiến thức tất định nào về tình trạng chúng ta đang có.
Song điều đó liệu có thể nữa không, kể với bao tuần cách ly nữa, khi mà giờ chúng ta đã mất dấu nguồn bệnh?
Trường hợp lý tưởng ta có thể kỳ vọng là, 1 tuần cách ly tới sẽ có rất ít người nhiễm. Nhưng điều này vẫn chẳng hề đảm bảo hết dịch, khi giờ đang rất ít người nhiễm so với thế giới mà chúng ta vẫn hoang mang, nếu chưa nói còn chắc chắn nguồn bệnh đã lan bên ngoài ko thể triệt tiêu hết. Nói cách khác, nỗi lo chúng ta có sau 1 tuần nữa, dù kết quả ra sao, cũng sẽ không hề nhỏ hơn nỗi lo lúc này với vỏn vẹn 268 người nhiễm. Và cũng nghĩa là, rủi ro 1 tuần nữa mở cửa và giờ là y hệt. Vậy 1 tuần thiệt hại để giải quyết điều gì, ngoài cố đạt tới cảm giác an tâm giả tạo mà có thể còn hứa hẹn những sự chủ quan nguy hiểm hơn như một vài người có chuyên môn đã cảnh báo về mùa đông sắp tới?
Còn nếu 1 tuần cách ly mà vẫn toang thì sao? Thì mở cửa vài ngày càng đủ ra kết quả tương tự, và đóng lại đâu muộn. Cả trong kịch bản tiến lên rồi giật lại này, chúng ta ít ra vẫn kịp thu được 1 insight về chuyện mở cửa. Rủi ro cách ly và mở cửa bởi thế gần ngang nhau, nhưng chi phí kinh tế rất khác nhau, và quan trọng hơn, việc dám trial and error cho chúng ta một kinh nghiệm cực kỳ quý giá: Mở thì liệu có sao không?
Đứng trước nỗi sợ, người ta hoàn toàn có thể chọn đứng im.
Nhưng chỉ là nên khi sự đứng im giúp rút ra kiến thức, không phải sự đứng im để trước sau hoang mang vẫn y hệt, bởi thế cũng mở ra cơ hội của đứng im mãi mãi.
Lựa chọn còn lại chính là cử động và quan sát kết quả. Rủi ro không hề biến mất. Nhưng: 1. rủi ro của đứng im mãi mãi chẳng hề kém cạnh rủi ro của cử động này; 2. thay vì đông cứng trong nỗi sợ, dám lấy cái que đập đập xung quanh sẽ cho chúng ta cơ hội dần mường tượng ra hình dạng của kẻ thù vô hình trước mặt. Và đó là cách duy nhất từ nay biết nên làm gì với kẻ thù ấy.
Corona không là chuyện của tháng 4 hay của năm 2020. Corona được tiên báo trở thành 1 thứ bệnh đến hẹn lại lên, cần hành xử sao với nó sẽ là câu hỏi được đặt ra ko chỉ trong tháng sau, năm sau, mà còn trong nhiều năm tới.
Vì thế, những kinh nghiệm chúng ta thu được bây giờ sẽ là thứ có giá trị sử dụng và cứu vớt sinh mạng lẫn kinh tế cho tương lai rất dài, cũng như theo chiều ngược lại, cái giá chúng ta phải trả bây giờ cũng chưa chắc thấm vào đâu so với cái giá chúng ta phải trả trong chục mùa dịch nữa, nếu như ta cứ chọn hành xử kiểu ngồi một chỗ tưởng tượng về cách đi trong sương mù.
Rõ ràng, muốn có hiểu biết nào về thế giới thì phải thử các kiểu tác động khác nhau và so sánh kết quả. Còn mãi chọn hành xử một kiểu, lại kiểu không thể cho ra kết quả rõ ràng, làm sao và cách nào tìm ra hành xử đúng?
Cuối cùng, mọi cái chết đều bình đẳng.
Nhưng chết vì Covi liệu có đang bình đẳng hơn chết vì nhiều thứ khác?
No comments:
Post a Comment