Wednesday, April 22, 2020

Code of conduct

  Trong văn hóa Mỹ tôi thích nhất chữ "code of conduct" tạm dịch là "quy tắc hành xử". Lúc đầu tôi hơi dị ứng với từ này, có lẽ bị  đúc khuôn suy nghĩ theo các giáo điều luân lý.
     Người Á Đông hành xử theo các giáo điều luân lý phần lớn là từ Khổng Mạnh. Người Việt có thể thêm một chút lệ làng, tộc ước. Giáo và lệ cho phép người ta hành xử không cần suy nghĩ và yên tâm không làm sai, Chúng ta không thể cắt nghĩa được nhiều điều ngày nay chúng ta làm. Các cụ ta ngày xưa cũng không hề cắt nghĩa tại sao "Vua bảo tôi chết, tôi không chết bất trung. Cha bảo con chết, con không chết bất hiếu."
      Người Á Đông rất kém trong những hoàn cảnh không có sẵn trong giáo điều hoặc các hoàn cảnh giáo điều không thể áp dụng. Khi đó họ chới với và ngụy biện. Vì thế người Á Đông giỏi trí trá, thế nào cũng nói được. Bên cạnh đó hành xử của họ nếu không dấu diếm được thường cho cả làng chứng kiến, bất chấp hậu quả, miễn là đúng giáo lý, nên có phần ngụy quân tử.
      "Quy tắc hành xử" không quy định hành vi cụ thể mà chỉ đưa ra nguyên tắc để con người tự quyết định lấy hành vi phù hợp. Chẳng hạn một trong các "quy tắc hành xử" là "bảo vệ tự do".  Trước hai lựa chọn họ chỉ cần hỏi hành vi nào "bảo vệ tự do" là đủ. Tất nhiên họ có thể sai, và thực tế sai cũng nhiều, vì quy tắc hành xử không phải vạn năng, năng lực suy luận của con người khác nhau đều có hạn chế. Tuy nhiên, sau khi sai họ có thể điều chỉnh cách suy luận, mở rộng nội hàm về tự do. Và vì thế về tổng thể là các lỗi nhỏ ít khi lặp lại, con người và xã hội luôn trưởng thành, tiến lên phía trước.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

No comments:

Post a Comment